Tải bản đầy đủ (.pdf) (138 trang)

Các nhân tố ảnh hưởng đến áp dụng hệ thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố hồ chí minh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.1 MB, 138 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN ĐÀM TRUNG TÍN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ÁP DỤNG
HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
(ABC)
NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH.

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH

PHAN ĐÀM TRUNG TÍN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN ÁP DỤNG
HỆ THỐNG KẾ TOÁN CHI PHÍ DỰA TRÊN CƠ SỞ HOẠT ĐỘNG
(ABC)
NGHIÊN CỨU CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ
HỒ CHÍ MINH.

Chuyên ngành

: Kế Toán


Mã số

: 8340301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. HUỲNH LỢI

TP. Hồ Chí Minh – Năm 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đề tài luận văn thạc sĩ “ Các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng hệ
thống kế toán dựa trên cơ sở hoạt động (ABC) – Nghiên cứu các doanh nghiệp trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh” là công trình nghiên cứu của riêng tôi, dƣới sự
hƣớng dẫn của TS. Huỳnh Lợi.
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chƣa từng đƣợc ai công
bố trong bất kỳ một công trình nào. Tất cả những tham khảo và kế thừa đều đƣợc
trích dẫn và tham chiếu đầy đủ.
Tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về nội dung nghiên cứu của toàn bộ luận văn này.
TP.Hồ Chí Minh, tháng 04 năm 2018

Tác giả Phan Đàm Trung Tín


MỤC LỤC
TRANG PHỤ BÌA
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH

PHẦN MỞ ĐẦU ................................................................................................... 1
1.

Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1

2.

Mục tiêu nghiên cứu và câu hỏi nghiên cứu ............................................... 4

3.

Đối tƣợng nghiên cứu và phạm vi nghiên cứu ............................................ 4

4.

Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................. 4

5.

Ý nghĩa và dự tính đóng gói của đề tài nghiên cứu .................................... 4

6.

Kết cấu đề tài .............................................................................................. 5

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH
HƢỞNG ĐẾN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ABC.................................................... 6
1.1.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan ............................... 6

1.1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài ................................................................ 5
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc ................................................................ 10
1.1.3 Các mô hình nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng hệ
thống ABC .................................................................................................. 17

1.2.

Khe hổng nghiên cứu ................................................................................. 20

1.3.

Nhận xét ...................................................................................................... 20
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 22

CHƢƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN ......................................................................... 23


2.1

Tổng quan về hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động ............... 23

2.1.1 Lịch sử hình thành và phát triển của hệ thống ABC ................................... 23
2.1.2 Vai trò của hệ thống ABC ........................................................................... 25
2.1.3 Những thuận lợi và khó khăn trong áp dụng ABC ..................................... 26
2.3. Lý thuyết nền ảnh hƣởng đến nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng
đến việc áp dụng hệ thống ABC ................................................................ 28
2.3.1 Lý thuyết dự phòng ............................................................................. 28
2.3.2 Lý thuyết tâm lý .................................................................................. 29
2.3.3 Lý thuyết hệ thống ............................................................................... 30
Kết luận chƣơng 2 ............................................................................................... 32

CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ............................................... 33
3.1. Khung nghiên cứu và quy trình nghiên cứu ............................................... 33
3.1.1 Khung nghiên cứu .............................................................................. 33
3.1.2 Quy trình nghiên cứu.......................................................................... 34
3.1.3 Kết quả thảo luận với các chuyên gia ................................................ 36
3.2.Giới thiệu mô hình nghiên cứu và thang đo ................................................ 36
3.2.1 Mô hình nghiên cứu ........................................................................... 36
3.2.2 Xây dựng thang đo trong mô hình đo lƣờng ...................................... 45
3.3 Mẫu nghiên cứu và quy trình thống kê mẫu ............................................... 48
3.3.1 Mẫu nghiên cứu .................................................................................. 48
3.3.2 Quy trình thống kế mẫu...................................................................... 48
3.4. Giới thiệu các kỹ thuật kiểm định, định lƣợng và tiêu chuẩn kỹ
thuật trong kiểm định, định lƣợng............................................................ 49
Kết luận chƣơng 3 ................................................................................................ 52


CHƢƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ BÀN LUẬN .............................. 53
4.1. Kết quả nghiên cứu tổng quát từ số liệu thống kê ban đầu ...................... 53
4.2. Kết quả nghiên cứu qua kiểm định ........................................................... 53
4.2.1 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Cạnh tranh .................................. 54
4.2.2 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Mức độ quan trọng của thông
tin chi phí..................................................................................................... 55
4.2.3 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Huấn luyện vào đào tạo .............. 56
4.2.4 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Chất lƣợng hệ thống công
nghệ thông tin .............................................................................................. 58
4.2.5 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Sự hỗ trợ và tham gia của
quản lý cấp cao ............................................................................................ 59
4.2.6 Đánh giá độ tin cậy của thang đo Quy mô ....................................... 60
4.2.7 Đánh giá độ tin cậy của biến phụ thuộc Áp dụng ABC vào
trong doanh nghiệp...................................................................................... 61

