Tải bản đầy đủ (.docx) (48 trang)

THỰC TRẠNG QUẢN lý xây DỰNG TRƯỜNG mầm NON đạt CHUẨN QUỐC GIA TRÊN địa bàn HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH lâm ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (319.17 KB, 48 trang )

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ XÂY
DỰNG TRƯỜNG MẦM NON ĐẠT
CHUẨN QUỐC GIA TRÊN ĐỊA
BÀN HUYỆN ĐAM RÔNG, TỈNH
LÂM ĐỒNG


- Khái quát tình hình kinh tế - xã hội và giáo dục của
huyện Đam Rông
- Đặc điểm về vị trí địa lý, tình hình kinh tế-xã hội
Đam Rông, nằm ở phía Bắc - Tây Bắc tỉnh Lâm Đồng.
Trung tâm huyện cách Thành phố Đà Lạt về phía Tây - Tây Nam
theo QL.27 khoảng 100 km. Ranh giới hành chính được xác định
như sau:
Phía Bắc giáp tỉnh Đắk Lắk
- Phía Nam giáp huyện Lâm Hà
- Phía Đông giáp huyện Lạc Dương
- Phía Tây giáp tỉnh Đắk Nông
Tổng diện tích tự nhiên 87.210 ha, bao gồm 8 xã: Đạ Tông,
Đạ Long, Đạ Mrông, Rô Men, Liêng Srônh, Đạ Rsal, Phi Liêng,
Đạ K'Nàng là huyện duy nhất không có thị trấn. Dân số trung bình
toàn huyện năm 2017: 50.036 người hơn 70% dân số là đồng bào
dân tộc thiểu số với 14 thành phần dân tộc, các dân tộc chủ yếu
như Kinh 27%, Cil 27%, MNông 24%,... mật độ dân số 57
người/km2. Có đường quốc lộ 27 chạy qua thông với tỉnh Đắk
Lắk, là cửa ngõ nối với các tỉnh Tây Nguyên, là khu vực trọng yếu


của tỉnh Lâm Đồng nói riêng và khu vực nam Tây Nguyên nói
chung, là một trong số 62 huyện nghèo của cả nước theo Nghị
quyết 30a của Chính phủ.


Cơ cấu nền kinh tế chủ yếu là nông, lâm nghiệp giản đơn.
Trình độ canh tác còn thủ công, lạc hậu, đặc biệt tập tục canh tác
du canh du cư vẫn còn phổ biến trong bà con đồng bào dân tộc
thiểu số. Tốc độ tăng trưởng GRDP 100,14% KH, tăng 13,16 %
so với cùng kỳ; trong đó lĩnh vực nông - lâm - thủy sản tăng
8,88%, ngành Công nghiệp - xây dựng tăng 19,23 % và ngành
dịch vụ - thương mại tăng 17,21 %; Tổng vốn đầu tư phát triển
toàn xã hội 864.008,2 triệu đồng, bằng 91,21% kế hoạch tăng
27,87% so với cùng kỳ. Thu ngân sách nhà nước đạt 30.036 triệu
đồng bằng 120% KH. Tổng sản lượng lương thực đạt 19.537,8
tấn, bằng 93,7% kế hoạch và tăng 9,76% so với cùng kỳ; Có
49/56 thôn đạt chuẩn thôn văn hóa chiếm tỷ lệ 87,5%; có 80/102
cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa chiếm tỷ lệ
78,4% và 9.025/11. 850 gia đình đạt chuẩn văn hóa, chiếm tỷ lệ
76,16%, có 01 xã đạt chuẩn văn hóa cấp tỉnh (xã Đạ Rsal).
Đến nay, tuy tình hình kinh tế - xã hội của huyện đã có sự
chuyển biến tích cực, đời sống đại bộ phận nhân dân đã được cải
thiện. Tuy nhiên, do xuất phát điểm của nền kinh tế thấp nên sự


chuyển biến vẫn chưa đáng kể. Tỷ lệ hộ nghèo của huyện có giảm
nhưng vẫn còn cao, tỷ lệ hộ nghèo còn 27,83% giảm 7,38% so với
cùng kỳ.
Tốc độ phát triển của một số lĩnh vực kinh tế trọng điểm như
nông nghiệp, lâm nghiệp còn thấp, lạc hậu; tỷ trọng cơ cấu kinh tế
nông nghiệp vẫn chiếm đa số, ngành thương nghiệp, xây dựng,
tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ kém phát triển, manh mún, tốc độ
chuyển dịch cơ cấu kinh tế chậm.
Hệ thống chính trị và cán bộ từ huyện đến cơ sở được củng
cố một bước cơ bản đáp ứng được yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

