Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Luận văn tốt nghiệp THỰC TRẠNG PHÒNG CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU VITAMIN D Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (146.65 KB, 29 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA GIÁO DỤC MẦM NON

BÀI TẬP NGHIỆP VỤ MÔN DINH DƯỠNG TRẺ EM

TÊN ĐỀ TÀI: THỰC TRẠNG PHÒNG
CHỐNG BỆNH CÒI XƯƠNG DO THIẾU
VITAMIN D Ở TRƯỜNG MẪU GIÁO HOA
MAI
GVHD: Ths. Đào Thị Minh Tâm
SVTH: 1. Nguyễn Thị Huyền
2. Lê Thị Hồng Nhung
LỚP: ĐHMN Khóa 12, tại trường
ĐHSP TPHCM

ĐĂKLĂK,2016


Lời cảm ơn
Tôi xin chân thành cảm ơn cô: Đào thị Minh Tâm- Người đã
tận tình giúp đỡ và hướng dẫn tôi trong quá trình học tập,
nghiên cứu và hoàn thiện khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Trường, phòng ………….các thầy
cô trong khoa trường Đại học Sư phạm TP. HCM đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi thực hiện khóa luận này.
Qua đây, tôi cũng xin bày tỏ lòng cảm ơn đến gia đình, người
thân và bạn bè đã giúp đỡ tôi trong thời gian thực hiện khóa
luận này.
Đăk lăk, Tháng 6 năm 2017
Sinh viên


1


MỤC LỤC
Trang
Lời cảm ơn…………………………………………………………..
Mục lục……………………………………………………………...
Danh mục các bảng………………………………………………….
PHẦN A. MỞ ĐẦU
1.Lý do chọn đề tài………………………………………………….
2. Mục đích và nhiệm vụ…………………………………………….
2.1. Mục đích……………………………………………………...
2.2. Nhiệm vụ……………………………………………………..
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu………………………………
4. Phương pháp nghiên cứu…………………………………………
4.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận……………………………..
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn…………………………..
4.3. Phương pháp thống kê……………………………………….
5. Phạm vi nghiên cứu………………………………………………
6. Bố cục của đề tài………………………………………………….
7. Đóng góp của đề tài………………………………………………
PHẦN B. NỘI DUNG
Chương 1: Cơ sở lý luận…………………………………………….
1.1. Một số khái niệm cơ bản………………………………………..
1.2. Tình hình chung về bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ….
1.3. Vai trò của nhà trường trong việc chăm sóc sức khỏe và phòng
bệnh cho trẻ………………………………………………………….
1.4. Một số kiến thức cơ bản về bệnh còi xương do thiếu vitamin D
ở trẻ………………………………………………………………….
1.4.1. Thế nào là bệnh còi xương do thiếu vitamin D…………….

1.4.2. Trẻ lứa tuổi nào dễ bị còi xương do thiếu vitamin D……….
1.4.3. Các nguyên nhân gây còi xương do thiếu vitamin D……….
1.4.4. Tác hại và triệu chứng………………………………………
1.5. Các biện pháp phòng chống bệnh còi xương do thiếu vitamin D
1.5.1. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ…………………………………
1.5.2. Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ……………………
1.5.3. Tăng cường tuyên truyền phòng chống bệnh còi xương do
thiếu vitamin D ở trẻ em. ………………………………………….
1.6. Kết luận chương 1………………………………………………
Chương 2: Thực trạng công tác phòng chống còi xương do thiếu
vitamin D cho trẻ ở trường mầm non………………………………..

1
2
4
5
6
6
6
6
6
6
6
7
7
7
7
8
8
8

9
10
10
10
10
11
12
12
13
13
14
14
2


2.1. Vài nét về địa bàn điều tra……………………………………...
2.2. Khái quát về điều tra thực trạng………………………………..
2.2.1. Mục đích và nhiệm vụ………………………………………
2.2.2. Phương pháp và đối tượng nghiên cứu……………………..
2.3. Kết quả thực trạng…………………….………………………...
2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường…………………..
2.3.2. Thực trạng quan lý giáo viên…………………….…………
2.3.3. Thực trạng Giáo viên…………………….…………………
2.3.4. Thực trạng về phòng chống bệnh còi xương do thiếu
Vitamin D ở trẻ…………………….…………………….…………
2.3.5. Thực trạng nhiệm vụ phòng chống bệnh còi xương………..
2.3.6. Thực trạng đảm bảo sinh hoạt hợp lý của trẻ……………
2.3.7. Thực trạng phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh………
2.3.8. Bảng theo dõi sức khỏe của trẻ trong toàn trường năm học
2016 – 2017…………………….…………………….…………….

PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận…………………………………………………………...
2. Kiến nghị………………………………………………………….
Tài liệu tham khảo…………………………………………………..

14
14
14
15
15
15
16
17
18
18
19
23
24
25
27
28

3


DANH MỤC BẢNG
BẢNG
Bảng 1: Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường
Bảng 2: Ý kiến của giáo viên về công tác kiểm tra, thanh tra, chỉ


Trang
16

đạo công việc chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ.
Bảng 3: Thực trạng về trình độ chuyên môn của gióa viên
Bảng 4: Thực trạng về phòng chống bệnh còi xương do thiếu

17
17

Vitamin D ở trẻ.
Bảng 5: Ý kiến của GVMN về nhiệm vụ phòng chống bệnh còi

18

xương.
Bảng 6: Ý kiến của GVMN về thực trạng đảm bảo sinh hoạt hợp lý

19

của trẻ.
Bảng 7a: Ý kiến của GVMN về dinh dưỡng cho trẻ.
Bảng 7b: Ý kiến của GVMN về việc tổ chức cho trẻ ăn
Bảng 8: Ý kiến của GVMN về việc tổ chức cho trẻ ngủ.
Bảng 9: Ý kiến của GVMN về thực trạng phối hợp giữa nhà

20
21
21
23


trường với phụ huynh.
Bảng 10: Bảng theo dõi sức khỏe của trẻ trong toàn trường năm

23

học 2016 – 2017.

