Tải bản đầy đủ (.docx) (33 trang)

Ý NGHĨA TÍNH mơ hồ TRONG NGÔN NGỮ THƠ TƯỢNG TRƯNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.57 KB, 33 trang )

Ý NGHĨA TÍNH MƠ HỒ
TRONG NGÔN NGỮ THƠ
TƯỢNG TRƯNG


- Mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng tạo “thế giới
mông lung, bí ẩn, huyền diệu”
“Xuân Thu nhã tập” mặc dù chỉ tồn tại trong khoảng thời
gian mấy năm (1942–1945) nhưng lại hội tụ cả gia đình từ thơ ca,
hội họa, và âm nhạc. Số lượng tác giả ít cùng với lượng tác phẩm
cũng tương đối hạn chế nhưng lại rất đa dạng về thể loại như tiểu
luận, thơ ca, văn xuôi. Mục đích sáng tác cũng vô cùng rõ ràng:
Trí thức, đạo đức, sáng tạo. Thơ trong “Xuân Thu nhã tập” hàm
súc, mơ hồ đa nghĩa, chúng ta còn bắt gặp tính ám gợi, tính biểu
tượng của thơ ca tượng trưng Pháp, thơ ca “ Xuân Thu nhã tập”
mang đậm chất tượng trưng. Với khao khát đi tìm cái đẹp các thi
nhân của chúng ta luôn đắm chìm trong một thế giới vô cùng vô
tận, họ chìm sâu trong cõi hư không ảo diệu, đó là thế giới của cõi
huyền bí linh thiêng, là thế giới của tâm linh. Thơ “Xuân Thu
nhã tập” chính là những bài thơ tượng trưng. Thơ tượng trưng hầu
như đã vượt lên trên cái tôi cá nhân, vượt lên trên tính cảm xúc,
bày tỏ tình cảm trực tiếp, mà thơ tiến đến tính ám gợi, tính biểu
tượng mơ hồ huyền bí. Mỗi tác phẩm thơ dường như là một giai
điệu chủ quan, cái tôi cá thể cá nhân được miêu tả theo nguyên
tắc đề cao trực giác, vậy nên vườn thơ tràn ngập giữa thực và hư
mộng và ảo. Ý thơ khiến cho người đọc sau khi đọc sẽ chưa hiểu


được, nhưng ngay sau đó đã bị lôi kéo quyến rũ vào một thế giới
khác thế giới của huyền bí thẳm sâu.
Qua các hình ảnh, các biểu tượng của thơ người đọc sẽ thấy


được những gì ẩn sau nó, và tất cả chỉ là những mơ hồ không thể
xác định được bởi bản chất của thơ tượng trưng, bản chất của sự
vật là cái được biểu đạt đã được che dấu. Cảm xúc được nhắc đến
trong thơ là những cảm xúc thoáng qua, có yêu, có hận, có an ủi,
có não nề, nhưng không được bộc lộ trực tiếp bởi nó đã thuộc về
quá khứ, và những kỉ niệm ấy giờ thuộc về cõi hư vô siêu thực, và
ở đó con người bị chia rẽ thành các bộ phận như hồn, tóc, vai,
mày, môi, da, ngực…, tất cả tạo nên thế giới vừa thực vừa hư,
không phân biệt được đâu là chủ thể đâu là khách thể.
Đọc bài thơ “Buồn xưa” của Nguyễn Xuân Sanh, đọc một
lần, hai lần…ấn tượng với bài thơ là sự khó hiểu, nhưng ngay
sau đó thi sĩ dẫn dắt bạn đọc vào sự quyến rũ, càng khó hiểu lại
càng cuốn hút. Sở sĩ vậy vì bài thơ gây ra một “cú sốc” chính là
sự phá vỡ tính liên tục của bài thơ. Bài thơ nhưng những con
chữ ghép lại với nhau, chữ đứng cạnh nhau mà lại không hề gần
gũi nhau về nghĩa khiến cho người đọc mơ hồ khó hiểu. Tác
giả Lê Huy Vân khi cho rằng: “Người ta có cảm giác tác giả đã
viết rất nhiều “chữ một” vào những mảnh giấy, gập lại để lại


trong một cái mũ trắng rồi rút ra từng tờ, biến những chữ tìm
thấy chữ nọ cạnh chữ kia, đủ bảy chữ lại xuống dòng”. (Thanh
Nghị, số 21,16-9-1942). Nhưng không phải chỉ dừng lại ở
những con chữ rời rạc phi logic đó, thi nhân dắt chúng ta vào
một thế giới mới, thế giới ấy là một giấc mơ đẹp, giấc mơ ấy
mơ về một giai nhân trong quá khứ. Có thể thấy được dòng
trạng thái của thi nhân trôi theo dòng cảm xúc đi từ:
“Môi gợi mùa xưa ngực giữa thu
Duyên vàng da lộng trái du người”.
Rồi đến:

“Buồn hưởng vườn người vai suối tươi”.
Sau đó chân dung nữ giai nhân hiện lên thật quyến rũ:
“Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi
Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y
Rượu hát bầu vàng cung ướp hương
Ngón hường say tóc nhạc trầm mi”.
Câu thơ “Quỳnh hoa chiều đọng nhạc trầm mi” như có thể
phân tách ra thành những đơn vị ngôn ngữ như: quỳnh hoa (hoa


quỳnh), chiều (buổi chiều), đọng (ngưng đọng), nhạc (âm
nhạc), trầm (hương trầm), mi (mi mắt). Các từ không chỉ có
mối liên hệ với các rừ liền kề trước hoặc sau nó, nó còn kết hợp
được với các từ đứng xa nó trong câu. Chẳng hạn như: Hoa
quỳnh, buổi chiều, đọng nhạc, trầm, mi. Hoặc là : Buổi chiều,
nhạc, trầm, mi, như đọng trên hoa quỳnh. Như vậy cái đặc sắc
của thi nhân ở đây là từ những con chữ trong một câu thơ mà có
thể gợi ra những câu với ý nghĩa khác nữa. Đó cũng là sự nổi
loạn trong ngôn ngữ thơ tượng trưng.
Đây là một bài thơ tình đã đi vào dĩ vãng, thành nỗi buồn,
đã xưa nhưng nó luôn còn thường trực ám ảnh thi nhân. Bởi
giai nhân hiện lên trong bài thơ như thực như mơ trong một
tổng thể trừu tượng. Với đôi mi đẹp: “Quỳnh hoa chiều đọng
nhạc trầm mi”. Với mái tóc: “Ngón hường say tóc nhạc trầm
mi”. Với lông mày dài gợi cảm nhưng lại buồn: “Ngàn trường
giang buồn muôn đời”. Cùng bờ môi gợi gợi cảm mênh mông
như mùa thu: “Môi gợi mùa thu ngực giữa thu”. Rồi bờ vai hao
gầy gánh nặng trĩu những: “Buồn hưởng vườn người vai suối
tươi”. Người thiếu nữ ấy súng sính xiêm ý và mang đầy sức
sống của tuổi trẻ: “Hồn xanh ngát chở dấu xiêm y”. Ở thời trẻ

tuổi hai mươi tác giả có thể chưa trải nghiệm trong tình yêu


muôn màu như thế, nhưng nó đã xuất hiện trong những giấc
mông giấc mơ của thi nhân. Tình yêu đó thật đẹp thật lý tưởng.
Như vậy mới đọc bài thơ người đọc đã cảm thấy khó hiểu
bởi nó được viết bằng cảm xúc khi đã thăng hoa đến tột đỉnh
của thi sĩ, nó xuất hiện như một hồi chuông vọng về từ ngày
xưa. Bằng việc sử dụng những thi liệu cũ như “xiêm y, quỳnh
hoa”, để dốc lòng tâm sự, Nguyễn Xuân Sanh đã dẫn dắt người
đọc về với thế giới của tình yêu đã qua, thế giới đầy bí ẩn mông
lung, khiến cho người đọc phải suy tư tưởng tượng.
Thơ “Xuân Thu nhã tập” chủ trương: “Một bài thơ có thể
hiểu ra nhiều lối dù có cảm một cách duy nhất. Nên độc giả tùy
theo trình độ trí thức mà hưởng thụ ít hay nhiều. Cùng một ánh
trăng, cùng một nụ cười, cùng một tiếng đờn, kẻ dung - phu hay
người tài tử có lẽ chung một thứ cảm, là rung động, nhưng phong
phú không bằng nhau. Nên thi ca cũng phân nhiều bậc. Tiếng thơ
trong bài này chẳng qua đã hiểu theo nghĩa cao đẳng vậy. Độc giả
lĩnh hội được hay không, tưởng không phải điều quan tâm của thi
sĩ. Thi sĩ đi tìm thơ, tìm lẽ thật, tìm mình. Phận sự chỉ ở đó.
Nguyên nhân lòng ham mê chỉ ở đó”.
Thế nên thơ của Nguyễn Xuân Sanh chúng ta khó lòng mà
giải mã được ý thơ, dường như thơ được sáng tác với một tâm