Toàn huyện có 8 xã, 56 thôn với tổng số 1998 cán bộ các cấp.
Trong đó, cán bộ cấp huyện 96 người, cán bộ khối sự nghiệp 1168
người, cấp xã 187 người, cán bộ không chuyên trách 147 người,
cán bộ thôn - buôn 400 người.
Đội ngũ cán bộ cấp huyện chủ yếu là cán bộ trẻ, có trình độ
chuyên môn nhưng kinh nghiệm trong công tác còn hạn chế. Cán
bộ cấp cơ sở hiện nay còn thiếu và yếu, đặc biệt là cán bộ dân tộc
thiểu số, cán bộ cấp thôn, xã. Lao động, việc làm, dạy nghề chủ
yếu là lao động phổ thông trong lĩnh vực nông nghiệp, lâm
nghiệp, số đông chưa được đào tạo nghề, trình độ, chất lượng lao
động thấp.


Như vậy, tình hình kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội của huyện
về cơ bản là ổn định, song do đang trong quá trình chuyển dịch,
hoàn thiện cơ cấu KTXH nên đã tác động mạnh mẽ đến đời sống
của các tầng lớp nhân dân. Dân cư nhiều biến động, số người lao
động từ ngoài huyện vào cư trú trong huyện ngày càng đông, cơ cấu
lao động phức tạp, chủ yếu là lao động phổ thông tỷ lệ thất nghiệp
còn cao, thu nhập thấp, không ổn định, chiều hướng phát triển trong
nhiều lĩnh vực còn mang tính tự phát. Đời sống văn hóa của nhân
dân tuy phong phú và có bước phát triển mới nhưng chưa vững
chắc, mặt khác trình độ dân trí thấp nên những yếu tố tiêu cực của
mặt trái kinh tế thị trường tác động nhiều đến đời sống văn hóa của
nhân dân, đặc biệt là với tầng lớp thanh thiếu niên làm lệch lạc về
đạo đức, lối sống. Chính vì vậy, Huyện ủy, Hội đồng nhân dân
(HĐND) và UBND huyện Đam Rông đang tập trung lãnh đạo từng
bước cải thiện và phát triển kinh tế, xã hội, ổn định an ninh trật tự,
tạo điều kiện thuận lợi nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh
thần của người dân và xem đây là giải pháp thoát nghèo nhanh và

bền vững.
- Tình hình phát triển giáo dục trên địa bàn huyện Đam
Rông
Trong những năm qua, giáo dục huyện Đam Rông từng bước


phát triển một cách đồng bộ và toàn diện ở các cấp học, bậc học,
cụ thể như sau:
*. Về quy mô mạng lưới trường lớp:
Huyện đã cơ bản hoàn thành việc xây dựng mạng lưới
trường, lớp phù hợp với quy mô phát triển giáo dục cấp huyện,
đáp ứng được cơ bản nhu cầu học tập của con em nhân dân nhằm
nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần
phát triển kinh tế xã hội ở địa phương.
Quy mô mạng lưới trường lớp đã được mở rộng, tăng về số
lượng.
Năm 2011, tổng số cơ sở giáo dục đào tạo là 33 đơn vị, tổng
số 425 lớp/11.487 học sinh thì đến năm 2017 tổng số cơ sở giáo dục
đào tạo là 38 đơn vị (9 trường mầm non, 15 trường Tiểu học; 10
trường THCS, 3 trường THPT, 1 Trung tâm giáo dục thường
xuyên), tăng 5 đơn vị so với năm 2011 và giảm 01 đơn vị giáo dục
thường xuyên do sát nhập, với tổng số 516 lớp/14730 học sinh. 8/8
xã có Trung tâm học tập cộng đồng.
*. Về duy trì sĩ số học sinh và chất lượng giáo dục:
Tỷ lệ duy trì sĩ số đạt 100% đối với bậc học mầm non,
99,9% đối với bậc tiểu học; 98,3% đối với bậc THCS; 96.9% đối


