PSD BTVN 1 ĐỀ 1
Câu1: Trong giai đoạn chuẩn hóa, khi các cuộc tranh luận giữa các thành viên nhóm diễn ra
không có lý do, những vấn đề không lường trước xảy ra làm phá vỡ động lực phát triển của
nhóm thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?
A) Đặt ra những quy định về cách ứng xử trong nhóm. Thảo luận về việc xây dựng
phong cách của nhóm.
B) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm
C) Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh đạo chỉ đạo
sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm
D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột
Đáp án đúng là: Tiến hành phân tích giải quyết nhằm tìm ra bất đồng; chuyển từ lãnh đạo chỉ đạo
sang lãnh đạo khuyến khích, ủng hộ; kêu gọi các thành viên chia sẻ trách nhiệm.
Vì:Đây là thời điểm cần đến “tài năng” của người lãnh đạo nhóm. Cần phải “điều hòa mâu thuẫn”
giữa các thành viên nhóm. Nếu cứ để tình trạng bất đồng xảy ra thì nhóm không thể hoạt động.
Tham khảo: 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành (Hành động của người lãnh đạo)
Câu2 Trong cuộc họp nhóm để làm bài tập về nhà của một nhóm sinh viên, Sau khi nghe
trưởng nhóm trình bày kế hoạch làm bài tập, nhiều thành viên vẫn chưa đồng ý với kế hoạch
nhưng họ không chịu nói ra trực tiếp. Biểu hiện này cho thấy nhóm đang ở giai đoạn nào?
A) Hình thành
B) Xung đột
C) Chuẩn hóa
D) Phát triển
Đáp án đúng là: Hình thành
Vì: Trong giai đoạn này nhóm còn chưa tin tưởng nhau. Chất lượng trao đổi thông tin kém.
Tham khảo: mục 1.3.4.1. Giai đoạn hình thành.
Câu3 Trong giai đoạn xung đột, khi các thành viên trong nhóm phát triển ở các mức độ khác
nhau, nảy sinh những kỳ vọng không thực tế, trong nhóm bắt đầu hình thành các phe phái,
v.v. thì người lãnh đạo nhóm cần làm gì?
A) Ngăn chặn những ý kiến bất đồng, thiết lập kỷ luật của nhóm
B) Gặp gỡ từng thành viên, thuyết phục tuân theo quan điểm của người lãnh đạo
C) Loại trừ những thành viên không đồng thuận ra khỏi nhóm.
D) Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột
Đáp án đúng là: Khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau, cho phép có
xung đột.
Vì:Người lãnh đạo nhóm cần nắm vững quy luật hoạt động và diễn biến các giai đoạn của nhóm.
Việc khuyến khích các thành viên đưa ra những quan điểm khác nhau là điều cần thiết để các
thành viên hiểu biết rõ về nhau, học cách chấp nhận nhau, tìm đến những chuẩn mực chung để
nhóm có thể đi vào hoạt động một cách hiệu quả
1
Tham khảo: 1.3.4.2. Giai đoạn xong đột (Hành động của người lãnh đạo)
2
Câu4 Trong quá trình hoạt động nhóm, đến giai đoạn nào thì các thành viên trong nhóm sẽ
bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và giảm bớt xung đột nội
bộ?
A) Giai đoạn xung đột
B) Giai đoạn hình thành
C) Giai đoạn chuẩn hóa
Đáp án đúng là: Giai đoạn chuẩn hóa.
Vì: Trong giai đoạn này các chuẩn mực được hình thành nhờ có sự trải nghiệm chung từ thực tế.
Nhóm bắt đầu nhận thấy những lợi ích của việc cộng tác cùng với nhau và giảm bớt xung đột nội
bộ.Mọi thành viên bắt đầu cảm thấy thoải mái trong việc bày tỏ quan điểm của mình và những vấn
đề này được thảo luận cởi mở hơn với toàn bộ nhóm. Ở giai đoạn này mọi người có thể bắt đầu
lắng nghe nhau. Những quy định của nhóm về cách thức làm việc, cách thức ứng xử…cần được
thiết lập.
