Tải bản đầy đủ (.doc) (6 trang)

TRUYỆN NGẮN THẰNG TƯ CON TÁM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.09 KB, 6 trang )

Truyện ngắn:
THẰNG TƯ, CON TÁM
Hôm nay, ngoài sông Hậu mang gió Tết nên lành lạnh khắp cơ thể,
thằng Tư chỉ mặc cộc có chiếc áo thun màu từ khoai môn ngã sang màu xanh
xám ngắt. Gió làm mái tóc vàng hoe vì cháy nắng bay tứ tung không thấy
đường bảy ba của nó đâu nữa. Số nó cực khổ lắm đây. Người ta nói khi không
có đường rẽ của tóc, dù bảy ba, sáu tư hay năm năm thì đời long đong, lận đận.
Ai lại bù đều như thằng này. Ôi mà nó chẳng thèm để ý tới, nó nghĩ đời nó trôi
nổi, tới đâu thì hay tới đó. Chiều nay nó hướng mắt nhìn chiếc phà từ Cần Thơ
chở khách qua Vĩnh Long, sao mà nó buồn đến đứt ruột. Đôi mắt nó như chở
hàng tá nỗi buồn từ kiếp nào chứ không phải nó đang tức cảnh sinh tình.
Cứ như thường lệ, thằng Tư mon men hai bên dãy sông để nhặt mớ rác
“còn giá trị” để mang lại ông Nghĩa đổi tiền mua gạo về nấu cơm. Tay nó cầm
cái bao ni lông đã sờn mép, tay kia thì cầm cây gắp, để những khi gặp mớ rác
nguy hiểm, nó dùng cây đó sẽ an toàn hơn.
Bà Ba bán cào cào thắt bằng lá dừa ngồi dưới tán cây liễu nãy giờ không
nghe nó trả lời trả vốn gì, mặc cho bà hỏi, nó vẫn lầm lì đứng tì vào thanh cây
sắt. Bỗng nhiên nó quay lại nói:
- Phà hôm nay đông quá bà Ba hen.
Quái lạ!… Bà Ba thắc mắc. Ngạc nhiên. Thằng Tư hôm nay uống lộn
thuốc hay sao, ngày nào phà chẳng đông khách. Có chuyện gì vậy không biết.
Cái thằng kín như bưng, không biết đang nghĩ ngợi chuyện gì.
- Sao, đang buồn hả mậy?
Bà hỏi thế thôi chứ bà biết nó đang có tâm sự.
Nó 14 tuổi. Nhưng nó háp lắm. Cứ như ông cụ non ấy. Nó không nhớ
lúc nhỏ nó có dễ thương không, sao nó bị bỏ rơi để phải trôi dạt tới miệt Cần
Thơ này. Nó sống với ông lão chuyên nghề đàn mướn cho mấy đám cưới gả có
nhu cầu nghe ca cổ. Ông nghèo lắm. Nó thương ông bao nhiêu thì ông thương
nó bấy nhiêu. Nghĩ thiệt đời, con ai ở đâu chạy vô nhà mình, mình xem nó như
con, mình chăm chút từng li từng tí, nhìn nó mồ côi mồ cút, ông thương ơi là
thương.


Khi về đêm, nó thường nằm trên bộ ván cây còng, nó lên nước màu
vàng sậm, bóng láng để nghe ông vừa đàn vừa kể chuyện đời xưa đời nay cho
nó nghe. Nó được ông dạy mấy ngón đàn cơ bản như: cống xang, cống xang hò
sự, hò sự hò sự cống xang…nhưng nó học không để tâm gì hết nên không kế
nghiệp của ông được. Ông cũng vui vẻ, không trách gì nó. Bởi có đam mê thì
mới học được,ép cách mấy cũng vô nghĩa. Ép dầu ép mỡ ai nỡ ép người ta học
đàn!
Ông kể nó nghe thời ông còn trẻ. Ông cũng là một tay tài tử có tiếng một
thời trong xóm nhà lá này. Ngón đờn ngọt xớt, dứt gọn ghẽ khi xuống mấy câu
vọng cổ, điệu phụng hoàng nghe mà thấm thía, hay làm sao. Mỗi đêm về, ông
ngâm nga “Tôi tên Lê Bá Phước mà cuộc đời thật vô phước, vào cuộc chiến
tranh đã cướp đi hai đấng sinh thành, họ bỏ tôi lại giữa trần gian vô thân tứ
1