với bậc học THPT.
Có 100% trẻ em 5 tuổi được học qua chương trình mẫu giáo

trước khi vào lớp 1, Tính đến thời điểm tháng 5/2017, toàn huyện
có 100% trẻ em 5 tuổi vào học các lớp mẫu giáo 2 buổi/ngày
(vượt 5% so với chỉ tiêu đề ra), 100% trẻ 6 tuổi vào lớp 1, tỷ lệ
học sinh tiểu học đi học đúng độ tuổi đạt 99,2% (vượt 4,2% so với
chỉ tiêu đề ra); tỷ lệ học sinh học 2 buổi trong ngày bậc Tiểu học
đạt 24,83%.
Chất lượng giáo dục từng bước được nâng cao: tỷ lệ lên lớp
thẳng đối với Tiểu học: 5946/6167 đạt tỷ lệ 96,49%; tỷ lệ học sinh
hoàn thành chương trình tiểu học đạt 1127/1127 tỷ lệ 100%; Đối
với THCS tỷ lệ học sinh lên thẳng đạt: 93.8%; tỷ lệ HS tôt nghiệp
lớp 9: 810/814 đạt tỷ lệ 99.5%; Đối với THPT tỷ lệ lên lớp thẳng
đạt 93,5%, tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt: 96,82%.
Chất lượng mũi nhọn có nhiều tiến bộ, trong năm học
2016-2017 có 21 học sinh được công nhận học sinh giỏi cấp tỉnh
ở các bộ môn văn hóa lớp 9 (01 giải nhất, 6 giải nhì, 8 giải ba, 6
giải khuyến khích); 9 học sinh đạt giải cấp tỉnh Violympic giải
toán, vật lý và tiếng Anh qua mạng Internet; Tham gia thi Hội
khỏe phù đổng cấp tỉnh đạt 02 huy chương vàng, 4 huy chương
bạc và 2 huy chương đồng; 21 em bậc tiểu học đạt giải thi viết


chữ đẹp cấp huyện...
Có 100% trường phổ thông trong huyện thực hiện giảng dạy
ngoại ngữ; 60% số trường thực hiện giảng dạy Tin học đối với bậc
tiểu học và 100% trường phổ thông có kết nối Internet.
Hàng năm, thực hiện phân luồng từ 10% - 20% học sinh tốt
nghiệp THCS vào các trường trung cấp và dạy nghề.
Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT tiếp tục học ĐH, CĐ, TCCN
là 34%.
Huyện duy trì tốt kết quả đạt chuẩn phổ cập giáo dục Tiểu

học và THCS. Hoàn thành phổ cập mẫu giáo 5 tuổi năm 2014.
Kỷ cương học đường tiếp tục được duy trì, các tệ nạn xã hội
được ngăn chặn không để xâm nhập vào trường học, môi trường
giáo dục được đảm bảo cho sự phát triển toàn diện nhân cách của
học sinh.
Thực hiện tốt công bằng xã hội trong giáo dục, quan tâm
đúng mức tới sự phát triển giáo dục ở những vùng kinh tế - xã hội
khó khăn. Thực hiện tốt chương trình giáo dục hòa nhập cho trẻ
khuyết tật.
*. Về quy mô phát triển đội ngũ:


Tổng số đội ngũ trực thuộc Phòng Giáo dục và Đào tạo là
990 người; trong đó:
Mầm non: 233 người; CBQL: 25; GV: 157; NV: 51;
Tiểu học: 442 người; CBQL: 37; GV: 344; NV: 61;
THCS: 315 người ; CBQL: 20; GV: 254; NV: 41.
Có 100% giáo viên các bậc học đạt trình độ chuẩn về đào
tạo. Trên chuẩn: Mầm non: 63.2%; Tiểu học: 67.6%; THCS:
56.4%. Về cơ bản, đội ngũ CBQL, giáo viên đáp ứng yêu cầu phát
triển của huyện; chất lượng đội ngũ nhà giáo được nâng lên cả về
trình độ chính trị, chuyên môn, nghiệp vụ, tin học, ngoại ngữ; có
bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt, yêu ngành,
yêu nghề.
Thực hiện quy hoạch phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ
quản lý giáo dục công tác phát triển số lượng và nâng cao chất
lượng đội ngũ tiếp tục được quan tâm, kịp thời đề xuất UBND
huyện bổ sung CBQL cho các đơn vị còn thiếu CBQL.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng
chính trị, nghiệp vụ quản lý, giáo dục đạo đức, nâng cao lập

trường tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
được quán triệt, thực hiện nghiêm túc. Phòng đã phối hợp với Ban


