Tải bản đầy đủ (.pdf) (4 trang)

20 câu DÒNG điện TRONG các môi TRƯỜNG từ đề thi thử các trường không chuyên năm 2018 image marked image marked

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (197.2 KB, 4 trang )

Câu 1 (THPT Triệu Sơn 2 Thanh Hóa) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển có hướng
A. của các ion dương ngược chiều điện trường.
B. của các electron tự do ngược chiều điện trường.
C. của các electron tự do cùng chiều điện trường.
D. của các ion dương theo chiều điện trường, của các ion âm và electron tự do ngược chiều điện trường.
Đáp án B
+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời ngược chiều điện trường của các electron tự do.
Câu 2 (THPT Nam Định) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng dưới tác dụng của lực
điện trường của các
A. electron tự do.

B. ion âm.

C. nguyên tử.

D. ion dương

Đáp án A
+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do.
Câu 3 (THPT Phạm Công Bình Vĩnh Phúc lần 1) Kế t quả cuố i cùng của quá trình điê ̣n phân dung dich
̣
muố i đồ ng sun phát CuSO4 với điê ̣n cực bằ ng đồ ng là
A. đồ ng bám vào catot.

B. không có thay đổ i gì ở biǹ h điê ̣n phân.

C. anot bi ̣ăn mòn.

D. đồ ng cha ̣y từ anot sang catot.

Đáp án D


+ Kết quả cuối cùng của quá trình điện phân là đồng chạy từ anot sang catot.
Câu 4 (THPT Đồng Đậu Vĩnh Phúc lần 1) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của
A. các ion âm.

B. các electron.

C. các nguyên tử.

D. các ion dương.

Đáp án B
+ Dòng điện trong kim loại là dòng dịch chuyển có hướng của electron.
Câu 5 (THPT Vĩnh Xuân Yên Bái) Hiện tượng siêu dẫn xảy ra ở một số vật liệu khi
A. hiệu điện thế giữa hai đầu vật liệu đủ nhỏ. B. hiệu điện thế giữa hai đầu vật liệu đủ lớn.
C. nhiệt độ của vật liệu đủ nhỏ.

D. nhiệt độ của vật liệu đủ lớn.

Đáp án C
+ Hiện tượng siêu dẫn xảy ra ở một số vật liệu khi nhiệt độ đủ nhỏ làm điện trở của vật tiến về 0.
Câu 6 (THPT Vĩnh Xuân Yên Bái) Điốt bán dẫn có cấu tạo
A. gồm hai lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành một chiều.
B. gồm một lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện một chiều thành xoay chiều.
C. gồm hai lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện một chiều thành xoay chiều.
D. gồm một lớp tiếp xúc p – n và có tính chỉnh lưu, biến điện xoay chiều thành một chiều.
Đáp án D


+ Diot bán dẫn có cấu tạo gồm một lớp tiếp xúc p – n, có tính chỉnh lưu biến điện xoay chiều thành điện
một chiều.

Câu 7 (THPT Vĩnh Xuân Yên Bái) Điện phân dung dịch muối của một kim loại với anốt là kim loại đó
trong 32 phút 10 giây thì thu được 2,16g kim loại đó bám vào catốt. Biết cường độ dòng điện qua bình điện
phân là 1A và kim loại có hóa trị I, kim loại này là
A. Al.

B. Cu.

C. Fe.

D. Ag.

Đáp án D
+ Khối lượng chất thu được ở âm cực được xác định bởi:
m=

AIt
mFn 2,16.96500.1
A=
=
= 108 g mol. → Kim loại này là Ag
Fn
It
1.1930

Câu 8 (THPT Việt Trì Phú Thọ lần 1) Hạt tải điện trong kim loại là
A. electron tự do.

B. ion dương .

C. ion dương và electron tự do.


D. ion âm.

Đáp án A
+ Hạt tải điện trong kim loại là các electron tự do
Câu 9 (THPT Vũ Thế Lang Yên Bái) Bản chất dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng
của các
A. êlectron theo ngược chiều điện trường.
B. iôn dương theo chiều điện trường và các iôn âm ngược chiều điện trường.
C. iôn dương theo chiều điện trường và các êlectron ngược chiều điện trường.
D. iôn dương theo chiều điện trường và các ion âm, êlectron ngược chiều điện trường.
Đáp án D
+ Bản chất của dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương theo chiều điện
trường và các ion âm, êlectron tự do ngược chiều điện trường.
Câu 10 (THPT Vũ Thế Lang Yên Bái) Phát biểu nào sau đây là không đúng khi nói về cách mạ một huy
chương bạc?
A. Dùng huy chương làm catốt.

B. Dùng muối AgNO3.

C. Dùng anốt bằng bạc.

D. Đặt huy chương ở giữa anốt và catốt.

Đáp án D
+ Để mạ bạch cho huy chương ta phải dùng huy chương này làm catot, anot phải bằng bạc và dung dịch
phải chứa muối của kim loại bạc có thể là AgNO3 → D không đúng.