Tham khảo: 1.3.4.4 Giai đoạn chuẩn hóa
Câu5 Để một nhóm hoạt động hiệu quả cần xác định rõ 5 yếu tố nào?
A) Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Kế hoạch (plan); Con
người (people)
B) Mục đích (purpose); Quyền hạn (power); Kế hoạch (plan); Sự say mê (passion);
Con người (people)
C) Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Con người (people); Sự
vui thích (pleasure)
D) Mục đích (purpose); Kế hoạch (plan); Con người (people); Sự say mê (passion),
quyền hạn (power)
Đáp án đúng là: Mục đích (purpose); Vị trí (position); Quyền hạn (power); Kế hoạch (plan); Con
người (people)
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc. Phần “Lợi ích của nhóm trong môi trường
doanh nghiệp”
Câu6 Trong quá trình hoạt động nhóm, ở giai đoạn nào thường nảy sinh nhiều mâu thuẫn
nhất về quan điểm, kinh nghiệm, năng lực, tính cách, v.v. giữa các thành viên nhóm?
Chọn một câu trả lời
A) Giai đoạn xung đột
B) Giai đoạn hình thành
C) Giai đoạn chuẩn hóa
D) Giai đoạn phát triển
Đáp án đúng là: Giai đoạn xung đột.
Vì: Giai đoạn xung đột (hay biến động) là giai đoạn tiếp theo của giai đoạn hình thành nhóm. Khi
các chuẩn mực công việc chưa được thiết lập. Các cá nhân bộc lộ tính cách, thói quen, sở thích
khác nhau và bắt đầu nảy sinh mâu thuẩn với nhau. Mâu thuẫn thậm chí xung đột có thể đe dọa sự
đổ vỡ của nhóm. Mức độ không hài lòng của các thành viên tăng dần, có thể họ xuất hiện cảm giác
bất mãn.
Tham khảo: 1.3.4.2 Giai đoạn xung đột
3
Câu7 Trong các phương án dưới đây, phương án nào thể hiện đúng mục đích của nhóm phát
triển sản phẩm:
Chọn một câu trả lời
A) Xác định thị phần cho sản phẩm mới
B) Cải thiện mẫu mã và chất lượng sản phẩm
C) Giúp đỡ nhau cùng tiến bộ
D) Chia sẻ kinh nghiệm
Đáp án đúng là: Cải thiện mẫu mã sản phẩm
Vì: Mỗi nhóm hoạt động theo những mục đích khác nhau. Mục đích của nhóm phát triển sản phẩm
là tìm hiểu thị hiếu và nhu cầu của khách hàng để cải thiện mẫu mã, chất lượng sản phẩm đáp ứng
được những thị hiếu và nhu cầu của họ. Mục đích của nó sẽ khác với mục đích của nhóm phát
triển sản phẩm hay mục đích của nhóm học tập.
Tham khảo: 1.3.2. Đặc trưng của nhóm làm việc .Phần ví dụ trong phần Mục đích (Purpose)
Câu8 Trong số các phương án sau, phương án nào xác định đúng trình tự các giai đoạn phát
triển của nhóm?
A) Giai đoạn hình thành – giai đoạn hoạt động – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn
hóa
B) Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa - giai đoạn phát
triển
C) Giai đoạn hình thành – giai đoạn chuẩn hóa – giai đoạn xung đột – giai đoạn phát
triển
D) Giai đoạn hình thành – giai đoạn phát triển – giai đoạn xung đột - giai đoạn biến
động
Đáp án đúng là: Giai đoạn hình thành – giai đoạn xung đột – giai đoạn chuẩn hóa - giai đoạn phát
triển.
Vì: Trong một chu kỳ làm việc, các nhóm thường trải qua 04 giai đoạn: Hình thành, Xung đột,
Chuẩn hóa và Phát triển. Tùy từng mục tiêu hoặc tính chất hoạt động của nhóm mà một nhóm có
thể giải tán ngay sau chu kỳ làm việc đầu tiên hoặc tiếp tục trải qua các giai đoạn này trong chu kỳ
tiếp theo. (Bruce W. Tuckman (1965).
