Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn thành phố cần thơ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.25 MB, 93 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH HỮU NHÂN

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Ngành Quản Trị Kinh Doanh
Mã số ngành: 52340101

08-2014
i


TRƢỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ KINH DOANH

HUỲNH HỮU NHÂN
MSSV: 4114551

CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU
DU LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ

LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH
Mã số ngành: 52340101


CÁN BỘ HƢỚNG DẪN
HUỲNH THỊ CẨM LÝ

08-2014
ii


LỜI CẢM TẠ
Trong suốt thời gian học tập tại trƣờng Đại học Cần Thơ, tôi đã nhận đƣợc
nhiều sự quan tâm, giảng dạy và sự giúp đỡ nhiệt tình của quý Thầy (Cô) và nhất
là các Thầy (Cô) của Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh doanh đã giúp tôi có đƣợc
những kiến thức cũng nhƣ kinh nghiệm sống, làm hành trang giúp tôi tự tin bƣớc
vào đời.
Tôi xin gửi lời cảm ơn trân trọng nhất đến cô Huỳnh Thị Cẩm Lý đã nhiệt
tình hƣớng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành tốt đề tài này.
Tôi xin cảm ơn gia đình và bạn bè đã quan tâm, động viên giúp đỡ tôi trong
suốt thời gian qua. Đặc biệt là em Nguyễn Thủy Tiên đã giúp đỡ anh trong suốt
quá trình thu thập số liệu.
Cuối cùng tôi xin chúc quý Thầy (Cô) ở Khoa Kinh Tế - Quản trị kinh
doanh, trƣờng Đại học Cần Thơ có đƣợc nhiều sức khỏe, bình an và thành công
trong cuộc sống.
Do thời gian và kiến thức bản thân còn nhiều hạn chế nên không thể tránh
khỏi những thiếu sót. Rất mong Thầy (Cô) và bạn đọc thông cảm và đóng góp ý
kiến để đề tài đƣợc hoàn thiện hơn.
Tôi trân thành cảm ơn!

Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện

Huỳnh Hữu Nhân


i


LỜI CAM KẾT
Tôi xin cam kết luận văn này hoàn thành dựa trên các kết quả nghiên cứu
của tôi và các kết quả nghiên cứu này chƣa đƣợc dùng cho bất cứ luận văn cùng
cấp nào khác.
Cần Thơ, ngày 16 tháng 11 năm 2014
Sinh viên thực hiện
Huỳnh Hữu Nhân

ii


MỤC LỤC
Trang

CHƢƠNG 1 GIỚI THIỆU ........................................................................................ 1
1.1 Sự cần thiết của đề tài ......................................................................................... 1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ........................................................................................... 2
1.2.1 Mục tiêu tổng quát .................................................................................... 2
1.2.2 Mục tiêu cụ thể ......................................................................................... 2
1.3 Câu hỏi nghiên cứu ............................................................................................. 3
1.4 Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................ 3
1.4.1 Không gian nghiên cứu ............................................................................ 3
1.4.2 Thời gian nghiên cứu................................................................................ 3
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu ............................................................................... 3
1.5 Lƣợt khảo tài liệu ................................................................................................ 3
CHƢƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................. 6

2.1 Cơ sở lý luận ....................................................................................................... 6
2.1.1 Các khái niệm có liên quan ...................................................................... 6
2.1.2. Các loại hình du lịch ................................................................................ 7
2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch ................................................... 12
2.1.4. Hành vi du lịch ...................................................................................... 16
2.2. Mô hình nghiên cứu ......................................................................................... 17
2.2.1 Mô hình đánh giá các yếu tố ảnh hƣởng đến quyết định lựa chọn công
ty du lịch .......................................................................................................... 17
2.2.2 Mô hình ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh hƣởng đến du lịch ........................... 18
2.3 Gỉa thiết nghiên cứu .......................................................................................... 23
2.4 Phƣơng pháp thu thập số liệu............................................................................ 23
2.4.1. Số liệu thứ cấp ....................................................................................... 23
2.4.2. Số liệu sơ cấp......................................................................................... 24
2.5 Phƣơng pháp phân tích số liệu .......................................................................... 25
CHƢƠNG 3 TỔNG QUAN ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ........................................ 26
3.1 Tổng quan về địa bàn Thành phố Cần Thơ ...................................................... 26
3.1.1 Điều kiện tự nhiên .................................................................................. 26
3.1.2 Dân số ..................................................................................................... 26
3.1.3 Văn hóa – Xã hội – Du lịch .................................................................... 27
3.1.4 Kinh tế ................................................................................................... 27
3.1.5 Đơn vị hành chính .................................................................................. 29
3.2 Giới thiệu tổng quan về các trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn Thành phố
Cần Thơ .................................................................................................................. 29
3.2.1 Trƣờng Đại Học Cần Thơ ...................................................................... 30
3.2.2 Trƣờng Đại Học Tây Đô ........................................................................ 31
3.2.3 Trƣờng Cao Đẳng Cần Thơ .................................................................... 32
iii


CHƢƠNG 4 CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN NHU CẦU DU LỊCH CỦA

SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN TP.CẦN THƠ ....................................................... 33
4.1. Nhu cầu du lịch của sinh viên .......................................................................... 33
4.1.1. Mô tả đối tƣợng nghiên cứu .................................................................. 33
4.1.2 Hành vi đi du lịch của sinh viên ............................................................. 35
4.1.3 Nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ ........................ 48
4.2 Các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên ............................... 59
4.3 Những nhân tố ảnh hƣởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch .......................... 61
4.3.1. Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên .......................................... 61
4.3.2. Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng chi tiêu cho du lịch ...................... 62
CHƢƠNG 5 MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỀ XUẤT ĐỂ ĐÁP ỨNG NHU CẦU DU
LỊCH CỦA SINH VIÊN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ CẦN THƠ ................. 64
5.1 Cơ sở đề xuất giải pháp .................................................................................... 64
5.2 Một số giải pháp nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch cho sinh viên ....................... 64
CHƢƠNG 6 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................... 66
6.1 Kết luận ............................................................................................................. 66
6.2 Một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch cho sinh viên .................. 67
6.3 Hạn chế của đề tài nghiên cứu và hƣớng nghiên cứu tiếp theo ........................ 69
TÀI LIỆU THAM KHẢO ...................................................................................... 70
PHỤ LỤC ............................................................................................................... 77

iv


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1: Diễn giải các biến của mô hình phân tích nhân tố ................................. 17
Bảng 2.2: Diễn giải các biến trong mô hình probit ................................................ 21
Bảng 3.1: Thống kê các đơn vị hành chính cấp Huyện của Tp.Cần Thơ ............... 29
Bảng 4.1: Thông tin chung của đáp viên ................................................................ 33
Bảng 4.2: Thu nhập của đối tƣợng nghiên cứu ....................................................... 34

Bảng 4.3: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và giới tính....................................... 36
Bảng 4.4: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và số năm theo học .......................... 37
Bảng 4.5: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và ngành đang theo học ................... 38
Bảng 4.6: Mối quan hệ giữa nhu cầu du lịch và thu nhập ...................................... 39
Bảng 4.7: Nguồn tìm hiểu thông tin du lịch ........................................................... 42
Bảng 4.8: Hình thức đi du lịch ................................................................................ 43
Bảng 4.9: Đánh giá độ tin cậy của thang đo ........................................................... 44
Bảng 4.10: Kết quả phân tích nhân tố khám phá .................................................... 45
Bảng 4.11: Khả năng sẵn lòng chi trả cho tour du lịch đi trong năm 2014 ............ 49
Bảng 4.12: Thời điểm đi du lịch ............................................................................. 51
Bảng 4.13: Phƣơng tiện vận chuyển khi đi du lịch ................................................. 52
Bảng 4.14: Loại hình lƣu trú ................................................................................... 54
Bảng 4.15: Nhu cầu ăn uống ................................................................................... 55
Bảng 4.16: Nhu cầu vui chơi giải trí ....................................................................... 58
Bảng 4.17: Kết quả phân tích từ mô hình probit .................................................... 59
Bảng 4.18: Khả năng sẵn lòng chi tiêu cho hoạt động du lịch ............................... 61
Bảng 4.19: Kết quả phân tích từ mô hình tobit....................................................... 62

v


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow ......................................................... 13
Hình 2.2: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và
Trần Ngọc Lành (2011). ......................................................................................... 19
Hình 2.3: Mô hình nghiên cứu của Nguyễn Quốc Nghi về “Các nhân tố ảnh
hưởng đến nhu cầu du lịch của du khách nội địa trong dịp tết Nguyên Đán nghiên
cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”. .................................................................... 20
Hình 2.4: Mô hình các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch và khả năng chi

