Tải bản đầy đủ (.pdf) (8 trang)

25 câu trắc nghiệm chương cảm ứng gv đinh đức hiền file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (242.99 KB, 8 trang )

Cảm ứng
Câu 1: Trong các phát biểu sau:
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh
(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng
Các phát biểu đúng về phản xạ là:
A. (1), (2) và (4)

B. (1), (2), (3) và (4)

C. (2), (3) và (4)
D. 1), (2) và (3)
Câu 2: Hình bên mô tả hiện tượng cảm ứng gì ở cây trinh nữ?
A. Hướng sáng.
B. Hướng hóa.
C. Ứng động không sinh trưởng.
D. Ứng động sinh trưởng.

Câu 3: Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở
A. màng trước xináp
B. khe xináp
C. chùy xináp
D. màng sau xináp
Câu 4: Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi
(2) Báo săn mồi
(3) Nhện giăng tơ
(4) Vẹt nói được tiếng người
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản


(7) Xiếc chó làm toán
(8) Ve kêu vào mùa hè
Những tập tính nào là bẩm sinh? Những tập tính nào là học được?
A. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (7)


B. Tập tính bẩm sinh: (1), (2), (6), (8) ; Tập tính học được: (3), (4), (5), (7)
C. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (5), (8) ; Tập tính học được: (2), (4), (6), (7)
D. Tập tính bẩm sinh: (1), (3), (6), (7) ; Tập tính học được: (2), (4), (5), (8)
Câu 5. Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì
A. Duỗi thẳng cơ thể
B. Co toàn bộ cơ thể
C. Di chuyển đi chỗ khác
D. Co ở phần cơ thể bị kích thích
Câu 6. Trong các ứng động sau:
(1). Hoa mười giờ nở vào buổi sáng
(2) Hiện tượng thức ngủ của chồi cây bàng
(3) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ
(4) Lá cây phượng vĩ xòe ra và khép lại
(5). Khí khổng đóng mở
Những trường hợp liên quan đến sức trương nước là
A. (1) và (2)

B. (2), (3), (4)

C. (3), (4), (5)
D. (3), (5)
Câu 7. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi
trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”
A. Chậm và tốn ít năng lượng


B. Chậm và tốn nhiều năng lượng

C. Nhanh và tốn ít năng lượng

D. Nhanh và tốn nhiều năng lượng

Câu 8. Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi:
A. Số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên
B. Kích thích của môi trường kéo dài
C. Kích thích của môi trường lặp lại nhiều lần
D. Kích thích của môi trường mạnh mẽ
Câu 9: Trong cảm ứng ở thực vật, các hình thức vận động hướng động của cây bị tác động bởi
A. hệ sắc tố.

B. sự thay đổi hàm lượng nhóm axit nuclêic.

C. hoạt động đóng mở khí khổng.

D. các nhân tố môi trường.

Câu 10: Trong cảm ứng ở động vật, hưng phấn được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo
hai chiều


A. trong chùy xi náp

B. trong sợi thần kinh

C. trong cung phản xạ


D. từ nơi không bị kích thích

Câu 11. Học sinh đi học đúng giờ là loại tập tính gì?
A. học được.

B. hỗn hợp.

C. in vết.

D. bẩm sinh.

Câu 12. Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi
trục không có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc”,
A. chậm và tốn ít năng lượng
B. chậm và tốn nhiều năng lượng
C. nhanh và tốn ít năng lượng
D. nhanh và tốn nhiều năng lượng
Câu 13: Trong tập tính ở động vật, đặc tính nào quan trọng nhất để nhận biết con đầu đàn?
A. Tính lãnh thổ

B. Tính quen nhờn

C. Tính thân thiện

D. Tính hung dữ

Câu 14: Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì
A. mặt trong của màng nơ ron tích điện âm, mặt ngoài tích điện dương.
B. mặt trong và mặt ngoài của màng nơ ron đều tích điện âm.

C. mặt trong và mặt ngoài của màng nơ ron đều tích điện dương.
D. mặt trong của màng nơ ron tích điện dương, mặt ngoài tích điện âm.
Câu 15: Quan sát giàn mướp, ta thấy nhiều tua cuốn vào giàn, đó là kết quả của tính
A. hướng tiếp xúc

B. hướng sáng

C. hướng hóa

D. hướng đất

Câu 16: Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự nào?
A. Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác.
B. Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ → Mạng lưới thần kinh.
C. Mạng lưới thần kinh → Tế bào cảm giác → Tế bào mô bì cơ.
D. Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.
Câu 17: Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ:
A. đàn gà.

