Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở việt nam trong tình hình hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (93.93 KB, 17 trang )

MỤC LỤC

LỜI NÓI ĐẦU.................................................................................................................
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.......................................1
1.1. Một số khái niệm....................................................................................................1
1.1.1. Thanh tra.............................................................................................................. 1
1.1.2. Thanh tra lao động...............................................................................................1
1.1.3. Thanh tra chuyên ngành.......................................................................................1
1.1.4. Bảo hiểm xã hội...................................................................................................1
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động..........................................................1
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội..............1
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở lao động thương binh và xã hội..............2
1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động............................................................3
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động.........................................................3
1.5. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động....................................................................3
1.6. Hình thức hoạt động................................................................................................4
1.7. Phương thức hoạt động...........................................................................................4
1.8. Nội dung thanh tra lao động....................................................................................4
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC
NGOÀI ( FDI) Ở VIỆT NAM.......................................................................................5
2.1. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam
trong thời gian gần đây..................................................................................................5
2.1.1. Đóng góp của các doanh nghiệp cho sự phát triển của nền kinh tế......................5
2.1.2. Tình hình vi phạm xảy ra trong việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội của các
doanh nghiệp FDI..........................................................................................................6
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài........................................................................6
2.2.1. Cơ sở pháp lý.......................................................................................................6
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra................................................................6
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động................................................................................7


2.2.4. Phương thức hoạt động........................................................................................7


2.2.5. Nội dung thanh tra...............................................................................................7
2.2.6. Kết quả thanh tra..................................................................................................8
2.2.7. Thực trạng về lực lượng thanh tra lao động.........................................................8
2.2.8. Đánh giá chung....................................................................................................9
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ
CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI
TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI.............................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................
TÀI LIỆU THAM KHẢO


LỜI NÓI ĐẦU
Thanh tra là chức năng thiết yếu của quản lý nhà nước. Thanh tra là để đánh giá,
nhận xét tình hình và kết quả thực hiện quyết định quản lý; để kiểm nghiệm lại chính
nội dung và chất lượng quản lý; khi cần thiết phải bổ sung, sửa đổi, thậm chí phải hủy
bỏ một phần hay toàn bộ quyết định quản lý. Trong điều kiện kinh tế xã hội hiện nay,
hoạt động thanh tra càng trở nên cần thiết.
Trong những năm gần đây, nền kinh tế nước ta đã có những bước phát triển
đáng kể. Cùng với sự hội nhập nền kinh tế thế giới tạo điều kiện thuận lợi cho nền
kinh tế quốc nội vươn lên phát triển không ngừng, thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư
trong nước và ngoài nước, tạo môi trường phát triển thuận lợi cho hàng trăm doanh
nghiệp trên khắp tất cả các tỉnh thành trên cả nước. Hiện nay, các doanh nghiệp có vốn
đầu tư nước ngoài tại Việt Nam không ngừng tăng và đang dần khẳng định được vị thế
của mình trong nền kinh tế. Bên cạnh với việc thu hút đầu tư, Việt Nam cũng đang
phải đối mặt với rất nhiều khó khăn trong quá trình quản lý, giám sát tình hình thực
hiện các quy định pháp luật của những doanh nghiệp này, nhất là việc thực hiện pháp
luật về bảo hiểm xã hội.

Nhận thấy được vai trò và tầm quan trọng của công tác thanh tra việc thực hiện
pháp luật Bảo hiểm xã hội ở các doanh nghiệp hiện nay, em đã chọn đề tài: “Thực
trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp
có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam trong tình hình hiện nay” làm đề tài nghiên cứu.
Trong bài viết không tránh khỏi những hạn chế, em rất mong nhận được sự góp ý và
nhận xét của thầy ( cô ) giáo.
Em xin chân thành cảm ơn !


