Tải bản đầy đủ (.doc) (66 trang)

nguyên lý máy thu hình màu, tác dụng từng khối và các đặc điểm nhận dạng trong các khối của máy thu hình màu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 66 trang )

Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1

LỜI MỞ ĐẦU
Chúng ta đang dần bước vào ngưỡng cửa của thế kỷ XXI, mà công nghệ
điện tử-viễn thông đã có những bước đột phá lớn.
Hệ thống truyền hình nói chung và máy thu hình nói riêng đã trải qua
một bề dày lịch sử, phát triển từ trang thiết bị đơn giản, thô sơ, cồng kềnh,
hao tổn nhiều điện năng cho tới việc sử dụng các máy thu, phát hình đen
trắng có chất lượng kém và cồng kềnh, dùng các đèn điện tử để xử lý và
khuếch đại tín hiệu cùng với những phát minh về chất bán dẫn và sự dày công
nghiên cứu, con người đã đưa từ truyền hình đen trắng lên truyền hình màu,
từ việc dùng các đèn bán dẫn rời cho tới dùng các vi mạch cỡ lớn có khả năng
làm việc đa chức năng, đã giúp cho truyền hình màu ngày càng có chất lượng
cao đưa lại cho người xem sự thoải mái, thuận tiện.
Nhờ vậy mà các máy thu hình màu hiện nay đều có hình dáng, kích
thước nhỏ gọn và cùng với sự phát triển về công nghệ bán dẫn, công nghệ
điện tử, công nghệ tin học, máy thu hình sẽ còn tiến xa hơn nữa.
Ngày nay máy thu hình là một thiết bị thông tin quan trọng, không thể
thiếu trong đời sống sinh hoạt của con người. Nó giúp chúng ta nhận thức
được về các mặt của xã hội, thời tiết, chính trị trong nước thế giới...tạo lên sự
ổn định xã hội và nhận thức dân trí cao hơn.
Trong báo cáo giới thiệu một phần nào đó của nguyên lý máy thu hình
màu, tác dụng từng khối và các đặc điểm nhận dạng trong các khối của máy
thu hình màu. Sau đó sinh viên phân tích nguyên lý một máy thu hình màu,
cụ thể là máy JVC model 1490M và một số hỏng hóc thường xảy ra trong các
phần của Ti vi màu, nhờ đó mà phân tích, sửa chữa được các bệnh khác.
Do trình độ có hạn, bản đồ án không tránh khỏi những thiếu sót, sinh
viên mong được sự động viên, góp ý của các thầy, cô và bạn bè.


GVHD: Đỗ Duy Quang

1

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1

BẢNG CÁC TỪ VIẾT TẮT

GVHD: Đỗ Duy Quang

2

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

Mục lục
Chương I - Khái niệm chung về truyền hình màu.........5
1. Khái niệm chung....................................................5
2. Ánh sáng và màu sắc.............................................5

3.Sự pha trộn màu..........................................................................................6
Chương II - Phân tích sơ đồ khối và ngun lý làm việc
từng khối..................................................................7
1 . Phân tích bo hình trong máy TV JVC-1490M............7
1.1 Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu hình
trong máy ..............................................................7
1.2 Bộ Tuner điện tử :......................................9
2 . Sơ đồ khối và ngun lý làm việc của khối trung tần..13
2.1 Phân tích bo tiếng máy TV JVC-1490M. . . .14
2.2 Mạch xử lý tín hiệu SIF ở tần số 6MHz.
22
2.3 Phân tích bo nguồn cấp điện chính của
máy JVC-1490M.....................................................23
2.4 Phân tích bo khiển trong máy TV JVC1490M....................................................................29
2.5 Phân tích bo quét dọc, quét ngang........38
Chương III . Các hệ truyền hình màu.........................44
1. Hệ truyền hình màu NTSC....................................44
1.1 Đặc điểm của hệ truyền hình màu NTSC.......44
1.2. Sơ đồ khối bộ mã hố truyền hình hệ NTSC. 47
GVHD: Đỗ Duy Quang

3

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1


1.3 Sơ đồ khối giải mã màu hệ NTSC..................48
1.4. Kết luận.....................................................50
2. Hệ truyền hình SECAM.........................................51
2.1 Đặc điểm của hệ truyền hình màu SECAM.....51
2.2 Sơ đồ khối mã hoá màu hệ SECAM...............52
2.3. Sơ đồ giải mã truyền hình màu hệ SECAM. . .53
2.4. Kết luận:....................................................53
3. Hệ truyền hình màu PAL.......................................54
3.1 Mã hóa màu PAL.............................................................................54
3.2 Nhiệm vụ các khối.......................................54
3.3 Giải mã màu PAL (phần tín hiệu màu, đồng bộ
màu).......................................................................56
3.4. Kết luận.....................................................57
Chương IV. Các hư hỏng thường gặp và biện pháp khắc
phục.......................................................................57
1. Các hư hỏng thường gặp của khối quét mành. 57
2. Hư hỏng thường gặp của khối quét dòng........58
3. Mất tín hiệu đồng bộ chung...........................59
4.Hiện tượng hư hỏng khối đường tiếng.............61
Lời cám ơn..............................................................62

