Tải bản đầy đủ (.pdf) (106 trang)

Sự tác động của chính sách khoa học và công nghệ đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 106 trang )


1



ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN




NGUYỄN ĐỨC CHÍNH



SỰC TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH



LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ









Hà Nội, 2012



2


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN



NGUYỄN ĐỨC CHÍNH



SỰC TÁC ĐỘNG CỦA
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐỐI VỚI
HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TRONG
CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH


LUẬN VĂN THẠC SĨ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN LÝ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ
MÃ SỐ: 60.34.72


Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: TS Trần Văn Hải








Hà Nội, 2012

3

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 1
1. Lý do chọn đề tài 1
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu 2
3. Mục tiêu nghiên cứu 5
4. Phạm vi nghiên cứu 5
5. Câu hỏi nghiên cứu 5
6. Giả thuyết nghiên cứu 5
7. Mẫu khảo sát 6
8. Phƣơng pháp nghiên cứu 6
9. Kết cấu của Luận văn 7
CHƢƠNG 1. 8
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN 8
1.1. Cơ sở lý luận về chính sách 8
1.1.1. Khái niệm chính sách 8
1.1.2. Sự tác động của chính sách 11
1.1.3. Chuỗi tác động của chính sách 11
1.2. Chính sách khoa học và công nghệ 12
1.2.1. Khái niệm chính sách khoa học và công nghệ 12

1.2.2. Vật mang chính sách khoa học và công nghệ 13
1.3. Chuyển giao công nghệ 17
1.3.1. Khái niệm công nghệ 17
1.3.2. Khái niệm chuyển giao công nghệ 20
1.3.3. Hình thức và nội dung chuyển giao công nghệ 24
1.3.4. Phân loại chuyển giao công nghệ 27
1.4. Tác động của chính sách khoa học và công nghệ đến chuyển giao công nghệ
29
1.4.1. Tác động dương tính 29
1.4.2. Tác động âm tính 29
1.4.3. Tác động ngoại biên 30
1.4.4. Môi trường của chính sách 31
* Kết luận chƣơng 1 32
CHƢƠNG 2. 33
TÁC ĐỘNG DƢƠNG TÍNH VÀ TÁC ĐỘNG NGOẠI BIÊN DƢƠNG TÍNH CỦA
CHÍNH SÁCH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
BẮC NINH 33
2.1. Tổng quan về các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 33

4

2.1.1. Hoạt động của các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh 33
2.1.2. Đầu tư cho khoa học và công nghệ từ ngân sách địa phương 35
2.2. Tác động dƣơng tính của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động
chuyển giao công nghệ 37
2.2.1. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ khu vực
nghiên cứu sang khu vực sản xuất, kinh doanh 37
2.2.2. Tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển giao công nghệ từ nước ngoài
vào Việt Nam 43

2.3. Tác động ngoại biên dƣơng tính của chính sách khoa học và công nghệ đến
hoạt động chuyển giao công nghệ 49
2.3.1. Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp được nâng cao 49
2.3.2. Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp được nâng cao 53
* Kết luận chƣơng 2 56
CHƢƠNG 3. 58
TÁC ĐỘNG ÂM TÍNH VÀ TÁC ĐỘNG QUA LẠI CỦA CHÍNH SÁCH KHOA
HỌC VÀ CÔNG NGHỆ ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH 58
3.1. Tác động âm tính của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt động
chuyển giao công nghệ 58
3.1.1. Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp bị hạn chế 58
3.1.2. Tỷ lệ nguyên liệu nội địa trong các sản phẩm do các doanh nghiệp sản
xuất không thể được nâng cao 65
3.2. Tác động ngoại biên âm tính của chính sách khoa học và công nghệ đến hoạt
động chuyển giao công nghệ 68
3.2.1. Biến thành “bãi thải công nghệ„ của thế giới 68
3.2.2. Thu nhập của người lao động thấp 70
3.3. Tác động qua lại của hoạt động chuyển giao công nghệ đến chính sách khoa
học và công nghệ 73
3.4. Đề xuất khắc phục tác động âm tính của chính sách khoa học và công nghệ
đến chuyển giao công nghệ 76
3.4.1. Luận cứ thực tiễn của đề xuất 76
3.4.2. Chính sách đảm bảo thông tin khoa học và công nghệ phục vụ doanh
nghiệp 76
3.4.3. Chính sách gắn kết giữa các tổ chức R&D với các doanh nghiệp 78
3.4.4. Vai trò của các tổ chức định giá công nghệ được chuyển giao 80
3.4.5. Các đề xuất khác 84
* Kết luận chƣơng 3 84
KẾT LUẬN 86

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 88
PHỤ LỤC 1 90
PHỤ LỤC 2. 96

5

DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Tổng hợp tình hình sử dụng kinh phí KH&CN giai đoạn 2009-2011
…………………………………………………………………………trang 36
Bảng 2.2. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ trong nước………… trang 39
Bảng 2.3. Các doanh nghiệp sử dụng công nghệ nước ngoài…… … trang 43
Bảng 2.4. Đánh giá năng lực công nghệ của các doanh nghiệp sử dụng công
nghệ nước ngoài……………………………………………………… trang 51
Bảng 2.5. Doanh thu và mức tăng trưởng của doanh nghiệp………… trang 53
Bảng 3.1. Tuổi và % giá trị còn sử dụng được của công nghệ ……… .trang 59
Bảng 3.2. Tỷ lệ nguyên liệu nội địa trong các sản phẩm trang 65
Bảng 3.3. Thu nhập của người lao động trang 70














6


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

CGCN: Chuyển giao công nghệ
DN Doanh nghiệp
FDI Foreign Direct Investment
Đầu tƣ trực tiếp nƣớc ngoài
KH&CN: Khoa học và công nghệ
SHCN Sở hữu công nghiệp
SHTT Sở hữu trí tuệ
UBND Ủy ban nhân dân