B. đàn ngựa.

C. đàn hổ.

D. đàn kiến.

Câu 18: Khi va chạm lá cây trinh nữ thường cụp lại là do
A. ion K+ tràn ra dịch bào làm giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào thể gối.


B. ion K+ tràn vào làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào lá.

C. ion K+ tràn ra dịch bào làm giảm áp suất thẩm thấu của các tế bào lá.
D. ion K+ tràn ra làm tăng áp suất thẩm thấu của các tế bào thể gối.
Câu 19: Cho các nhận định sau:
(1) Trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo cả
2 chiều.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi dây thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh
có bao myelin.
(3) Lan truyền xung thần kinh theo kiểu nhảy cóc xảy ra trên dây thần kinh không có bao myelin
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục. Có bao nhiêu
nhận định không đúng?
A. 5.

B. 4.

C. 3.

D. 2.

Câu 20: Cơ thể có hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động
phức tạp của cơ thể một cách chính xác như ở:
A. Giun, sán.

B. Động vật có xương sống.

C. Ruột khoang.

D. Thân mềm, giáp xác, sâu bọ.

Câu 21. Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên
cao, đó là kết quả của:

A. Hướng trọng lực âm

B. Hướng tiếp xúc

C. Hướng hóa

D. Hướng sáng

Câu 22. Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính:
A. Tập tính kiếm ăn

B. Tập tính bảo vệ lãnh thổ

C. Tập tính di cư

D. Tập tính sinh sản

Câu 23: Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành
động đó nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập:
A. quen nhờn.

B. in vết.

C. học khôn.

D. học ngầm .

Câu 24: Khi nói về xinap, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào bên cạnh nhau.
II. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung trên sợi trục thần kinh.

III. Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian học là axêtincôlin.


IV. Do có chất trung gian hóa học ở màng trước và thụ thể ở màng sau nên tin chỉ được truyền qua
xinap từ màng trước qua màng sau.
A.1

B.2

C.3

D.4

Câu 25: Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu nào sau đây sai?
A.Cơ sở của tập tính là các phản xạ.
B.Nhờ tập tính mà động vật thích nghi với môi trường và tồn tại.
C.Tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều kiện.
D.Tập tính của động vật có thể chia làm 2 loại.

Đáp án
0
12-

0
B
0
D

1
D

1
A
1
B

2
C
2
C
2
A

3
D
3
D
3
A

4
A
4
A
4
B

5
B
5
A

5
C

6
D
6
D
6

7
C
7
A
7

8
A
8
A
8

9
D
9
D
9

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án D
(1) phản xạ chỉ có ở những sinh vật có hệ thần kinh → đúng vì sinh vật chưa có hệ thần kinh thì

không được gọi là phản xạ mà gọi là cảm ứng
(2) phản xạ được thực hiện nhờ cung phản xạ
(3) phản xạ được coi là một dạng điển hình của cảm ứng
(4) phản xạ là khái niệm rộng hơn cảm ứng → sai vì cảm ứng là khái niệm rộng hơn, bao hàm
phản xạ.
→ D. (1), (2) và (3)
Câu 2: Đáp án C
Hình bên mô tả hiện tượng cảm ứng ứng động không sinh trưởng ở cây trinh nữ.


Câu 3: Đáp án D
Thụ thể tiếp nhận chất trung gian hóa học nằm ở màng sau xináp.
Câu 4: Đáp án A
Cho các tập tính sau ở động vật:
(1) Sự di cư của cá hồi → bẩm sinh
(2) Báo săn mồi → học được
(3) Nhện giăng tơ → bẩm sinh
(4) Vẹt nói được tiếng người → học được
(5) Vỗ tay, cá nổi lên mặt nước tìm thức ăn → học được
(6) Ếch đực kêu vào mùa sinh sản → bẩm sinh
(7) Xiếc chó làm toán → học được
(8) Ve kêu vào mùa hè → bẩm sinh
Câu 5. Đáp án B
Động vật có hệ thần kinh dạng lưới khi bị kích thích thì chúng co toàn bộ cơ thể
Câu 6. Đáp án D
Những trường hợp liên quan đến sức trương nước là: (3) Sự đóng mở của lá cây trinh nữ; (5) Khí
khổng đóng mở
Câu 7. Đáp án C
Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không
có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” là nhanh và tốn ít năng lượng

Câu 8. Đáp án A
Mức độ phức tạp của tập tính tăng lên khi số lượng các xinap trong cung phản xạ tăng lên.
Câu 9: Đáp án D
Do ảnh hưởng của hoocmon Auxin, hướng động bị ảnh hưởng bởi các tác nhân môi trường như
hướng sáng, hướng trọng lực, hướng hóa, hướng nước, hướng tiếp xúc.


