Tải bản đầy đủ (.pdf) (17 trang)

38 câu trắc nghiệm chương chuyển hóa vật chất và năng lượng nguyễn thành công file word có lời giải chi tiết image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (297.16 KB, 17 trang )

Chuyển hóa vật chất và năng lượng
Câu 1. Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của
chúng nằm trong khoảng:
A. 20°C – 30°C

B. 10°C – 20°C

C. 30°C – 40°C

D. 35°C – 45°C

Câu 2. Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình
hấp thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là:
A. Dạ dày

B. Ruột non

C. Thực quản

D. Ruột già

Câu 3. Khi nói về vai trò của nguyên tố nitơ trong cơ thể thể thực vật và sự hấp thu nguyên tố
này phục vụ cho các hoạt động sống của cây, phát biểu nào sau đây là chính xác?
A. Các chất hữu cơ chứa nitơ trong đất được thực vật ưu tiên hấp thụ qua hệ rễ vì không cần thực
hiện quá trình chuyển hóa mà vẫn thu được chất hữu cơ.
B. Thực vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng các ion amon (NH4+) và nitrate (NO3-) vào các tế bào
lông hút.
C. Nitơ chỉ đóng vai trò trong cấu tạo nên các axit amin từ đó hình thành nên các protein tham
gia điều khiển mọi hoạt động sống của tế bào.
D. Nhờ sự có mặt của các vi sinh vật cố định đạm, ở hầu hết các loài thực vật chúng có thể sử
dụng trực tiếp N2 có mặt trong khí quyển làm nguyên liệu cho tổng hợp protein.


Câu 4. Khi nói về tim và các hoạt động của tim ở người và động, trong số các phát biểu sau
đây, phát biểu nào chính xác?
A. Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các
tĩnh mạch bị kéo về tim.
B. Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4
giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút.
C. Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi
khắp cơ thể.
D. Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường,
tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường.
Câu 5. Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng nào không hô hấp nhờ mang?
A. Cá xương

B. Tôm

C. Trai

D. Giun đất

Câu 6. Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của
mình?
A. Pha sáng tạo ra oxy phục vụ cho hoạt động của pha tối.


B. Pha sáng tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt
động của pha tối.
C. Pha sáng cần thiết phải xảy ra để tiêu thụ nước trong quá trình quang hợp.
D. Pha sáng là giai đoạn thiết yếu cho quá trình quang hợp được thực hiện.
Câu 7. Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng trong cơ thể động vật và các khía
cạnh liên quan, cho các phát biểu dưới đây:

(1). Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim.
(2). Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. (3). Bề
mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao.
(4). Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng
không cần sắc tố hô hấp trong máu.
Số lượng các phát biểu chính xác là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Đề số 3
Câu 8. Cấu trúc nào tham gia vào quá trình điều hướng con đường vận chuyển nước và muối
khoáng từ con đường gian bào sang con đường tế bào chất khi dòng nước và muối khoáng đi từ vỏ
rễ vào trong trụ dẫn?
A. Lông hút

B. Mạch gỗ

C. Đai caspari

D. Mạch rây

Câu 9. Trong số các đối tượng động vật chỉ ra dưới đây:
(1). Sứa
(2). Thủy tức
nhiêu đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi?


(3). Giun dẹp

(4). Côn trùng Có bao

A. Tất cả các đối tượng (1); (2); (3) và (4) đều có hệ tiêu hóa dạng túi.
B. Chỉ có 2 đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi.
C. Có ít hơn 3 đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi.
D. Có 3 đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi.
Câu 10. Khi nói về dinh dưỡng khoáng ở thực vật và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu
dưới đây:
(1). Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố vi lượng.
(2). Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn
tham gia cấu tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào.
(3). Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng
này.


(4). Các nguyên tố vi lượng thường đóng vai trò trong thành phần cấu tạo của enzyme tham gia
xúc tác cho các phản ứng sinh hóa
Số khẳng định đúng là:
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 11. Chu trình CAM thường gặp ở nhóm thực vật nào dưới đây?

