Tải bản đầy đủ (.doc) (5 trang)

Hổ trong ngôn ngữ Việt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (96.35 KB, 5 trang )

Hổ trong ngôn ngữ Việt Nam

Tiếng Việt có nhiều từ , nhiều câu (thuật ngữ , thành ngữ , tục ngữ ……) có liên quan
đến hổ . Có thể dẫn ra đây một số :
+Bất nhập hổ huyệt , nan đắc hổ tử :
Câu này đã được dịch ra tiếng Việt , cũng trở nên một thành ngữ trọn vẹn , “không vào
hang hùm , sao bắt được cọp con ?” Có nghĩa là muốn hành động phải quả quyết , dũng
cảm . Một bài gia huấn có câu thơ trọn ý này :
Vào hang hổ , bắt hổ con mới tài .
+Chúa sơn lâm :
Con hổ được xem là con vật dũng mãnh , có uy quyền nhất , bắt buộc tất cả các loài thú
trong núi rừng phải khuất phục . Có khi chỉ cần nói ông chúa sơn lâm là đã hiểu ngay rằng
muốn chỉ tới con hổ .
+Chuồng cọp :
Chỉ vào nơi giam cầm các chiến sĩ ta ở nhà tù Côn Đảo . Nói chuồng cọp để chỉ vào địa
điểm mà chế độ cũ giam hãm tra tấn khủng khiếp nhất .
+Chưa qua truông đã trật lọ cho khái :
Câu này lưu hành ở tỉnh Nghệ Tĩnh , có từ địa phương . Truông là đèo núi , lọ là bộ phận
sinh dục của nam , khái là một từ đồng nghĩa với cọp . Cả câu có nghĩa:chưa đi khỏi núi ,
đã tỏ vẻ khinh thường cọp . Việc chưa hoàn thành đã lên mặt tỏ vẻ kiêu căng , biết đâu tai
vạ (khó khăn ) đang chờ sẵn đâu đó .
+Cáo giả oai hùm
Thành ngữ xuất xứ từ một câu truyện ngụ ngôn . Con cáo bảo với cọp rằng chính nó mới là
chúa tể sơn lâm , tất cả các thú vật đều sợ . Nếu không tin cọp hãy để nó cỡi đi kh ắp nơi
mà xem . Quả nhiên , đi đâu các loài vật đành phải tránh . Chúng sợ cọp , nhưng sợ chúng
tưởng là chúng sợ cáo . Dựa vào thế lực , uy quyền của người khác để khoe mình , chính là
cáo giả oai hùm .
+Dưỡng hổ đi họa
Nuôi cọp trong nhà , đến khi cọp lớn cọp lại bị cọp ăn thịt . Ai hay nuôi cọp để sau hại
mình là chỉ vào người không biết đề phòng bọn phản bội . Cùng ý với nuôi ong tay áo .
+Điệu hổ ly sơn


Đưa cọp ra khỏi núi . Núi rừng là nơi quen thuộc cho cọp tung hoành . Nếu đưa cọp về
đồng bằng thì cọp bị lúng túng , dù có hung hăng dữ tợn cũng bị bỡ ngỡ, dễ dàng mắc bẫy.
Đưa một người thoát ly khỏi một vùng quen thuộc để họ không có lực lượng hỗ trợ , không
phát huy là cách điệu hổ ly sơn .
+Đuổi hùm cửa trước , rước sói cửa sau
Chống kẻ ác này, nhưng lại chìa tay với kẻ ác khác, không phải là cách ứng xử thông
minh . Ngày xưa, đi cầu viện nước này để cự lại nước kia, kết quả là đuổi được kẻ mạnh
này thì lại bị kẻ mạnh khác thống trị, là một đường lối ngoại viện sai lầm . Đường lối ấy bị
lên án là : tiền môn cự hổ , hậu môn tiến lang .
+Hổ đội lốt thầy tu
Thành ngữ để chỉ vào kẻ gian dối : mặc áo thầy tu (giả đạo đức ) nhưng thực chất là vật ác
độc ( loài lang sói) . Đồng nghĩa với câu : miệng nam mô , bụng bồ dao găm .
+Họa hổ bất thành phản loại cẩu
Vẽ hổ không thành con hổ , mà lại giống con chó . Làm việc hết sức mình nhưng không
thành công . Thành ngữ thường dùng chỉ lấy 4 chữ đầu : hoạ hổ bất thành . Người dùng câu
này, hoặc không tự khiêm tốn khi được giao việc , e không cáng đáng nỗi , hoặc để khuyên
răn người nên tự lượng sức mình .
Trong truyện Lục Vân Tiên , dân chúng thấy người tráng sĩ đi đánh Phong Lai , đã khuyên
can , bảo Vân Tiên cân nhắc kỹ :
“E khi hoạ hổ bất thành
Khi không mình lại chôn mình vào hang !”
+Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt: Đây là một trong hai câu thơ , nhắc nhở con người trong
việc ứng xử . Nguyên văn :
“Hoạ hổ hoạ bì nan hoạ cốt
Tri nhân tri diện bất tri tâm”
Nghĩa là: Vẽ hổ , vẽ da, xương khó vẽ
Biết người , biết mặt, biết lòng sao !? Nghĩa là có thể quan sát được bề ngoài , chứ cái bề
quan trọng của con người (hay của sự vật ) thì khó mà thấu hiểu được . Do đó , không nên
chỉ chú ý bề ngoài .
+Hổ bảng:

Ngày xưa khi đi thi tiến sĩ , ai đỗ được ghi tên lên bảng , gọi là hổ bảng , hay bảng hổ . Hổ
bảng cũng có nghĩa la khoa thi tuyển chọn được nhiều người tài
+Hổ bôn:
Bôn có nghĩa là chạy, cũng có nghĩa là người dũng sĩ . Hổ bôn có nghĩa là đám quân sĩ
mạnh . Hổ bôn trung lang tướng là chức vị của một võ quan cầm đầu đội quân khoẻ mạnh .
+Hổ bộ:
Bước đi hùng dũng như cọp . Chỉ vào ny vũ của viên tướng hay của đoàn quân .
+Hổ cứ: Con cọp ngồi . Hổ cứ là chỉ đạo vào địa thế hiểm yếu .
+Hổ cốt: Xương hổ . Cao hổ cốt là cao nấu bằng xương hổ .
+Hổ đầu: Đầu cọp . Hổ đầu cũng chỉ vào tướng mạng hùng dũng .
+Hổ lang: Con cọp và con sói . Chỉ vào phường hung ác .
+Hổ lĩnh:
Oáng chân hổ . Tướng tá tả hữu gồm người khoẻ mạnh thì gọi là hổ lĩnh .
+Hổ môn: Cửa ra vào dinh của các tướng soái .
+Hổ phù:
Ngày xưa , khi được cử ra trận , vị tướng cầm quân được nhà vua giao cho cái phù hịêu
làm tin . Phù hiệu làm bằng gỗ , bằng ngà hay bằng kim loại , khắc hình con cọp, cắt làm
đôi , viên tướng được cầm một nữa , nữa kia nhà vua giữ .
+Hổ phụ sinh hổ tử:
Cha hổ sinh con hổ . Ý nói : người con cũng có tài như người cha , gia đình giữ được
truyền thống anh hùng . Như câu thành ngữ : cha nào con nấy .
Cùng ý nghĩa này , còn có thành ngữ :
+Hổ phụ lân nhi : cha hổ sinh ra con cũng là con lân , một loài vật xuất sắc . Truyện Nhị
độ mai có câu :
“Mới hay hổ phụ lân nhi .
Khen cho tính trẻ cũng y tính già”
+Hổ phụ bất sinh khuyển tử : Cha con hổ thì không sinh con là chó
+Hổ quyền: Chỗ nuôi cọp . Ngày xưa , các triều vua phong kiến thường có chỗ nuôi cọp ,
có tổ chức cho cọp và voi đấu sức với nhau . Chỗ ấy gọi là hổ quyền .
+Hổ sinh phong: Nguyên nhân là hổ sinh ra gió , ý muốn nói con người sinh ra tài năng ,

nay lại có điều kiện cho tài năng phát huy cao độ , như con hổ mọc cánh . Hổ chỉ ở dưới
rừng núi , nhưng nếu có cánh thì bay lên trời được . Hùm có cánh thì toàn tài , không ai chế
ngự nổi.
+Hổ tướng :
Tướng dũng mãnh như hổ . Truyện tam quốc nói Lưu Bị lên làm vua có năm viên tướng võ
nghệ siêu quần phù tá . Năm tướng ấy gọi là Ngũ hổ tứơng ( Quan Vũ , Trương Phi , Triệu
Vân , Mã Siêu , Hoàng Trung ).
+Hổ trướng: Xưa kia các vị nguyên soái cầm quân ra trận , tại nơi làm việc thường treo
bức màn trướng có vẽ hình con hổ . Vào chỗ này , gọi là đến trước hổ trướng , màn hổ .
+Hổ trướng xu cơ: Việc cơ yếu bí mật trong quân
Đào Duy Từ phục vụ cho chúa Nguyễn ( Đằng trong , thế kỷ 17 ) có soạn bộ sách binh
thư , cũng đặt tên là Hổ trướng xu cơ .
+Hùm chết để da: Nguyên trong câu : Hùm chết để da , người chết để tiếng ( có khi đọc là
báo chết để da ). Da cọp dùng làm đồ trang sức y phục . Các loài khác chết đi là hết , riêng
da cọp lại thành vật quý .
+Hùm thiêng khi đã sa cơ cũng hèn
Câu thơ trong truyện kiều , nay đã thành tục ngữ nhân dân quen thuộc , dùng để nói về
người tài bị rơi vào hoàn cảnh không thuận lợi , bị thất thế thì cũng lâm vòng thất bại .
+Khám hổ bì: Xem da cọp
Mấy câu này xuất xứ từ một câu chuyện giai thoại ( xem sách nho trong giai thoại Việt
Nam tập I , trang 690 ) , sau được phổ biến chỉ vào sự giao tế dung tục . Hổ bì là da cọp ,
cũng chỉ vào vật kín đáo khó xem !
+Khoẻ như hùm ( Câu có nghĩa và thông dụng )
+Long bàn , hổ cứ: Cái thế đất ở những vùng hiểm yếu ,hoặc có cơ thịnh vượng vì có
những hình dánh như rồng phục , hổ ngồi . Thí dụ , thủ đô Thăng Long là nơi vương địa ,
được vua Lý Thái Tổ cho là có thế long bàn hổ cứ , nên mới dời đô ra đó .
+Long thành hổ bộ: Dáng đi của những người có tài , đặc biệt là của các ông vua . Quan
sát người có tướng làm vua , thấy họ đi như rồng , bước như hổ ( nghĩa là có vẻ uy nghi ,
đường bệ )
+Mãnh hổ nan địch quần hồ: Con hổ tuy mạnh , vẫn không địch nổi một bầy chồn cáo .