thức siêu thăng, tính triết lý của thơ không thể vượt qua được
tính siêu thực để có thể mang lại sự logic cho thơ. Tất cả như
lạc vào một cõi hư vô mộng tưởng, thế giới đầy bí ẩn mà không
phải ai cũng cắt nghĩa được. Hiểu được đến đâu còn tùy thuộc

vào trình độ nhận thức của độc giả. Vì theo quan niệm của tập
thơ thì họ gọi nhà thơ là thi sĩ, gọi người đọc là thi nhân, còn
bài thơ thì “Khúc hợp tấu của vô cùng”. Người đọc muốn hiểu
được nội dung của bài thơ thì cần phải có chất thơ và tác phẩm
có hoàn thành hay không thì còn phải phụ thuộc vào yếu tố vô
cùng quan trọng đó là người đọc. Rất cần sự đồng sáng tạo của
người đọc, thơ tượng trưng thì lại càng cần hơn.
Hãy xem bài thơ “Bình tàn thu” của Nguyễn Xuân Sanh:
“Bình tàn thu vai phấn nghiêng rơi
Chén vàng dâng ướp nhạc lòng đời

Sương mùa lệ héo dặm đường hương
Cung phi dăng bướm buồn Nghê
Thường
Sách đàn tay xõa ái tình chương

Cổ mây người nhạc dịu vườn tươi


Da xuân mười tám tuổi buồn người
Mi thơm chanh buổi chĩu buồn da
Rượu tóc loan tháng đượm mùa ngà
Sầu chùm tơ giấy giở mưa hoa

Người ơi người nẻo ngát tường nương
Hồn Tương Giang đàn dựa buồn
hường”.
Thi nhân đã sáng tác trong trạng thái vô thức nên người
đọc khó có thể giải mã được bài thơ, bằng sự thăng hoa trong
cảm xúc nhà thơ đã dẫn dắt người đọc vào một thế giới thơ

huyền bí . Thế giới ấy lại có hình ảnh giai nhân trẻ trung tràn
sức sống “da xuân mười tám”, có rượu, có âm nhạc du dương.
Chúng ta có thể làm một thao tác như đảo trật từ từ trong câu
thơ nhưng ý nghĩa của câu thơ cũng không hề thay đổi. Điều
này có nghĩa rằng ý thơ câu thơ được viết lên khi mà trạng thái
của thi nhân đang rất siêu việt, vô thức không thể nắm bắt được
cảm xúc của mình.
Theo PGS. TS. Lê Lưu Oanh trong bài viết “Quan điểm
nghệ thuật tượng trưng của nhóm Xuân Thu và Dạ Đài”: “Thế
giới này nằm ở chiều sâu, đằng sau cái thực tại. Vì vậy, cặp mắt


nhìn của thi sĩ là nhìn thấy đằng sau cái đời thường, cái thực tại
(như đám mây, sắc nắng, chiều vàng, bình minh…), một thế
giới khác lạ, lớn lao hơn thực tại, một thế giới u huyền, thế giới
bên kia, thế giới của vô biên, của muôn ngàn thế giới, là thế
giới của những điều thâm u, huyền bí: u huyền, cái rung động
của vô biên, của muôn nghìn cõi đất. Theo họ, thế giới của lãng
mạn là thế giới của những phong cảnh trần gian, những tâm
tình thế tục, là thế giới của cái thực, nông cạn, còn thế giới mà
thơ tượng trưng hướng đến là thế giới cao siêu hơn nhiều”.
Thế giớí nghệ thuật trong thơ Bích Khê là thế giới mang
tính tượng trưng cao độ. Các hình ảnh thơ thường hướng tới
những điều kì diệu thật lạ trong hiện thực cuộc sống, bởi nó
thiên về diễn tả thế giới tâm linh, đưa con người ta khám phá
những bí mật đằng sau nó, để có thể khơi dậy được những cảm
xúc mơ hồ không xác định, bí hiểm. “Thi sĩ của thần linh” từng
bước dẫn dắt người đọc vào cõi ảo mộng.
Thơ Bích Khê không chủ trương miêu tả trục tiếp, không
chủ trương rõ ràng mạch lạc, mà thường thiên về gợi ám. Nhiều

câu thơ thường gây mờ nghĩa, chủ yếu dẫn người đọc vào cõi
như thực như hư:
“Chàng ơi hồn say trong mơ màng