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Một số khái niệm
1.1.1. Thanh tra
Thanh tra là việc kiểm tra, xem xét, đánh giá và xử lý việc thực hiện pháp luật
của tổ chức, cá nhân do tổ chức, người có thẩm quyền thực hiện theo trình tự pháp luật
quy định nhằm phục vụ cho hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước,
quyền và lợi ích hợp pháp của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp và tổ chức, cá nhân
khác.
1.1.2. Thanh tra lao động
Thanh tra lao động là hoạt động thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
trong lĩnh vực lao động đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp
luật về lao động, quy định chuyên môn – kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc lĩnh vực lao
động.
1.1.3. Thanh tra chuyên ngành
Thanh tra chuyên ngành là thanh tra của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo
ngành , lĩnh vực với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc chấp hành pháp luật chuyên
ngành quy định về chuyên môn kỹ thuật, quy tắc của ngành, lĩnh vực đó.
1.1.4. Bảo hiểm xã hội
Theo điều 3 luật Bảo hiểm xã hội thì bảo hiểm xã hội là sự bảo đảm thay thế
hoặc bù đắp một phần thu nhập của người lao động khi họ bị giảm hoặc mất thu nhập
do ốm đau, thai sản, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hết tuổi lao động hoặc chết,

trên cơ sở đóng vào quỹ bảo hiểm xã hội.
1.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động.
1.2.1. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Bộ lao động thương binh và
xã hội.
Trong quản lý nhà nước về thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ,
Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng phê duyệt; tổ chức thực hiện kế
hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra bộ; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của cơ quan được giao
thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ;
- Hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành đối với cơ quan được giao thực
hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ, Thanh tra sở; hướng dẫn, kiểm tra cơ
1


quan, đơn vị thuộc bộ thực hiện quy định của pháp luật về thanh tra;
- Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc bộ báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác
thanh tra thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ;
- Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử
lý về thanh tra của Bộ trưởng, Thanh tra bộ.
Trong hoạt động thanh tra, Thanh tra bộ có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ; thanh tra đối với doanh
nghiệp nhà nước do Bộ trưởng quyết định thành lập;
- Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn –
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý nhà nước của ngành, lĩnh vực do bộ phụ trách;
- Thanh tra vụ việc khác do Bộ trưởng giao;
- Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý

sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh
vực quản lý nhà nước của bộ khi cần thiết.
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo; thực
hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về khiếu nại, tố
cáo.
Giúp Bộ trưởng quản lý nhà nước về công tác phòng, chống tham nhũng; thực
hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về phòng, chống
tham nhũng.
1.2.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra Sở lao động thương binh và
xã hội.
- Xây dựng kế hoạch thanh tra trình Giám đốc sở phê duyệt; tổ chức thực hiện
kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của Thanh tra sở; hướng dẫn, theo dõi, đôn đốc,
kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra của cơ quan được giao thực hiện chức năng
thanh tra chuyên ngành thuộc sở.
Thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật và nhiệm vụ, quyền hạn của cơ
quan, tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của sở.
Thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành, quy định về chuyên môn –
kỹ thuật, quy tắc quản lý ngành, lĩnh vực của cơ quan, tổ chức, cá nhân thuộc phạm vi
quản lý của sở.
Thanh tra vụ việc khác do Giám đốc sở giao.
Hướng dẫn, kiểm tra cơ quan, đơn vị thuộc sở thực hiện quy định của pháp luật
2


về thanh tra.
Yêu cầu Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc sở báo cáo về công tác thanh tra; tổng hợp, báo cáo kết quả về công tác
thanh tra thuộc phạm vi quản lý của sở.
Theo dõi, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận, kiến nghị, quyết định xử lý

về thanh tra của Giám đốc sở, Thanh tra sở.
Kiểm tra tính chính xác, hợp pháp của kết luận thanh tra và quyết định xử lý
sau thanh tra của Thủ trưởng cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên
ngành thuộc sở đối với vụ việc thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước của sở khi cần
thiết.
Thực hiện nhiệm vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật về
khiếu nại, tố cáo.
Thực hiện nhiệm vụ phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật về
phòng, chống tham nhũng.
1.3. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động
Theo luật thanh tra, mục đích của hoạt động thanh tra nhằm phát hiện sơ hở
trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm
quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp
luật ; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định của pháp luật; phát huy
nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước;
bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
1.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
- Tuân theo pháp luật
- Đảm bảo chính xác, khách quan, trung thực, dân chủ , kịp thời.
- Không trùng lặp về phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa
các cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.
- Không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Hợp tác với người sử dụng lao động và người lao động
- Phối hợp, hợp tác với cơ quan, tổ chức có liên quan đến thanh tra lao động.
1.5. Cơ cấu tổ chức của thanh tra lao động
 Cơ cấu tổ chức của thanh tra bộ lao động thương binh xã hội
Thanh tra Bộ có Chánh Thanh tra và một số Phó Chánh thanh tra.
Các phòng chức năng:
- Phòng Tổng hợp và Thanh tra hành chính;
- Phòng Tiếp dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo;

