Tải bản đầy đủ (.doc) (8 trang)

Tuần 9. Ca dao than thân, yêu thương tình nghĩa

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (416.62 KB, 8 trang )

Tiết 32 – Đọc văn:
CA DAO THAN THÂN, YÊU THƯƠNG TÌNH NGHĨA
I. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Cảm nhận được tiếng hát than thân và lời ca yêu thương tình nghĩa của người
bình dân trong xã hội phong kiến qua nghệ thuật đậm đà màu sắc dân gian của ca
dao.
- Thấy được thân phận bất hạnh của người phụ nữ và những bất hạnh trong tình
yêu của con người trong xã hội cũ.
2. Kĩ năng: Đọc - hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
3.Thái độ:
- Cảm thông với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.
- Trân trọng vẻ đẹp tâm hồn của người lao động.
4. Định hướng phát triển năng lực:
- Năng lực thu thập thông tin liên quan đến ca dao, dân ca.
- Năng lực đọc – hiểu ca dao theo đặc trưng thể loại.
- Năng lực trình bày suy nghĩ, cảm nhận của cá nhân về tác phẩm
- Năng lực hợp tác khi trao đổi, thảo luận về thành công, hạn chế, những đóng
góp nổi bật của ca dao trong nền văn học nước nhà
- Năng lực phân tích, so sánh các tác phẩm cùng đề tài.
- Năng lực tạo lập văn bản nghị luận.
II. Chuẩn bị của GV và HS.
1. Chuẩn bị của GV:
- Thiết bị dạy học: SGK, SGV Ngữ văn 10 (tập 1); Tài liệu chuẩn kiến thức – kĩ
năng Ngữ văn 10; Bài soạn; Bài giảng Powerpoit, các phiếu học tập.
- Tư liệu tham khảo: Văn học dân gian Việt Nam (NXB Giáo dục, năm 2000)
2. Chuẩn bị của HS:
- SGK, SBT Ngữ văn 10 (tập 1), vở ghi.
- Soạn bài “Ca dao than thân, yêu thương, tình nghĩa” , Ngữ văn 10 (tập 1), cá
nhân soạn bài theo hệ thống câu hỏi hướng dẫn học bài.
- Chuẩn bị nội dung: Khái niệm ca dao; Phân biệt ca dao, dân ca; Phân loại ca dao


(theo nội dung chủ đề có câu ca dao minh họa); Đặc sắc nghệ thuật (thể loại, ngôn
ngữ, các biện pháp nghệ thuật tu từ thường dùng)
- Sưu tầm những câu ca dao bắt đầu bằng cụm từ: Thân em…
- Ghi ra các thắc mắc của bản thân (nếu có)
III. Tiến trình giờ học.
Hoạt động của GV và HS
Kiến thức cơ bản
Hoạt động 1 - Khởi động: 5p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Đặt vấn đề vào bài mới, giúp HS có tâm thế thoải mái, chủ động khi tiếp cận
kiến thức mới.
- Phương pháp/kĩ thuật: động não, kĩ thuật đặt câu hỏi, trực quan
* Hình thức tổ chức hoạt động: Trò chơi “Nhìn hình đọc ca dao”


GV trình chiếu các slide (phụ lục 1)
- GV giới thiệu vào bài mới:
Hoạt động 2 - Hình thành kiến thức mới: 35p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Cảm nhận được tiếng hát than thân của người bình dân trong xã hội phong kiến
qua nghệ thuật đậm đà màu sắc dân gian của ca dao; Thấy được thân phận bất hạnh của
người phụ nữ trong xã hội cũ.
- Phương pháp/kĩ thuật: Trực quan, kết hợp các hình thức trao đổi thảo luận nhóm, động
não, thông tin - phản hồi, mảnh ghép.
* Hình thức tổ chức hoạt động:
1. Hướng dẫn tìm hiểu chung
I. TÌM HIỂU CHUNG
- GV yêu cầu H/S đọc phần tiểu dẫn
1. Khái niệm ca dao
? Nêu nhưng hiểu biết của em về thể - Là tác phẩm thơ trữ tình dân gian, thường kết

