Tải bản đầy đủ (.pdf) (9 trang)

34 câu trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất và năng lượng phạm thị hương file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (289.11 KB, 9 trang )

Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Câu 1: Chất nào dưới đây không phải là sản phẩm của quá trình đường phân?
A. ATP

B. FADH2

C. H2O

D. Axit piruvic

Câu 2: Có bao nhiêu đặc điểm dưới đây giúp lá cây thích nghi với chức năng quang hạp?
1. Lớp biểu bì của mặt lá có khí khổng giúp CO2 khuếch tán vào trong lá.
2. Hệ gân lá giúp cung cấp nước và muối khoáng cần thiết cho quá trình quang hợp.
3. Dạng phiến mỏng, diện tích bề mặt lớn.
4. Trong lá có nhiều hạt màu lục gọi là lục lạp
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 3: Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là
A. tim → mao mạch → tĩnh mạch → động mạch → tim
B. tim → động mạch → mao mạch → tĩnh mạch → tim
C. tim → động mạch → tĩnh mạch → mao mạch → tim
D. tim → tĩnh mạch → mao mạch → động mạch → tim
Câu 4: Bộ phận điều khiển trong cơ chế duy trì cân bằng nội môi là:
A. Cơ quan sinh sản
B. Thụ thể hoặc cơ quan thụ cảm


C. Các cơ quan dinh dưỡng như: thận, gan, tim, mạch máu...
D. Trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết.
Câu 5: Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào
A. hoạt động trao đổi chất

B. chênh lệch nồng độ ion

C. hoạt động thẩm thấu

D. cung cấp năng lượng

Câu 6: Khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Chu trình Canvin tồn tại ở mọi loài thực vật.
II. Quang hợp quyết định khoảng 90 - 95% năng suất cây trồng.
III. Quang hợp cực đại tại các miền tia đỏ và tia xanh tím.
IV. Quá trình quang hợp được chia làm hai pha: pha sáng và pha tối
A. 1

B. 3

C. 4

D. 2


Câu 7: Vì sao thực vật C4 có năng suất cao hơn thực vật C1?
A. Tận dụng được nồng độ CO2.

B. Nhu cầu nước thấp


C. Tận dụng được ánh sáng cao

D. Không có hô hấp sáng

Câu 8: Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là
A. lá

B. thân

C. rễ

D. hoa

Câu 9: Ở thực vật, loại sắc tố nào dưới đây khi vào cơ thể người được chuyển hóa thành Vitamin
A?
A. Xantôphyl

B. ß -carôten

C. Diệp lục a

D. Diệp lục b

Câu 10: Dạng động vật nào sau đây có hệ tuần hoàn hở?
A. Cá

B. Khỉ

C. Sứa


D. Chim

Câu 11: Nhóm nào dưới đây gồm toàn những nguyên tố vi lượng được xem là nguyên tố khoáng
thiết yếu cần thiết đối với sinh trưởng của mọi loại thực vật?
A. B, K, Ca, Mg

B. Fe, Mn, Cl, Cu

C. H, O, N, Zn

D. Fe, Mn, C, Ni

Câu 12: Hô hấp ở động vật là
A. quá trình tiếp nhận O2 và CO2 của cơ thể từ môi trường sống và giải phóng ra năng lượng
B. tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá các chất trong tế
bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra ngoài
C. quá trình tế bào sử dụng các chất khí như O2, CO2 để tạo ra năng lượng cho các hoạt động
sống
D. quá trình trao đổi khí giữa cơ thể và môi trường, đảm bảo cho cơ thể có đầy đủ O2 và CO2
cung cấp cho các quá trình ôxi hóa các chất trong tế bào
Câu 13: Ở người, bộ phận nào hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì"?
A. Phổi

B. Gan

C. Thận

D. Tim

Câu 14: Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyển hoá trực tiếp thành

A. amôni

B. nitrit.

C. nitơ khí quyến

Câu 15: Các giai đoạn của hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự nào?
A. Chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Crep → đường phân
B. Đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp → chu trình Crep
C. Chu trình Crep → đường phân → chuỗi truyền electron hô hấp
D. Đường phân → chu trình Crep → chuỗi truyền electron hô hấp

D. sunfat


Câu 16: Các chất hữu cơ trong cây chủ yếu được tạo nên từ
A. H2O

B. CO2

C. các chất khoáng

D. nitơ

Câu 17: Trong cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ máu, bộ phận thực hiện là
A. tế bào tụy