- Phòng Thanh tra Chính sách người có công;
3


- Phòng Thanh tra An toàn, vệ sinh lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách lao động;
- Phòng Thanh tra Chính sách về trẻ em và xã hội;
- Phòng Thanh tra Chính sách bảo hiểm xã hội.
 Cơ cấu tổ chức của thanh tra sở lao động thương binh xã hội
Thanh tra sở lao động thương binh và xã hội gồm chánh thanh tra, phó chánh
thanh tra, thanh tra viên và các công chức khác.
Gồm 10 phòng:
- Văn phòng (bao gồm công tác pháp chế);
- Thanh tra;
- Phòng Kế hoạch - Tài chính;
- Phòng Người có công;
- Phòng Việc làm - An toàn lao động;
- Phòng Lao động - Tiền lương - Bảo hiểm xã hội;
- Phòng Dạy nghề;
- Phòng (Chi cục) Phòng, chống tệ nạn xã hội;
- Phòng Bảo trợ xã hội;
- Phòng Bảo vệ, chăm sóc trẻ em và Bình đẳng giới.
1.6. Hình thức hoạt động
- Thanh tra thường xuyên( thanh tra theo kế hoạch) là hoạt động
thanh tra được tiến hành căn cứ trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan
có thẩm quyền Nhà nước phê duyệt.
- Thanh tra đột xuất: được tiến hành khi phát hiện tổ chức, cơ quan, cá
nhân có dấu hiệu vi phạm pháp luật theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu
nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do tổ trưởng quản lý cơ quan nhà
nước có thẩm quyền được giao.

1.7. Phương thức hoạt động
- Thanh tra theo đoàn thanh tra
- Thanh tra viên tiến hành độc lập
- Thanh tra viên tổ chức vùng
1.8. Nội dung thanh tra lao động

-

- Việc thực hiện các loại báo cáo định kỳ
Tuyển dụng và đào tạo lao động
Hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể
Thời giờ làm việc và nghỉ ngơi
Tiền lương và trả công lao động
4


- An toàn lao động, vệ sinh lao động
- Việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động người cao tuổi, lao
động người tàn tật, lao động chưa thành niên, lao động là người nước ngoài
- Kỷ luật lao động, trách nhiệm
- Việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động.

5


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC
HIỆN PHÁP LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ
VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI ( FDI) Ở VIỆT NAM
2.1. Giới thiệu tổng quan về các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
ở Việt Nam trong thời gian gần đây.

2.1.1. Đóng góp của các doanh nghiệp cho sự phát triển của nền kinh tế
Khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã và đang có những
đóng góp ngày càng quan trọng cho sự phát triển của nền kinh tế - xã hội Việt
Nam. Những đóng góp đó thể hiện qua những con số rất cụ thể, đó là trong
những năm gần đây, tỷ trọng vốn FDI trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội luôn
chiếm khoảng 25%, đóng góp trên 20% vào GDP. Đây cũng là khu vực nộp
ngân sách chiếm tỷ trọng cao trong tổng thu ngân sách, chiếm tỷ trọng lớn và
ngày càng tăng trong tổng kim ngạch xuất khẩu của Việt Nam với tỷ lệ
khoảng 70%. Bên cạnh những đóng góp có thể lương hóa được nêu trên thì
khu vực FDI còn có tác động lan tỏa đến các khu vực khác của nền kinh tế,
cải cách doanh nghiệp nhà nước, đổi mới thủ tục hành chính, hoàn thiện thể
chế kinh tế thị trường, thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế.
Tạo ra những thay đổi lớn lao
Tính đến hết tháng 9/ 2017, đã có 124 quốc gia, vùng lãnh thổ với hơn
24 nghìn dự án với tổng số hơn 310 tỷ USD đã được các nhà đầu tư cam kết
đầu tư vào Việt Nam. Trong đó, Hàn Quốc đang là quốc gia dẫn đầu với 55,8
tỷ USD, tiếp theo là Nhật Bản với gần 46 tỷ USD , Singapore hơn 41 tỷ USD,
cùng với đó Việt Nam còn đón nhận nguồn vốn đầu tư từ các nước có nền
kinh tế phát triển như Mỹ, Pháp,…
TS. Phan Hữu Thắng, nguyên cục trưởng cục đầu tư nước ngoài cho
rằng, với nguồn vốn to lớn, với chất lượng cao về công nghệ, đã tạo ra sự thay
đổi lớn trong các lĩnh vực của nền kinh tế, cơ sở hạ tầng, góp phần chuyển đổi
cơ cấu kinh tế của Việt Nam theo hướng hiện đại.
Theo ngân hàng thế giới ( WB), trong vòng 10 năm từ 2005- 2015,
đóng góp cho ngân sách của các doanh nghiệp FDI tăng gấp đôi từ mức 7,4%
năm 2005 lên 14,1% năm 2015. Cơ cấu xuất khẩu của Việt Nam đã được
chuyển đổi và trở nên đa dạng hơn, từ các mặt hàng thương phẩm thô và nông
sản, giỏ hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam đã có sự thay đổi lớn khi xuất hiện
điện thoại thông minh, máy tính và các bộ xử lý vi tính, máy ảnh, đồ điện tử,


