Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

Thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình (Luận văn thạc sĩ)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (301.33 KB, 92 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

BỘ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
VIỆN CHIẾN LƢỢC VÀ CHÍNH SÁCH
KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

LÊ THỊ NGỌC

THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG NGHỆ
CỦA CÁC DOANH NGHIỆP
TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NINH BÌNH

Ngành: Quản lý khoa học công nghệ
Mã số: 834 04 12

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ

NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. NGUYỄN ĐÌNH BÌNH

HÀ NỘI - 2018


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của
riêng tôi. Các số liệu sử dụng trong luận văn có nguồn gốc cụ thể, rõ ràng.
Các kết quả trong nghiên cứu của luận văn là do tác giả tự tìm hiểu, phân tích
một cách khách quan, trung thực và chƣa từng đƣợc công bố trong bất kỳ
công trình nghiên cứu nào khác.


Hà Nội, ngày 10 tháng 8 năm 2018
TÁC GIẢ LUẬN VĂN

Lê Thị Ngọc


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 1
Chƣơng 1 . CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP ................................................. 14

1.1. Hoạt động đổi mới công nghệ ...................................................................... 14
1.2. Chính sách thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp ... 18

1.3. Kinh nghiệm của một số tỉnh bạn về thúc đẩy hoạt động đổi mới công
nghệ tại các doanh nghiệp: .................................................................................. 30
Chƣơng 2. PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI
CÔNG NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH...... 34

2.1. Thực trạng hoạt động đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp Việt
Nam. .................................................................................................................... 34
2.2. Thực trạng điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội của tỉnh Ninh Bình... ..................... 51

2.3. Thực trạng doanh nghiệp tiến hành đổi mới công nghệ trên địa bàn tỉnh

Ninh Bình .......................................................................................................... .56
2.4. Đánh giá hoạt động thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trong địa bàn
tỉnh Ninh Bình .................................................................................................................. 69
Chƣơng 3. GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG ĐỔI MỚI CÔNG
NGHỆ CỦA CÁC DOANH NGHIỆP TẠI TỈNH NINH BÌNH ................... 69


3.1. Quan điểm và mục tiêu thúc đẩy doanh nghiệp đổi mới công nghệ trên
địa bàn tỉnh Ninh Bình ........................................................................................ 69

3.2. Giải pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh Ninh Bình. ................................................................................ 71
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 79
TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................................................ 81


DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Cụm từ tiếng việt

DNNVV

Doanh nghiệp nhỏ và vừa

DN

Doanh nghiệp

ĐMCN

Đổi mới công nghệ

KH&CN

Khoa học và công nghệ


TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

UBND

Ủy ban nhân dân

TBKT

Tiến bộ kỹ thuật

KCN

Khu công nghiệp

NC&PT

Nghiên cứu và Phát triển

KT-XH

Kinh tế - Xã hội

SXKD

Sản xuất kinh doanh

ĐTTTNN


Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài


MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Công nghệ là yếu tố tác động trực tiếp tới năng suất, chất lƣợng sản phẩm là
công cụ để phát triển kinh tế và ảnh hƣởng tới năng lực cạnh tranh của doanh
nghiệp, sự phát triển thịnh vƣợng của quốc gia. Nhà nghiên cứu nổi tiếng P erter
Drucker đã khẳng định: “Đổi mới công nghệ đã trở thành một công cụ quan trọng
của kinh doanh hiện đại”, điều đó có nghĩa là đổi mới công nghệ đã trở thành yếu
tố ƣu tiên hàng đầu và có ý nghĩa quyết định đến sự thành bại của doanh nghiệp
trong nền kinh tế thị trƣờng. Tuy nhiên trên thực tế, để đổi mới công nghệ ngoài
việc doanh nghiệp phải hiểu rõ đƣợc quá trình đổi mới và các yếu tố ảnh hƣởng
trực tiếp, gián tiếp hay các yếu tố bên trong và bên ngoài ảnh hƣởng tới đổi mới
công nghệ thì cũng phải thúc đẩy đƣợc những khó khăn nhất định để khắc phục
nhƣ nguồn vốn để tiếp cận công nghệ, cách đánh giá công nghệ, cách lựa chọn
công nghệ thích hợp, phƣơng thức chuyển giao công nghệ, nguồn nhân lực cần có
để phục vụ cho quá trình đổi mới công nghệ, cũng nhƣ phải nắm rõ các chính sách,
cơ chế của nhà nƣớc trong hoạt động đổi mới công nghệ (Nguyễn Hữu Xuyên,