1

PHẦN MỞ ĐẦU

1. Lý do chọn đề tài
Bắc Ninh là một tỉnh giáp phía bắc Hà Nội, đang có tốc độ phát triển
công nghiệp và thƣơng mại mạnh. Tính đến nay, toàn tỉnh hiện nay có 4.715
doanh nghiệp với tổng vốn điều lệ đã đăng ký là 21.361 tỷ đồng.
Trong những năm qua, đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp tỉnh Bắc
Ninh đã có những bƣớc phát triển nhanh chóng cả về số lƣợng và chất lƣợng.
Cơ cấu, quy mô, lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp chuyển biến phù hợp
với chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hƣớng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch
vụ, hiệu quả và nâng cao năng lực cạnh tranh và tham gia vào quá trình hội
nhập kinh tế quốc tế. Cộng đồng doanh nghiệp tỉnh Bắc Ninh đã có những

đóng góp quan trọng vào việc duy trì tốc độ tăng trƣởng cao và ổn định, góp
phần tích cực vào việc giải quyết công ăn, việc làm, tham gia giảm nghèo và
thực hiện các chính sách xã hội khác.
Năm 2011 cộng đồng doanh nghiệp chịu tác động do những khó khăn
chung của nền kinh tế thế giới và trong nƣớc nhƣng số lƣợng doanh nghiệp
trên địa bàn tỉnh vẫn không ngừng đƣợc tăng lên. Tính đến thời điểm
30/9/2011, Tỉnh đã có thêm 717 doanh nghiệp trong nƣớc bằng 96% số doanh
nghiệp thành lập mới của cả năm 2010.
Về doanh nghiệp FDI: Tính đến nay, tỉnh Bắc Ninh có 325 đơn vị FDI
trong đó 308 doanh nghiệp FDI và 17 chi nhánh, văn phòng đại diện còn hoạt
động với tổng vốn đăng ký 3.386,4 triệu USD. Tính riêng 9 tháng đầu năm
2011, Bắc Ninh đã thành lập mới cho 43 doanh nghiệp đầu tƣ trực tiếp nƣớc
ngoài với tổng vốn đăng ký là 179,19 triệu USD.
Để có thể hoạt động hiệu quả, các doanh nghiệp cần phải sử dụng công
nghệ tiên tiến để sản xuất hàng hóa đáp ứng yêu cầu khắt khe của thị trƣờng.
Trong hoàn cảnh nhiều doanh nghiệp chƣa có bộ phận nghiên cứu và triển

2

khai riêng thì CGCN là một kênh có hiệu quả cho việc đƣa công nghệ tiên
tiến vào doanh nghiệp.
Hoạt động CGCN có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự phát triển
của các doanh nghiệp nói riêng và sự phát triển của toàn xã hội nói chung.
Bởi lẽ đó chính là hoạt động trực tiếp đƣa công nghệ, thiết bị mới vào địa bàn
tỉnh, thúc đẩy hoạt động sản xuất kinh doanh và mang lại hiệu quả kinh tế - xã
hội của địa phƣơng cũng nhƣ của đất nƣớc. Thực tế trong những năm qua, tại
Việt Nam nói chung cũng nhƣ tại tỉnh Bắc Ninh nói riêng, hoạt động chuyển
giao công nghệ còn rất mới mẻ và hạn chế. Trong quá trình hội nhập, việc
nâng cao chất lƣợng và sức cạnh tranh của nền kinh tế thông qua các hoạt
động chuyển giao công nghệ đóng vai trò rất quan trọng.

Tuy nhiên, qua bƣớc đầu khảo sát cho thấy phần lớn công nghệ đƣợc
chuyển giao cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đều có nguồn
gốc xuất xứ từ nƣớc ngoài, phải chăng các cơ quan nghiên cứu ở trong nƣớc
không đủ năng lực để nghiên cứu cho ra những công nghệ mới nhằm đáp ứng
nhu cầu của các doanh nghiệp trong nƣớc hay chúng ta đang thiếu những
chính sách nào đó?
Bởi vậy, tôi chọn đề tài Sự tác động của chính sách khoa học và công
nghệ đối với hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh làm Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý KH&CN.
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu
Luật chuyển giao công nghệ số 80/2006/QH11 đƣợc Quốc hội khóa XI
thông qua ngày 29 tháng 11 năm 2006, có hiệu lực từ ngày 01 tháng 7 năm
2007. Hoạt động chuyển giao công nghệ trong những năm gần đây diễn ra sôi
động trên phạm vi cả nƣớc, số lƣợng giao dịch mua bán công nghệ giai đoạn
2006-2010 đã tăng hơn 3 lần, tổng giá trị giao dịch thông qua các hợp đồng
đƣợc ký kết tăng 2,5 lần so với giai đoạn 2001-2005 và đạt gần 6.000 tỉ đồng.
Đã có khá nhiều công trình nghiên cứu về CGCN, có thể điểm:
- Đề tài khoa học cấp Nhà nƣớc Khoa học và Công nghệ với việc phát
triển nông nghiệp, nông thôn do GS.TS Chu Tuấn Nhạ chủ trì năm 1997 đã

3

nghiên cứu vai trò của khoa học, kết quả nghiên cứu khoa học thể hiện qua
công nghệ để chuyển giao cho nông nghiệp và phát triển nông thôn;
- Nghiên cứu của Đà m Văn Nhuệ và Nguyễ n Đình Quang (1998) “Lựa
chọn công nghệ thích hợp ở các doanh nghiệp công nghiệp Việt Nam”, đã phân
tích tình hình công nghệ trong mối quan hệ cht chẽ với các yếu tố khác của
doanh nghiệp.
- Nghiên cứu của Trần Ngọc Ca (2000) “Nghiên cứu cơ sở khoa học
cho việc xây dựng một số chính sách và biện pháp thúc đẩy hoạt động đổi mới