6


Tạo việc làm cũng là một trong những đóng góp quan trọng của khu
vực doanh nghiệp FDI. Hiện nay dố lao động làm việc tại các doanh nghiệp
FDI chiếm khoảng 30% tổng số lao động nói chung.
Theo thống kê của tổng cục thống kê, năm 2016 số lượng lao động làm
việc trong các doanh nghiệp FDI là 3,7 triệu người. Thông quan sự tham gia
trực tiếp vào hoạt động của các doanh nghiệp FDI, nhiều lao động đã trở
thành cán bộ quản lý giỏi, công nhân kỹ thuật có trình độ cao, từng bước tiếp
cận được với khoa học, kỹ thuật, công nghệ tiên tiến, tác phong làm việc công
nghiệp hiện đại, có kỷ luật lao động.
2.1.2. Tình hình vi phạm xảy ra trong việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm
xã hội của các doanh nghiệp FDI
Tính đến 31/12/2016, tổng số doanh nghiệp FDI tham gia bảo hiểm xã
hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp là 16.085 doanh nghiệp. Tổng số
thu bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp của doanh nghiệp
FDI là 71.670 tỷ đồng.
Tuy nhiên, bên cạnh những doanh nghiệp FDI chấp hành nghiêm chỉnh
quy định pháp luật, đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ, kịp thời, vẫn còn một số
doanh nghiệp nợ bảo hiểm xã hội. tính đến ngày 31/12/2016, tổng số nợ bảo
hiểm xã hội của khối doanh nghiệp FDI vẫn còn cao là 1.241 tỷ đồng, chiếm
14%. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng này, trong đó chủ yếu do một
số doanh nghiệp gặp khó khăn, thậm chí phải ngừng giải thể, ngừng hoạt
động; song vẫn còn đâu đó một số doanh nghiệp cố tình trốn đóng, chậm
đóng, chiếm dụng vốn từ khoản thu bảo hiểm xã hội của người lao động đầu
tư vào mục khác, thiếu hợp tác tích cực với cơ quan bảo hiểm xã hội để giải
quyết chế độ cho người lao động, đặc biết còn có chủ doanh nghiệp bỏ trốn
khỏi Việt Nam.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã

hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.
2.2.1. Cơ sở pháp lý
Luật Bảo hiểm xã hội 2014
Bộ luật lao động 2012
Nghị định 21/ 2016/ NĐ- CP
Nghị định 115/ 2015/ NĐ- CP
Nghị định 134/ 2015/ NĐ- CP
Nghị định 33/ 2016/ NĐ- CP
Nghị định 44/ 2017/ NĐ- CP
7


Thông tư liên tịch 105/ 2016/ TT- BQP –BCA- BLĐTBXH
Thông tư liên tịch 01/ 2016/ TT- BLĐTBXH
Thông tư liên tịch 59/ 2015/ TT- BLĐTBXH
Quyết định 1518/ QĐ- BHXH ngày 18/ 10/ 2016
2.2.2. Cơ quan thực hiện chức năng thanh tra
Thanh tra Bộ lao động thương binh và xã hội là cơ quan thực hiện việc
thanh tra việc thực hiện pháp luật Bảo hiểm xã hội tại các doanh nghiệp FDI
trong phạm vi cấp quốc gia.
- chức năng, nhiệm vụ của thanh tra bộ:
+ chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật theo sự
phân công của Bộ trưởng ; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung
hoặc ban hành các văn bản quy phạm pháp luật phù hợp với yêu cầu quản lý
về nhà nước về lao động, người có công và xã hội.
+ chủ trì xây dựng kế hoạch thanh tra trình Bộ trưởng ; tổ chức thực
hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm của thanh tra Bộ; hướng dẫn, theo
dõi, đôn đốc , kiểm tra việc thực hiện kế hoạch thanh tra thuộc trách nhiệm
của cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành thuộc bộ
+ thanh tra việc thực hiện chính sách, pháp luật , nhiệm vụ, quyền hạn

của cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc quyền quản lý trực tiếp của bộ, thanh
tra việc thực hiện hoạt động nghề nghiệp của viên chức thuộc ngành, lĩnh vực
quản lý của Bộ theo quy định của pháp luật.
+ thanh tra việc chấp hành pháp luật chuyên ngành , quy định về
chuyên môn, kỹ thuật, quy tắc quản lý thuộc ngành, lĩnh vực quản lý của Bộ.
2.2.3. Hình thức thanh tra lao động
Hiện nay, thanh tra việc thực hiện pháp luật về Bảo hiểm xã hội tại các
doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thực hiện theo hình thức thanh
tra theo kế hoạch.
Thanh tra theo kế hoạch là hoạt động thanh tra được tiến hành căn cứ
trên cơ sở kế hoạch thanh tra đã được cơ quan có thẩm quyền nhà nước phê
duyệt. vì vậy nó có ưu điểm là dễ thực hiện, tuân thủ đúng trình tự pháp luật.
Nhưng cũng có những hạn chế nhất định, thanh tra được thực hiện theo kế
hoạch hay nói cách khác là thường xuyên nên đã được biết trước ngày thanh
tra. Vì vậy các doanh nghiệp, cơ sở sẽ có sự chuẩn bị trước, từ đó kết quả
thanh tra được chưa chắc đã chính xác, không đảm bảo.
Hình thức thanh tra này chưa phù hợp với việc thanh tra về Bảo hiểm y
tế trong các doanh nghiệp FDI trong tình hình hiện nay. Nó đưa ra kết quả
không chính xác, các doanh nghiệp dễ dàng trốn tránh, che đậy những hành vi
8


trái pháp luật của mình.
2.2.4. Phương thức hoạt động
Thanh tra việc thực hiện Bảo hiểm pháp luật về lao động được thực
hiện theo phương thức thanh tra viên phụ trách vùng thông qua phiếu tự kiểm
tra ( quyết định số 01/ 2006/ QĐ- BLĐTBXH ngày 6 tháng 2 năm 2006 về
việc ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương
thức thanh tra viên phụ trách vùng, quyết định 02/2006/ QĐ- BLĐTBXH
ngày 16 tháng 2 năm 2006 của BLĐTBXH về việc ban hành quy chế sử dụng

phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.)
Thực tế cho thấy phương thức thanh tra viên phụ trách vùng chưa phát
huy được hết vai trò của nó. Số lượng phiếu phát ra còn thiếu, số phiếu thu lại
chỉ bằng nửa số phát ra. Hơn nữa kết quả không được chính xác, còn nhiều
phiếu không hợp lệ.
2.2.5. Nội dung thanh tra
* Nội dung Thanh tra chuyên ngành về đóng BHXH, BHTN, BHYT:
Đối tượng đóng, mức đóng, phương thức đóng BHXH, BHTN, BHYT.
* Nội dung kiểm tra:
- Việc thực hiện các quy định của pháp luật, hướng dẫn của BHXH
Việt Nam về BHXH, BHTN, BHYT của các cơ quan, đơn vị, tổ chức sử dụng
lao động và cá nhân; công tác quản lý, thực hiện chi trả, thanh quyết toán các
chế độ BHXH, BHTN, BHYT;
- Việc ký, thực hiện và thanh lý hợp đồng theo quy định của pháp luật
đối với các đại lý thu BHXH tự nguyện, BHYT; đại diện chi trả BHXH; các
cơ sở khám bệnh, chữa bệnh BHYT;
- Công tác phòng chống tham nhũng; việc chấp hành các quy định của
pháp luật và của BHXH Việt Nam trong việc thực hiện chức trách, nhiệm vụ
được giao của công chức, viên chức và lao động hợp đồng thuộc hệ thống
BHXH Việt Nam;
- Công tác tiếp dân, giải quyết khiếu nại, giải quyết tố cáo theo các quy
định của pháp luật và của Ngành đối với cá nhân, tổ chức trong hệ thống
BHXH Việt Nam;
- Việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra; công tác theo dõi, đôn
đốc, kiểm tra việc thực hiện kết luận thanh tra, kiểm tra đối với các tổ chức,
cá nhân có liên quan.
* Các nội dung khác theo yêu cầu của người có thẩm quyền ra quyết
định thanh tra, kiểm tra
2.2.6. Kết quả thanh tra
9