24

PHẦN A : MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Trong bất kỳ thời kỳ lịch sử nào và với mọi chế độ xã hội thì việc đào tạo
con người vô cùng quan trọng đặc biệt là ở trẻ nhỏ vì mổi trẻ em là một tài sản
4


quý giá, là chủ nhân tương lai của đất nước, là những con người sẻ tiếp bước kế
tục sự nghiệp của cha ông. Giáo dục mầm non là mắt xích đầu tiên trong hệ
thống giáo dục quốc dân .Vì nền giáo dục mầm non nhằm phát triển các khả
năng của trẻ,đặt nền móng đầu tiên cho nhân cách toàn diện của con người .
Một quốc gia cường thịnh văn minh chỉ khi có những con người khỏe
mạnh. Vì vậy chăm sóc giáo dục trẻ càng mang một ý nghĩa nhân văn cụ thể và
trở thành một đạo lý của thế giới văn minh. Cho nên để có một thế hệ hoàn
thiện nhân cách toàn diện trong tương lai thì phải đảm bảo cung cấp cho trẻ nền
móng phát triển thể chất tốt.
Để tạo ra những con người phát triển toàn diện, đáp ứng các nhu cầu của
xã hội đề ra thì một trong những yếu tố cần thiết đó là phải có một sức khoẻ tốt.
Nếu không có một sức khỏe, một thể lực tốt thì sẽ ảnh hưởng mọi hoạt động.
Việc xác định các kích thước nhân trắc của trẻ mầm non (đặc biệt là

chiều cao và cân nặng) là một việc quan trọng và cần được tiến hành lại sau
một khoảng thời gian nhất định để theo dõi sự phát triển của trẻ.
Còi xương do thiếu hụt vitamin D để lại khá nhiều hậu quả lâu dài và nặng
nề về thể chất và trí tuệ của trẻ. Khi trẻ trưởng thành dễ mắc các bệnh như: vẹo
cột sống ….., và một số bệnh truyền nhiễm khác. Giảm còi xương do thiếu hụt
vitamin D sẽ trực tiếp cải thiện được tầm vóc, thể lực và trí tuệ. Đồng thời góp
phần cải tạo được giống nòi.
Ở nước ta mặc dù đã có những chính sách về dinh dưỡng được thực thi
những tình trạng suy dinh dưỡng ở nước ta vẫn còn cao. Theo số liệu của WHO
tỷ lệ suy dĩnh dưỡng thấp còi dưới 5 tuổi ở Việt Nam vào loại cao (24.9%) của
thế giới. Hội nghị dinh dưỡng toàn quốc năm 2014 do viện dinh dưỡng - bộ y tế
tổ chức cho biết tỷ lệ suy dinh dưỡng chung ở Việt Nam đã giảm nhưng tỷ lệ suy
dinh dưỡng về chiều cao – chiều cao dưới mức chuẩn) lại khá phổ biến tại tất cả
các vùng sinh thái trong cả nước.
Chính vì vậy, chúng tôi lựa chọn đề tài “ Thực trạng phòng chống bệnh
còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ em mầm non ở trường Mầm non Hoa Mai”
Làm đề tài nghiên cứu của chúng tôi.
5


2. Mục đích và nhiệm vụ
2.1. Mục đích
Trên cơ sở thực trạng phòng chống bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ
em mầm non chúng tôi đề xuất một số ý kiến nhằm tăng cường hiệu quả công tác
phòng chống bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở các trường mầm non, góp phần
bảo vệ sức khỏe và hoàn thiện mục tiêu giáo giục mầm non.
2.2. Nhiệm vụ
- Tìm hiểu các biện pháp phòng chống chống bệnh còi xương cho trẻ trong trường
mầm non .
- Tìm hiểu thực trạng công tác phòng chống bệnh còi xương cho trẻ trong trường

mầm non.
- Đề xuất một số ý kiến tăng cường hiệu quả phòng chống bệnh còi xương xho trẻ
Mầm non.
3. Đối tượng và khách thể nghiên cứu
- Đối tượng: Thực trạng công tác phòng chống bệnh còi xương do thiếu Vitamin D
ở trường mầm non Hoa Mai.
- Khách thể: Công tác chăm sóc phòng chống bệnh tật cho trẻ ở trường mầm non.
4. Phương pháp nghiên cứu
4.1. Phương pháp nghiên cứu lý luận
Nghiên cứu, phân tích và tổng hợp tài liệu về bệnh còi xương do thiếu
Vitamin D và cách phòng chống cho tre em làm cơ sở lí luận của đề tài.
4.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn.
- Phương pháp phỏng vấn: Phỏng vấn BGH, giáo viên trong nhà trường nhằm tìm
hiểu những biện pháp được sử dụng phòng chống bệnh còi xương cho trẻ em, kiến
thức về phòng phòng chống còi xương cho trẻ.
- Phương pháp quan sát: Quan sát cách nấu nướng các món ăn, dự giờ quan sát
giờ ăn của các cháu nhằm tìm hiểu chế độ ăn uống các cháu có đảm bảo hay
không, quan sát chế độ sinh hoạt của trường được thực hiện như thế nào? Nhằm
tìm hiểu chế độ vận động, phơi nắng của trẻ nhằm hấp thụ Vitamin D cho trẻ.
4.3. Phương pháp thống kê
6


Phương pháp thống kê toán học nhằm thống kê số liệu thu thập được làm cơ
sở cho các đề xuất.
5. Phạm vi nghiên cứu
Vì điều kiện thời gian có hạn đề tài chỉ giới hạn nghiên cứu thực trạng
phòng chống bệnh còi xương do thiếu vitamin D ở trường mầm non Hoa Mai.
6. Bố cục của đề tài: gồm 3 phần
- Phần A: Mở đầu

- Phần B: Nội dung ( gồm 2 chương)
Chương 1: Cơ sở Lý luận
Chương 2: Thực trạng công tác phòng chống bệnh còi xương do thiếu
Vitamin D ở trường mầm non Hoa Mai.
Chương 3: Kết luận và một số đề nghị sư phạm
7. Những đóng góp của đề tài
Qua đề tài này chúng tôi nêu lên những vấn đề lý luận về bệnh còi xương do
thiếu vitamin D ở trường mầm non mẫu giáo. Đề tài cũng nêu lên những nguyên
nhân gây ra bệnh còi xương do thiếu vitamin D và những biện pháp phòng tránh để
giáo viên, các bậc cha mẹ có kiến thức và hiểu biết về bệnh còi xương và có cách
phòng chống tốt nhất cho học sinh và con em mình.
Đề tài còn chỉ ra thực trạng công tác phòng chống bệnh còi xương do thiếu
vitamin D ở trường mẫu giáo Hoa Mai. Từ đó đưa ra những kết luận và kiến nghị
cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục mầm non mẫu giáo.

PHẦN B : NỘI DUNG
Chương 1 : CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Một số khái niệm cơ bản.
- Khái niệm bệnh còi xương: Còi xương là bệnh loạn dưỡng do thiếu
Vitamin D hay rối loạn chuyển hóa Vitamin D dẫn đến xương mềm và dễ gẫy.
7


Bệnh còi xương do thiếu vitamin D gọi là còi xương dinh dưỡng là bệnh phổ
biến ở trẻ em.
Bệnh còi xương do dinh dưỡng ảnh hưởng rất lớn dến sự phát triển thể chất
của trẻ, làm tăng tần suất mặc các bệnh nhiễm khuẩn, đặc biệt là nhiễm khuẩn
đường hô hấp.
Còi xương thể bụ bẫm: Là bệnh còi xương mà thường xảy ra ở những trẻ có
cân nặng tốt, thậm chí là những trẻ thừa cân béo phì.