Tuyên giáo Huyện ủy và Trung tâm chính trị huyện tổ chức sinh
hoạt chính trị trong hè cho đội ngũ CB-GV-CNV trong toàn
ngành. Đã tổ chức các lớp bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ cho
CBQL, giáo viên theo đúng chỉ đạo của Sở Giáo dục và Đào tạo;
chỉ đạo và kiểm tra chặt chẽ việc triển khai tập huấn về đổi mới
phương pháp dạy học và công tác bồi dưỡng thường xuyên tại các
đơn vị trường học theo chỉ đạo của ngành. Tăng cường rà soát
chất lượng đội ngũ thông qua công tác thanh kiểm tra nội bộ, kiểm
tra chuyên môn, kiểm tra toàn diện.
Công tác bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, bồi dưỡng
chính trị, nghiệp vụ quản lý, giáo dục đạo đức, nâng cao lập
trường tư tưởng cho đội ngũ cán bộ, giáo viên, công nhân viên
được quán triệt, thực hiện nghiêm túc. Phòng đã phối hợp với
Trung tâm Bồi dưỡng Chính trị huyện Đam Rông tổ chức sinh
hoạt chính trị trong hè cho đội ngũ CB-GV-CNV toàn ngành. Xây
dựng và triển khai thực hiện kế hoạch bồi dưỡng thường xuyên
giáo viên năm học 2016-2017.
Trong năm học, Phòng Giáo dục và Đào tạo quan tâm chỉ
đạo công tác đào tạo bồi dưỡng, đặc biệt là tinh thần tự học. Kết
thúc năm học có 785/817 cán bộ quản lý, giáo viên tham gia và
đạt kết quả bồi dưỡng thường xuyên (MN 178, TH 363, THCS


244), trong đó đạt loại giỏi 166 tỷ lệ 23,6%, loại khá 508 tỷ lệ
72,2%, loại TB 28 tỷ lệ 4% và không hoàn thành 2 tỷ lệ 0,2%; có
745/755 giáo viên được đánh giá chuẩn nghề nghiệp cuối năm với

kết quả 255 đạt loại xuất sắc, 449 đạt loại khá, 47 đạt loại trung
bình và 04 đạt loại kém; có 81/81 cán bộ quản lý được đánh giá
chuẩn nghề nghiệp cuối năm với kết quả 54 đạt loại xuất sắc và 27
đạt loại khá.
*. Về cơ sở vật chất trường lớp
Thực hiện quy hoạch, kế hoạch phát triển giáo dục và đào
tạo trong toàn huyện, đảm bảo các điều kiện phát triển bền vững,
đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới.
Tổng hợp, thống kê, đánh giá tình hình CSVC, phòng học
trên từng trường trên địa bàn huyện nhằm tham mưu UBND
huyện, phối hợp với các ngành liên quan huy động nguồn lực đầu
tư xây dựng trường lớp học đảm bảo yêu cầu phát triển giáo dục.
Đầu năm học 2016 - 2017, UBND huyện phân bổ vốn đầu tư
sửa chữa phòng học, sân, hàng rào cho các đơn vị trường học, cụ
thể xây dựng sửa chữa nâng cấp điểm trường Đa măng trường TH
Liêng Srônh; điểm trường Boóp Lé, điểm trường Liêng Đơng,
điểm trường Bốp La điểm trường chính trường TH Phi Liêng;
điểm trường Pul trường TH Lăng Tô; điểm trường chính trường


THCS Phi Liêng; điểm trường chính trường TH Lương Thế Vinh;
điểm trường TK 72 trường TH Đạ Long; trường THCS Võ
Nguyễn Giáp; trường TH Đạ Tông; điểm trường chính trường MN
Phi Liêng; điểm trường Păng Pá, điểm trường Pul trường MN Đạ
K’Nàng; trường MN Bằng Lăng; điểm trường TK 76 trường MN
Đạ Long; điểm trường Cil Múp, điểm trường N’tôn trường MN
Đạ Tông; điểm trường Đạ M’bô trường MN Đạ Rsal; điểm trường
thôn 3, thôn 5, thôn 6 trường MN Liêng Srônh; điểm trường Dơng
Jri trường Mn Đạ M’rông; trường MN Đạ Long; điểm trường thôn
3, thôn 4 trường MN Rô Men.

Năm 2017, UBND huyện tiếp tục đầu tư xây dựng mới 04
phòng học trường TH Đạ M’rông; 04 phòng học trường TH Đạ
Rsal; 06 phòng học trường MN Rô Men; 04 phòng học, nhà hiệu bộ
và hạ tầng trường MN Đạ Rsal.
Sử dụng hiệu quả nguồn kinh phí ngân sách nhà nước kết
hợp với các nguồn huy động hợp pháp khác để tăng cường trang
bị cơ sở vật chất, thiết bị dạy học. Chú trọng xây dựng phòng học
bộ môn, thư viện, vườn trường. Đẩy mạnh phong trào tự làm và
sử dụng thiết bị dạy học, đồ chơi trẻ em. Tăng cường hiệu quả
khai thác sử dụng thiết bị dạy học. Đầu tư xây dựng thư viện
trường học đạt chuẩn, thư viện tiên tiến quy định của Bộ GD-ĐT.


