Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

Tiểu luận triết học đề tài vì sao sự ra đời của triết học mác đã tạo ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (128.04 KB, 21 trang )

Tiểu luận Triết học
MỤC LỤC
Nội dung

Trang

LỜI MỞ ĐẦU

3

NỘI DUNG

4

CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN

4

I. Những điều kiện lịch sử sự ra đời của Triết học Mác

4

1.1. Điều kiện Kinh tế-Xã hội

4

1.2. Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên

5

II. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác-LêNin



6

2.1. Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của Các-Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa duy
tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và công sản chủ nghĩa

6

2.2. Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử

9

2.3. Giai đoạn Các-Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học

10

III. Ba bộ phận cấu thành triết học Mác

11

3.1.Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật

11

3.2. Học thuyết về giá trị thặng dư

11

3.3. Học thuyết đấu tranh giai cấp


12

IV. Bản chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học Các-Mác và
Ăngghen

13

4.1 Bản chất

13

4.2. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các-Mác và Ăngghen thực
hiện

15

CHƯƠNG II: SỨC SỐNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG XÃ HỘI HIỆN
ĐẠI

16

I.Bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác

16

1.1. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-kim chỉ nam cho
hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội

16


1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Một trong hai phát kiến vĩ đại của Mác

17

II. Vai trò của triết học Mác trong xã hội hiện đại

18

III. Vận dụng và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện thế giới hiện
nay

19

CHƯƠNG III: BỔ SUNG TRIẾT HỌC MÁC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI

20

KẾT LUẬN

21

TÀI LIỆU THAM KHẢO

22

2


Tiểu luận Triết học


LỜI MỞ ĐẦU
Triết học ra đời và phát triển cho đến nay đã có lịch sử gần 3000 năm. Sự phát
triển những tư tưởng triết học của nhân loại là một quá trình không đơn giản. Cuộc đấu
tranh giữa chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa duy tâm, và gắn với nó là cuộc đấu tranh giữa
các phương pháp nhận thức hiện thực – phương pháp biện chứng và phương pháp siêu
hình - tuy là cái trục xuyên suốt lịch sử triết học, làm nên cái “logic nội tại khách quan”
của sự phát triển, song lịch sử diễn biến của nó lại hết sức phức tạp. Triết học Mác là một
hệ thống triết học khoa học và cách mạng, chính vì vậy nó đã trở thành thế giới quan và
phương pháp luận khoa học của giai cấp công nhân và nhân loại tiến bộ trong thời đại
mới. Triết học Mác đã kế thừa những tinh hoa, từ đó đưa ra những nguyên lý khoa học
giúp con người nhân thức đúng và cải tạo thế giới. Sự ra đời triết học Mác tạo nên sự
biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử phát triển triết học của nhân loại. C.Mác và
Ăngghen đã kế thừa một cách có phê phán những thành tựu tư duy nhân loại, sáng tạo
nên chủ nghĩa duy vật triết học triệt để, không điều hoà với chủ nghĩa duy tâm và phép
siêu hình. Để xây triết học duy vật biện chứng, Mác đã phải cải cả chủ nghĩa duy vật cũ
và cả phép biện chứng duy tâm của Hêghen. Đó là một cuộc cách mạng thật sự trong học
thuyết về xã hội, một trong những yếu tố chủ yếu của bước ngoặt cách mạng mà Mác và
Ăngghen đã thực hiện trong triết học
Trong tiểu luận này chúng ta sẽ tìm hiểu, vì sao sự ra đời của triết học Mác đã tạo
ra bước ngoặt cách mạng trong lịch sử triết học.

3


Tiểu luận Triết học

NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: SỰ RA ĐỜI VÀ PHÁT TRIỂN CỦA TRIẾT HỌC MÁC-LÊNIN
Triết học Mác-LêNin ra đời từ cuối thế kỷ-XIX và phát triển cho đến ngày nay. Từ

khi ra đời Triết học Mác-LêNin đã tạo ra một cuộc cách mạng trong lịch sử triết học và
trở thành thế giới quan, phương pháp luận của hoạt động nhận thức cũng như hoạt động
thực tiễn của con người.
I. Những điều kiện lịch sử sự ra đời của Triết học Mác
1.1. Điều kiện Kinh tế-Xã hội
1.1.1. Sự củng cố và phát triển của phương thức sản xuất TBCN trong điều kiện
cách mạng công nghiệp:
Vào những năm 40 của thế kỷ XIX do tác động của cuộc cách mạng trong công
nghiệp làm cho lực lượng sản xuất phát triển mạnh mẽ. Phương thức sản xuất tư bản chủ
nghĩa được củng cố vững chắc và trở thành xu thế phát triển của nền sản xuất xã hội.
Nước Anh đã hoàn thành cuộc cách mạng công nghiệp và trở thành cường quốc công
nghiệp. Ở Pháp cuộc cách mạng công nghiệp đang đi vào giai đoạn hoàn thành.
Sự phát triển của lực lượng sản xuất làm cho mối quan hệ sản xuất TB được củng
cố tạo ra cơ sở kinh tế cho xã hội tư bản phát triển kèm theo đó mâu thuẫn xã hội ngày
càng gay gắt và bộc lộ rõ rệt sự phân hóa giàu, nghèo, bất công xã hội tăng. Những xung
đột giữa giai cấp vô sản với tư bản đã phát triển thành những cuộc đấu tranh giai cấp.
1.1.2. Sự xuất hiện của giai cấp vô sản trên vũ đài lịch sử:
Giai cấp vổ sản và giai cấp tư sản ra đời và lớn lên cùng với sự hình thành và phát
triển của phương thức sản xuất Tư bản chủ nghĩa. Khi chế độ TBCN được xác lập giai
cấp tư sản trở thành giai cấp thống trị xã hội, giai cấp vô sản trở thành bị trị thì mâu thuẫn
giữa giai cấp tư sản với vô sản vốn mang tính đối kháng phát triển trở thành cuộc đấu
tranh giai cấp. Cuộc khởi nghĩa của thợ dệt tại Thành phố lyon ( Pháp) năm 1831 tuy bị
đàn áp nhưng lại bùng nổ tiếp vào năm 1834. Ở Anh có phong trào hiến chương vào cuối
những năm 30 của thế kỷ XIX, là phong trào cách mạng to lớn có tính chất quần chúng
và có hình thức chính trị. Nước Đức nổi lên phong trào đấu tranh của thợ dệt ở Xilêdi đã
mang tính giai cấp.
Trong hoàn cảnh lịch sử đó giai cấp tư sản không còn đóng vai trò là giai cấp cách
mạng. Ở Anh, Pháp, giai cấp tư sản nắm quyền thống trị, lại hoảng sợ trước sự đấu tranh
giai cấp vô sản lên không còn là vị trí tiên phong trong quá trình cải tại dân chủ như
4



