Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.23 KB, 15 trang )

MỤC LỤC

LỜI MỞ ĐẦU.................................................................................................................
CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG.......................................1
1.1. Vị trí.................................................................................................................... 1
1.2. Vai trò.................................................................................................................. 1
1.3. Chức năng của thanh tra lao động........................................................................1
1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động.......................................................1
1.4.1. Nhiệm vụ của thanh tra lao động...................................................................1
1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở.........................................................2
1.5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động......................................................3
1.6. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động.........................................................3
1.7. Cơ cấu tổ chức.....................................................................................................3
1.8. Hình thức thanh tra..............................................................................................3
1.9. Phương thức thanh tra.........................................................................................4
1.10. Nội dung thanh tra:............................................................................................4
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN PHÁP
LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THỪA
THIÊN HUẾ.................................................................................................................. 5
2.1. Giới thiệu tổng quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế......5
2.1.1. Lực lượng lao động.......................................................................................5
2.1.2. Sự phát triển và đóng góp cho nền kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế...............................................................................................5
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế...............................................................................................................5
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế...................................................................6
2.2.1. Giới thiệu đơn vị thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế..........................................6
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa
Thiên Huế...............................................................................................................6
2.2.3. Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh


nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế................................................................6
2.2.4. Phương thức thanh tra Thanh tra lao động....................................................7
2.2.5. Hình thức thanh tra........................................................................................7
2.2.6. Nội dung thanh tra.........................................................................................7
2.2.7. Hoạt động thanh tra.......................................................................................7


2.3. Đánh giá chung về công tác Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.........................................................8
2.3.1. Những mặt đạt được......................................................................................8
2.3.2. Những mặt hạn chế.......................................................................................8
CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ...............................................................10
KẾT LUẬN.....................................................................................................................
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO.........................................................................


LỜI MỞ ĐẦU
Số lượng các doanh nghiệp hoạt động tại nước ta ngày càng tăng lên do xu
hướng hội nhập và phát triển. Sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp khiến cho việc
chạy đua theo lợi nhuận mà có những việc làm trái pháp luật về sản xuất, kinh doanh,
các hoạt động an toàn, phúc lợi,…
Thanh tra lao động ra đời không những ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh
những vi phạm pháp luật về lao động mà còn phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật
cũng như đóng vai trò quan trọng như một biện pháp phòng ngừa hữu hiệu các vi
phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức kiểm tra, giám sát dù được thực
hiện dưới bất cứ hình thức nào, cũng luôn có tác dụng hạn chế, răn đe những hành vi
vi phạm pháp luật.
Bài tiểu luận “Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động
tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế” dưới đây sẽ đánh giá khái quát
thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp

trên địa bàn tỉnh cũng như đưa ra một số giải pháp của bản thân mong góp phần nhỏ
hoàn thiện công tác thanh tra của tỉnh.


CHƯƠNG I. TỔNG QUAN VỀ THANH TRA LAO ĐỘNG
1.1. Vị trí
Thanh tra Lao động – Thương binh và Xã hội là tổ chức thanh tra thuộc ngành
lao động. thương binh và xã hội; ở Trung ương có Thanh tra Bộ Lao động – Thương
binh và Xã hội, Thanh tra Tổng cục Dạy nghề; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung
ương có Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, thực hiện chức năng thanh
tra hành chính và thanh tra chuyên ngành về lao động, thương binh và xã hội trong
phạm vi quản lý nhà nước theo quy định của pháp luật.
1.2. Vai trò
Thanh tra lao động – Thương binh và Xã hội có vai trò đặc thù trong hoạt
động quản lý nhà nước về lao động; trong hoạt động xây dựng pháp luật; trong sự phát
triển kinh tế xã hội; trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.
1.3. Chức năng của thanh tra lao động
Thanh tra Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội (gọi tắt là Thanh tra Bộ) là cơ
quan thuộc Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, có chức năng giúp Bộ trưởng thực
hiện các quy định của pháp luật về công tác thanh tra; tiến hành thanh tra hành chính
đối với cơ quan, tổ chức và cá nhân thuộc phạm vi quản lý của Bộ; tiến hành thanh tra
chuyên ngành đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân hoạt động trong ngành, lĩnh vực thuộc
phạm vi quản lý nhà nước của Bộ; phòng, chống tham nhũng; tiếp công dân, xử lý
đơn, thư, giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.
(Theo Điều 1, Nghị định số: 614/2013/NĐ-LĐTBXH ngày 16 tháng 4 năm
2013 quy định nhiệm vụ, chức năng, quyền hạn và cơ cấu tổ chức Thanh tra Bộ).
1.4. Nhiệm vụ, quyền hạn của thanh tra lao động
1.4.1. Nhiệm vụ của thanh tra lao động
Nhiệm vụ chủ yếu của thanh tra lao động được quy định tại Điều 237, 238
chương XVI Luật lao động 2012