tiêu cho du lịch của sinh viên trên địa bàn TP.Cần Thơ ......................................... 21
Hình 4.1 : Số lần đi du lịch trong năm 2013 ........................................................... 35
Hình 4.2 : Nhu cầu đi du lịch cuối năm 2014 ......................................................... 36
Hình 4.3: Tác động của chƣơng trình khuyến đến nhu cầu du lịch ........................ 40
Hình 4.4: Mục đích đi du lịch ................................................................................. 41
Hình 4.5 : Đối tƣợng cùng đi du lịch ...................................................................... 42
Hình 4.6: Các hình thức đặt tour............................................................................. 46
Hình 4.7: Mức độ yêu thích các chƣơng trình khuyến mãi .................................... 47
Hình 4.8: Địa điểm dự định đi du lịch trong năm 2014 .......................................... 48
Hình 4.9: Các loại hình du lịch ............................................................................... 50
Hình 4.10: Lịch trình tour ....................................................................................... 53
Hình 4.11: Mức độ yêu thích các dịch vụ tại nơi yêu thích .................................... 54
Hình 4.12: Mức độ sang trọng của món ăn ............................................................ 57

vi


DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

NCDL

Nhu cầu du lịch

GT

Giới tính

SN

Số năm theo học


N

Số lần đi du lịch trƣớc đó

NH

Ngành đang theo học

TN

Thu nhập

QTKD

Quản trị kinh doanh

CTDL

Chi tiêu du lịch

vii


CHƢƠNG 1

GIỚI THIỆU
1.1 SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ngày nay, với việc ứng dụng những nghiên cứu khoa học vào sản xuất làm
cho kinh tế phát triển vƣợt bậc và từ đó đời sống con ngƣời ngày càng đƣợc cải

thiện và nâng cao. Bên cạnh những nhu cầu về sinh học thì với mức thu nhập
ngày càng tăng do sự phát triển của kinh tế mang lại hƣớng con ngƣời có những
nhu cầu khác cao hơn, mới mẽ hơn, đƣợc hƣởng thụ từ những thành quả làm việc
của bản thân mình. Do đó, du lịch là một hoạt động thƣờng đƣợc con ngƣời lựa
chọn cho nhu cầu muốn đƣợc tận hƣởng, bên cạnh đó nhu cầu du lịch của con
ngƣời không chỉ dừng lại ở nhu cầu vui chơi, giải trí, thƣ giãn mà nhu cầu du lịch
còn kết hợp với việc học tập trao dồi kinh nghiệm làm việc, học hỏi, nghiên cứu
và ứng dụng một số mô hình kinh tế có hiệu quả ở một số địa phƣơng khác
nhau... Ngày nay, nhiều loại hình du lịch mới đã đƣợc xây dựng và phát triển để
đáp ứng nhu cầu này nhƣ du lịch công vụ, du lịch du học… Theo dự báo của Tổ
chức du lịch Thế Giới (UNWTO), số ngƣời đi du lịch đến năm 2020 là 1,6 tỷ
ngƣời.
Ở Việt Nam, cùng với sự phát triển của các ngành kinh tế khác, ngành du
lịch có những bƣớc phát triển đáng kể, ngày càng thể hiện rõ vị trí quan trọng của
mình trong cơ cấu kinh tế chung và đƣợc xem là một trong những ngành kinh tế
mũi nhọn. Trong giai đoạn 1995 – 2010, ngành du lịch Việt Nam đã đạt tốc độ
tăng trƣởng bình quân về doanh thu là 19,8%/năm. Năm 2011, ngành du lịch Việt
Nam đón 6 triệu lƣợt khách quốc tế, 30 triệu lƣợt khách nội địa, tổng doanh thu
ngành du lịch đạt hơn 130 nghìn tỷ đồng tăng trên 35% so với năm 2010, đóng
góp trên 5% GDP và tạo ra trên 1,3 triệu việc làm (nguồn tin từ Báo du lịch).
Trong mối quan hệ phát triển tổng hoà của nền kinh tế, du lịch phát triển làm
động lực thúc đẩy sự phát triển của các ngành kinh tế khác. Việc mở rộng, đẩy
mạnh hoạt động kinh doanh du lịch và khai thác du lịch đúng cách đem lại nguồn
lợi lớn về kinh tế, thúc đẩy tăng trƣởng kinh tế. Với việc tận dụng đặc thù về tự
nhiên, con ngƣời và địa lý nhƣ: du lịch về vùng quê, vùng sông nƣớc, mà du lịch
Việt Nam ngày càng đƣợc du khách trong và ngoài nƣớc ƣa chuộng và lựa chọn
trong các chuyến du lịch của mình, nhằm trãi nghiệm với những cái yên tĩnh,
thiên nhiên sau những ồn ào, vội vã của công việc và cuộc sống.
Thành phố Cần Thơ là một đô thị trực thuộc trung ƣơng, trung tâm của Đồng
Bằng Sông Cửu Long với tốc độ phát triển kinh tế và đô thị hóa nhanh. Năm

2011, tổng sản phẩm nội địa (GDP) của Thành phố Cần Thơ là 32.351,5 tỷ đồng,
trong đó tổng doanh thu ngành du lịch của thành phố đạt 761,2 tỷ đồng, gấp 2,09
lần so với năm 2007 (Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch TP. Cần Thơ). Ngoài ra,
Tp.Cần Thơ là nơi tập trung nhiều sinh viên trong các tỉnh thành lân cận và nƣớc
ngoài tới theo học ở các trƣờng cao đẳng, đại học trên địa bàn của thành phố. Số
1


lƣợng sinh viên hàng năm theo học ngày càng tăng và tƣơng đối ổn định. Đối với
sinh viên nhu cầu thích học hỏi, khám phá luôn đƣợc coi trọng hàng đầu, trong đó
có nhu cầu đi thực tế, tham quan để tận mắt chứng kiến, học hỏi là rất cần thiết,
nhằm phục vụ cho việc học tập, tích lũy kinh nghiệm trong tƣơng lai. Trƣớc kia,
việc đi du lịch đƣợc xem là hoạt động xa xỉ, tốn hao nhiều tiền của, nên ngƣời
dân rất thận trọng cân nhắc trong việc quyết định lựa chọn đi du lịch. Vì vậy, việc
đi du lịch lại càng khó khăn hơn với đối tƣợng là sinh viên, vì phần lớn thu nhập
dành cho hoạt động chi tiêu chủ yếu từ gia đình cung cấp trong suốt quá trình học
tập. Nên việc chi tiêu cho du lịch lại là điều không thể, cho dù có nhu cầu du lịch
nhƣng việc thực hiện đi du lịch thì lại đƣợc xem là nhu cầu quá cao đối với sinh
viên. Ngày nay, Việc phát triển của kinh tế đã làm cho ngƣời dân có thêm nhiều
thu nhập, tiết kiệm và đầu tƣ cho thế hệ con cái của họ ngày một tốt hơn, một
điểm nỗi bậc trong đó là họ sẵn sàng chi tiêu một khoảng chi phí cho những hoạt
động thực tế giúp ích cho việc học tập và phát triển trong nhận thức của con cái
họ. Ngoài ra, trong số sinh viên cũng có một số ngƣời vì có nhu cầu học hỏi,
khám phá mà họ ra sức làm những việc nhƣ làm thêm nhằm tạo ra thu nhập riêng
cho mình và tiết kiệm dƣ ra dành cho du lịch…Nhƣ vậy, cho thấy rằng ngày nay
đối với đối tƣợng sinh viên thì nhu cầu du lịch và quyết định thực hiện đi du lịch
là có thể, nó không còn là xa xỉ nữa khi xã hội càng phát triển và nhu cầu khám
phá, học hỏi thì ngày càng nhiều, đặc biệt là với giới trẻ.
Việc tìm hiểu về nhu cầu du lịch ở nhóm đối tƣợng này là rất quan trọng và
cần thiết, chính vì lẻ đó, đề tài nghiên cứu “Các yếu tố ảnh hưởng đến nhu cầu

du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ”. Giúp những nhà doanh nghiệp,
chính quyền địa phƣơng có cái nhìn cụ thể hơn với nhu cầu du lịch của sinh viên
và từ đó có những giải pháp, hƣớng đi mới cho ngành du lịch của Tp.Cần Thơ
trong tƣơng lai. Với việc đáp ứng nhu cầu của đối tƣợng này cũng góp phần tạo
ra đƣợc tính cạnh tranh trong ngành du dịch của địa phƣơng cũng nhƣ góp phần
vào việc phát triển lành mạnh về nhận thức của thế hệ trẻ nƣớc nhà trong việc giải
trí, học tập thực tiễn.
1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ
và phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch, khả năng chi tiêu cho
du lịch của sinh viên từ đó đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu
du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
(1) Phân tích nhu cầu và hành vi du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành
phố Cần Thơ.
(2) Phân tích các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu du lịch và khả năng chi tiêu
cho du lịch của sinh viên.
2


(3) Đề xuất một số khuyến nghị nhằm đáp ứng nhu cầu du lịch của sinh viên
trên địa bàn Thành phố Cần Thơ.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Để có thể giải quyết những mục tiêu của đề tài, tác giả tiến hành trả lời
những câu hỏi sau:
(1) Nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Thành phố Cần Thơ nhƣ thế
nào?
(2) Nhu cầu du lịch của sinh viên phụ thuộc vào những yếu tố nào và mức độ
ảnh hƣởng của các yếu tố đó ra sao?