A. Các dạng thực vật bậc thấp như rêu và dương xỉ
B. Các dạng thực vật ở vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới.
C. Các dạng cây lá cứng ở vùng hoang mạc hoặc vùng lạnh.
D. Các dạng cây mọng nước ở vùng hoang mạc khô hạn.
Câu 12. Khi nói về vai trò của vi sinh vật cộng sinh trong ống tiêu hóa của một số động vật nhai
lại, cho các phát biểu:
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp
cho vật chủ.
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động vật
nhai lại.
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của động
vật nhai lại.
Số các phát biểu không chính xác là:
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 13. Trong số các nhận định sau về chức năng các thành phần trong cấu trúc của lá:
(1). Tế bào mô giậu chứa lục lạp, là loại tế bào thực hiện quang hợp chính.
(2). Các khí khổng vừa có vai trò lấy nguyên liệu quang hợp vừa có vai trò đào thải sản phẩm
quang hợp.
(3). Gân lá vừa có vai trò nâng đỡ lá vừa có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quang hợp đến lá.
(4). Lục lạp trong lá vừa có vai trò quang hợp vừa có vai trò hô hấp, cung cấp năng lượng cho tế
bào lá.
Số nhận định không chính xác là:

A. 4

B. 3

C. 2

D. 1

Câu 14. Trong số các sản phẩm chỉ ra dưới đây, đâu không phải là sản phẩm xuất hiện trong pha
sáng của quá trình quang hợp ở thực vật C3?


A. NADPH

B. O2

C. H+

D. H2O

Câu 15. Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách
ngăn tâm thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự
xuất hiện hai buồng tim này có ý nghĩa:
A. Cho phép máu chỉ lưu thông theo một chiều từ tim vào hệ mạch và từ hệ mạch đi vào tim qua
tĩnh mạch.
B. Phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần hoàn phổi có kích thước và
các đặc điểm khác nhau.
C. Tạo ra áp lực co thắt mạnh cho cả hai vòng tuần hoàn để đẩy máu đi từ tim đến động mạch
vốn có đường kính nhỏ.
D. Lực co thắt ở mỗi tâm thất khác nhau nên bù trừ được cho nhau và tiết kiệm năng lượng.

Câu 16. Khi nói về quá trình thoát hơi nước ở lá, cho các phát biểu dưới đây: (1). Nước có thể
thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá.
(2). Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một phần
các lá của cây.
(3). Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí.
(4). Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua
cutin.
Có bao nhiêu phát biểu chính xác?
A. 1

B. 3

C. 2

D. 4

Câu 17. Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng:
A. Chỉ hấp thu nitơ hữu cơ và các axit amin
B. Hấp thu amon và nitrate
C. Hấp thu nitrate và các axit amin
D. Chỉ hấp thu amon
Câu 18. Đối tượng động vật nào dưới đây không có sắc tố hô hấp ở trong máu?
A. Chim chích bông
B. Hai con thằn lằn con
C. Con cào cào
D. Con cá vàng
Câu 19.Trong số các phát biểu sau đây về hoạt động của hệ tuần hoàn:


(1). Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết

đi.
(2). Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín.
(3). Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm.
(4). Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn
đơn và hệ tuần hoàn hở.
Số phát biểu không chính xác là:
A. 3

B. 1

C. 2

D. 4

Câu 20. Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm các thành phần:
B. H+, electron và O2

A. CO2, C6H12O6

D. H+, O2, NADPH

C. Electron và NADPH

Câu 21. Cho các mô tả sau đây về các vấn đề liên quan đến tiêu hóa ở động vật:
I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc.
II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn.
III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu hóa.
IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học. Số
các mô tả phù hợp với hoạt động tiêu hóa ở động vật ăn thịt là:
A. 4


B. 2

C. 3

D. 1

Câu 22. Phát biểu nào sau đây KHÔNG chính xác khi nói về quá trình quang hợp ở thực vật?
A. Bản chất quang hợp là chuyển quang năng thành hóa năng dự trữ trong các liên kết hóa học.
B. Quá trình quang hợp gồm có pha sáng và pha tối, pha sáng được thực hiện trên màng
thylacoid, pha tối được thực hiện trong chất nền lục lạp.
C. Trong cấu trúc của lá màu xanh, tất cả các tế bào đều chứa lục lạp và có khả năng quang hợp.
D. Oxy tạo ra trong quá trình quang hợp có thể được sử dụng cho hô hấp tế bào hoặc giải phóng
ra bên ngoài.
Câu 23. Trong số các phát biểu dưới đây về quá trình hô hấp ở động vật, phát biểu nào chính
xác?
A. Các loài thú đều hô hấp nhờ hoạt động của ống khí trong giai đoạn sớm và khi sinh ra thì hô
hấp bằng phổi.
B. Để đảm bảo cho quá trình hấp thu và trao đổi khí ở phổi, bao quanh các phế nang là hệ thống
mao mạch dày đặc.