B. gan

C. tim


D. thận

Câu 18: Nhóm nào dưới đây gồm những động vật có hệ tuần hoàn kín?
A. Mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun.
B. Giun đất, ốc sên, cua, sóc.
C. Thủy tức, mực ống, sứa lược, san hô.
D. Tôm, sán lông, trùng giày, ghẹ.
Câu 19: Sản phẩm pha sáng dùng trong pha tối của quang hợp là gì?
A. ATP, NADPH

B. NADPH, O2

C. ATP, NADPH và O2

D. ATP và CO2

Câu 20: Giai đoạn quang hợp thực sự tạo nên C6H12O6 ở cây mía là giai đoạn nào sau đây?
A. Quang phân li nước.

B. Chu trình Canvin

C. Pha sáng.

D. Pha tối.

Câu 21: Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua thành phần cấu tạo nào của rễ?
A. Đỉnh sinh trưởng.

B. Rễ chính


C. Miền sinh trưởng.

D. Miền lông hút.

Câu 22: Sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật là:
A. diệp lục a

B. carôtenôit

C. phitôcrôm

D. diệp lục b

Câu 23: Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống nhau ở đặc điểm nào sau
đây?
A. Chu trình Canvin xảy ra ở tế bào mô giậu
B. Sản phẩm đầu tiên của pha tối là APG
C. Có sự tham gia của 2 loại lục lạp
D. Chất nhận CO2 đầu tiên là PEP
Câu 24: Động vật nào dưới đây có quá trình tiêu hóa chủ yếu là tiêu hóa nội bào?
A. Trùng roi xanh, ngựa.
B. Trùng đế giày, chim.
C. Trùng roi xanh, trùng đế giày, trùng biến hình.


D. Trùng biến hình, hổ.
Câu 25: Ion khoáng nào dưới đây có vai trò điều tiết độ mở khí khổng cho khí cacbônic khếch
tán vào lá?
A. Canxi


B. Lưu huỳnh

C. Kali

D. Magiê

Câu 26: Khi nói về vai trò của một số nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu cho cây, có bao
nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nitơ là thành phần của prôtêin, axit nuclêic trong cơ thể thực vật.
II. Phôtpho là thành phần của axitnuclêic, ATP, phôtpholipit, côenzim.
III. Kẽm có vai trò trong quang phân li nước và hoạt hoá nhiều enzim.
IV. Clo có vai trò trong quang phân li nước và cân bằng ion.
A. 1.

B. 4.

C. 2.

D. 3.

Câu 27: Khi nói về chu trình nitơ, có bao nhiêu phát biểu sau đây là đúng?
(1) Vi khuẩn nitrat hoá có khả năng chuyển hoá amôni thành nitrit.
(2) Vi khuẩn nốt sần sống cộng sinh với cây họ Đậu có khả năng cố định nitơ trong đất.
(3) Vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitrit.
(4) Nấm và vi khuẩn có khả năng phân huỷ hợp chất chứa nitơ thành amôni.
A. 1.

B. 2.


C. 3.

D. 4.

Câu 28: Nhóm vi khuẩn nào dưới đây thường hoạt động trong môi trường kị khí?
A. Vi khuẩn nitrat hóa.

B. Vi khuẩn phản nitrat hóa.

C. Vi khuẩn amôn hóa

D. Vi khuẩn cố định nitơ.

Câu 29: Ở động vật nhai lại, dạ dày được chia làm 4 ngăn
A. dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
B. dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, diều.
C. dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, mề.
D. dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế, dạ dày tuyến.
Câu 30: Khi lá cây bị vàng do thiếu chất diệp lục, có thể chọn nhóm các nguyên tố khoáng thích
hợp để bón cho cây là:
A. P, K, Mn.

B. P,K,Fe.

C. N, Mg, Fe.

D. N, K, Mn.

Câu 31: Con đường cố định CO2 của thực vật CAM và thực vật C4 khác nhau chủ yếu ở



A. chất tham gia và sản phẩm tạo thành.

B. không gian và thời gian diễn ra.

C. sản phẩm ổn định đầu tiên.

D. chất nhận CO2

Câu 32: Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đẩy nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ
của thân là gì?
A. Áp suất rễ
B. Thoát hơi nước ở lá
C. Lực liên kết giữa các phân tử nước với nhau và với thành mạch gỗ
D. Sự chênh lệch nồng độ các chất tan ở chóp rễ và ở lá.
Câu 33: Khi nói về nguồn cung cấp nitơ cho cây có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
I. Nguồn vật lí - hoá học: sự phóng điện trong cơn giông đã ôxi hoá nitơ phân tử thành nitrat.
II. Quá trình cố định nitơ được thực hiện bởi các nhóm vi khuẩn tự do và cộng sinh.
III. Quá trình phân giải các nguồn nitơ hữu cơ trong đất được thực hiện bởi các vi khuẩn trong
đất.
IV. Nguồn nitơ do con người trả lại cho đất sau mỗi vụ thu hoạch bằng phân bón.
A. 1.

