Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

Thực hiện chính sách việc làm cho TN từ thực tiễn tỉnh Quảng Nam (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (774.8 KB, 66 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

HÀ NỘI, năm 2018


VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN THỊ NGỌC THẢO

THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
TỪ THỰC TIỄN TỈNH QUẢNG NAM

Chuyên ngành: Chính sách công
Mã số: 834.04.02

LUẬN VĂN THẠC SĨ CHÍNH SÁCH CÔNG

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:
PGS.TS. HỒ VIỆT HẠNH


HÀ NỘI, năm 2018


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Thanh niên (TN) là lực lượng quan trọng giữ vai trò xung kích trong
việc thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng an ninh. Nhận
thức sâu sắc về vai trò, vị trí của TN đối với tương lai của đất nước, Chủ tịch
Hồ Chí Minh và Đảng ta luôn quan tâm đến nhiệm vụ bồi dưỡng các thế hệ
thanh niên Việt Nam. Chăm lo giáo dục, bồi dưỡng và phát triển TN vừa là
mục tiêu, vừa là động lực bảo đảm cho sự ổn định và phát triển của đất nước,
tại Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X đã ban
hành Nghị quyết số 25-NQ/TW, ngày 25-7-2008 về “Tăng cường sự lãnh đạo
của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa” đã chỉ rõ nhiệm vụ: Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc
làm, tăng thu nhập và cải thiện đời sống cho TN.
Từ nhận thức nêu trên, thời gian qua, Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều
chính sách phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực trẻ. Đối với
địa phương tỉnh Quảng Nam, các cấp ủy Đảng, chính quyền cũng đã quan tâm
đến chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn tỉnh, qua đó, tỉnh Quảng Nam đã
đầu tư cho các cơ sở dạy nghề, chuyển giao tiến bộ khoa học - công nghệ
(KH-CN) vào sản xuất, nhờ đó nhiều cơ hội việc làm được tạo ra để giải
quyết lao động tại chỗ, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế- xã hội (KT-XH),
rút ngắn khoảng cách giàu nghèo giữa thành thị và nông thôn, giảm sức ép lao
động di chuyển tự do về các thành phố lớn, phân bổ cơ cấu lao động hợp lý
hơn, giảm các tệ nạn xã hội, góp phần củng cố, ổn định hệ thống chính trị.
Tuy nhiên, trên thực tế công tác giải quyết việc làm cho TN còn nhiều
bất cập, nạn thất nghiệp và thiếu việc làm, thiếu định hướng nghề nghiệp, khó
khăn trong tiếp cận việc làm, quan hệ cung cầu trong lao động TN đang mất
1



cân đối.... Do vậy, việc định hướng nghề nghiệp, tạo việc làm, giảm thiểu tình
trạng thất nghiệp cho TN hiện nay đang là một vấn đề cấp bách, cần phải
được giải quyết, muốn giải quyết tốt vấn đề này đòi hỏi sự quan tâm, cộng
đồng trách nhiệm của các cấp, các ngành, các chủ thể xã hội liên quan.
Từ những khó khăn trong công tác giải quyết việc làm cho TN như đã
nêu ở trên, học viên chọn đề tài “Thực hiện chính sách việc làm cho TN từ
thực tiễn tỉnh Quảng Nam” để làm luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ chuyên ngành
Chính sách công.
2. Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
Qua quá trình tham khảo tài liệu phục vụ cho luận văn, trong thời gian
qua ở Việt Nam đã có nhiều công trình nghiên cứu đến vấn đề việc làm, giải
quyết việc làm dưới nhiều góc độ khác nhau, có thể nêu một số đề tài sau:
- Luận văn Thạc sĩ của Đặng Thị Phương Thảo, Học viện Chính trị Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh (2010) “Việc làm cho TN trong quá trình
CNH, HĐH ở Việt Nam”.
- Bài viết của Thạc sĩ Nguyễn Thúy Hà (2013) về “Chính sách việc
làm: thực trạng và giải pháp”. Bài viết tập trung nghiên cứu thực trạng, tình
hình việc làm ở nước ta từ đó đưa ra những giải pháp cơ bản trong quá trình
thực hiện chính sách lao động , việc làm ở nước ta trong những năm tới, đáp
ứng yêu cầu cơ cấu lại và sử dụng hợp lý nguồn lực lao động xã hội để phát
triển kinh tế nước ta, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công
bằng, văn minh.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành Quản lý công của Đinh Nguyên Vũ
(2016) về “Quản lý nhà nước về tạo việc làm cho TN nông thôn tại tỉnh
Quảng Nam”. Luận văn này tập trung nghiên cứu những vấn đề có tính lý
luận và thực tiễn công tác quản lý nhà nước về tạo việc làm cho TN nông thôn
ở tỉnh Quảng Nam hiện nay, đặc biệt nâng cao khả năng nghiên cứu và phục
2