Hồn ta hay là hồn tình lang
Non Yên tên bay ngang muôn đầu...
Thâm khuê oan gì giam xuân sâu ?
- Ai xây bờ xanh trên xương người ?!
- Ai xây mồ hoa chôn đời tươi?”.
(Hoàng hoa)
Nhà thơ như hóa mình thành cánh chim bay qua mọi vùng
trời khác nhau sau đó dẫn dắt nguười đọc bước vào một thế giới
hoàn toàn khác:
“Vàng phai nằm im ôm non gầy
Chim yên eo mình nương xương cây
Đây mùa hoàng hoa mùa hoàng hoa
Đông nam mây đùn nơi thành xa”.
Thế giới mà thi sĩ dẫn dắt chúng ta vào là một thế giới đầy
cảm xúc, chỉ gợi mà không tả, chỉ gây ấn tượng nơi người đọc
bằng những hình ảnh mơ hồ như làn sương mỏng manh nhưng
bao trùm tất cả. Người đọc không thể thấy được hình ảnh
“Vàng phai nằm im ôm non gầy” là hình ảnh như thế nào bởi


nó chỉ là bức tranh gây ấn tưởng cảm xúc chứ không miêu tả cụ
thể. Thế giới đầy bí ẩn ấy hiện lên qua những từ ngữ như “nằm
im”. Ai nằm im và màu “vàng phai” là màu gì? Không ai có thể
định nghĩa chính xác được màu vàng phai là màu gì, và ai đó
nằm in trên non gầy là như thế nào. Cũng không hiểu chính xác

được “non gầy” là gì. Có thể khẳng định Bích Khê là thi- họa
sĩ, chỉ có thể là như vậy thì mới vẽ lên được bức họa đẹp huyền
bí như vậy.
“Hoàng hoa” còn là một nhịp cầu nối liền cổ kim. Hoàng
Hoa là vùng đất Trung Hoa, thời chiến quốc là bãi chiến trường
nơi đó có máu mà chêt chóc. Hoàng hoa còn là hoa cúc vàng,
hoa cúc vàng nở rộ vào mùa thu và lúc đó cũng là thời gian mà
các chàng thanh niên phải nhập ngũ. Thế nên “Hoàng hoa” vừa
có nghĩa là “cúc vàng”, vừa có nghĩa là “chiến trường” vừa có
nghĩa là “đi lính”.
Như vậy, thơ Bích Khê đến ngàn đời sau vẫn còn là những
vì tinh tú mới, là nguồn sáng chiếu rọi vào thơ bằng đôi mắt
ngọc của một vị thiên thần.
- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng giúp
chúng ta hướng tới “vẻ đẹp tuyệt đối”


Người nghệ sinh sinh ra để thực hiện thiên chức tuyệt vời
đó là đi tìm cái đẹp đích thực, cái đẹp tuyệt đối. Muốn như vậy
người nghệ sĩ phải mang trong mình những phẩm chất đặc biệt
tuyệt vời. Trước hết người nghệ sĩ phải trút bỏ được cái tôi cá
nhân phàm tục, hướng tới một cái ta chung, cái ta tuyệt đối.
“Xuân Thu nhã tập”, coi: “cái tôi riêng chiếm một khu đời chật
hẹp, cách biệt ta với vạn vật; tôi tự xây thành bức thành bao kín,
mỗi ngày một dày, một kiên cố, bưng bít mịt mùng; cái tôi trần
tục, cái tôi nặng duyên kiếp; trí khôn vụn vặt, lòng vụ lợi, tính vị
kỷ … Cái tôi như con tằm trong kén, Ôi hẻo lánh biết chừng nào,
hiu quạnh là chừng nào! Vì vậy, phải thoát khỏi cái tôi để đến
với cái Ta vĩnh viễn; ta là Tất Cả, là cõi Vô cùng, là nguồn đời
Vô Tận”.

Cái Ta theo “Xuân thu nhã tập” là cái huyền bí, linh
thiêng. Theo tác giả Lê Lưu Oanh: “Là cái đích mà thơ ca vươn
tới. Về thực chất, Xuân Thu lấy cái Ta này làm cho nội dung trữ
tình vượt khỏi thơ Mới đương thời. Từ cái tôi đến cái Ta là một
nỗ lực vuợt ra khỏi cái riêng, cái cá tính để đến một cái chung,
cái vĩnh viễn mang tính nhân loại. Như vậy, Xuân Thu muốn
phủ nhận cá tính để vươn tới cái chung tuyệt đối”.