(3) Khả năng chi tiêu cho du lịch của sinh viên ra sao và phụ thuộc vào
những yếu tố nào, mức độ ảnh hƣởng của những yếu tố đó đến chi tiêu ra sao?
(4) Những yếu tố nào ảnh hƣởng đến việc lựa chọn công ty du lịch của sinh
viên?
1.4 PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1.4.1 Không gian nghiên cứu
Đề tài đƣợc thực hiện trên địa bàn Tp.Cần Thơ và tập trung vào các trƣờng
cao đẳng, đại học nằm trên địa bàn thành phố. Trong nghiên cứu này tác giả tập
trung vào các trƣờng có quy mô lớn, lƣợng sinh viên theo học nhiều, đa dạng
trong ngành đào tạo và có lịch sử hình thành lâu đời nhƣ: Đại Học Cần Thơ, Đại
Học Tây Đô và Cao Đẳng Cần Thơ. Thông qua thông tin nhận đƣợc từ các trƣờng
trên sẽ có tính đại diện cao cho nghiên cứu, từ đó nghiên cứu có thể suy rộng cho
tất cả sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ.
1.4.2 Thời gian nghiên cứu
Đề tài thu thập số liệu sơ cấp trong khoảng thời gian từ 01/08/2014 đến
30/11/2014, cùng một số thông tin và số liệu thống kê về nhu cầu du lịch trong
nƣớc trong năm 2013 – 2014.
1.4.3 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu của đề tài là các sinh viên đang theo học ở các trƣờng
cao đẳng, đại học trên địa bàn Tp.Cần Thơ và cụ thể là các sinh viên đang theo
học ở các trƣờng Đại Học Cần Thơ, Đại Học Tây Đô và Cao Đẳng Cần Thơ.
1.5 LƢỢT KHẢO TÀI LIỆU
Hiện nay, những đề tài nghiên cứu về nhu cầu du lịch của các nhà nghiên
cứu kinh tế rất đa dạng và nghiên cứu trên nhiều đối tƣợng với các điều kiện địa
lý, văn hóa, xã hội khác nhau… qua quá trình tìm hiểu tác giả chọn lọc những đề
tài sau để làm tài liệu tham khảo cho đề tài của mình:
3


Phạm Hồng Mạnh (2008). “Các yếu tố ảnh hƣởng đến nhu cầu giải trí du

lịch của du khách nội địa đối với khu bào tồn biển Vịnh Nha Trang”, Tạp chí
Khoa học Công nghệ Thủy sản, số đặc biệt – 2009, trang 216 - 222. .Nghiên cứu
này nhằm tìm ra các nhân tố ảnh hƣởng đến nhu cầu giải trí du lịch của khách nội
địa đối với Vịnh Nha Trang, đồng thời đƣa ra những gợi ý đối với cơ quan quản
lý du lịch địa phƣơng trong việc ra chính sách thúc đẩy sự phát triển ngành du
lịch Nha Trang nói riêng và Khánh Hòa nói chung. Phƣơng pháp nghiên cứu
đƣợc sử dụng trong đề tài gồm phƣơng pháp thống kê mô tả và phân tích hồi qui
đa biến. Kết quả nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu giải trí du
lịch bao gồm: thu nhập, giới tính, tình trạng hôn nhân, trình độ học vấn của du
khách có tác động dƣơng đến số lần du lịch đến Nha Trang. Trong khi đó chi phí
du lịch có tác động ngƣợc chiều với số lần du lịch tới Nha Trang.
Nguyễn Quốc Nghi, Nguyễn Thị Bảo Châu và Trần Ngọc Lành (2011).
“Các nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của
ngƣời dân ở tỉnh An Giang”, Tạp chí Khoa học, Đại Học Cần Thơ, số 22 – 2012.
Tác giả đã ứng dụng mô hình hồi quy Binary Logistic, nghiên cứu cho thấy, 5
nhân tố ảnh hƣởng đến quyết định tham gia tổ chức du lịch cộng đồng của ngƣời
dân là trình độ học vấn của chủ hộ, qui mô gia đình, thu nhập gia đình, vốn xã hội
và nghề truyền thống. Trong đó, các nhân tố đều có tác động dƣơng đến quyết
định tham gia phát triển du lịch của ngƣời dân và nhân tố qui mô gia đình có tác
động mạnh nhất.
Phạm Thanh Vân (2010). “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng tới quyết định
du lịch của ngƣời dân Tp.Cần Thơ trong dịp tết nguyên đáng 2010”. Từ nghiên
cứu trên tác giả nêu ra rõ những nhân tố ảnh hƣởng tới quyết định sau cùng là có
nên đi du lịch hay không?. Tác giả đã sử dụng phƣơng pháp thống kê mô tả và
hồi quy logistic trong đề tài. Quá trình nghiên cứu cho thấy các yếu tố ảnh hƣởng
đến nhu cầu du lịch của ngƣời dân Tp.Cần Thơ là tuổi, thu nhập, trình độ, tình
trạng hôn nhân và địa bàn cƣ trú.
Nguyễn Quốc Nghi. “Các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu du lịch của du
khách nội địa trong dịp tết nghiên cứu trường hợp thành phố Cần Thơ”. Nghiên
cứu sử dụng mô hình hồi quy logistic với các biến độc lập đƣợc tác giả đƣa vào

nhƣ: tuổi, trình độ học vấn, tình trạng hôn nhân, thu nhập, địa bàn cƣ trú và số lần
đi du lịch trong năm. Qua nghiên cứu tác giả kết luận với mức thu nhập này càng
tăng, đời sống ngày càng đƣợc cải thiện thì nhu cầu du lịch vào dịp tết là một xu
hƣớng tất yếu ở hiện tại và cả trong tƣơng lai.
World Bank (2005). “Ước tính chi phí của suy thoái môi trường – Hướng
tới phát triển bền vững môi trường và xã hội, Chương 5 – Phương pháp chi phí
du lịch”, Cục môi trƣờng, Ngân hàng Thế Giới, 2005, trang 29 – 37. Đề tài sử
dụng phƣơng pháp Chi phí du lịch đới (Zonal Travel Cost) và phƣơng pháp chi
phí du lịch cá nhân (Individual travel cost method) để ƣớc lƣợng các yếu tố ảnh
hƣởng đến cầu du lịch của du khách với biến phụ thuộc là số lần thăm viếng địa
điểm du lịch và các biến giải thích là đặc điểm nhân khẩu học, chi phí du lịch và
4


chi phí đến địa điểm thay thế. Kết quả cho thấy cầu du lịch của du khách phụ
thuộc vào các yếu tố nhƣ: độ tuổi, trình độ học vấn, chi phí du lịch có tác động
âm đến cầu du lịch; các yếu tố nhƣ thu nhập và chi phí đến địa điểm thay thế có
tác động dƣơng. Đồng thời, nghiên cứu cũng cho thấy khả năng sẵn lòng trả tiền
cho hoạt động du lịch của du khách là thặng dƣ tiêu dùng của du khách do đó khả
năng sẵn lòng trả tiền của du khách cũng là một hàm cầu du lịch.
Sharon Sarmiento (1998). “Hộ gia đình, giới tính và du lịch”, Kỷ yếu hội
nghị quốc gia lần thứ hai: Những vấn đề du lịch của phụ nữ, Hoa Kỳ, 1998.
Nghiên cứu sử dụng mô hình logit giảm hình thức đa thức (reduced-form
multinomial logit) cho thấy sự khác nhau của nhu cầu và hành vi du lịch giữa
nam và nữ phụ thuộc vào các đặc điểm nhân khẩu học, thành phần hộ gia đình và
phân công lao động trong gia đình. Các yếu tố ảnh hƣởng đến cầu du lịch cụ thể
nhƣ: giới tính, tuổi tác, giáo dục, tình trạng hôn nhân, thu nhập, đặc điểm nghề
nghiệp và lịch trình làm việc, qui mô hộ gia đình, số ngƣời làm việc, số ngƣời
phụ thuộc, số trẻ em trong gia đình. Dựa vào các mô hình lựa chọn riêng biệt, kết
quả cho thấy sự khác biệt giới tính quan trọng trong xác suất của một chuyến đi.

