Cảm ứng
Câu 1: Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng:
A. đóng khí khổng, lá cụp xuống
B. hướng động và ứng động
C. tổng hợp sắc tố quang hợp
D. thay đổi cấu trúc tế bào.
Câu 2: Tập tính học được không có đặc điểm nào sau đây?
A. Hình thành trong đời sống cá thể
B. Bao gồm những phản xạ có điều kiện
C. Dễ bị mất đi
D. Đặc trưng cho loài
Câu 3: Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng gì?
A. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận tiếp nhận kích thích
B. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh
C. Dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận tiếp nhận kích thích đến bộ phận thực hiện phản ứng
D. Dẫn truyền xung thần kinh từ trung ương thần kinh về bộ phận thực hiện phản ứng
Câu 4: Hình ảnh dưới đây minh hoạ tập tính nào
động vật?
của
A. Quen nhờn
B. Học ngầm
C. Bẩm sinh
D. In vết
Câu 5: Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi
ẩn nẩp nữa là kiểu học tập
A. học ngầm
B. in vết
C. quen nhờn
D. học khôn
Câu 6: Tại sao xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều?
A. Vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh
đi theo một chiều
B. Vì các nơron trong cung phản xạ liên hệ với nhau không qua xináp nên chỉ dẫn truyền chỉ theo
một chiều
C. Vì áp lực trong cung phản xạ lớn nên chỉ dẫn truyền theo một chiều
D. Vì áp lực trong cung phản xạ nhỏ nên chỉ dẫn truyền theo một chiều
Câu 7: Sắp xếp đúng trình tự tiến hoá từ thấp đến cao của tổ chức thần kinh
A. ngành Ruột khoang → ngành Giun dẹp ngành Giun Tròn → ngành Giun đốt
B. ngành Giun dẹp → ngành Ruột khoang → ngành Giun Tròn → ngành Giun đốt
C. ngành Giun dẹp → ngành Giun Tròn → ngành Giun đốt ngành → Ruột khoang
D. ngành Ruột khoang → ngành Giun dẹp → ngành Giun đốt → ngành GiunTròn
Câu 8: Yếu tố nào sau đây không phải là yếu tố hình thành lên điện thế nghỉ ở động vật?
A. Sự phân bố ion ở hai bên màng của tế bào và sự di chuyển của ion qua màng tế bào
B. Tính thấm có chọn lọc của màng tế bào đối với ion (cổng ion mở hay đóng)
C. Bơm Na-K
D. Khi tế bào thần kinh bị kích thích
Câu 9: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A. Cơ sở của tập tính là các phản xạ.
B. Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.
C. Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.
D. Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
Câu 10: Hai loại ion nào dưới đây đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế
màng?
A. Na+ và K+
B. Mg2+ và Ba2+
C. Na+ và Ca2+
D. Mg2+ và K+
Câu 11: Tập tính nào dưới đây là tập tính bẩm sinh?
A. Vẹt bắt chước tiếng người.
B. Cá heo làm xiếc.
C. Cá ngoi lên mặt nước đớp mồi khi nghe thấy tiếng kẻng.
D. Trẻ vừa sinh ra đã biết bú mẹ.
Câu 12: Hình thức và mức độ phản ứng của động vật được quyết định bởi
A. dây thần kinh.
B. cơ hoặc tuyến nội tiết
C. cơ quan thụ cảm.
D. hệ thần kinh
Câu 13: Ở động vật bậc cao, hệ cơ quan nào có vai trò chủ yếu, quyết định hình thức và mức độ
phản ứng của cơ thể đối với các kích thích từ môi trường?
A. Hệ nội tiếp.
B. Hệ tuần hoàn.
Câu 14: Các kiểu hướng động dương của rễ là:
C. Hệ hô hấp.
D. Hệ thần kinh.
A. hướng đất, hướng nước, hướng hoá.
B. hướng sáng, hướng nước, hướng hoá.
C. hướng đất, hướng sáng, hướng hoá.
D. hướng đất, hướng nước, hướng sáng.
Câu 15: Để duy trì điện thế nghỉ, bơm Na - K sẽ
A. vận chuyển K+ từ phía trong đưa ra phía ngoài màng tế bào.
B. vận chuyển K+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
C. vận chuyển Na+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
D. vận chuyển K+ và Na+ từ phía ngoài đưa vào phía trong màng tế bào.
Câu 16: Trong quá trình truyền tin qua xináp, điện thế hoạt động ở màng sau xuất hiện khi nào?