Tiểu luận Triết học
trước. Còn giai cấp tư sản Đức đang lớn lên trong lòng xã hội Phong Kiến, vốn đã khiếp
sợ bạo lực cách mạng khi nhìn vào tấm gương cách mạng tư sản Pháp năm 1789, lại thêm
sợ hãi trước sự phát triển của phong trào công nhân Đức. Vì vậy giai cấp vô sản xuất hiện
trên vũ đài lịch sử với sứ mệnh xóa bỏ chế độ tư bản và trở thành lực lượng tiên phong
trong cuộc đấu tranh cho nền dân chủ và tiến bộ xã hội.
Như vậy thực tiễn xã hội, nhất là thực tiễn cúa phong trào đấu tranh giai cấp vô
sản đòi hỏi phải được soi sáng bới một hệ thống lý luận, một học thuyết triết học mới.
Học thuyết đó xuất hiện để định hướng phong trào đấu tranh nhanh chóng đạt được thắng
lợi.
Phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản đã tạo ra nguồn tư liệu quý báu về thực
tiễn xã hội để Các-Mác và Ăngghen khái quát xây dựng những quan điểm triết học
1.2. Nguồn gốc lý luận và tiền đề khoa học tự nhiên
1.2.1 Nguồn gốc lý luận:
Để xây dựng học thuyết của mình ngang tầm với trí tuệ nhân loại Các-Mác và
Ăngghen đã kế thừa những thành tựu trong lịch sử tư tưởng nhân loại Triết học Đức với
hai nhà triết học tiêu biểu là Hêghen và Phoiơbắc là nguồn gốc trực tiếp của triết học
Mác.
Các-Mác và Ăngghen đã từng là những người theo học triết học Hêghen và nghiên
cứu triết học Phoiơbắc. Qua đó hai ông đã nhận thấy: Tuy học thuyết triết học của
Hêghen mang quan điểm của chủ nghĩa duy tâm nhưng chứa đựng cái “ hạt nhân hợp lý”
của phép biện chứng, còn triết học của Phoiơbắc tuy còn mang nặng siêu hình nhưng nội
dung lại thuấn nhuần quan điểm duy vật. Các-Mác và Ăngghen đã kế thừa “ hạt nhân hợp
lý” của Hêghen và cải tạo, lột bỏ cái vỏ thần bí xây dựng lên lý luận mới của phép biện
chứng. Hai ông đã kế thừa chủ nghĩa duy vật của Phoiơbắc khắc phục tính siêu hình và
những hạn chế lịch sử khác của nó để xây dựng nên lý luận mới của chủ nghĩa duy vật, từ
đó tạo ra cơ sở để xây dựng nên học thuyết triết học mới, trong đó chủ nghĩa duy vật và
phép biện chứng thống nhất một cách hữu cơ.

Việc kế thừa cải tạo kinh tế chính trị học với những đại biểu suất sắc là A.Smít và
Đ.Ricacdo không những là học thuyết xây dựng học thuyết kinh tế mà còn là tiền đề lý
luận để hình thành quan điểm triết học.
Chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp với những đại biểu nổi tiếng như
XanhXiMông và S.Phurie là một trong ba nguồn gốc lý luận triết học mác. Các-Mác và
5


Tiểu luận Triết học
Ăngghen đã kế thừa những quan điểm tiến bộ của chủ nghĩa xã hội không tưởng Pháp
(quan điểm về vai trò nền sản xuất trong xã hội, quan điểm về sở hữu…) và khắc phục
tính không tưởng thiếu điều kiện lịch sử cụ thể của nó để xây dựng những quan điểm duy
vật lịch sử.
Vì vậy khi tìm hiểu nguồn gốc của triết học Mác cần tìm hiểu không chỉ trong triết
học Đức mà cả chủ nghĩa không tưởng Pháp, kinh tế chính trị học Anh
1.2.2. Tiền đề khoa học tự nhiên:
Giữa triết học và khoa học nói chung, khoa học tự nhiên nói riêng có mối quan hệ
khăng khít. Sự phát triển của tư duy triết học phải dựa trên cơ sở tri thức do các khoa học
cụ thể đem lại. Vì thế, mỗi khi trong khoa học có những phát minh mang tính chất thời
đại thì tạo ra sự thay đổi của triết học.
Trong những năm đầu TK-XIX khoa học tự nhiên phát triển mạnh với nhiều phát
minh quan trọng: Định luật bảo toàn năng lượng; thuyết tế bào, thuyết tiến hóa. Những
phát minh khoa học đó đã vạch ra mối liên hệ thống nhất giữa những sự vật, giữa các
hình thức vận động khác nhau trong tính vật chất thống nhất của thế giới, vạch ra tính
biện chứng của sự vận động và phát triển. Đồng thời đã bộc lộ rõ những hạn chế và bất
lực của phương pháp tư duy siêu hình và tư tưởng biện chứng cổ đại cũng như phép biện
chứng của Hêghen. Từ đó đặt ra một yêu cầu trong tư duy nhân loại cần phải xây dựng
một phương pháp tư duy mới thực sự khoa học. Với những phát minh của mình khoa học
đã cung cấp những tri thức để Các-Mác và Ăngghen khái quát xây dựng phép biện chứng
duy vật.

Như vậy triết học Mác ra đời như một tất yếu lịch sử không những vì đời sống
thực tiễn mà còn vì những tiền đề lý luận, xã hội và khoa học mà nhân loại đã tạo ra.
II. Quá trình hình thành và phát triển của triết học Mác-LêNin
2.1. Giai đoạn chuyển biến tư tưởng của Các-Mác và Ăngghen từ chủ nghĩa
duy tâm và dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật và công sản chủ nghĩa
2.1.1. Sự chuyển biến tư tưởng của Các-Mác:
Các-Mác(5/5/1818-14/3/1883) sinh trưởng trong một gia đình tri thức(bố là luật
sư) ở TP Tơrevơ, tỉnh Ranh, một vùng có nhiều ảnh hưởng của cách mạng tư sản Pháp và
đạo Kitô là tôn giáo độc tôn.
Những ảnh hưởng tốt của giáo dục gia đình, nhà trường và các quan hệ xã hội đã
giúp Các-Mác hình thành tinh thần nhân đạo và xu hướng yêu tự do. Phẩm chất đó đã
6


Tiểu luận Triết học
không ngừng được bồi dưỡng và trở thành định hướng cho cuộc đời sinh viên đưa CácMác tới chủ nghĩa dân chủ cách mạng. Cũng vì thế trong tình hình lúc đó, triết học
Heeghen với tinh thần biện chứng cách mạng của nó được Các-Mác xem là chân lý.
Trong thời gian học ở khoa luật trường đại học tổng hợp Béc-Lin (1836-1841) ông say
mê nghiên cứu triết học, nhằm giải đáp vấn đề giải phóng con người, thực hiện dân chủ,
vươn tới tự do. Năm 1837 Các-Mác tập trung ngiên cứu triết học Hêghen và tham gia
nhóm “Hêghen trẻ”.
Sau khi nhận bằng tiến sỹ triết học(8/1841) Các-Mác chuẩn bị vào giảng dạy triết
học ở trường đại học và dự định xuất bản một tạp chí với tên gọi “ Tư liệu của chủ nghĩa
vô thần”. Nhưng dự định đó không được thực hiện vì nhà nước phong kiến Phổ thực hiện
chính sách đàn áp những người dân chủ cách mạng. Ông và một số người theo phái
“Hêghen trẻ” đã chuyển sang hoạt động chính trị đấu tranh chống lại chủ nghĩa chuyên
chế Phổ giành lại quyền tự do dân chủ; đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tư tưởng
của ông. Như vậy lúc này trong tư tưởng của Các-Mác có sự mâu thuẫn giữa thế giới
quan duy tâm với tinh thần dân chủ cách mạng vô thần. Mâu thuẫn bước đầu được giải
quyết khi Các-Mác làm việc ở báo Sông Ranh, ở đây lúc đầu là cộng tác viên sau đó trở