Từ ngày 1/6/2016 bảo hiểm xã hội Việt Nam và bảo hiểm xã hội các tỉnh
thành phố đã tiến hành 2.228 cuộc thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm
xã hội, kiểm tra tại 5.769. đơn vị, qua đó phát hiện hơn 14.000 lao động chưa
đóng, đóng thiếu thời gian và một số lượng tương tự đóng mức thấp hơn quy
định. Riêng đối với khu vực doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, đã tổ chức
hơn 400 cuộc thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội, tại 460 doanh nghiệp
FDI.
2.2.7. Thực trạng về lực lượng thanh tra lao động
Lực lượng thanh tra lao động còn quá mỏng
Hiện nay, cả nước có gần 500 thanh tra viên chịu trách nhiệm giám sát
hơn 4000 doanh nghiệp với hàng triệu lao động trong nhiều lĩnh vực, tài
chính, lao động, tổ chức, trẻ em, bình đẳng giới. Tính riêng số doanh nghiệp
FDI cũng tới 9000 doanh nghiệp. Như vậy, tương quan giữa số thanh tra lao
động với số doanh nghiệp cần thanh tra có sự chênh lệch quá lớn. Bình quân
một thanh tra viên phải thanh tra hàng nghìn doanh nghiệp . Điều này là
không thể . Số lượng thanh tra viên quá ít đã dẫn đến việc số doanh nghiệp
được thanh tra hàng năm cũng chỉ dừng lại ở con số rất ít chưa kể đến chất
lượng thanh tra đã được đảm bảo hay chưa .
Lực lượng thanh tra lao động thiếu chuyên môn nghiệp vụ
Thực tế thì lực lượng thanh tra vừa thiếu số lượng, vừa yếu kém về
trình độ. Có tới 30- 50% cán bộ mới ra trường hoặc chuyển công tác, 25%
cán bộ có trình độ cao đẳng, trung cấp. Hơn nữa, thanh tra ngành bảo hiểm xã
hội hiện nay chủ yếu là kiêm nhiệm, không được đào tạo chuyên sâu về lĩnh
vực bảo hiểm xã hội. Với trình độ của lực lượng thanh tra lao động hiện nay
thì chưa thể đáp ứng được yêu cầu thanh tra các doanh nghiệp nói chung, các
doanh nghiệp FDI nói riêng và nhất là trong tình hình hiện nay khi số lượng
các doanh nghiệp FDI đang không ngừng tăng lên.
2.2.8. Đánh giá chung

* Ưu điểm: nhìn chung công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo
hiểm xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đã được thực hiện
theo quy định của pháp luật, thực hiện đúng thời gian quy định ; trình tự, thủ
tục đúng theo yêu cầu.
* Nhược điểm: đội ngũ thanh tra lao động việc thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội còn rất ít so với tổng số doanh nghiệp FDI hiện nay
Chất lượng đội ngũ thanh tra còn thấp, lực lượng thanh tra thiếu
chuyên môn nghiệp vụ tương đối nhiều.
10


CHƯƠNG 3: MỘT SỐ ĐỀ XUẤT VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM NÂNG
CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI TẠI CÁC DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU
TƯ NƯỚC NGOÀI
Thứ nhất, cần tăng cường thêm lực lượng thanh tra lao động cả về số
lượng và chất lượng.
Hiện tại, lực lượng thanh tra còn quá mỏng và yếu về chuyên môn,
nghiệp vụ. Do đó, việc tăng cường số và chất lượng thanh tra là yêu cầu vô
cùng cấp thiết. Cùng với sự gia tăng không ngừng các doanh nghiệp FDI, số
lượng thanh tra lao động cũng cần được tăng cường để giảm thiểu số lượng
doanh nghiệp bình quân mà một thanh tra viên cần phụ trách. Thêm vào đó, lực
lượng thanh tra lao động cần được nâng cao về trình độ chuyên môn nghiệp vụ,
đặc biệt là trong lĩnh vực Bảo hiểm xã hội.
Cần đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ thanh tra chuyên ngành bảo
hiểm xã hội.
Thứ hai, cần có chế tài xử phạt đủ sức răn đe đối với các doanh nghiệp
vi phạm pháp luật về Bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, chế tài xử lý vi phạm về trốn đóng, nợ, đóng BHXH sai quy
định còn quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe. Lãi suất chậm đóng BHXH thấp hơn