Nhiều bậc cha mẹ và giáo viên thường hiểu còi xương với suy dưỡng là một.
Thực tế suy dinh dưỡng và bệnh còi xương là hai dạng bệnh khác nhau.
Suy dinh dưỡng là tình trạng thiếu hụt các chất dinh dưỡng cần thiết làm ảnh
hưởng đến quá trình sống, hoạt động và tăng trưởng. Trẻ bị suy dinh dưỡng, có
số đo về cân nặng và chiều cao đều thấp hơn trẻ bình thường, cũng có thể kèm
theo bệnh còi xương hoặc không
1.2. Tình hình chung về bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ em.
Bệnh còi xương là bệnh phổ biến ở trẻ em. Ở Việt Nam tỷ lệ trẻ em mắc
bệnh còi xương khá cao. Theo kết quả khảo sát của Viện Dinh dưỡng Quốc gia
năm 2014, tình trạng dinh dưỡng của trẻ em Việt Nam trong ba thập kỷ qua đã
được cải thiện đáng kể. Theo đó, tính từ năm 1985 đến năm 2014, tỷ lệ trẻ dưới
5 tuổi bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân đã giảm từ 51,5% xuống còn 14,5 %.
Tương tự, tỷ lệ thấp còi cũng giảm từ 59,7% xuống còn 24,9 %. Tuy nhiên, nếu
tính theo tỷ lệ này thì ở Việt Nam, hiện tại cứ 4 trẻ thì vẫn còn 1 trẻ bị suy dinh
dưỡng thấp còi (chiều cao thấp so với tuổi). Nguyên nhân có thể là do tỷ lệ thiếu
vi chất dinh dưỡng ở trẻ em Việt Nam vẫn còn cao: tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới
5 tuổi là 29,2%, thiếu vitamin A tiền lâm sàng là 14,2%, thiếu kẽm (81,2%),
thiếu vit D (53,7% ở nông thôn, 62,1% ở thành phố). Đặc biệt, khẩu phần của trẻ
cũng chỉ đáp ứng được 60,3% nhu cầu canxi và 10,6% nhu cầu vitamin D
khuyến nghị, trong khi đây là những vi chất quan trọng giúp trẻ tăng trưởng và
khỏe mạnh. Tình trạng thiếu hụt vitamin D và khẩu phần canxi thấp đang là
những vấn đề ảnh hưởng đến thể chất và sức khỏe của trẻ em Việt nam.
8


Dinh dưỡng có ảnh hưởng rất quan trọng tới tăng trưởng trẻ em. Đặc biệt,
trong khẩu phần trẻ em nước ta, các yếu tố dinh dưỡng rất cần thiết đối với quá
trình tăng trưởng chiều cao là canxi và vitamin D lại chưa đáp ứng được nhu
cầu. Do vậy, gia đình và nhà trường cần có sự hiểu biết nhất định về chế độ dinh
dưỡng, chế độ sinh hoạt phù hợp cho trẻ và phải có những hiểu biết cơ bản về

cách phòng tránh bệnh còi xương.
1.3. Vai trò của nhà trường trong công việc chăm sóc sức khỏe, phòng
bệnh cho trẻ em.
Mầm non là cấp học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc
biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển của
nhân cách con người.
Tại điều 23 Luật giáo dục 2005 sửa đổi, bổ sung 2009, 2014 đã khẳng định
“Giáo dục mầm non phải đảm bảo phù hợp với sự phát triển tâm sinh lý của trẻ
em, hài hòa giữa nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục; giúp trẻ em phát triển cơ
thể cân đối, khỏe mạnh, nhanh nhẹn”. Để đạt được điều đó thì việc chăm sóc,
nuôi dưỡng trẻ em từ gia đình đến trường mầm non là hết sức quan trọng, các
cháu phải được chăm sóc, giáo dục một cách toàn diện, Đặc biệt là trí lực và thể
lực.
Trường mầm non đóng một vài trò hết sức quan trọng trong việc chăm sóc
sức khỏe và phòng bệnh cho trẻ. Bởi lẽ nhiệm vụ của trường mầm non không
đơn thuần là “dạy” mà còn phải “nuôi” chính điều này mà nhiệm vụ của trường
mầm non có tính đặc thù riêng. Nhà trường phải quan tâm chăm sóc từ bữa ăn,
giấc ngủ, hoạt động vui chơi giải trí, vệ sinh, sức khỏe…của trẻ. Để đảm bảo
cho các cháu phát triển tốt về sức khỏe thể lực thì nhà trường phải đảm bảo tốt
công tác cấp dưỡng cho trẻ. Chế độ ăn của các cháu có đảm bảo đủ chất dinh
dưỡng hay không, các cháu ngủ có đủ giấc hay không. Bên cạnh đó công tác y tế
học đường cần phải đảm bảo chuẩn để có thể giúp việc kiểm tra sức khỏe định
kỳ cho các cháu đều đặn.

9


Bên cạnh đó nhà trường còn có các hoạt động tuyên truyền, phổ biến kiến
thức khoa học về nuôi dưỡng, chăm sóc giáo dục trẻ em cho các bà mẹ trẻ và
cộng đồng.

1.4. Một số kiến thức cơ bản về bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở
trẻ em
1.4.1. Thế nào là còi xương do thiếu Vitamin D
Còi xương là 1 bệnh loạn dưỡng xương do thiếu vitamin D, ảnh hưởng
đến quá trình chuyển hoá canxi – photpho trong cơ thể làm cho hệ xương phát
triển chậm và dễ biến dạng.
1.4.2. Trẻ lứa tuổi nào dễ bị còi xương do thiếu Vitamin D
Bệnh hay gặp ở trẻ em dưới 3 tuổi là tuổi mà hệ xương phát triển mạnh nhất.
- Trẻ đẻ non, đẻ yếu dễ bị còi xương vì cơ thể không tích lũy đủ muối khoáng và
vitamin D trong thời kỳ bào thai, nhưng tốc độ trẻ phát triển nhanh đòi hỏi nhu
cầu vitamin D cao hơn trẻ bình thường, hoạt tính của hệ thống men tham gia vào
chuyển hoá vitamin còn yếu, do đó ngay từ 2-3 tháng trẻ đã có thể mắc bệnh còi
xương.
1.4.3. Các nguyên nhân gây còi xương do thiếu Vitamin D
Chủ yếu do thiếu ánh sáng mặt trời
- Nhà ở chật chội tối tăm.
- Do tập quán sai lầm, không cho trẻ ra ngoài trời, thậm chí ở trong buồng
tối nhất là trong những tháng đầu sau sinh nên trẻ bị còi xương sớm.
- Mặc quá nhiều quần áo.
- Ở những vùng nhiều sương mù, mùa đông ít ánh sáng mặt trời trẻ mắc
bệnh còi xương nhiều.
Do ăn uống
- Vitamin D trong sữa mẹ và cả sữa bò đều rất ít, nhưng trẻ được nuôi
bằng sữa bò dễ bị còi xương hơn trẻ bú sữa mẹ. Vì tỷ lệ Ca/P trong sữa mẹ sinh
10