C. Các loài chân khớp dưới nước như tôm, cua đều có hoạt động hô hấp nhờ ống khí, ống khí
giới hạn kích thước cơ thể của chúng.
D. Các loài động vật đa bào đều có hệ hô hấp với các đường ống phân nhánh bên trong cơ thể để
hấp thu và trao đổi khí.
Câu 24. Về quá trình vận chuyển các chất trong cơ thể thực vật, phát biểu nào sau đây không
chính xác?
A. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, thành tế bào hóa gỗ.
B. Thành phần dịch vận chuyển trong mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng.

C. Lực đẩy từ áp suất rễ đóng vai trò chủ đạo quan trọng nhất trong vận chuyển nước lên ngọn
cây ở các cây thân gỗ cao.
D. Ống rây gồm các tế bào sống, không có nhân tế bào, vận chuyển chủ yếu là đường, axit amin,
hormone và một số chất hữu cơ khác.
Câu 25. Trong số các phát biểu sau về hô hấp ở động vật:
I. Cá, tôm, cua hô hấp bằng mang.
II. Châu chấu và các loài côn trùng trên cạn hô hấp bằng ống khí.
III. Sự trao đổi khí ở mang cá nhờ cơ chế trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao.
IV. Phổi ở chim được cấu tạo bởi nhiều phế nang có kích thước nhỏ. Số phát biểu chính xác là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 26. Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở thực vật, cho các phát biểu
dưới đây:
I. Sự thừa nitơ trong cây dẫn đến cây sinh trưởng mạnh, kích thước các cơ quan sinh dưỡng phát
triển nhanh nhưng cây yếu.
II. Nitơ đóng vai trò cấu trúc nên diệp lục, enzyme và hàng loạt các sinh chất khác trong tế bào sống.
III. Thiếu nitơ có biểu hiện là vàng lá nhưng nó có thể bị nhầm bởi việc thiếu một số nguyên tố khác
như Mg, S, Fe.
IV. Cây chỉ hấp thu nitơ dưới dạng NH4+ và chuyển hóa chất này vào trong axit amin. Số phát biểu
chính xác là:
A. 1

B. 3


C. 2

D. 4

Câu 27. Khi nói về quá trình chuyển hóa vật chất và năng lượng ở đọng vật, cho các phát biểu sau
đây:
I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào.


II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa
protein.
III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể bị
cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót.
IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). Số phát biểu không
chính xác là:
A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Câu 28. Nguyên tố khoáng nào sau đây đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục,
đồng thời có khả năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật?
A. Clo

B. Sắt

C. Magie


D. Lưu huỳnh

Câu 29. Khi nói về quá trình tiêu hóa ở bò và các vấn đề liên quan, cho các phát biểu sau đây:
(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa
và hấp thu của chúng.
(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng cửa,
răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển mạnh để
nghiền thức ăn.
(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như
cellulose.
(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4, do
đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính.
Số phát biểu chính xác là:
A. 3

B. 2

C. 1

D. 4

Câu 30. Cho các phát biểu sau đây về quá trình cố định đạm sinh học:
(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao. (2). Chỉ do các
vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện.
(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón.
(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm cho
cây trồng.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1


B. 4

C. 3

D. 2

Câu 31. Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều
nước. Giải thích hiện tượng này như thế nào cho phù hợp?


A. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu
điều hòa trao đổi nước → cơ thể cần cung cấp thêm nước.
B. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu giảm →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu
điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
C. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm tăng áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu
điều hòa trao đổi nước →tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm giác khát.
D. Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng →làm giảm áp suất thẩm thấu →kích thích trung khu
điều hòa trao đổi nước →cơ thể cần cung cấp thêm nước.
Câu 32. Tại sao thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của
mình?
A. Pha sáng tạo ra oxy phục vụ cho hoạt động của pha tối.
B. Pha sáng tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt
động của pha tối.
C. Pha sáng cần thiết phải xảy ra để tiêu thụ nước trong quá trình quang hợp.
D. Pha sáng là giai đoạn thiết yếu cho quá trình quang hợp được thực hiện.
Câu 33. Hệ rễ của thực vật bậc cao:
A. Có thể hấp thu được nitơ dưới dạng hợp chất hữu cơ, tiến hành chuyển hóa thành axit amin và
cung cấp nguyên liệu cho tế bào sống.
B. Có khả năng tiết ra enzyme phân giải protein trong đất, giải phóng axit amin và lông hút hấp

thụ axit amin cho các hoạt động sống của cây.
C. Hấp thụ nitơ dưới dạng amon và nitrate, chuyển hóa các hợp chất nitơ vô cơ này thành nitơ
hữu cơ phục vụ cho các hoạt động sống.
D. Có khả năng tham gia quá trình phản nitrate hóa giải phóng nitơ vào trong đất, làm đất màu
mỡ hơn.
Câu 34. Khi nói về quá trình tiêu hóa của một số loài động vật, cho các phát biểu dưới đây: (1).
Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học.
(2). Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa học.
(3). Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp thụ
dưỡng chất.
(4). Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa
protein.
Số phát biểu chính xác là:
A. 1