công nghệ và nghiên cứu - triển khai trong các cơ sở sản xuất ở Việt Nam”,
đã đề cập về 2 mảng chính sách (tài chính và nhân lực) ảnh hƣởng đến đổi
mới công nghệ của doanh nghiệp. Bên cạnh những điểm tích cực của những
chính sách này cũng cho thấy có sự chƣa phù hợp của môi trƣờng chính sách
với nhu cầu của hoạt động đổi mới công nghệ của doanh nghiệp;
- Nghiên cứu của Vũ Cao Đàm (2003) “Đổi mới chính sách tài chính cho
hoạt động KH&CN”, đã đề cập đến tín dụng cho hoạt động KH&CN cho thấy
rằng tín dụng đối với hoạt động KH&CN hầu nhƣ không phát huy đƣợc hiệu
quả, do sự khác nhau giữa bản chất hoạt động của ngân hàng và hoạt động
KH&CN;
- Nghiên cứu của Hoàng Xuân Long (2006) “Phân tích một số mô hình
liên kết Viện nghiên cứu, Trường Đại học với doanh nghiệp để phát triển
công nghệ mới” đã chỉ ra đƣợc những yếu tố ảnh hƣởng đến sự liên kết này,
gồm: Lãnh đạo doanh nghiệp phải thực sự coi trọng khoa học và công nghệ.
Đồng thời thái độ đối với KH&CN phải thể hiện cụ thể ở các mt nhƣ đầu tƣ
kinh phí cho nghiên cứu và triển khai (R&D), chú trọng phát triển bộ phận
R&D trong doanh nghiệp; có chiến lƣợc phát triển kinh doanh và định hƣớng
phát triển công nghệ rõ ràng; doanh nghiệp phải nắm vững thông tin và có
khả năng phân tích về các đối tác cần liên kết; xây dựng đƣợc quan hệ tin cậy
lẫn nhau; phối hợp cht chẽ giữa doanh nghiệp với Viện, Trƣờng trong quá
trình thực hiện các nhiệm vụ liên kết, thay vì giao trọn gói cho Viện hoc
Trƣờng tiến hành nghiên cứu;

4

Ngày 03 tháng 12 năm 2010, Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh đã tổ
chức Hội thảo chuyển giao công nghệ lần thứ 2 với chủ đề: “Phát triển tam
giác liên kết Đào tạo – Nghiên cứu – Công nghiệp phục vụ doanh nghiệp và
cộng đồng” nhằm đánh giá toàn diện những kết quả đạt đƣợc trong quá trình
hình thành, đề ra những giải pháp đột phá để Phát triển “tam giác liên kết”

đơn giản trong mô hình. Hội thảo đã tạo điều kiện để các cán bộ nghiên cứu,
tổ chức, công ty, các đơn vị giới thiệu những thành quả đạt đƣợc và tìm kiếm
cơ hội để phát triển trong nền kinh tế tri thức và hội nhập hiện nay. Ngoài ra,
hội thảo cũng là diễn đàn trao đổi kinh nghiệm trong việc hình thành và phát
triển của các tổ chức khoa học công nghệ tự chủ, tự chịu trách nhiệm theo
nghị định 115; doanh nghiệp KH&CN theo nghị định 80 của Chính phủ.
Trong khuôn khổ các Luận văn Thạc sĩ chuyên ngành Quản lý
KH&CN, đã có một số tác giả đề cập đến vấn đề chuyển giao công nghệ, có
thể điểm:
- Luận văn của Phạm Xuân Thăng: “Nâng cao hiệu quả hoạt động các
mô hình chuyển giao kỹ thuật và công nghệ tiến bộ trong sản xuất nông nghiệp
của thanh niên nông thôn tỉnh Hải Dương” đã xây dựng các tiêu chí đánh giá
hiệu quả hoạt động của các mô hình chuyển giao KT&CN; đồng thời đề tài cũng
góp phần hiện thực hóa các lý thuyết về hoạt động KH&CN trong sản xuất nông
nghiệp.
- Luận văn của Nguyễn Xuân Minh “Nâng cao hiệu quả chuyển giao
công nghệ cho nông dân nuôi trồng thuỷ sản bằng mô hình trình diễn” đã
giúp cho các nhà quản lý, nhà khoa học hoạch định chính sách, đƣa ra những
quyết định chính xác, hiệu quả về việc chuyển giao công nghệ cho nông dân.
Các nghiên cứu vừa điểm trên đã đƣa ra mô hình tổng quát về việc
chuyển giao công nghệ từ khu vực nghiên cứu vào khu vực sản xuất, kinh
doanh, đề xuất những giải pháp chính sách nhằm nâng cao hiệu quả chuyển
giao công nghệ cho các doanh nghiệp, cho nông dân…

5

Nhƣng có thể nói, chƣa có nghiên cứu nào đề cập đến sự tác động của
chính sách KH&CN đến chuyển giao công nghệ. Hiện tại chƣa có nghiên cứu
nào đề cập đến vấn đề vừa nêu trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
3. Mục tiêu nghiên cứu

- Nghiên cứu sự tác động của chính sách KH&CN đối với hoạt động
chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh.
4. Phạm vi nghiên cứu
- Tổng hợp các chính sách liên quan đến hoạt động chuyển giao công
nghệ của Việt Nam và của tỉnh Bắc Ninh;
- Đánh giá thực trạng hoạt động chuyển giao công nghệ trên địa bàn
tỉnh Bắc Ninh;
- Giải pháp đẩy mạnh hoạt động chuyển giao công nghệ đối với các
doanh nghiệp Bắc Ninh
- Không gian: tỉnh Bắc Ninh.
- Thời gian: giai đoạn 2006-2010.
5. Câu hỏi nghiên cứu
Chính sách KH&CN tác động nhƣ thế nào đối với hoạt động chuyển
giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh?
6. Giả thuyết nghiên cứu
- Chính sách KH&CN tác động dƣơng tính đến hoạt động CGCN, thể
hiện trên các mt: Tạo điều kiện thuận lợi cho việc CGCN từ khu vực nghiên
cứu sang khu vực sản xuất, kinh doanh; Tạo điều kiện thuận lợi cho việc
CGCN từ nƣớc ngoài vào Việt Nam.
- Chính sách KH&CN tác động ngoại biên dƣơng tính, thể hiện trên các
mt: Năng lực công nghệ của các doanh nghiệp đƣợc nâng cao; Năng lực
cạnh tranh của các doanh nghiệp đƣợc nâng cao. Lưu ý: một phần của giả
thuyết nghiên cứu này đã bị chương 2 của Luận văn loại bỏ.
- Chính sách KH&CN tác động âm tính đến hoạt động CGCN, thể hiện
trên các mt: Năng lực đổi mới công nghệ của doanh nghiệp bị hạn chế; Tỷ lệ

6

nội địa hóa trong các sản phẩm do các doanh nghiệp sản xuất không thể đƣợc
nâng cao.