lý và dễ hấp thu hơn trong sữa bò, nên nhu cầu vitamin D ở trẻ bú sữa mẹ thấp
hơn.
- Trẻ ăn nhiều chất bột sớm cũng dễ bị còi xương vì trong bột có

nhiều acide phytinic, chất này kết hợp với Ca thành muối calciphitinat không
hoà tan làm cho sự hấp thu Ca ở ruột bị giảm.
1.4.4. Tác hại và triệu chứng
* Những biểu hiện ở hệ thần kinh (xuất hiện sớm nhất)
- Trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, ngủ hay giật mình.
Ra mô hồi nhiều ở vùng trán và gáy kể cả lúc ngủ hoặc mùa lạnh.
Trẻ bị rụng tóc ở phía sau đầu “dấu hiệu chiếu liếm” do trẻ bị ngứa dụi
đầu xuống gối liên tục.
Chậm biết bò, ngồi đứng, đi, chậm móc răng so với lứa tuổi.
* Triệu chứng ở xương (xuất hiện muộn hơn triệu chứng thần kinh 2 – 3
tuần)
- Nếu bệnh còi xương xảy ra vào thời điểm xương nào phát triển thì còi
xương đó có biểu hiện tổn thương rõ rệt nhất.
- Biểu hiện ở xương sọ: hay xảy ra trong 6 tháng đầu sau khi sinh.
- Dấu hiệu mềm xương sọ: khi ta ấn nhẹ vào xương đỉnh, xương chẩm hặc
xương thái dương sẽ thấy xương lõm xuống như ấn vào quả bóng nhựa.
- Bờ thóp mềm, thóp rộng, lâu kín so với lứa tuổi. Xuất hiện bướu như:
bướu trán, bướu đỉnh (thường xuất hiện muộn).
- Xương hàm: xương hàm trên thường úp lên quá quá mức so với hàm
dưới, răng mọc chậm, mọc lộn xộn, dễ bị sâu răng.
- Biểu hiện ở lồng ngực: Khi còi xương xảy ra từ tháng thứ 6 – 9 sẽ dân
tới biến dạng lồng ngực: ngực nhô về trước trông như ngực gà hoặc lép ở trên,
bè ra ở phía dưới trông như “hình cái chuông”.
11


- Biểu hiện ở chi: Khi còi xương xảy ra từ tháng 12 đến 36 tháng. Xương
chân cong hình chữ O hoặc chữ X. Nếu biến dạng trẻ không đi được. Xương
chậu có thể bị hẹp, đối với bé gái thì đây là mối nguy hại cho sinh để sau này.
- Biểu hiện ở cột sống: Gù hoặc vẹo cột sống

- Cơ và dây chăng: Trương lực cơ giảm, dây chằng lỏng lẻo.
- Thiếu máu: Da xanh niêm mạc nhợt, gan, lách to.
1.5. Các biện pháp phòng chống còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ
em trong các trường mầm non.
1.5.1. Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ
Chế độ dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng để đảm bảo cho trẻ được phát
triển tự nhiên. Vậy ta có thể chia theo từng giai đoạn sau:
- Đối với trẻ 0-6 tháng tuổi. Sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng phù hợp
và tốt nhất cho sự phát triển thể chất và trí tuệ của trẻ. Do đó, các mẹ cần phải
luôn đảm bảo chế độ ăn uống của bản thân ăn uống đầy đủ chất, không kiêng
khem. Ăn nhiều các loại thực phẩm có nhiều vitamin D. Để nguồn sửa luôn dồi
dào và đầy đủ dưỡng chất. Các mẹ nên cho trẻ uống sữa nhiều cữ trong ngày
nhằm phòng tránh các vấn đề về đường tiêu hóa của trẻ.
- Đối với trẻ từ 6 tháng tuổi – 12 tháng tuổi: Các mẹ nên cho trẻ tiếp tục
bú sữa mẹ nhằm tăng cường sức đề kháng và đảm bảo trẻ phát triển khỏe mạnh.
Ngoài việc cho trẻ bú sữa, giai đoạn này, các mẹ cũng nên bắt đầu tập cho trẻ ăn
dặm để bổ sung dưỡng chất cần thiết nhằm thúc đẩy sự phát triển trí tuệ và thể
chất. Đối với trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi các mẹ nên cho ăn 1 bữa/ngày bột lỏng
khoảng 100 - 200ml, bé từ 8 – 9 tháng cho ăn 2 bữa/ngày từ 200 ml bột đặc và
tăng lên 3 bữa bột đặc khoảng 200 – 250ml/ngày khi trẻ được 10 – 11 tháng
tuổi.
- Đối với trẻ từ 1- 2 tuổi: Đây là độ tuổi trẻ phát triển mạnh về bàn tay,
bàn chân, đi, chạy, cầm nắm…Nên các mẹ cần phải rất chú trọng đến việc bổ
sung dinh dưỡng cho trẻ là rất quan trọng. Trong bữa ăn của trẻ mẹ cân đảm bảo
12


cung cấp đầy đủ và cân đối bốn dưỡng chất quan trọng: Tinh bột, đạm, rau củ và
chất béo.
- Đối với trẻ từ 2 – 4 tuổi: Trng giai đoạn này cha mẹ cần chú ý chăm sóc