thành linh hồn của tờ báo và ông cũng làm cho nó trở thành cơ quan ngôn luận của phái
dân chủ cách mạng.
Thực tiễn đấu tranh báo chí đã làm cho dân chủ tư tưởng cách mạng ở Các-Mác có
nội dung rõ hơn, đó là đấu tranh cho lợi ích quần chúng lao động. Lúc này tư tưởng cộng
sản chủ nghĩa chưa được hình thành, ông đấu tranh bảo vệ “quần chúng nghèo khổ, bất
hạnh” dưới tinh thần nhân đạo. Với tinh thần nhân đạo ông tập trung phê phán các chính
sách của nhà nước Phổ, nhà nước đó chỉ là “ cơ quan đại diện đẳng cấp của những lợi ích
cá nhân”. Trong quá trình phê phán đó Các-Mác đã nhận thấy hoạt động của nhà nước
không phải là hiện thân của tinh thần tuyệt đối như Hêghen đã chứng minh.
Như vậy, qua thực tiễn, nguyện vọng muốn cắt nghĩa hiện thực, xác lập lý tưởng
tự do trong thực tế đã giúp Các-Mác hình thành khuynh hướng duy vật, nhận thấy mặt
hạn chế của quan điểm duy tâm. Lúc này tinh thần cách mạng dân chủ sâu sắc đã không
dung hợp với triết học duy tâm tự biện. Vì thế sau khi báo Sông Ranh bị cấm(1843) CácMác đã cho mình duyệt lại một cách có phê phán quan niệm duy tâm của Hê ghen trước
hết về xã hội và nhà nước. Ông đã viết tác phẩm “ góp phần phê phán triết học pháp
quyền của Hêghen” để phê phán chủ nghĩa duy tâm của Hêghen. Trong khi thực hiện phê
7


Tiểu luận Triết học
phán ông nồng nhiệt tiếp nhận quan điểm triết học duy vật của Phoiơbắc . Song với tinh
thần phê phán ông đã thấy những mặt hạn chế, nhất là việc xa rời những vấn đề chính trị
nóng hổi của Phoiơbắc. Sự phê phán sâu rộng triết học của Hêghen, việc khái quát kinh
nghiệm lịch sử cùng với ảnh hưởng quan điểm duy vật và nhân văn của triết học
Phoiơbắc đã tăng cường mạnh mẽ xu hướng duy vật trong quan điểm triết học của CácMác.
Cuối tháng 1/1843 Các-Mác sang Pari, ở dây không khí chính trị sôi sục và tiếp
xúc với các đại biểu của giai cấp vô sản đã dẫn đến bước chuyển biến dứt điểm quam
điểm của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản. Trong bài báo “ lời nói đầu
của cuốn sách góp phần phê phán triết học pháp quyền của Hêghen” Các-Mác đã phân
tích một cách sâu sắc theo quan điểm duy vật ý nghĩa và hạn chế của cuộc cách mạng tư
sản chỉ là “ cuộc cách mạng bộ phận” đồng thời ông khẳng định chỉ có cuộc cách mạng

do giai cấp vô sản thực hiện mới là “ Cuộc cách mạng triệt để” Các-Mác nêu rõ “ Giống
như triết học lấy giai cấp vô sản là vũ khí vật chất của mình, giai cấp vô sản cũng lấy triết
học là vũ khí tinh thần của mình”. Với bài báo này và một số bài báo khác đăng trên tạp
chí niên giám Đức-Pháp năm 1844 đánh dấu bước hoàn thành quá trình chuyển biến lập
trường quan điểm của Các-Mác.
2.1.2. Sự chuyển biến tư tưởng của Ăngghen:
Ăngghen sinh 18/11/1820, trong một gia đình chủ sợi ở tỉnh Ranh. Khi còn là học
sinh trung học đã có thái độ căn ghét sự chuyên quyền, độc đoán của bọn quan lại phong
kiến. Viện nghiên cứu triết học trong thời gian ở Béc-Lin, khi làm nghĩa vụ quân sự đã
hướng ông đi vào con đường khoa học. Song chỉ thời gian gần 2 năm sống ở Manchester
(Anh) từ mùa thu năm 1842 khi nghiên cứu đời sống và chính trị tại Anh, nhất là việc
trực tiếp tham gia phong trào công nhân mới dẫn đến bước chuyển biến căn bản trong thế
giới quan của ông sang chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1844 trên tạp chí niên giám Đức-Pháp. Ăngghen đăng một số bài báo “ Bản
thảo góp phần phê phán kinh tế-chính trị học”; “ Tình cảnh giai cấp công nhân Anh”.
Các tác phẩm đó cho thấy ở Ăngghen, quá trình chuyển từ chủ nghĩa duy tâm và
dân chủ cách mạng sang chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản đã hoàn
thành. Quá trình này diễn ra độc lập với Các-Mác. Trong các bài báo này, ông đã đứng
trên chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa cộng sản để phê phán kinh tế-chính trị
học của A.Smít và Đ.Ricacdo.
8


Tiểu luận Triết học
2.2. Giai đoạn hình thành những nguyên lý triết học duy vật biện chứng và duy
vật lịch sử
Sự nhất trí về quan điểm, lập trường đã dẫn đến tình bạn vĩ đại giữa Các-Mác và
Ăngghen, gắn tên tuổi của hai ông với sự ra đời và phát triển một thế giới quan cách
mạng của giai cấp vô sản. Thời gian từ 1844-1848 là quá trình hai ông từng bước xây
dựng những nguyên lý triết học của mình.

Năm 1844 qua tác phẩm “ Bản thảo kinh tế-triết học” Các-Mác tiếp tục phê phán
triết học duy tâm của hêghen đồng thời cũng vạch ra mặt tích cực của nó là phép biện
chứng Các-Mác thông qua phân tích sự tha hóa của lao động đã cắt nghĩa: Sở hữu tư
nhân trong xã hội tư bản trở thành nguyên nhân của sự tha hóa lao động và con người,
biến sức lao động trở thành hàng hóa. Các-Mác chỉ rõ: Muốn khắc phục sự tha hóa ấy
phải xóa bỏ chế độ chiếm hữu tư nhân. Việc giải phóng người công nhân khỏi sự tha hóa
là sự giải phóng con người nói chung.
Trong tác phẩm này Các-Mác đã luận chứng cho tính tất yếu của chủ nghĩa cộng
sản trong sự phát triển của xã hội. Mặc dù luận chứng này chưa đủ chin muồi về mặt lý
luận song đã cho phép phân biệt quan niện của Các-Mác về chủ nghĩa cộng sản với quan
niệm của chủ nghĩa bình quân vốn có của các môn phái chủ nghĩa cộng sản không tưởng.
Theo Các-Mác chủ nghĩa cộng sản dựa trên sự phát triển cao của nền sản xuất xã hội là
nấc thang lịch sử cao hơn chủ nghĩa tư bản.
Trong tác phẩm “ Gia đình thần thánh” Các-Mác và Ăngghen viết chung năm
1845 đã nêu rõ sự phê phán của hai ông với phái “ Hêghen trẻ” đứng đầu là anh em nhà
Bauơ về quan điểm lịch sử, hai ông đã trình bày một số nguyên lý cơ bản của triết học
duy vật biện chứng và duy vật lịch sử như: Quan điểm của vai trò sản xuất vật chất đối
với xã hội…..
Năm 1845-1846 Các-Mác và Ăngghen viết chung tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức”.
Thông qua việc phê phán các trào lưu triết học đương thời ở Đức, hai ông đã trình bày
quan niện duy vật lịch sử một cách hệ thống. Nội dung của tác phẩm đã trình bày rõ
những quan điểm với tư cách là luận điểm xuất phát như: “ Tiền đề đầu tiên của toàn bộ
lịch sử nhân loại dĩ nhiên là sự tồn tại của những cá nhân con người sống, đó là những
con người hiện thực mà sản xuất vật chất là hành vi lịch sử đầu tiên của họ” và quan
điểm: “ quan điểm duy vật lịch sử khi xem xét lịch sử xã hội phải xuất phát từ con người”