GVHD: Đỗ Duy Quang

4

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh



Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1

Chương I - Khái niệm chung về truyền hình
màu.
1. Khái niệm chung.
- Truyền hình đen trắng ra đời là bước mở đầu cho việc truyền các hình
ảnh có trong thực tế đi xa. Nó được nghiên cứu chế tạo và làm việc hoàn
chỉnh, tới độ ổn định rất cao. Do thế giới ngày càng phát triển và ngành điện
tử cũng phát triển nhanh chóng mà truyền hình đen trắng không đáp ứng được
nhu cầu thưởng thức ngày một cao của con người, nó không thể truyền đi
được các cảnh vật với đầy màu sắc trong thiên nhiên. Vì vậy việc phát triển
truyền hình màu là điều tất yếu, nó đáp ứng được việc truyền hình ảnh, màu
sắc rực rỡ trong thiên nhiên...
- Hệ thống truyền hình màu ra đời trên cơ sở có sẵn của truyền hình
đen trắng và phát triển hoàn chỉnh do vậy hệ truyền hình màu phải đảm bảo
tính kết hợp với truyền hình đen trắng để làm sao khi phát truyền hình màu
mà các máy thu đen trắng vẫn thu được và khi phát truyền hình đen trắng máy
thu hình màu cũng có thể thu được truyền hình đen trắng.
- Nguyên lý truyền hình màu dựa vào những đặc điểm của thu màu sắc
của mắt người và thuyết ba màu cơ bản từ ba màu cơ bản này qua sù pha trộn
giữa các màu với các cường độ khác nhau ta có được đầy đủ tất cả các màu
sắc trong thiên nhiên.
2. Ánh sáng và màu sắc.
Ánh sáng thực chất là sóng điện từ nằm trong dải sóng mà mắt ta có thể
nhìn thấy được, nó nằm trong dải tần rất nhỏ từ 3,8 x 10 14 Hz đến 7,8 x 1014
Hz. Từ đó ta có bước sóng tương ứng của từng tần số.
- Vận tốc ánh sáng truyền là C = 300.000 Km/giây
 (m) =  Với f = 3,8 x 1014 Hz   = 780 nm.

và với f = 7,8 x 1014 Hz   = 380 nm (1nm = 1 nanomete = 10 -9 m) Nh vậy
ánh sáng thấy được có bước sóng từ 380 nm đến 780 nm. Nằm ngoài vùng
ánh sáng thấy được ở miền tần số cao là các tia cực tím, tia X, tia ..., ở miền
tần số thấp là tia hồng ngoại các sóng Radio.
* Phổ bức xạ điện từ
Dải ánh sáng trắng
f (Hz)

105

Sóng Radio
GVHD: Đỗ Duy Quang

1011

1014

1016

Hồng ngoại

1018

Cực tím
5

Tia X

Tia 


Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1

ánh sáng trắng là tập hợp của 7 màu sắc có cường độ là đều nhau. Khi ta cho
ánh sáng trắng qua lăng kính thì ta có các màu sắc khác nhau.
* Phổ của dải sóng ánh sáng trắng.
Tím

Lam
Lá cây
Vàng

Cam

Đỏ

V

B

C

G

Y


O

R

Violet

Blue

Orfan

Green

Yellow

Orange

Red

380

430

470

500

560

590


650

780

3. Sự pha trộn màu.
Như ta đã biết các tế bào hình nón chỉ cảm nhận với ba màu sắc cơ bản
đó là R, G, B và để tạo ra được các màu sắc sống động trong thiên nhiên thì
cũng nhờ sự pha trộn giữa ba màu trên mà ra. Tuỳ theo các cường độ màu
khác nhau, và nếu tất cả ba màu R, G, B đều có cường độ là như nhau thì tạo
nên được ánh sáng trắng.
Sau đây là sự pha trộn giữa các màu.
G

C

R

B

Y
B

G

G

M

C


R = Red: Màu đỏ.
B

R

V

R

Y

B = Blue: Màu lơ.
G = Green: Màu lục
Y = Yellow: Màu vàng.
C = Cyan: Màu lam.
V = Violet: Màu tím.
W = White: Màu trắng.

- Nhờ sự pha trộn của ba màu cơ bản R, G, B này nằm trong kỹ thuật
ghi hình và truyền hình người ta chỉ cần xử lý ba màu cơ bản trên để rồi từ đó
đưa ra các màu trong thiên nhiên.
GVHD: Đỗ Duy Quang

6

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh



Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

Chương II –Phân tích sơ đồ khối và ngun lý làm
việc từng khối của TV JVC-1490M
1. Phân tích bo hình trong máy TV JVC-1490M
1.1 Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu hình
trong máy JVC-1490M

Đường đi của tín hiệu hình trong máy JVC-1490M
như sau:
- Máy thu dùng anten Yagi để thu bắt sóng điện
từ của đài phát. Tín hiệu bắt được ở Anten dẫn vào
hộp TUNER để cho vào mạch trộn sóng để đổi tần
số sóng mang RF của đài phát ra tín hiệu có tần số
trung gian IF. Trong hộp TUNER có:
• -Mạch khuếch đại RF, dùng tăng biên tín hiệu để
giảm nhiễu dạng “bụi” phủ trên hình.
- Mạch dao động ngoại sai, dùng tạo ra tín hiệu
cấp cho tầng trộn sóng dời tần.
-Mạch trộn sóng dời tần, dùng dời tần số
sóng mang RF ra tần số trung gian IF.
- Mạch tiền khuếch đại tín hiệu IF. Ra khỏi hộp
TUNER, tín hiệu IF sẽ được lọc với bộ lọc SAW và vào
tầng khuếch đại PIF (PIF AMP) trong IC101. Tín hiệu sẽ
được cho tăng biên, khi biên độ đã đủ cao, khoảng
2Vp-p thì vào tầng tách sóng (VIDEO DETECTOR). Ở
đây tín hiệu hình sẽ được lấy ra khỏi sóng mang IF
và vào tầng khuếch đại tín hiệu hình. Ra khỏi mạch