Nâng cao hiệu quả hoạt động của thư viện trường học, đáp ứng
yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học. Thực hiện kiểm tra, đánh
giá về chất lượng và hiệu quả khai thác sử dụng thiết bị dạy học.
Tham mưu với cấp uỷ, chính quyền củng cố, nâng cao vai
trò của Mặt trận và các đoàn thể, Hội đồng giáo dục, Hội cựu giáo
chức, Hội khuyến học các cấp, cộng đồng trách nhiệm trong việc
chăm lo cho sự nghiệp giáo dục. Phát triển mô hình khuyến học,
khuyến tài trong thôn xóm, trong cơ quan, đơn vị trường học. Vận
động, huy động các nguồn lực xã hội để xây dựng, cải tạo cảnh
quan đạt tiêu chuẩn xanh - sạch - đẹp, an toàn, xây dựng môi
trường sư phạm lành mạnh thực sự để thu hút học sinh đến
trường. Tranh thủ các nguồn vốn của địa phương và huy động
nhân dân đóng góp nhằm đẩy nhanh tiến độ kiên cố hoá trường
lớp theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa.
Tổng số các phòng hoc tính đến 31/5/2017 của 3 bậc học
(mầm non, tiểu học, THCS) là: 457 phòng, trong đó: 244 phòng
kiên cố; 207 phòng cấp 4; 3 phòng tạm.

*. Về công tác xã hội hóa giáo dục: Công tác xã hội hóa đã
được đẩy mạnh, góp phần xây dựng cơ sở vật chất, mua sắm trang
thiết bị đã đem lại hiệu quả thiết thực đối với phong trào xây dựng
trường đạt Chuẩn quốc gia, với việc hoàn thành phổ cập giáo dục


mầm non cho trẻ em năm tuổi, phổ cập giáo dục Tiểu học và phổ
cập giáo dục Trung học cơ sở, với phong trào khuyến học, khuyến
tài ở địa phương.
*. Công tác xây dựng trường Chuẩn quốc gia đã được tích
cực triển khai ở tất cả các cấp học, bậc học. Tính đến 31/5/2017,
toàn huyện có 10/34 trường đạt Chuẩn quốc gia (3/9 trường mầm
non; 5/15 trường tiểu học; 02/10 trường trung học cơ sở), các
trường còn lại đều đạt từ 3 đến 4 tiêu chuẩn so với 5 tiêu chuẩn
quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, các trường MN,
TH, THCS đang tích cực xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia
theo kế hoạch đã được Sở Giáo dục và Đào tạo, UBND huyện phê
duyệt.
Tuy nhiên, so với yêu cầu phát triển giáo dục trong thời kỳ
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, giáo dục huyện Đam
Rông còn bộc lộ những hạn chế:
Công tác duy trì sỹ số học sinh thiếu tính bền vững.
Tiến độ xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia còn chậm,
đặc biệt là bậc học THCS, số trường đạt Chuẩn quốc gia còn ít so
với mặt bằng chung của tỉnh.
Chất lượng giáo dục giữa các vùng chưa đồng đều. Khả năng


vận dụng kiến thức đã học vào thực tế sản xuất và đời sống của học
sinh còn hạn chế.

Công tác quản lý giáo dục, phương pháp dạy học ở các
trường chậm được đổi mới; năng lực quản lý của một số hiệu
trưởng còn nhiều hạn chế; chưa năng động trong công tác tham
mưu và đề xuất các biện pháp huy động học sinh ra lớp, chống bỏ
học hoặc trong việc đầu tư xây dựng trường lớp.
Công tác xã hội hóa giáo dục ở một số địa phương làm chưa
tốt.
Cơ sở vật chất của các trường còn rất yếu. Kinh phí giáo dục
đầu tư cho hoạt động dạy học, mua sắm trang thiết bị dạy học
hàng năm còn rất thấp so với yêu cầu thực tế.
- Tình hình phát triển giáo dục mầm non
Quy mô phát triển giáo dục
- Quy mô phát triển giáo dục