Thế nên người nghệ sĩ muốn bỏ qua được cái tôi cá nhân
để thay thế vào đó là cái Ta bí hiểm thì đòi hỏi người nghệ sĩ
phải đặc biệt có được những rung động những cảm xúc: “Có
rung động là có thơ, phải cần và chỉ cần có rung động” (Thơ),
bởi thi sĩ là người thấu hiểu và rung động tuyệt vời nhất trước
sự vật hiện tượng: “Hãy nằm trong thơ, dầm trong nhạc, đừng
vội muốn hiểu trước khi xúc cảm; Thấu nghĩa từng chữ rồi
những chữ ấy ở cạnh nhau sẽ nảy ra những âm thanh gì, những
hình ảnh gì, gợi trong trí não một vũ trụ tức khắc, mới mẻ,
không phải phân tích, không phải phê phán”(Thơ).
Các nhà thơ tượng trưng hướng tới cái đẹp, đi tìm cái đẹp
tuyệt đối chính là hướng tới sự trong trẻo, thuần túy của thơ ca
bằng công thức: Thơ = trong = đẹp = thật.
Cái đẹp ấy trước hết được toát lên ở Nàng Thơ của Bích
Khê, nàng thơ luôn được miểu tả đẹp tổng quát:
“Nàng là tuyết hay da nàng tuyết điểm
Nàng là hương hay nhan sắc lên
hương”.
(Lõa thể)



Giai nhân đẹp ở đôi mắt “xanh tợ ngọc”, đôi mắt ấy “chói
hào quang sáng ngợp” đó là nguồn ánh sáng linh thiêng soi
đường chỉ lối cho thi nhân, với đôi môi căng tròn quyến rũ
“Những môi son phản ánh một trời chiều”. Cặp mắt và bầu vú
của giai nhân là hai hình ảnh mà nhà thơ rất hay nhắc đến, phải
chăng vẻ đẹp đã khiến thi sĩ bị quyến rũ ám ảnh:
“Những vú nõn: đồi cong thon, nho nhỏ,
Với đôi dòng suối sửa trắng như tinh:
Ôi rất thanh! Rất thanh là rất thanh!
Ngát thinh khí vì thơm tho như xạ”.
(Sắc đẹp)
Hay nàng thơ hiện lên trong một bức tranh lõa thể:
“Hai vú nàng, hai vú nàng, chao ôi
Cho tôi nút một dòng sâm ngọt lộng”.
Giai nhân bước đi sông sông trăng cháy ngọc, như nhan
sắc lên hương thế nên thi sĩ tận hưởng nhan sắc trời ban của
giai nhân như một đặc ân như một ân huệ. Tận hưởng bằng cả
trái tim đam mê, đê mê, mê đắm.


Thơ hướng tới vẻ đẹp tuyệt đối là hướng tới âm nhạc, đề
cao âm nhạc. Theo tác giả Lê Lưu Oanh thơ gắn liền với nhạc:
“Đi sâu vào là gặp cái tinh túy của sự vật hòa với cái chân chất
nhịp nhàng: một bài tính kỉ hà, một ngụy thuyết, một cái
nhìn…; Thơ và nhạc gắn kết, tạo nên những áng sáng tạo rất
nhịp nhàng; Âm thanh, mầu sắc, mùi giọng được hòa hợp thành
những biểu hiện nhịp nhàng để khêu gợi những rung động siêu
việt của vô cùng” (Thơ). Ngôn từ để miêu tả âm nhạc phải gắn
liền vơi miêu tả được tính chất bí ẩn của cuộc sống. Tương giao
giác quan giữa màu sắc, âm thanh, ánh sáng trong thơ được huy

động triệt để.
Và thế giới trong thơ tượng trưng là thế giới của những
mảnh vụn ghép lại, thế giới mơ hồ nhưng lại có vẻ đẹp siêu
thực mông lung, khiến cho con người ta khó nắm bắt được.
Hãy xem bài thơ “Hồn ngàn mùa” của tác giả Nguyễn
Xuân Sanh:
“ Giờ đây bờ hương Thiên Trúc Hải
Sen dĩu nhạc đượm Hằng Hà giang
(Tập thơ tuổi nhỏ)
Hy mã lạp sơn buồn thu đây
Thu