loại ca dao?
hợp với âm nhạc khi diễn xướng, được sáng tác
- HS trình bày một vài nét cơ bản
nhằm diễn tả thế giới nội tâm của con người.
- GV: nhận xét, bổ sung và chốt lại một 2. Phân loại: 2 nhóm
số y cần nắm
- Ca dao trữ tình: than thân, yêu thương tình
- GV mở rộng: phân biệt ca dao- dân ca: nghĩa
+ Ca dao là lời của dân ca.
- Ca dao hài hước
+ Dân ca là những sáng tác kết hợp lời
(ca dao) và nhạc. Nói đến dân ca phải
nói đến môi trường và hình thức diễn
xướng (dân ca quan họ Bắc Ninh, hát ví,
hát dặm Nghệ Tĩnh,...)
- GV cho học sinh xem đĩa “Một số hình
thức hát đối đáp dân gian”
- Gọi hs hát để cảm nhận về làn điệu 3. Đặc điểm ca dao
trong ca dao
- Nội dung: diễn tả đời sống tâm hồn, tư
? Theo em có những khía cạnh nào trong tưởng, tình cảm của nhân dân trong các mối
tâm hồn người bình dân được ca dao tập quan hệ.
trung thể hiện ?
- Nghệ thuật:
HS: Đó chính là:
+ Lời ca ngắn gọn ( lục bát hoặc lục bát biến
+ Tiếng hát yêu thương, nghĩa tình
thể)
+ Tiếng hát than thân, trách phận, phản
+ Ngôn ngữ: gần gũi với lối nói hàng ngày,

kháng
giàu hình ảnh so sánh.
+ Tiếng cười hài hước, trào lộng
+ Lối diễn đạt: bằng một số công thức mang
=> Dựa vào những nội dung này mà đậm sắc thái dân gian
người ta có thể phân loại ca dao thành 2
nhóm
? Nghệ thuật ?


2. Hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản
II. ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN.
- GV hướng dẫn hs đọc diễn cảm các bài
1. Đọc:
ca dao.
+ CD than thân: giọng xót xa, thông
cảm.
+ CD yêu thương tình nghĩa: giọng
tha thiết, sâu lắng.
- GV hướng dẫn HS tìm hiểu văn bản qua
các câu hỏi:
2. Tìm hiểu văn bản:
? Nhận xét hình thức mở đầu của bài ca
a. Bài 1
dao này?
- Hình thức mở đầu: “Thân em” -> mô tuýp
Thảo luận nhóm: Chia lớp thành 4 quen thuộc trong ca dao.
nhóm
(theo số TT chẵn lẻ)
Trong thời gian 5 phút nhóm nào tìm

được nhiều câu ca dao bắt đầu bằng cụm
từ “thân em” thì nhóm đó thắng
- Thân em như hạc đầu đình
Muốn bay chẳng cất nổi mình mà bay
- Thân em như hạt mưa sa
Hạt vào đài các, hạt ra ruộng cày.
- Thân em như giếng giữa đàng
Người khôn rửa mặt, người phàm rửa
chân
Chùm bài ca dao trên làm thành bè trầm
trong bản nhạc buồn về thân phận người
con gái trong xã hội xưa.Quãng đời thanh
xuân của người thiếu nữ là quãng đời đẹp
nhất, ngọt ngào nhất vậy mà họ phải cất
lên lời than thở xót xa, ngậm ngùi về
phận nữ nhi. Hình thức lặp lại với tần số
lớn đã nói lên họ là loại người khổ nhất
trong XH cũ.
?Qua hình thức mở đầu, có thể xác định
nhân vật trữ tình trong bài ca dao là ai?
? Các biện pháp nghệ thuật được sử dụng
trong bài ca dao?
? Phẩm chất của cô gái được miêu tả qua
hình ảnh nào?
? Nhân vật trữ tình được so sánh với hình
ảnh nào?
?Thân phận nhân vật trữ tình hiện lên qua
những từ ngữ, hình ảnh và các biện pháp

- Nhân vật trữ tình: cô gái.

- Nghệ thuật
+ Ẩn dụ: Tấm lụa đào -> đẹp và quý
+ So sánh: Cô gái – tấm lụa đào ->cô gái ý
thức được phẩm chất của mình và rất tự hào
khi đem so sánh với tấm lụa đào.
- Thân phận nhân vật trữ tình:
+ Từ láy: phất phơ (gợi sự mong manh)


tu từ nào?