Năm học
Nội dung

10-

11-

12-

13-

14- 15-

16-


11

12

13

14

15

16

17

1. Tổng số trường

8

8

8

9

9

9

9


2. Tổng số lớp

70

80

85

82

89

89

91

3. TS trẻ ra lớp toàn
huyện
- TS trẻ DTTS
- TS trẻ Nhà trẻ ra lớp
- Tỷ lệ trẻ Nhà trẻ ra
lớp
- TS trẻ Mẫu giáo ra
lớp
- Tỷ lệ trẻ MG ra lớp

2056 2292 2425 2545

274 290 3170
5


1268 1156 1346 1418 1511
69
3.2

64
2,78

100
3,9

4,1

77,0 74,2 76,4 71,7
2

2

161 1765
5

101 127 141 110

1987 2228 2325 2444

7

7

5


4,9

5,8

6,3

261 276 3015
8

6

71,5 79,2

80,3
6


Năm học
Nội dung

- TS trẻ Mẫu giáo 5t
ra lớp
- Tỷ lệ trẻ MG5t ra
lớp

10-

11-


12-

13-

14- 15-

16-

11

12

13

14

15

17

996 1041 1078 1128

100

100

100

115
5


16
1189

100 100 100

1281

100

(Nguồn: Phòng Giáo dục và Đào tạo Đam Rông)
Từ số liệu ở bảng cho thấy: Toàn huyện có 9 trường mầm
non (năm 2016 đổi 4 trường mẫu giáo thành trường 4 trường mầm
non), mỗi xã có 1 trường mầm non, riêng xã Rô Men có 2 trường.
Số lớp, số trẻ và tỷ lệ trẻ/dân số độ tuổi ra lớp ngày càng tăng, đặc
biệt là tỷ lệ trẻ 5 tuổi huy động ra lớp Mẫu giáo đạt cao. Như vậy,
với quy mô phát triển như hiện nay, giáo dục mầm non huyện
Đam Rông đã đáp ứng cơ bản nhu cầu học tập của trẻ và đáp ứng
tốt yêu cầu phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em năm tuổi.
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ
- Chất lượng chăm sóc, giáo dục


Năm học
Nội dung

1. Tổng số trường tổ
chức bán trú
2. Số lớp bán trú


10 -

11-

12

13

14-

15-

16 -

11

12

-13

-14

15

16

17

4


8

8

9

9

9

9

19

65

68

80

86

88

90

3. Tỷ lệ trẻ ăn tại 31,1 78,2 78,5 95,7 95,9 97,4 97,3
trường

2


7

6

6

9

2

1

4. Tỷ lệ trẻ SDD
+ Thể nhẹ cân
+ Trẻ thấp còi

9,04 9.46 6.88
11.7

12.2
3

6,3

4.96 4.77 4,17

2.32 7,82 6,74 5.98 5,11

Đến nay, toàn huyện có 9/9 trường tổ chức bán trú, tỷ lệ trẻ ăn

tại trường ngày càng cao hơn đạt tỷ lệ trên 90%; có khoảng 90% trẻ
đạt kết quả tốt về phát triển thể chất, nhận thức, ngôn ngữ giao tiếp
và tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng giảm dần hàng năm. Tính đến 5/2017
giảm còn 5,11% đối với trẻ thấp còi và 4,17 % đối với trẻ cân nặng.
9/9 trường mầm non thực hiện nghiêm túc nội dung, chương trình
giáo dục mầm non theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo, giáo


viên thực hiện chương trình vững vàng đã năng động, sáng tạo trong
việc tổ chức các hoạt động giáo dục cho trẻ; các trường mầm non đã
thực hiện đánh giá Chuẩn phát triển trẻ 5 tuổi tốt, giáo viên vận
dụng tốt trong việc xây dựng kế hoạch giáo dục, tổ chức hoạt động
cũng như đánh giá trẻ cuối mỗi chủ đề.
- Phát triển đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên
Hiện nay, tổng số cán bộ quản lý các trường mầm non là 25
người (9 Hiệu trưởng, 16 Phó hiệu trưởng); 100% cán bộ quản lý
đạt trên chuẩn về trình độ đào tạo; hầu hết cán bộ quản lý có phẩm
chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao, có trình độ chuyên
môn vững vàng, có năng lực điều hành và tổ chức các hoạt động
của nhà trường. Tổng số giáo viên mầm non là 157người; trong đó
có 154/157 người đạt chuẩn trở lên, tỷ lệ 98% giáo viên đạt chuẩn
trở lên về trình độ đào tạo, trong đó có 78,3% đạt trên chuẩn.
Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên là đảng viên là 58, chiếm
24.89% đội ngũ.
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng,
đồ chơi
- Kinh phí đầu tư cơ sở vật chất - trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi
Nội dung