Tham khảo: 1.3.4. Các giai đoạn phát triển của nhóm
Câu9 Trong quá trình hoạt động nhóm, đến giai đoạn nào thì các thành viên có thể thiết lập
các mối quan hệ rõ ràng hơn và đồng thuận hơn với nhau?
Chọn một câu trả lời
A) Giai đoạn xung đột
B) Giai đoạn hình thành
C) Giai đoạn chuẩn hóa
D) Giai đoạn phát triển
Đáp án đúng là: Giai đoạn phát triển
Vì: Phát triển là giai đoạn “hiệp lực”. Nhóm sẽ phát triển và lớn mạnh. Các mối quan hệ rõ ràng
và sự đồng thuận được thiết lập theo phương hướng chung của nhóm.Các mục tiêu được định
4
hướng dựa trên nhiệm vụ hơn là các mối quan hệ. Khi đó nhóm có thể đạt kết quả cao trong công
việc.
Tham khảo: 1.3.4.4 Giai đoạn phát triển
Câu10 Trong tình huống làm việc nhóm sau, đâu là cách hành xử đúng.
A) phương án 1
B) phương án 2
C) phương án 3
D) phương án 4
Đáp án đúng là: phương án 2
Vì: Cần thể hiện trách nhiệm cá nhân trong làm việc nhóm vì thế bắt buộc bạn phải cho người tới
muộn hiểu về ảnh hưởng của việc đến muộn tới công việc chung.
Bên cạnh đó, đây là phạm vi điều khiển hành vi của người khác, cần thực hiện ngay để người có
lỗi nhớ được và nhóm cũng thoải mái làm việc tiếp.
Tham khảo: Giáo trình, mục 1.5.1 “trách nhiệm cá nhân trong làm việc nhóm”.
Câu11 Xác định nhân tố lớn nhất có thể làm cho cuộc họp nhóm thất bại, trong số các nhân
tố sau:
A) Các thành viên thiếu tập trung
B) Người điều hành không kiểm soát được cuộc họp
C) Các thành viên cãi vã nhau
D) Tài liệu cho cuộc họp không được chuẩn bị đầy đủ
Đáp án đúng là: Người điều hành không kiểm soát được cuộc họp.
Vì: Người điều hành họp nhóm giữ vai trò quan trọng. Nếu để cho các thành viên cãi vã nhau
hoặc thiếu tập trung thì trách nhiệm thuộc về người điều hành, người này đã không kiểm soát được
cuộc họp.
Tham khảo: Xem mục 2.2.4. Các nhân tố phá hỏng cuộc họp
Câu12 Thông thường, một người chọn cách phản ứng mâu thuẫn theo kiểu đương đầu thì sẽ
được đánh giá như thế nào?
Chọn một câu trả lời
A) Đó là người ôn hòa, không gây rắc rối hoặc mối đe dọa cho người khác
B) Đó là một thành viên tốt trong nhóm
C) Đó là người phải chịu trách nhiệm trong các tình huống rắc rối
D) Đó là người dám nghĩ dám làm
5
Đáp án đúng là: Đó là người phải chịu trách nhiệm trong các tình huống rắc rối.
Vì: Người phản ứng mâu thuẫn theo kiểu đương đầu, thông thường, là người có bản lĩnh, dám
làm, dám chịu. Nếu như một người luôn chọn cách phản ứng đương đầu với mọi mâu thuẫn thì họ
có thể là người nóng nảy, không bình tĩnh. Vì vậy, họ có thể gây ra các tình huống rắc rối, căng
thẳng.
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.3. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Đương đầu” đối với mâu
thuẫn nhóm
Câu13 Thông thường, một người giải quyết mâu thuẫn nhóm theo kiểu phản ứng tuân theo
thì sẽ được đánh giá như thế nào?
Chọn một câu trả lời
A) Đó là người đánh mất ý tưởng riêng của mình vì quá chú trọng đến người khác
B) Đó là người người chủ động, chịu trách nhiệm trong những tình huống rắc rối
C) Đó là loại người thẳng thắn, nghiêm túc
D) Đó là loại người không gây rắc rối hoặc gây mối đe dọa cho người khác
Đáp án đúng là: Đó là loại người không gây rắc rối hoặc gây mối đe dọa cho người khác.