- Chính sách KH&CN tác động ngoại biên âm tính, thể hiện trên các
mt: Có thể biến thành “bãi thải công nghệ„ của thế giới; Năng lực cạnh tranh
của các doanh nghiệp bị hạn chế; Thu nhập của ngƣời lao động làm trong các
doanh nghiệp này thấp.
7. Mẫu khảo sát
Luận văn tiến hành khảo sát 45 doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc
Ninh (thể hiện tại Phụ lục 1), bao gồm:
- Loại hình sở hữu: nhà nƣớc, tƣ nhân, liên doanh, 100% vốn nƣớc
ngoài (FDI);
- Quy mô doanh nghiệp: lớn, vừa, nhỏ;
- Quy mô nhân lực: ít nhất (30 ngƣời) đến nhiều nhất (7000 ngƣời).
- Lĩnh vực hoạt động: vật liệu xây dựng, cơ khí, điện, điện tử, gia dụng,
dƣợc phẩm, thực phẩm, thức ăn gia súc, dệt may, phụ tùng ôtô, xe máy
8. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu tài liệu: nghiên cứu các văn bản quy phạm pháp luật với
tƣ cách là vật mang chính sách KH&CN, các văn bản về quản lý KH&CN do
UBND tỉnh Bắc Ninh ban hành, số liệu do cơ quan quản lý nhà nƣớc ban
hành, các nghiên cứu về chính sách KH&CN, CGCN đã có trƣớc.
- Nghiên cứu định lƣợng: nhằm thu thập dữ liệu cho nghiên cứu bằng
cách phát phiếu điều tra. Tác giả Luận văn đã phát ra 50 phiếu điều tra (thể
hiện tại Phụ lục 2) đối với các doanh nghiệp, nhƣng chỉ thu về đƣợc 45 phiếu
(đạt tỷ lệ 90%), 5 doanh nghiệp không trả lời.
- Nghiên cứu định tính:
+ Phỏng vấn, xin ý kiến chuyên gia. Tác giả Luận văn đã phỏng vấn 15
ngƣời là các nhà quản lý KH&CN trong các cơ quan quản lý nhà nƣớc, những
ngƣời có trách nhiệm hoạch định chính sách KH&CN, các nhà quản lý doanh
nghiệp, ngƣời lao động, nhằm thu thập các thông tin phản hồi về chính sách
KH&CN đối với CGCN.

7


+ Cách phỏng vấn: gửi trƣớc yêu cầu phỏng vấn bằng văn bản, tác giả
Luận văn trực tiếp nghe và trao đổi với ngƣời đƣợc hỏi. Đảm bảo tính khuyết
danh của ngƣời trả lời theo đúng quy định.
9. Kết cấu của Luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận và khuyến nghị, danh mục tài liệu tham
khảo, phụ lục, nội dung của Luận văn đƣợc chia thành 3 chƣơng:
- Chƣơng 1. Cơ sở lý luận của Luận văn
- Chƣơng 2. Tác động dƣơng tính và tác động ngoại biên dƣơng tính
của chính sách KH&CN đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong các
doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- Chƣơng 3. Tác động âm tính và tác động qua lại của chính sách
KH&CN đến hoạt động chuyển giao công nghệ trong các doanh nghiệp trên
địa bàn tỉnh Bắc Ninh



8

CHƢƠNG 1.
CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA LUẬN VĂN

1.1. Cơ sở lý luận về chính sách
1.1.1. Khái niệm chính sách
1

Có nhiều cách tiếp cận để xem xét khái niệm chính sách, trong đó có:
tiếp cận chính trị học, tiếp cận chính trị học, tiếp cận nhân học và nhân học xã
hội, tiếp cận tâm lý học, tiếp cận kinh tế học, tiếp cận đạo đức học, tiếp cận hệ
thống, tiếp cận khoa học pháp lý, tiếp cận tổng hợp.

Từ các cách tiếp cận trên đây, khi nói đến một chính sách, là nói đến
những yếu tố sau đây:
- Chính sách là tập hợp những biện pháp mà chủ thể quyền lực hoc
chủ thể quản lý đƣa ra, đƣợc thể chế hoá thành những quy định có giá trị
pháp lý, nhằm thực hiện chiến lƣợc phát triển của hệ thống theo mục đích mà
chủ thể quyền lực mong đợi.
- Chính sách bao giờ cũng tạo ra một sự phân biệt đối xử của chủ thể
quyền lực hoc chủ thể quản lý đối với các nhóm xã hội khác nhau. Trong sự
phân biệt đối xử đó, chủ thể quyền lực có sự ƣu đãi đối với một (hoc một số)
nhóm xã hội nào đó.
- Các biện pháp ƣu đãi phải có tác dụng kích thích động cơ hoạt động
của nhóm đƣợc ƣu đãi, là nhóm có vai trò then chốt trong việc thực hiện các
mục tiêu phát triển hệ thống, nhằm thực hiện mục tiêu phát triển của hệ thống
theo chiến lƣợc mà nhóm chủ thể quyền lực hoc chủ thể quản lý đƣa ra.
- Chính sách luôn tạo ra một bất bình đẳng xã hội, rất có thể, đồng thời
khắc phục một bất bình đẳng xã hội đang tồn tại, rất có thể khoét sâu thêm
những bất bình đẳng vốn có, nhƣng cuối cùng phải nhằm mục đích tối
thƣợng, là thoả mãn những nhu cầu cơ bản của mục tiêu phát triển toàn hệ
thống (hệ thống xã hội).