4.2.8 Phân tích nhân tố đối với các nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng
ABC............................................................................................................. 62
4.2.9 Kết quả đánh giá giá trị thang đo áp dụng ABC vào trong
doanh nghiệp ............................................................................................... 66
4.2.10 Kiểm định tƣơng quan ..................................................................... 67
4.2.11 Kiểm định phƣơng sai ANOVA ...................................................... 68
4.2.11.1 Kiểm định độ phù hợp của mô hình hồi quy tổng thể ......... 68
4.2.11.2 Kiểm định giả thuyết về ý nghĩa của hệ số hồi quy ............. 69
4.2.12 Kiểm tra các giả định mô hình hội quy bội ...................................... 70
4.2.12.1 Kiểm định giả định phƣơng sai của sai số (phần dƣ)
không đổi ..................................................................................................... 70
4.2.12.2 Kiểm tra giả định không có mối tƣơng quan giữa các
biến độc lập (Hiện tƣợng đa cộng tuyến). ................................................... 72


4.2.13 Mô hình hồi quy chính thức các yếu tố ảnh hƣởng đến áp dụng
ABC vào trong doanh nghiệp...................................................................... 73
4.3. Thảo luận về kết quả nghiên cứu ................................................................ 75
Kết luận chƣơng 4 ............................................................................................... 79
CHƢƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ...................................................... 80
5.1

Kết luận ...................................................................................................... 81

5.2

Kiến nghị ................................................................................................... 81

5.3.


Hạn chế và hƣớng nghiên cứu tiếp theo .................................................. 89

Tài liệu tham khảo
Phụ lục


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
ABC: Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
KTQT: Kế toán quản trị.
JIT: Just in time – Hệ thống sản xuất tức thời.
TQM: Total Quality Management – Quản lý chất lƣợng toàn diện.
SCT: Sự cạnh tranh.
TTCP: Mức độ quan trọng của thông tin chi phí.
HLĐT: Huấn luyện và đào tạo.
HTTT: Chất lƣợng của hệ thống công nghệ thông tin.
QUYMO: Quy mô doanh nghiệp.
HTQL: Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý cấp cao.
CNTT: Công nghệ thông tin
IT: Công nghệ thông tin
TCS: Kế toán chi phí truyền thống


DANH MỤC BẢNG BIỂU, SƠ ĐỒ, HÌNH ẢNH
DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 4.1: Kết quả số lƣợng khảo sát
Bảng 4.2: Mức độ áp dụng ABC tại các doanh nghiệp
Bảng 4.3: Thông tin các đối tƣợng khảo sát
Bảng 4.4: Đánh giá độ tin cậy thang đo Cạnh tranh
Bảng 4.5: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Cạnh tranh
Bảng 4.6: Đánh giá độ tin cậy thang đo Mức độ quan trọng của thông tin chi

phí
Bảng 4.7: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Mức độ quan trọng của
thông tin chi phí
Bảng 4.8: Đánh giá độ tin cậy thang đo Huấn luyện và đào tạo
Bảng 4.9: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Huấn luyện và đào tạo
Bảng 4.10: Đánh giá độ tin cậy thang đo Huấn luyện và đào tạo (lần 2)
Bảng 4.11: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Huấn luyện và đào tạo (Lần 2)
Bảng 4.12: Đánh giá độ tin cậy thang đo Chất lƣợng hệ thống công nghệ
thông tin
Bảng 4.13: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Chất lƣợng hệ thống
công nghệ thông tin
Bảng 4.14: Đánh giá độ tin cậy thang đo Sự hỗ trợ và tham gia của quản lý
cấp cao


Bảng 4.15: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Sự hỗ trợ và tham gia
của quản lý cấp cao
Bảng 4.16: Đánh giá độ tin cậy của thang đo Quy mô
Bảng 4.17: Thống kê tƣơng quan biến tổng thang đo Quy mô
Bảng 4.18: Đánh giá độ tin cậy biến phụ thuộc Áp dụng ABC vào trong
doanh nghiệp
Bảng 4.19: Thống kê tƣơng quan biến phụ thuộc Áp dụng ABC vào trong
doanh nghiệp
Bảng 4.20: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett‟s (lần 1)
Bảng 4.21: Hệ số KMO và kiểm định Bartlett‟s (lần 2)
Bảng 4.22: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay
Bảng 4.23: Hệ số KMO và kiểm định Barlett‟s biến phụ thuộc
Bảng 4.24: Bảng ma trận nhân tố sau khi xoay
Bảng 4.25: Ma trận tƣơng quan giữa biến phụ thuộc và các biến độc lập
Bảng 4.26: Tóm tắt mô hình với biến phụ thuộc là Áp dụng ABC vào trong

doanh nghiệp
Bảng 4.27: Kết quả phân tích ANOVA
Bảng 4.28: Kết quả phân tích hệ số hồi quy
Bảng 4.29: Kết quả kiểm định các giả thuyết
DANH MỤC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 3.1: Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 3.2: Mô hình nghiên cứu


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 4.1 Đồ thị phân tán giữa giá trị dự đoán và phần dƣ từ hồi quy
Hình 4.2 Đồ thị P-P plot của phần dƣ - đã chuẩn hóa
Hình 4.3 Đồ thị Histogram của phần dƣ - đã chuẩn hóa