Điều 237. Nhiệm vụ thanh tra nhà nước về lao động
Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội có các nhiệm vụ chủ yếu sau đây:
1. Thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về lao động;
2. Điều tra tai nạn lao động và những vi phạm an toàn lao động, vệ sinh lao
động;
3. Tham gia hướng dẫn áp dụng hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về điều
kiện lao động, an toàn lao động, vệ sinh lao động;
4. Giải quyết khiếu nại, tố cáo về lao động theo quy định của pháp luật;
5. Xử lý theo thẩm quyền và kiến nghị các cơ quan có thẩm quyền xử lý các vi
phạm pháp luật về lao động.
1


Điều 238. Thanh tra lao động
1. Thanh tra Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Thanh tra Sở Lao động Thương binh và Xã hội thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành về lao động.
2. Việc thanh tra an toàn lao động, vệ sinh lao động trong các lĩnh vực: phóng
xạ, thăm dò, khai thác dầu khí, các phương tiện vận tải đường sắt, đường thuỷ, đường
bộ, đường hàng không và các đơn vị thuộc lực lượng vũ trang do các cơ quan quản lý
nhà nước về lĩnh vực đó thực hiện với sự phối hợp của thanh tra chuyên ngành về lao
động.
1.4.2. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở
Theo điều 10, điều 11 Nghị định số 39/2013/NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 4
năm 2013 quy định về tổ chức và hoạt động thanh tra ngành lao động – thương binh và
xã hội như sau:
Điều 10. Nhiệm vụ, quyền hạn của Thanh tra Sở Lao động - Thương binh
và Xã hội
Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn
quy định tại Điều 24 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Tuyên truyền, hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc cơ quan, đơn vị thuộc quyền
quản lý của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về

thanh tra.
2. Tổ chức tập huấn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho thanh tra viên, công
chức làm công tác thanh tra thuộc Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
3. Tổng kết, rút kinh nghiệm về công tác thanh tra trong phạm vi quản lý của Sở
Lao động - Thương binh và Xã hội.
4. Tổng hợp, báo cáo kết quả công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo,
phòng, chống tham nhũng trong phạm vi quản lý của Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội theo quy định của pháp luật.
5. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
Điều 11. Nhiệm vụ, quyền hạn của Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương
binh và Xã hội
Chánh Thanh tra Sở Lao động - Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ,
quyền hạn quy định tại Điều 25 Luật thanh tra và các nhiệm vụ, quyền hạn sau:
1. Báo cáo Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Chánh Thanh tra
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và Chánh thanh tra tỉnh, thành phố trực thuộc
Trung ương về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng, chống tham
nhũng trong phạm vi trách nhiệm của mình.
2. Thanh tra trách nhiệm của Thủ trưởng cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý
của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội trong việc thực hiện pháp luật về
2


thanh tra.
3. Trưng tập công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị có liên quan tham gia
đoàn thanh tra.
4. Các nhiệm vụ, quyền hạn khác theo quy định của pháp luật.
1.5. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra lao động
Theo điều 4, chương I Nghị định số 39/2013/NĐ-CP quy định về tổ chức và
hoạt động thanh tra chuyên ngành lao động:
Điều 4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh

và Xã hội
1. Hoạt động của thanh tra ngành Lao động - Thương binh và Xã hội phải tuân
theo pháp luật, bảo đảm chính xác, trung thực, khách quan, công khai, dân chủ và kịp
thời.
2. Hoạt động thanh tra hành chính được tiến hành theo Đoàn thanh tra; hoạt
động thanh tra chuyên ngành được tiến hành theo Đoàn thanh tra hoặc do Thanh tra
viên, công chức thanh tra chuyên ngành tiến hành độc lập.
1.6. Mục đích của hoạt động thanh tra lao động
Mục đích hoạt động thanh tra lao động nhằm phát hiện sơ hở trong cơ chế
quản lý trong lao động, chính sách, pháp luật về lao động để kiến nghị với cơ quan nhà
nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục; phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi
phạm pháp luật trong lao động; giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy
định của pháp luật về lao động; phát huy nhân tố tích cực; góp phần nâng cao hiệu lực,
hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích
hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
(Theo Điều 2 Chương I Luật Thanh tra 2010)
1.7. Cơ cấu tổ chức
Thanh tra Sở Lao động – Thương binh và Xã hội có Chánh Thanh tra, Phó
Chánh Thanh tra, Thanh tra viên và các công chức khác.
Thanh tra Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội chịu sự chỉ đạo, điều hành
của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, chịu sự chỉ đạo về công tác
thanh tra và hướng dẫn về nghiệp vụ thanh tra hành chính của Thanh tra tỉnh, thành
phố trực thuộc Trung ương, về nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành của Thanh tra Bộ
Lao động – Thương binh và Xã hội.
1.8. Hình thức thanh tra
Theo điều 37 Luật Thanh tra 2010:
Điều 37. Hình thức thanh tra
1. Hoạt động thanh tra được thực hiện theo kế hoạch, thanh tra thường xuyên
hoặc thanh tra đột xuất.
3



2. Thanh tra theo kế hoạch được tiến hành theo kế hoạch đã được phê duyệt.
3. Thanh tra thường xuyên được tiến hành trên cơ sở chức năng, nhiệm vụ của
cơ quan được giao thực hiện chức năng thanh tra chuyên ngành.
4. Thanh tra đột xuất được tiến hành khi phát hiện cơ quan, tổ chức, cá nhân có
dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng,
chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao.
1.9. Phương thức thanh tra
Công tác thanh tra lao động tiến hành bằng phương thức thanh tra viên phụ
trách vùng thông qua phiếu tự kiểm tra.
Căn cứ pháp lý:
+ Quyết định số 01/2006/QĐ - BLĐTBXH ngày 16 tháng 02 năm 2006 về việc
ban hành quy chế hoạt động thanh tra nhà nước về lao động theo phương thức thanh
tra viên phụ trách vùng.
+ Quyết định số 02/2006/QĐ – BLĐTBXH ngày 16 tháng 2 năm 2006 về việc
ban hành quy chế sử dụng phiếu tự kiểm tra thực hiện pháp luật lao động.
1.10. Nội dung thanh tra:
Cơ sở pháp lý: Khoản 2 điều 20 nghị định Số: 39/2013/NĐ-CP
Nội dung thanh tra chuyên ngành lao động bao gồm:
- Việc thực hiện các quy định pháp luật lao động: Việc thực hiện các loại báo
cáo định kỳ; tuyển dụng và đào tạo lao động; hợp đồng lao động; thỏa ước lao động
tập thể; thời giờ làm việc và nghỉ ngơi; tiền công và trả công lao động; an toàn lao
động, vệ sinh lao động; việc thực hiện các quy định đối với lao động nữ, lao động là
người cao tuổi, lao động là người tàn tật, lao động chưa thành niên; việc thực hiện các
quy định đối với lao động là người nước ngoài; kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất;
việc thực hiện các quy định khác của pháp luật lao động;
- Việc thực hiện các quy định pháp luật về bảo hiểm xã hội (bảo hiểm xã hội bắt
buộc, bảo hiểm xã hội tự nguyện, bảo hiểm thất nghiệp): Việc thực hiện pháp luật về
bảo hiểm xã hội của tổ chức bảo hiểm xã hội; việc thực hiện pháp luật về bảo hiểm xã

hội của người sử dụng lao động và người lao động.