Và những khác biệt giới tính phát sinh chủ yếu là từ các tác động khác nhau của
thành phần hộ gia đình của nam giới và phụ nữ. Đặc biệt, có trẻ em làm tăng xác
suất của một chuyến đi cho phụ nữ, nhƣng không phải cho nam giới. Nam giới ít
có khả năng để thực hiện một chuyến đi khi có một ngƣời lớn trong gia đình, đặc
biệt là khi ngƣời lớn đó không làm việc.
Nhận xét: Nhìn chung, các nghiên cứu trên phần lớn các tác giả sử dụng
phƣơng pháp thống kê mô tả, sử dụng mô hình probit để làm rõ những tác động
của các biến nhƣ: tuổi tác, giới tính, thu nhập, nghề nghiệp…ảnh hƣởng tới nhu
cầu du lịch của đối tƣợng đƣợc nghiên cứu. Ngoài ra, tùy vào từng nghiên cứu,
đối tƣợng đƣợc nghiên cứu mà các nhà kinh tế dùng những phƣơng pháp phân
tích nhân tố khám phá (EFA), sử dụng mô hình tobit có biến chặn để làm rõ hơn,
có cái nhìn cụ thể hơn về đối tƣợng nghiên cứu.
Hướng đi của đề tài: Tiếp thu những kết quả từ các tài liệu tham khảo tác
giả quyết định đề xuất phƣơng pháp nghiên cứu cho đề tài “Các nhân tố ảnh
hƣởng đến nhu cầu du lịch của sinh viên trên địa bàn Tp.Cần Thơ”. Tác giả sử
dụng phƣơng pháp thống kê mô tả để mô tả nhu cầu du lịch của sinh viên,
phƣơng pháp phân tích nhân tố khám phá, ngoài ra tác giả còn sử dụng mô hình
Tobit với biến chặn…nhằm có cái nhìn cụ thể hơn về sự tác động của các nhân tố
đối với du cầu du lịch của sinh viên.

5


CHƢƠNG 2

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 CƠ SỞ LÝ LUẬN
2.1.1 Các khái niệm có liên quan
a) Khái niệm du lịch
Thuật ngữ “du lịch” ngày nay đã trở nên rất quen thuộc trong đời sống xã

hội. “Du lịch” bắt nguồn từ tiếng Pháp: “Tour” nghĩa là đi vòng quanh, cuộc dạo
chơi.
Ngày nay “du lịch” đƣợc nhiều tổ chức xã hội định nghĩa với những khái
niệm nhƣ sau:
- Theo Tổ chức du lịch thế giới – WTO (World Tourism Organization): “Du
lịch là tập hợp các mối quan hệ, các hiện tƣợng và các hoạt động kinh tế bắt
nguồn từ sự hình thành và lƣu trú của các cá thể ở bên ngoài nơi ở thƣờng xuyên
với mục đích hoà bình và nơi họ đến không phải là nơi họ làm việc”.
- Trong Hội nghị Liên hợp Quốc tế về du lịch ở Roma năm 1963, đã đƣa ra
định nghĩa: “Du lịch là tổng hòa các mối quan hệ, hiện tƣợng và các hoạt động
kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lƣu trú của cá nhân hay tập thể ở bên
ngoài nơi ở thƣờng xuyên của họ hay ngoài nƣớc họ với mục đích hòa bình. Nơi
họ đến lƣu trú không phải là nơi làm việc của họ”
- Theo Luật du lịch của Việt Nam mà Quốc hội ban hành vào tháng 06/2005
có hiệu lực kể từ ngày 01/01/2006: “Du lịch là một trong những hoạt động có liên
quan đến chuyến đi của con ngƣời ngoài nơi cƣ trú thƣờng xuyên của mình nhằm
đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm hiểu, giải trí, nghỉ dƣỡng trong khoảng thời gian
nhất định”.
Nhƣ vậy du lịch là một hoạt động gồm nhiều thành phần tham gia, gắn liền
với việc nghỉ ngơi, giải trí nhằm hồi phục, nâng cao sức khoẻ, và khả năng lao
động của con ngƣời. Hoạt động du lịch vừa có đặc điểm của ngành kinh tế, vừa
mang đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội.
b) Khái niệm khách du lịch
Khách du lịch là ngƣời đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trƣờng hợp đi
học, làm việc hoặc hành nghề để nhận thu nhập ở nơi đến.
Có hai loại du khách cơ bản:
- Những ngƣời mà chuyến đi của họ có mục đích là nâng cao hiểu biết tại nơi
đến về các điều kiện tài nguyên thiên nhiên, kinh tế, văn hoá đƣợc gọi là du khách
thuần túy.
- Những ngƣời thực hiện chuyến đi vì mục đích khác nhƣ công tác, tìm kiếm

cơ hội kinh doanh, hội họp… trên đƣờng đi hay tại nơi đến những ngƣời này sắp
xếp đƣợc thời gian cho việc tham quan, nghỉ ngơi. Để nói lên sự kết hợp đó,
chuyến đi của họ đƣợc gọi là du lịch công vụ, du lịch thể thao, du lịch tôn giáo…
6


c) Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là một tổng thể bao gồm các thành phần không đồng nhất
hữu hình và vô hình, đó là tài nguyên tự nhiên, tài nguyên nhân văn, cơ sở vật
chất kỹ thuật, cơ sở hạ tầng dịch vụ du lịch và đội ngũ cán bộ nhân viên du lịch.
Theo Michael M. Coltman, sản phẩm du lịch có thể là một món hàng cụ thể nhƣ
thức ăn, hoặc một món hàng không cụ thể nhƣ chất lƣợng phục vụ, bầu không khí
tại nơi nghỉ mát.
Cơ cấu của sản phẩm du lịch:
- Những thành phần tạo lực hút (lực hấp dẫn đối với du khách) gồm nhóm tài
nguyên tự nhiên và tài nguyên nhân văn.
- Cơ sở du lịch (điều kiện vật chất để phát triển ngành du lịch) gồm cơ sở hạ
tầng kỹ thuật và cơ sở hạ tầng phục vụ du lịch.
- Dịch vụ du lịch: là kết quả mang lại nhờ các hoạt động tƣơng tác giữa
những tổ chức cung ứng du lịch và khách du lịch và thông qua các hoạt động
tƣơng tác đó để đáp ứng nhu cầu của khách du lịch và mang lại lợi ích cho tổ
chức cung ứng du lịch.
2.1.2. Các loại hình du lịch
a) Phân loại theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch
Căn cứ theo phạm vi lãnh thổ của chuyến du lịch mà phân chia thành du lịch
quốc tế và du lịch nội địa.
- Du lịch quốc tế (International tourism): Đƣợc hiểu là chuyến đi từ nƣớc
này sang nƣớc khác. Ở hình thức này, khách phải đi qua biên giới và chi tiêu
ngoại tệ ở nơi đến du lịch. Ở đây, du lịch quốc tế chia ra hai loại: du lịch chủ
động và du lịch bị động. Du lịch chủ động là nƣớc này chủ động đón khách du

lịch nƣớc khác đến và tăng thêm thu nhập ngoại tệ. Du lịch bị động là nƣớc này
gửi khách đi du lịch sang nƣớc khác và phải mất một khoảng ngoại tệ. Tất cả các
nƣớc đều muốn phát triển du lịch quốc tế chủ động hơn du lịch quốc tế bị động.
- Du lịch nội địa (Internal tourism): Đƣợc hiểu là chuyến đi của ngƣời du
lịch từ chỗ này sang chỗ khác nhƣng trong phạm vi đất nƣớc mình, chi phí bằng
tiền nƣớc mình. Điểm xuất phát và điểm đến đều nằm trong lãnh thổ của một đất
nƣớc. Ví dụ: một ngƣời dân sống tại Tp.Cần Thơ đi du lịch đến đảo Phú Quốc
của Việt Nam.
b) Phân loại theo môi trƣờng tài nguyên
- Du lịch sinh thái (Ecotourism): Là hình thức du lịch dựa vào thiên nhiên,
gắn với bản sắc văn hoá địa phƣơng, giáo dục môi trƣờng, có đóng góp cho nỗ
lực bảo tồn và phát triển bền vững với sự tham gia tích cực của cộng đồng địa
phƣơng.
- Du lịch văn hóa (Cultural tourism): Mục đích chính là nâng cao hiểu biết
cho cá nhân, loại hình du lịch này thỏa mãn lòng ham muốn, tìm hiểu và thích
nâng cao văn hóa thông qua các chuyến du lịch đƣa du khách đến tham quan các
7