1

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài:
Ngày nay, trong bối cảnh các hoạt động sản xuất, kinh doanh phát triển
vô cùng đa dạng và phức tạp cũng với sự cạnh tranh gay gắt trong từng ngành
nghề, việc lựa chọn và sử dụng một hệ thống kế toán chi phí vừa là một thách
thức vừa là một cơ hội cho các nhà quản lý. Với yêu cầu đa dạng hóa và đổi
mới các loại sản phẩm, dịch vụ khác nhau để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
và duy trì, phát triển lợi thế cạnh tranh, các doanh nghiệp cần một hệ thống kế
toán chi phí phù hợp hơn hệ thống kế toán chi phí truyền thống. Sự thay đổi quy
của quy trình sản xuất và sự phát triển của các tổ chức đã khiến thông tin kế
toán quản trị của hệ thống báo cáo tài chính, KTQT trở nên quá trễ, chung
chung và sai lệch đối với mục đích lập kế hoạch và ra quyết định quản trị
(Johnson & Kaplan, 1987). Theo Johnson & Kaplan (1987), việc thông tin của

KTQT đã quá chung chung và sai lệch đối với mục đích ra quyết định ở chỗ:
-

Thông tin của KTQT ít thể hiện chi tiết về hiệu quả của các quá trình,
nhƣng lại quá chú trọng vào các loại chi phí trực tiếp, làm ngƣời sử dụng
thông tin bị lệch khỏi các nhân tố quan trọng trong việc đánh giá hiệu
quả sản xuất.

-

Chi phí đƣợc phân bổ vào trong các sản phẩm bằng những tiêu thức phân
bổ đơn giản nhƣ nhân công gây ra sai lệch trong tính toán chi phí, giá
thành sản phẩm. Cuối cùng, gây ra sai lầm trong quyết định về giá thành
sản phẩm, nguồn lực để sản xuất sản phẩm và sản xuất nhiều loại sản
phẩm khác nhau.

-

Đánh giá sai lệch các loại chi phí. Vì các nhà quản lý phải chạy theo các
mục tiêu ngắn hạn là tăng lợi nhuận, giảm chi phí và các thông tin KTQT
lại không cung cấp đƣợc các thông tin cần thiết, nên khiến các nhà quản


2

lý giảm các loại chi phí không đƣợc giảm, vì những chi phí này sẽ giúp
doanh nghiệp duy trì lợi thế cạnh tranh, lợi thế marketing.
Ngoài ra, sự thay đổi này có xu hƣớng làm cho chi phí gián tiếp tăng lên
do các hoạt động hỗ trợ sản xuất tăng lên để đáp ứng cho sự đa dạng hóa sản
phẩm (Bùi Thị Minh Hải, 2012). Nhƣ vậy, nếu doanh nghiệp cứ áp dụng hệ

thống kế toán chi phí truyền thống sẽ gặp khó khăn trong việc phân bổ các chi
phí gián tiếp không chính xác, dẫn đến tính sai giá thành sản phẩm và cuối cùng
sẽ ảnh hƣởng xấu đến kết quả hoạt động kinh doanh, giảm sức cạnh tranh đối
với các đối thủ. Không chỉ vậy, việc không thay đổi còn gây ra các khó khăn
trong việc quản trị doanh nghiệp, đƣa ra quyết định trong doanh nghiệp. Cho
nên,việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động là một nhu cầu cần thiết
của các doanh nghiệp trên thế giới cũng nhƣ là tại Việt Nam.
Kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC) đƣợc phát triển để cung cấp
những phƣơng cách chính xác hơn trong việc phân bổ các nguồn lực gián tiếp
và hỗ trợ cho các hoạt động, quy trình kinh doanh, sản phẩm, dịch vụ và khách
hàng (Kaplan & Atkinson, 1998). Phƣơng pháp này giúp cho doanh nghiệp xác
định đƣợc các hoạt động nào tạo ra giá trị, hoạt động nào không tạo ra giá trị và
từ đó không ngừng cải tiếp quá trình hoạt động, kinh doanh (Trần Tú Uyên,
2016). Theo kế toán chi phí truyền thống, các chi phí gián tiếp đƣợc phân bổ
vào đối tƣợng chịu phí qua nguyên vật liệu và nhân công trực tiếp. Còn đối với
kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động, các chi phí gián tiếp đƣợc ghi nhận và
phân bổ theo hoạt động gây nên chi phí. Trƣớc tiên, ABC nhận dạng các hoạt
động đƣợc thực hiện và tiêu tốn các nguồn lực của doanh nghiệp. Sau đó, hệ
thống này tập hợp chi phí nguồn lực đến những hoạt động để tính chi phí của
một đơn vị hoạt động (Johnson & Kaplan, 1987). Việc ghi nhận và phân bổ chi
phí theo các hoạt động sẽ khiến các chi phí đƣợc phân bổ chính xác hơn, giúp


3

cho việc tính giá thành sản phẩm chính xác, xác định đƣợc sản phẩm, hoạt động
nào tạo ra giá trị và hoạt động nào không tạo ra giá trị, từ đó, giúp cho các
thông tin liên quan đến việc ra quyết định có độ chính xác cao hơn.
Với những lợi ích và sự vƣợt trội nói trên, ABC rất đƣợc quan tâm để áp
dụng vào trong các doanh nghiệp ở các nƣớc trên thế giới, đặc biệt là các nƣớc