trẻ cẩn thận vì trẻ rất dễ gặp các bệnh về đường hô hấp và tiêu há. Đảm bảo an
toàn, tích cực bổ sung sden và kẽm để bảo vệ đường hô hấp. Các chất sơ Fos và
vitamin A, C, E cần được bổ sung đầy đủ để bảo vệ đường tiêu hóa, tăng cường
Magiê trong bữa ăn của trẻ nhằm kích thích quá trình chuyển hóa năng lượng
cho não, cung cấp đầy đủ vitamin D cho xương chắc, khỏe.
- Đối với trẻ từ 4- 6 tuổi: Từ 0 – 6 tuổi là giai đoạn vàng trong sự phát
triển của trẻ. Vì vậy, các bậc cha mẹ cần hết sức lưu ý đến chế độ dinh dưỡng và
hoạt động của trẻ. Khi lên 6 tuổi não bộ của bé sẽ phát triển gần như hoàn thiện
100% . Mẹ nên chú tâm đến các dưỡng chất cho trí não của trẻ nhằm giúp trẻ
phát triển toàn diện 4 khía cạnh gồm: trí thông minh, vận động, giao tiếp và cảm
xúc. Giai đoạn này trẻ cần các chất như cholin giúp tăng cường trí nhớ, tyrosin,
magiê, Vitamin D và Canxi… Ngoài ra, trẻ cần bổ sung DHA mỗi ngày có trong
trứng, cá vùng biển lanh, rau xanh, quả óc chó…
1.5.2. Tăng cường chăm sóc sức khỏe cho trẻ
- Tăng cường tắm nắng cho trẻ, Ở trường mầm non nhà trường cũng đã tổ
chức vận động ngoài trời cho trẻ hằng ngày một cách đều đắn.
- Nhà trường cũng đã tổ chức khám sức khỏe, cân đo định kỳ nhằm phát
hiện sớm tình trạng suy dinh dưởng thể nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi.
1.5.3. Tăng cường tuyên truyền phòng chống còi xương do thiếu
Vitamin D cho trẻ
Đối với GVMN
- Tập huấn cho giáo viên về cách phòng chống còi xương do thiếu Vitamin D.
- Mời bác sĩ lên triển khai phổ biến về bệnh còi xương.
- Tổ chức hội thi tìm hiểu về bệnh còi xương do thiếu Vitamin D.
Đối với PHHS
- Chăm sóc sức khỏe bà mẹ mang thai
- Dinh dưỡng hợp lý cho trẻ từ 0 – 6 tuổi.
13



- Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ.
- Uống bổ sung canxi cho trẻ.
1.6. Kết luận chương 1
Trong chương 1 chúng tôi đã trình bày những vấn đề lý luận quan trọng
về bệnh còi xương do thiếu vitamin D.

Chương 2
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHÒNG CHỐNG CÒI XƯƠNG DO THIẾU
VITAMIN D CHO TRẺ Ở TRƯỜNG MẦM NON
2.1. Vài nét về địa bàn điều tra :
Trường mầm non Hoa Mai nằm trên địa bàn Phường Thống nhất thuộc
Thị xã Buôn Hồ, tỉnh Đăk Lăk, đây là một trong những Phường có kinh tế ổn
định.
Trường mầm non Hoa Mai với tổng diện tích……..có ….lớp học. có tổng
số học sinh là: 235 cháu trong đó: 127 bé trai, 108 bé gái và có 65 bé là dân tộc
thiểu số. Nhà trường có 24 giáo viên và 04 cấp dưỡng.
2.2. Khái quát về điều tra thực trạng
2.2.1. Mục đích và nhiệm vụ :
Mục đích : Nghiên cứu thực trạng công tác phòng chống còi xương do
thiếu Vitamin D cho trẻ tại trường mầm non, trên cơ sở những ưu điểm và tồn tại
của thực trạng, đề xuất một số ya kiến phù hợp nhằm tăng cường hiệu quả công
tác phòng chống còi xương do thiếu Vitamin D.
Nhiệm vụ :
- Tìm hiểu thực trạng cơ sở vật chất của nhà trưởng
- Tìm hiểu thực trạng quản lý giáo viên.
- Điều tra trình độ của giáo viên mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng nhận thức của giáo viên mầm non về các biện pháp
phòng chống còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ.
14



- Tìm hiểu thực trạng chế độ sinh hoạt hằng ngày của trẻ.
- Tìm hiểu công tác dinh dưỡng phòng chống còi xương cho trẻ ở trường
mầm non.
- Tìm hiểu thực trạng cân đo, khám sức khỏe định kỳ để phát hiện sớm trẻ
bị suy dinh dưỡng nhẹ cân và suy dinh dưỡng thể thấp còi.
- Tìm hiểu thực trạng phối hợp giữa nhà trường và phụ huynh.
- Tìm hiểu công tác y tế học đường trong việc khám định kỳ, theo dõi sự
phát triển của trẻ.
2.2.2 Phương pháp và đối tượng nghiên cứu

STT
1
2
3

PHƯƠNG PHÁP
PP phỏng vấn
PP điều tra bằng phiếu An két

ĐỐI TƯỢNG
10 GVMN
50 PHHS

PP quan sát

24 GVMN
Quan sát giờ ăn, các hoạt động
chăm sóc sức khỏe


2.3. Kết quả thục trạng.
Để điều tra thực trạng về phòng chống bệnh còi xương ở trẻ do thiếu
Vitamin D ở trường mầm non Hoa Mai. Tôi đã sử dụng một số câu hỏi sau:
2.3.1. Thực trạng cơ sở vật chất của nhà trường.
Câu hỏi: Cơ sở vật là một yếu tố quan trọng trong việc giáo dục, chăm
sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ nói chung và phòng chống bệnh còi xương nói
riêng. Theo cô điều kiện của nhà trường có đáp ứng yêu cầu không?
A. Có

B. Chưa đáp ứng

C. Không đáp ứng

Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả thu được
Bảng 1: Thực trạng về cơ sở vật chất.

STT

24

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ

GVMN
A
20/24 (83%)


B
4/20 (17%)

C
0

15


Qua kết quả điều tra cho thấy hơn 80 % GV trong trường cho rằng cơ sở
vật chất của nhà trường đáp ứng việc giáo dục, chăm sóc cho trẻ. Đảm có đầy đủ
Phòng học, bếp, vệ sinh và đồ dùng học tập cho trẻ. Có sân trường rộng rãi,
thoáng mát, sạch sẻ, có cây xanh đảm bảo cho sân trường luôn có không khí tươi
mát, sạch sẻ. Bếp được xây dựng tách biệt với khu học tập của các cháu, xa nhà
vệ sinh, đảm bảo vệ sinh và an toàn thực phẩm.
Tuy nhiên, Do điều kiện chung của các trường trên địa bàn Thị xã Buôn
Hồ nhà trường vẫn chưa xây dựng được phòng ăn, phòng ngủ riêng. Việc ăn,
ngủ của các em đều diễn ra trong phòng học. Đây là một cái vấn đề mà nhà
trường cần khắc phục nhằm nâng cao chất lượng giáo dục của trường.
2.3.2. Thực trạng quản lý giáo viên
Câu hỏi: Theo cô cán bộ quản lý đã làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra,
chỉ đạo công việc chăm sóc sức khỏe phòng bệnh nói chung cho trẻ chưa?
A. Tốt

B. Chưa tốt

C. Chưa tốt

Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.