9


Tiểu luận Triết học

Trong tác phẩm đã trình bày rõ hệ thống quy luật vận động và phát triển của xã hội loài
người.
Trong thời gian này Các-Mác viết tác phẩm “ Luận cương về Phoiơbắc” tháng
8/1845, nêu rõ quan điểm xuyên suốt đó là : Vai trò quyết định của thực tiễn đối với đời
sống xã hội. Đồng thời cũng đưa ra quan điểm về bản chất của con người: “ Trong tính
hiện thực của nó, bản chất của con người là tổng hòa các mối quan hệ xã hội”
Với tác phẩm “ Luận cương về Phoiơbắc” nhất là tác phẩm “ Hệ tư tưởng Đức”
quan niệm duy vật lịch sử đã hình thành. Quan niệm đó tạo cơ sở lý luận khoa học vững
chắc cho sự phát triển tư tưởng cộng sản chủ nghĩa. Tuy vậy trong hệ tư tưởng Đức, học
thuyết về chủ nghĩa cộng sản được hai ông trình bày như là hệ quả trực tiếp của quan
niệm duy vật lịch sử cho nên chủ nghĩa cộng sản chưa được diễn đạt thành luận điểm cụ
thể. Song một điều quan trọng là Các-Mác và Ăngghen đã xây dựng phương pháp tiếp
cận khoa học đển nhận thức chủ nghĩa cộng sản.
Năm 1847 Các-Mác viết tác phẩm “ Sự khốn cùng của triết học”. Ở đây ông trình
bày tiếp các nguyên lý của triết học, chủ nghĩa cộng sản khoa học và các luận điểm để
viết tác phẩm tư bản. Năm 1848 Các-Mác và Ăngghen viết tác phẩm “ Tuyên ngôn cộng
sản” là văn kiện có tính chất cương lĩnh dầu tiên của chủ nghĩa Mác, của phong trào cộng
sản thế giới. Trong đó trình bày một cách triệt để thế giới quan mới, chủ nghĩa duy vật
biện chứng và duy vật lịch sử.
Với tác phẩm “ Tuyên ngôn cộng sản” triết học Mác và chủ nghĩa Mác nói chung
đã hình thành và sẽ được Các-Mác và Ăngghen tiếp tục bổ sung và phát triển trong thời
gian sau.
2.3. Giai đoạn Các-Mác và Ăngghen bổ sung và phát triển lý luận triết học:
Từ sau “ Tuyên ngôn cộng sản” học thuyết triết học Mác tiếp tục được phát triển
trong sự gắn bó hơn nữa với thực tiễn cách mạng vô sản mà hai ông là lãnh tụ. Bằng hoạt
động của mình, hai ông đã đưa phong trào cách mạng của giai cấp vô sản từ tự phát thành
phong trào tự giác; chính qua đó, học thuyết triết học của hai ông không ngừng được
phát triển.
Các-Mác đã tổng kết kinh nghiệm thực tiễn của phong trào đấu tranh cách mạng
để khái quát tìm ra những kết luận qua đó bổ sung và phát triển lý luận. Điều đó được

biểu hiện qua nội dung của một số tác phẩm như “ Đấu tranh giai cấp ở Pháp”, “ Nội
chiến ở Pháp”, “ Phê phán cương lĩnh Gôta”. Đặc biệt qua bộ tư bản ông đã trình bày
10


Tiểu luận Triết học
những tất yếu phát triển của nền sản xuất xã hội,lịch sử thay thế các hình thái kinh tế xã
hội….
Trong khi đó Ăngghen đã khái quát các thành tựu khoa học để viết tác phẩm như :
“ Chống Đuyrinh”, “ Biện chứng tự nhiên”, “ Nguồn gốc của gia đình, của chế độ tư hữu
và của nhà nước”…Trong các tác phẩm đó, ngoài việc phê phán các quan điểm triết học
duy tâm, siêu hình và duy vật tầm thường ông đã trình bày học thuyết triết học Mác dưới
dạng hệ thống lý luận hoàn thiện hơn.
III. Ba bộ phận cấu thành triết học Mác
3.1.Triết học của chủ nghĩa Mác là chủ nghĩa duy vật:
Các-Mác và Ăngghen kiên quyết bảo vệ chủ nghĩa duy vật triết học và đã nhiều
lần vạch rõ rằng mọi khuynh hướng ly khai cơ sở ấy là hết sức sai lầm. Quan điểm của
hai ông được trình bày rõ nhất và tỉ mỉ nhất trong những tác phẩm của Ăngghen: “ Lútvích Phơ-bách” và “chống Đuy-rinh” những cuốn sách này cũng như “ Tuyên ngôn của
đảng cộng sản” dều là những sách gối đầu giường của mọi công nhân giác ngộ. Nhưng
Mác không dừng lại chủ nghĩa duy vật ở TK-XVIII, ông đẩy triết học tiến lên nữa, ông
làm cho triết học trở lên phong phú bằng những thành quả của triết học cổ điển Đức và
nhất là của hệ thống triết học Hê-ghen và chủ nghĩa duy vật của Phơ-bách. Trong số
những thành quả dó thì thành quả chủ yếu là phép biện chứng, tức là học thuyết về sự
phát triển, dưới hình thức hoàn bị nhất, sâu sắc nhất và không phiến diện, tức là học
thuyết về tính tương đối nhận thức của con người, nhận thức này phản ánh vật chất luôn
luôn phát triển không ngừng. Chủ nghĩa duy vật lịch sử của Mác là thành tựu vĩ đại nhất
trong tư tưởng khoa học. Sự hỗn độn và tùy tiện từ trước tới nay vẫn thống trị trong các
quan niệm về lịch sử và chính trị đã thay thế bằng một lý luận khoa học hết sức hoàn
chỉnh và chặt chẽ, nó chỉ cho ta thấy rằng do sự phát triển của lực lượng sản xuất mà từ
một chế độ sinh hoạt xã hội này đã nảy sinh ra và phát triển nên như thế nào một chế độ

sinh hoạt xã hội khác, cao hơn, chẳng hạn như chủ nghĩa tư bản nảy sinh ra như thế nào
từ chế độ nông nô, nhất là cho giai cấp công nhân những công cụ nhận thức vĩ đại.
3.2. Học thuyết về giá trị thặng dư
Sau khi nhận thấy rằng chế độ kinh tế là cơ sở trên đó kiến trúc thượng tầng chính
trị được xây dựng lên thì Mác chú ý nhiều đến viện nghiên cứu chế dộ kinh tế ấy. Tác
phẩm chính của Mác là bộ “ Tư bản” được giành riêng để nghiên cứu chế độ kinh tế của
xã hội hiện đại, nghĩa là xã hội tư bản chủ nghĩa. Chính trị, kinh tế học cổ điển trước Mác
11