Câu 10: Đáp án B
Hưng được truyền đi dưới dạng xung thần kinh theo hai chiều trong sợi thần kinh.
Trong chùy xinap, trong cung phản xạ chỉ truyền theo một chiều.
Câu 11. Đáp án A
Học sinh đi học đúng giờ là tập tính học được.
Câu 12. Đáp án C
Điểm khác biệt của sự lan truyền xung thần kinh trên sợi trục có bao miêlin so với sợi trục không
có bao miêlin là dẫn truyền theo lối “nhảy cóc” là nhanh và tốn ít năng lượng.
Câu 13: Đáp án D
- Tập tính hung dữ thể hiện sức mạnh của con đầu đàn, vì vậy nó là đặc trưng của những con đầu
đàn
Câu 14. Đáp án A
Khi ở trạng thái nghỉ ngơi thì mặt trong của màng nơ ron tích điện âm, mặt ngoài tích điện
dương.
Câu 15. Đáp án A
Quan sát giàn mướp, ta thấy nhiều tua cuốn vào giàn, đó là kết quả của tính hướng tiếp xúc.
Câu 16: Đáp án D
Phản xạ ở động vật có hệ thần kinh lưới diễn ra theo trật tự:
Tế bào cảm giác → Mạng lưới thần kinh → Tế bào mô bì cơ.
Câu 17: Đáp án A
Các nhóm động vật sau đều có sự phân chia thứ bậc ngoại trừ: đàn hổ.
Vì sự phân chia thứ bậc xảy ra ở những động vật sống theo bầy đàn. Còn hổ sống đơn lẻ.
Câu 18: Đáp án A

Khi va chạm lá cây trinh nữ thường cụp lại là do ion K+ tràn ra dịch bào làm giảm áp suất thẩm
thấu của các tế bào thể gối, nước từ các tế bào thể gối sẽ di chuyển sang các mô lân cận.
Câu 19. Đáp án D
(1) Trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất hiện theo cả
2 chiều. → sai, trên sợi dây thần kinh, nếu kích thích tại 1 điểm giữa thì xung thần kinh sẽ xuất
hiện theo đúng 1 chiều.
(2) Tốc độ lan truyền trên sợi dây thần kinh không có bao myelin chậm hơn so với sợi thần kinh
có bao myelin. → đúng


(3) Lan truyền xung thần kinh theo kiểu nhảy cóc xảy ra trên dây thần kinh không có bao myelin
→ đúng
(4) Lan truyền liên tục làm đẩy nhanh tốc độ lan truyền thông tin trên sợi trục. → sai, lan truyền
liên tục làm chậm tốc độ lan truyền tin.
Câu 20. Đáp án D
Cơ thể có hạch não tiếp nhận kích thích từ các giác quan và điều khiển các hoạt động phức tạp
của cơ thể một cách chính xác như ở: thân mềm, giáp xác, sâu bọ.
Câu 21. Đáp án B
Vào rừng nhiệt đới ta gặp rất nhiều dây leo quấn quanh những cây gỗ lớn để vươn lên cao, đó là
kết quả của hướng tiếp xúc.
Câu 22. Đáp án A
Hổ, báo bò sát đất đến gần con mồi rồi rượt đuổi cắn vào cổ con mồi là tập tính: tập tính kiếm ăn.
Câu 23: Đáp án A
Nếu thả một hòn đá nhỏ bên cạnh con rùa, rùa sẽ rụt đầu và chân vào mai. Lặp lại hành động đó
nhiều lần thì rùa sẽ không rụt đầu và chân vào mai nữa. Đây là ví dụ về hình thức học tập: quen
nhờn.
Câu 24: Đáp án B
I. Xinap là diện tiếp xúc của các tế bào bên cạnh nhau. → sai
II. Tốc độ truyền tin qua xinap hóa học chậm hơn tốc độ lan truyền xung trên sợi trục thần kinh. →
đúng

III. Tất cả các xinap đều chứa chất trung gian học là axêtincôlin. → sai
IV. Do có chất trung gian hóa học ở màng trước và thụ thể ở màng sau nên tin chỉ được truyền qua
xinap từ màng trước qua màng sau. → đúng
Câu 25: Đáp án C
Khi nói về tập tính của động vật, phát biểu sai là tập tính học được là chuỗi phản xạ không điều
kiện.



×