Kết quả đạt được:
Bảng 2: Ý kiến của giáo viên về công tác kiểm tra, thanh tra, chỉ đạo công
việc chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ.
Tổng số phiếu
24

Ý kiến
A
18/24 (75%)

B
6/20 (25%)

C
0

Qua kết quả điều tra cho thấy có khoảng 75% Gv cho rằng cán bộ quản lý
đã làm tốt công tác kiểm tra, thanh tra, chỉ đạo việc chăm sóc sức khỏe, phòng
bệnh cho học sinh và có khoảng 25 % Gv cho rằng công tác này chưa tốt. Qua
điều tra cho thấy, Việc kiểm tra, thanh tra được tổ chức định kỳ 1 lần/ 1 tháng, 1
học kỳ 1 lần và kiểm tra đột xuất nhưng kiểm tra nhiều nội dung về giáo dục,
hoạt động vui chơi, việc sử dụng đồ dùng dạy học, chăm sóc và rèn luyện thể
chất học sinh… do kiểm tra, thanh tra một lúc nhiều nội dung như vậy nên hiệu
quả chưa cao, đôi lúc còn mang tính hình thức.
16


Cán bộ quản lý thường xuyên nhắc nhở giáo viên trong họp giao ban đầu
tuần về việc tăng cường chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ, đặc biệt là
những đợt thời tiết thay đổi trẻ dễ ốm, những đọt có dịch cảm cúm… Tuy nhiên,

đối với bệnh còi xương ở trẻ do thiếu Vitamin D thì chủ yếu được bàn trong các
dịp sinh hoạt chuyên đề của Gv. Đây cũng là một điều dễ hiểu vì nhà trường
phải thực hiện rất nhiều nhiệm vụ không có thời gian để các cô sinh hoạt chuyên
đề với những nội dung phong phú và đa dạng.
Hiện nay nhà trường cũng đang nổ lực để tìm ra một giải pháp hữu ích
nhằm nâng cao chất lượng Giáo dục của trường.
2.3.3. Thực trạng trình độ chuyên môn của giáo viên.
Bảng 3: Thực trạng về trình độ chuyên môn của gióa viên
STT

Trình độ chuyên môn

Số lượng

Tỷ lệ

1
2
3
4

GVMN
ĐH Sư phạm MN
CĐ Sư phạm MN
TC Sư phạm MN
Sơ cấp Sư phạm MN

18
6
0

0

75%
25%
0
0

Qua bảng kết quả Bảng 3 cho thấy 100% giáo viên đạt chuẩn và trên
chuẩn đúng theo quy định của ngành đối với GVMN. Nhà trường có Gv trẻ tuổi
năng động, hăng hái trong các phong trào thi đua dạy tốt, chăm sóc tốt mà ngành
đã đưa ra. Tập thể giáo viên đoàn kết, thường xuyên trao đổi kinh nghiệm giảng
dạy, kinh nghiệm chắm sóc trẻ của nhau nhằm nâng coa trình độ nghiệp vụ, nâng
cao chất lượng GDMN.
Nhà trường không ngừng tạo điều kiện và khuyến khích GV tự học tập
nhằm nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và tu dưỡng đạo đức nhà giáo.
2.3.4. Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết phải phòng
chống còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ mầm non.
Câu hỏi: Bàn về việc phòng chống bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ
mầm non, có những ý kiến.
A. Rất cần thiết
17


B. Cần thiết
C. Không cần thiết
Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 4: Thực trạng về phòng chống bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ

Tổng số GV

24

A
22/24 (75%)

Ý kiến
B
2/24 (25%)

C
0

Qua kết quả điều tra trên cho thấy gần 100% GV cho rằng việc phòng
chống bệnh còi xương cho trẻ do thiếu vitamin D là rất cần thiết tại các trường
mầm non. Nhận thức được đieều này nên nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe, phòng
bệnh cho trẻ nói chung và bệnh còi xương nói riêng được các GV thực hiện một
cách nghiêm túc. Dinh dưỡng hằng ngày cho các cháu luôn được chú trọng.
2.4.5 Thực trạng nhiệm vụ phòng chống bệnh còi xương do thiếu
vitamin D ở trẻ mầm non.
Câu hỏi: Trong các nhiệm vụ phòng chống bệnh còi xương do thiếu vitamin D
thì nhiệm vụ nào là quan trọng nhất? Cô đã thực hiện được nhiệm vụ nào sau
đây?
A. Bảo vệ tính mạng, sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ.
B. Đảm bảo việc ăn uống có giờ giấc, đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ.
C. Giáo dục nếp sống có giờ giấc, có thói quen vệ sinh cá nhân.
Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 5: Ý kiến của giáo viên về nhiệm vụ phòng chống bệnh còi xương.
Tổng số GV


Ý kiến

Ý1
Ý2
A
4/24 (17%)
22/24 (91%)
B
20/24 (83%)
20/24 (83%)
C
0/24 (0%)
22/24 (91%)
Qua số liệu điều tra trên cho thấy tất cả Gv đều đặt nhiệm vụ đảm bảo chế
độ ăn uống đúng giờ giấc và đầy đủ chất dinh dưỡng cho trẻ đặt lên hàng đầu.
18


Coi đó là nhiệm vụ quan trọng nhất trong công tác phòng chống bệnh còi xương
do thiếu vitamin D ở trẻ. Cùng với nhiệm vụ đó, hai nhiệm trên cũng được GV
quan tâm thực hiện. Qua phỏng vấn trực tiếp thì Gv cho rằng: “Bảo vệ tính
mạng, sức khỏe, đảm bảo sự tăng trưởng hài hòa cho trẻ đây là nhiệm vụ quan
trọng nhất của GV chúng tôi. Tuy nhiên ở đây chúng ta lại đang nói đến vấn đề
phòng chống bệnh còi xương nên chúng tôi cho rằng việc đảm bảo ăn uống và
chất dinh dưỡng cho các cháu là quan trọng nhất”. Do khả năng nhận thức còn
hạn chế của trẻ cho nên trẻ không nhận thức được tầm quan trọng của việc phải
ăn đầy đủ chất dinh dưỡng , phải nghỉ ngơi đúng giờ giấc cũng như các thói
quen vệ sinh cá nhân.
2.3.6. Thực trạng chế độ sinh hoạt hàng ngày cho trẻ mẫu giáo.
2.3.6.1. Thực trạng đảm bảo sinh hoạt hợp lý của trẻ

Câu hỏi: Theo cô nhà trường đã đảm bảo chế độ sinh hoạt hợp lý cho trẻ chưa?
A. Đảm bảo

B. Chưa đảm bảo

C. không đảm bảo

Kết quả thu được:
Bảng 6: Ý kiến của Giáo viên mầm non về thực trạng đảm bảo chế độ sinh hoạt
của trẻ.
Tổng số GV