phát triển. Không những vậy, ABC còn đƣợc rất nhiều sự quan tâm của các nhà
nghiên cứu cũng nhƣ là các tổ chức kế toán trên thế giới. Ở Việt Nam, việc áp
dụng ABC cũng đƣợc có nhiều doanh nghiệp, tổ chức trong nhiều lĩnh vực quan
tâm và tiến hành nhƣng chƣa đƣợc rộng rãi do còn nhiều rào cản. Một số nghiên
cứu cũng đã chỉ ra các rào cản, khó khăn trong việc áp dụng ABC nhƣ: sự tốn
kém thời gian và công sức thực hiện, không có nhân viên công nghệ thông tin,
nhân viên kế toán không đủ kinh nghiệm, tâm lý ngại thay đổi của nhân viên và
quản lý của các doanh nghiệp (Bùi Thị Minh Hải, 2012).
Chủ đề ABC cũng đƣợc nghiên cứu nhiều tại Việt Nam, chủ yếu là về
việc áp dụng vào các loại hình công ty nhƣng chƣa đi sâu vào việc phân tích các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC vào trong các doanh nghiệp.
Những phân tích trên cho thấy việc nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động là rất quan trọng. Qua đó giúp các doanh
nghiệp, các nhà quản lý có cái nhìn tổng quát và lựa chọn phù hợp về các nhân tố ảnh
hƣởng đến việc áp dụng ABC vào trong doanh nghiệp. Từ đó, nâng cao việc áp dụng
hệ thống này vào các doanh nghiệp tại Việt Nam. Đó là các lý do cho đề tài: “Các
nhân tố ảnh hƣởng đến áp dụng hệ thống kế toán chi phí dựa trên cơ sở hoạt động
(ABC). Nghiên cứu các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.”

2. Mục tiêu nghiên cứu:


4

- Xác định các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ
sở hoạt động.
- Đánh giá những ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc áp dụng kế toán chi
phí trên cơ sở hoạt động.
- Từ kết quả trên, đề xuất một số kiến nghị đối với các doanh nghiệp, các
nhà quản lý và các đối tƣợng khác để gia tăng việc áp dụng kế toán chi phí trên

cơ sở hoạt động.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu:
- Đối tƣợng nghiên cứu: Các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng kế toán
chi phí trên cơ sở hoạt động.
- Phạm vi nghiên cứu: đƣợc giới hạn ở các công ty trong thành phố Hồ
Chí Minh. Thời gian khảo sát từ tháng 10 năm 2017 cho đến tháng 2 năm 2018.
- Đối tƣợng khảo sát: các kế toán trƣởng, kế toán tổng hợp, giám đốc tài
chính, giám đốc điều hành trong các doanh nghiệp hoạt động trên phạm vi
thành phố Hồ Chí Minh.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu:
Tác giả sử dụng phƣơng pháp nghiên cứu định tính để giới thiệu các
nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động và
phƣơng pháp định lƣợng thông qua việc thu thập dữ liệu tự việc khảo sát tại các
công ty trong phạm vi thành phố Hồ Chí Minh để nghiên cứu ảnh hƣởng của
những nhân tố đến việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.
5. Ý nghĩa và đóng góp của đề tài:
Kết quả nghiên cứu sẽ đóng góp thêm các bằng chứng về ảnh hƣởng của
các nhân tố đến việc áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động vào các doanh
nghiệp Việt Nam nói chung và ở thành phố Hồ Chí Minh nói riêng. Từ đó, đề
xuất các kiến nghị góp phần tăng khả năng áp dụng ABC vào trong việc đo


5

lƣờng và phân bổ chi phí, lập kế hoạch và đƣa ra quyết định trong các doanh
nghiệp.
6. Giới thiệu kết cấu:
Ngoài phần mở đầu, bài nghiên cứu này có 5 chƣơng nhƣ sau:
Chƣơng 1: Tổng quan những nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc
áp dụng hệ thống kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động.

Chƣơng 2: Cơ sở lý thuyết.
Chƣơng 3: Phƣơng pháp nghiên cứu.
Chƣơng 4: Kết quả nghiên cứu và bàn luận.
Chƣơng 5: Kết luận và kiến nghị.


6

CHƢƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG
ĐẾN ÁP DỤNG HỆ THỐNG ABC
1.1.

Tổng quan về các công trình nghiên cứu có liên quan:

1.1.1 Các nghiên cứu nƣớc ngoài:
Nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu của Fuhanita Maelah và Daing Naris
Ibrahim (2007) “Factors influencing acitivity based costing (ABC) adoption in
manufacturing industry”.
Ruhanita Maelah đã nghiên cứu nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC ở các
doanh nghiệp sản xuất tại Malaysia. Nghiên cứu cho rằng mức độ áp dụng ABC tại các
doanh nghiệp sản xuất tại Malaysia là tƣơng đối thấp với tỷ lệ 36%. Nghiên cứu cũng
đã tổng hợp các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC từ các nghiên cứu trƣớc bao
gồm các nhân tố liên quan đến 5 lĩnh vực: Tính cách cá nhân (Individual
Characteristics), Các nhân tố thuộc tổ chức (Organizational factors), Các nhân tố kỹ
thuật (Teachnological factors), Tính chất của công việc (Task characteristics) và Môi
trƣờng bên ngoài (External environment). Từ đó, các tác giả đã tiến hành nghiên cứu
ảnh hƣởng của bảy nhân tố đến việc áp dụng ABC tại các tổ chức sản xuất ở Malaysia:
Khả năng sai lệch về giá (Cost distortion), mức độ hữu dụng của thông tin kế toán
trong việc ra quyết định, chất lƣợng IT, quản lý cấp cao hoặc sự ủng hộ của tổ chức,
chủ sở hữu không có chuyên môn trong lĩnh vực kế toán, các hoạt động đào tạo, huấn

luyện và sự đo lƣờng hiệu quả hoạt động bên trong các doanh nghiệp.
Các tác giả đã tiến hành khảo sát tại các doanh nghiệp sản xuất đƣợc niêm yết
trên sàn giao dịch chứng khoán Kuala Lumpur (KLSE) và các doanh nghiệp sản xuất
đa quốc gia hoạt động tại Malaysia. Các tác giả sử dụng thống kê mô tả, kiểm tra độ sai
lệch, phân tích nhân tố, kiểm tra độ tin cậy và dùng mô hình hồi quy Logistic để nghiên
cứu ảnh hƣởng của những nhân tố trên đến việc áp dụng ABC. Kết quả nghiên cứu cho