B. 4

C. 2

D. 3


Câu 35. Khi nói về quá trình điều hòa cân bằng nội môi, trong số các phát biểu sau đây, phát biểu
nào không chính xác?
A. Khi ăn mặn, hàm lượng Na+ trong máu gia tăng dẫn đến áp suất thẩm thấu trong máu tăng lên,
tạo ra tín hiệu thúc đẩy thận tăng cường tái hấp thu nước từ nước tiểu, kích thích trung khu phụ trách
ở não gây ra cảm giác khát.
B. Khi hàm lượng đường trong máu tăng lên mà không có sự có mặt của insulin từ tuyến tụy,
thận tiến hành lọc thải đường qua nước tiểu.
C. Hàm lượng chất tan trong máu cao là một tín hiệu tác động lên thụ thể thành mạch, đóng vai

trò như cơ quan tiếp nhận kích thích trong cơ thể, từ đó truyền tín hiệu đến cơ quan đáp ứng để trả
lời kích thích.
D. Khi hàm lượng đường trong máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào
máu, hormone này đến gan gây ra tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.
Câu 36. Ở một số giống cây trồng, người nông dân có thể dùng dao khía vỏ quanh gốc cây một
vòng tròn không khép kín (khoảng 1/2 - 2/3 vòng), điều này có thể đạt hiệu quả:
(1). Kích thích quá trình ra hoa do ức chế quá trình sinh trưởng và chuyển sang giai đoạn sinh sản.
(2). Ngăn cản con đường vận chuyển đường từ lá xuống rễ, do vậy đường sẽ chuyển đến tích lũy ở
quả làm cho quả ngọt hơn.
(3). Gây ra trạng thái tổn thương, cây trồng sẽ đáp ứng miễn dịch, tiết ra các chất chống lại sâu bọ.
(4). Kích thích quá trình phát triển của lá và các cơ quan sinh dưỡng như củ và thân, cành do tập
trung nhiều khoáng chất ở rễ.
Các hiệu quả có thể thu được là:
A. (1) và (2)

B. (1); (2) và (4)

C. (2); (3) và (4)

D. Chỉ (2)

Câu 37. Sự thiếu hụt nguyên tố khoáng Mg dẫn tới hiện tượng vàng lá, cơ chế nào dưới đây giải
thích cho hiện tượng trên?
A. Thiếu Mg dẫn đến thiếu hụt các enzyme phục vụ cho quá trình quang phân li nước, lục lạp
không thực hiện quang hợp được, thiếu sinh chất nên lá mất màu xanh.
B. Thiếu Mg dẫn tới thiếu nguyên liệu tổng hợp phân tử diệp lục vì Mg nằm trong cấu trúc của
diệp lục, thiếu diệp lục nên lá bị vàng.
C. Cơ thể thiếu Mg khiến nguyên tố này phải di chuyển từ lá xuống nuôi thân và rễ nên lá mất
màu xanh.
D. Mg tham gia vai trò cấu trúc enzyme tham gia vào quá trình tổng hợp diệp lục nên thiếu Mg

diệp lục không được tổng hợp, lá có màu vàng.
Câu 38. Nguyên nhân nào sau đây cho thấy hô hấp ở chim là hình thức hô hấp có hiệu quả cao nhất
ở các loài động vật có xương sống trên cạn?


A. Ở chim hô hấp bằng hệ thống túi khí phân tán khắp cơ thể thay vì hô hấp bằng phổi giống như
các loài động vật có xương sống trên cạn khác.
B. Quá trình hô hấp ở chim được thực hiện bởi sự trao đổi khí giữa máu và số lượng lớn các phế
nang trong phổi nên hiệu quả trao đổi khí cao.
C. Hô hấp ở chim có sự phối hợp giữa phổi và các túi khí nên dòng khí đi theo một chiều, không
có khí cặn, đồng thời dòng khí và dòng máu trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao.
D. Các túi khí của chim dự trữ một lượng khí lớn nên chim có thể lấy oxy trong khí ở túi một
cách triệt để mà không làm thất thoát oxy ra ngoài.