(nỗi đau xót nhất của nhân vật tt trong
lời than thân chính là ở chỗ khi người
con gái bước vào cái tuổi đẹp nhất, hạnh
phúc nhất của đời mình thì nỗi lo về thân
phận lại ập ngay đến với họ)

+ Hình ảnh: giữa chợ (xô bồ, ồn ào)
+ câu hỏi tu từ: biết vào tay ai (băn khoăn,
hoài nghi, lo lắng cho số phận)
+ Đại từ "ai": không xác định
=> Một thân phận mỏng manh, không thể làm
chủ và quyết định được tương lai, hạnh phúc
của mình
- Tâm trạng:
+ Tự ý thức về phẩm giá
+ Tự ý thức về vị trí trong xã hội
=> 1 nỗi niềm xót xa, cay đắng, buồn tủi cho
thân phận nhỏ bé.
=> Bài ca dao là lời than của cô gái có thân

phận bị phụ thuộc, không thể làm chủ và quyết
định được tương lai, hạnh phúc của mình
=> Thân phận chung của những người phụ nữ
trong xã hội phong kiến

- Bài ca dao cho ta biết và hiểu thêm gì
về thân phận người phụ nữ trong xã hội
phong kiến?
G: Đây là những lời lẽ được cất lên từ
những thân phận người phụ nữ bị rẻ
rúng, bạc đãi, chà đạp phũ phàng, nên
những câu hát tự ý thức về mình như thế
trở thành một tiếng hát than thân thấm
nhuần CN nhân văn, đồng thời cũng
ngầm ẩn 1 sự phản kháng của những con
người đang tự hát cho mình.
* Ý nghĩa của bài ca dao:
? Ý nghĩa của bài ca dao?
- Thể hiện nỗi đau xót, sự cảm thông trước số
phận nhỏ bé, tội nghiệp, bị phụ thuộc của người
? Em hãy so sánh cuộc sống của người phụ nữ trong XHPK.
phụ nữ nay và cuộc sống của người phụ - Phê phán những bất công trong XHPK
nữ trong xã hội phong kiến ?
- Đây là tiếng hát than thân, tủi phận của người
- HS phát biểu
phụ nữ trong xã hội xưa và là lời lên án xã hội,
(Trong xã hội hiện đại, vai trò người đấu tranh cho cuộc sống tự do, bình đẳng, hạnh
phụ nữ đã được đề cao, được đối xử phúc, quyền có địa vị xã hội xứng đáng của
công bằng, bình đẳng với nam giới, tự người phụ nữ
quyết định được cuộc sống của mình)


Hoạt động 3 - Hoạt động thực hành: 5p
* Mục tiêu, phương pháp/Kĩ thuật dạy học
- Mục tiêu: Củng cố kiến thức, thực hành áp dụng kiến thức vừa học.
- Phương pháp/kĩ thuật : Động não, trình bày một phút, dạy học nêu vấn đề, thực hành
* Hình thức tổ chức hoạt động: Phát Phiếu học tập số 1
Hoạt động 4 - Hoạt động vận dụng và mở rộng: 3p
* Mục tiêu/Phương pháp/Kĩ thuật dạy học: Củng cố kiến thức, áp dụng kiến thức đã học
vào thực tiễn; Động não; Trình bày vấn đề
* Hình thức tổ chức hoạt động: HS chuẩn bị nội dung trình bày vào tiết sau.


Câu hỏi vận dụng (Thực hiện trên lớp)
Hỏi 01 HS nữ: Theo em, người phụ nữ trong xã hội ngày nay, họ có nỗi lo về hạnh phúc
như người phụ nữ trong bài ca dao hay không? Vì sao?
Hỏi 01 HS nam: Trong tương lai, em sẽ có một người phụ nữ của đời mình, em sẽ làm gì
để cô ấy được hạnh phúc ? (liên hệ giáo dục).
GV liên hệ, định hướng nhận thức cho HS.
Câu hỏi vận dụng 2 (Thực hiện ở nhà) – Phiếu học tập số 2
PHỤ LỤC 1 – TRÒ CHƠI NHÌN HÌNH ĐỌC CA DAO

Thân em như miếng cau khô
Kẻ thanh tham mỏng người thô tham dầy

“Thân em như ớt chín cây
Càng tươi ngoài vỏ càng cay trong lòng”