Tiểu luận Triết học
được hình thành ở Anh là nước tư bản phát triển nhất A.Smít và Đ.Ricacdo, việc nghiên
cứu chế độ kinh tế đã mở đầu lý luận về giá trị lao động. Mác đã tiếp tục sự nghiệp của
hai người dó. Ông dã mang lại cho lý luận đó một cơ sở chặt chẽ và phát triển lý luận đó
một cách nhất quán. Cũng chỉ ra rằng giá trị của mọi hàng hóa dược quyết dịnh bới số
lượng thời gian lao dộng xã hội tất yếu để sản xuất ra hàng hóa ấy. Ở chỗ nào mà các nhà
kinh tế học tư sản nhìn thấy quan hệ giữa vật với vật ( hàng hóa này đổi lấy hàng hóa
khác) thì ở dó Mác dã tìm thấy quan hệ giữa người và người. Sự trao đổi hàng hóa biểu
thị sự liên hệ giữa những người sản xuất riêng lẻ với nhau do thị trường làm trung gian.
Tiền tệ xuất hiện tức là mối liên hệ ấy càng thêm chặt chẽ, gắn bó toàn bộ sinh hoạt kinh
tế của những người sản xuất riêng lẻ thành một chính thể không thể phân chia. Tư bản
xuất hiện có nghĩa là mối liên hệ ấy tiếp tục phát triển cao hơn nữa sức lao động của con
người trở thành hàng hóa. Công nhân làm thuê bán sức lao động của mình cho người chủ
ruộng dất, chủ nhà máy, chủ công cụ lao động. Người công nhân dùng một phần ngày
lao động dể nuôi bản thân và gia dình ( Tiền công); còn phần kia thì làm công không tạo
ra giá trị thặng dư cho người tư bản, đó là nguồn lợi nhuận, nguồn giàu có của giai cấp tư
bản. Học thuyết về giá trị thặng dư là viên đá tảng của học thuyết kinh tế Mác. Tư bản do
lao động của công nhân tạo ra, đè nặng lên người công nhân, làm phá sản các tiểu chủ tạo
ra một đội quân thất nghiệp. Trong công nghiệp thắng lợi của sản xuất lớn thì thấy rõ
được; nhưng cả trong nông nghiệp chúng ta cũng thấy một hiện tượng tương tự như thế;

ưu thế của nông nghiệp tư bản chủ nghĩa quy mô lớn tăng thêm, việc dùng máy móc ngày
càng phát triển, kinh tế nông dân được siết chặt trong sợi dây thòng lọng của tư bản tiền
tệ, bị suy tàn và phá sản vì kỹ thuật lạc hậu của mình. Mác đã nghiên cứu sự phát triển
của chủ nghĩa tư bản từ những mầm mống đầu tiên của nền kinh tế hành hóa, tức là sự
trao đổi đơn giản cho dến những hình thức cao nhất của nó, tức là sản xuất lớn. và kinh
nghiệm của tất cả các nước tư bản chủ nghĩa cũ cũng như mới ngày càng chứng tỏ rõ
ràng cho một số công nhân ngày càng đông thấy rằng học thuyết ấy của Mác là đúng.
CNTB đã thắng trên toàn thế giới, nhưng thắng lợi ấy chỉ là màn mở dầu cho thắng lợi
của lao động với tư bản mà thôi.
3.3. Học thuyết đấu tranh giai cấp
Khi chế độ nông nô bị lật đổ và khi xã hội Tư bản “Tự do” ra đời thì lập tức người
ta thấy rõ rằng tự do ấy có nghĩa là một chế độ áp bức và bóc lột mới với người lao động.
Các học thuyết xã hội chủ nghĩa(CNXH) bắt đầu mọc ra, đó là sự phản ánh, sự phản đối
12


Tiểu luận Triết học
ách áp bức ấy. Nhưng CNXH lúc dầu là CNXH không tưởng. Nó chỉ trích, lên án và
nguyền rửa XHTB, nó mơ ước xóa bỏ xã hội này và tưởng tượng ra một xã hội tốt đẹp
hơn, nó tìm cách thuyết phục những người giàu để họ thấy rằng bóc lột là không có đạo
đức. Nhưng CNXH không tưởng không thể vạch ra được lối thoát thực sự. Nó không giải
thích được bản chất của chế độ làm thuê trong chế độ tư bản, cũng không phát hiện ra
được những quy luật phát triển của chế dộ tư bản và cũng không tim được lược lượng xã
hội có khả năng trở thành người sáng tạo ra xã hội mới. không một thắng lợi nào tự do về
chính trị giành được từ trong tay giai cấp chủ nô, mà lại không gặp một sức phản kháng
quyết liệt. Không một nước TBCN nào được thành lập trên một cơ sở ít nhiều tự do, dân
chủ, mà lại không có các cuộc đấu tranh sống còn giữa các giai cấp khác nhau của xã hội
tư bản. Thiên tài của Mác là ở chỗ ông là người dầu tiên đã từ đó rút ra và vận dụng triệt
để cái kết luận do lịch sử toàn thế giới chỉ ra. Kết luận đó là học thuyết đấu tranh giai cấp.
Chừng nào người ta chưa biết phân biệt được lợi ích của giai cấp này hay của giai cấp

khác, qua những câu nói, những lời tuyên bố và những hứa hẹn nào có tính chất dạo dức,
tôn giao, chính trị và xã hội, thì trước sau bao giờ người ta cũng là kẻ ngốc nghếch bị
người khác lừa dối và tự lừa dối mình về chính trị. Muốn dập tam sự phản kháng của
những giai cấp thống trị ấy, thì chỉ có một cách là: tìm ngay trong xã hội xung quanh
chúng ta những lực lượng có thể-và, do địa vị xã hội của chúng ta mà phải trở thành
những lực lượng có khả năng quét sạch cái cũ và tạo ra cái mới rồi giáo dục và tổ chức
những lực lượng ấy dể đấu tranh. Chỉ có chủ nghĩa duy vật triết học của Mác là dã chỉ
cho giai cấp vô sản con đường thoát khỏi chế dộ nô nệ tinh thần, trong dó tất cả các giai
cấp bị áp bức đã sống lay lắt từ trước dến nay.
IV. Bản chất và ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học Các-Mác và
Ăngghen.
4.1 Bản chất
Sự ra đời của triết học Mác tạo nên sự biến đổi có ý nghĩa cách mạng trong lịch sử
triết học. Triết học Mác đã tạo ra hình thức phát triển cao của phép biện chứng. triết học
Mác thực sự khắc phục được sự tách rời thế giới quan duy vật và phép biện chứng trong
lịch sưt phát triển của triết học. Trong chủ nghĩa duy vật trước Mác không ít những luận
điểm duy vật thể hiện tinh thần biện chứng, song do hạn chế của điều kiện xã hội và trình
độ phát triển của khoa học nên tính siêu hình vẫn là một nhược điểm chung của nó. Do
vậy, quan điểm duy vật của những học thuyết đó thường thiếu triệt để, đây là điểm yếu để
13