7

thấy các yêu tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp sản xuất ở
Malaysia là (i) Mức độ hữu dụng của thông tin kế toán trong việc ra quyết định, (ii) Sự
ủng hộ của tổ chức và (iii) Sự đo lƣờng hiệu quả hoạt động bên trong các doanh
nghiệp.
Các tác giả cũng đã chỉ ra các hạn chế của nghiên cứu là: thứ nhất, việc nghiên
cứu thực nghiệm tại Malaysia bị hạn chế, cho nên, các nghiên cứu trong tƣơng lai có
liên quan đến những vấn đề này nên thu thập nhiều dữ liệu hơn và cập nhật tình trạng
áp dụng ABC tại Malaysia nhiều hơn. Hạn chế thứ hai của nghiên cứu này là chƣa tách
biệt các mức độ áp dụng ABC tại những doanh nghiệp. Krumweide (1998) đã chỉ ra
tầm quan trong của việc làm rõ các giai đoạn hay mức độ áp dụng ABC. Cho nên, các
tác giả của nghiên cứu này mong muốn các nghiên cứu tiếp theo sẽ hoàn thiện mô hình
nghiên cứu các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC. Theo các tác giả, hạn chế
thứ ba là nghiên cứu này chƣa thể ghi nhận cả quá trình thay đổi và áp dụng vì việc áp
dụng ABC ở Malaysia tại thời điểm nghiên cứu đang trong giai đoạn sơ khai, tỷ lệ
doanh nghiệp áp dụng ít (36%) và mức độ áp dụng ở giai đoạn bắt đầu. Vì vậy, các
nghiên cứu tiếp theo có thể viếng thăm lại các doanh nghiệp để thu thập các dữ liệu,
thông tin cập nhật hơn về sự phát triển của việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp.
Nghiên cứu thứ hai: Nghiên cứu của Appah, Ebimobowei và Bariweni Binaebi
(2012) “Analysis Of Factors Influencing Activity Based Costing Application In The
Hospatality Industry In Yenagoa, Nigeria”.

Nghiên cứu đƣợc thực hiện trong giai đoạn từ tháng 9 cho đến tháng 12 năm
2010 tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng (hospitality
industry) thuộc phạm vi của thành phố Yenagoa, thủ đô của bang Bayelsa, Nigeria
(Binaebi, 2013). Đối tƣợng nghiên cứu là các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng
ABC vào các doanh nghiệp trong ngành dịch vụ khách hàng, phạm vi nghiên cứu là 50
khách sạn. Bảng câu hỏi đƣợc gửi đến 250 ngƣời là những nhà quản lý và những ngƣời


8

làm công việc kế toán. Các tác giả sử dụng mô hình đƣợc phát triển trong nghiên cứu
của Maelah và Ibrahim (2007), Adamu và Olotu (2010) và Moll (2005) nhƣng đƣợc
hiệu chỉnh theo bài nghiên cứu. Các tác giả đã đƣa ra 5 nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp
dụng ABC nhƣ sau: Khả năng sai lệch về giá, Mức độ hữu dụng của thông tin kế toán,
Sự hỗ trợ của các nhà quản lý cấp cao, quản lý đo lƣờng hiệu quả hoạt dộng, đào tạo
và huấn luyện. Kết quả của nghiên cứu cho thấy cả 5 nhân tố trên đều ảnh hƣớng đến
việc áp dụng ABC tại các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực dịch vụ khách hàng.
Kết quả của nghiên cứu cho thấy các mẫu thu thập đƣợc là hầu hết các khách
sạn đều không áp dụng ABC và việc áp dụng ABC vào ngành khách sạn cũng còn ở
giai đoạn ban đầu. Các tác giả cũng đúc kết rằng việc áp dụng ABC cần có việc đầu tƣ
vào các quỹ để đào tạo và huấn luyện, phát triển phần mềm và phần cứng, sự cam kết
thực hiện của các nhân viên trong ngành dịch vụ khách hàng.
Nghiên cứu thứ ba: Nghiên cứu của Taha Ahmadzadeh (2011) “Exploration of
Factors Influencing on Choice the Activity Based Costing System in Iranian
Organizations”.
Nghiên cứu đƣợc thực hiện tại Iran vào năm 2009. Đƣợc khảo sát với 170
doanh nghiệp đƣợc niêm yết trên sàn chứng khoán Tehran. Có 57 kết quả trả về là hợp
lệ và sử dụng đƣợc, đạt tỷ lệ là 33,5% (Ahamadzadeh, Etemadi, & Pifeh, 2011).
Các tác giả đã sử dụng phƣơng pháp phân tích hồi qui Logistic, mô hình nghiên
cứu và đo lƣờng các biến và kiểm định mức độ tin cậy Cronbach‟s Alpha. Trong bài