di tích, công trình đƣơng đại, lễ hội, phong tục tập quán nhằm tìm hiểu và nghiên
cứu về lịch sử, kiến trúc, kinh tế, cuộc sống ngƣời dân tại điểm đến du lịch. Loại
hình này rất phát triển ở Ai Cập, Hy Lạp, Italia…
c) Phân loại theo đặc điểm địa lý của điểm du lịch
Điểm đến du lịch có thể nằm ở các vùng địa lý khác nhau. Theo tiêu chí này
có các loại hình du lịch nhƣ sau:
- Du lịch miền biển: Là những cơ sở du lịch nằm ở vùng ven biển. Mục tiêu
của du khách là về với thiên nhiên, tham gia các hoạt động du lịch nhƣ tắm biển,
thể thao biển…Thời gian thuận lợi cho loại hình này là vào mùa nóng. Trên phạm
vi thế giới số khách du lịch lớn nhất là số khách đi nghỉ ở biển.
- Du lịch niềm núi: Là loại hình du lịch mới phát triển, nằm ở vùng núi. Do

tính độc đáo và tƣơng phản cao nên miền núi rất thích hợp cho việc xây dựng và
phát triển các loại hình du lịch nghỉ dƣỡng, tham quan, cắm trại, mạo hiểm…
- Du lịch đô thị: Các thành phố, trung tâm hành chính có sức hấp dẫn bởi
các công trình kiến trúc lớn tầm cỡ quốc gia và quốc tế, các trung tâm mua sắm,
vui chơi giải trí nhộn nhịp… Du khách nông thôn, các vùng, miền khác nhau có
nhu cầu đến để chiêm ngƣỡng phố xá, tham quan, vui chơi và mua sắm.
- Du lịch thôn quê: Đối với ngƣời dân các đô thị, làng quê là nơi có không
khí trong lành, cảnh vật thanh bình và không gian thoáng đãng. Về nông thôn
giúp giải tỏa mệt mỏi, phục hồi sức khoẻ sau những ngày làm việc căng thẳng.
Ngƣời dân đô thị nhận thấy rằng ngƣời dân ở nông thôn chân thành, mến khách
và trung thực, giá cả các mặt hàng nông sản ở nông thôn rẻ hơn, tƣơi ngon hơn,
bên cạnh đó nhiều ngƣời còn cảm nhận đƣợc tuổi thơ, nguồn cội của mình. Do
đó, loại hình du lịch này ngày càng phát triển.
d) Phân loại theo mục đích của chuyến đi
- Du lịch thuần túy:
+ Du lịch tham quan: Mục đích của loại hình du lịch này nhằm tham quan
các danh lam thắng cảnh, các công trình kiến trúc đặc sắc…
+ Du lịch nghỉ ngơi, nghỉ dưỡng, giải trí: Nảy sinh do nhu cầu cần phải nghỉ
ngơi để phục hồi thể lực và tinh thần cho con ngƣời. Đây là loại hình du lịch có
tác dụng giải trí, làm cho cuộc sống thêm đa dạng và giúp con ngƣời thoát khỏi
công việc hàng ngày.
- Du lịch với mục đích kết hợp:
+ Du lịch công vụ: Với mục đích chính là nhằm thực hiện nhiệm vụ công tác
hoặc nghề nghiệp nào đó. Tham gia loại hình này là khách đi tham dự các hội
nghị, kỷ niệm các ngày lễ lớn, các cuộc gặp gỡ. Từ sau Chiến tranh Thế giới II, số
khách đi du lịch - hội nghị tăng lên rõ rệt. Khách đi du lịch - hội nghị thƣờng là
ngƣời đại diện cho một giai cấp, đảng phái, quốc gia, một tập đoàn hay tổ chức
nào đó. Thành viên của các hội nghị thƣờng đƣợc đảm bảo đầy đủ các phƣơng
tiện vật chất, do vậy họ có khả năng thanh toán cao. Hiện nay, du lịch - hội nghị
là một trong những loại hình thu đƣợc hiệu quả kinh tế cao nhất cho nƣớc chủ

8


nhà. Nhiều nƣớc trên thế giới đã đầu tƣ, xây dựng những công trình tổ hợp đảm
bảo phục vụ toàn bộ các thành viên của hội nghị nhƣ ở Côpenhaghen, Pari, Roma,
Viên, Brucxen, Giơnevơ…
+ Du lịch thăm hỏi: Nảy sinh do nhu cầu giao tiếp xã hội, nhằm thăm hỏi bà
con, họ hàng, bạn bè thân quen, đi dự lễ cƣới… Hình thức du lịch này có ý nghĩa
quan trọng đối với những nƣớc có nhiều ngƣời sống ở nƣớc ngoài.
+ Du lịch chữa bệnh: Là hình thức đi du lịch để điều trị một căn bệnh nào
đó về thể xác hay tinh thần. Mục đích đi du lịch là vì sức khỏe. Loại du lịch này
gắn liền với việc chữa bệnh và nghỉ ngơi tại các trung tâm chữa bệnh, các trung
tâm đƣợc xây dựng bên các nguồn nƣớc khoáng, có giá trị, giữa khung cảnh thiên
nhiên tƣơi đẹp và khí hậu thích hợp. Du lịch chữa bệnh còn có thể phân ra thành
các loại khác nhau nhƣ chữa bệnh bằng khí hậu, bằng hƣơng pháp thuỷ lý (tắm
ngâm), bằng bùn, bằng hoa quả…
+ Du lịch thể thao: Xuất hiện do lòng say mê thể thao. Đây là hình thức du
lịch gắn liền với sở thích của khách về một loại hình thể thao nào đó. Du lịch thể
thao có thể đƣợc chia làm hai loại: du lịch thể thao chủ động và du lịch thể thao bị
động. Du lịch thể thao chủ động bao gồm các chuyến đi du lịch và lƣu trú để
khách tham gia trực tiếp vào hoạt động thể thao, ví dụ du lịch leo núi, du lịch săn
bắn, du lịch câu cá và du lịch tham gia chơi các loại thể thao khác nhƣ bóng đá,
bóng chuyền, bóng rổ, trƣợt tuyết… Du lịch thể thao bị động bao gồm những
cuộc hành trình du lịch để xem các cuộc thi đấu thể thao, các cuộc diễu hành, các
thế vận hội…
+ Du lịch tôn giáo: Loại hình này thỏa mãn nhu cầu tín ngƣỡng đặc biệt của
những ngƣời theo các tôn giáo khác nhau. Đây là loại hình du lịch lâu đời và rất
phổ biến ở các nƣớc tƣ bản. Loại hình này có hai dạng: đi thăm nhà thờ, đền chùa
vào ngày lễ và đi xƣng tội. Và loại hình này càng phổ biến với những nƣớc có
ngƣời dân theo đạo hồi, thì nhu cầu về du lịch tôn giáo của họ càng cần thiết khi

với quan niệm của tín đồ hồi giáo trong một đời ngƣời tín đồ phải một lần hành
hƣơng về thánh đƣờng hồi giáo và họ xem đó là trách nhiệm với bản thân mình.
e) Phân loại theo phƣơng tiện giao thông
Có thể phân thành các loại sau:
- Du lịch bằng xe đạp: Phát triển ở những nƣớc có địa hình bằng phẳng nhƣ
Áo, Hà Lan, Đan Mạch… Du lịch xe đạp thƣờng đƣợc tổ chức từ 1 đến 3 ngày
vào cuối tuần sau những ngày làm việc căng thẳng, hoặc tổ chức trong tuần, sau
giờ làm việc, đến những điểm du lịch ở gần. Đây là một hình thức kết hợp du lịch
với thể thao. Du khách có thể thâm nhập dễ dàng với đời sống ngƣời dân bản xứ.
- Du lịch bằng xe máy: Còn đƣợc gọi là “du lịch ba lô”, đây là hình thức tổ
chức những chuyến du lịch theo đoàn bằng xe máy đƣợc nhiều bạn trẻ ƣa chuộng.
Loại hình du lịch này đòi hỏi du khách cần trang bị và chuẩn bị nhiều vật dụng
cần thiết nhƣ: bản đồ, mũ bảo hiểm, áo mƣa… cũng nhƣ chuẩn bị xe cẩn thận.
Ngƣời dẫn đầu cần là ngƣời có kinh nghiệm, cần biết rõ và nắm đƣợc thông tin từ