Tiểu luận Triết học
chủ nghĩa duy tâm lợi dụng tiến hành đấu tranh chống lại. Còn phép biện chứng lại được
phát triển trong cái vỏ bọc duy tâm thần bí tiêu biểu trong triết học Heeghen.
Cho nên nội dung của phép biện chứng chưa phản ánh đúng thế giới hiện thực.
Các-Mác và Ăngghen đã cải tạo chủ nghĩa duy vật cũ, khắc phục hạn chế siêu hình, cải
tạo phép biện chứng, giải thoát khỏi cái vỏ duy tâm. Từ đó khái quát xây dựng một học
thuyết triết học mới- chủ nghĩa duy vật biện chứng.
Trước triết học Mác, có một số học thuyết triết học bàn đến vấnđề xã hội, song do

hạn chế về thế giới quan hoặc phương pháp luận nên các học thuyết đó mới chỉ nghiên
cứu hoặc lĩnh vực này hay lĩnh vực khác mà chưa nghiên cứu toàn diện mọi mặt của xã
hội. Do vậy không thể nào tìm ra quy luật phát triển chung của xã hội loài người. CácMác và Ăngghen đã vận dụng những lý luận của duy vật biện chứng đê nghiên cứu lĩnh
vực xã hội, tìm ra qui tắc phát triển chung của xã hội loài người và tiến trình phát triển tất
yếu, tự nhiên của nó. Từ đó xây dựng, sang lập ra chủ nghĩa duy vật lịch sử với tính cách
là bộ phận của triết học Mác. Chủ nghĩa duy vật lịch sử là thành tựu vĩ đại nhất của tư
tưởng khoa học, đó là cuộc cách mạng thực sự trong triết học. từ khi chủ nghĩa duy vật
lịch sử ra đời đã loại bỏ được cơ sở tồn tại cuối cùng của chủ nghĩa duy tâm.
Những học thuyết triết học trước Mác thường mới dừng lại ở việc giải thích thế
giới, cho nên họ chưa đề cập đến vai trò của hoạt động thực tiễn. Do vậy không tránh
khỏi tình trạng rơi vào quan điểm duy tâm về xã hội. Ngay cả trong tist học Phơ-bách tuy
coi vấn đề con người là trung tâm thế nhưng đây mới chỉ là con người thuần túy về mặt
sinh vật, chưa phải con người với tính cách là chủ thể hoạt động cải tạo thế giới. Còn triết
học Mác xác định rõ: Nhiệm vụ của mình không chỉ dừng lại ở việc giải thích thế giới mà
chủ yếu là tìm ra các phương tiện, các biện pháp để cải tạo thế giới bằng cách mạng. Triết
học mác thường lấy thực tiễn cải tạo xã hội, cải tạo thế giới của con người là điểm xuất
phát và thong qua quá trình hoạt động thực tiễn để hoàn thiện hệ thống lý luận của mình.
Như vậy lần đầu tiên trong lịch sử triết học, triết học Mác đã tạo ra được sự gắn kết chặt
chẽ giữa lý luận với thực tiễn, lý luận xuất phát từ thực tiễn, chịu sự quyết định của thực
tiễn, khi ra đời lý luận định hướng hoạt động thực tiễn. Vì thế so với các học thuyết triết
học khác thì triết học Mác luôn luôn được bổ sung và hoàn thiện.

14


Tiểu luận Triết học
4.2. Ý nghĩa của cuộc cách mạng trong triết học do Các-Mác và Ăngghen thực
hiện
Khi ra đời triết học Mác đã trở thành thế giới quan khoa học của giai cấp vô sản,
có cơ sở khoa học để nhận thức thực tiễn xã hội, từ đó định ra được đường lối chiến lược

và đề ra những biện pháp đấu tranh cải biến xã hội có hiệu quả. Sự kết hợp triết học Mác
với phong trào vô sản đã tạo nên những bước chuyển biến về chất của phong trào từ trình
độ tự phát lên tự giác. Triết học mác còn là vũ khí tư tưởng để đấu tranh chống lại hệ tư
tưởng tư sản chủ nghĩa xét lại, cơ hội và chủ nghĩa giáo điều, góp phần quan trọng tạo ra
sự thống nhất của phong trào đấu tranh của giai cấp vô sản.
Triết học Mác cũng chấm dứt tham vọng ở nhiều triết học coi triết học là “khoa
học của mọi khoa học”, đứng trên mọi lhoa học, Các-Mác và Ăngghen đã xây dựng lý
luận triết học của mình trên cơ sở khái quát các thành tựu của khoa học tự nhiên và xã
hội. Đến lượt mình, triết học Mác ra đời đã trở thành thế giới quan khoa học và phương
pháp luận chung, định hướng sự phát triển của khoa học. Như vậy triết học Mác đã phân
định rõ ranh giới giữa triết học với khoa học và thiết lập được mối quan hệ chặt chẽ giữa
chúng, cũng như đã xác định rõ đối tượng nghiên cứu của triết học là tìm ra qui luật vận
động phát triển chung nhất của tự nhiên và tư duy xã hội.

15


Tiểu luận Triết học
CHƯƠNG II: SỨC SỐNG CỦA TRIẾT HỌC MÁC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
I. Bản chất khoa học và cách mạng của triết học Mác
1.1. Thế giới quan và phương pháp luận của triết học Mác-kim chỉ nam cho
hoạt động nhận thức và cải tạo xã hội
Phương pháp duy vật biện chứng là tinh hoa của trí tuệ nhân loại được Các-Mác
và Ăngghen đúc kết và V.I.Lênin phát triển trên cơ sở những thành tựu cao nhất của triết
học, của khoa học hiện đại và thực tiễn xã hội-lịch sử toàn nhân loại. Những khái niệm,
phạm trù nguyên lý, qui luận và những phương pháp luận cơ bản của nó mang tính phổ
quát. Chúng bao quát, tác động chi phối cả giới tự nhiên, đời sống xã hội và tư duy con
người ở mọi nơi và trong mọi giai đoạn lịch sử. Chính vì vậy phép biện chứng duy vật trở
thành thế giới quan và phương pháp luận cho hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn.
Nói ngắn gọn là kim chỉ nam cho suy nghĩ và hành động.