DÙ AI NÓI NGÃ NÓI NGHIÊNG
LÒNG TA VẪN VỮNG NHƯ KIỀNG BA CHÂN


“Thân em như cá rô thia
Ra sông mắc lưới vào đìa mắc câu”
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 1:
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………
Trường: …………………………………………………
Bài học: “Ca dao than thân tình nghĩa “
Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:
Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ. Trước khi biết Xuân Diệu nói “Ca
dao là máu của Tổ quốc”, trước khi nghe Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và
sữa mẹ”, tôi đã sững sờ trước những lời ru của má tôi. Mỗi lần ru con, bà cầm hai
tao nôi, hoặc một tay chụm cả bốn tao nôi vừa đưa vừa hát. Lạ thay, má tôi làm
lụng suốt ngày đầu tắt mặt tối mà khi chạm vào tao nôi của con thì ca dao tuôn ra
như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận. Tràn ngập trong âm thanh du
dương huyền hoặc là cả một thế giới lạ lùng, thế giới của mồ hôi nước mắt, thế
giới của tình thương, của tình yêu, của cái thiện, của sự huyền ảo mộng mơ...
( Trích Lời ngỏ Vẻ đẹp trong ca dao- Nguyễn Đức Quyền)
1/ Xác định câu chủ đề của văn bản. Người viết sử dụng thao tác diễn dịch hay
quy nạp?


2/ Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là
gì?
3/Xác định biện pháp tu từ về từ trong câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối
bài kia tưởng chừng như vô tận. Nêu hiệu quả nghệ thuật của biện pháp tu từ đó.
Định hướng trả lời:
1/ Câu chủ đề của văn bản: Tôi mê ca dao từ những ngày còn nhỏ.
Người viết sử dụng thao tác diễn dịch .
2/ Tế Hanh nói “ Tôi lớn lên bằng ca dao và sữa mẹ”. Ý nghĩa của câu nói này là

bên cạnh sữa mẹ nuôi lớn phần xác thì ca dao cũng là nguồn sữa ngọt ngào nuôi
lớn tinh thần của con người trong cả cuộc đời. Qua đó, câu nói ca ngợi vẻ đẹp của
ca dao, của tình mẫu tử thiêng liêng.
3/ Câu ca dao tuôn ra như suối, bài nọ nối bài kia tưởng chừng như vô tận sử
dụng biện pháp tu từ so sánh. Hiệu quả nghệ thuật : ca dao có sức lan toả, thấm vào
máu thịt của mỗi người dân Việt Nam. Tác giả thể hiện lòng biết ơn ca dao và mẹ
vì đã đem lại niềm đam mê ngây ngất trong tâm hồn mình.
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2:
Nhóm/tổ/Tên học sinh: ………………………………………………
Lớp: ……………………………………………………………………………
Trường: …………………………………………………
Bài học: “Ca dao than thân tình nghĩa “
Đọc bài ca dao sau và thực hiện yêu cầu nêu ở dưới
Thương thay thân phận con tằm
Kiếm ăn được mấy phải nằm nhả tơ.
Thương thay con kiến li ti
Kiếm ăn được mấy phải đi tìm mồi.
Thương thay hạc lánh đường mây
Chim bay mỏi cánh biết ngày nào thôi.
Thương thay con quốc giữa trời
Dầu kêu ra máu có người nào nghe.
Câu 1: Bài ca dao có những hình ảnh gì? Được khắc họa như thế nào? Có những
đặc điểm gì chung.
Câu 2: Tác giả dân gian đã sử dụng biện pháp tu từ ? Nêu ý tác dụng của việc sử
dụng phép tu từ đó.
Câu 3: Chủ đề của bài ca dao là gì?
Mình có đề cương lớp 10, đề cương ôn 11, 12 (GV dùng làm bài soạn ôn cho HS) , giáo án
ôn 12, giáo án ôn 12 theo 5 hoạt động, đề cương 12 (mỗi tác phẩm từ 5- 7 đề, trong đó có đề
liên hệ với 11) , giáo án 10, 11, 12 SOẠN THEO 5 hoạt động, tài liệu ôn HSG, Bạn nào cần
có thể liên hệ nhé (tài liệu có tính chút phí)

Gmail:
/>



×