cố, mặc cánh chim non chống chỏi giữa phong… trần”. Thằng Tư nghe đến
thuộc nằm lòng lời bài hát ấy, thế mà mỗi đêm nó vẫn nghe ông hát độc mãi bài
đó. Phải rồi. Cuộc đời ông cũng “vô phước” lắm. Người ta nói khi mình thích
bài hát nào đến mức xem nó như máu thịt hay chứa nỗi niềm tâm sự cuộc đời
thì mình càng động đến nó nhiều hơn. Ông Bảy đờn có những chuỗi ngày cơ
cực mà không một ai trong xóm này không biết đến. Người lối xóm gặp ông
khi ông còn là một chú bé con mới bảy tuổi. Cha ông nay ốm mai đau, lên đất
Cần Thơ lập nghiệp, nhờ ngón đờn làm nhói lòng người mà họ dắt díu nhau
kiếm sống bằng cái nghề nghệ sĩ lang thang. Như người khách lữ hành lấy
thiên hạ làm nhà, lấy tiếng đờn lời ca làm lẽ sống, họ bương chải rồi cũng qua
ngày. Cha ông Bảy bị bệnh lao giai đoạn cuối, biết mình không sống nổi để chờ
ngày con mình thành gia lập thất, không có chút của cải để đời cho con, ông
đau đáu tấm lòng của người cha nghèo nên ông trao lại cây đờn đã sờn, màu
nước bóng láng nổi lên in thấy mặt người đối diện, cho ông Bảy. Giờ thì ông
Bảy vẫn ôm cây đờn cũ kĩ mà gãy, mà nhịp để góp vui cho đám tiệc, ông nuôi

thằng Tư (ông đặt tên như thế vì hôm ông gặp nó vào ngày thứ tư, ngày ông
làm giỗ cha mình…). Cuộc đời chưa mỉm cười với ông lần nào. Ông sinh ra đã
nghèo, yêu thì yêu thầm nhớ trộm chứ nào dám ngỏ với ai đâu, ông nghĩ phận
ông nghèo, ông “sợ không bảo bọc người yêu sống đời sang cả, nên vẫn cô đơn
ôm mộng tuổi xuân thời”. Ông mê tít hay ông đau khổ khi hát bài hát ấy nhỉ!!?
Thằng Tư tự hỏi nhiều lần như thế. Vì nó biết mỗi lần ông buồn thì ông mới hát
bài hát “ruột” đó thôi.
Cái nghèo như đeo bám đời sống ông Bảy và thằng Tư. Đám cưới, đám
gả thời nay đâu ai còn nghe đờn ca cổ nhiều nữa, ở thành phố người ta thuê
giàn nhạc sóng, ca toàn nhạc trẻ, nhạc sập xìn, sập xìn, nhức cả tai. Đâu ai hoài
vọng về một thời vàng son của ca cổ thời nào. Ông thất nghiệp. Thằng Tư đi
nhặt ve chai, mủ bể về đổi lấy gạo nuôi hai miệng ăn. Nó thương ông nên mỗi
lần được “trúng mánh” thì nó lại mua về cho ông một xị rượu với vài con cá
khô chỉ vàng. Có hơi rượu vào là ông hát nghe sướng tai lắm, nó nhìn thấy vẻ
đẹp từ ngón đờn và phong thái nghệ sĩ của ông thời trai trẻ đang sống dậy. Khi
ta sống thật với chính mình sao mà tuyệt vời đến thế. Nó ngoẻo đầu và cười
khẽ khàng khi thấy ông Bảy như thế.
Tâm hồn thằng Tư đa cảm lắm. Không đến nỗi như con Tám gần nhà
(một chiếc lá rơi cũng làm lòng nó xao động), nhưng thằng Tư có những suy
nghĩ như người lớn. Nó biết cha mẹ nó còn sống, giàu sang nữa là đằng khác.
Họ là công viên chức nhà nước hẳn hoi. Nghe đâu, cha mẹ nó yêu nhau thời
sinh viên, rồi sinh ra nó, nhưng sợ gia đình và bạn bè chê cười nên khi sinh nó
ra đã để nó gần xóm nhà lá. Con nhà tông không giống lông cũng giống cánh,
nó giống ông Giáp y hệt. Nhưng họ nào dám thừa nhận. Nghĩ đời thật đảo điên.
Danh dự và đạo đức hiếm khi nào cùng song hành trong một con người! Nó
biết vì danh dự nên cha mẹ nó làm ngơ như không hề biết đến sự có mặt của
thằng Tư này. Nó có hai người em, hai cô em gái thôi. Trời trả báu cha mẹ nó
thì phải. Được mụn con trai mà nỡ bỏ rơi giờ chỉ có hai con vịt trời. Đôi khi
không biết có phải vì buồn bực công việc hay hối hận chuyện quá khứ mà cha
thằng Tư thường uống rượu một mình và thơ thẩn quanh xóm nhà lá. Để tìm