Đáp án
1
A
11
D
21
A
31
C

2
B
12
C
22
C

32
B

3
B
13
D
23
B
33
C

4
D
14
D
24
C
34
C

5
6
D
B
15
16
B
B
25

26
C
B
35
36
D
A
Lời giải chi tiết

7
B
17
B
27
A
37
B

8
C
18
C
28
C
38
C

9
D
19

A
29
B
39

10
C
20
B
30
C
40

Câu 1. Đáp án A
Đối với các loài thực vật sống ở vùng nhiệt đới, nhiệt độ tối ưu cho quá trình quang hợp của
chúng nằm trong khoảng 20°C – 30°C
Câu 2. Đáp án B
Ở người, bộ cơ quan đảm nhận chức năng tiêu hóa hóa học chính và tham gia vào quá trình hấp
thụ chất dinh dưỡng chủ yếu cho cơ thể là ruột non.
Câu 3. Đáp án B
Khi nói về vai trò của nguyên tố nitơ trong cơ thể thực vật và sự hấp thu nguyên tố này phục vụ
cho các hoạt động sống của cây, thực vật có thể hấp thu nitơ dưới dạng các ion amon (NH4+) và
nitrate (NO3-) vào các tế bào lông hút.
Câu 4. Đáp án D
A. Trong pha giãn chung, áp suất máu trong các khoang tim đồng loạt gia tăng khiến máu từ các
tĩnh mạch bị kéo về tim. → sai, áp suất máu trong tâm nhĩ tăng, tâm thất giảm


B. Với chu kỳ hoạt động 3 pha: nhĩ co, thất co, giãn chung tương ứng với thời gian 0,1:0,3: 0,4
giây thì nhịp tim của người này có giá trị 72 nhịp mỗi phút → sai, nhịp tim của người này có giá

trị 75 nhịp mỗi phút.
C. Các động vật có kích thước cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng nhanh để đảm bảo đẩy máu đi
khắp cơ thể. → cơ thể càng lớn thì nhịp tim càng chậm.
D. Một trong các dấu hiệu của bệnh hở van tim là có nhịp tim cao hơn so với người bình thường,
tim phải hoạt động nhiều hơn so với người bình thường. → đúng
Câu 5. Đáp án D
Trong số các đối tượng sống sau đây, đối tượng không hô hấp nhờ mang là giun đất.
Câu 6. Đáp án B
Thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình do pha sáng
tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt động của pha
tối.
Câu 7. Đáp án B
(1) Hiệu quả trao đổi khí trong phổi người cao hơn so với phổi chim. → đúng (nếu chỉ xét ở phổi
thì hiệu quả trao đổi khí ở phổi người cao hơn)
(2) Trao đổi khí ở chim là hệ thống trao đổi khí kép, dòng khí chỉ đi một chiều qua phổi. → đúng
(3) Bề mặt trao đổi khí của các loài càng dày và ẩm thì hiệu quả trao đổi khí càng cao. → sai
(4) Phương thức hô hấp của côn trùng khác biệt so với các loài động vật có xương sống, chúng
không cần sắc tố hô hấp trong máu. → sai.
Câu 8. Đáp án C
Cấu trúc đai caspari tham gia vào quá trình điều hướng con đường vận chuyển nước và muối
khoáng từ con đường gian bào sang con đường tế bào chất khi dòng nước và muối khoáng đi từ
vỏ rễ vào trong trụ dẫn.
Câu 9. Đáp án D
Các đối tượng có hệ tiêu hóa dạng túi: sứa, thủy tức, giun dẹp. Công trùng có hệ tiêu hóa dạng
ống.
Câu 10. Đáp án C
(1) Các nguyên tố khoáng thiết yếu đều là các nguyên tố vi lượng → sai
(2) Các nguyên tố dinh dưỡng khoáng thiết yếu không chỉ tham gia cấu tạo nên sinh chất mà còn
tham gia cấu tạo nên các chất điều tiết hoạt động sống của tế bào. → đúng
(3) Trong đất có cả các muối hòa tan và các muối không tan, thực vật có thể hấp thu cả hai dạng