GVHD: Đỗ Duy Quang

7

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

khuếch đại tín hiệu hình, từ đây tín hiệu sẽ tách ra
nhiều đường:
a. Tín hiệu hổn hợp hình sẽ vào mạch lọc SIF
(Sound Intermedium Frequency) để lọc lấy tín hiệu âm
thanh, sau khi được xử lý, tín hiệu âm thanh sẽ cho
phát ra ở Loa.
b. Tín hiệu hổn hợp hình vào mạch khuếch đại
cắt ngọn để tách lấy xung đồng bộ (Synchro
Separator). Xung đồng bộ ngang sẽ cho canh đều các
đầu dòng để tránh hiện tượng hình bò ngả “sọc dưa”.
Xung đồng bộ dọc sẽ giữ cho khung hình không bò
“trôi lên trôi xuống”.
c. Tín hiệu hổn hợp hình vào bo giải mã tín hiệu
màu, ở đây người ta sẽ lấy ra tín hiệu Y dùng để in
hình dạng đen trắng với độ nét cao và giải mã tách
lấy tín hiệu màu, với 3 màu cơ sở là Hồng (RED) ,
Xanh lá (GREEN) và Xanh lam (BLUE) để tô màu cho
hình. Ra khỏi mạch giải mã màu, chúng ta đã có

các tín hiệu R-Y, B-Y và G-Y, nếu cho kết hợp
với tín hiệu Y sẽ lấy ra 3 màu cơ sở R, G, B. Do các tín
hiệu màu có biên còn thấp, nên được cho khuếch
đại với các tầng khuếch đại tăng biên màu (quen
gọi là bo đuôi, gắn trên đèn hình CRT) để in ra hình
màu:

-Tín hiệu R sẽ điều chế lên dòng điện của tia
Hồng cho in ra hình màu hồng.

-Tín hiệu G sẽ điều chế lên dòng điện của tia
Xanh lá cho in ra hình màu Xanh lá.

-Tín hiệu B sẽ điều chế lên dòng điện của tia
Xanh lam cho in ra hình màu Xanh lam.
Sự “cộng” lại của 3 hình màu cơ sở hiện ra cùng
lúc trên màn đèn sẽ tạo ra vô số màu khác của
hình. Chúng ta biết:
Màu Đỏ + màu Xanh lá sẽ có màu Vàng.
Màu Đỏ + Màu Xanh lam sẽ có màu Tím
(màu đỏ mận đào).
GVHD: Đỗ Duy Quang

8

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n


Khoa điện:Lớp 45Đ1

Màu Xanh lá + màu Xanh lam sẽ cho ra
màu Thanh (màu xanh đọt chuối).
1.2 Bộ Tuner điện tử

Trong hộp TUNER điện tử có các dạng mạch điện
sau:
a.Tầng khuếch đại tín hiệu RF.

Tín hiệu bắt được ở Anten Yagi sẽ cho vào một
chân của transistor
MOS FET loại có 2 ngả vào. Tín hiệu sẽ được
khuếch đại rồi đưa vào tầng trộn sóng. Ở tầng
này, độ lợi chòu điều khiển theo mức áp RFAGC.
Công dụng của mạch:

GVHD: Đỗ Duy Quang

9

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1


+ Khuếch đại tín hiệu RF sẽ làm giảm nhiễu “hạt
bụi” phủ trên hình.
+ RF AGC có tác dụng ổn biên, giữ biên độ tín
hiệu hình không bò tăng giảm theo cường độ sóng
bắt được ở Anten. Trong mạch trở R004 (15K) và tụ
C002 (1μF) dùng làm mạch lọc.
b. Tầng dao động ngoại sai.

C007 (3.3μF) làm mạch lọc.
Ghi chú: Mạch AFC có tính ổn đònh tần số của tầng
dao động ngoại sai trong hộp TUNER, qua đó ổn đònh
tần số của tín hiệu IF. Do đó khi máy ở mode rà tìm
đài mới, thì phải tạm cho tắt mạch AFC để mạch dao
động có thể thay đổi tần số dùng để tạo ra tín
hiệu IF ứng với tần số mới của đài khác. 3. Mạch
trộn sóng dời tần và tầng tiền khuếch đại tín hiệu
IF Trong hộp TUNER, người ta dùng Q3 làm tầng trộn
sóng dời tần. Tín hiệu bắt được từ Anten qua tầng
khuếch đại RF và tín hiệu tạo ra từ tầng dao động
ngoại sai, hai tín hiệu có tần số khác nhau cho trộn
lại, sẽ tạo ra tínhiệu hổn hợp trong chưa 4 thành phần
tần số, ở ngả ra người ta dùng mạch lọc tần, lọc
lấy tín hiệu có tần số IF (phần hiệu của 2 tần số
cho trộn lại) và tín hiệu IF cho qua tầng khuếch đại
với Q4. Sau cùng tín hiệu IF sẽ cho ra ở chấu hàn IF
OUT.