nghiên cứu, tác giả cũng giải thích rằng mục đích và ý nghĩa của việc đo lƣờng mức độ
tin cậy và sự ổn định của bảng câu hỏi là nếu nghiên cứu đƣợc thực hiện lại một lần
nữa bởi những nhà nghiên cứu khác hoặc cũng nhà nghiên cứu đó tại nơi khác và thời
điểm khác thì cũng sẽ cho kết quả tƣơng tự. Và Cronbach‟s Alpha thƣờng đƣợc sử
dụng để đo lƣợng độ tin cậy của bảng câu hỏi. Trong bài nghiên cứu, các tác giả phân
tích dữ liệu thống kê bằng việc sử dụng mô hình hồi quy Logistic với phần mềm SPSS.


9

Theo các tác giả, mô hình hồi quy Logistic đƣợc áp dụng khi biến phụ thuộc chỉ có 2
kết quả và chỉ nhận một giá trị là 0 hoặc 1, trong đó 1 tƣơng ứng với việc có phụ thuộc
và 0 tƣơng ứng với việc không phụ thuộc.
Các tác giả đã nghiên cứu năm nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp dụng ABC là: (i)
Ngành nghề hoạt đồng, (ii) Quy mô của tổ chức, (iii) Cấu trúc chi phí, (iv) Mức độ
quan trọng của thông tin chi phí, (v) Sự đa dạng về sản phẩm và dịch vụ.
(i)

Ngành nghề hoạt động: Các tác giả cho biết Shield (1997) cho rằng việc
thiết kế và tính hiệu quả của thông tin và hệ thống kế toán chi phí chịu ảnh
hƣởng bởi tính chất của ngành nghề. ABC ban đầu đƣợc áp dụng cho các tổ
chức sản xuất, vì vậy, các tổ chức sản xuất cũng đƣợc cho là sẽ áp dụng các
hệ thống kế toán chi phí phức tạp hơn.

(ii)

Quy mô của doanh nghiệp: Theo nghiên cứu này, quy mô của doanh nghiệp
là một nhân tố quan trọng ảnh hƣởng đến việc cần phải áp dụng một hệ
thống quản trị phức tạp hơn. Các doanh nghiệp lớn hơn có khả năng tiếp cận
với các nguồn lực để thử nghiệm các hệ thống kế toán phức tạp.


(iii)

Cấu trúc chi phí: Các tác giả cho rằng nếu tỉ lệ chi phí gián tiếp chiếm một tỉ
trọng nhỏ trong tổng chi phí trong một số ngành hoạt động kinh doanh thì
việc áp dụng một hệ thống kế toán phức tạp là một điều không cần thiết.
Ngƣợc lại, nếu chi phí gián tiếp chiếm một tỉ trọng cao hơn thì tổ chức có
nhu cầu áp dụng một hệ thống kế toán phức tạp hơn.

(iv)

Mức độ quan trọng của thông tin chi phí: Các doanh nghiệp nào áp dụng
thông tin chi phí cho công việc tính toán hàng tồn kho, lợi nhuận nhiều hơn
so với việc áp dụng thông tin chi phí cho việc ra quyết định thì thông tin chi
phí sẽ kém chính xác hơn vì hệ thống chi phí quá đơn giản.

(v)

Sự đa dạng về sản phẩm, dịch vụ: Sự đa dạng về sản phẩm càng lớn thì đòi
hỏi phải có một hệ thống chi phí phức tạp hơn để hỗ trợ cho việc sử dụng
nguồn lực khác nhau của các sản phẩm khác nhau. Trong bài nghiên cứu


10

này, các tác giả đã chia sự đa dạng ra làm hai loại, sự đa dạng về số loại sản
phẩm, dịch vụ và số lƣợng sản phẩm dịch vụ cung ứng trong một lô hay một
lần sản xuất, cung ứng khác nhau.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC chịu ảnh hƣởng của nhân tố
thứ (iii) cấu trúc chi phí, (iv) mức độ quan trọng của thông tin chi phí, (v) sự đa dạng

của sản phẩm, dịch vụ (chỉ đối với sự đa dạng số loại sản phẩm, dịch vụ).
1.1.2 Các nghiên cứu trong nƣớc:
Nghiên cứu thứ nhất: Nghiên cứu của Trần Tú Uyên (2016) “Nghiên cứu các
nhân tố ảnh hƣởng tới khả năng áp dụng phƣơng pháp kế toán chi phí theo hoạt động
(ABC) trong các doanh nghiệp dƣợc phẩm Việt Nam.”
Nghiên cứu đƣợc thực hiện để phân tích các nhân tố ảnh hƣởng đến việc áp
dụng phƣơng pháp ABC trong các doanh nghiệp qua việc điều tra tại các công ty Dƣợc
phẩm ở Việt Nam. Các khảo sát đƣợc thực hiện trong giao đoạn từ tháng 5 năm 2015
cho đến tháng 8 năm 2015. Bảng câu hỏi đƣợc gửi đi đến 187 công ty dƣợc phẩm tại
Việt Nam. Có 71 bảng khảo sát đƣợc hồi đáp (chiếm tỉ lệ 38%), trong đó có 15 bảng
khảo sát là không hợp lệ.
Các tác giả đã tiến hành nghiên cứu ảnh hƣởng của bảy nhân tố đến việc áp
dụng ABC tại các doanh nghiệp: Quy mô doanh nghiệp, đầu tƣ nƣớc ngoài, cấu trúc
chi phí, sự đa dạng của sản phẩm, năng lực cạnh tranh, mức độ quan trọng của thông
tin và mức độ tự động hóa. Phƣơng pháp nghiên cứu mô hình hồi quy Logistic đƣợc sử
dụng để nghiên cứu sự ảnh hƣởng của các nhân tố này.
Bảng khảo sát của tác giả bao gồm 26 câu hỏi, từ câu 1 đến câu 13 tìm hiểu về
những nhân tố quy mô công ty, loại hình doanh nghiệp, cấu trúc chi phí và văn hóa
doanh nghiệp. Các câu hỏi từ 14 đến 26 liên quan đến việc áp dụng ABC, lý do áp