1
Vũ Cao Đàm (2011), Giáo trình Khoa học chính sách, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.

9

- Toàn bộ những biện pháp đó phải đạt đến một kết quả là tạo ra một
đòn ứng phó với một tình huống của cuộc chơi, có khi là rất bất lợi cho chủ
thể quyền lực hoc chủ thể quản lý.
Tổng hợp từ trên tất cả các cách tiếp cận trên, có thể đƣa ra định nghĩa:

Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá, mà một chủ thể quyền
lực, hoặc chủ thể quản lý đưa ra, trong đó tạo sự ưu đãi một hoặc một số
nhóm xã hội, kích thích vào động cơ hoạt động của họ, định hướng hoạt động
của họ nhằm thực hiện một mục tiêu ưu tiên nào đó trong chiến lược phát
triển của một hệ thống xã hội.”
“Hệ thống xã hội” ở đây đƣợc hiểu theo một ý nghĩa khái quát. Đó có
thể là một quốc gia, một khu vực hành chính, một doanh nghiệp, một nhà
trƣờng,
Nhƣ vậy, nói về một quyết định chính sách, ngƣời quản lý có thể hiểu
theo những khía cạnh nhƣ sau:
- Chính sách là một tập hợp biện pháp. Đó có thể là một biện pháp kích
thích kinh tế, biện pháp động viên tinh thần, một biện pháp mệnh lệnh hành
chính hoc một biện pháp ƣu đãi đối với các cá nhân hoc các nhóm xã hội.
- Chính sách là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dƣới dạng các
đạo luật, pháp lệnh, sắc lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định, chỉ thị của
chính phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoc các văn bản quy định nội bộ
của các tổ chức (doanh nghiệp, trƣờng học, )
- Chính sách phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá nhân và
nhóm xã hội. Đây phải là nhóm đóng vai trò động lực trong việc thực hiện
một mục tiêu nào đó. Ví dụ, nhóm quân đội trong chính sách bảo vệ Tổ quốc,
nhóm giáo viên trong chính sách giáo dục, nhóm khoa học gia trong chính
sách khoa học, nhóm các nhà kinh doanh trong chính sách kinh tế, Mỗi
nhóm đƣợc đc trƣng bởi những thang bậc giá trị khác nhau về nhu cầu. Đó là
cơ sở tâm lý học giúp chúng ta vận dụng các bậc thang nhu cầu trong việc tạo
động cơ cho đối tƣợng chính sách.

10

- Chính sách phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã hội nói
trên vào một mục tiêu nào đó của hệ thống xã hội. Chẳng hạn, mục tiêu kinh

doanh của doanh nghiệp, mục tiêu đào tạo của nhà trƣờng, mục tiêu phát triển
của một địa phƣơng, mục tiêu bảo vệ Tổ quốc của một quốc gia,
Trong quá trình chuẩn bị một quyết định chính sách, ngƣời quản lý cần
xác định rõ các đc điểm sau:
- Cho ra đời một chính sách chính là tung ra một giải pháp ứng phó
trong một cuộc chơi. Giải pháp đó phải lựa chọn sao cho chủ thể quản lý luôn
thắng trong cuộc chơi, nhƣng với chú ý rằng luôn thắng trong điều kiện mà
đối tác cảm thấy đƣợc chia sẻ lợi ích thoả đáng (cân bằng Nash), không dồn
đối tác vào đƣờng cùng để đón lấy những mối hoạ tiềm ẩn trong các vòng
chơi tiếp sau.
- Cuối cùng, một chính sách đƣa ra chính nhằm khắc phục một yếu tố
bất đồng bộ nào đó trong hệ thống, nhƣng đến lƣợt mình, chính sách lại làm
xuất hiện những yếu tố bất đồng bộ mới. Nhƣ vậy, quá trình làm chính sách
thực chất là tạo ra những bƣớc phát triển hệ thống, từ những bất đồng bộ này
tới những bất đồng bộ khác. Trong quá trình phát triển hệ thống, không bao
giờ ảo tƣởng sự đồng bộ ổn định tuyệt đối. ổn định, có nghĩa là không còn
phát triển.
- Kết quả cuối cùng cái mà chính sách phải đạt đƣợc là tạo ra những
biến đổi xã hội phù hợp mục tiêu mà chủ thể chính sách vạch ra. Khái niệm
“Mục tiêu biến đổi xã hội” ở đây đƣợc sử dụng với một nghĩa hoàn toàn trung
lập, có thể là một biến đổi “tốt đẹp” theo một nghĩa nào đó, nhƣng lại là “tồi
tệ” theo một nghĩa nào đó.
Tất nhiên, khi nói sử dụng tiếp cận tổng hợp để xem xét một chính
sách, không nhất thiết phải xem xét đủ mọi hƣớng tiếp cận nhƣ trên, mà chỉ
có thể một vài cách tiếp cận trong đó.

11

1.1.2. Sự tác động của chính sách
2


- Tác động dương tính của chính sách: tác động dƣơng tính của một
chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả phù hợp với mục tiêu
của chính sách. Tác động dƣơng tính là loại tác động mà cơ quan quyết định
chính sách mong muốn đạt tới.
Tuy nhiên, sau khi công bố một chính sách, không phải khi nào cũng
chỉ có tác động dƣơng tính, mà còn có tác động âm tính. Tác động âm tính
xuất hiện là một tất yếu khách quan, hơn nữa, tác động âm tính chính là cơ sở
để suy xét ban hành những chính sách ngày càng có vai trò tích cực hơn trong
quá trình phát triển xã hội. Vấn đề là chủ thể chính sách cần nhận diện đúng
các tác động này để không ngừng hoàn thiện chính sách.
- Tác động âm tính của chính sách: tác động âm tính của một chính
sách là những tác động dẫn đến những kết quả ngƣợc lại với mục tiêu của
chính sách.
- Tác động ngoại biên của chính sách: tác động ngoại biên của một
chính sách là những tác động dẫn đến những kết quả nằm ngoài dự liệu của cơ
quan quyết định của chính sách. Trong tác động ngoại biên, ngƣời ta lại có thể
thấy xuất hiện tác động ngoại biên dƣơng tính và tác động ngoại biên âm tính.
Tác động ngoại biên dương tính, là tác đông ngoại biên góp phần nâng
cao hiệu quả của chính sách.
Tác động ngoại biên âm tính, là loại tác động ngoại biên dẫn tới giảm
thiểu hiệu quả của chính sách.
1.1.3. Chuỗi tác động của chính sách
Một chính sách có thể làm xuất hiện một chuỗi tác động kế tục nhau.
Các tác động này có thể dƣơng tính, âm tính, ngoại biên. Chính đây là nguyên
nhân dẫn đến những tình huống phức tạp khi cân nhắc để quyết định một
chính sách.