Câu 11 (THPT Vũ Thế Lang Yên Bái) Biết đương lượng điện hóa của Niken là k = 3.10 – 4 g/C. Khi cho

một điện lượng 10 C chạy qua bình điện phân có anốt làm bằng niken thì khối lượng niken bám vào catốt

A. 0,3.10 – 4g.

B. 10,3.10 – 4g.

C. 3.10 – 3g.

D. 0,3.10 – 3g.

Đáp án C
+ Khối lượng niken bám vào catot là m = kq = 3.10−4.10 = 3.10−3 g.
Câu 12 (THPT Phạm Văn Đồng Gia Lai lần 1) Hồ quang điện là quá trình phóng điện tự lực của chất
khí hình thành do
A. phân tử khí bị điện trường mạnh làm ion hóa.
B. quá trình nhân số hạt tải điện kiểu thác lũ trong chất khí.
C. chất khí bị tác dụng của các tác nhân ion hóa.
D. catôt bị nung nóng phát ra electron.
Đáp án D
+ Hồ quang điện là hiện tượng phóng điện tự lực được hình thành do catoot bị nung nóng phát ra electron
Câu 13 (THPT Triệu Sơn 2 Thanh Hóa lần 2) Công thức định luật Farađây về hiện tượng điện phân là
A. m =

At
nF

B. m =

nF
AIt


C. m =

AIt
nF

D. m =

AIn
tF

Đáp án C
+ Công thức tính khối lượng chất bám ở catoto theo định luật Faraday m =

AIt
.
Fn

Câu 14 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai Hà Tĩnh) Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có
hướng của
A. các ion âm ngược chiều điện trường.

B. các ion dương cùng chiều điện trường.

C. các prôtôn cùng chiều điện trường.

D. các êlectron tự do ngược chiều điện trường.

Đáp án D
+ Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron tự do ngược chiều điện trường.

Câu 15 (THPT Nguyễn Thị Minh Khai Hà Tĩnh) Một bình điện phân chứa dung dịch bạc nitrat
(AgNO3) có điện trở 2,5 Ω. Anôt của bình điện phân bằng bạc và hiệu điện thế đặt vào hai điện cực của
bình điện phân là 10 V. Biết bạc có A = 108 g/mol, có n = 1, hằng số Faraday F = 96500 C/mol. Khối
lượng bạc bám vào catôt của bình điện phân sau 16 phút 5 giây là
A. 2,14 mg.

B. 4,32 mg.

C. 4,32 g.

Đáp án C
+ Dòng điện chạy qua bình điện phân I =

U 10
=
= 4 A.
R 2,5

D. 2,16 g.


→ Khối lượng bạc bám ở âm cực là m =

AIt 108.4.965
=
= 4,32 g.
Fn
96500.1

Câu 16 (THPT Nguyễn Khuyễn Bình Dương) Hạt mang điện cơ bản trong bán dẫn tinh khiết là

A. electron tự do.

B. ion dương.

C. lỗ trống.

D. electron và lỗ trống.

Đáp án D
+ Hạt mang điện trong bán dẫn tinh khiết là electron và lỗ trống.
Câu 17 (THPT Sóc Sơn Hà Nội lần 1) Chọn phát biểu sai trong các phát biểu dưới đây
A. Dòng điện trong kim loại là dòng chuyển dời có hướng của các electron.
B. Dòng điện trong chất điện phân là dòng chuyển dời có hướng của các ion dương và ion âm.
C. Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các ion.
D. Dòng điện trong chất bán dẫn là dòng chuyển dời có hướng của electron và lỗ trống.
Đáp án C
+ Dòng điện trong chất khí là dòng chuyển dời có hướng của các electron, các ion âm và ion dương C sai
Câu 18 (THPT Quảng Xương Thanh Hóa lần 2) Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có
hướng của
A. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm ngược chiều điện trường.
B. các ion dương theo chiều điện trường và các ion âm, electron tự do ngược chiều điện trường.
C. các electron ngược chiều điện trường, lỗ trống theo chiều điện trường.
D. các ion và electron trong điện trường.
Đáp án A
+ Dòng điện trong chất điện phân là dòng dịch chuyển có hướng của các ion dương theo chiều điện trường
và của các ion âm theo ngược chiều điện trường.
Câu 19 (THPT Nam Trực Nam Định) Hồ quang điện được ứng dụng trong
A. quá trình mạ điện.

B. quá trình hàn điện.


C. hệ thống đánh lửa của động cơ.

D. lắp mạch chỉnh lưu dùng điôt bán dẫn.

Đáp án B
+ Hồ quang điện được ứng dụng trong quá trình hành điện.
Câu 20 (THPT Yên Lạc 2 Vĩnh Phúc lần 3) Điều kiện để có hồ quang điện trong thực tế là cần có hiệu
điện thế không thay đổi vào khoảng
A. 40V

B. 106V

C. 103V

Đáp án A
+ Để có hồ quang điện, ta cần duy trì một hiệu điện thế cỡ vài chục vôn.

D. 109V



×