9


các thành viên trong suốt chuyến đi. Và quan trọng nhất là đoàn khách cần có lịch
trình cụ thể.
- Du lịch bằng ô tô: Đây là loại hình du lịch rất phổ biến, chiếm tỷ trọng cao
nhất trong luồng khách du lịch. Ở châu Âu loại hình này chiếm 80% tổng số
khách du lịch và khách thƣờng sử dụng ô tô riêng. Du lịch bằng ô tô có giá rẻ, dễ
dàng tiếp cận các điểm du lịch.
- Du lịch bằng máy bay: Là một trong những loại hình tiên tiến nhất, đáp
ứng nhu cầu của khách du lịch ở những nƣớc, những vùng xa xôi. Du khách có
thể đến địa điểm mà mình muốn trong thời gian ngắn nhất. Ngày nay, trên thế
giới sử dụng nhiều loại máy bay hiện đại, có tốc độ lớn, có thể đi xa mà tốn ít thời
gian, có trang bị tiện nghi đầy đủ, hợp với sở thích của khách du lịch. Du lịch
máy bay có nhƣợc điểm là giá thành vận chuyển cao, không phù hợp với tầng lớp

xã hội có thu nhập thấp. Ngoài ra đi máy bay còn có nhiều rủi ro, có thể xảy ra tai
nạn khi trời nhiều mây, có bão… Tuy vậy, số khách du lịch máy bay vẫn tăng lên
không ngừng.
- Du lịch bằng tàu hỏa: Loại hình này có chi phí cho vận chuyển thấp, nên
nhiều ngƣời có khả năng tham gia, hành trình bằng tàu hỏa không làm tổn hao
nhiều sức khỏe của du khách, tiết kiệm đƣợc thời gian đi lại vì có thể thực hiện
hành trình vào ban đêm. Tuy nhiên, nhƣợc điểm của loại hình này là mất nhiều
thời gian cho việc đi lại, tuyến đƣờng thƣờng không tiếp cận điểm du lịch nên
phải kết hợp với phƣơng tiện khác để trung chuyển khách.
- Du lịch bằng tàu thủy: Là loại hình du lịch xuất hiện đã lâu. Ngày nay tàu
thủy dùng trong du lịch thƣờng là một tổ hợp đảm bảo nhiều loại dịch vụ. Du lịch
tàu thủy thỏa mãn nhu cầu của khách về nghỉ ngơi, giải trí, thể thao… Du khách
có thể thƣ giãn dài ngày trên thuyền, luôn đƣợc hƣởng bầu không khí trong lành
và đƣợc thăm nhiều địa điểm trong một chuyến đi.
f) Phân loại theo độ dài chuyến đi
- Du lịch ngắn ngày: Là các chuyến du lịch đƣợc thực hiện trong thời gian
dƣới một tuần, du lịch cuối tuần là một dạng của du lịch ngắn ngày. Loại hình du
lịch cuối tuần phát triển nhiều nhất ở Mỹ, Cộng Hòa Liên Bang Đức, Anh,
Pháp… Ở những nƣớc có chế độ làm việc 05 ngày/tuần. Thƣờng kéo dài đến 03
ngày và lƣu trú từ 01 đến 03 đêm. Hoặc du lịch trong ngày, ngắn hơn du lịch cuối
tuần, kéo dài 01 ngày và không ngủ qua đêm.
- Du lịch dài ngày: Là những chuyến đi kéo dài trên một tuần. Thƣờng vào
kỳ nghỉ phép năm hoặc những kỳ nghỉ đông, nghỉ hè. Thông thƣờng du lịch loại
này kéo dài vài tuần, thực hiện các chuyến đi thăm những địa điểm lịch sử ở xa,
du lịch nghỉ ngơi hay du lịch văn hóa.
j) Phân loại theo hình thức tổ chức chuyến đi
- Du lịch theo đoàn (du lịch tập thể): Các thành viên tham dự sẽ đi theo
đoàn và thƣờng có chuẩn bị chƣơng trình từ trƣớc. Du lịch theo đoàn có hai hình
thức:
10



+ Du lịch theo đoàn có thông qua tổ chức du lịch: Đoàn khách đƣợc các tổ
chức trung gian, kinh doanh về du lịch nhƣ các doanh nghiệp lữ hành, các tổ chức
vận tải… tổ chức cuộc hành trình. Các tổ chức đó chuẩn bị và thỏa thuận trƣớc
chuyến hành trình và lịch trình cho đoàn. Mỗi thành viên trong đoàn đƣợc thông
báo trƣớc chƣơng trình của chuyến đi.
+ Du lịch theo đoàn tự tổ chức: Đoàn khách tự tổ chức chuyến đi cho mình
từ khâu lựa chọn tuyến hành trình, thời gian, nơi đến tham quan… cho đến nơi
lƣu trú, ăn uống.
- Du lịch cá nhân: Cá nhân tự định ra tuyến hành trình, kế hoạch lƣu trú, ăn
uống. Loại hình này phát triển với tốc độ nhanh và trong những năm gần đây đã
chiếm ƣu thế.
+ Du lịch cá nhân có thông qua tổ chức du lịch: Cá nhân đi du lịch theo kế
hoạch định trƣớc của các tổ chức du lịch, tổ chức công đoàn hay tổ chức xã hội
khác. Khách du lịch không cần đi cùng đoàn mà chỉ cần tuân theo những điều
kiện đã đƣợc thông báo và chuẩn bị trƣớc.
+ Du lịch cá nhân không thông qua tổ chức du lịch: Đi tự do.
- Du lịch gia đình:
+ Du lịch gia đình có thông qua tổ chức du lịch: Hộ gia đình đăng kí đi du
lịch với tổ chức du lịch. Đoàn khách chỉ bao gồm các thành viên trong hộ gia
đình.
+ Du lịch gia đình tự tổ chức: Hộ gia đình tự tổ chức đi du lịch từ phƣơng
tiện, nơi đến, nơi lƣu trú và tự quyết định lịch trình riêng cho đoàn.
h) Phân loại theo phƣơng tiện lƣu trú
- Du lịch ở khách sạn (Hotel)
- Du lịch ở khách sạn ven đƣờng, bên lề những chặng dƣờng dài dành cho
khách đi du lịch bằng ô tô (Motel)
- Du lịch ở liều trại (Camping)
- Du lịch ở làng du lịch (Tourism Village)

i) Phân loại theo phƣơng thức hợp đồng
- Du lịch trọn gói (Packing tour): Khách du lịch thực hiện kí hợp đồng du
lịch trọn gói với công ty du lịch bao gồm tất cả các dịch vụ mà khách muốn sử
dụng trong suốt tour du lịch.
- Du lịch từng phần: Khách du lịch chỉ kí hợp đồng đối với từng thành phần
của tour du lịch, một số dịch vụ khác khách du lịch tự túc ví dụ nhƣ : dịch vụ ăn
uống, lƣu trú…
g) Phân loại theo mùa
- Du lịch mùa xuân, hè, thu, đông
- Du lịch mùa lễ hội

11


k) Phân loại theo đối tƣợng khách
- Du lịch thanh niên
- Du lịch thiếu niên
- Du lịch học sinh, sinh viên
- Du lịch trung niên
- Du lịch cho ngƣời cao tuổi
- Du lịch doanh nhân
- Du lịch phụ nữ
Nhìn chung, với sự phát triển của kinh tế - xã hội thì nhu cầu về du lịch
cũng thay đổi một cách nhanh chóng và đa dạng hơn với nhiều loại hình du lịch
có thể đáp ứng một cách tốt nhất có thể về nhu cầu du lịch của khách hàng. Ngoài
ra, một số công ty còn biết kết hợp chặt chẻ giữa các loại hình lại với nhau từ đối
tƣợng khách du lịch, nhu cầu của khách, nơi lƣu trú, phƣơng tiện vận chuyển, độ
dài của chuyến đi, hình thức tổ chức chuyến đi… ứng với loại hình du lịch. Ví dụ
du lịch leo núi với đối tƣợng là thanh thiếu niên, dài ngày, có tổ chức… nhằm tạo
sự mới mẻ, thuận lợi cho khách hàng.