này. → sai


(4) Các nguyên tố vi lượng thường đóng vai trò trong thành phần cấu tạo của enzyme tham gia
xúc tác cho các phản ứng sinh hóa → đúng
Câu 11. Đáp án D
Chu trình CAM thường gặp ở các dạng cây mọng nước ở vùng hoang mạc khô hạn.
Câu 12. Đáp án C
(1) Chúng tiết enzyme phân giải cellulose không chỉ cung cấp đường cho chúng mà còn cung cấp
cho vật chủ. → đúng
(2) Bản thân chúng có thể bị tiêu hóa và cung cấp chất dinh dưỡng, nguồn axit amin cho động
vật nhai lại → đúng
(3) Các vi sinh vật này có khả năng hấp thu khí methan thải ra bởi động vật nhai lại. → sai.
(4) Lấy chất dinh dưỡng từ cơ thể động vật nhai lại, không có ích đối với quá trình tiêu hóa của
động vật nhai lại. → sai
Câu 13. Đáp án D
(1) Tế bào mô giậu chứa lục lạp, là loại tế bào thực hiện quang hợp chính. → đúng
(2) Các khí khổng vừa có vai trò lấy nguyên liệu quang hợp vừa có vai trò đào thải sản phẩm
quang hợp. → đúng
(3) Gân lá vừa có vai trò nâng đỡ lá vừa có vai trò vận chuyển các nguyên liệu quang hợp đến lá.
→ đúng
(4) Lục lạp trong lá vừa có vai trò quang hợp vừa có vai trò hô hấp, cung cấp năng lượng cho tế
bào lá. → sai
Câu 14. Đáp án D
Trong số các sản phẩm chỉ ra dưới đây, sản phẩm không xuất hiện trong pha sáng của quá trình
quang hợp ở thực vật C3 là H2O.
Câu 15. Đáp án B
Trong quá trình tiến hóa của hệ tuần hoàn, từ bò sát phát triển thành chim và thú, vách ngăn tâm
thất hoàn thiện và phân tách tâm thất thành 2 buồng là tâm thất trái và tâm thất phải. Sự xuất hiện
hai buồng tim này có ý nghĩa phân phối áp lực khác nhau lên vòng tuần hoàn chính và vòng tuần

hoàn phổi có kích thước và các đặc điểm khác nhau.
Câu 16. Đáp án B
(1) Nước có thể thoát hơi qua khí khổng hoặc trực tiếp qua bề mặt lá. → đúng
(2) Khi chuyển cây trồng từ vị trí này sang vị trí khác bằng cách đào gốc, nên cắt bỏ bớt một
phần các lá của cây. → đúng


(3) Thoát hơi nước ở lá là một quá trình thụ động, được điều chỉnh bởi các yếu tố vật lí. → sai
(4) Các lá trưởng thành, tốc độ thoát hơi nước qua khí khổng cao hơn tốc độ thoát hơi nước qua
cutin. → đúng
Câu 17. Đáp án B
Thực vật bậc cao có thể hấp thu nitơ từ lòng đất dưới dạng hấp thu amon và nitrate.
Câu 18. Đáp án C
Đối tượng động vật không có sắc tố hô hấp ở trong máu là con cào cào.
Câu 19. Đáp án A
(1) Ở người, tim hoạt động không nghỉ ngơi suốt khoảng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết
đi. → sai, do tim hoạt động theo các pha và có thời gian nghỉ giữa các pha.
(2) Máu vận động theo vòng tuần hoàn chỉ có ở động vật có hệ tuần hoàn kín → sai, máu luôn
vận động theo vòng tuần hoàn ở cả hệ kín và hở.
(3) Một trong các dấu hiệu dễ nhận thấy của người bị bệnh hở van tim là nhịp tim rất chậm. →
sai, khi bị bệnh hở van tim, thì nhịp tim rất nhanh (do van hở nên cơ thể thiếu ôxi → bơm máu
liên tục để cung cấp đủ ôxi)
(4) Ở hệ tuần hoàn kép, áp lực của dòng máu lên thành động mạch là lớn hơn so với hệ tuần hoàn
đơn và hệ tuần hoàn hở. → đúng
Câu 20. Đáp án B
Sản phẩm của quá trình quang phân li nước bao gồm: H+, electron và O2.
Câu 21. Đáp án A
I. Có sự phân hóa răng cửa, răng nanh, răng hàm cao độ, răng nanh to, dài, sắc. → đúng
II. Ruột non thường ngắn và có dạ dày đơn, lớn, chứa được nhiều thức ăn. → đúng
III. Nhóm động vật này có hiện tượng tiêu hóa cơ học và tiêu hóa hóa học xảy ra trong ống tiêu

hóa. → đúng
IV. Các tuyến tiêu hóa phối hợp với ống tiêu hóa trong việc thực hiện quá trình tiêu hóa hóa học.
→ đúng
Câu 22. Đáp án C
A. Bản chất quang hợp là chuyển quang năng thành hóa năng dự trữ trong các liên kết hóa học.
→ đúng
B. Quá trình quang hợp gồm có pha sáng và pha tối, pha sáng được thực hiện trên màng
thylacoid, pha tối được thực hiện trong chất nền lục lạp. → đúng


