Tải bản đầy đủ (.doc) (11 trang)

SKKN Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh khối lớp 7

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (106.38 KB, 11 trang )

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi: - UBND thành phố Hội An;
- Hội đồng khoa học và công nghệ thành phố Hội An.
Tôi ghi tên dưới đây:

Số
TT

Họ và tên

1

HUỲNH PHÚ
DƯƠNG

Ngày
tháng
năm sinh

Nơi công Chức
tác (hoặc danh
nơi thường
trú)

Trường
06/02/1991 THCS Phan
Bội Châu


Giáo
viên

Tỷ lệ (%)
Trình độ
đóng góp
chuyên vào việc tạo
môn
ra sáng kiến
(ghi rõ đối
với từng
đồng tác giả,
nếu có)
Đại học
TDTT Đà
100%
Nẵng

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: "Giải pháp nâng cao chất
lượng giáo dục thể chất cho học sinh khối lớp 7, trường trung học cơ sở
Phan Bội Châu – TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam".
1. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Không.
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giáo dục và Đào tạo.
3. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: Ngày 28
tháng 09 năm 2017.
4. Mô tả bản chất của sáng kiến:
4.1 Phân tích tình trạng của giải pháp đã biết:
Giáo dục thể chất là một quá trình sư phạm nhằm mục đích tăng
cường, bồi dưỡng kiến thức và bảo vệ sức khỏe, giúp hoàn thiện nhân cách và
nâng cao các kỹ năng vận động cần thiết của mỗi cá nhân trong cụộc sống, phát

triển thể lực, góp phần rèn luyện các phẩm chất đạo đức (hành động tập thể,
tính tích cực, kỷ luật, sáng tạo, ý chí và lối sống lành mạnh), giúp cho học sinh,
sinh viên có đầy đủ mọi điều kiện bước vào cuộc sống lao động, xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc.


Giáo dục thể chất trong nhà trường đóng một vị trí quan trọng trong việc
giáo dục con người phát triển toàn diện các mặt về: Đức –Trí -Thể -Mỹ.., một
mặt góp phần tích cực chuẩn bị nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và
bảo vệ Tổ quốc, mặt khác là môi trường thuận lợi và giàu tiềm năng để phát hiện
và bồi dưỡng tài năng thể thao cho đất nước..
Ngày nay thế hệ trẻ được sống và học tập trong một chế độ xã hội chủ
nghĩa, được thừa hưởng những thành quả vĩ đại của cha ông ta để lại. Trong sự
nghiệp đấu tranh để bảo vệ tổ quốc và xây dựng đất nước, thế hệ trẻ được Đảng,
Nhà nước đặc biệt quan tâm, chăm sóc. Họ là những chủ nhân tương lai của đất
nước nắm trong tay vận mệnh của dân tộc. Trong di chúc của Chủ tịch Hồ Chí
Minh, Người đã căn dặn: “Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau một việc
làm rất quan trọng và cần thiết…” thấm nhuần lời dạy của Người, các thế hệ
trẻ Việt Nam trong đó có lực lượng học sinh đã, đang và sẽ là lực lượng quyết
định tới tương lai của nước nhà.
GDTC là một mặt giáo dục toàn diện cho HS là phương tiện hiệu quả để
phát triển hài hòa cân đối hình thể, nâng cao năng lực thể chất và tố chất thể lực
của HS, sinh viên, đây cũng là một lĩnh vực sư phạm chuyên biệt có tác động tích
cực đối với việc rèn luyện và bồi dưỡng phẩm chất chính trị tư tưởng, đạo đức,
thẩm mỹ trong việc hình thành nhân cách cho người HS.
Trong những năm gần đây, việc đổi mới hình thức tổ chức, quản lý, đổi mới
phương pháp dạy và học các môn học nói chung và môn học GDTC nói riêng đã
đạt được những kết quả đáng khích lệ. Tuy nhiên, căn cứ vào điều kiện thực tiễn
của nhà trường về yếu tố cơ sở vật chất, nguồn nhân lực... và một số điều kiện
khách quan khác, hiệu quả của các giờ học chính khóa đối với môn học GDTC

nói chung vẫn còn nhiều hạn chế. Mặc dù GDTC từ lâu đã trở thành môn học
chính thức, bắt buộc trong chương trình ở mọi cấp học, ngành học, nhưng đôi
khi vẫn bị xem nhẹ, giờ giảng dạy thể dục còn mang nặng tính hình thức.
Chương trình môn học chưa thực sự hợp lý, chưa phù hợp và đáp ứng được yêu
cầu của tuổi trẻ học đường, cơ sở vật chất, dụng cụ và sân bãi còn nghèo nàn và
thiếu thốn, đội ngũ cán bộ GV có nơi vẫn còn thiếu về số lượng và yếu về chất
lượng.
2