GVHD: Đỗ Duy Quang

10


Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

Trên hộp TUNER điện tử, chúng ta có các điểm
hàn sau:

-Điểm BU dùng lấy mức áp +12V để mở các
mạch điện dùng thu các kênh trong dãi tần UHF. Tụ
C001 (10μF) là tụ lọc.
-Điểm BL dùng lấy mức áp +12V để mở các
mạch điện dùng thu các kênh trong dãi tần VHF LOW
(các kênh 1, 2, 3). Tụ C003 (10μF) và điện trở R003
(10Ω) làm mạch lọc.
-Điểm BH dùng lấy mức áp +12V để mở các
mạch điện dùng thu các kênh trong dãi tần VHF HIGH
(các kênh 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12, 13).Tụ C004 (10μF)
và điện trở R002 (10Ω) làm mạch lọc.
-Điểm BT dùng lấy mức áp trong dãi từ 0V đến
30V có độ ổn đònh rất cao để chọn kênh trong một
dãi tần. Tụ C005 (0.22μF) và điện trở R005 (10K) dùng
làm mạch lọc.
-Điểm BM dùng lấy +12V cấp cho tầng khuếch
đại tín hiệu IF.
-Điểm IF OUT, cho tín hiệu IF ra để vào tầng

khuếch đại PIF trong IC101
- Điểm AGC dùng lấy điện áp của mạch RF AGC,
điều chỉnh lại độ lợi của tầng khuếch đại RF để giữ
GVHD: Đỗ Duy Quang

11

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

cho biên độ tín hiệu hình ổn đònh (Mạch ổn biên). Tụ
C002 (1μF) và điện trở R004(10K) dùng làm mạch lọc.
-Điểm AFC dùng lấy điện áp của mạch AFTC
(Automatic Fine Tuning Control) để điều chỉnh tần số
của mạch dao động ngoại sai, giữ cho tín hiệu IF luôn
có tần số ổn đònh (Mạch ổn tần).. Tụ C007 (3.3μF)
và điện trở R008 (10K) dùng làm mạch lọc.
Nguyên lý làm việc của mạch AFTC như sau:

Tín hiệu AFC tạo ra từ mạch AFTC qua R110 (1K), qua
transistor khóa Q106 (2SK301) vào chân B của tầng
đệm Q107 (2SC1815), sau khi qua tầng đệm, tín hiệu
lấy ra trên chân E và qua mạch lọc với R008 (10K) và
C007 (3.3μF), tác động vào điểm hàn AFC trên hộp
TUNER. Nó sẽ điều chỉnh tần số của mạch dao động

ngoại sai để giữ cho tần số của tín hiệu IF luôn được
ổn đònh.
Tín hiệu AFC còn qua điện trở R153 (1K) để vào
điểm hàn A4 trên bo Auto Search để làm dừng mạch
AUTO SEARCH, mỗi khi máy đã bắt được đài. Diode
Zener D100 (MA4150) có công dụng hạn biên.
Mạch AFC còn chòu tác dụng điều khiển của nút
chỉnh PRESET SW và chức năng MUTE (+) lấy ra trên
chân số 11 của bo khiển. Bạn thấy:
Khi máy ở mode tìm đài. Nút PRESET sẽ ở vò trí
ON và cho điểm PRESET SW trên bo, qua điện trở R726
(27K) nối vào mức nguồn +12V, lúc này Q105
GVHD: Đỗ Duy Quang

12

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

(2SC1815) sẽ bảo hòa, nó làm tắt transistor khóa FET
Q106, như vậy điện áp AFC sẽ không còn có tác
dụng vào điểm hàn AFC trên hộp TUNER nữa, nhờ
vậy mạch dao động ngoại sai mới có thể thay đổi
tần số để rà tìm các đài mới.
Sau khi tìm được đài, khi Bạn tắt nút PRESET,

điểm hàn PRESET sẽ bỏ trống. Q105 trở lại tắt, điện
áp AFC lại có tác dụng ổn tần. Cũng vậy, mỗi khi
Bạn chuyển qua xem các kênh khác, trên chân số 11
của bo khiển sẽ phát ra một xung dương. Lúc xuất
hiện xung này, transistor Q105 sẽ bò làm bảo hòa để
tắt của Q001, Q002 và Q004 xuống mức áp thấp,
vậy mức áp trên chân C của các transistor này sẽ
lên cao, điều này sẽ làm tắt dòng điện trong đèn
hình. Khi xung (+) Mute trở lại mức áp thấp (0V), Q307
sẽ lại tắt và mạch trở lại làm việc bình thường. Có
thể thấy, mỗi khi cho chuyển kênh, IC khiển sẽ phát
ra xung (+) Mute, ngay lúc này nó sẽ làm tắt nhanh
màn đèn để loại bỏ tín hiệu nhiễu hiện ra trên
màn đèn lúc giao thời.
Ghi nhận: Lúc máy ở mode tắt chờ (tắt Standby), lúc
đó dây Power Control sẽ ở mức áp 0V, lúc này D319
phân cực thuận, nó ghim mạch ở mức áp 0.7V, do đó
đã luôn giữ Q307 ở trạng thái ngưng dẫn, và không
phụ thuộc vào tác dụng của xung