2013).
Trong thời đại ngày nay, khi cuộc cách mạng khoa học - kỹ thuật đang diễn
ra nhƣ vũ bão, khoa học, công nghệ đã trở thành lực lƣợng sản xuất trực tiếp, để
tồn tại và phát triển, khẳng định vai trò đầu tàu của mình, các doanh nghiệp cần
phải có năng lực thiết bị, công nghệ tƣơng xứng. Nhƣng có một thực tế, hiện nay
trình độ công nghệ, thiết bị, máy móc của đa số doanh nghiệp còn thấp hơn nhiều
so với mặt bằng chung của khu vực và thế giới. Nhiều doanh nghiệp thiếu vốn,
thiếu thông tin về công nghệ mới trên thị trƣờng, hạn chế kiến thức pháp luật về

quyền sở hữu trí tuệ, do vậy nhiều loại sản phẩm, hàng hoá chƣa đáp ứng đƣợc yêu
cầu của ngƣời tiêu dùng, chƣa đủ sức cạnh tranh trên thị trƣờng. Từ thực tế đó cho
thấy, việc đầu tƣ đổi mới công nghệ ở các doanh nghiệp hiện nay là vấn đề rất cấp

bách, đổi mới công nghệ để tạo ra các sản phẩm hàng hóa chất lƣợng cao, có đủ
sức cạnh tranh trên các thị trƣờng, đáp ứng với yêu cầu ngày càng cao của ngƣời
tiêu dùng trong nƣớc, khu vực và quốc tế.

1


Năm 2006 Việt Nam gia nhập Tổ chức Thƣơng mại thế giới (WTO) - đây là
một sân chơi quốc tế lớn, vừa tạo nhiều cơ hội nhƣng cũng sẽ đặt ra những thách thức
mới cho các DN, muốn đứng vững và chiến thắng phải đủ sức cạnh tranh. Doanh
nghiệp chiếm tỉ trọng lớn, tạo nhiều việc làm cho lao động xã hội, góp phần ổn định
chính trị, kinh tế, có tác động thƣờng xuyên đến môi trƣờng cạnh tranh trong nền kinh
tế. DN ở Ninh Bình hầu hết còn nhỏ bé, lạc hậu và đang hoạt động trong một môi
trƣờng kinh doanh còn nhiều khó khăn, liên quan đến động thái chuyển đổi của nền
kinh tế nƣớc ta hiện nay. Để phát triển đất nƣớc trong bối cảnh phải hội nhập kinh tế
quốc tế ngày càng sâu rộng hơn, thì một trong những vấn đề vừa có tính cấp bách, vừa
có tính lâu dài là phải củng cố, phát triển, nâng cao sức cạnh tranh của các DN. Bên
cạnh việc tạo điều kiện thuận lợi cho sự ra đời của DN, thì việc quan trọng hơn là phải
tạo môi trƣờng để chúng phát triển, có những biện pháp hỗ trợ phù hợp. Trong đó, hỗ
trợ ĐMCN cho các DN là hết sức cần thiết để trực tiếp tăng cƣờng khả năng cạnh
tranh của bộ phận DN này, từ đó từng bƣớc phát triển cộng đồng DN lớn mạnh, làm
nền tảng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nƣớc.
Trên địa bàn toàn tỉnh Ninh Bình (Tính đến 31/12/2016) có 3.244 doanh
nghiệp, trong đó, gần 1.000 doanh nghiệp (chiếm 30% tổng số doanh nghiệp) có sử
dụng công nghệ, chủ yếu là doanh nghiệp vừa và nhỏ, các trang thiết bị, máy móc
đã đƣợc đầu tƣ từ nhiều năm trƣớc đây, chủ yếu là các công nghệ thế hệ cũ, tiêu