A. Khi các bóng chứa chất trung gian hoá học ở màng trước bị vỡ.
B. Khi chất trung gian hoá học lọt vào khe xináp.
C. Khi chất trung gian hoá học gắn vào các thụ thể ở màng sau.
D. Khi xung thần kinh truyền đến màng trước xináp.
Đáp án
0
1-
0
A
1
B
1
D
2
D
2
D
3
B
3
D
4
C
4
A
5
C
5
B
6
A
6
C
7
A
7
8
D
8
9
D
9
Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án B
Cây thích ứng với môi trường sống của nó bằng khả năng hướng động và ứng động
Câu 2: Đáp án D
Tập tính học được có một số điểm đặc trưng như sau : hình thành trong đời sống cá thể, dễ bị
mất đi nếu không được rèn luyện thường xuyên, bao gồm những phản xạ có điều kiện, có sự
tham gia điều khiển của vỏ não. Vậy “đặc trưng cho loài” là đặc điểm không có ở tập tính học
được.
Câu 3: Đáp án B
Trong một cung phản xạ, đường cảm giác có chức năng dẫn truyền xung thần kinh từ bộ phận
tiếp nhận kích thích đến trung ương thần kinh
Câu 4: Đáp án C
Nhện thực hiện rất nhiều động tác nối tiếp nhau để kết nối các sợi tơ hành một tấm lưới. Đây là
tập tính sinh được di truyền từ bố mẹ và mang tính đặc trưng cho loài nhện → C đúng
Câu 5: Đáp án C
Bóng đen ập xuống lặp lại nhiều lần mà không có nguy hiểm nào, gà con không chạy đi ẩn nấp
nữa là kiểu học tập quen nhờn
Câu 6: Đáp án A
Xung thần kinh được dẫn truyền trong một cung phản xạ chỉ theo một chiều là vì các nơron trong
cung phản xạ liên hệ với nhau qua xináp, mà xináp chỉ cho xung thần kinh đi theo một chiều.
Câu 7: Đáp án A
Trình tự tiến hoá tứ thấp đến cao của tổ chức thần kinh là: ngành Ruột khoang → ngành Giun
dẹp → ngành Giun Tròn → ngành Giun đốt
Câu 8: Đáp án D
+ A, B, C là những yếu tố hình thành nên điện thế nghỉ
+ D là yếu tố hình thành nên điện thế hoạt động
Câu 9: Đáp án D
+ A đúng
+ B đúng: tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại: tập tính bẩm sinh và tập tính học được.
+ C đúng: tập tính là chuỗi phản ứng của động vật trả lời kích thích từ môi trường (bên trong
hoặc bên ngoài cơ thể, nhờ đó động vật thích nghi với môi trường sống và tồn tại.
+ D sai vì: tập tính học được là chuỗi phản xạ có điều kiện.
Câu 10: Đáp án A
Hai loại ion có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc duy trì điện thế màng là Na+ và K+
Câu 11: Đáp án D
Tập tính bẩm sinh là loại tập tính sinh ra đã có, được di truyền từ bố mẹ, đặc trưng cho loài. Vậy
chỉ có tập tính “trẻ vừa sinh ra đã biết bú mẹ” là tập tính bẩm sinh.
Câu 12: Đáp án D
Hình thức và mức độ phản ứng của động vật được quyết định bởi hệ thần kinh vì hệ thần kinh
điều khiển các hoạt động sống của cơ thể.
Câu 13: Đáp án D
Ở động vật bậc cao, hệ có vai trò chủ yếu, quyết định hình thức và mức độ phản ứng của cơ thể
đối với các kích thích từ môi trường.
Câu 14: Đáp án A
Rễ cây có hướng áng âm và hướng dương với hướng đất, hướng nước, hướng hoá.
Câu 15: Đáp án B
Bơm Na - K là các chất vận chuyển (bản chất là protein) có ở trên màng tế bào. Bơm này có
nhiệm vụ chuyển K+ từ phía ngoài trả vào phía trong tế bào làm cho nồng độ K+ ở bên trong tế
bào luôn cao hơn bên ngoài tế bào. Vì vậy duy trì được điện thế nghi.
Câu 16: Đáp án C
Trong quá trình truyền tin qua xináp, điện thế hoạt động ở màng sau xuất hiện khi chất trung
gian hoá học gắn vào các thụ thể ở màng sau.