C. Trong cấu trúc của lá màu xanh, tất cả các tế bào đều chứa lục lạp và có khả năng quang hợp.
→ sai
D. Oxy tạo ra trong quá trình quang hợp có thể được sử dụng cho hô hấp tế bào hoặc giải phóng
ra bên ngoài. → đúng
Câu 23. Đáp án B
Phát biểu chính xác về quá trình hô hấp ở động vật, để đảm bảo cho quá trình hấp thu và trao đổi
khí ở phổi, bao quanh các phế nang là hệ thống mao mạch dày đặc.
Câu 24. Đáp án C
A. Mạch gỗ gồm các tế bào chết, thành tế bào hóa gỗ. → đúng
B. Thành phần dịch vận chuyển trong mạch gỗ chủ yếu là nước, các ion khoáng. → đúng
C. Lực đẩy từ áp suất rễ đóng vai trò chủ đạo quan trọng nhất trong vận chuyển nước lên ngọn
cây ở các cây thân gỗ cao. → sai
D. Ống rây gồm các tế bào sống, không có nhân tế bào, vận chuyển chủ yếu là đường, axit amin,
hormone và một số chất hữu cơ khác. → đúng
Câu 25. Đáp án C
I. Cá, tôm, cua hô hấp bằng mang. → đúng
II. Châu chấu và các loài côn trùng trên cạn hô hấp bằng ống khí. → đúng
III. Sự trao đổi khí ở mang cá nhờ cơ chế trao đổi ngược dòng với hiệu suất cao. → đúng
IV. Phổi ở chim được cấu tạo bởi nhiều phế nang có kích thước nhỏ. → sai, phổi chim cấu tạo từ
vô số vi khí quản

Câu 26. Đáp án B
I. Sự thừa nitơ trong cây dẫn đến cây sinh trưởng mạnh, kích thước các cơ quan sinh dưỡng phát
triển nhanh nhưng cây yếu. → đúng
II. Nitơ đóng vai trò cấu trúc nên diệp lục, enzyme và hàng loạt các sinh chất khác trong tế bào
sống. → đúng
III. Thiếu nitơ có biểu hiện là vàng lá nhưng nó có thể bị nhầm bởi việc thiếu một số nguyên tố
khác như Mg, S, Fe. → đúng
IV. Cây chỉ hấp thu nitơ dưới dạng NH4+ và chuyển hóa chất này vào trong axit amin. → sai, cây
có thể hấp thụ ni tơ ở dạng NH4+ và NO3Câu 27. Đáp án A
I. Quá trình tiêu hóa ở thủy tức bao gồm hai giai đoạn tiêu hóa ngoại bào và tiêu hóa nội bào. →
đúng


II. Tuyến mật ở người đóng vai trò tiết ra enzyme đổ vào ruột non, thúc đẩy quá trình tiêu hóa
protein. → sai, enzyme này thúc đẩy quá trình tiêu hóa lipit.
III. Dạ dày người là bộ phận có thiết diện lớn nhất trong toàn bộ ống tiêu hóa ở người, nó có thể
bị cắt bỏ một phần mà người ta vẫn có thể sống sót. → đúng
IV. Gà thường ăn sỏi để hỗ trợ quá trình tiêu hóa cơ học ở dạ dày cơ (mề gà). → đúng
Câu 28. Đáp án C
Nguyên tố khoáng đóng vai trò trung tâm trong cấu tạo của phân tử diệp lục, đồng thời có khả
năng hoạt hóa nhiều enzyme quan trọng của tế bào thực vật là magie.
Câu 29. Đáp án B
(1). Việc điều trị kháng sinh cho các bò bị bệnh thường dẫn đến giảm hiệu quả quá trình tiêu hóa
và hấp thu của chúng. → đúng, do kháng sinh tiêu diệt lợi khuẩn.
(2). Bộ răng của trâu, bò có sự thích nghi cao độ với chế độ ăn, trong đó có sự phân hóa răng
cửa, răng nanh và răng hàm trong đó răng cửa và răng nanh kém phát triển, răng hàm phát triển
mạnh để nghiền thức ăn. → sai, răng hàm có gờ cứng để nghiền cỏ.
(3). Ở bò, dạ lá sách đóng vai trò dạ dày thật của bò và làm nhiệm vụ tiêu hóa protein cũng như
cellulose. → sai, dạ múi khí đóng vai trò như dạ dày thật.
(4). Quá trình tiêu hóa của bò có sự cộng sinh với các vi sinh vật có khả năng phát thải khí CH4,