vụ cho công tác quản lý nhà nước nói chung, tạo việc làm cho TN nông thôn
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam nói riêng.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của Lại Hữu Bình
(năm 2017) về “ Thực hiện chính sách việc làm cho TN từ thực tiễn thị xã Sơn
Tây, thành phố Hà Nội”. Luận văn này đã tập trung vào việc đánh giá tình
hình thực hiện chính sách việc làm cho TN ở thị xã Sơn Tây thời gian qua, từ
đó đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả chính sách việc làm cho TN ở nước
ta hiện nay.
- Luận văn thạc sĩ chuyên ngành chính sách công của Huỳnh Văn Tám
(2017) về “Giải pháp chính sách đào tạo nghề và tạo việc làm cho TN từ thực
tiễn thành phố Đà Nẵng”. Luận văn tập trung vào nghiên cứu lý luận và thực
tiễn về giải pháp chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm đối với TN. Qua đó
đánh giá những việc làm được, những hạn chế về chính sách đào tạo nghề và
tạo việc làm cho TN trên địa bàn thành phố Đà Nẵng thời gian qua, từ đó đưa
ra những giải pháp về chính sách đào tạo nghề, tạo việc làm cho TN tại thành
phố Đà Nẵng đến năm 2025.
- Ngoài những tài liệu mà học viên đã tiếp cận như đã nêu ở trên, các
bài viết về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm nói chung và cho TN nói riêng
ở những cách tiếp cận khác nhau được đăng tải trên các trang website, cổng
thông tin điện tử của các sở, ban, ngành, các địa phương, đơn vị và các tạp
chí, trang tin …..
Mặc dù đã có nhiều bài viết về vấn đề việc làm, giải quyết việc làm cho
TN ở nhiều góc độ, nhiều địa phương khác nhau, tuy nhiên hiện nay chưa có
một luận văn nào nghiên cứu nội dung việc thực hiện chính sách việc làm cho
TN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam một cách cơ bản, toàn diện và có hệ thống.

3



3. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và thực trạng quá trình thực hiện chính
sách việc làm cho TN tại tỉnh Quảng Nam từ đó đề xuất được một số giải
pháp nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách việc làm cho TN trên địa bàn
tỉnh Quảng Nam.
3.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Làm sáng tỏ về mặt lý luận: khái niệm việc làm, chính sách việc làm,
thực hiện chính sách việc làm cho TN; nội dung các bước trong tổ chức thực
hiện chính sách việc làm cho TN; các yếu tố ảnh hưởng đến thực hiện chính
sách việc làm cho TN.
- Đánh giá làm rõ thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho TN tại
tỉnh Quảng Nam; chỉ rõ ưu điểm, hạn chế, bất cập và những nguyên nhân của
các hạn chế, bất cập.
- Đề xuất giải pháp chủ yếu nâng cao hiệu quả thực hiện chính sách
việc làm cho TN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Chính sách việc làm cho TN trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.
4.2. Phạm vi nghiên cứu
+ Về không gian: trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
+ Về thời gian: từ năm 2011 đến nay
5. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Trong quá trình làm luận văn, học viên nghiên cứu dựa trên cơ sở lý
luận của Chủ nghĩa Mác -Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; các nội dung quan
điểm, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với công tác TN, trong đó có
4



chính sách việc làm cho TN.
5.2. Phương pháp nghiên cứu
Tác giả luận văn dựa vào các phương pháp như: phân tích, tổng hợp, so
sánh, thống kê để giải quyết các vấn đề đặt ra.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
6.1. Ý nghĩa lý luận
Góp phần cung cấp những vấn đề có tính lý luận về thực hiện chính
sách việc làm cho TN tỉnh Quảng Nam.
6.1. Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở phân tích thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho TN
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, từ đó đề xuất được những phương pháp nhằm
làm tốt việc thực hiện chính sách việc làm cho TN trong thời gian tới, góp
phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh quốc phòng, kinh tế, xã hội trên địa
bàn tỉnh.
7. Kết cấu của luận văn
Chương 1. Những vấn đề lý luận về thực hiện chính sách việc làm cho
thanh niên
Chương 2. Thực trạng thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam trong giai đoạn hiện nay.
Chương 3. Nội dung các giải pháp nhằm thực hiện có hiệu quả việc
thực hiện chính sách việc làm cho thanh niên trên địa bàn tỉnh Quảng Nam
thời gian tới.

5


CHƯƠNG 1
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ THỰC HIỆN CHÍNH SÁCH
VIỆC LÀM CHO THANH NIÊN
1.1. Hệ thống các khái niệm cơ bản