2.1.3 Khái niệm nhu cầu và nhu cầu du lịch
a) Nhu cầu
Nhu cầu của con ngƣời là một trạng thái cảm giác thiếu hụt một sự thoả mãn
cơ bản nào đó. Ngƣời ta cần có thức ăn, quần áo, nơi ở, sự an toàn, của cải, sự
quý trọng và một vài thứ khác nữa để tồn tại. Chúng tồn tại nhƣ một bộ phận cấu
thành cơ thể con ngƣời. Nhu cầu có liên quan đến sức mua và khả năng chi trả
của nhóm khách hàng mục tiêu.
Nhu cầu thị trƣờng đối với một sản phẩm hay dịch vụ là tổng khối lƣợng sẽ đƣợc
mua hay đƣợc chọn bởi:
 Một nhóm khách hàng đã đƣợc xác định
 Trong một vùng đã đƣợc xác định
 Trong một thời điểm xác định
 Dƣới một chƣơng trình tiếp thị đã đƣợc xác định.
Theo Maslow, con ngƣời có 5 nhóm nhu cầu tăng từ thấp lên cao. Tuy các
nhóm nhu cầu có thể cùng tồn tại trong mỗi cá nhân, nhƣng nguyên tắc chung là
con ngƣời sẽ cố gắng tìm cách thỏa mãn những nhóm nhu cầu cấp thấp nhƣ nhu
cầu sinh học, nhu cầu an toàn trƣớc, rồi đến nhu cầu cao hơn nhƣ nhu cầu xã hội,
nhu cầu tự thể hiện và nhu cầu cao nhất là nhu cầu tự hoàn thiện chính mình.
Nhƣ vậy nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất và phải đƣợc thoả mãn
trƣớc. Do đó, khi mức sống của ngƣời dân tăng lên họ sẽ chuyển đổi từ “ăn no
mặc ấm” sang “ ăn ngon mặc đẹp”, chú trọng đến sức khỏe và sẽ có nhu cầu đƣợc
hƣởng thụ, thƣ giãn. Nghĩa là khi con ngƣời có thu nhập ngày càng cao, cuộc
sống ngày càng đầy đủ về vật chất họ sẽ có nhu cầu về mặt tinh thần nhƣ nghỉ
ngơi, hƣởng thụ sau khoảng thời gian làm việc mệt mỏi với nhịp sống khẩn
trƣơng trong giai đoạn nền kinh tế đất nƣớc đang trên con đƣờng hội nhập kinh tế
quốc tế. Bên cạnh đó, khi thu nhập đảm bảo cuộc sống cho gia đình thì nhu cầu
12


nâng cao sự hiểu biết, cảm nhận cái đẹp để tự khẳng định mình đã thôi thúc con

ngƣời đi ra khỏi nơi cƣ trú của mình để thỏa mãn các nhu cầu trên từ đó nảy sinh
nhu cầu du lịch.
Nhu cầu
tự hoàn thiện
Nhu cầu tự
thể hiện
Nhu cầu xã hội
Nhu cầu an toàn
Nhu cầu sinh học
Nguồn: A.H. Maslow, “Một lý thuyết của động cơ con người”. Tạp chí Đánh giá tâm lý,
số 50 – 1943, trang 370 – 396.

Hình 2.1: Mô hình tháp nhu cầu của Maslow
b) Nhu cầu du lịch
Trong sự phát triển không ngừng của nền sản xuất xã hội thì du lịch là một
đòi hỏi tất yếu của ngƣời lao động. Du lịch trở thành nhu cầu của con ngƣời khi
trình độ kinh tế, xã hội và dân trí đã phát triển.
“Nhu cầu du lịch là một loại nhu cầu đặc biệt và tổng hợp của con ngƣời, nhu cầu
này đƣợc hình thành và phát triển trên nền tảng của nhu cầu sinh lý (sự đi lại) và
các nhu cầu tinh thần (nhu cầu nghỉ ngơi, tự khẳng định nhận thức, giao tiếp)”. [1,
Tr. 102].
Nhu cầu du lịch gồm có 3 nhóm: nhu cầu cơ bản, thiết yếu (đi lại, ăn uống,
lƣu trú); nhóm nhu cầu đặc trƣng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu, thƣởng
thức, giao tiếp...) và nhóm nhu cầu bổ sung (thông tin, làm đẹp...)[7]. Trong thực
tế rất khó để có thể xếp hạng, thứ bậc cho các loại nhu cầu mà nó phát sinh trong
khách du lịch. Hầu nhƣ tất cả các dịch vụ từ tham quan, giải trí, nghỉ ngơi, ăn
uống, vui chơi... đều cần thiết ngang nhau để thỏa mãn các nhu cầu phát sinh
trong chuyến hành trình và lƣu lại của khách. Điều đó chỉ phù hợp và với nhu cầu
sự cảm nhận riêng của từng cá nhân. Ngày nay, con ngƣời đi du lịch là sự kết hợp
nhằm đạt đƣợc nhiều mục đích khác nhau trong cùng một chuyến đi và do đó các

nhu cầu cần đƣợc đồng thời thỏa mãn. Tƣơng ứng với mỗi loại nhu cầu, cần thiết
phải có các hoạt động dịch vụ nhằm đáp ứng và thỏa mãn cho khách du lịch. Đây
chính là cơ sở để xác định các loại hình kinh doanh du lịch chính của các doanh
nghiệp du lịch.

13


Nhóm I: Nhu cầu cơ bản, thiết yếu (vận chuyển, ăn uống, lưu trú)
Nhu cầu vận chuyển và nhu cầu lƣu trú, ăn uống là các nhu cầu thiết yếu; là
điều kiện tiền đề để thỏa mãn nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí.
* Nhu cầu vận chuyển
Nhu cầu vận chuyển trong du lịch đƣợc hiểu là sự tất yếu phải di chuyển từ
nơi ở thƣờng xuyên tới địa điểm du lịch nào đó và ngƣợc lại, và sự di chuyển tại
điểm đến du lịch trong thời gian du lịch của khách. Bản chất của du lịch là sự đi
lại. Do đó, điều kiện tiên quyết của du lịch là phƣơng tiện và sự tổ chức các dịch
vụ vận chuyển. Nhu cầu vận chuyển thỏa mãn là tiền đề cho sự phát triển hàng
loạt những nhu cầu mới.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của du khách đối với nhu cầu này
bao gồm: khoảng cách từ nơi ở đến địa điểm du lịch và sự phù hợp của phƣơng
tiện vận chuyển, mục đích của chuyến đi, khả năng thanh toán, thói quen tiêu
dùng, xác suất an toàn của phƣơng tiện, uy tín, nhãn hiệu, chất lƣợng của công ty
du lịch, sự thuận tiện và tình trạng sức khỏe của khách. Khi tổ chức dịch vụ vận
chuyển cho khách thì các nhà kinh doanh phải cân nhắc và tính toán các yếu tố
nói trên.
* Nhu cầu lưu trú và ăn uống
Dịch vụ lƣu trú và ăn uống sinh ra là do nhu cầu lƣu trú và ăn uống của
khách du lịch. Tuy nhiên, chúng ta cần phân biệt rõ khách hàng thỏa mãn nhu cầu
này rất khác biệt so với cuộc sống thƣờng nhật. Đều là ăn uống, là nghỉ ngơi
nhƣng nếu diễn ra ở nhà của mình thì theo một nề nếp khuôn mẫu nhất định,

trong một môi trƣờng cũng giống nhƣ là trong các điều kiện quen thuộc. Mặt
khác, ăn uống, nghỉ ngơi diễn ra ở nơi du lịch thì có nhiều điều mới lạ, vì thế nó
không chỉ đáp ứng nhu cầu sinh hoạt mà còn đáp ứng các nhu cầu tâm lý khác.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu
này bao gồm: khả năng thanh toán của khách, hình thức đi du lịch, khẩu vị ăn
uống (mùi vị, cách nấu nƣớng, cách ăn), lối sống, các đặc điểm cá nhân của
khách, mục đích cần thỏa mãn trong chuyến đi, giá cả, chất lƣợng, phong cách
phục vụ của doanh nghiệp. Tâm lý nói chung của khách du lịch biểu hiện rõ nhất
ở tính hiếu kỳ và hƣởng thụ, có nghĩa là họ muốn thay đổi, chờ đón và mong đợi
sự thoải mái và tốt đẹp tại điểm du lịch. Khi đến một điểm du lịch nào đó, họ
mong đƣợc chiêm ngƣỡng những cái lạ, đƣợc nghỉ ngơi trong những căn phòng
đầy đủ tiện nghi, xa lạ nhƣng quen thuộc, đƣợc thƣởng thức những món ngon vật
lạ, đƣợc tiếp xúc với những con ngƣời văn minh lịch sự và từ đó làm cho họ hết
mệt mỏi, thƣ giãn tinh thần, làm cho họ sảng khoái và vui vẻ, những căng thẳng
trong con ngƣời đƣợc giải thoát. Sự mong đợi này nếu không thành hiện thực thì
niềm hy vọng hƣởng thụ sẽ biến thành nỗi thất vọng, tiếc công, tiếc của, mất thời
gian.