Tóc xuân bưng đỉnh chiều đầy
Quỳ dâng Hình Nhạc nẻo nghìn mây
Trầm ngàn mùa nghe tóc buông xây
Hòa hợp màu hương tranh thế gian
Đất ơi hoa rót chén giời đàn
Sen tưởng cầu thơm nguôi tiếng van

Rừng ngàn mùa e ấp Dung Nhan
Đền xanh cửa ngát lạc hoa thương
Cúi đầu sao khóc bể chán chường
Quay thuyền Lái Ngọc gởi muôn
phương
Hồn ngàn mùa lạnh lẽo tay hương.
Hoàng hôn kinh dậy đất mênh mông
Trái đẹp sau xưa gợn gió bồng
Vai sầu chín thuở Đức say Bông
Người ngàn mùa kiếp trắng nghiêng

Sông”.
Thế giới trong bài thơ thật đẹp thật lạ, bởi nó vượt lên trên
thực tế hướng đến một thế giới cao siêu huyền bí, thế giới của
những gì trong trẻo và thuần túy nhất. Thế giới ấy có những vết


của hiện thực mà lại hoàn toàn không phải hiện thực. Thế nên nó
khiến cho người đọc bị cuốn hút tuy rằng không phải cứ đọc thơ
là hiểu. Bài thơ gợi về quãng thời gian thật đặc biệt, mà theo
PGS. TS. Lê Lưu Oanh thì: “Thời gian ở đây là một cách cảm
nhận thời gian đặc biệt. Không phải là thời gian khách quan vô
tình như trong thơ cổ, không phải là thời gian mang cảm xúc của
người như trong thơ lãng mạn mà là thời gian nghiệm sinh, tức là
một loại thời gian bị đổi chỗ cho những cảm giác ngoài thời
gian, thời gian mang hương sắc, mùi vị. Thời gian đó, không làm
cho sự vật biến mất mà là hình thức tồn tại lưu giữ tình cảm con
người”.(Quan điểm nghệ thuật tượng trưng của nhóm Xuân Thu
và Dạ đài).
- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được
tạo ra bởi “trí tưởng tượng phong phú dồi dào” của thi
nhân
Trước thơ tượng trưng, trong thơ lãng mạn các thi nhân
cũng dùng trí tưởng tượng thật phong phú của mình để có thể
viết nên được những tuyệt phẩm thơ ca. Hãy xem thơ Xuân
Diệu:
“Trăm ngàn kiếp lệ cuốn theo sông.
Biển chứa long lanh sóng vạn trùng.


Trái đất ba phần tư nước mắt

Đi như giọt lệ giữa không trung”.
(Lệ)
Ý thơ hay, vừa giản dị lại thật kì vĩ, thể hiện cái nhìn tinh
tế mà sâu sắc của thi nhân khi đưa đưa hiện thức cuộc sống vào
nghệ thuật. Thực tế trái đất của chúng ta ba phần tư là nước là
biển nên việc liên hệ gợi nhớ trái đất với nước mắt là lẽ thường.
Nhưng sự tưởng tượng phong phú gây mơ hồ đó là thi sĩ lại
thấy trái đất “đi”. Đi có nghĩa là trái chủ động và hành động đó
khiến trái đất trở thành một sinh linh có sự sống.
Khác với Xuân Diệu, nhà thơ Nguyễn Bính có sự tưởng
tượng dồi dào theo một hướng khác trong thi ca. Xuất phát với
một trái tim đa cảm giàu tình yêu thương, nhưng tình thương
mến ấy không gặp được bến đỗ bình yên. Trái tim yêu đơn
phương của ông luôn rỉ máu, nên thi sĩ của chúng ta chỉ biết
nhớ nhung trong sầu muộn:
“Cô em đang độ tuổi xuân tươi
Mái tóc đen kia buông quá dài,
Mỗi sáng cô ngồi bên cửa sổ


Mỉm cười vì chửa biết yêu ai.
Nhưng có hay đâu tới một chàng
Một chàng thi sỹ ưa mơ màng.
Nghèo khổ ở trên gian gác vắng.
Duy giàu được một tấm yêu thương”.
(Gửi cô Oanh)
Thi nhân của chúng ta ý thức được thân phận mình nghèo
khổ sẽ không đánh đổ được trái tim người con gái đẹp nên chỉ
dám mơ mộng về nàng. Chàng chỉ biết mộng mơ mà khao khát
về người con gái có mái tóc đen huyền buông dài với nụ cười

