Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Bài giảng hóa học 8 sự biến đỏi chất

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (64.85 KB, 4 trang )

Ngày soạn: 09/10/2017
Ngày dạy: 12/10/2017
CHƯƠNG 2: PHẢN ỨNG HÓA HỌC
Tiết 17 – Bài 12: SỰ BIẾN ĐỔI CHẤT
I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1. Kiến thức: Biết được:
- Hiện tượng vật lí là hiện tượng trong đó không có sự biến đổi chất này thành chất khác.
- Hiện tượng hoá học là hiện tượng trong đó có sự biến đổi chất này thành chất khác.
2. Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng quan sát tư duy logic và suy luận vấn đề, kỹ năng thực hành hóa học,
làm việc với hóa chất, với dụng cụ thí nghiệm;
- Quan sát được 1 số hiện tượng cụ thể, rút ra nhận xét về hiện tượng vật lí và hiện tượng
hoá học.
- Biết phân biệt được hiện tượng vật lí và hiện tượng hoá học.
- Kĩ năng vận dụng các kiến thức đã học trong môn Sinh học, Địa lí, Vật lí để giải thích
về sự biến đổi chất, giải pháp bảo vệ môi trường , bảo vệ Trái đất.
- Kĩ năng tự kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
3. Thái độ:
- Nghiêm túc, cẩn thận và an toàn trong tiến hành thực hành thí nghiệm , tích cực trong
học tập, hợp tác nhóm.
- Học sinh có niềm tin về sự tồn tại và sự biến đổi vật chất, bài trừ sự mê tín dị đoan làm
cho cuộc sống thêm lành mạnh.
- Có ý thức thực hiện và tuyên truyền vận động gia đình, những người xung quanh cùng
chung tay bảo vệ môi trường.
4. Năng lực cần hình thành và phát triển
- Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo; Năng lực
tính toán.
- Năng lực riêng: Năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học; Năng lực thực hành hóa học.
Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn học.
II. CHUẨN BỊ
1. Giáo viên


- Hóa chất: nước cất, NaCl, dung dịch axit clohiđric, kẽm hạt, tờ giấy trắng, đinh sắt gỉ
- Dụng cụ: kẹp gỗ, ống nghiệm, cốc thủy tinh, đũa thủy tinh, ống hút, nến, bật lửa, giá gỗ,
ống hút nhỏ giọt, khay đựng thí nghiệm.
- Máy chiếu, máy tính.
2. Học sinh
III. TIẾN TRÌNH TỔ CHỨC DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức lớp (1 phút).
2. Kiểm tra bài cũ (3 phút)
Trình bày thí nghiệm tách muối ăn ra khỏi cát?
3. Bài mới (38 phút)
Đặt vấn đề (1 phút): Trong cuộc sống của chúng ta, sự biến đổi chất xảy ra ở khắp
nơi. Những biến đổi đó có giống nhau hay không, có khác nhau hay không? Giống nhau
ở chỗ nào, khác nhau ở chỗ nào? Chúng ta cùng học bài hôm nay để trả lời những câu hỏi
đó.
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
PTNL
Hoạt động 1: Khám phá khái niệm (10 phút)


GV: Chia nhóm, yêu cầu HS tìm hiều hoạt động
“Tờ giấy kì diệu”.
HS: Chia nhóm theo hướng dẫn của giáo
viên. Mỗi nhóm bầu trưởng nhóm, thư kí. Lắng
nghe các nhiệm vụ giáo viên
giao cho các tổ.
GV: Phát cho mỗi nhóm 1 tờ giấy trắng, 1 cây nến,
1 bật lửa. Yêu cầu HS thảo luận nhóm trong 3 phút
nêu cách làm biến đổi tờ giấy trắng.
HS: Thảo luận nhóm, điền các cách làm biến đổi tờ

giấy vào phiếu học tập số 1:
TT Cách thực hiện

Tờ giấy đã biến đổi như thế
nào?

Năng lực
sử dụng
ngôn ngữ
hóa học
Năng lực
thực hành
hóa học.
Năng lực
giải quyết
vấn
đề
thông qua
môn học.

GV: Làm cách nào để biến đổi tờ giấy? Yêu cầu
từng nhóm đưa ra câu trả lời của mình.
HS: Trả lời: Xé giấy, vo tròn giấy, gấp tờ giấy, đốt
tờ giấy…
GV: Yêu cầu nhóm trả lời đốt giấy lên trình bày thí
nghiệm đốt giấy
HS: Làm thí nghiệm trước lớp
GV: Trong các cách biến đổi trên có giống nhau
hay không, có khác nhau hay không? Khác thì khác
nhau như thế nào?