B. 2.

C. 4.

D. 3.

Câu 34: Dạng phôtpho nào sau đây có thể được hấp thụ vào trong cơ thể thực vật?

A. H3 PO4

B. Phôtpho tự do

C. Hợp chất chứa phôtpho

D. PO34− ; H 2 PO 4− .

Đáp án
0
123-

0
C
0
B
0
C

1
B
1
B
1
D
1
B

2
D

2
B
2
C
2
A

3
B
3
D
3
D
3
C

4
D
4
C
4
C
4
D

5
B
5
D
5

C
5

Lời giải chi tiết
Câu 1: Đáp án B

6
C
6
B
6
B
6

7
D
7
B
7
C
7

8
A
8
A
8
B
8


9
B
9
A
9
A
9


Đường phân tạo ra các sản phẩm sau: ATP, H2O, axit piruvic và NADH. Vậy trong các chất
đang xét, chất không được tạo ra trong đường phân là: FADH2
Câu 2: Đáp án D
Cả 4 đặc điểm trên đều giúp lá cây thích nghi với chức năng quang hợp
Câu 3: Đáp án B
Đường đi của máu trong hệ tuần hoàn kín của động vật là : tim → động mạch → mao mạch →
tĩnh mạch → tim
Câu 4: Đáp án D
Cân bằng nội môi là duy trì sự ổn định của môi trường trong cơ thể.
Bộ phận điều khiển là trung ương thần kinh hoặc tuyến nội tiết. Bộ phận này có chức năng điều
khiển hoạt động của các cơ quan bằng cách gửi đi các tín hiệu thần kinh hoặc hoocmôn
Câu 5: Đáp án B
Sự hút khoáng thụ động của tế bào lông hút phụ thuộc vào chênh lệch nồng độ ion.
Câu 6: Đáp án C
Nhìn vào 4 phát biểu ta thấy cả 4 phát biểu đều là những phát biểu đúng
Câu 7: Đáp án D
Năng suất của thực vật G4 cao hơn năng suất của thực vật C3 là do ở thực vật C4 không có hiện
tượng hô hấp sáng
Câu 8: Đáp án A
Cơ quan quang hợp chủ yếu của thực vật là lá
Câu 9: Đáp án B

Khi vào cơ thể người ß -carôten sẽ được chuyển hoá thành vitamin A có tác dụng làm sáng mắt
Câu 10: Đáp án C
Dạng động vật có hệ tuần hoàn hở là sứa, những động vật còn lại có hệ tuần hoàn kín
Câu 11: Đáp án B
+ A loại vì có chứa nguyên tố đại lượng như Mg, Ca, K.
+ B đúng
+ C, D loại vì có chứa nguyên tố đại lượng như: C, H, O, N.
4- Lưu ý:
■ Có 9 nguyên tố đại lượng được xem là nguyên tố khoáng thiết yếu cần thiết yếu đối với sự sinh
trưởng của mọi loài thực vật, đó là: C, H, O, N, P, S, K, Ca, Mg.


■ Có 8 nguyên tố vi lượng được xem là nguyên tố khoáng thiết yếu cần thiết yếu đối với sự sinh
trưởng của mọi loài thực vật, đó là: Fe, Mn, B, Cl, Zn, Cu, Mo, Ni
Câu 12: Đáp án B
Hô hấp ở động vật là tập hợp những quá trình, trong đó cơ thể lấy O2 từ bên ngoài vào để ôxi hoá
các chất trong tế bào và giải phóng năng lượng cho các hoạt động sống, đồng thời thải CO2 ra
ngoài
Câu 13: Đáp án D
Ở người, tim là bộ phận hoạt động theo quy luật "tất cả hoặc không có gì": khi kích thích ở
cường độ dưới ngưỡng, cơ tim hoàn toàn không co bóp nhưng khi kích thích với cường độ tới
ngưỡng, cơ tim đáp ứng bằng co tối đa và nếu kích thích ở cường độ trên ngưỡng cũng không
làm cơ tim co mạnh hơn nữa
Câu 14: Đáp án C
Dưới tác dụng của vi khuẩn phản nitrat hoá, nitrat sẽ bị chuyến hoá trực tiếp thành nitơ khí
quyển
Câu 15: Đáp án D
Hô hấp tế bào diễn ra theo trật tự là: Đường phân → chu trình Crep → chuỗi truyền electron hô
hấp
Câu 16: Đáp án B