Gần 2 TK đã qua, kể từ khi phép biện chứng duy vật ra đời cho đến nay, nhân loại
đã chứng kiến những biến đổi lớn lao trong khoa học cũng như trong đời sống xã hội,
những thành tựu của khoa học công nghệ. Không chỉ đóng vai trò trọng yếu trong nền sản
xuẩ của xã hội mà còn tác độngtrực tiếp đến con người làm biến đổi mọi lĩnh vực trong
dời sống xã hội. Có thể nói trong thời đại ngày nay khoa học về thực chất đã và đang trở
thành lực lượng sản xuất trực tiếp như dự báo của Mác cách đây gần 1,5TK
Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đã chứng minh tính đúng dắn
của phép biện chứng duy vật, càng làm sâu sắc hơn, thể hiện một cách sinh động hơn tính
vật chất và tính biện chứng của thế giới, đồng thời nó cũng đặt ra những cơ sở và điều
kiện mới đòi hỏi triết học Mác phải được khái quát, phải được bổ sung và phát triển hơn
nữa như Ăngghen đã nhận xét, mỗi khi những phát minh lớn trong khoa học tự nhiên thì
chủ nghĩa duy vật sẽ không tránh khỏi sự thay đổi hình thức của mình
Từ nửa sau TK-XX trở lại đây, chủ nghĩa tư bản hiện đại đã có bước phát triển
mới từ chủ nghĩa tư bản độc quyền nhà nước trong phạm vi quốc gia khu vực sang chủ
nghĩa tư bản độc quyền nhà nước toàn cầu(CNTB toàn cầu hóa). CNTB hiện đại do có sự
điều chỉnh cải cách nội bộ để thích nghi với hoàn cảnh mới, do tận dụng được tối đa
những thành quả của khoa học, công nghệ hiện đại và biết sử dụng CNTB toàn cầu hóa
để điều tiết vĩ mô, vận hành nền kinh tế theo qui luật khách quan nên đã đạt được những
mặt to lớn về phương diện kinh tế. Trong những thập kỷ tới CNTB vẫn có khả năng tự

16


Tiểu luận Triết học
điều chỉnh và thích ứng với yêu cầu phát triển mới của lực lượng sản xuất, do vậy nó còn
tiếp tục đem lại những thành quả kinh tế to lớn cho nhân loại.
Mặc dù có bước phát triển mới và đạt được những thành quả to lớn song bản chất
bóc lột và bất công của CNTB không những không thay đổi mà còn thể hiện một cách
tinh vi và sâu sắc hơn. CNTB toàn cầu càng phát triển thì tính phân cực các mặt đối lập,
mâu thuẫn và những khuyết tật vốn có của nó càng thêm trầm trọng ( lao động và bóc lột,

giàu và nghèo, thất học, thất nghiệp, khủng hoảng môi trường, chiến tranh…) Trong
khuôn khổ CNTB những vấn đề này không thể giải quyết được. Nói cách khác CNTB
hiện đại đã và đang chuẩn bị những điều kiện cần thiết để từng bước thay thế nó, phủ
định nó bằng những phương thức thích hợp.
Như vậy có thể nói, sự phát triển của CNTB hiện đại với những thành tựu to lớn
và những mâu thuẫn, những khuyết tật không tránh khỏi của nó, còn làm phong phú hơn,
sâu sắc hơn những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật. Đồng thời còn
cung cấp những tư liệu quý báu đòi hỏi phải được thẩm định khái quát về mặt triết học.
1.2. Chủ nghĩa duy vật lịch sử - Một trong hai phát kiến vĩ đại của Mác
Nó là cơ sở thế giới quan và phương pháp luận khoa học của hoạt động nhận thức
cải tạo xã hội hiện đại. Từ những thập niên cuối TK-XX đến những năm đầu TK-XXI thế
giới đã có những biến động to lớn và đáng kinh ngạc, sức sống dai dẳng của CNTB hiện
đại với những thành tựu to lớn của nó, sự sụp đổ XHCN ở Liên Xô và các nước Đông
Âu, sự ra đời của kinh tế trí thức đã đánh dấu bước chuyển biến từ nền văn minh công
nghiệp sang nền văn minh Trí tuệ…Tất cả những sự biến đổi đó không mâu thuẫn và
xung đột với những nguyên lý và qui luật của chủ nghĩa duy vật lịch sử với tư cách cơ sở
thế giới quan và phương pháp luận của nhận thức và cải tạo xã hội.
Trong xã hội hiện đại sản xuất vật chất vẫn là nền tảng của đời sống xã hội. Nhân
tố quyết định trong lịch sử, xét đến cùng vẫn là sản xuất và tái sản xuất ra đời sống xã
hội. Nguồn gốc và động lực phát triển của toàn bộ đời sống xã hội, xét đến cùng là sự tác
động biện chứng của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, cơ sở hạ tầng và kiến trúc
thượng tầng, tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Ngoài ra trong xã hội có giai cấp thì đấu
tranh giai cấp vẫn là một trong những động lực phát triển của xã hội. Sự phát triển của xã
hội từ hình thái kinh tế xã hội này sang hình thái kinh tế xã hội khác được thực hiện
thông qua các cuộc cách mạng xã hội ( với những hình thức và phương pháp cách mạng
phong phú và thích hợp). Nói cách ngắn gọn, Quan điểm của triết học Mác về hình thái
17


Tiểu luận Triết học

kinh tế xã hội, giai cấp và đấu tranh giai cấp cách mạng xã hội, nhà nước, con
người….vẫn là cơ sở khoa học cho việc xem xét và giải quyết những vấn đề cơ bản của
xã hội hiện đại.
II. Vai trò của triết học Mác trong xã hội hiện đại
Thế giới đã, đang và sẽ có những biến đổi lớn lao và nhanh chóng, trong đó lĩnh
vực xã hội luôn có những diễn biến phức tạp. Quá trình đó đặt ra những vấn đề bức xúc
thúc đẩy triết học phải vượt lên để giải đáp. Mặt khác nó cũng tạo ra những tiền đề và
điều kiện để triết học có thể thực hiện được vai trò của mình. Trong xã hội hiện đại Vai
trò của triết học Mác thể hiện tập trung ở những điểm chủ yếu sau:
1. Nhận thức cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại và những thành tựu
của nó, tìm ra bản chất đích thực của cách mạng này, xem xét qui luật phát triển và dự
báo tương lai của nó. Trên cơ sở đó khái quát lý luận, bổ sung và phát triển hệ thống
phạm trù, khái niệm, nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật.
2. Nhận thức của CNTB hiện đại, nhất là CNTB toàn cầu hóa ( bản chất, qui luật,
khả năng tự điều chính và thích ứng mâu thuẫn, xu hướng vận động khủng hoảng và quá
trình phủ định biện chứng của nó để chuyển sang CNXH)
3. Nhận thức khủng hoảng của CNXH hiện thực (thành tựu, những khuyết tật,
nguyên nhân khủng hoảng, con đường và giải pháp thoát khỏi khủng hoảng) Nhận thức
phong trào cộng sản và công nhân quốc tế “ ba dòng thác cách mạng” trên thế giới và dự
báo về các phong trào cách mạng này. Đồng thời nhận thức sâu sắc quá trình cải cách, đổi
mới CNXH ở một số nước và đưa ra dự báo về tương lai của nó.
III. Vận dụng và phát triển triết học Mác-Lênin trong điều kiện thế giới hiện
nay
Đặc điểm của thế giới hiện nay là sự tương tác giữa hai quá trình cách mạng đó là
cách mạng khoa học công nghệ và cách mạng xã hội, đã tạo nên sự biến đổi rất năng
động của đời sống xã hội. Trong điều kiện đó, quá trình tạo ra những tiền đề của CNXH
diễn ra trong các nước TB phát triển được dẩy mạnh như một xu hướng khách quan. Sự
ra đời của các công ty cổ phần từ cuối thế kỷ trước được Mác xem là “ Hình thái quá độ
từ phương thức sản xuất TBCN” sang “ Phương thức sản xuất tập thể”. Song hiện thực
khách quan đó đã vượt khỏi giới hạn nhận thức chật hẹp của chủ nghĩa giáo điều tồn tại

trong một số người. Tính biện chứng của sự tiến hóa xã hội diễn ra trong mâu thuẫn và
thông qua các mâu thuẫn của CNTB cũng là một trong những nguồn gốc nảy sinh những
18