2 - Sơ đồ khối và ngun lý làm việc của khối trung tần.
TO
Tuner

BDF Audio
AFC

From IF of
Tuner


SAW
TO
Tuner

1st , 2nd , 3rd
IFAMP

Video Detector

Out
- Sync
- Chromar

RF AGC
IF AGC

NOISE

- Burst

- Tín hiệu trung tần sau khi đưa ra từ bộ Tuner được đưa tới Gate
tầng
khuếch đại trung tần và tách sóng Video. ở tầng này thường thì các máy hiện
GVHD: Đỗ Duy Quang

13

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh



Trường CĐ CN Hưng Yên

Khoa điện:Lớp 45Đ1

nay đều dòng một vi mạch đảm nhiệm nhưng đối với một số máy đời trung
thì vẫn dùng đèn bán dẫn để khuếch đại và tách sóng.
- Trước khi vào mạch khuếch đại trung tần, tần số trung tần được đưa
qua một mạch lọc để loại bỏ các tần số lân cận không cần thiết gọi là bộ lọc
SAW. Sau đó đưa vào các tầng khuếch đại trung tần hình để đảm bảo cho biên
độ tín hiệu đủ lớn, tầng này người ta thường dùng hai tới ba tầng khuếch đại
tuỳ theo từng máy và ở các tầng khuếch đại này người ta thiết kế chỉ khuếch
đại vùng tần số của tín hiệu hình ảnh không khuếch đại tín hiệu âm thanh để
tránh gây nhiễu tín hiệu âm thanh nên màn hình. Và sau khi có biên độ đủ
lớn, tín hiệu tới mạch tách sóng hình ảnh (Video Detector) để tách ra các hạ
tần tín hiệu, sau tầng tách sóng này tín hiệu được lấy ra bao gồm:
- Tín hiệu chãi (Y)
- Tín hiệu xung đồng bộ dòng và mành (Sync).
- Tín hiệu sắc màu (Chromar = C). Tất cả các tín hiệu này được tách
riêng và tới các tầng xử lý tiếp theo.
- Từ sau các tầng khuếch đại trung tần hình tín hiệu âm thanh được đưa
ra ngoài qua mạch lọc lấy dải tần của các trung tần âm thanh khác nhau là
tầng BPF (BPF = Band Psese filter) đưa tới tầng xử lý âm thanh và cũng từ
sau khuếch đại trung tần hình, tín hiệu một phần được tách ra để tạo điện áp
AFC đưa tới mạch lọc và điều chỉnh AFC sau đó đưa tới bộ Tuner để điều
chỉnh tần số của mạch dao động VCO.
- Từ sau tách sóng hình ảnh một phần tín hiệu được đưa qua mạch lọc nhiễu
(noise) để tạo ra điện áp AGC trung tần và AGC cao tần. AGC IF được đưa
ngay vào tầng khuếch đại trung tần đầu tiên của khối khuếch đại trung tần để
điều chỉnh, độ khuếch đại cho ổn định còn AGC RF được đưa tới bộ tuner

vào bộ khuếch đại cao tần tương ứng để thực hiện điều chỉnh lại độ khuếch
đại của khối này.
Hiện nay trong hầu hết các ti vi màu khối khuếch đại trung tần đều
được dùng một vi mạch, để xử lý tín hiệu trung tần trung và chủ yếu được
thiết kế cộng hưởng, khuếch đại với tần số trung tần hình là chính. Trung tần
hình được đổi theo công thức sau:
FVCO - fmV = fIFV
Như vậy bất kể ta thu ở dải kênh nào, thì trung tần hình (f IFV) vẫn là
một tần số chuẩn được lấy ra ở khối trộn tần trong Tuner. Tần số trung tần
hình này ở mỗi nước sử dụng một tần số trung tần khác nhau, cùng với nó là
trung tần âm thanh (IFA) là khác nhau. Vì vậy ở các máy đa hệ việc cộng
hưởng lấy tần số trung tần hình của các hệ màu tương ứng thường sử dụng
GVHD: Đỗ Duy Quang

14

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

mạch cộng hưởng kép giúp cho mạch gọn nhẹ và đồng thời sử dụng các mạch
lọc để lọc các tần số khơng cần thiết khi ta chỉ thu ở một hệ màu.
2.1 Phân tích bo tiếng máy TV JVC-1490M
Ở đài phát người ta không thể cho trộn thẳng
tín hiệu hình (Video) và tiếng (Audio) lại với nhau, vì hai
tín hiệu này có tần số trùng lắp nhau, vì như vậy

sau này ở máy thu sẽ không thể tách riêng ra từng
thành phần tín hiệu được, do đó người ta phải cho
đặt tín hiệu âm thanh trên một tín hiệu khác gọi là
sóng mang có tần số nằm ngoài vùng tần số của
tín hiệu hình.
Với hệ PAL chuẩn D/K, người ta đã chọn tần số
6.5MHz để làm sóng mang IF để mang tín hiệu âm
thanh, tín hiệu này quen gọi là tín hiệu SIF (Sound
Intermedium Frequency).
Ở máy thu, khi bắt được tín hiệu hổn hợp của
đài phát hình gởi đến, người ta sẽ dùng mạch lọc
để lọc lấy riêng tín hiệu SIF, cho khuếch đại tín hiệu
này, khi biên độ đã đủ cao thì cho vào tầng tách
sóng để tách tín hiệu âm thanh ra khỏi sóng mang IF,
sau đó cho tín hiệu âm thanh vào tầng khuếch đại
công suất âm tần, khi tín hiệu đã đủ mạnh thì cho
làm rung màn loa để phát ra tiếng.
Sơ đồ khối của mạch xử lý đường tiếng trong TV
như sau: (Bạn xem hình).