Vì: Người phản ứng theo kiểu tuân theo là người làm theo người khác, phụ thuộc vào người khác,
ít có chính kiến vì vậy thông thường họ được đánh giá là người không gây rắc rối hoặc mối đe dọa
cho người khác. Tất nhiên có trường hợp cá biệt (làm ra vẻ tuân theo để thực hiện âm mưu...)
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.2. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “tuân theo” đối với mâu thuẫn
nhóm
Câu14 Khi có mâu thuẫn nhóm, một thành viên không quan tâm đến những gì diễn ra xung
quanh mà chỉ cố gắng làm công việc của mình. Phản ứng của anh ta có thể xếp vào kiểu phản
ứng nào?
A) Né tránh
B) Tuân theo
C) Đối đầu
D) Cộng tác
Đáp án đúng là: Né tránh.
Vì: Phản ứng kiểu né tránh là hành vi không quan tâm đến công việc đang diễn ra. Kiểu phản ứng
này diễn ra khi chủ thể không muốn tham dự vào công việc mà họ cho rằng nó không liên quan
đến lợi ích của mình.
Tham khảo: 2.5.1.1. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Né tránh” đối với mâu thuẫn nhóm
Câu15 Chọn trong các phương án dưới đây một phương án mà người điều hành cuộc họp
nhóm KHÔNG nên làm khi các thành viên thiếu tận tâm, không tuân theo nhiệm vụ hoặc
công việc đã thỏa thuận:
A) Chuẩn bị chu đáo và đầy đủ hơn cho cuộc họp
B) Cùng nhà quản lý xem xét lại vấn đề
C) Lắng nghe các quan điểm thuận chiều và trái chiều
D) Loại bỏ những thành viên thiếu tận tâm ra khỏi nhóm
6
Đáp án đúng là: Loại bỏ những thành viên thiếu tận tâm ra khỏi nhóm.
Vì: Người điều hành cần tìm hiểu nguyên nhân khiến cho các thành viên nhóm thiếu tận tâm để
tìm cách khắc phục, giải quyết trước khi nghĩ đến chuyện loại bỏ họ. Điều này phụ thuộc vào năng
lực lãnh đạo, khả năng kết nối các thành viên của người điều hành nhóm.
Tham khảo: Xem mục 2.2.5. Xử lý những rắc rối thường gặp của các cuộc họp nhóm phần các cá
nhân thiếu tận tâm
Câu16 Về vấn đề mâu thuẫn nhóm, anh (chị) đồng tình với quan điểm nào sau đây?
A) Trong hoạt động nhóm nếu để xảy ra bất kỳ mâu thuẫn nào thì đó là sự thất bại của
cả nhóm
B) Khi hoạt động nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự tập hợp
của những con người với quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm... khác nhau
C) Không thể có mâu thuẫn nếu thành viên của nhóm hợp tác chia sẻ, thông cảm với
nhau
D) Nếu biết cách ứng xử phù hợp thì con người có thể giải quyết mâu thuẫn nhóm một
cách triệt để, không bao giờ còn mâu thuẫn nhóm
Đáp án đúng là: Khi hoạt động nhóm, tất yếu sẽ nảy sinh nhiều mâu thuẫn vì nhóm là sự tập hợp
của những con người với quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm... khác nhau
Vì: Mỗi con người đều có quan niệm, tính cách, năng lực, kinh nghiệm khác nhau. Mỗi con người
đều có mặt mạnh và mặt yếu, mặt tốt và mặt chưa tốt... Nhóm là tập hợp của những con người
khác nhau cho nên mâu thuẫn nhóm nảy sinh là điều tất yếu. ( Vì mâu thuẫn có ở trong mọi sự vật
hiện tượng. Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan và phổ biến của thế giới, là động lực của sự phát
triển).