11

dụng, mức độ thành công, tầm quan trọng và những khó khăn khi áp dụng ABC, lý do
không áp dụng hay từ chối áp dụng ABC.
Trong phần phƣơng pháp nghiên cứu, tác giả cũng đã mô tả các nhân tố một
cách chi tiết:
(i)

Quy mô: Đƣợc đo bằng số lƣợng lao động, đƣợc chia làm 6 mức. Mức 1:

dƣới 10 lao động, mức 2: từ 10 đến 200 lao động, mức 3: từ 200 đến 300 lao
động, mức 4: từ 300 đến 500 lao động, mức 5: từ 500 đến 1000 lao động và
mức 6 là trên 1000 lao động.

(ii)

Đầu tƣ nƣớc ngoài: đƣợc chia thành hai loại doanh nghiệp có đầu tƣ nƣớc
ngoài và không có đầu tƣ nƣớc ngoài.

(iii)

Câu trúc chi phí: tỷ lệ phần trăm chi phí chung trên tổng chi phí. Đối với
doanh nghiệp sản xuất là tỷ lệ giữa tổng chi phí sản xuất chung và giá vốn
hàng bán. Đối với doanh nghiệp thƣơng mại, nhân tố này là tỷ lệ giữa tổng
chi phí bán hàng và chi phí quản lý trên tổng chi phí bao gồm cả giá vốn
hàng bán. Nhân tố này đƣợc chia làm 3 mức. Mức 1: 5-20%, mức 2: 2035% và mức 3 là 35-50%.

(iv)

Sự đa dạng của sản phẩm: đƣợc chia thành 6 mức. Mức 1: doanh nghiệp chỉ
có 1 sản phẩm, mức 2: 2 – 10 sản phẩm, mức 3: 11 – 50 sản phẩm, mức 4:
51-100 sản phẩm, mức 5: 101 – 1000 sản phẩm và mức 6 là trên 1000 sản
phẩm.

(v)

Năng lực cạnh tranh: đánh giá mức độ quan trọng của hai yếu tố là chất
lƣợng và giá cả theo thang đo từ 1: Cực kì quan trọng cho đến 5: Không
quan trọng.


(vi)

Mức độ quan trọng của thông tin: là mức độ quan trọng của thông tin chi phí
đối với doanh nghiệp. Đƣợc chia làm 3 mức độ: mức 1: tƣơng đối quan
trọng, mức 2: rất quan trọng và mức 3: cực kì quan trọng.


12

(vii)

Tự động hóa: mức độ áp dụng ABC của doanh nghiệp có mức độ tự động
hóa theo các mức: 1 – Có tự động hóa, 2 – tự động hóa cao và 3 – tự động
hóa hoàn toàn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy trong 56 kết quả hợp lý thì có 17 doanh nghiệp áp
dụng ABC, chiếm tỷ lệ là 30,36%. Trong đó, có 76,47% các doanh nghiệp lớn áp dụng
ABC, có 5,56% doanh nghiệp nhỏ và 14,29% doanh nghiệp vừa áp dụng ABC.
Kết quả nghiên cứu ảnh hƣởng của các nhân tố đến việc áp dụng ABC đƣợc
trình bày trong bảng sau:
Bảng 1: Tổng hợp kết quả điều tra của Trần Tú Uyên (2016)
Giả

Nội dung

Kết quả

Doanh nghiệp có quy mô lớn có xu hƣớng áp

Chấp nhận


thuyết
H1

dụng ABC nhiều hơn.
H2

Công ty có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài có xu hƣớng áp

Không chấp nhận.

dụng phƣơng pháp kế toán ABC nhiều hơn công
ty không có vốn đầu tƣ nƣớc ngoài.
H3

Công ty có số lƣợng sản phẩm lớn có xu hƣớng áp

Chấp nhận

dụng ABC cao hơn.
H4

Doanh nghiệp có tỷ lệ chi phí gián tiếp cao có xu

Chấp nhận

hƣớng áp dụng ABC nhiều hơn.
H5

Doanh nghiệp đối mặt với áp lực cạnh tranh cao


Chấp nhận

có xu hƣớng áp dụng ABC nhiều hơn.
H6

Mức độ quan trọng của thông tin chi phí tăng thì
doanh nghiệp có xu hƣớng áp dụng ABC nhiều
hơn.