kiếm gì thế không biết. Ông không nghĩ đến tình cảnh hiện tại khi hơn 14 năm

2


về trước ông cùng vợ mình bỏ rơi đứa bé vô tội nằm lăn lóc trên nền đất này.
Đảm bảo là ông không hề nghĩ. Có ai làm việc mà nghĩ tới hậu quả đâu. Nếu có
thì xã hội đã tốt đẹp hơn rồi. Đâu đến nỗi như gia đình cha thằng Tư. Sống mà
như chết. Sống mà luôn hối hận về quá khứ. Sống gần con mình mà không dám
nhận nhìn.
Nó vẫn ngắm nhìn dòng nước nô đùa cùng mấy đám lục bình. Gió.
Nắng. Nó không về mà còn nghĩ ngợi gì đây! Có trời mới hiểu cái thằng nhiêu
khê này. Con Tám nói nhỏ với bà Ba như thế. Nếu thằng Tư đăm chiêu bao
nhiêu thì con Tám vô tư đến mức tội nghiệp.
Chung cảnh hàn vi, dù cái tuổi chưa khẳng định được điều gì nhưng
chúng thông cảm với nhau. Có lần thằng Tư buồn rầu khi biết sự thật về người
đã tạo ra nó, nó buồn dữ dội suốt mấy ngày dài ra mặt. Ông Bảy không biết
khuyên như thế nào cho nó hiểu, nó cứ đi làm về là ở miết ngoài bến Ninh
Kiều, không nói năng với ai một lời cho ra hồn, hay ít ra cũng cho biết nó đang
nghĩ gì, đằng này nó lại câm như hến thì ai mà biết. Vậy mà con Tám lại hiểu
và chia sẻ với thằng Tư đúng vào lúc ấy. Cái chia sẻ không bằng lời mà là sự
im lặng. Nó đã ngồi và nhìn theo hướng thằng Tư nhìn, cứ thế, chỉ im lặng và
nhìn đến khuya mới về.
Hai số phận bất hạnh như nhau đang men theo hai dòng suy nghĩ khác
nhau. Nếu như thằng Tư trách cha mẹ nó đã bỏ rơi nó trôi nổi giữa chợ đời thì
con Tám lại đang tưởng tượng có một ngày cha mẹ nó sẽ tìm và nhìn nhận nó.
Vì nghe đâu nó bị thất lạc từ bé. Trong đôi hồ nước đen huyền kia ẩn chứa tia
hi vọng tràn đầy. Mọi hôm nó nói chuyện mãi không thôi, hôm nay nó trầm
tính thật lạ làm sao. Chẳng lẽ buồn cũng có tính lây lan từ người này sang
người khác?