Hầu hết các chất hữu cơ trong cây được tạo nên từ CO2 thông qua quá trình quang hợp ở thực vật
Câu 17: Đáp án B
Trong cơ chế duy trì nồng độ glucôzơ máu, bộ phận thực hiện là gan
Câu 18: Đáp án A
Hệ tuần hoàn kín gồm có mực ống, bạch tuộc, chim bồ câu, ếch giun.
Câu 19: Đáp án A
Sản phẩm của pha sáng dùng làm nguyên liệu cho pha tối là ATP, NADPH.
Câu 20: Đáp án B
Từ A/PG - sản phẩm trực tiếp của chu trình Canvin hình thành nên đường glucôzơ. Vậy nên chu
trình Canvin là giai đoạn tạo nên C6H12O6 ở cây mía.
Câu 21: Đáp án D
Rễ cây trên cạn hấp thụ nước và ion khoáng chủ yếu qua miền lông hút.
Câu 22: Đáp án C
Phitôcrôm là sắc tố tiếp nhận ánh sáng trong phản ứng quang chu kì của thực vật.


Câu 23: Đáp án D
Chu trình cố định CO2 ở nhóm thực vật C4 và CAM giống nhau ở đặc điểm chất nhận CO2 đầu
tiên là PEP.
Câu 24: Đáp án C
Tiêu hoá nội bào là hình thức tiêu hoá xảy ra ở động vật chưa có cơ quan tiêu hoá (động vật đơn
bào). Vậy “Trùng roi xanh, trùng đế giày, trùng biến hình” là những động vật chưa có cơ quan
tiêu hoá nên chúng tiêu hoá nội bào.
Câu 25: Đáp án C
Kali là ion có vai trò điều tiết độ mở khí khổng cho khí cacbônic khếch tán vào lá.
Câu 26: Đáp án B
I, II, III, IV đều là những phát biểu đúng khi nói về vai trò của các nguyên tố dinh dưỡng khoáng
thiết yếu cho cây.
Câu 27: Đáp án C
+ (1), (2), (4) là những phát biểu đúng


.

.

+ (3) sai vì vi khuẩn phản nitrat hoá có khả năng chuyển hoá nitrat thành nitơ trong khí quyển.
Câu 28: Đáp án B
Vi khuẩn phản nitrat hoá là nhóm vi khuẩn kị khí và hoạt động của chúng làm thất thoát nitơ
khoáng trong đất, khiến cho đất trở nên kém màu mỡ.
Câu 29: Đáp án A
Ở động vật nhai lại, dạ dày được chia làm 4 ngăn: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế.
Câu 30: Đáp án C
Thiếu các nguyên tố khoáng N, Mg, Fe sẽ làm cho lá cây bị vàng do vậy cần phải bón những
nguyên tố khoáng này cho cây để lá cây xanh trở lại. (Dethithpt.com)
Câu 31: Đáp án B
Đặc điểm khác biệt rõ nét nhất của thực vật CAM với con đường C4 là về thời gian, cả hai giai
đoạn của con đường C4 đều diễn ra ban ngày, còn đối với con đường CAM thì giai đoạn đầu cố
định CO2 được thực hiện vào ban đêm, lúc khí khổ mở; còn giai đoạn tái cố định CO2 theo chu
trình Cavin được thực hiện vào ban ngày lúc khí khổng đóng.
Câu 32: Đáp án A
Tác nhân có vai trò quan trọng nhất trong việc đây nước từ mạch gỗ của rễ lên mạch gỗ của thân
là áp suất rễ.
Câu 33: Đáp án C
Cả 4 phát biểu trên chính là những nguồn cung cấp nitơ cho cây.


Câu 34: Đáp án D
Có 2 dạng phôtpho có thể được hấp thụ vào trong cơ thể thực vật, đó là: PO34− ; H 2 PO4−




×