14


Nhóm II: Nhu cầu đặc trưng (nghỉ ngơi, giải trí, tham quan, tìm hiểu,
thưởng thức, cảm thụ cái đẹp, giao tiếp)
Nhu cầu thụ cảm cái đẹp và giải trí là nhu cầu đặc trƣng của khách du lịch.
Dịch vụ tham quan giải trí phát sinh là do nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí của
khách du lịch. Nhu cầu cảm thụ cái đẹp và giải trí về bản chất nó là nhu cầu thẩm
mỹ của con ngƣời. Cảm thụ các giá trị thẩm mỹ bằng các dịch vụ tham quan, giải
trí, tiêu khiển tạo nên cái gọi là cảm tƣởng du lịch trong con ngƣời.
“Cảm tƣởng du lịch đƣợc hình thành từ những rung động, xúc cảm do tác
động của các sự vật, hiện tƣợng (đặc điểm, tính chất kích thích) ở nơi du lịch.

Những cảm tƣởng này biến thành những kỷ niệm thƣờng xuyên tái hiện trong trí
nhớ của du khách. Con ngƣời ai cũng hay tò mò, muốn biết cái mới lạ, do đó, cảm
nhận và đánh giá đối tƣợng phải trên cơ sở mắt thấy, tai nghe, tay sờ, mũi ngửi thì
với du khách mới cảm thấy thỏa đáng đƣợc” [1].
“Nhu cầu cảm thụ cái đẹp, giải trí và tiêu khiển đƣợc khơi dậy từ ảnh hƣởng
đặc biệt của môi trƣờng sống và làm việc trong nền văn minh công nghiệp. Stress
đã làm cho ngƣời ta cần thiết phải tìm kiếm sự nghỉ ngơi, tiêu khiển, gặp gỡ, lãng
quên, giải thoát để trở về với thiên nhiên. Các giá trị thẩm mỹ mà thiên nhiên ban
cho hay chính con ngƣời tạo ra ở du lịch chính là cái mà du khách tìm kiếm” [1].
Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu
này bao gồm: đặc điểm cá nhân của khách, đặc điểm về văn hoá, mục đích của
chuyến đi, khả năng thanh toán của khách, thị hiếu thẩm mỹ. Sản phẩm tour có
hấp dẫn hay không, có thu hút đƣợc nhiều khách tham gia hay không là tùy thuộc
vào sự phong phú cũng nhƣ tính hấp dẫn của điểm đến du lịch.
Nhóm III: Nhu cầu bổ sung (làm đẹp, thông tin)
Các nhu cầu bổ sung là những nhu cầu phát sinh tùy thuộc thói quen tiêu
dùng, mục đích chuyến đi của khách du lịch. Các dịch vụ bổ sung phát sinh ra là
do các yêu cầu đòi hỏi rất đa dạng mà nó phát sinh trong chuyến đi của du khách.
Các dịch vụ tiêu biểu là: bán hàng lƣu niệm, dịch vụ thông tin, liên lạc, làm thủ
tục Visa, đặt chỗ, mua vé, dịch vụ giặt ủi, dịch vụ chăm sóc sức khỏe (y tế), dịch
vụ làm đẹp, dịch vụ in ấn, giải trí, thể thao. Phần lớn các dịch vụ này đƣợc tổ
chức phục vụ khách du lịch ngay tại khách sạn, nhà hàng, tại điểm đến du lịch.
Ngoài ra còn có các mạng lƣới kinh doanh khác cũng tham gia vào phục vụ khách
du lịch.
Những yếu tố ảnh hƣởng đến sự thỏa mãn của khách hàng đối với nhu cầu này
bao gồm: thuận tiện, không làm mất thời gian của khách, không có biểu hiện gây
khó dễ cho khách, tổ chức phục vụ hợp lý; Chất lƣợng của hàng hóa và dịch vụ,
giá cả rõ ràng và công khai.
Có thể thấy, thỏa mãn các nhu cầu ở nhóm I, sẽ là tiền đề cho việc thỏa mãn
các nhu cầu tiếp theo. Các nhu cầu ở nhóm II là nguyên nhân quan trọng nhất, có

tính chất quyết định thúc đẩy ngƣời ta đi du lịch, và thỏa mãn nhu cầu nhóm III là
làm dễ dàng hơn và thuận tiện hơn trong sinh hoạt hằng ngày của khách du lịch.

15


2.1.4. Hành vi du lịch
Khi đã có nhu cầu đi du lịch, con ngƣời với ý thức cá nhân cộng với tác
động của văn hóa và xã hội sẽ mong muốn đƣợc đi du lịch cuối cùng để thỏa mãn
nhu cầu và mong muốn đó con ngƣời đã thực hiện hành động đi du lịch.
Hành vi của ngƣời tiêu dùng đƣợc định nghĩa nhƣ là hành động mà ngƣời
tiêu dùng biểu hiện trong việc tìm kiếm, mua, dùng, đánh giá và sử dụng các sản
phẩm và dịch vụ mà họ mong đợi sẽ thỏa mãn các nhu cầu của họ.
Con ngƣời đi du lịch với mục đích sử dụng tài nguyên du lịch mà nơi ở
thƣờng xuyên của mình không có. Do đó, khi muốn sử dụng đƣợc tài nguyên du
lịch ở nơi nào đó buộc họ phải mua sắm và tiêu dùng các hàng hóa và dịch vụ
khác phục vụ cho chuyến hành trình của mình. Do đó, hành vi tiêu dùng du lịch
cũng chịu sự tác động và ảnh hƣởng của 4 nhóm nhân tố chính sau:
* Các nhân tố văn hóa
Văn hóa là yếu tố cơ bản nhất quyết định ý muốn và hành vi của một ngƣời.
Một ngƣời chịu ảnh hƣởng của nền văn hóa Á Đông sẽ có những hành vi tiêu
dùng du lịch khác với những ngƣời thuộc nền văn hóa Âu Mỹ hoặc Ả Rập. Trong
các yếu tố văn hóa còn có các yếu tố thuộc về quốc tịch, chủng tộc, tôn giáo và
các tầng lớp xã hội. Chúng đều có ảnh hƣởng quan trọng đến hành vi tiêu dùng du
lịch.
* Các nhân tố xã hội
Hành vi tiêu dùng du lịch cũng chịu ảnh hƣởng của các yếu tố xã hội nhƣ
bạn bè, gia đình, láng giềng, đồng sự, vai trò địa vị xã hội. Khi đi du lịch, vai trò
của hai vợ chồng thƣờng là nhƣ nhau, nghĩa là cả hai cùng quyết định.
* Các nhân tố cá nhân

Các quyết định của ngƣời tiêu dùng du lịch còn chịu ảnh hƣởng của tuổi tác
và các giai đoạn của tuổi đời, nghề nghiệp, hoàn cảnh kinh tế, phong cách sống,
cá tính và sự tự quan niệm. Có ngƣời thích sống hòa đồng, có ngƣời sống bảo thủ,
có ngƣời sống điềm đạm, có ngƣời sống gấp, có ngƣời thích sống phô trƣơng.
Hành vi mua hàng của họ vì thế sẽ rất khác nhau. Khi ấu thơ, thời thanh niên, lúc
tuổi già các quyết định mua và hành vi mua sắm chắc chắn sẽ khác nhau.
* Các nhân tố tâm lý
Hành vi của ngƣời mua còn chịu ảnh hƣởng của bốn yếu tố tâm lý quan
trọng: Động cơ, sự cảm nhận, sự hiểu biết, niềm tin và thái độ. Nguyên nhân
chính thúc đẩy con ngƣời đi du lịch là do nhu cầu và ƣớc muốn của họ. Nhu cầu
sẽ trở thành động cơ khi nó phát triển đến cƣờng độ đủ mạnh. Nói khác đi, động
cơ là một nhu cầu phát triển, tạo nên sức ép buộc ngƣời ta thỏa mãn nhu cầu đó.
Động cơ du lịch chỉ ra những nguyên nhân tâm lý khuyến khích con ngƣời
thực hiện du lịch. Có các loại động cơ du lịch sau:
- Động cơ nghỉ ngơi: con ngƣời muốn đƣợc nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, phục
hồi tâm sinh lý, tiếp cận, gần gũi với thiên nhiên, thay đổi môi trƣờng sống.
- Động cơ nghề nghiệp: đã tạo động lực cho du khách tìm hiểu cơ hội kinh
doanh, viếng thăm, ngoại giao từ đó xuất hiện nhu cầu du lịch.
- Động cơ khác: thăm ngƣời thân, chữa bệnh, bắt chƣớc...
16


×