Ở ngả vào là các mạch lọc dùng lọc lấy tín
hiệu SIF, tín hiệu SIF được cho vào mạch trộn sóng
dời tần.
Thí dụ: Với tín hiệu SIF có sóng mang IF là 4.5MHz
(hệ NTSC 3.58) sẽ được cho trộn với tín hiệu 1.5MHz
và dùng mạch lọc tần, lọc lấy phần tổng sẽ có tín
GVHD: Đỗ Duy Quang

15


Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

hiệu SIF ở tần số là 6MHz. Với tín hiệu SIF có tần
số IF là 6.5MHz thì cho trộn với tín hiệu có tần số là
0.5MHz và lọc lấy phần hiệu cũng sẽ có tín hiệu SIF
ở tần số 6MHz.
Tóm lại, tất cả các tín hiệu SIF khi thu vào máy,
trước hết đều cho qua mạch trộn sóng để dời đến
tần số 6MHz. Tín hiệu này sẽ cho
vào mạch khuếch đại SIF, tách sóng âm thanh rồi qua
mạch chỉnh biên theo áp và sau cùng qua tầng
khuếch đại công suất và đến Loa.
Để TV nghe tín hiệu âm thanh của đầu máy, ở
trước tầng chỉnh biên theo áp (ATT), người ta cho đặt
lổ lấy tín hiệu Audio In. Ở tầng công suất thêm
chức năng Muting để cho tạm làm câm đường tiếng
mỗi khi chuyển kênh chọn đài khác.
* Phân tích sơ đồ mạch điện máy hiệu:
Bo tiếng sẽ dùng một phần mạch điện trong IC101, mã số của IC101 là M51346AP. IC
này có 18 chân và sơ đồ chức năng trong IC như hình sau:

GVHD: Đỗ Duy Quang

16


Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1
Trong IC M51346AP, tín
hiệu trung tần hình PIF cho
vào IC qua các chân 4, 5.
Sau khi được khuếch đại (IF
AMP), tín hiệu PIF qua tầng
tách sóng hình (VIDEO
DET), ở đây tín hiệu hình
hổn hợp được lấy ra, sau
đó cho khuếch đại (VIDEO
AMP). Tín hiệu hình hổn
hợp qua mạch đảo pha để
cắt nhiễu trên mức đen
(BLACK NOISE INVERTER) rồi
cho ra khỏi IC trên chân
số 18. Để tạo tính ổn
biên, người ta cho đo biên
độ tín hiệu hình rồi dùng
mạch IF AGC để chỉnh độ
lợi của tầng khuếch đại
IF, và dùng mạch RF AGC
để chỉnh độ lợi của
tầng khuếch đại RF đặt

trong hộp Tuner.
Để tạo
tính ổn tần, người ta
dùng mạch tách sóng
AFT DET. Tín hiệu này sẽ
chỉnh lại tần số ở tầng
dao

động trong hộp Tuner sao cho tần số tín hiệu IF luôn
được ổn đònh. Tín hiệu SIF cho vào IC qua chân số 16.
Nó đến tầng khuếch đại tăng biên (LIMITER), ở đây
người ta cho cắt bằng biên độ trên hai biên để lọc
bỏ nhiễu biên độ của tín hiệu điều tần. Tín hiệu SIF
cho vào tầng tách sóng FM (FMDETECTOR), ở đây tín
hiệu âm thanh sẽ đượclấy ra khỏi sóng mang IF. Tín
hiệu âm thanh cho qua mạch chỉnh biên theo mức áp
DC trên chân số 8 (ATTENUATOR), kế đó tín hiệu
Audio qua tầng khuếch đại tăng biên (AUDIO AMP) và
sau cùng cho ra khỏi IC trên chân số 9. IC làm việc
với chân số 6 nối masse và chân số 7 nối vào
đường nguồn dương.
GVHD: Đỗ Duy Quang

17

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n


Khoa điện:Lớp 45Đ1

Mạch lọc lấy tín hiệu SIF từ tín hiệu hổn hợp
hình ra trên chân số 18 của IC101.
-Tín hiệu ra trên chân số 18 của IC101 là tín hiệu
hổn hợp hình và tiếng, tín hiệu sẽ cho qua tầng
khuếch đại đệm với transistor Q102 (dùng cho tín
hiệu màu hệ NTSC) và tầng đệm Q103 (dùng
cho các hệ màu khác P/S/N4).
-Tín hiệu vào chân B lấy ra trên chân E, từ đây,
tín hiệu tách ra làm hai đường:
+Một đường dẫn tín hiệu vào bo hình,
trên đường đi vào bo hình chúng ta thấy có các bẩy
sóng âm thanh (Sound Trap), nó dùng lọc và giữ lại
tín hiệu âm thanh không cho gây nhiễu vào tín hiệu
hình.

+Một đường khác dẫn tín hiệu vào các bộ
lọc gốm (Ceramic Filter), các bộ lọc CF dùng lọc lấy tín
hiệu SIF để đưa vào tầng trộn sóng dời tần.