đẹp.
Nếu các nhà thơ lãng mạn khi khơi gợi thơ thường thiên về
cảm xúc, tình cảm, thì các nhà tượng trưng chủ nghĩa lại thiên về
trực giác, miêu tả sự vật thông qua các biểu tượng, bằng sự tương
ứng giữa các giác quan. “Với chủ nghĩa lãng mạng, ngôn từ thơ là
ngôn từ diễn cảm; với chủ nghĩa tượng trưng, ngôn từ thơ là ngôn
từ của sự tương hợp, của những mối quan hệ con người và sự
vật…nó khai thác giấc mơ vô thức. Nó biểu đạt cái tâm hiện đại
bằng ngôn từ hiện đại, hay những phiêu lưu của ngôn từ, những


nhịp thơ siêu tự nhiên, những lặng im tạo âm vang, những câu thơ
đứt, nối, không ăn khớp, những duyên dáng tế nhị”.
“Các nhà thơ tượng trưng rất quan tâm đến thế giới tâm
linh. Họ không coi thế giới là thuần túy. Họ cho rằng chân lý
không thuộc về vật giới. Hoạt động làm thơ được xem là một
hoạt động mang tính thần cảm. Đó là sự liên hệ giữa cái hữu
hình và vô hình mà ở đó người làm thơ giống như một nhà thụ
pháp, làm lộ ra những tinh thần bên trong. Như vậy, thế giới
trong thơ tượng trưng là thế giới được phát hiện ra một cách bất
chợt, bất ngờ bởi sự quan sát của người nghệ sĩ. Họ cảm nhận
thế giới một cách say mê ở tầng sâu của nó. Và họ cũng cảm
nhận thế giới trong tính thống nhất và tính hai mặt. Đó là thế
giới của thực thể, thế giới sâu thẳm, thiêng liêng, vô tận mà đời
sống bên trong được hiện ra một cách bất ngờ. Trong tính nhất
thể của thế giới, người ta có thể tìm thấy những liên hệ huyền bí
như sự tương ứng giữa sắc màu, hương thơm…Đó là những
liên hệ không thể tìm thấy ở thế giới thực tại của con người”.
(Theo tác giả Đào Nê Na)
Thơ tượng trưng không giãi bày tình cảm một cách trực

tiếp, không giải thích rõ ý nghĩa mà để cho người đọc tư duy
cùng sáng tạo. Chủ nghĩa tượng trưng coi thơ ca như là một


trạng thái siêu cảm giác và rất khó để có thể cắt nghĩa được.
Thơ phải gợi chứ không phải vẽ rõ ràng cụ thể từng đường nét
sự vật sự việc, hình tượng thơ cũng không cần phải rõ nét mà
phần lớn là huyền ảo hư không. Thế giới trong thơ là thế giới
của một sự tưởng tượng của vô thức, nó được sáng tác khi mà
sự tưởng tượng ấy được thăng hoa và dâng đến thành cao trào.
Các nhà tượng trưng chủ nghĩa tôn trọng những bí ẩn của thơ,
thơ tượng trưng phải xem thế giới hữu hình chỉ là những lát cát
vụn vặt dán ghép lại với nhau, là biểu tượng cho một thế giới
mà chúng ta không dễ dàng nhìn thấy được và có thể là sẽ
không thể nhìn thấy.
Trước hết chúng ta có thể thấy điều này qua việc phân tích
hình tượng thiên nhiên mang vẻ đẹp của người phụ nữ. Thiên
nhiên trong thơ Bích Khê bên cạnh việc mang vẻ đẹp của tạo
hóa nó còn mang một vẻ đẹp của tính nữ:
“Lòng nao nức như hương trầm mới dậy
Gió tâm tư say chúi nửa lừng mơ…
Đêm kim sa hay sao mà run rẩy?
Không khí men, trăng liễu mướt đường tơ.
Ngừng hơi thở…ta nép trong bóng lá