Ý kiến

A
B
C
24
21/24 (87.5%)
2/24 (12.5%)
0
Theo kết quả điều tra cho thấy khoảng 87.5% GV cho rằng chế độ sinh
hoạt được xây dựng và thực hiện hoàn toàn phù hợp với trẻ. 12.5% còn lại cho
rằng chưa phù hợp với trẻ. Theo thực tế quan sát tôi thấy rằng nhà trường đã xây
dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt phù hợp với tâm, sinh lý của trẻ và phù hợp
với điều kiện thực tiễn của địa phương.
Các hoạt động vui chơi, giải trí, thể dục, ăn ngủ, nghỉ ngơi của trẻ được tổ
chức thực hiện một cách chu đáo và đầy đủ.
Mặc dù GV đã tổ chức thực hiện hiện chế độ sinh hoạt của trẻ khá nghiêm
túc theo kế hoach đã định sẵn nhưng khi thực còn gặp một số khó khăn như:

GV phải tách trẻ thành 2 nhóm để tiện cho việc quan sát trẻ. Nhiều trẻ khó ngủ
19


trưa hoặc một số trẻ chưa thể tự ăn được…việc tách nhóm sẽ giúp GV dễ dàng
hơn trong việc chăm sóc trẻ.
Hằng ngày trẻ được nhà trường tổ chức vận động ngoài trời đều đắn vào
đầu giờ buổi sáng, giữa buổi sáng và cuối buổi chiều nhàm đảm bảo cho trẻ có
thể hấp thu được vitamin D từ ánh nắng mặt trời giúp xương phát triển chắc,
khỏe.
2.3.6.2. Thực trạng tổ chức cho trẻ ăn.
Câu hỏi: Theo cô nhà trường đã xây dựng và thực hiện thực đơn phù hợp với trẻ
chưa?
A. Phù hợp

B. Chưa phù hợp

C. Không phù hợp

Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả đạt được:
Bảng 7a: Ý kiến của GVMN về dinh dưỡng cho trẻ.
Tổng số GV

Ý kiến

A
B
C
24

21/24 (87.5%)
2/24 (12.5%)
0
Dinh dưỡng có vai trò hết sức quan trọng đối với sự phát triễn thể chất
của trẻ. Thiếu dinh dưỡng là một trong những nguyên nhân dẫn đến còi xương ở
trẻ. Vì vậy, GV rất chú trọng đến việc đảm bảo thực đơn ăn uống cho trẻ. Theo
thực tế quan sat tôi thấy thực đơn của các cháu được chia thành 2 mùa đó là:
mua lạnh và mùa nóng. Thực đơn của trẻ có đầy đủ chất dinh dưỡng, giàu
vitamin, nguồn thực phẩm đa dạng và được chế biến thành các món ăn rất đa
dạng phù hợp với trẻ, các món được chế biến đảm bảo vệ sinh, phù hợp với khả
năng tiêu hóa của trẻ. Nhưng đôi lúc món ăn chưa thực sự phù hợp, đặc biệt là
món canh, nhà trường rất ít khi cho trẻ ăn rau chủ yếu nấu canh từ các củ, quả
như: bí đỏ, bí đao, carot, khoai tây…Nhà trường cần phải đảm bảo thực đơn của
trẻ để đảm bảo đầy đủ, hài hòa các chất dinh dưỡng cho trẻ.
Câu hỏi 2: Trong khi tổ chức cho trẻ ăn cô đã thực hiện những yêu cầu
nào xin cô hãy khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
A. Khẩu phần ăn hợp lý, trẻ ăn hết suất.
B. Cho trẻ ăn đúng giờ, tạo không khí thoải mái trong phòng ăn.
20


C. Đảm bảo vệ sinh trong ăn uống
D. Giáo dục hành vi và thói quen có văn hóa khi ăn.
Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 7b: Ý kiến của Giáo viên mầm non về việc tổ chức cho trẻ ăn.
Tổng số GV

Ý kiến
A

B
C
D
24
20/24 (87.5%)
19/24 (12.5%)
22/24
17/24
Qua số liệu điều tra cho thấy GV đã rất coi trọng tầm quan trọng của việc

ăn uống nên GV đã thực hiện nghiêm túc những yêu cầu trong việc tổ chức ăn
uống cho trẻ. Hướng dẫn trẻ ăn uống hợp vệ sinh, gần như tất cả GV đều làm tốt
công tác vệ sinh phòng học cho trẻ trước khi ăn. GV cho trẻ ăn đúng giờ, tạo
không khí thoải mái cho trẻ trong phòng ăn và động viên trẻ ăn hết suất của
mình. Bên cạnh đó thì việc giáo dục hành vi thói quen có văn hóa cho trẻ khi ăn
cũng được quan tâm thực hiện.
Theo thực tế quan sát tôi thấy rằng bữa cơm của trẻ được chuẩn bị rất chu
đáo. Thực đơn của trẻ được lên phù hợp với trẻ theo từng độ tuổi. Từ khâu lấy
lương thực, thực phẩm đều được lựa chọn kỹ lưỡng và đảm bảo vệ sinh an toàn
thực phẩm. Nhà bếp luôn sạch sẽ được nhà trường xây dựng cách biệt với khu
học tập của trẻ và xa nhà vệ sinh. Các cô cấp dưỡng đảm bảo khỏe mạnh và
được khám sức khỏe định kỳ khi nấu ăn phải đảm bảo vệ sinh để đề phòng bệnh
lây nhiễm trong quá trình chế biến đồ ăn cho trẻ.
Trước khi ăn Gv chuẩn bị phòng ăn sạch sẽ, bàn ghế được sắp xếp thuận
tiện cho việc đi lại, đứng lên, ngồi xuống, mỗi bàn đều có đĩa đựng thức ăn thừa,
có khăn tay, khăn lau bàn riêng. GV nhắc nhở, hướng dẫn trẻ rửa tay trước khi
ăn và ngồi vào đúng vị trí của mình cho việc quan sát của cô thuận tiện hơn.
Trẻ được GV dạy mời cô giáo và các bạn trước khi ăn, trẻ biết ăn đúng suất của
mình. Một số trẻ còn nói chuyện, chơi đùa, giành đồ ăn của nhau được các cô
nhắc nhở nghiêm túc trong giờ ăn. Số trẻ ăn chậm được các cô bón cho ăn,

những trẻ biếng ăn được các cô động viên ăn hết suất của mình. Nhưng nhiều
21


khi trẻ vẫn không ăn hết suất của mình. Sau khi ăn trẻ tự biết lau tay, miệng,
uống nước và chuyển sang hoạt động khác.
Tuy nhiên do số lượng trẻ nhiều, khả năng tự phục vụ của trẻ còn hạn chế
nên đôi khi GV chưa thể quán xuyết hết cả lớp. Một số trẻ yếu còn làm rơi vãi
đồ ăn trên sàn nhà.
2.3.6.3. Thực trạng tổ chức cho trẻ ngủ
Câu hỏi: Cô đã thực hiện được những yêu cầu nào sau đây khi tổ chức cho trẻ
ngủ?
A. Vệ sinh phòng ngủ
B. Đúng giờ và đủ giấc
C. Tạo tâm lý thoải mái cho trẻ trước và trong khi ngủ
D. GV luôn quan sát và theo dõi trẻ trong quá trình ngủ
Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả đạt được
Bảng 8: Ý kiến của Giáo viên về việc tổ chức cho trẻ ngủ tại trường mẫu giáo.
Tổng số
GV
24