do đó chăn nuôi bò góp phần gây ra hiệu ứng nhà kính. → đúng
Câu 30. Đáp án C
(1). Chỉ được thực hiện bởi các vi sinh vật cộng sinh với các dạng thực vật bậc cao. → sai, có thể
được thực hiện bởi các vi sinh vật sống tự do.
(2). Chỉ do các vi sinh vật nhân sơ có hệ thống enzyme nitrogenase thực hiện. → đúng
(3). Trồng các thực vật cộng sinh với vi sinh vật cố định đạm làm tiết kiệm phân bón. → đúng
(4). Nếu không có phân đạm, có thể dùng bèo hoa dâu làm phân bón hữu cơ và cung cấp đạm
cho cây trồng. → đúng
Câu 31. Đáp án C
Bạn Tùng Núi thường có thói quen ăn mặn, sau bữa ăn bạn thường phải uống rất nhiều nước.
Giải thích hiện tượng này là do: Khi ăn mặn, lượng Na+ trong máu tăng → làm tăng áp suất thẩm
thấu → kích thích trung khu điều hòa trao đổi nước → tăng tái hấp thu nước ở thận và gây cảm
giác khát.
Câu 32. Đáp án B


Thực vật cần phải thực hiện pha sáng để hoàn thành quá trình quang hợp của mình VÌ pha sáng
tích lũy quang năng thành hóa năng dưới dạng ATP và lực khử, cung cấp cho hoạt động của pha
tối.
Câu 33. Đáp án C
Hệ rễ của thực vật bậc cao: Hấp thụ nitơ dưới dạng amon và nitrate, chuyển hóa các hợp chất
nitơ vô cơ này thành nitơ hữu cơ phục vụ cho các hoạt động sống.
Câu 34. Đáp án C
(1) Chim ăn hạt và gia cầm sử dụng hạt cứng, sỏi để hỗ trợ tiêu hóa cơ học → đúng
(2) Ở gà, thức ăn từ dạ dày cơ được tiêu hóa cơ học rồi đổ xuống dạ dày tuyến để tiêu hóa hóa
học → sai, thức ăn từ dạ dày tuyến rồi đổ vào dạ dày cơ.
(3) Ruột non vừa đóng vai trò tiêu hóa thức ăn tạo ra các chất dinh dưỡng, vừa đóng vai trò hấp
thụ dưỡng chất → đúng
(4) Dịch mật được tiết từ gan và tích trữ trong túi mật, dịch mật đổ vào dạ dày để hỗ trợ tiêu hóa
protein → sai, dịch mật hỗ trợ tiêu hóa protein, lipid, glucid.

Câu 35. Đáp án D
Phát biểu không chính xác về quá trình điều hòa cân bằng nội môi: Khi hàm lượng đường trong
máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào máu, hormone này đến gan gây ra
tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.
Câu 36. Đáp án D
Phát biểu không chính xác về quá trình điều hòa cân bằng nội môi: Khi hàm lượng đường trong
máu giảm, tuyến tụy sẽ tăng cường tiết insulin giải phóng vào máu, hormone này đến gan gây ra
tác động phân giải glycogen thành đường để tăng đường huyết.
Câu 37. Đáp án B
Sự thiếu hụt nguyên tố khoáng Mg dẫn tới hiện tượng vàng lá, nguyên nhân: Thiếu Mg dẫn tới
thiếu nguyên liệu tổng hợp phân tử diệp lục vì Mg nằm trong cấu trúc của diệp lục, thiếu diệp lục
nên lá bị vàng.
Câu 38. Đáp án C
Nguyên nhân cho thấy hô hấp ở chim là hình thức hô hấp có hiệu quả cao nhất ở các loài động
vật có xương sống trên cạn: Hô hấp ở chim có sự phối hợp giữa phổi và các túi khí nên dòng khí
đi theo một chiều, không có khí cặn, đồng thời dòng khí và dòng máu trao đổi ngược dòng với
hiệu suất cao.




×