4


CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC THANH TRA VIỆC THỰC HIỆN
PHÁP LUẬT LAO ĐỘNG TẠI CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THỪA THIÊN HUẾ
2.1. Giới thiệu tổng quát về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.1.1. Lực lượng lao động
Theo Niên giám thống kê năm 2015, tổng số lao động là 623.480 người (trong
đó lao động nữ là 306.450 người) làm việc tại hơn 5900 doanh nghiệp ở các lĩnh vực
khác nhau.
2.1.2. Sự phát triển và đóng góp cho nền kinh tế của các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế
Trong năm 2015 tuy vẫn còn gặp nhiều khó khăn, nhưng doanh nghiệp trong
tỉnh đã nổ lực vượt khó để ổn định và phát triển SXKD, góp phần thực hiện các chỉ
tiêu kinh tế chung của tỉnh như:tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) ước tính tăng
khoảng 9,03% cao hơn mức tăng của cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, chỉ số sản xuất
công nghiệp tăng 9,2%, bằng mức tăng của cùng kỳ 2014; khu vực dịch vụ tăng 9,97%
so với cùng kỳ năm trước; kim ngạch xuất khẩu ước đạt 680 triệu USD, tăng 7,17%,
trong đó mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là hàng dệt may chiếm 64% tương ứng 435 triệu
đô và mặt hàng xơ sợi dệt các loại với 109,8 triệu đô, tiếp đến mặt hàng gỗ và thuỷ sản
cũng là những ngành hàng có kim ngạch xuất khẩu cao lần lượt là 67 triệu đô và 37
triệu đô. Đến đầu tháng 12/2015, thu ngân sách ước đạt 5.010 tỷ đồng, tăng 11,1% so
cùng kỳ năm trước. Trong đó, khu vực doanh nghiệp Nhà nước Trung ương đóng trên
địa bàn có số thu đạt tỷ lệ cao nhất, gần 100% kế hoạch, tương đương 214,5 tỷ đồng và
tăng 52,6% so cùng kỳ. Khoản thu này tăng cao là nhờ các doanh nghiệp như Công ty
CP Thủy điện miền Trung, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế, Chi nhánh Viettel Thừa
Thiên Huế, Chi nhánh Công ty TNHH MTV Thực phẩm và Đầu tư FoCo nộp ngân

sách tăng cao so với cùng kỳ, trong đó, Công ty Điện lực Thừa Thiên Huế có số nộp
tăng gần 300% so với cùng kỳ năm 2014; Đáng chú ý là lĩnh vực doanh nghiệp FDI
năm nay có số thu đạt tốt, hơn 1.430 tỷ đồng. Chủ lực cho nguồn thu này vẫn là Công
ty Bia Huế. Đến 31/10, Công ty Bia Huế đã nộp vào ngân sách Nhà nước tỉnh 1.015 tỷ
đồng, tăng 1,5% so với cùng kỳ. Doanh nghiệp ngoài quốc doanh cũng đóng góp
nguồn thu đáng kể, với hơn 664 tỷ đồng.
2.1.3. Tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa
Thiên Huế
Đội ngũ doanh nghiệp, doanh nhân của tỉnh vẫn còn nhỏ cả về số lượng và chất
lượng, chưa ngang tầm với khu vực và trong nước. Năng lực sản xuất kinh doanh còn
hạn chế, chất lượng tăng trưởng, hiệu quả và sức cạnh tranh của các doanh nghiệp
trong tỉnh còn thấp. Vẫn còn nhiều lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp có tăng
5


trưởng thấp so với chỉ tiêu đề ra như: Công nghiệp đạt mức tăng trưởng khá trở lại
nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ mất ổn định nhất là các sản phẩm xuất khẩu phụ thuộc vào
thị trường tiêu thụ. Dịch vụ du lịch chịu ảnh hưởng khá lớn bởi lượt khách quốc tế đến
Việt Nam giảm và chưa tạo được các sản phẩm du lịch mới hấp dẫn. Dệt may chiếm tỷ
trọng cao trong tổng kim ngạch xuất khẩu của tỉnh (gần 80%), nhưng gia công vẫn là
hình thức chủ yếu. Các sản phẩm chủ lực của tỉnh như bia, xi măng chịu sự cạnh tranh
gay gắt và bị thu hẹp thị trường tiêu thụ...Thực trạng đó đòi hỏi đội ngũ doanh nghiệp
trong tỉnh cần phải nỗ lực mạnh mẽ hơn nữa trong thời gian tới nhằm đáp ứng với kỳ
vọng của tỉnh là lực lượng xung kích trong sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội của tỉnh
nhà.
2.2. Thực trạng công tác thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.2.1. Giới thiệu đơn vị thanh tra tỉnh Thừa Thiên Huế
Ngày 12/2/1992, Ủy ban Nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế đã ban hành Quyết
định số 168QĐ/UB về việc thành lập Thanh tra Sở Lao động – Thương Binh và Xã