hao nhiều năng lƣợng, tài nguyên đất, đá, khoáng sản, chất lƣợng sản phẩm hàng
hóa, giá trị và năng lực cạnh tranh không cao, không có nhiều sản phẩm, hàng hóa
xuất khẩu có giá trị lớn, các doanh nghiệp đóng góp với ngân sách tỉnh bằng thuế
hàng năm còn ít so với tổng thu ngân sách và nhu cầu chi.
Trong những năm qua, Đảng và Nhà nƣớc ta đã thấy đƣợc vai trò của các
DN đối với nền kinh tế, đã có những chính sách nhằm tạo thuận lợi cho khối DN

này phát triển. Tại Ninh Bình, nhận thức đƣợc vai trò quan trọng của khoa học và
công nghệ, yếu tố then chốt quyết định năng lực cạnh tranh và tăng trƣởng kinh tế
của doanh nghiệp, đã có một số doanh nghiệp, cá nhân tích cực tìm tòi những tiến
bộ khoa học và công nghệ mới, đầu tƣ thí nghiệm, đầu tƣ đổi mới công nghệ đƣa
vào ứng dụng trong sản xuất. Tiêu biểu nhƣ Tập đoàn công nghiệp Quang Trung

2


(Nguồn kinh phí ngân sách Trung ƣơng hỗ trợ, chủ yếu chế tạo các loại sản phẩm
quốc gia, các loại thiết bị nâng hạ siêu trƣờng, siêu trọng; chân vịt cho tàu thủy

6000-7000DWT bằng thép không rỉ chịu ăn mòn nƣớc biển; thiết bị và công nghệ
thi công cọc nhồi tạo lỗ bằng phƣơng pháp ép tĩnh; chế tạo hệ thống cổng trục
container đáp ứng yêu cầu làm việc trên cảng nổi), các Công ty: thực phẩm xuất
khẩu Đồng giao; thép Kyoei Tam Điệp; Công ty TNHH cơ điện Ninh Bình; Công
ty cổ phần Tổng công ty Giống cây trồng con nuôi Ninh Bình và một số doanh
nghiệp khác.
Việc đầu tƣ nguồn lực để đổi mới công nghệ, hoàn thiện công nghệ, cải tiến
công nghệ của các doanh nghiệp khác, chủ yếu đƣợc thực hiện tự phát, các kiến
thức, thông tin về khoa học và công nghệ tiếp thu đƣợc chƣa thật sự đầy đủ, chƣa
có sự tƣ vấn bài bản của các chuyên gia giỏi, sự hỗ trợ nguồn lực, tài chính của nhà
nƣớc, chƣa định hƣớng đƣợc thị trƣờng tiêu thụ nên hiệu quả đem lại thấp, khó

hình thành vùng sản xuất hàng hoá, khó phát triển bền vững.
Tuy nhiên, các chính sách, các giải pháp cũng chỉ mới bƣớc đầu triển khai,
hiệu quả còn thấp, còn nhiều mặt bất cập, trong đó có chính sách hỗ trợ ĐMCN đối
với các DN. Tác động, khuyến khích, hỗ trợ của các cơ quan quản lý nhà nƣớc đối
với các DN nhằm ĐMCN, nâng cao chất lƣợng sản phẩm và năng lực cạnh tranh
còn nhiều mặt bất cập. Tình hình chung này cũng bộc lộ khá rõ trên địa bàn tỉnh
Ninh Bình. Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài “Thúc đẩy hoạt động đổi
mới công nghệ của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Ninh Bình” đƣợc lựa
chọn để thực hiện luận văn thạc sĩ, chuyên ngành quản lý khoa học và công nghệ.