Con Tám ở trại trẻ mồ côi đường Xô Viết Nghệ Tĩnh. Nó khá xinh gái,
tuổi mới 12 thôi nhưng nhìn thấy khôn lanh lắm, nào thua các bạn đồng trang
lứa con nhà khá giả. Thằng Tư thường bảo khuôn mặt nó như hai cái bánh bèo
dễ thương. Nó không biết mình đang được khen hay đang bị ông cụ non này
chê, nhưng nó vẫn mỉm cười và nói “cám ơn” mới khách khí đáo để biết mấy.
Thằng Tư quen nhỏ Tám trong dịp hai đứa đến nhà ông Hai Nghĩa đổi
ve chai. Nó nhớ như in cái ngày ấy, ngày định mệnh của cái đuôi đáng thương
bên nó mỗi ngày. Hôm đó, nó đang nhận tiền sau khi bán mớ giấy vụn và mớ
lon bia, chuẩn bị xách cái bao quen thuộc của mình về thì con Tám ở đâu
không biết chạy đổ nhào vào người nó, suýt chút nữa vỡ cả đầu nhau ra chứ
chẳng vừa. Con nhỏ vội đứng dậy, miệng khẳng định đẳng cấp chợ búa với nó
liền.
- Nè, không thấy tui chạy vô sao mà không biết tránh hả?
Sốc. Thằng Tám ngẩn người ra.
- Ê, nhỏ đụng người tui, tui chưa hỏi tội, giờ còn bắt lỗi.
Chưa chịu thua đối phương, con Tám tiếp luôn.
- Xe còn có lúc hư thắng mà, tui đang chạy ngon trớn, ông không biết
lách qua một chút, đứng chàng ràng ai mà thấy.
Ông Bảy thấy tình hình căng thẳng của hai đứa con nít, ông lắc đầu.

3


- Thôi. Hai đứa đừng đấu khẩu nữa. Thằng Tư đừng trách nó, nó tốt
bụng lắm. Còn con Tám, chạy gì mà chạy thụt mạng vậy, đụng người ta còn lí
sự?
Thằng Tư không đợi con Tám giải thích, nó từ giã ông Nghĩa ra về. Con Tám
không thèm xin lỗi một tiếng cho đúng phép.
- Ông Hai ơi! Ai vậy ông? Con Tám quay lại hỏi ông Hai.
- À, thằng Tư con ông Bảy đờn dưới xóm mình chứ ai. Nó hiền lắm,

cháu đừng ăn hiếp nó mà tội nghiệp.
Con Tám kéo vội chiếc ghế đẩu gần bên cạnh rồi ngồi xuống. Nó thắc
mắc vì sao nó chưa gặp thằng ấy lần nào vậy ta?
- Ông Hai ơi! Người đó lại đây làm gì vậy ông?
- Trời. Bây hởi ngộ hông. Ở đây mua ve chai, thì nó lại bán ve chai. Ai
mà rảnh như bây lại chọc phá ông suốt ngày.
Ông vừa nói vừa làm nốt mấy công việc soạn và phân loại mớ ve chai
trong ngày người ta lại đổi. Ông vốn có tính cẩn thận. Hễ ngày nào thu mua
được bao nhiêu là ông phân loại rõ ràng và cụ thể để không dồn nhiều thứ, cho
đỡ mệt khi chúng đã quá nhiều, lúc đó ông sợ ông sẽ nhầm và mất thời gian.
Ngồi chơi với ông được một lúc, con Tám cũng nhóng người lên mà từ
giã ra về. Nó có vẻ tò mò về anh chàng Tư lúc nãy thì phải. Không biết hắn sao
nhỉ? Rồi nó đi thẳng một mạch về nhà trẻ. Đêm đó nó khó ngủ, không phải vì
thằng Tư bắt bẻ hay vặn nài vặn ống nó, mà khi nghe ông Nghĩa kể lại cuộc đời
đáng thương của thằng Tư. Nó ứa nước mắt. Thật ngộ đời. Nó đang khóc cho
người dưng. Mà trước đây không hề. Suy nghĩ sao không biết, nó quyết định
ngày hôm sau sẽ tìm gặp thằng Tư xin lỗi và kết bạn.
Nói là làm. Mới tờ mờ sáng, nó chạy nhanh vào tủ áo tìm lựa bộ quần áo
lành lặn, ít phong trần nhất và nữ tính nhất để đi vi hành. Nhưng quần áo của
nó đã ố màu hết rồi, đẹp đâu chẳng thấy chỉ thấy mất thời gian vì hội từ thiện
tặng đã hơn một năm nay rồi còn gì. Kệ, bộ này cũng đẹp chán.
Thằng Tư đang nấu cơm phía sau nhà, nghe tiếng người lạ hỏi thăm, nó
giật mình, mà là con gái vì nó đâu dám quen ai đâu nà.
Tiếng ông Bảy vang vang:
- Tư ơi! có bạn kiếm nè con.
Cháu ngồi chơi, thằng Tư ra liền bây giờ.
Tranh thủ thời gian, nó đưa mắt đảo quanh ngôi nhà lá lụp sụp, thưa
vách lá, ánh nắng lọt vào nghe ấm cả người. Nó thấy chạnh lòng. Thằng Tư tay
phủi phủi bụi tro trên tay, trên vai, mắt nhìn lên đầy vẻ ngạc nhiên.
- Bạn đến có việc gì vậy?