Năm



2011 2012 2013 2014 2015 2016 2017
1. Chi đầu tư
XDCB

(triệu 6.600 1.410 320

180

đồng)

12.29
8

9.900

24.15
0

2. Chi mua sắm
trang thiết bị đồ
dùng, đồ chơi

0

0

0


4.118 2.207 5.987 2.476

(triệu đồng)
Bằng việc sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn, từ năm 2011
đến nay, ngành giáo dục đã đầu tư khoảng 54.858 triệu đồng để
xây dựng mới, sửa chữa và nâng cấp phòng học, phòng chức
năng, nhà hành chính quản trị, bếp ăn, nhà vệ sinh giáo viên nhân viên và HS, sân bê tông, hàng rào, hệ thống nước...; 14.788
triệu đồng mua sắm bàn ghế học sinh, đồ dùng trong lớp và đồ
chơi ngoài trời theo quy định. Nhờ vậy mà đến nay trường, lớp
càng được tầng hóa, khang trang, sạch đẹp.
- Khái quát quá trình khảo sát
Để tiến hành khảo sát thực trạng công tác quản lý xây dựng
trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia của phòng Giáo dục và Đào


tạo huyện Đam Rông, chúng tôi đã tiến hành khảo sát thực tế 9
trường mầm non cụ thể như sau:
Chúng tôi đã xây dựng và chọn mẫu khảo sát là 9/9 trường
mầm non của huyện Đam Rông (thuộc loại hình trường công lập)
Kết hợp với phương pháp phỏng vấn, chủ yếu là phát phiếu
điều tra 9/9 lãnh đạo và chuyên viên PGD; 25/25 cán bộ quản lý là
Hiệu trưởng, Phó hiệu trưởng của 9 trường mầm non; 38 GV và
nhân viên của 2 trường mầm non Bằng Lăng và Rô Men.
Thời gian khảo sát trong học kỳ 1 năm học 2017-2018.
Quy trình khảo sát: Chúng tôi tiến hành xây dựng mẫu, in
mẫu, gửi mẫu điều tra đến các lãnh đạo, chuyên viên của phòng
Giáo dục; Hiệu trưởng và Phó hiệu trưởng 9 trường mầm non trên
địa bàn huyện và đội ngũ giáo viên nhân viên của 2 trường mầm
non Rô Men và Bằng Lăng thu hồi mẫu điều tra, xử lý mẫu điều
tra và đưa ra số liệu điều tra.

- Thực trạng xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc
gia
- Biện pháp và kết quả xây dựng trường mầm non đạt
Chuẩn quốc gia
Huyện Đam Rông (thuộc tỉnh Lâm Đồng) được thành lập ngày


30/12/2004 có 8 trường mầm non, mẫu giáo (05 trường mầm non
công lập, 03 trường mẫu giáo công lập) với 1968 trẻ/70 nhóm, lớp
(49 trẻ nhà trẻ, 1919 trẻ mẫu giáo), tiếp tục thực hiện chủ trương xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia nói chung và trường mầm non
đạt Chuẩn quốc gia nói riêng theo Quyết định số 36/2008/QĐBGDĐT kèm theo Quy chế công nhận trường mầm non đạt Chuẩn
quốc gia thay thế cho Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT của Bộ
trưởng Bộ GD&ĐT.
Phòng Giáo dục và Đào tạo đã tích cực triển khai việc xây
dựng trường Mầm non đạt Chuẩn quốc gia như sau:
- Tiến hành điều tra, khảo sát tình hình thực tế các trường
mầm non, mẫu giáo, trong toàn huyện, đối chiếu với 5 tiêu chuẩn
xây dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia do Bộ Giáo dục và Đào
tạo quy định, từ đó xây dựng mục tiêu phấn đấu cụ thể, tham mưu
Ủy ban nhân dân trình Huyện ủy, Hội đồng nhân dân huyện ban
hành kế hoạch, nghị quyết xây trường đạt Chuẩn quốc gia, cụ thể:
UBND huyện ban hành Đề án theo quyết định số 1180/QĐUBND ngày 30 tháng 11 năm 2011 về việc ban hành Đề án xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia giai đoạn 2011-2015 (trong
đó có trường Mầm non):
- Thành lập Ban chỉ đạo xây dựng trường đạt Chuẩn quốc gia