Những năm qua, Bộ Giáo dục và Đào tạo đặc biệt quan tâm đến công tác
giáo dục thể chất trong trường học. Thể hiện qua việc thường xuyên ban hành các
nội dung chương trình môn học Thể dục với các giờ học nội khóa, ngoại khóa
thường xuyên cải tiến chương trình cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh đất
nước. Thường xuyên tổ chức các giải phong trào cho học sinh với nội dung thi
đấu đa dạng và phong phú đã động viên khích lệ học sinh tham gia nhiệt tình.
Ngoài chương trình đào tạo chính khóa, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành quy
định tổ chức hoạt động thể thao ngoại khóa cho học sinh, sinh viên. Nhằm động
viên khuyến khích học sinh, sinh viên tự giác tham gia luyện tập thể thao hình
thành thói quen rèn luyện thân thể thường xuyên cho học sinh, sinh viên.
Với trường trung học cơ sơ (THCS) Phan Bội Châu, thành phố Hội An, tỉnh
Quảng Nam thì công tác GDTC cũng nằm trong tình trạng chung đó, giờ giảng
đôi khi vẫn còn mang tính hình thức, việc đầu tư cơ sở vật chất chưa tạo được
điều kiện thuận lợi cho việc nâng cao chất lượng dạy học. Quy trình quản lý, chỉ
đạo, tổ chức các hình thức luyện tập chưa thực sự hợp lý, phương pháp dạy học
còn đơn điệu thiếu sinh động chưa gây hứng thú học tập cho HS. Mặc dù học
sinh rất thích chơi thể thao nhưng lại không thích học môn Thể dục, coi giờ học
Thể dục như giờ vui chơi nên không chú tâm luyện tập. Kết quả khảo sát trong
các giờ học Thể dục cho thấy vẫn còn nhiều HS có thể lực chung chưa tốt làm
ảnh hưởng tới kết quả học tập của các em.

4.2 Nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm
của giải pháp:
Công tác GDTC trường học đã có nhiều tác giả nghiên cứu, đề cập tới
những khía cạnh khác nhau, nhưng nhìn chung là các tác giả thường đề xuất
những biện pháp còn mang tính chung chung, chưa cụ thể; các biện pháp chưa
thực sự thiết thực và gắn với thực tiễn của mỗi nhà trường.
Đối với công tác GDTC tại trường THCS Phan Bội Châu, Thành phố Hội
An, Tỉnh Quảng Nam thì chưa có đề tài nào đề cập, nghiên cứu việc nâng cao
GDTC trong nhà trường, đây cũng là một hạn chế lớn; việc phát triển công tác
GDTC cần phải được nhìn nhận một cách nghiêm túc và khoa học hơn, cần có
những nghiên cứu sâu phát triển.
3


Là một Giáo viên giảng dạy Môn Thể dục ở trường THCS, tôi nhận thấy công
tác GDTC cho HS còn nhiều hạn chế như về phương pháp, trang thiết bị dạy và
học môn Thể dục chưa tốt; thể lực chung của các em HS chưa đáp ứng được với
yêu cầu về khối lượng học tập của các em tại Nhà trường; môn học Thể dục chưa
được các em HS, phụ huynh và ngay cả Nhà trường cần xem xét đúng mức… Xuất
phát từ những lý do trên, tôi mạnh dạn đi sâu nghiên cứu đề tài: "Giải pháp nâng
cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh khối lớp 7, trường trung học
cơ sở Phan Bội Châu – TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam".
4.3. Các điều kiện, phương tiện cần thiết để thực hiện và áp dụng giải
pháp:
Trong quá trình thực hiện, tôi đã nhận được sự hỗ trợ về trang thiết bị, cơ sở
vật chất từ phía nhà trường. Những phương tiện cần thiết để tổ chức trong quá
trình giảng dạy môn Thể dục.
4.4 Nêu các bước thực hiện giải pháp, cách thức thực hiện giải pháp:
Để nhằm tìm ra những giải pháp góp phần nâng cao chất lượng công tác
GDTC cho HS, tôi đã sử dụng các giải pháp sau:

Giải pháp 1: Tuyên truyền, giáo dục đối với học sinh về vai trò, ý nghĩa,
tác dụng của việc tập TDTT
- Mục đích: Với mục đích là tuyên truyền nâng cao nhận thức và trách
nhiệm của lãnh đạo nhà trường, các tổ chức đoàn thể có liên quan đến phong
trào TDTT của nhà trường, cũng như tuyên truyền nâng cao ý thức học tập của
học sinh, nhận thức vị trí và vai trò của rèn luyện nâng cao sức khoẻ và xây
dựng lối sống lành mạnh. Khuyến khích và tạo điều kiện tăng cường các hoạt
động thể thao lành mạnh của học sinh.
- Cách thức thực hiện: Tham mưu với lãnh đạo nhà trường đã tiến hành các
hoạt động nhằm thực hiện giải pháp như sau:
+ Mua thêm sách, báo và tạp chí thể thao để cho học sinh hiểu thêm về thể
thao, từ đó giúp các em có một vốn kiến thức nhất định về thể thao và khi đó các
em sẽ tích cực tập luyện hơn, các em sẽ chủ động đón nhận thể thao thì tác dụng
của thể thao đối với sức khoẻ của người tập sẽ rõ rệt hơn.
+ Tổ chức các cuộc nói chuyện về TDTT để các em hiểu rõ hơn về tác
4


dụng của việc nâng cao chất lượng GDTC.
+ Tuyên truyền về TDTT qua hoạt động của các thành viên trong các câu
lạc bộ thể thao của nhà trường.
+ Ngoài ra nếu có điều kiện cho các em xem các băng đĩa về TDTT để từ
đó thúc đẩy sự tự giác tích cực tập luyện của các em.
+ Tổ chức các phong trào thi đua dạy tốt, học tốt môn thể dục, giúp sinh
viên nâng cao nhận thức về TDTT. Từ đó giúp các em tích cực học tập hơn.
- Đánh giá giải pháp: Sau khi các hình thức tuyên truyền, giáo dục nhận
thức cho học sinh về vai trò, ý nghĩa, tác dụng của tập luyện GDTC đối với sức
khỏe được thực hiện của các em học sinh tham gia luyện tập thường xuyên hơn
Bảng thống kê: Mức độ tập luyện thể thao của học sinh khối 7 trường
Phan Bội Châu, Hội An (sau khi thực hiện giải pháp 1).

Kết quả phỏng vấn
T
T

Trước

Nội dung phỏng

Sau

thực hiện
thực hiện
Nam : 80
Nữ :75
Nam
Nữ
%
%
%
SL
Sl
SL
SL
Bạn có thường xuyên tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa?
- Thường xuyên
vấn

%

35


43,6

25

33,3

59

73,7

49

65,3

24

30,0

15

20,0

13

16,3

18

24,0


21

26,3

35

46,7

8

10,0

8

10,6

(≥ 3 buổi/ tuần)
- Không thường
1

xuyên
(1 – 2 buổi/ tuần)
- Không tập
(0 buổi/ tuần)

Qua bảng thống kê có thể thấy khá rõ sự thay đổi tích cực về số lượng học
sinh tham gia tập luyện thể thao ngoại khóa đã tăng nên rõ rệt. Đây là giải pháp
mang lại hiệu quả tích cực có tác động đến học sinh trong quá trình nghiên cứu
5



của đề tài.
Giải pháp 2: Xây dựng câu lạc bộ và tăng cường hoạt động ngoại khóa
cho học sinh.
- Mục đích: tạo cho sinh viên có sân hơi thể thao lành mạnh tăng cường
sức khỏe phục vụ cho công việc học tập cũng như các hình thức vui chơi giải trí
giảm mệt mỏi căng thẳng trong các giờ học lý thuyết trên lớp.
- Cách thức thực hiện: Do kinh phí nhà trường có hạn nên Ban giám hiệu
quyết định chỉ cho thành lập 2 CLB là bóng chuyền và cầu lông. Đây là 2 môn
được nhiều học sinh yêu thích, hoạt động của 2 CLB được sự quản lý trực tiếp
của Bộ môn GDTC. CLB bóng chuyền hoạt động 2buổi/ tuần vào sáng thứ 2,
sáng chủ nhật. CLB cầu lông hoạt động 1 buổi/ tuần vào sáng thứ 7. Sau 1 tháng
đi vào hoạt động số lượng thành viên đã tăng lên khá nhiều.
- Đánh giá giải pháp: Việc thành lập 2 CLB bóng chuyền và Cầu lông là
sự thành công lớn góp phần giải quyết nhu cầu tham gia tập luyện thể thao có tổ
chức một cách chính quy và có sự quản lý của nhà trường, hướng dẫn của giáo
viên Thể dục thúc đẩy tinh thần học tập GDTC của học sinh, nâng cao chất
lượng công tác GDTC trong nhà trường.
Giải pháp 3: Tích cực tổ chức và tham gia thi đấu các giải TDTT trong
và ngoài trường.
- Mục đích: Khuyến khích học sinh tham gia các hoạt động ngoại khóa, các
CLB thể thao để có thể tham gia tốt các hoạt động thi đấu mà nhà trường hay
các giải thể thao cộng đồng tổ chức.
- Cách thức thực hiện: Ở giải pháp 1 và giải pháp 2 nhà trường đã tổ chức
các hoạt động tuyên truyền ý nghĩa, tác dụng của hoạt động TDTT và đồng ý
xây dựng 2 CLB thể thao và đưa vào hoạt động chính thức thu hút khá nhiều học
sinh tham gia tập luyện TDTT ngoại khóa và tham gia tập luyện tại các CLB thể
thao. Trên cơ sở đó nhà trường đã tổ chức giải điền kinh giữa các lớp. Tổ chức
thi đấu các giải thu hút sự quan tâm của lãnh đạo nhà trường cũng như giáo viên