hội. Thanh tra Sở Lao động – Thương Binh và Xã hội tỉnh có trách nhiệm giúp Giám
đốc Sở thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn thanh tra hành chính, thanh tra chuyên ngành;
phòng, chống tham những trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của Giám đốc Sở về
lĩnh vực lao động thương binh và xã hội theo quy định của Luật Thanh tra, Luật Phòng
chống tham nhũng và các văn bản pháp luật liên quan.
2.2.2. Cơ cấu tổ chức Thanh tra Sở lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh Thừa
Thiên Huế
Cơ cấu tổ chức Thanh tra lao động Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế bao gồm:
- 01 Chánh thanh tra tỉnh, ông Hồ Bê, người đứng đầu cơ quan Thanh tra
tỉnh, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và trước
pháp luật về toàn bộ hoạt động của Thanh tra tỉnh.
- 3 Phó Chánh thanh tra là người giúp Chánh Thanh tra tỉnh và chịu trách
nhiệm trước Chánh Thanh tra tỉnh và trước pháp luật về nhiệm vụ được phân công; khi
Chánh Thanh tra tỉnh vắng mặt, một Phó Chánh Thanh tra tỉnh được Chánh Thanh tra
tỉnh ủy nhiệm điều hành các hoạt động của Thanh tra tỉnh.
- 6 phòng ban
2.2.3. Đối tượng thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại một số doanh
nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế. Tính đến cuối năm 2015 có thêm 738 doanh nghiệp đăng ký
mới, tăng 6,7% so với cùng kỳ, nâng tổng số doanh nghiệp đăng ký kinh doanh trên
6


địa bàn tỉnh lên gần 5.900 doanh nghiệp. Tổng vốn đăng ký mới đạt 1.752,5 tỷ đồng,
tăng 20,7% so với cùng kỳ năm 2014. Đã cấp mới 30 giấy chứng nhận đầu tư với tổng
vốn đăng ký hơn 14.142 tỷ tăng gấp 4 lần về tổng số vốn so với năm 2014
2.2.4. Phương thức thanh tra Thanh tra lao động
- Phương thức thanh tra Thanh tra lao động Tỉnh là phụ trách vùng do Phó

chánh thanh tra Sở phụ trách thanh tra làm Trưởng đoàn.
- Vai trò Trưởng đoàn thanh tra: bao quát công việc của tập thể để đạt mục tiêu,
yêu cầu nhiệm vụ của Đoàn thanh tra, chịu trách nhiệm chỉ đạo chung.
2.2.5. Hình thức thanh tra
Thanh tra theo kế hoạch do Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội
tỉnh ra quyết định Thanh tra và kiểm tra đột xuất do phát hiện sai phạm tại các doanh
nghiệp.
2.2.6. Nội dung thanh tra
Theo quyết định của Giám đốc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tỉnh
Thừa Thiên Huế về việc thành lập đoàn Thanh tra tiến hành Thanh tra việc thực hiện
pháp luật lao động tại các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Hải Dương.
Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về các vấn đề cụ thể sau:
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về việc làm;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về học nghề;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về hợp đồng lao động;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thỏa ước lao động tập thể;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về tiền lương;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về thời giờ làm việc, thời giờ
nghỉ ngơi;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về kỷ luật lao động, trách
nhiệm vật chất;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về an toàn lao động, an toàn vệ
sinh lao động;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối
với lao động nữ;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động về những quy định riêng đối
với lao động chưa thành niên và một số loại lao động khác;
- Thanh tra việc thực hiện bảo hiểm xã hội;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động công đoàn;
- Thanh tra việc thực hiện pháp luật về giải quyết tranh chấp lao động ;

2.2.7. Hoạt động thanh tra
Sở Thanh tra lao động tỉnh đã thực hiện hiệu quả chức năng, nhiệm vụ được
7


giao năm 2013. Kết quả thực hiện việc thanh tra, kiểm tra:
- Tổ chức 118 cuộc thanh tra, kiểm tra; xác minh nội dung khiếu nại, tố cáo;
điều tra vụ tai nạn lao động nặng, chết người.
- Đã hoàn thành 118/118 cuộc.
a. Thanh tra lao động
Đã triển khai thực hiện được 46 cuộc thanh tra (41 cuộc theo kế hoạch và 05
cuộc đột xuất). Trong đó số cuộc thanh tra theo kế hoạch được phê duyêt 41/41, số
cuộc đột xuất có 4 cuộc xác minh việc hưởng tuất của thân nhân bệnh binh từ trần, 01
cuộc về việc chấp hành bảo hiểm xã hội của doanh nghiệp.
b. Về kiểm tra
Thanh tra Sở đã tổ chức thực hiện 62/62 cuộc kiểm tra (58 cuộc về việc thực
hiện pháp luật, 04 cuộc về chống tham nhũng. Cụ thể:
- Việc thực hiện công tác An toàn vệ sinh lao động tại các doanh nghiệp may
mặc là 26 doanh nghiệp.
- Kiểm tra công tác an toàn vệ sinh lao động tại 09 doanh nghiệp khai thác đá,
khoáng sản tại 09 doanh nghiệp xây dựng và xây lắp theo sự chỉ đạo của Chính phủ.
- Phối hợp với Thanh tra Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội tiến hành kiểm
tra việc thực hiện pháp luật lao động và bảo hiểm xã hội tại 11 doanh nghiệp đúng trên
địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Phối hợp với Trung tâm Ý tế dự phòng, Sở Y tế kiểm tra lao động tại 05 doanh
nghiệp.
- Kiểm tra việc thực hiện phòng chống tham nhũng tại 02 đơn vị trực thuộc Sở.
2.3. Đánh giá chung về công tác Thanh tra việc thực hiện pháp luật lao động tại
các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
2.3.1. Những mặt đạt được