1.1.1. Khái niệm việc làm
Trước tiên muốn hiểu khái niệm cụm từ “việc làm”, chúng ta phải tìm
hiểu khái niệm của cụm từ “lao động” vì giữa chúng có mối quan hệ mật thiết
với nhau.
“Lao động” là hoạt động cần thiết và gắn chặt với lợi ích của con người
bởi vì lao động là một hoạt động không thể thiếu được của con người. Bản
thân mỗi con người trong nền sản xuất xã hội đều chiếm những vị trí nhất
định, mỗi vị trí mà người lao động chiếm giữ trong hệ thống sản xuất xã hội
với tư cách là một sự kết hợp của các yếu tố khác trong quá trình sản xuất
được gọi là chỗ làm hay việc làm.
Như vậy, việc làm là một phạm trù tồn tại khách quan trong nền sản
xuất xã hội, phụ thuộc vào các điều kiện hiện có của nền sản xuất. Người lao
động được coi là có việc làm khi chiếm giữ một vị trí nhất định trong hệ
thống sản xuất của xã hội. Nhờ có việc làm mà người lao động mới thực hiện
được quá trình lao động tạo ra sản phẩm cho xã hội, cho bản thân.
Như vậy, một hoạt động được coi là việc làm khi có những đặc điểm
sau: Đó là những công việc mà người lao động nhận được tiền công, đó là
những công việc mà người lao động thu lợi nhuận cho bản thân và gia đình,
hoạt động đó phải được pháp luật thừa nhận.
Ở Việt Nam, khái niệm việc làm đã được quy định tại Điều 13 của Bộ
luật lao động: “Mọi hoạt động lao động tạo ra nguồn thu nhập không bị pháp
luật cấm đều được thừa nhận là việc làm”.
6


1.1.2. Khái niệm chính sách việc làm cho thanh niên
1.1.2.1. Khái niệm chính sách việc làm
* Chính sách:
Theo Từ điển tiếng Việt thì “chính sách” là “sách lược và kế hoạch cụ
thể nhằm đạt một mục đích nhất định, dựa vào đường lối chính trị chung và

tình hình thực tế mà đề ra”.
Theo Vũ Cao Đàm thì “chính sách là một tập hợp biện pháp được thể
chế hóa mà một chủ thể quyền lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo
sự ưu đãi một hoặc một số nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của
họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát triển
của một hệ thống xã hội”.
* Chính sách công:
Theo PGS. TS Nguyễn Khắc Bình: “Chính sách công là những hành
động ứng xử của Nhà nước với các vấn đề phát sinh trong đời sống cộng
đồng, được thể hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, nhằm thúc đẩy xã hội
phát triển theo định hướng”.
Theo PGS.TS Đỗ Phú Hải: “Chính sách công là một tập hợp các quyết
định chính trị có liên quan của Đảng và Nhà nước nhằm lựa chọn các mục
tiêu cụ thể và giải pháp thực hiện giải quyết các vấn đề xã hội theo mục tiêu
tổng thể đã xác định”
Theo PGS.TS Hồ Tấn Sáng, Nguyễn Thị Tâm: “ Chính sách công là
định hướng hành động do nhà nước lựa chọn để giải quyết những vấn đề phát
sinh trong đời sống cộng đồng phù hợp với thái độ chính trị trong mỗi thời kỳ
nhằm giữ cho xã hội phát triển theo định hướng [19, tr.15].
Trên cơ sở tham khảo các cách tiếp cận khác nhau về chính sách công,
có thể đi đến quan niệm: “Chính sách công là những quyết định của chủ thể
được trao quyền lực công nhằm giải quyết những vấn đề vì lợi ích của cộng
7


đồng” [12, tr.6].
* Chính sách việc làm
Từ những khái niệm nêu trên, có thể hiểu chính sách việc làm như sau:
“Chính sách việc làm là tổng thể các quan điểm, chủ trương, mục tiêu, giải
pháp và công cụ nhằm sử dụng lực lượng lao động và tạo việc làm cho lực

lượng lao động đó”.
1.1.2.2. Thực hiện Chính sách việc làm cho thanh niên
* Thanh niên là gì?
Theo Luật Thanh niên Việt Nam năm 2005: “Thanh niên là công dân
Việt Nam từ mười sáu tuổi đến ba mươi tuổi”.
* Thực hiện chính sách là gì?
Theo PGS.TS. Nguyễn Khắc Bình: “Thực hiện chính sách là toàn bộ
quá trình chuyển hóa ý chí của chủ thể trong chính sách thành hiện thực với
các đối tượng quản lý nhằm đạt được mục tiêu định hướng của Nhà nước".
Từ những khái niệm về việc làm, thanh niên, thực hiện chính sách như
đã nêu ở trên, có thể đi đến một khái niệm chung về thực hiện chính sách việc
làm cho TN như sau: Thực hiện chính sách việc làm cho TN là toàn bộ quá
trình đưa chính sách vào đời sống xã hội theo một trình tự quy định và thống
nhất nhằm giải quyết vấn đề việc làm đang diễn ra đối với TN trong một
phạm vi không gian và thời gian nhất định.
1.2. Chính sách việc làm cho thanh niên ở nước ta hiện nay
Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa
X) về "Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác TN thời kỳ đẩy
mạnh công nghiệp hóa- hiện đại hóa (CNH- HĐH)", trong đó có nội dung:
Nâng cao chất lượng lao động trẻ, giải quyết việc làm, tăng thu nhập và cải
thiện đời sống cho TN, đây là vấn đề được Đảng và Nhà nước ta quan tâm chỉ
đạo kịp thời trong thời gian qua với nhiều giải pháp mang tính bền vững và có
8


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full

















×