Chồn cáo đông , cùng hùa vào thì cọp không chống đỡ nổi . Ý khuyến khích sự đoàn kết ,
và để phòng sự đơn độc lẻ loi .
+Miệng hùm gan sứa: Cách nói bề ngoài thì hăng hái , hùng hổ , nhưng thực sự thì lại hèn
nhát , sợ hãi . Người tinh ý có thể nhận ra sự tầm thường giả dối này .
+Nam thực như hổ , nữ thực như miêu
Con trai ăn như hổ : ăn nhanh , ăn ngấu nghiến . Con gái ăn như mèo : ăn thong thả , nhỏ
nhẹ .
+Sơn quân: sơn tinh Vị vua của rừng núi , cũng chỉ vào con hổ . Một số tác phẩm văn
chương , thường dùng chữ sơn tinh , sơn quân để chỉ vào vua cọp ( thí dụ như sơn quân
trong truyện Tống Trân Cúc Hoa ). Không nên lầm với sơn tinh để chỉ vào Tản Viên
( trong truyện sơn Tinh , Thuỷ Tinh ).
+Thế cỡi hổ: Cái thế phải liều , không làm cũng chết , như đã ngồi lưng cọp , thì cứ để thế
mà đi ,nhảy xuống sẽ bị cọp cắn . Cũng có thành ngữ “ngồi lưng cọp” !
+Tọa sơn quan hổ đấu: Ngồi ung dung trên núi để nhìn hai con hổ đánh nhau . Trong
đường lối của những lực lượng đối lập nhau , người ta có cách lựa chiều cho hai thế kia
tranh chấp , còn mình đứng ngoài để quan sát . Khi cả hai phía , có phía thất bại , có phía
mỏi mệt , mình mới chen vào , đựơc lợi hơn .
+Thả hổ về rừng: Bắt được hổ , phải giam giữ nó không cho gây tác hại . Đằng này lại
cho nó về rừng để nó được thả sức tung hoành . Trong cuộc sống , dung túng cho một ai đó
, đưa hắn về một nơi dễ tung hoành , không bị kìm chế , cũng là thả hổ về rừng .
+Tranh ngũ hổ: Nhân dân ta thường vẽ tranh hổ để thờ . Hồ vàng ngồi giữa , bốn bên là
hổ trắng , đỏ , xanh , đen . Thật ra đây là do niềm tín ngưỡng mà tưởng tượng ra , chứ
trong thiên nhiên không có đủ màu sắc như vậy .
+Râu hùm hàm én: Chỉ vào tướng mạo của người anh hùng . Kiều có câu : “ Râu hùm ,
hàm én , mày ngài . ”
+Rừng già lắm voi , rừng còi lắm hổKinh nghiệm của phường săn , chưa rõ đã được
kiểm nghiệm chưa .
+Vào hang hổ : Thành ngữ do câu chữ Hán đã kể trên .
+Vân tòng long , phong tòng hổ: Mây theo rồng , gió theo hổ . Chỉ vào những cơ hội
người anh hùng làm nên sự nghiệp . Gặp hội phong vân , là hàm ý này . Phong tòng hổ ,

cùng một ý như hổ sinh phong ( hùm mọc cách )
+Vuốt râu hùm – Xỉa răng cọp Chỉ ra những hành động gan góc , liều lĩnh , gặp cọp đã là
nguy hiểm , mà còn dám vuốt râu , xỉa răng cọp thì không còn xem sự an toàn ra cái gì
nữa .
(Sưu tầm)

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×