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
2.1. Một số nghiên cứu ở nƣớc ngoài.
Cho đến nay, đã có nhiều công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài về hoạt động
ĐMCN của doanh nghiệp, chính sách đổi mới công nghệ, cũng nhƣ chính sách nhà
nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN với nhiều quan điểm và cách tiếp cận
khác nhau. Luận văn này chia các nghiên cứu thành 2 nhóm chính (Nguyễn Hữu

Xuyên, 2013):

3


(i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh
hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ là một hệ thống các hoạt động phức tạp nhằm chuyển
đổi các ý tƣởng và kiến thức khoa học thành thực thể vật chất và các ứng dụng
trong hiện thực. ĐMCN là một hoạt động đồng thời tác động với nhau một cách
không tuyến tính; nó không chỉ bao gồm khoa học, kỹ thuật mà bao gồm cả ảnh
hƣởng của xã hội, nhà nƣớc, thể chế chính trị, văn hóa, kinh tế, chính sách công để
tạo ra của cải và chịu ảnh hƣởng của ba quĩ đạo tới hạn, đó là: vƣợt qua đƣờng biên

giới, sự xuất hiện các công nghệ mới, kiến thức và trí tuệ nhân tạo. Tuy nhiên,

M.A.Schilling (2009) lại cho rằng ĐMCN là tập hợp các ý tƣởng sáng tạo và đòi
hỏi sự cần thiết phải kết hợp ý tƣởng sáng tạo, nguồn lực và kỹ năng để hiện thực
hóa ý tƣởng đó thành sản phẩm mới, qui trình mới.
(ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối
với ĐMCN
Chính phủ giữ vai trò quan trọng trong việc kích thích các ngành công
nghiệp đầu tƣ cho hoạt động R&D để dẫn tới ĐMCN (H.J.Thamhain, 2005). Đổi
mới công nghệ diễn ra ở doanh nghiệp do doanh nghiệp thực hiện và vì lợi ích của
doanh nghiệp. Tuy nhiên, nỗ lực riêng của doanh nghiệp là chƣa đủ mà cần phải có
sự phối hợp của Nhà nƣớc trong việc nâng cao nhận thức về các cơ hội công nghệ
mới, tăng cƣờng và hỗ trợ trong toàn bộ hệ thống đổi mới để hạn chế các rủi ro có
thể xảy ra trong quá trình ĐMCN. Cụ thể: Y.R.Kim (2001) và Eriksson (2005) về
mô hình phát triển công nghệ và chính sách ĐMCN của Hàn Quốc, v.v. Nhƣ vậy,
các công trình nghiên cứu ở nƣớc ngoài đã khái quát đƣợc ĐMCN, hoạt động
ĐMCN, vai trò của ĐMCN và các yếu tố ảnh hƣởng tới ĐMCN của doanh nghiệp;
đồng thời khẳng định đƣợc vai trò tích cực, quan trọng của Nhà nƣớc và chính sách
nhà nƣớc trong việc hoạch định, tổ chức thực thi các chính sách ĐMCN nhằm hỗ
trợ, khuyến khích và thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN.
2.2. Một số nghiên cứu ở trong nƣớc.
Các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc có thể chia thành hai nhóm:

4


(i) Nhóm nghiên cứu về ĐMCN, trình độ công nghệ, năng lực công nghệ
và các yếu tố ảnh hưởng tới ĐMCN của doanh nghiệp
Đổi mới công nghệ ở doanh nghiệp đã đƣợc nghiên cứu thông qua các luận án
tiến sỹ trong thời gian vừa qua nhƣ: Phƣơng hƣớng và biện pháp ĐMCN trong các

doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu tỉnh Khánh Hòa (Dƣơng Trí Thảo, 2004); Từ
đó đƣa ra các giải pháp nhƣ cơ cấu lại tổ chức, phát triển nguồn nhân lực, tìm kiếm phát
triển thị trƣờng đầu ra cho công nghệ, đa dạng hóa nguồn tài chính phục vụ đổi mới,
hoàn thiện lựa chọn qui trình ĐMCN, nâng cao hoạt động đầu tƣ ĐMCN. Nhân lực có
tầm quan trọng quyết định ĐMCN, trong nhiều trƣờng hợp còn cấp bách hơn tài chính,
đồng thời các yếu tố quyết định thành công của đổi mới là tình hình thuận lợi của thị
trƣờng đối với sản phẩm có liên quan tới đổi mới và sau đó là trình độ của đội ngũ lao
động tại thời điểm đổi mới (Trần Ngọc Ca, 2000).
Nguyễn Sỹ Lộc và các tác giả (2006) cho rằng muốn ĐMCN thành công,
các cấp quản lý nhà nƣớc, nhà quản lý doanh nghiệp phải quan tâm tới những yếu
tố tác động trực tiếp và gián tiếp đến quá trình đổi mới Nhƣ vậy, các tác giả đã nêu
ra đƣợc các yếu tố ảnh hƣởng tới quá trình ĐMCN, tuy nhiên chƣa làm rõ đƣợc
tầm quan trọng của các yếu tố này trong hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp.
Thƣơng mại hóa kết quả nghiên cứu là một quá trình lâu dài và là một vấn
đề mới ở nƣớc ta, thành công của thƣơng mại hóa phụ thuộc nhiều vào năng lực
đổi mới, năng lực tiếp thu và làm chủ công nghệ của doanh nghiệp (Nguyễn Quang
Tuấn, 2010). Vì vậy, tác động của chính sách nhà nƣớc, các tổ chức thông tin, tƣ
vấn về KH&CN và dịch vụ chuyển giao công nghệ là quan trọng nhằm phát triển
thị trƣờng công nghệ để hỗ trợ các doanh nghiệp ĐMCN (Phạm Văn Dũng, 2010).
(ii) Nhóm nghiên cứu về vai trò của nhà nước và chính sách nhà nước đối
với ĐMCN
Hoàng Xuân Long (2011) đã nghiên cứu về chính sách của địa phƣơng
nhằm khuyến khích doanh nghiệp hoạt động KH&CN trên địa bàn. Nguyễn Quan g
Tuấn (2011) đã nghiên cứu vai trò và ảnh hƣởng của chính sách nhà nƣớc trong
việc thúc đẩy phát triển thị trƣờng công nghệ. Qua đó, để thúc đẩy doanh nghiệp
ĐMCN thì Nhà nƣớc cần có các chính sách kích cung, kích cầu và khuyến khích

5



phát triển các định chế trung gian của thị trƣờng công nghệ; đặc biệt cần có các
chính sách kích cầu công nghệ của doanh nghiệp và phát triển các định chế trung
gian gắn kết giữa cung và cầu.
Nhƣ vậy, các công trình nghiên cứu ở trong nƣớc, cũng nhƣ ở ngoài nƣớc đã
có những đóng góp lớn về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN, chính sách thúc
đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Qua đó đã khái quát đƣợc trình độ công nghệ, tác động
của của ĐMCN, các yếu tố ảnh hƣởng tới hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp,
kinh nghiệm về hoạt động ĐMCN, chính sách ĐMCN; đồng thời khẳng định vai
trò và chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN. Mặc dù các
nghiên cứu ở trong và ngoài nƣớc đã có những đóng góp nhất định về lý luận và
thực tiễn. Tuy nhiên, các công trình này chƣa thống nhất đƣợc quan niệm ĐMCN