Tham khảo: 2.5.1. Một số biểu hiện thường gặp với mâu thuẫn nhóm
7
Câu17 Cách hiểu đúng nhất về phương pháp công não (brainstorming):
Chọn một câu trả lời
A) Brainstorming là việc đưa ra những ý tưởng không hạn chế của một nhóm người
B) Brainstorming là việc đưa ra những ý tưởng một cách tự nhiên bột phát mà không
bị chỉ trích hay đánh giá
C) Brainstorming là kỹ năng động não thu hút toàn bộ thành viên nhóm tham gia một
cách đồng đều
D) Brainstorming là phương pháp dựa vào khả năng của bộ não con người để tạo nên
những sự kết hợp ý tưởng một cách sáng tạo với mục đích tìm kiếm những ý tưởng mới
Đáp án đúng là: Brainstorming là phương pháp dựa vào khả năng của bộ não con người để tạo
nên những sự kết hợp ý tưởng một cách sáng tạo với mục đích tìm kiếm những ý tưởng mới.
Vì: Là một nhóm ý tưởng không hạn chế do một nhóm đưa ra, không có ý kiến phê bình chỉ trích
hay đánh giá để tìm ra những ý tưởng mới. Đối với các công ty hay tổ chức lớn, quá trình giải
quyết vấn đề được tiến hành theo hai nhóm riêng rẽ: Phát triển ý tưởng và đánh giá ý tưởng.
· Phát triển ý tưởng do những người có trí tưởng tượng phong phú, có khả năng tư duy trừu tượng,
có khả năng khái quát hóa cao đảm nhận.
· Đánh giá ý tưởng do những người có óc phân tích, đánh giá sâu sắc và có khả năng phê bình sắc
sảo đảm nhận.
Tham khảo: Xem mục 2.4.2.3. Phương pháp Brainstorming
Câu18 Khi có mâu thuẫn nhóm xảy ra, một thành viên trong nhóm có quan điểm: “những
mâu thuẫn lành mạnh sẽ tạo ra những ý tưởng hay hơn, tạo động lực làm việc tốt hơn”.
Phản ứng với mâu thuẫn của thành viên này thuộc loại nào?
Chọn một câu trả lời
A) Né tránh
B) Tuân theo
C) Đối đầu
D) Cộng tác
Đáp án đúng là: Cộng tác
Vì: Mâu thuẫn là hiện tượng khách quan phổ biến ở mọi người, mọi vật và là động lực của sự
phát triển. Người hiểu biết quy luật sẽ biết cách thúc đẩy nhóm hoạt động hiệu quả.
Tham khảo: 2.5.1.4. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Cộng tác” đối với mâu thuẫn nhóm
Câu19 Khi có mâu thuẫn nhóm xảy ra, một thành viên trong nhóm có quan điểm: “Tôi học
thêm nhiều điều mới khi lắng nghe ý tưởng của người khác”. Phản ứng với mâu thuẫn của
thành viên này thuộc loại nào?
Chọn một câu trả lời
A) Né tránh
B) Tuân theo
C) Đối đầu
D) Cộng tác
Đáp án đúng là: Cộng tác
8
Vì: Người có tinh thần Cộng tác là người biết hướng đến mục tiêu chung, khiêm nhường, chịu
khó học hỏi để thực hiện tốt công việc của nhóm.
Tham khảo: Xem mục 2.5.1.4. Một số biểu hiện của kiểu phản ứng “Cộng tác” đối với mâu thuẫn
nhóm
9
Câu20 Trong cuộc họp nhóm, người điều hành cần xử trí như thế nào khi có thành viên phản
đối gay gắt quan điểm của mình?
Chọn một câu trả lời
A) Nhanh chóng kết thúc cuộc họp
B) Yêu cầu thành viên đó ra khỏi cuộc họp
C) Bình tĩnh, lắng nghe để điều chỉnh
D) Tranh luận ngay để phân định đúng sai
Đáp án đúng là: Bình tĩnh, lắng nghe để điều chỉnh.
Vì: Muốn cuộc họp nhóm thành công, người điều hành cần phải luôn luôn giữ thái độ bình tĩnh,
điềm đạm, nghe vấn đề một cách thấu đáo, có phân tích. Chỉ khi ở trạng thái bình tĩnh, con người
mới có được những quyết định đúng đắn, sáng suốt.
Tham khảo: Xem mục 2.2.5. Xử lý những rắc rối thường gặp của các cuộc họp nhóm
Điểm: 1/1.
10