Chấp nhận


13

H7

Doanh nghiệp có mức tự động hóa cao hơn có xu

Chấp nhận

hƣớng áo dụng ABC nhiều hơn.
(Nguồn: Trích từ bài nghiên cứu của tác giả)
Kết quả của bài nghiên cứu cho thấy việc áp dụng ABC không phụ thuộc vào
đầu tƣ nƣớc ngoài nhƣng phụ thuộc vào các nhân tố còn lại: quy mô doanh nghiệp, cấu
trúc chi phí, năng lực cạnh tranh, mức độ đa dạng sản phẩm, mức độ quan trọng của
thông tin chi phí và mức độ tự động hóa.
Qua bài nghiên cứu, tác giả cho rằng tỷ lệ các doanh nghiệp Việt Nam áp dụng
ABC hiện nay tƣơng đối cao, tuy nhiên, hầu hết chỉ ở dạng mảng hoặc thí điểm ở một
vài sản phẩm. Tác giả cũng kiến nghị để áp dụng ABC thành công, các doanh nghiệp

cần chú trọng phát triển kế toán quản trị, xây dựng nhóm chuyên trách về ABC, áp
dụng mô hình ABC đơn giản nhằm tiết kiệm chi phí và hạn chế rào cản kỹ thuật,
chuyên môn. Cuối cùng, tác giả cũng cho biết hình thức khảo sát là bảng câu hỏi đƣợc
gửi qua thƣ điện tử nên tỷ lệ trả lời là chƣa cao.
Nghiên cứu thứ hai: TS. Bùi Thị Minh Hải (2012) “Rào cản và khó khăn trong
áp dụng kế toán chi phí trên cơ sở hoạt động (ABC)”.
Bài nghiên cứu có bốn nội dung chính: Quá trình chuyển đổi từ kế toán truyền
thống sang kế toán chi phí theo hoạt động, thực tế áp dụng kế toán chi phí theo hoạt
động ở các nƣớc trên thế giới, các rào cản và khó khăn trong áp dụng kế toán chi phí
theo hoạt động và bài học kinh nghiệm cho Việt Nam. Tác giả thực hiện bài nghiên
cứu này qua việc tổng hợp các thông tin và kết quả của các bài nghiên cứu trên thế
giới, hệ thống lý thuyết và phân tích những điểm vƣợt trội của kế toán chi phí theo
hoạt động so với kế toán chi phí truyền thống. Từ đó, tác giả cũng đã đƣa ra các kiến
nghị cho việc áp dụng ABC vào Việt Nam.


14

Trong nội dung thứ nhất: quá trình chuyển đổi từ kế toán truyền thống sang kế
toán chi phí theo hoạt động, tác giả đã làm rõ sự chuyển đổi của kế toán chi phí truyền
thống sang kế toán chi phí theo hoạt động. Kế toán chi phí truyền thống là hệ thống kế
toán dựa trên cơ sở khối lƣợng đầu ra. Theo hệ thống này, chi phí chung đƣợc phân bổ
theo tiêu thức là số lƣợng sản phẩm sản xuất, số giờ chạy máy, số giờ công của lao
động (Bùi Thị Minh Hải, 2012). Theo tác giả, đối với các doanh nghiệp có quá trình
sản xuất đơn giản, sử dụng lao động là nguồn lực chủ yếu, thì phƣơng pháp kế toán
truyền thống là thích hợp. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại, việc đa dạng hóa sản
phẩm dịch vụ với những quy trình sản xuất, nguyên liệu, thời gian sản xuất khác nhau,
thì hệ thống kế toán chi phí truyền thống khó có thể đáp ứng và phân bổ chi phí chính
xác. Điều này khiến cho tỉ lệ chi phí gián tiếp tăng lên trong tổng chi phí. Ngoài ra, tác
giả cũng chỉ ra ba điểm khác biệt cơ bản giữa ABC và kế toán chi phí truyền thống

(TCS): (i) TCS dựa vào giả thuyết đối tƣợng chịu chi phí là tác nhân phát sinh chi phí
còn ABC coi các đối tƣợng chịu chi phí là nhân tố tạo nên các hoạt động và các hoạt
động này là tác nhân phát sinh chi phí. (ii) TCS sử dụng khối lƣợng đầu ra là tiêu thức
phân bổ chi phí còn ABC sử dụng các tiêu thức phân bổ các nguồn lực sử dụng ở các
cấp độ hoạt động khác nhau. (iii) TCS có trọng tâm hƣớng đến cấu trúc chi phí, ABC
có trọng tâm hƣớng đến quá trình sản xuất kinh doanh.
Ở nội dung thứ hai: Thực tế áp dụng kế toán chi phí theo hoạt động ở các nƣớc
trên thế giới, tác giả đã tổng kết kết quả nghiên cứu của 14 bài nghiên cứu về việc áp
dụng ABC tại các nƣớc trên thế giới từ giai đoạn năm 1995 đến năm 2007. Qua việc
tổng kết các nghiên cứu, kết quả cho thấy số lƣợng doanh nghiệp áp dụng ABC còn
khiêm tốn, việc nhận thức về ABC đã tăng đáng kể nhƣng tỷ lệ các doanh nghiệp áp
dụng hệ thống này rất thấp và có xu hƣớng giảm đi. Theo kết quả của các nghiên cứu,
xu hƣớng cho thấy số lƣợng các doanh nghiệp đã áp dụng ABC và đang có kế hoạch
đã giảm từ 21% và 29,6% vào năm 1995 xuống còn 17,5% và 20,3% vào năm 2000.


×