giai đoạn 2011-2015.
- Tổ chức hội nghị giao ban hiệu trưởng các trường học

thuộc huyện, triển khai đề án của UBND huyện về xây dựng
trường học đạt Chuẩn quốc gia. Chỉ đạo các đơn vị trường tổ chức
hoạt động có hiệu quả theo Điều lệ trường học; tăng cường sự
phối hợp giữa Hội đồng giáo dục, Hội khuyến học, Ban đại diện
cha mẹ học sinh đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục một cách
toàn diện; tuyên truyền chủ trương xây dựng trường học đạt
Chuẩn quốc gia đến các bậc phụ huynh học sinh, các ban ngành
đoàn thể và toàn xã hội; tuyên truyền và khuyến khích các hoạt
động của gia đình và cộng đồng nhằm xây dựng môi trường giáo
dục nhà trường - gia đình - xã hội lành mạnh.
- Tham mưu Ủy ban nhân dân huyện chỉ đạo Ủy ban nhân
dân các xã, tranh thủ và huy động sự giúp đỡ, đóng góp các tổ
chức, đơn vị, cá nhân để bảo trợ trẻ em nghèo có điều kiện học
tập, thực hiện đầy đủ chế độ miễn, giảm đúng đối tượng, lồng
ghép các chương trình kinh tế - xã hội ở địa phương, tăng cường
công tác quản lý giáo dục, nâng cao chất lượng công tác phối hợp
giữa nhà trường và các tổ chức trong hệ thống chính trị ở địa
phương nhằm thực hiện được các chỉ tiêu; thực hiện tốt kế hoạch
huy động trẻ ra lớp; quy hoạch đủ quỹ đất; xây dựng cơ sở vật


chất theo nhiệm vụ được giao; duy trì kết quả đạt chuẩn phổ cập
giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi trên địa bàn huyện Đam
Rông, nhằm xây dựng và thực hiện có hiệu quả kế hoạch xây
dựng trường học đạt Chuẩn quốc gia đúng thời hạn thuộc địa bàn
xã, quản lý. Đồng thời, phân công, phân cấp cụ thể cho các phòng,
ban của huyện theo chức năng nhiệm vụ của từng phòng, ban
nhằm hoàn thành các chuẩn về đất đai, đội ngũ cán bộ, viên chức
và kinh phí phục vụ cho việc thực hiện kế hoạch theo từng giai
đoạn.

- Tích cực tham mưu với Ủy ban nhân dân huyện phân bổ
kinh phí đầu tư xây dựng hàng năm cho các trường theo Nghị
quyết của Hội động nhân dân về xây dựng trường đạt Chuẩn quốc
gia.
Xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia được sự
đồng tình ủng hộ của các cấp chính quyền địa phương, các bậc
phụ huỵnh học sinh và của toàn xã hội, cùng với sự nỗ lực của đội
ngũ cán bộ quản lý và giáo viên mầm non trên địa bàn huyện.
Trong thời gian qua đã tập trung đầu tư xây dựng và thu được một
số kết quả như sau:
Một là, Chủ trương xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn
quốc gia đã được các cấp chính quyền, các tổ chức đoàn thể, các


bậc phụ huynh học sinh và đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm
non nhận thức đúng đắn.
Hai là, Xác định xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc
gia là nhiệm vụ của nhà trường và là quyền lợi của giáo viên, trẻ,
do đó được sự đồng tình ủng hộ của phụ huynh học sinh, các tổ
chức xã hội trên địa bàn.
Ba là, Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên mầm non trên địa
bàn huyện đều có ý thức, nỗ lực, tập trung phấn đấu xây dựng
trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia theo từng năm học.
Bốn là, Phòng GD&ĐT cùng các Hiệu trưởng trường Mầm
non tích cực tham mưu UBND huyện, xã trong quá trình quy hoạch
mạng lưới trường lớp ưu tiên dành quỹ đất cần thiết cho việc đầu tư
xây dựng trường mầm non đạt Chuẩn quốc gia về diện tích và dự
phòng quy mô phát triển trong tương lai.
Năm là, Tính đến 12/2017 toàn huyện có 4/9 trường mầm
non được UBND tỉnh Lâm Đồng công nhận trường đạt Chuẩn

quốc gia mức độ 1 (một trường mới được công nhận vào tháng
12/2017), nâng tỷ lệ lên 44,4%, so với mặt bằng chung của tỉnh về
xây dựng trường MN đạt Chuẩn quốc gia thì huyện Đam Rông
vượt 0,3%, cụ thể:


×