2

Vũ Cao Đàm (2011), sđd

12

- Tác động trực tiếp của chính sách: tác động trực tiếp hiện ngay sau
khi chính sách đƣợc công bố. Tác động trực tiếp có thể là dƣơng tính, âm tính,
ngoại biên.
- Tác động nối tiếp của chính sách: tác động nối tiếp diễn ra sau tác
động trực tiếp. Tác động nối tiếp có thể xuất hiện sau tác động trực tiếp một
vài năm, cũng có thể nhanh hơn hoc chậm hơn. Tác động nối tiếp cũng có
thể là dƣơng tính, âm tính, ngoại biên.
- Tác động kế tiếp của chính sách: tác động kế tiếp diễn ra sau tác động
nối tiếp. Tác động kế tiếp có thể xuất hiện sau tác động nối tiếp một vài năm,
cũng có thể nhanh hơn hoc chậm hơn. Tác động kế tiếp cũng có thể là dƣơng
tính, âm tính, ngoại biên.
- Tác động gián tiếp của chính sách: Tác động gián tiếp diễn ra sau tác
động kế tiếp, cũng bao gồm: gián tiếp dƣơng tính, gián tiếp âm tính, gián tiếp
ngoại biên.
1.2. Chính sách khoa học và công nghệ
1.2.1. Khái niệm chính sách khoa học và công nghệ
Tổ chức Văn hóa, Khoa học Kỹ thuật của Liên Hợp Quốc (UNESCO)
đƣa ra định nghĩa: “Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp lập pháp
và hành pháp được thực thi nhằm nâng cao, tổ chức và sử dụng tiềm lực
KH&CN quốc gia với mục tiêu đạt phát triển quốc gia và nâng cao vị thế
quốc gia trên thế giới”.
Nhƣ vậy, theo định nghĩa này thì chính sách KH&CN trƣớc hết là tập
hợp các biện pháp thuộc lĩnh vực lập pháp và lĩnh vực hành pháp, có nghĩa là
chính sách KH&CN không những chỉ thể hiện ở khâu hoạch định, ban hành
các biện pháp về KH&CN, mà còn phải thể hiện ở khâu hành pháp: thực thi
các biện pháp về KH&CN.

Trên cơ sở chính sách mà Vũ Cao Đàm đã định nghĩa
3
, Luận văn xin
đƣa ra quan niệm về chính sách KH&CN nhƣ sau:


3
Vũ Cao Đàm (2011), sđd

13

Chính sách KH&CN là tập hợp các biện pháp được thể chế hóa thông
qua vật mang chính sách là các văn bản quy phạm pháp luật, do cơ quan
quyền lực nhà nước hoặc cơ quan hành chính nhà nước ban hành nhằm thực
hiện mục tiêu về KH&CN trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Hệ thống cơ quan quyền lực nhà nƣớc trong định nghĩa trên bao gồm:
Quốc hội và HĐND các cấp.
Hệ thống cơ quan hành chính nhà nƣớc trong định nghĩa trên bao gồm:
Chính phủ và UBND các cấp.
Nhƣ vậy, chính sách KH&CN đƣợc thể hiện theo những khía cạnh:
- Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp về KH&CN.
- Chính sách KH&CN là một tập hợp biện pháp được thể chế hoá dƣới
dạng các đạo luật, pháp lệnh; các văn bản dƣới luật, nhƣ nghị định, chỉ thị của
chính phủ; thông tƣ hƣớng dẫn của các bộ, hoc các văn bản quy định về hoạt
động KH&CN.
- Chính sách KH&CN phải tác động vào động cơ hoạt động của các cá
nhân và nhóm xã hội trong lĩnh vực KH&CN.
- Chính sách KH&CN phải hƣớng động cơ của các cá nhân và nhóm xã
hội nói trên vào mục tiêu phát triển KH&CN, trên cơ sở đó phát triển kinh tế -
xã hội nói chung.

1.2.2. Vật mang chính sách khoa học và công nghệ
Vật mang chính sách trong định nghĩa trên bao gồm:
1.2.2.1. Hiến pháp
Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất.
Hiến pháp năm 1992 đã chỉ rõ tại Điều 37: “Phát triển KH&CN là
quốc sách hàng đầu. KH&CN giữ vai trò then chốt trong sự nghiệp phát triển
kinh tế - xã hội của đất nước. Nhà nước xây dựng và thực hiện chính sách
KH&CN quốc gia; xây dựng nền KH&CN tiên tiến; phát triển đồng bộ các
ngành khoa học, nghiên cứu, tiếp thu các thành tựu KH&CN của thế giới
nhằm xây dựng luận cứ khoa học cho việc định ra đường lối, chính sách và
pháp luật, đổi mới công nghệ, phát triển lực lượng sản xuất, nâng cao trình

14

độ quản lý, bảo đảm chất lượng và tốc độ phát triển của nền kinh tế; góp
phần bảo đảm quốc phòng, an ninh quốc gia.”
1.2.2.2. Luật và pháp lệnh
Là một văn bản pháp lý có hiệu lực cao nhất sau hiến pháp, do Quốc
hội ban hành. Chính sách đƣợc công bố dƣới dạng một luật của quốc hội là
chính sách ở tầm một văn bản có giá trị pháp lý cấp cao nhất, có hiệu lực
trong một thời gian dài. Tuy nhiên vẫn có thể đƣợc thay đổi, nhƣng cơ quan
quyết định việc thay đổi có thể là quốc hội.
Pháp lệnh do UBTV Quốc hội ban hành, nó phải phù hợp với luật và
hiến pháp, ví dụ chính sách chuyển giao công nghệ từ nƣớc ngoài vào Việt
Nam lần đầu tiên đƣợc công bố dƣới dạng Pháp lệnh chuyển giao công nghệ
từ nƣớc ngoài vào Việt Nam năm 1988.
Trong Luận văn này, văn bản luật với tƣ cách là vật mang chính sách
KH&CN bao gồm:
- Luật KH&CN đƣợc Quốc hội thông qua năm 2000;
- Luật SHTT đƣợc Quốc hội thông qua năm 2005, sửa đổi bổ sung năm