HS: Trả lời
- Giống: Tất cả các cách trên đều làm cho tờ giấy
biến đổi
- Khác: Xé, vò, gấp có sự biến đổi nhưng không tạo
ra chất mới. Đốt có sự biến đổi vì tạo thành tro.
GV: Thông báo: Xé, vò, gấp tờ giấy là những biến
đổi vật lí; Đốt là những biến đổi hóa học. Yêu cầu
HS nêu khái niệm hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa
học.
HS: Trả lời
GV: Gọi HS khác nhận xét, chốt kiến thức.
I. Hiện tượng vật lí
Hiện tượng vật lí là
hiện tượng chất biến
đổi mà vẫn giữ nguyên
là chất ban đầu
II. Hiện tượng hóa
học
Hiện tượng hóa học là
chất biến đổi có tạo ra
chất khác.
Hoạt động 2: Nghiên cứu phân biệt hiện tượng vật lí và hiện tượng hóa học (15 ph)
GV: Cho HS tìm hiểu các thí nghiệm “Em là nhà
Năng lực


khoa học”
GV: Yêu cầu các nhóm làm các thí nghiệm sau
trong 7 phút:
1. Đốt tờ giấy

2. Đinh sắt để lâu ngày bị gỉ
3. Hòa tan muối vào nước
4. Cho viên nước đá vào cốc nước
5. Bào nhẵn thanh gỗ
6. Thổi hơi vào cốc đựng nước vôi trong
7. Cho kẽm vào dung dịch axit clohiđric
HS: Làm các thí nghiệm trên để phân biệt đâu là
hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa học. Điền
vào phiếu học tập số 2
TT

Thí nghiệm

1
2

Đốt tờ giấy
Đinh sắt để
lâu ngày bị gỉ
Hòa tan muối
vào nước
Cho
viên
nước đá vào
cốc nước
Bào
nhẵn
thanh gỗ
Thổi hơi vào
cốc

đựng
nước
vôi
trong
Cho kẽm vào
dung
dịch
axit clohiđric

3
4
5
6

7

HTVL,
HTHH

sử dụng
ngôn ngữ
hóa học
Năng lực
thực hành
hóa học.
Năng lực
giải quyết
vấn
đề
thông qua

môn học.

Thay đổi xảy ra trong TN

GV: Qua các TN trên, yêu cầu HS cho biết, dấu Dấu hiệu để nhận biết
hiệu của hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
hiện tượng vật lí, hiện
HS: Trả lời.
tượng hóa học:
GV: Gọi HS khác nhận xét và chốt kiến thức
- Hiện tượng vật lí: có
sự thay đổi về kích
thước, hình dạng,
trạng thái.
- Hiện tượng hóa học:
có sự thay đổi màu
sắc, hình dạng thay
đổi, có khí thoát ra, có
kết tủa….
Hoạt động 3: Luyện tập (12 phút)
GV: Đưa bài tập lên màn hình, yêu cầu HS trả lời:
Bài tập: Trong những quá trình kể dưới đây, cho Bài tập:
biết đâu là hiện tượng vật lí, đâu là hiện tượng hóa - Hiện tượng vật lí: b,
học? Giải thích?
d
a) Lưu huỳnh cháy trong không khí tạo ra chất khí - Hiện tượng hóa học:
mùi hắc (khí lưu huỳnh đioxit).
a, c
b) Thủy tinh nóng chảy thổi thành bình cầu.


Năng lực
sử dụng
ngôn ngữ
hóa học
Năng lực
thực hành
hóa học.


c) Trong lò nung đá vôi, canxi cacbonat chuyển dần
Năng lực
thành vôi sống (canxi oxit) và khí cacbon đioxit
giải quyết
thoát ra ngoài.
vấn
đề
d) Cồn để trong lọ không kín bị bay hơi.
thông qua
HS: Trả lời:
môn học.
Hiện tượng vật lí: b, d
Hiện tượng hóa học: a, c
GV: Đưa ra các hiện tượng trong cuộc sống, yêu Bài tập:
cầu HS trả lờ nhanh phân biệt hiện tượng vật lí, - Hiện tượng vật lí: 1,
hiện tượng hóa học.
3, 4
1. Hiện tượng sấm chớp
- Hiện tượng hóa học:
2. Quá trình quang hợp của cây xanh
2, 5

3. Hiện tượng băng tan
4. Hiện tượng thức ăn để lâu ngày bị ôi thiu (phân
hủy)
5. Hiện tượng thủy triều
HS: Trả lời
Hiện tượng vật lí: 1, 3, 4
Hiện tượng hóa học: 2, 5
GV: Qua những hình ảnh trên, các em hãy nêu
nguyên nhân khiến Trái Đất nóng lên?
HS: Trả lời
GV: Vậy chúng ta có biện pháp nào để hạn chế sự
nóng lên của Trái Đất?
HS: Trả lời
GV: Qua bài tập trên yêu cầu HS nhắc lại khái niệm
hiện tượng vật lí, hiện tượng hóa học?
HS: Trả lời
4. Củng cố. (2 phút)
- Yêu cầu các nhóm trình bày sơ đồ tư duy đã chuẩn bị trước ở nhà, chấm điểm nhóm làm
tốt nhất.
- Yêu cầu học sinh nêu lại các kiến thức của bài.
5. Hướng dẫn về nhà: (1 phút)
- Học thuộc bài.
- Vận dụng kiến thức đã học giải thích những hiện tượng trong đời sống thường ngày.
- Làm bài tập 2, 3 – SGK trang 47, bài tập 12.2, 12.3, 12.4 SBT.
- Đọc trước bài: Phản ứng hóa học.
RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................

...............................................................................................................................................
...............................................................................................................................................
......



×