- Mình đến xin lỗi bạn việc hôm trước ở nhà ông Nghĩa.
Thằng Tư khoác tay:
- Trời đất, chuyện nhỏ như trái bần ấy mà, tui đâu để ý.
Rồi thằng Tư cười hì hì, tay gãi đầu, mà kì thực lúc đó đầu nó đâu có
ngứa. Con Tám cũng mắc cười. Thằng Tư xin phép ông đi làm việc. Nó mang
theo đồ nghề và từ giã cô bạn mới quen. Con Tám chào ông rồi mon men đi
theo hỏi chuyện thằng Tư. Hỏi ra mới biết thằng Tư không biết chữ, con Tám
hứa tình nguyện làm gia sư, không thu tiền học phí. Thằng Tư từ chối mãi,
nhưng không được, lấy cớ là đi nhặt ve chai, thời gian đâu mà học.

4


- Dễ ợt. Anh cứ làm việc của anh, khi nào xong thì anh ghé chỗ em ở, có
bàn, có ghế ngồi, học thích lắm, anh chịu hông?
- Ừ. Để tui thu xếp thử xem sao. Không dám hứa trước đâu ngen. Tui tối
dạ lắm, sợ làm mất thời gian của Tám thui.
Con Tám cười tười ơi là tươi.
- Quyết định vậy đi. Mai gặp anh Tư nhé.
Từ đó, hai đứa trẻ trở thành anh em thân thiết với nhau, con Tám dạy
thằng Tư học, nghĩ vậy mà thằng Tư sáng dạ ghê. Ban đầu còn khó đọc, khó
viết, phần nhiều mắc cỡ chứ chỉ số IQ của thằng Tư không đến nỗi.
Cứ thế, ngày này qua ngày khác thằng Tư càng thích học hơn, nó có thể
nghe bài hát trên radio và chép lại để học, mỗi tối hát vui với ông Bảy. Nó thầm
cảm ơn con Tám. Nhờ Tám mà nó biết chữ, biết tìm niềm vui trong cuộc sống.
Niềm vui không ở đâu xa lạ mà quanh ta, quan trọng ta có tiếp nhận nó thật
lòng hay không.
Vào một ngày nắng ấm, thằng Tư đang hí hoáy tết lá dừa – nó mới học
lõm nghề của bà Ba, để tặng cho con Tám, như quà cảm ơn. Nhờ Tám mà nó
bớt trầm tư hơn trước, vui vẻ, miệng đã cười nhiều hơn, ai cũng khen thằng Tư