trong điều kiện và hoàn cảnh của Việt Nam; các nghiên cứu về ĐMCN, chính sách
ĐMCN, chính sách thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN còn rời rạc, chƣa làm rõ đƣợc
các tiêu chí, mục tiêu chính sách nhà nƣớc nhằm thúc đẩy doanh nghiệp ĐMCN từ
nhận thức của doanh nghiệp về hoạt động ĐMCN đến tính lan tỏa do ĐMCN mang
lại cho xã hội, cụ thể nhƣ: nâng cao nhận thức của doanh nghiệp về các hoạt động
ĐMCN, nâng cao mức đầu tƣ và gia tăng các hoạt động ĐMCN của doanh nghiệp,
nâng cao năng lực công nghệ, năng lực cạnh tranh và các hoạt động của doanh
nghiệp, đạt đƣợc các hiệu ứng lan tỏa do hoạt động đổi mới công nghệ của doanh
nghiệp đem lại.
2.3. Một số vấn đề thực tại ở địa phƣơng.
Nhiệm vụ quản lý công nghệ là: Tham mƣu cho UBND tỉnh ban hành các văn
bản quản lý để điều chỉnh các hoạt động ứng dụng và phát triển công nghệ trên địa
bàn. Xây dựng các chính sách thu hút đầu tƣ về chuyển giao công nghệ để phục vụ
phát triển kinh tế xã hội của địa phƣơng; Hàng năm lựa chọn các dự án phát triển
công nghệ, kiểm tra đánh giá các kết quả ứng dụng công nghệ trên địa bàn; Đề xuất
danh mục các TBKT cần ứng dụng vào sản xuất đời sống; Quản lý các hoạt động
chuyển giao công nghệ tại địa bàn; Tham gia đánh giá thẩm định và giám định công
nghệ các dự án đầu tƣ thuộc phân cấp quản lý; Tổ chức thẩm định, đăng ký Hợp

đồng chuyển giao công nghệ; Quản lý theo dõi tổng hợp hoạt động tƣ vấn thuộc lĩnh

6


vực đánh giá thẩm định, giám định công nghệ và chuyển giao công nghệ; Tham gia
xét thầu, thẩm định kết quả đấu thầu các dự án, các công trình trọng điểm của tỉnh
theo yêu cầu của UBND tỉnh; Kiểm tra, thanh tra tình hình thực hiện các dự án đầu
tƣ (giai đoạn sau cấp phép đầu tƣ) trên địa bàn tỉnh về các nội dung có liên quan
thuộc trách nhiệm và thẩm quyền quản lý đƣợc phân cấp.
Công tác quản lý công nghệ ngày càng đƣợc củng cố và tăng cƣờng hơn. Các
nhiệm vụ nhƣ kiểm tra hiện trạng công nghệ, công tác thẩm tra công nghệ, công tác,
thị trƣờng công nghệ đã có những chuyển biến và mang lại một số kết quả góp phần
vào sự phát triển KT-XH của địa phƣơng. Có thể khẳng định đa số các công nghệ
đầu tƣ thông qua BQL các Khu công nghiệp đều có sự thẩm tra công nghệ của Sở
Khoa học và Công nghệ. Các công nghệ đều đƣợc tổ chức triển khai đúng theo dự
án đƣợc lập, đảm bảo tiến độ, có cơ quan giám định định độc lập về thiết bị, công
nghệ cho dự án.
Trong những năm qua, hoạt động chuyển giao công nghệ dƣới nhiều hình
thức ở Ninh Bình khá rầm rộ. Rất nhiều doanh nghiệp tổ chức đầu tƣ đổi mới công
nghệ, tiếp nhận công nghệ, hợp tác đầu tƣ công nghệ; đã có rất nhiều loại hình công
nghệ trên địa bàn tỉnh, tạo ra rất nhiều sản phẩm mới đáp ứng cho nhu cầu thị
trƣờng, đặc biệt có công nghệ tạo ra sản phẩm có giá trị phục vụ cho xuất khẩu.
Nhờ có đầu tƣ công nghệ, mà việc tổ chức khai thác tài nguyên, khoáng sản, khai

thác nguồn lực lao động đã có hiệu quả. Đóng góp to lớn cho sự phát triển và tăng
trƣởng kinh tế xã hội, góp phần nâng cao mức sống của nhân dân. Nhờ có đổi mới
và chuyển giao công nghệ mà giá trị Công nghiệp đã có những đột phá trong tăng
trƣởng, từ một tỉnh có thu Ngân sách hàng năm chỉ với 100 tỷ đồng, đến nay đã lên
đến trên 3000 tỷ đồng, trong đó có đóng góp không nhỏ của các công nghệ tạo nên