và đặc biệt học sinh toàn trường. Ngoài ra trong năm 2017 -2018 nhà trường
6


cũng đã chọn học sinh tham gia các giải TDTT do ngành tổ chức nhằm động
viên khích lệ tinh thần tập luyện TDTT cho học sinh của nhà trường.
- Đánh giá giải pháp: Việc tổ chức điền kinh và tham gia các giải thể thao
do ngành tổ chức sẽ góp phần thúc đẩy tinh thần học tập và tập luyện môn
GDTC trong nhà trường. Nếu các giải thể thao được tổ chức thường xuyên trong
hệ thống tổ chức của nhà trường sẽ là thành tố thúc đẩy rất lớn tới việc nâng cao
chất lượng công tác GDTC.
BẢNG SO SÁNH CHẤT LƯỢNG

Năm học

TỔNG
SỐ

Loại chưa Học sinh đạt giải qua các hội
đạt
thi thể dục thể thao cấp trường
trỏ lên
% T.số
%

Loại đạt
T.số

2016 -2017


145

145

100%

2017-2018

150

150

100%

-khuyến khích 1500m nữ
Giải nhì cá nhân chạy 1500m nữ,
khuyến khích 2000m nam

4.5. Chứng minh khả năng áp dụng của sáng kiến:
Trong thời gian nghiên cứu và thực hiện đề tài, tôi đã được sự hỗ trợ của
Tổ bộ môn Thể dục và sự chỉ đạo và quan tâm của nhà trường, tôi đã có giải
pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh trường trung học cơ sở
Phan Bội Châu – TP Hội An – Tỉnh Quảng Nam".
Hiện nay việc nhận thức của một số cán bộ, giáo viên, học sinh về công
tác giáo dục thể chất không còn xem nhẹ vị trí và vai trò tác dụng của môn học
trong quá trình giáo dục chung của nhà trường. GDTC là một mặt giáo dục quan
trọng trong nội dung chương trình của nhà trường. Nó không những làm tăng
sức khỏe cho học sinh mà còn là nhân tố tác động trực tiếp đến các mặt giáo dục
khác như đạo đức, trí dục, thẩm mỹ, giáo dục lao động.... Hoàn thành tốt công
việc GDTC trong nhà trường đã tạo điều kiện để thực hiện giáo dục toàn diện.

Qua quá trình áp dụng sáng kiến, tôi nhận thấy sáng kiến này có thể dễ
dàng sử dụng vì hầu như trường nào cũng có đầy đủ những phương tiện, điều
kiện cần thiết để nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh.
7


5. Những thông tin cần được bảo mật: Không
6. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng
kiến theo ý kiến của tác giả:
Trong các giải pháp tôi đã áp dụng có thể thấy rõ có tác động trực tiếp
đến tình trạng thể lực của học sinh. Các học sinh tham gia các hoạt động CLB
thể thao nhà trường và các giải thể thao được nhà trường tổ chức.
Để xác định hiệu quả của các biện pháp của đề tài, trong quá trình thực
hiện tôi tiến hành kiểm tra học sinh ở 2 thời điểm: đầu học kỳ 1 và sau thực
hiện: Giữa cuối học kỳ 2. Nội dung kiểm tra ở các thời điểm xác định là các Test
đánh giá thể lực theo tiêu chuẩn RLTT của Bộ Giáo dục và Đào tạo:
+ Nằm ngửa gập bụng (lần/30 giây): Nhằm đánh giá sức mạnh bền.
+ Bật xa tại chỗ (cm) : Nhằm đánh giá sức mạnh tốc độ chân.
+ Chạy 30m XPC (giây): Nhằm đánh giá sức nhanh.
+ Chạy tuỳ sức 5 phút (m) : Nhằm đánh giá sức bền chung.
Kết quả kiểm tra thể lực của học sinh:
STT