Tiểu luận Triết học
khuynh hướng sai lầm khác nhau, thậm chí đi tới “ xét lại” trong phong trào cộng sản và
công nhân thế giới. Điều này đã được Lênin phân tích chỉ rõ: Do không nắm vững phép
biện chứng duy vật, có những cá nhân hay nhóm người luôn phóng dại khi thì dặc điểm
này, khi thì đặc điểm nọ của sự phát triển TBCN, khi thì Bài học này, khi thì bào học nọ
của sự phát triển ấy, thành lý thuyết phiến diện, thành một hệ thống sách lược phiến diện.
Sự khủng hoảng của CNXH làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác-Lênin càng
trở lên cấp bách. Thực tiễn cuộc đấu tranh bảo vệ thành quả mà CNXH giành được, nhất
là cuộc đấu tranh bảo vệ đưa sự nghiệp xây dựng CNXH vượt qua thách thức to lớn hiện
nay và tiếp tục tiên lên đòi hỏi các Đảng cộng sản phải nắm vững lý luận chủ nghĩa MácLênin nói chung và triết học Mác-Lênin nói riêng. Trước hết phải thấm nhuần thế giới
quan duy vật và phép biện chứng khoa học của nó.
Hiện nay các nước do Đảng cộng sản nắm quyền lãnh đạo đang thực hiện quá
trình đổi mới đã tạo ra một số thành công và gặp không ít thất bại. Cả sự thành công và
thất bại đó đòi hỏi phải kiên quyết đấu tranh chống chủ nghĩa Xét lại khắc phục bệnh
giáo điều trong việc vận dụng lý luận. Phải biết tổng kết những thành tựu của khoa học
hiện đại, khái quát sự phát triển của lịch sử xã hội, tổng kết kinh nghiệm thực tiễn qua
công cuộc đổi mới để bổ sung, hoàn thiện triết học Mác-Lênin.
Như vậy phát triển lý luận triết học Mác-Lênin và đổi mới CNXH trong thực tiễn
là một quá trình thống nhất, bởi vì “ Thống nhất giữa lý luận và thực tiễn là một nguyên
tắc cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin’

19


Tiểu luận Triết học

CHƯƠNG III: BỔ SUNG TRIẾT HỌC MÁC TRONG XÃ HỘI HIỆN ĐẠI
Trong xã hội hiện đại ngày nay với sự phát triển của lịch sử xã hội, tổng kết kinh
nghiệm thực tiễn qua công cuộc đổi mới do đó cần phải bổ sung, hoàn thiện triết học
Mác-Lênin. Vì:
1. Sự phát triển như vũ bão của khoa học, công nghệ đã chứng minh tính đúng dắn
của phép biện chứng duy vật, càng làm sâu sắc hơn, thể hiện một cách sinh động hơn tính
vật chất và tính biện chứng của thế giới, đồng thời nó cũng đặt ra những cơ sở và điều
kiện mới đòi hỏi triết học Mác phải được khái quát, phải được bổ sung và phát triển hơn
nữa.
2. Sự phát triển của CNTB hiện đại với những thành tựu to lớn và những mâu
thuẫn, những khuyết tật không tránh khỏi của nó, còn làm phong phú hơn, sâu sắc hơn
những nguyên lý và quy luật của phép biện chứng duy vật. Đồng thời còn cung cấp
những tư liệu quý báu đòi hỏi phải được thẩm định khái quát bổ sung phát triển về mặt
triết học.
3. Thế giới đã, đang và sẽ có những biến đổi lớn lao và nhanh chóng, trong đó lĩnh
vực xã hội luôn có những diễn biến phức tạp. Quá trình đó đặt ra những vấn đề bức xúc
thúc đẩy triết học phải vượt lên để giải đáp. Do đó cần phải được bổ sung phát triển.
4. Sự khủng hoảng của CNXH làm cho yêu cầu phát triển triết học Mác-Lênin
càng trở lên cấp bách.

20


Tiểu luận Triết học

KẾT LUẬN
Triết học theo một nghĩa nào đó, là khoa học về mặt tư duy, là tư duy về tư duy. Vì
vậy, triết học phải tự đổi mới mình và là công cụ để đổi mới tư duy nói chung. Với ý
nghĩa đó thì trước hết phải đổi mới tư duy triết học chứ không phải là tư duy kinh tế. Nhờ
có tư duy triết học Mác mới hiểu và phân tích được phép biện chứng của những bước

ngoặt, mới nắm bắt và xử lý đúng đắn những mối quan hệ biện chứng vốn có trong cuộc
sống như quan hệ giữa kinh tế với chính trị, kinh tế với xã hội, kinh tế và tư tưởng tập
trung dân chủ, đổi mới và kế thừa, trung thành và sáng tạo….Có như vậy mới khắc phục
được bệnh chủ quan duy ý chí, bệnh chủ quan phiến diện và chủ nghĩa chiết trung. Thông
qua triết học mà tư duy con người được rèn luyện và nâng cao. Theo Enghen, năng lực tư
duy lý luận, thậm chí là bẩm sinh dưới dạng khả năng, muốn phát triển tư duy lý luận
phải có điều kiện và sự rèn luyện. Một trong những cách tốt nhất để rèn luyện năng lực tư
duy lý luận đó là nghiên cứu triết học và lịch sử triết học.
Hiện nay với sự sụp đổ chế độ XHCN ở Liên Xô và Đông Âu chủ nghĩa MácLênin đang đứng trước thử thách khắc nghiệt của lịch sử, không những kế thừa chủ nghĩa
Mác mà còn xuyên tạc, bác bỏ. Nhất là quan điểm duy vật lịch sử cũng trở thành đối
tượng phê phán, phủ nhận. Trước tình hình đó việc nắm vững phép biện chứng Mác lại
càng quan trọng vì nó là vũ khí để đấu tranh tư tưởng, đồng thời là công cụ để triết học
bảo vệ mình và phát triển mình lên một giai đoạn mới, tầm cao mới.
Trong khuôn khổ tiểu luận này, vì thời gian có hạn chắc chấn không tránh khỏi
những thiếu sót rất mong Cô giáo và các bạn bổ sung để tiểu luận được hoàn chỉnh hơn .

21


Tiểu luận Triết học
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Các-Mác và Ăngghen. Toàn tập. NXB Chính trị quốc gia HN, 1998
2. Giáo trình triết học Mác-LêNin. NXB Chính trị quốc gia HN, 2006
3. Những vấn đề chính trị, xã hội năm 2005
4. Bài giảng Triết học. Ths GVC Nguyễn Thị Hồng Vân.

22




×