GVHD: Đỗ Duy Quang

18

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh



Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

Trong mạch:
- Q102 (2SA1022) dùng làm tầng khuếch đại đệm
cho tín hiệu hổn hợp hệ NTSC.
- Tín hiệu lấy ra trên chân E, một đường dẫn tín
hiệu vào bo màu, trên đường màu đặt bẩy sóng
âm thanh tạo bởi gốm CF103(4.5MHz) và cuộn cảm
L105 (10μH) để lọc và giữ lại tín hiệu âm thanh không
cho gây nhiễu vào đường hình.
-Một đường khác dẫn tín hiệu vào bộ lọc gốm
CF603 (4.5MHz) để lọc lấy tín hiệu SIF, tín hiệu này
qua cuộn cảm L601 (8.2μH) để vào chân B của tầng
trộn sóng dời tần Q601. Q103 (2SA1022) dùng làm
tầng khuếch đại đệm cho các tín hiệu hệ màu khác
(hệ PAL, SECAM, NTSC 4.43).
-Tín hiệu lấy ra trên chân E, một đường dẫn tín
hiệu vào bo màu, trên đường màu người ta đặt các
GVHD: Đỗ Duy Quang

19

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n


Khoa điện:Lớp 45Đ1

bẩy sóng âm thanh tạo bởi các gốm CF102 (6MHz),
CF101 (6.5MHz), CF105 (5.5MHz) và cuộn cảm L104
(56μH) để lọc và giữ lại tín hiệu âm thanh không cho
gây nhiễu lên tín hiệu màu.
-Một đường khác dẫn tín hiệu đến các gốm
CF601 (5.5MHz), CF602 (6.5MHz), CF606 (6MHz) để lọc
lấy tín hiệu SIF đưa vào chân B của tầng trộn sóng
Q601.
Phân tích cho thấy, các tín hiệu SIF có các tần
số sóng mang IF khác nhau khi đến tầng trộn sóng
đều sẽ được cho dời đến tần số 6MHz rồi mới vào
mạch xử lý tín hiệu âm thanh.
+ Mạch dao động đònh tần theo gốm, cấp tín
hiệu cho mạch trộn sóng dời tần.
Trong mạch Q602 (2SC2712) dùng làm tầng
khuếch đại. Trở R609 (1K) lấy dòng cho chân E và trở
R608 (82K) lấy dòng phân cực cho chân B.
Để mạch dao động, trong mạch dùng cầu chia áp
AC với tụ C607 (8200pF), C608 (1000pF) và gốm CF605
(1.5MHz), hay gốm CF607
(500KHz) trên chân B.

Khi mạch đã dao động, chúng ta lấy tín hiệu ra
trên chân E của Q602, qua mạch lọc nhiễu với cuộn
cảm L603 (220μH) và tụ C615 (270pF). Tín hiệu qua tụ
liên lạc C606 (22pF) vào chân B của Q601 (2SC2712),
GVHD: Đỗ Duy Quang


20

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

lúc này ngả vào cũng có tín hiệu SIF, hai tín hiệu
này sẽ trộn lại, ở ngả ra sẽ có tín hiệu hổn hợp
có 4 thành phần tần số, trong đó sẽ có tín hiệu có
tần số 6MHz, người ta sẽ lọc lấy tín hiệu này.
Để đóng mở hai gốm CF605 và CF607, người ta
dùng các transistor khóa Q605 (2SC2712), Q604
(2SC2712) và Q603 (2SC2712). Mạch làm việc như sau:

Khi máy thu tín hiệu màu hệ NTSC kinh điển (NTSC
3.58), lúc đó chân nối số 13 sẽ ở mức áp cao, nó
làm bảo hòa Q603, như vậy gốm CF605 đã được cho
nối masse. Lúc nàyQ605 cũng bảo hòa, vậy Q604
phải ngưng dẫn, như vậy gốm CF607 đã bò cắt masse.
Tín
hiệu của mạch dao động sẽ là 1.5MHz, tín hiệu này
đưa đến tầng trộn sóng, cho trộn với tín hiệu SIF có
tần số 4.5MHz, ở ngả ra dùng mạch lọc, lọc lấy
phần tổng (4.5MHz + 1.5MHz) sẽ có tín hiệu SIF ở tần
số 6MHz.


Khi máy thu các hệ màu khác (như hệ PAL
chuẩn D/K. PAL chuẩn B/G, SECAM và NTSC 4.43), lúc
đó chân số 13 sẽ ở mức áp thấp. Lúc này Q603
sẽ ngưng dẫn, vậy gốm CF605 đã bò cắt masse. Q605
cũng ngưng dẫn nên Q604 sẽ bảo hòa, vậy gốm
CF607 đã được cho nối masse. Mạch dao động sẽ tạo
ra tín hiệu có tần số 0.5MHz (tức 500KHz).
Tín hiệu này đến mạch trộn sóng để trộn với các
tín hiệu SIF, chúng ta biết:
+ SIF của hệ PAL chuẩn D/K có tần số IF là
6.5MHz, khi trộn với 0.5MHz, nếu cho lọc lấy phần
hiệu (6.5MHz – 0.5MHz) sẽ có tín hiệu SIF ở tần số
6MHz.
+ SIF của hệ SECAM có tần số IF là 6.5MHz, khi
trộn với 0.5MHz, nếu cho lọc lấy phần hiệu (6.5MHz –
0.5MHz) sẽ có tín hiệu SIF ở tần số 6MHz.
+ SIF của hệ NTSC 4.43 có tần số IF là 5.5MHz,
khi trộn với 0.5MHz, nếu cho lọc lấy phần tổng