lãi suất vay ngân hàng nên các doanh nghiệp chấp nhận chịu lãi chậm đóng
BHXH để chiếm dụng tiền BHXH. Do đó, nên tăng mức lãi suất chậm đóng
BHXH lên cao hơn so với lãi suất ngân hàng để hạn chế tình trạng chậm
đóng, trốn đóng bảo hiểm xã hội.
Ngoài ra cần bổ sung một số quy định nghiêm ngặt về xử phạt các
doanh nghiệp vi phạm luật bảo hiểm xã hội.
Thứ ba là trao quyền thanh tra cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
Hiện nay, bảo hiểm xã hội là cơ quan trực tiếp thu, chi và phát hiện ra
các vi phạm về bảo hiểm xã hội. Tuy nhiên lại không có thẩm quyền thanh
tra, xử lý vi phạm mà chỉ dừng lại ở mức nhắc nhở. Hơn nữa, cơ quan hiểu rõ
nhất về bảo hiểm xã hội – các quy định và các hành vi vi phạm chính là cơ
quan bảo hiểm xã hội. Do đó, việc thêm chức năng thanh tra cho bảo hiểm xã
hội là cần thiết và có thể giúp nâng cao hiệu quả thanh tra lao động nói chung
và thanh tra chuyên ngành bảo hiểm xã hội nói riêng.
Thứ tư là có chính sách tuyên truyền giáo dục về bảo hiểm xã hội cho
các doanh nghiệp và người lao động.
Trước hết là tuyên truyền cho chủ các doanh nghiệp về việc nâng cao
tinh thần tự giác trong việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã hội. Điều này
không những đảm bảo đời sống cho người lao động mà còn giúp doanh
11


nghiệp phát triển, nâng cao uy tín và vị thế cạnh tranh trên thị trường .
Tuyên truyền, giáo dục người lao động tự đứng dậy đấu tranh đòi
quyền lợi cho mình, không để người sử dụng lao động chiếm dụng tiền bảo
hiểm xã hội của mình dưới mọi hình thức. Cần giúp người lao động hiểu ra
rằng việc tham gia bảo hiểm xã hội đầy đủ là việc đảm bảo cuộc sống của
người lao động.

12



KẾT LUẬN
Hiện nay,công tác thanh tra về việc thực hiện pháp luật bảo hiểm xã hội tại
các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài là hết sức quan trọng và cần thiết.
Qua tìm hiểu, chúng ta thấy được những ưu điểm và hạn chế , những mặt đạt
được và những mặt còn tồn tại trong công tác thanh tra. Bên cạnh đó, đã phát
hiện những hành vi vi phạm pháp luật của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước
ngoài về vấn đề bảo hiểm xã hội trong tình hình hiện nay.
Vì vậy, bài viết đã đưa ra những kiến nghị và đề xuất nhằm góp phần nâng
cao hiệu quả hoạt động của công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật bảo hiểm
xã hội tại các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài ở Việt Nam. Từ đó, bảo vệ
quyền và lợi ích chính đáng của người lao động cũng như người sử dụng lao
động.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1.
Luật thanh tra ( số 56/ 2010/ QH12)
2.
Bộ luật lao động năm 2012
3.
Luật bảo hiểm xã hội năm 2014
4.
Cục đầu tư nước ngoài, Bộ kế hoạch và đầu tư
5.
Nghị định số 39/ 2013/ NĐ-CP về tổ chức và hoạt động của thanh
tra ngành lao đông thương binh xã hội.
6.
Quyết định số 614/ QĐ- LĐTBXH về việc quy định chức năng ,

nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của thanh tra Bộ.
7.
Th.s Bùi Đức Thịnh, bài giảng môn Thanh tra lao động, trường đại
học Lao động – xã hội.



×