Tải bản đầy đủ (.docx) (2 trang)

HỆ SỐ LU LÈN VÀ ĐẦM NÉN CỦA CÁC LOẠI VẬT LIỆU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (58.95 KB, 2 trang )

Hệ số lu lèn( hệ số rải) và độ chặt (hệ số đầm nén)
Đá dăm :1.3
Đất đồi: 1.42
cát 1.22
đá cấp phối 0x4 là 1.319
cấp phối đá dăm 0.075-50mm là 1.42
cát đen là 1.22
1. Hệ số rải của vật liệu mặt đường:
Hệ số này bằng tỉ số giữa chiều dày lớp vật liệu khi san rải và chiều dày lớp vật liệu sau khi đã lu
lèn đạt độ chặt yêu cầu.
Hệ số này luôn là 1 số lớn hơn 1; giá trị biến động tùy thuộc vào loại vật liệu địa phương cụ thể,
trạng thái vật lý của vật liệu, phương tiện san rải... muốn xác định chính xác phải thông qua đoạn
thi công thử nghiệm ở hiện trường; những giá trị gần đúng có thể tham khảo trong các tiêu chuẩn
thi công của từng lớp vật liệu.
Tham khảo:
- Đất, đất gia cố vôit: 1,25 - 1,64 tùy theo loại đất (đất cát dùng trị số nhỏ).
- Cấp phối thiên nhiên: 1,35 - 1,45
- Đá dăm, CPĐD, CPĐD GCXM, cát GCXM: 1,25 - 1,35
- BTN: 1,25 - 1,35
1. Hệ số nở rời của đất (Còn gọi là hệ số tơi xốp, hệ số chuyển đổi từ đất tự nhiên sang
đất tơi) Để có nó bạn tra trong 4447. Thực tế thi công bạn phải thí nghiệm để xác
định chính xác. HS này từ khoảng 1,14 cho đến 1,4 thì phải, tôi nhớ không chính xác.
Bản chất: 1m3 đất nguyên thổ loại X sẽ thành ra 1,14m3 đất rời khi đào lên.
2. Hệ số chuyển đổi từ đất đào sang đất đắp (Vẫn hay gọi là hệ số đầm nén tuy
không chính xác). Để có nó bạn căn cứ vào ĐM 24 hoặc 1776. Ứng với K98 là 1,16;
K95 là 1,13 v...v. Nếu DT mà bạn đang xem lập khi chưa có 24, thì bạn phải tìm trong
một TCVN gì đấy năm 1971, tôi không nhớ chính xác nhưng sẽ cố tìm cho bạn sớm
nhất. Bảng này quy định HSĐN max cho K95 là 1,2.
Bản chất: 1m3 đất nguyên thổ loại X khi đào lên và đắp xuống, đầm chặt K98 sẽ
được 1/1,16 m3 đất đầm chặt. Nói cách khác để đắp 1m3 đất laọi X đầm chặt K98,
bạn cần 1,16m3 đất nguyên thổ loại đó.


3. Như vậy để tính giá trị của 1 công tác đắp đất, bạn tính như sau:
+ để đắp 1000m3 đầm chặt K98, bạn cần 1160m3 đất nguyên thổ, giá 1 khối là a


đồng chẳng hạn. Bạn mất 1160*a (đồng) chi phí
+ để vận chuyển 1160m3 đất tự nhiên này về, khi đào lên thực tế nó nở thành
1160*1,14 (m3) (Hệ số nở rời), giá vận chuyển chẳng hạn b đồng. Bạn tốn thêm
1160*1,14*b (đồng) vận chuyển.
+ Khi đến chân công trình, bạn phải tốn chi phí đắp xuống và đầm chặt lên K98, bạn
tốn: 1000m3 * c (đồng). c là giá cho 1 khối đất đã đầm chặt.
Như vạy bạn tốn chi phí cho công tác này, bằng 3 dấu công trên cộng lại.
* Ở đây xin lưu ý một chút, là theo quy định, cấu thành lên giá b đồng nguời ta đã
tính đến hệ số nở rời rồi, nên thực tế khi tính toán, chi phí vận chuyển bạn cần sẽ là
1160*b (đồng) mà thôi. (Chẳng hạn nếu chưa tính đến HSNR, thì giá trị VC sẽ là
1160*1,14*15000 (b=15000 đ), còn theo quy định đã tính rồi, và b sẽ là 17000đ chứ
không phải là 15000đ nữa, thì chi phí vận chuyển sẽ là 1160*17000 đ)



×