Để vần thơ theo nhịp điệu thuyền quyên”.
(Đồ mi hoa)
Bằng trí tưởng tượng bay bổng phong phú của mình, thi
nhân đã biến thiên nhiên e ấp như một nàng thiếu nữa đang yêu

cũng dịu dàng bẽn lẽn: “Trăng liễu mướt đường tơ” là hình ảnh
thiên nhiên đẹp sáng trong, được chải chuốt kĩ càng. Thiên
nhiên có màu sắc, âm thanh, tiếng nhạc du dương trầm bổng.
Thiên nhiên tràn ngập hương sắc và âm thanh, như vẻ đẹp của
người con gái căng tràn sức sống.
Yêu trăng đến mê mẩn giống Hàn Mặc Tử có thể ăn trăng,
ngủ với trăng, tắm cùng trăng, rượt trăng, nhueng không bao
giờ nỡ bán trăng, trong thơ của mình, Bích Khê thường hay
dùng trăng để lột tả cung bậc cảm xúc dâng trào của mình trước
vạn vật. Khi đối diện trước trăng là thi nhân được thăng hoa tột
cùng, được mặc sức tưởng tượng bay bổng để có thể hòa nhập
cùng trăng. Hãy xem ở hai bài “Tranh lõa thể” và “Đồ mi hoa”,
hình ảnh trăng hiện lên thành những câu thơ tuyệt bút:
“Đêm u huyền ngủ mơ trên mái tóc
Vài chút trăng say đọng ở làn môi
Hai vú nàng, hai vú nàng! Chao ôi


Cho tôi nút một dòng sâm ngọt
lộng”.
(Tranh lõa thể)
“Không khí men trăng liễu mướt đường
tơ”.
(Đồ mi hoa)
Không phải ngẫu nhiên mà Hàn Mặc Tử và Bích Khê lại
gặp nhau tại một điểm: Yêu trăng. Nếu Hàn Mặc Tử yêu trăng
đến độ nhìn trăng và liên tưởng trăng như dáng hình của người
thiếu nữ:
“Trăng nằm sóng soãi trên cành liễu
Đợi gió đông về để lả lơi”.

(Bẽn lẽn)
Thì Bích Khê đã hình tượng hóa thiên nhiên qua hình
dáng, qua vẻ đẹp của người thiếu nữ, giữa thiên nhiên và con
người đã có sự tương giao:
“Dáng tầm xuân uốn trong tranh Tố Nữ
Ô tiên nương! Nàng lại ngự nơi này.


(Tranh lõa thể)
“Tràng cánh trắng biến ra da thịt tuyết,
Một tiên nương mừa tựa một giai nhân”.
(Đồ mi hoa)
Như vậy bằng trí tưởng tượng các nhà thơ đã tạo nên một
thế giới đa màu đa sắc, đầy lung linh ảo diệu.
- Tính mơ hồ trong ngôn ngữ thơ tượng trưng được
tạo nên bởi một rừng biểu tượng
Đôi mắt với tất cả tâm linh và cảm xúc để tận hưởng cuộc
sống đẹp vĩnh hằng cùng với thiên nhiên bao la và vũ trụ mênh
mông. Đôi mắt là biểu tượng cho tình yêu niềm tin và sự hi
vọng. Đôi mắt xuất hiện trong thơ thật nhiều và rất vi diệu:
“Giàu đôi con mắt, đôi tay
Tay siêng làm lụng, mắt hay kiếm tìm
Hai con mắt mở, ta nhìn
Cho sâu, cho sáng mà tin cuộc đời
Rộng như lòng mẹ đưa nôi,
Lại say đắm mãi như người tình nhân”.
(Xuân Diệu)


Những đôi mắt đẹp làm mê đắm lòng người như những

viên ngọc quý muôn ngàn sắc hương:
“Tôi hỏi hết lòng sầu hay mắt đẹp?
xưa tuy xa, nay lại quá muôn trùng
hỡi người duyên, người thương nhớ tôi
không ?
tôi yêu lắm, dẫu tình chưa giãi hết
Và...tôi khóc những khi trời rất đẹp...”.
(Hồ Dzếnh)
Trong thơ tượng trưng các thi nhân dùng biểu tượng mắt
để thể hiện những dòng cảm xúc nhiều chiều. Dù vui hay buồn,
dù hạnh phúc hay khổ đau, đều gửi cả vào những biểu tượng ấy.
Lạc vào khu vườn thơ ấy, chúng ta thấy tràn ngập hình tượng
thơ.
“Mắt” trong thơ Bích Khê là nơi chứa đựng cả một thế
giới của những miền xa lạ, là ánh hào quang soi đường dẫn lối
thi nhân lạc bước vào miền thiêng liêng huyền bí:
“Hai mắt ấy chói hào quang sáng ngợp
Dẫn hồn ta vào thế giới thiêng liêng”.


×