giá trị sản phẩm công nghiệp.
* Một số công nghệ nổi bật đƣợc chuyển giao về địa phƣơng:
Tiếp nhận công nghệ xử lý nƣớc thải phân tán DEWATS để xử lý nƣớc thải
tại khu giết mổ gia súc; ứng dụng công nghệ Bùn hoạt tính sinh học trong xử lý
nƣớc thải cho khu công nghiệp; ứng dụng công nghệ tách mực in trong sản xuất
giấy tái chế; ứng dụng công nghệ nung gạch lò đứng liên hoàn thay thế lò thủ công;

7


Tiếp nhận và chuyển giao công nghệ sản xuất thiết bị Quang học; ứng dụng công
nghệ sản xuất giống và công nghệ nuôi thƣơng phẩm cá bớp, cá mú chấm nâu; Tổ
chức chuyển giao kỹ thuật phát triển nuôi trồng 05 loại nấm; ứng dụng thàn h công
kỹ thuật nuôi cấy mô tế bào để sản xuất Hoa, khoai tây, dứa. Tiếp nhận và chuyển
giao thành công giống lúa Tám Xoan đột biến và giống khoai tây sạch bệnh

SINNORA-Hà Lan.
* Một số hoạt động về kiểm soát công nghệ và tạo lập thị trƣờng công nghệ
Tham gia thẩm tra công nghệ cho 34 dự án vào các Khu công nghiệp trong
tỉnh; Tổ chức cho các doanh nghiệp tham gia Hội chợ Công nghệ và thiết bị
(Techmart) với 4 lần tham gia cho 15 lƣợt gian hàng; Tiến hành kiểm tra tiến độ và
kết quả tiếp nhận 34 dự án có đầu tƣ công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Tổ chức tập huấn phổ biến Luật chuyển giao công nghệ, các văn bản pháp
luật về KHCN cho các doanh nghiệp ở địa phƣơng; Xây dung các văn bản quản lý
nhà nƣớc về công nghệ ở địa phƣơng. Mục đích nhằm nâng cao nhận thức về phá p
luật cho cá nhân, tổ chức tham gia hoạt động chuyển giao công nghệ ở địa phƣơng .
Ngoài các chủ trƣơng chính sách của Đảng và Nhà nƣớc về Công nghệ; Hiện
nay ở địa phƣơng các cấp, các ngành, đặc biệt là Tỉnh uỷ, HĐNH, UBND tỉnh đã
ban hành các cơ chế chính sách, tạo điều kiện thông thoáng cho hoạt động chuyển
giao và đổi mới công nghệ. Cụ thể nhƣ chính sách khuyến khích, ƣu đãi, thu hút đầu

tƣ; chính sách ƣu đãi về thuế, đất đai. Đặc biệt hệ thống quản lý đƣợc nâng tầm, tạo
nhiều thuận lợi cho các công nghệ đầu tƣ vào địa phƣơng, nhƣ quyết định 3264,
3265 của UBND tỉnh về quản lý công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Trong những năm qua, hoạt động đổi mới và chuyển giao công nghệ ở Ninh
Bình, đã đạt đƣợc một số kết quả khả quan, góp phần tích cực nâng cao hiệu quả
đầu tƣ, thúc đẩy quá trình đổi mới công nghệ, ngăn chặn việc chuyển giao công
nghệ lạc hậu, bảo vệ môi trƣờng, tiết kiệm tài nguyên khoáng sản và chuyển dịch cơ
cấu kinh tế theo hƣớng Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phƣơng, tiến tới quá
trình hội nhập và phát triển.
Tuy nhiên, hoạt động đổi mới công nghệ của địa phƣơng nói chung và trong
các doanh nghiệp nói riêng còn nhiều hạn chế và bất cập, cụ thể:

8


Luận văn đầy đủ ở file: Luận văn Full















×