Ý kiến
A

B

C


D

23/24

20/24

19/24

20/24

(95.8%)

(83%)

(79%)

(83%)

Qua phiếu điều tra và thực tế quan sát tôi thấy rằng GV rất quan tâm đến
giấc ngủ của trẻ, 100% GV đã vệ sinh phòng ngủ trước khi cho trẻ ngủ, chuẩn bị
chăn, chiếu gối cho trẻ phù hợp với thời tiết. Việc cho trẻ ngủ đúng giờ, đúng
giấc được thực hiện khá tốt 83%.
Một số trẻ ngủ chưa đủ giấc là do trẻ khó đi vào giấc ngủ, ở nhà trẻ
không có thói quen ngủ trưa hoặc trẻ đã ngủ quá nhiều khi ở nhà hay trẻ yếu
thường thấy khó chịu trong người ngủ không say giấc…Để khắc phục tình trạng
này theo tôi GV cần tách trẻ ra để không làm ảnh đến giấc ngủ của những trẻ
khác và tiện cho việc theo dõi, chăm sóc.
2.3.7. thực trạng phối hợp với gia đình trong việc phòng chống bệnh
còi xương do thiếu vitamin D ở trẻ.
22



Câu hỏi: Theo cô công tác phối hợp phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh
trong việc phòng chống bệnh còi xương ở trẻ do thiếu vitamin D ở trường đã tốt
chưa?
A. Tốt

B. Chưa tốt

c. Không tốt

Cô đồng ý với ý kiến nào thì khoanh tròn vào chữ cái đầu dòng.
Kết quả thu được:
Bảng 9: Ý kiến của giáo viên phối hợp giữa nhà trường với phụ huynh
Tổng số GV

Ý kiến

A
B
C
24
17/24 (70.8%)
19/24 (29.2%)
0
Theo số liệu thống kê cho thấy có khoảng 70% Gv cho rằng đã phối hợp
tốt với phụ huynh trong việc phòng chống còi xương ở trẻ do thiếu vitamin ở
trường. khoảng 30% còn lại cho rằng thực hiện việc phối hợp chưa tốt.
Tìm hiểu nguyên nhân bằng cách phỏng vấn trực tiếp thu được kết quả sau:
Phần lớn phụ huynh học sinh làm nghề nông và họ cũng chưa có sự hiểu biết nhiều

về bệnh còi xương do thiếu Vitamin D ở trẻ. Nhà trường cũng đã tổ chức tuyên
truyền cho các bà mẹ trẻ nhưng một số phụ huynh lại không tham gia.
2.3.8. Thực trạng sức khỏe của trẻ em tại trường mẫu giáo
Căn cứ vào chỉ tiêu đánh giá sức khỏe chung của trẻ pử trường mầm non,
theo kết quả khám sức khỏe định kỳ của trẻ ở trường mầm non Hoa Mia như
sau.
Bảng 10: Bảng theo dõi sức khỏe của trẻ trong toàn trường năm học 2016 – 2017.

Tên

Tháng

Tổng số

trường

năm

trẻ

Trường

10/2016
03/2017

thường

thể nhẹ

Béo

phì

Còi xương
Bình
SDD
thường

Thể

cân

thấp

240

224

16

235

93.3%
222

6.7%
10

94.5%

5.5


mầm non
Hoa Mai

Cân nặng
Bình
SDD

0

223

Còi
17

0

93%
220

7.0%
12

94%

6.0%
23


Qua bảng số liệu theo dõi sức khỏe định kỳ của trẻ trong năm học 2016 –

2017 chúng ta thấy rằng. Có khoảng 94% số trẻ bình thường và 6% còn lại là trẻ
suy dinh dưỡng, thấp còi. Trong công tác giáo dục, chăm sóc của nhà trường bên
cạnh những kết quả đạt được vẫn có những điểm hạn chế nhất định cần phải có
một số biện pháp cụ thể để khắc phục. Giáo viên cần quan tâm hơn nữa đến việc
chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh, tăng cường chăm sóc dinh dưỡng cho trẻ nhằm
giảm tỷ lệ trẻ bị còi xương. Giáo viên mầm non cần ý thức tầm quan trọng của
phòng chống còi xương ở trẻ do đó nhà trường cần tăng cường hơn nữa việc liên
hệ với gia đình để các bậc phụ huynh có những nhận thức đúng và thấy được sự
cần thiết phải phòng bệnh còi xương ở trẻ. Để phòng bệnh còi xương do thiếu
vitamin D ở trẻ cần phải có sự kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường và các bậc phụ
huynh, xây dựng cho trẻ một chế độ sinh hoạt hợp lý,cung cấp đầy đủ chất dinh
dưỡng và những vi chất cần thiết cho hệ xương của trẻ. Nhà trường cần phải tổ
chức khám sức khỏe định kỳ cho trẻ để kịp thời điều chỉnh chế độ dinh dưỡng
và sinh hoạt cho trẻ kịp thời. Nhà trường chính là ngồi nhà thứ hai của trẻ là
người chăm sóc trẻ thay những người cha người mẹ của trẻ nên nhà trường cần
tăng cường hơn nữa về công tác chăm sóc sức khỏe, giáo dục thể chất cho trẻ,
kiểm tra sức khỏe định kỳ cho trẻ một cách đều đặn, đảm bảo chế độ ăn uống
của trẻ hợp lý và đầy đủ chất dinh dưỡng, không ngừng nâng cao trình độ
chuyên môn nghiệp vụ của giáo viên và nhân viên của nhà trường nhằm đảm
bảo việc dạy tốt và chăm sóc tốt ở nhà trường.
PHẦN C : KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ KIẾN NGHỊ SƯ PHẠM
1. Kết luận
Để giúp trẻ phát triển một cách toàn diện thì chúng cần phải coi trọng việc
chăm sóc sức khỏe, phòng bệnh cho trẻ. Trẻ ở tuổi mầm non là giai đoạn phát
triển quan trọng, tốc độ tăng trưởng, phát triển cơ thể đang diễn ra mạnh mẽ,
trong khi sức đề kháng của trẻ còn yếu, rất nhạy cảm với tác động của môi
trường bên ngoài. Nếu trẻ không được chăm sóc và giáo dục một cách hợp lý có
thể dẫn tới những thiếu sót, phát triển mất cân đối, khó khắc phục về sau. Do đó,
24



×