2009;
- Luật chuyển giao công nghệ đƣợc Quốc hội thông qua năm 2006;
- Luật Công nghệ cao đƣợc Quốc hội thông qua năm 2008.
1.2.2.3. Nghị định
Tuy về lý thuyết, luật là văn bản pháp lý có giá trị hiệu lực cao nhất,
nhƣng ở Việt Nam, một đạo luật không có giá trị thực thi nếu chƣa có các văn
bản hƣớng dẫn của cấp dƣới, ví dụ, nghị đinh của Chính phủ.
Chính sách đƣợc công bố dƣới dạng một văn kiện cấp chính phủ có giá
trị pháp lý thấp hơn một đạo luật của quốc hội, và không đƣợc trái với những
quy định trong các đạo luật của quốc hội.
Trong Luật ban hành quy phạm pháp luật chỉ rõ hai loại nghị định:
hoc là nghị định giải thích thi hành một đạo luật của quốc hội, hoc là một
nghị định có ý nghĩa độc lập. Trong Luật quy định nhƣ sau:

15

- Nghị định quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội,
pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thƣờng vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của
Chủ tịch nƣớc
- Nghị định quy định những vấn đề hết sức cần thiết nhƣng chƣa đủ
điều kiện xây dựng thành luật hoc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý nhà
nƣớc, quản lý kinh tế, quản lý xã hội.
Nhƣ vậy, nghị định có thể là một văn bản độc lập hoc là một văn bản
hƣớng dẫn thực hiện một đạo luật của quốc hội. Ví dụ:
- Chính sách tổ chức các hoạt động KH&KT ở Việt Nam theo kế hoạch
chỉ huy tập trung, đƣợc công bố dƣới dạng Nghị định 263-CP, ngày
27/6/1981 của Hội đồng chính phủ.
- Chính sách đối với những ngƣời thực hiện các chƣơng trình tiến bộ
khoa học - kỹ thuật trọng điểm của Nhà nƣớc đƣợc công bố dƣới dạng Nghị
định 122-HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng ngày 20/7/1982.

- Chính sách xoá bỏ sự độc quyền nhà nƣớc trong hoạt động khoa học
và công nghệ đƣợc công bố dƣới dạng một nghị định. Đó là Nghị định 35-
HĐBT của Hội đồng Bộ trƣởng năm 1992.
Trong Luận văn này, nghị định với tƣ cách là vật mang chính sách
KH&CN bao gồm:
- Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 Quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp.
- Nghị định 133/2008/NĐ-CP ngày 31.12.2008 Quy định chi tiết và
hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật chuyển giao công nghệ.
- Nghị định 122/2010/NĐ-CP ngày 31.12.2010 sửa đổi, bổ sung một số
điều của Nghị định 103/2006/NĐ-CP ngày 22.9.2006 của Chính phủ Quy
định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành một số điều của Luật SHTT về sở hữu
công nghiệp.
1.2.2.4. Thông tư
Thông tƣ là một văn bản đƣợc ban hành bởi các bộ hoc liên bộ nhằm
hƣớng dẫn thực hiện một nghị định (hoc quyết định/nghị quyết/chỉ thị) của

16

Chính phủ. Luật ban hành quy phạm pháp luật quy định về thông tƣ nhƣ sau:
“Thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ, thủ trưởng cơ quan
thuộc Chính phủ được ban hành để hướng dẫn thực hiện những quy định
được luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường
vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của
Chính phủ, quyết định, chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ giao thuộc phạm vi
quản lý ngành, lĩnh vực do mình phụ trách”.
Khái niệm “Liên bộ” có thể đƣợc hiểu là giữa hai hoc nhiều bộ và
cũng đƣợc hiểu rộng hơn, là giữa các bộ với các tổ chức xã hội khác.
Đây là những loại văn bản hƣớng dẫn thực hiện các chính sách mà
chính phủ ban hành hoc chính phủ hƣớng dẫn một chính sách ban hành dƣới

dạng một đạo luật của quốc hội.
Về nguyên tắc, cấp bộ, cũng nhƣ uỷ ban nhân dân các tỉnh/thành phố
chỉ có thẩm quyền hƣớng dẫn thực hiện chính sách của cấp trên, mà không có
thẩm quyền quyết định các chính sách. Tuy nhiên, các cấp này có thể vận
dụng chính sách chung để cụ thể hoá thành các chính sách của mình, nhƣng
không đƣợc trái với chính sách chung của chính phủ.
Trong Luận văn này, thông tƣ với tƣ cách là vật mang chính sách
KH&CN bao gồm: Thông tƣ 01/2007/TT-BKHCN hƣớng dẫn thi hành Nghị
định 103/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết và hƣớng dẫn thi hành
một số điều của Luật SHTT về sở hữu công nghiệp.
1.2.2.5. Các văn bản khác
Nghị quyết Đảng, Nghị quyết, ý kiến kết luận của Bộ Chính trị đƣa ra
định hƣớng chính sách phát triển KH&CN. Để thực hiện các định hƣớng này
cần phải nghiên cứu và ban hành hàng loạt chính sách cụ thể có liên quan nhƣ
chính sách đầu tƣ cho nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ, chính
sách chuyển giao công nghệ, chính sách đối với SHTT… Đây là một đc thù
cần phải nhắc đến đối với thực tiễn ở Việt Nam.

17

1.3. Chuyển giao công nghệ
1.3.1. Khái niệm công nghệ
Công nghệ theo hiểu theo nghĩa hẹp các phƣơng pháp, giải pháp kỹ
thuật trong các dây chuyền sản xuất và xây dựng… Khái niệm về công nghệ
thời gian gần đây đã có nhiều thay đổi, có nhiều quan niệm khác nhau về công
nghệ.
Ngân hàng thế giới năm 1985 đã đƣa ra định nghĩa Công nghệ là
phương pháp chuyển hoá các nguồn thành sản phẩm , gồm 3 yếu tố:
- Thông tin về phƣơng pháp.
- Phƣơng tiện, công cụ sử dụng phƣơng pháp để thực hiện việc chuyển