có đôi mắt và nụ cười chết người. Nó đẹp mà. Giống cha nó đến thế là cùng.
- Anh Tư ơi! Anh Tư ơi…
Tiếng con Tám, mà dường như nó vừa kêu, vừa khóc sụt sùi. Thằng Tư
bỏ dở việc tết lá dừa, chạy lên nhà trên, thì con Tám mếu máo:
- Em đến từ giã anh. Cha mẹ em tìm đến trại trẻ và nhận em về nuôi…
hic hic…
Nó không ngại ngùng gì mà vội lao tới ôm thằng Tư, đôi vai rung rung.
Lần đầu tiên trong đời, thằng Tư mới biết nghẹn ngào, biết xót xa là thế nào.
Giữ thái độ bình tĩnh, nó an ủi con Tám:
- Nín đi Tám. Gia đình tìm gặp em thì em phải mừng chứ sao lại khóc.
Xấu quá, mặt mũi tèm nhem hết rồi kìa. Em có gia đình, người thân, mai này
mình vẫn gặp nhau, đâu phải không gặp đâu mà khóc.
- Em… biết vậy..mà vẫn muốn khóc. Cha mẹ em mà sao lạ hoắc, không
quen gì hết.
Nói chưa xong, thì đằng xa, thằng Tư thấy hai dáng người đang tiến
thẳng vào nhà nó. Cha mẹ của con Tám đến đón nó về.
Nghe những lời nói mang tình cảm ấm áp của gia đình họ, thằng Tư ngơ
ngác và là lạ làm sao, cái cảm giác này không phải lần đầu tiên trong đời nó
thấy được. Trong chuỗi ngày lang thang đây đó nhặt nhạnh những bao, những
giấy bọc ven đường nó chứng kiến bao cảnh ấm áp của gia đình, những câu nói
nựng nịu, trìu mến đầy yêu thương của cha mẹ dành cho đứa con… nó thầm
khao khát giây phút thiêng liêng ấy biết bao.
Khoảnh khắc chia li giữa hai đứa trẻ đã đến. Cha mẹ của con Tám hỏi
thăm về gia cảnh của thằng Tư, nhưng nó không trả lời, nhìn vào ánh măt đỏ
gay của nó họ cũng hiểu phần nào cho sự im lặng đáng sợ. Mẹ con Tám nhẹ
nhàng đến bên nó mà an ủi:
- Con đừng buồn, mai này cha mẹ con sẽ tìm đến, con sẽ có gia đình.
Không ai nỡ bỏ con mình lần thứ hai đâu. Cô chú có lỗi với con Tám, cô sẽ bù

5



đắp lại cho Tám trong những ngày sắp tới. Nhà cô gần đây, có dịp cô đưa Tám
xuống thăm con. Thôi cô chú đi cho kịp chuyến xe.
- Em đi ngen anh Tư.
Con Tám nói lí nhí trong miệng lời từ giã, ánh mắt ngây thơ nhuốm bao
lời muốn nói về cuộc chia li gấp gáp này.
Gia đình con Tám đã khuất sau mấy dãy nhà lá lụp sụp, nhưng sao nó
vẫn đứng trơ đấy, không phản ứng gì. Cảm giác như người vừa mất của. Thật
thế, nó đã mất một người bạn thân, một góc tâm sự cho những lúc buồn, vui…
mai mốt nó buồn, nó biết tâm sự cùng ai? Ai là người xem nó viết những câu
vọng cổ dài ngoằn? Ai đi dọc bến Ninh Kiều xem du thuyền đèn chớp đèn xanh
đỏ mỗi đêm? Những câu hỏi ngây ngô hiện về trong tâm trí nó nhanh chóng.
Nhìn thằng Tư lúc ây thật tội nghiệp làm sao!
Nó mơ về một ngày gần nhất, cha mẹ nó sẽ đến đón và đưa nó đi như
con Tám, rồi nó được đến trường, được nghe những lời nựng nịu, được cha mẹ
quan tâm, chăm sóc ân cần… và quan trọng là nó không còn thấy bơ vơ.
Gió vẫn thổi ngày thêm lạnh. Chiếc áo cộc tay cũ kĩ không đủ giữ ấm
cõi lòng nó lúc này. Nó thấy lạnh. Nó thèm khát mái ấm gia đình hun đúc đời
nó hơn bao giờ hết. Nó mông lung, xa vời hay gần gũi nhỉ? Có trời mới biết số
phận có mỉm cười hay trêu đùa với một đứa bé như nó hay không? Biết đâu cha
mẹ đang đi tìm nó thì sao…
Một tia hi vọng cũng đủ làm con người lạc quan, yêu đời hơn dù trong
hoàn cảnh khắc nghiệt nhất. Dấu chấm hỏi to tướng cho số phận con người
không phải do ai khác quyết định mà ngay những người trong cuộc và sống có
trách nhiệm.
Lê Xuân Dị (0947.238.328)
Trường THPT Phú Tân, khóm I-TT. Cái Đôi Vàm - Phú Tân – Cà Mau

6




×