Thanh tra Sở đã thực hiện tốt công tác tham mưu, giúp việc cho Ban Giám đốc
thực hiện chức năng quản lý Nhà nước theo thẩm quyển, phù hợp với thực tiễn và đáp
ứng công tác quản lý của ngành.
Quá trình tiến hành thanh tra, kiểm tra đã thực hiện đúng trình tự theo quy định
của pháp luật.
Đoàn thực hiện tốt công tác giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân,
của cấp trên.
Các Doanh nghiệp được thanh tra nhìn chung có nhiều cố gắng trong việc thực
hiện pháp luật Lao động, Luật Bảo hiểm xã hội.
2.3.2. Những mặt hạn chế
Bên cạnh những gì đã đạt được, việc thực hiện pháp luật lao động tại các doanh
nghiệp còn nhiều thiếu sót, tồn tại.
8


Một số doanh nghiệp vi phạm những quy định liên quan trực tiếp đến quyền lợi
của người lao động về tiền lương, tham gia bảo hiểm xã hội, khám sức khỏe định kì,
trang bị phương tiên bảo vệ các nhân,…Và đa số các doanh nghiệp không xây dựng
thang lương, bảng lương, định mức lao động, quy chế trả lương, thưởng.
Lực lượng thanh tra còn yếu trong khi đó số lượng doanh nghiệp cần thanh tra
còn nhiều gây ra nhiều khó khăn.

9


CHƯƠNG III. ĐỀ XUẤT KHUYẾN NGHỊ
Xuất phát từ thực trạng về công tác thanh tra tại các doanh nghiêp trên địa bàn
tỉnh Thừa Thiên Huế, tôi xin được đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao hiệu quả
công tác Thanh tra, cụ thể:
Thứ nhất, tiếp tục thực hiện công tác thanh tra theo đúng trình tự của pháp luật

quy định.
Thứ hai, ứng dụng công nghệ thông tin và sử dụng trong quá trình thanh tra để
xử lý nhanh chóng, hiệu quả các nghiệp vụ phát sinh.
Thứ ba, bổ sung lực lượng cán bộ Thanh tra và đào tao chuyên môn kĩ càng cho
các cán bộ.
Thứ tư, thiết lập các hệ thống quy phạm pháp luật thống nhất, cụ thể, rõ ràng
từng phần khen thưởng và xử phạt.
Thứ năm, cơ quan thanh tra nên thiết lập mối quan hệ với người sử dụng lao
động.
Thứ sáu, các doanh nghiệp đầu tư kinh phí trong việc cải thiện điều kiện làm
việc của người lao động.

10


KẾT LUẬN
Số lượng doanh nghiệp ngày càng tăng lên, cùng với đó là những quyền lợi của
người lao động khó được đảm bảo. Thanh tra lao động có vai trò quan trọng trong việc
ngăn ngừa mầm mống phát sinh những vi phạm pháp luật về lao động mà còn cùng
với việc phát hiện và xử lý các vi phạm pháp luật. Thanh tra cùng với các phương thức
kiểm tra, giám sát luôn là hiện thân của kỉ cương pháp luật, công tác thanh tra, kiểm
tra, giám sát dù được thực hiện dưới bất kì hình thức nào cũng luôn có tác dụng hạn
chế, răn đe những hành vi vi phạm pháp luật.


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Bộ Luật Lao động (2012);
2. Luật Thanh tra;
3. Nghị định số 39/2013/ NĐ-CP ban hành ngày 24 tháng 04 năm 2013 quy định
về tổ chức và hoạt động của Thanh tra ngành Lao động – Thương binh và Xã

hội;
4. Niên giám thống kê năm 2015;
5. Hiệp Hội Doanh nghiệp tỉnh Thừa Thiên Huế;
6. www.thuathienhue.gov.vn;



×