hoá.
- Sự hiểu biết phƣơng pháp hoạt động nhƣ thế nào và tại sao ?
Theo định nghĩa này công nghệ có bản chất là thông tin, công cụ, sự
hiểu biết và có mục tiêu chuyển hoá các yếu tố đầu vào thành sản phẩm.
Theo Tổ chức phát triển công nghiệp của Liên hiệp quốc (UNIDO) thì
khái niệm Công nghệ đƣợc hiểu là việc áp dụng khoa học vào công nghiệp
bằng cách sử dụng các nghiên cứu và xử lý nó một cách có hệ thống và
phƣơng pháp xác định.
Theo ESCAP - Uỷ ban kinh tế và xã hội châu Á và Thái Bình Dƣơng
đƣa ra định nghĩa khác về công nghệ: công nghệ là hệ thống tri thức về quy
trình và kỹ thuật để chế biến vật liệu và thông tin. Nó bao gồm tất cả các kỹ
năng, kiến thức, thiết bị và phƣơng pháp sử dụng trong sản xuất, thông tin,
dịch vụ công nghiệp và dịch vụ quản lý.
UNCTAD (1972) đƣa ra định nghĩa Công nghệ là một đầu vào cần
thiết cho sản xuất, và như vậy, nó được mua và bán trên thị trường như một
hàng hoá được thể hiện ở những dạng sau:
- Tƣ liệu sản xuất và đôi khi là các sản phẩm trung gian, đƣợc mua và
bán trên thị trƣờng, đc biệt là gắn vớí các quyết định đầu tƣ.

18

- Nhân lực, thông thƣờng là nhân lực có trình độ và đôi khi là nhân lực
có trình độ cao và chuyên môn sâu, với khả năng sử dụng đúng các thiết bị và
kỹ thuật và làm chủ đƣợc bộ máy giải quyết vấn đề và sản xuất thông tin.
- Thông tin, dù đó là thông tin kỹ thuật hay thông tin thƣơng mại, đƣợc
đƣa ra trên thị trƣờng hay đƣợc giữ bí mật nhƣ một phần của hoạt động độc
quyền.
Định nghĩa này cho thấy về bản chất công nghệ là tƣ liệu sản xuất, nhân
lực có trình độ và thông tin, đồng thời có mục tiêu đầu vào cần thiết cho sản
xuất.

SHARIF (1986) cho rằng Công nghệ bao gồm khả năng sáng tạo, đổi
mới và lựa chọn từ những kỹ thuật khác nhau và sử dụng chúng một cách tối
ưu vào tập hợp các yếu tố bao gồm môi trường vật chất, xã hội và văn hoá.
Cụ thể hơn, công nghệ là một tập hợp của phần cứng và phần mềm, bao gồm
4 dạng cơ bản:
- Dạng vật thể (Vật liệu, công cụ sản xuất, thiết bị và máy móc, sản
phẩm hoàn chỉnh).
- Dạng con ngƣời (Kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm).
- Dạng ghi chép (Bí quyết, quy trình, phương pháp, dữ kiện thích hợp
v.v được mô tả trong các ấn phẩm, tài liệu v.v).
- Dạng thiết chế tổ chức (dịch vụ, phương tiện truyền bá, công ty tư
vấn, cơ cấu quản lý, cơ sở luật pháp v.v).
Công nghệ theo nghĩa này có bản chất là vật thể (thiết bị, máy móc) còn
gọi là phần kỹ thuật (technoware); con ngƣời, phần con ngƣời (Humanware);
ghi chép, phần thông tin (Infoware); thiết chế tổ chức, phần tổ chức
(Orgaware); có mục tiêu: để sử dụng tối ƣu, để tác động vào các yếu tố môi
trƣờng vật chất, xã hội, văn hoá.
Điều 2.2. Luật KH&CN định nghĩa: Công nghệ là tập hợp các phương
pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các
nguồn lực thành sản phẩm. Công nghệ ở định nghĩa này có thể là sáng chế,
thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh (các đối tƣợng đƣợc

19

bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp), trong đó quan trọng nhất là sáng chế. Điều
4.12 Luật SHTT định nghĩa: Sáng chế là giải pháp kỹ thuật dưới dạng sản
phẩm hoặc quy trình nhằm giải quyết một vấn đề xác định bằng việc ứng
dụng các quy luật tự nhiên. Công nghệ theo nghĩa này là tài sản vô hình.
Nhƣng công nghệ còn có thể đƣợc hiểu theo nghĩa rộng hơn, điều 3.2.
Luật chuyển giao công nghệ định nghĩa: Công nghệ là giải pháp, quy trình, bí

quyết kỹ thuật có kèm hoặc không kèm công cụ, phương tiện dùng để biến đổi
nguồn lực thành sản phẩm. Nhƣ vậy, công nghệ theo nghĩa này còn có thể là
tài sản hữu hình (công cụ, phƣơng tiện). Nhân đây cũng cần nói thêm là công
cụ, phƣơng tiện chỉ đƣợc hiểu là bộ phận của công nghệ trong lần chuyển giao
đầu tiên quyền sử dụng cho một chủ thể, còn các lần chuyển giao tiếp theo
(cho chính chủ thể đó) thì công cụ, phƣơng tiện chỉ là hàng hóa bình thƣờng
mà không đƣợc coi là một bộ phận của công nghệ.
Các định nghĩa trên có điểm khác nhau về việc có hay không bao gồm
cả vật mang công nghệ, tuy nhiên trong thực tế việc sử dụng khái niệm công
nghệ thƣờng bao gồm cả vật mang công nghệ. Định nghĩa công nghệ trong
Luật KH&CN đi theo khuynh hƣớng lấy nghĩa rộng, bao gồm cả vật mang
công nghệ.
Một cách chung nhất, Luận văn đƣa ra định nghĩa:
* Công nghệ có thể được hiểu như mọi loại kiến thức, thông tin, bí
quyết, phương pháp (gọi là phần mềm) được lưu giữ dưới các dạng khác
nhau (con người, ghi chép) và mọi loại hình thiết bị, công cụ, tư liệu sản xuất
(gọi là phần cứng) và một số tiềm năng khác (tổ chức, pháp chế, dịch vụ)
được áp dụng vào môi trường thực tế để tạo ra các loại sản phẩm và dịch vụ.
- Với cách quan niệm công nghệ là tri thức, thông tin và kỹ năng, nếu
xét theo khía cạnh lý thuyết công nghệ có thuộc tính: không bị cạn kiệt, tính
phổ quát và sự phổ biến, tuy nhiên trên thực tế khi trở thành sở hữu riêng thì
những thuộc tính trên sẽ mất đi. Công nghệ còn có tính mới, tính sở hữu
riêng.

×