Test

1

Nằm

2

3
4

(lần/30 s)
Bật xa tại chỗ (cm)
Chạy 30m XPC (s)
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)

1

Nữ (75 em)
Nằm ngửa gập

2
3
4

ngửa

gập

bụng

Đầu HK I (80 em)
Tốt
Đạt
SL % SL %

Giữa HK II
Tốt

Đạt
SL % SL %

31

49

49

31

29
26
22

51
54
58

45
42
50

35
38
30

bụng

25

50
46
29
(lần/30 s)
Bật xa tại chỗ (cm)
32
43
55
29
Chạy 30m XPC (s)
28
47
49
26
Chạy tuỳ sức 5 phút (m)
19
56
39
36
Qua bảng theo dõi kết quả cho thấy trình độ thể lực ban đầu theo tiêu
8


chuẩn ĐGTĐTL của học sinh ở thời điểm trước thực hiện và đến giữa học kỳ 2.
Ta thấy trình độ thể lực của học sinh đã tăng rõ rệt. Học sinh có ý thức học tập
hơn trong việc học tập môn Thể dục.
Tóm lại, từ những kết quả thu được như trên đã cho thấy việc ứng dụng
các giải pháp mà tôi đã lựa chọn và kiểm nghiệm đã có tác động tốt đến chất
lượng công tác GDTC tại trường THCS Phan Bội Châu.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng

sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần
đầu, kể cả áp dụng thử:
Trong quá trình họp tổ chuyên môn, tôi đã mạnh dạn trình bày sáng kiến
của mình và đã nhận được sự đồng tình, ủng hộ của tất cả các thành viên trong
tổ cũng như BGH nhà trường. Một số giáo viên trong tổ nhận thấy được tính
khả thi cũng như hiệu quả mang lại của sáng kiến này. Sau thời gian áp dụng
thử, kết quả học tập môn Thể dục của học sinh ở trường THCS Phan Bội Châu
có sự tiến bộ rõ rệt. Một số em lười học, thường xuyên không luyện tập đã có
những biểu hiện tích cực hơn. Các em hào hứng mỗi khi đến giờ học môn Thể
dục. Thậm chí có nhiều em thích tham gia vào các câu lạc bộ TDTT của trường.
8. Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng
kiến lần đầu: Không.
STT

Họ và tên

Ngày
Nơi công tác
tháng
( Hoặc nơi
năm sinh thường trú)

Chức
danh

Trình độ
chuyên
môn

Nội dung

công việc
hỗ trợ

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật
và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Hội An, ngày 10 tháng 3 năm 2018
Xác nhận và đề nghị của cơ quan,
đơn vị tác giả công tác

Người nộp đơn

9


HUỲNH PHÚ DƯƠNG

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
PHIẾU ĐÁNH GIÁ, XẾP LOẠI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM

Năm học: 2017 - 2018
I. Đánh giá xếp loại của HĐKH Trường THCS Phan Bội Châu - Hội An
1. Tên đề tài: “ Giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho học sinh khối lớp 7,
trường THCS Phan Bội Châu”.

2. Họ và tên tác giả: HUYNH PHÚ DƯƠNG
3. Chức vụ: Giáo viên Thể dục
Tổ: Thể dục

10



4. Nhận xét của Chủ tịch HĐKH về đề tài:
a) Ưu điểm: .....................................................................................................................
.....................................................................................................................................
.....................................................................................................................................
b) Hạn chế: ......................................................................................................................
.....................................................................................................................................
5. Đánh giá, xếp loại:
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Trường :THCS PHAN BỘI
CHÂU.
.......................................................................................thống
nhất
xếp
loại : ...................
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................
............................................................
............................................................
II. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Phòng GD&ĐT .....................................................
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Phòng GD&ĐT .........................
...........................thống nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)
............................................................

............................................................
............................................................
III. Đánh giá, xếp loại của HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam
Sau khi thẩm định, đánh giá đề tài trên, HĐKH Sở GD&ĐT Quảng Nam thống
nhất xếp loại: ...............
Những người thẩm định:
Chủ tịch HĐKH
(Ký, ghi rõ họ tên)
(Ký, đóng dấu, ghi rõ họ tên)

11



×