GVHD: Đỗ Duy Quang

21

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1


(5.5MHz + 0.5MHz) cũng sẽ có tín hiệu ở tần số
6MHz.
+ SIF của hệ PAL chuẩn B/G có tần số SIF là
6MHz, vậy khi trộn với tín hiệu 0.5MHz, ở ngả ra vẫn
sẽ có tín hiệu SIF 6MHz.
Trong mạch, R619 (27K), R616 (6.8K) dùng hạn dòng
chân B. Các tụ C618 (2200pF), C617 (1μF), C616 (2200pF),
dùng nối masse chân B. Điện trở R617 (330) dùng
giảm biên tín hiệu dao động ở tần số 500KHz.
Tóm lại, mạch dao động sẽ cấp tín hiệu cho tầng
trộn sóng để dời tần số sóng mang SIF của các hệ
màu đến tần số qui đònh là 6MHz, cho phù hợp với
mạch xử lý tín hiệu âm thanh.
2.2 Mạch xử lý tín hiệu SIF ở tần số 6MHz.
xem hình:

GVHD: Đỗ Duy Quang

22

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng Yên

GVHD: Đỗ Duy Quang

Khoa điện:Lớp 45Đ1


23

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1

2.3 Phân tích bo nguồn cấp điện chính của máy
JVC-1490M
Trong bo nguồn gồm có các mạch điện sau:
a. Mạch nắn dòng tạo nguồn B+ sơ cấp.
Bạn xem sơ đồ mạch điện:

Trong mạch:
F901 là cầu
chì dùng cắt
dòng khi trong
máy có các
linh kiện bò
ngắn mạch
để tránh
cháy máy.
C901(0.047μF/A
C 250V), với
cuộn LF901
và tụC902

(0.047μF/AC250
V) dùng làm
tắt
mạch lọc nhiễu có trên đường nguồn AC. S901 là
khóa điện mơ điện nguồn AC cấp cho máy.R902
(5.6Ω/15W) là điện trở công suất lớn, dùng hạn
dòng điện mở máy, không để dòng mở máy quá
lớn làm hư các diode nắn dòng (tránh hiện tượng
quá dòng lúc mở máy). D901 (LB-156) là cầu nắn
dòng 4 diode. Các diode nằn dòng dùng đổi dòng
điện dạng xoay chiều ra dạng dòng điện xung một
chiều. Ngang các diode là các tụ áp cao C907, C906,
C905(0.0047μF AC 400V) dùng bảo vệ các diode chống
hiện tượng quá áp, nó không để các mức điện áp
ứng phản hồi quá lớn từ các cuộn cảm hay biến
áp làm hư các diode nằn dòng.
C943 (220μF/350V), C909 (220μF/350V) là các tụ hóa
lớn dùng làm kho dự trữ điện năng để ổn đònh
điều kiện cấp điện cho tải. Ngang các tụ điện có
GVHD: Đỗ Duy Quang

24

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


Trường CĐ CN Hưng n

Khoa điện:Lớp 45Đ1


các điện trở R949 (150K), R903 (150K) dùng chia đều
mức áp của nguồn DC đặt trên các tụ lọc. Diode
D964 (TVR4J) dùng tạo đường xả điện nhanh cho tụ
C909 sau khi tắt máy.
Nguyên lý làm việc của mạch tự động đổi kiểu
nằn dòng (sơ đồ khối).
Khi mức nguồn AC ở ngả vào là 110V thì khóa
điện bán dẫn SW (SCR) sẽ thông mạch, lúc này
máy chọn kiểu nằn dòng tăng đôi điện áp và khi
mức nguồn AC ở ngả vào là 220V thì khóa điện SW
(SCR) sẽ hở mạch và máy sẽ chọn kiểu nằn dòng
thường (Xem mạch điện cụ thể ở phần sau).
b. Mạch cấp dòng cho cuộn DeGauss: để xóa
sạch từ dư nhiễm trên màn đèn.
Trong mạch dùng nhiệt trở dương TH901. Khi nguội,
nhiệt trở TH901 có sức cản dòng yếu (khoảng vài
Ohm) nên ngay khi mở máy, nó sẽ cho dòng AC lớn
chảy qua cuộn Degauss để tạo ra từ trường biến đổi,
dùng để xóa các từ dư nhiễm trên màn đèn. Khi
dòng điện làm cho
nhiệt trở nóng lên, sức cản dòng của nhiệt trở
tăng cao (vài trăm Kohm), lúc đó nhiệt trở sẽ giảm
mức dòng chảy qua cuộn Degauss. Cuộn Degauss được
quấn nhiều vòng từ loại dây đồng hay dây nhôm
tráng men và đặt bao quanh màn đèn, nó tạo ra từ
trường xoay chiều có biên độ giảm dần để khử
các vùng từ dư nhiễm trên lưới lổ trong đèn hình.
c.
Mạch

tự
động
chuyển
đổi

GVHD: Đỗ Duy Quang

25

Nhóm: Phạm Mai Long
Phạm Văn Khánh


×