Tải bản đầy đủ (.doc) (82 trang)

Khí tượng, thủy văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.73 MB, 82 trang )

Bão (typhoon) là tên gọi chung những xoáy thuận nhiệt đới (XTNĐ) trên Tây bắc Thái Bình
Dương khi tốc độ gió cực đại (Vmax) ở gần tâm duy trì liên tục từ 64 hải lý (gió cấp 12 ở ta) trở lên
(hải lý: knot - kt, bằng 1,853 km/h). Tiếng Anh "typhoon" có nguồn gốc từ tiếng Trung (âm Hán-
Việt) là "Thai phong" là "bão".
Ở khu vực khác nhau gọi hiện tượng bão bằng thuật ngữ khác nhau, như ở Đại Tây Dương,
Đông bắc Thái Bình Dương và Đông nam Thái Bình Dương (phía đông 160oE) gọi bão là
"hurricanes".
Uỷ ban bão Khu vực Châu Á-Thái Bình Dương chia XTNĐ ra 5 giai đoạn theo Vmax: 1) Vùng áp
thấp (low pressure area): có vùng áp thấp trên bản đồ khí áp bề mặt, nhưng vị trí trung tâm không thể
xác định được; 2) Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ: tropical depression): vị trí trung tâm có thể xác định
được, nhưng Vmax <34 kt; 3) Bão tố nhiệt đới (Tropical storm - TS): Vmax 34-47 kt ("storm" gốc từ
tiếng Hà Lan là "dông tố", tiếng Trung là "cuồng phong", ở đây tạm dịch là "bão tố"); 4) Bão tố nhiệt
đới mạnh (severe TS): Vmax 48-63 kt; 5) Bão (Typhoon): Vmax =>64 kt. Có cơn bão quá mạnh
người ta gọi là "siêu bão" (supertyphoon).
Ở ta, "Quy chế báo bão, lũ" quy định tương tự như trên cho Biển Đông, trừ vùng áp thấp, gồm 1)
ATNĐ: XTNĐ có Vmax cấp 6-7 (39-61km/h), có thể có gió giật (GG);
2) Bão thường: XTNĐ có Vmax cấp 8-9 (62-88km/h),GG;
3) Bão mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 10-11 (89-117km/h), GG;
4) Bão rất mạnh: XTNĐ có Vmax cấp 12 trở lên (=>118km/h), GG.
Bão là hiện tượng đặc biệt nguy hiểm, gây ra gió rất mạnh, có thể đánh đắm tầu thuyền, làm đổ
nhà cửa; mưa rất lớn, gây lũ lụt nghiêm trọng, có khi trở thành thảm hoạ. Ở nước ta mùa bão hàng
năm vào tháng 6 - 11, nhiều nhất vào tháng 7 - 10. Theo số liệu lịch sử thì trừ tháng 2, các tháng còn
lại đều có thể có bão nhưng rất hiếm.
Hiện tượng mưa lớn là hệ quả của một số loại hình thời tiết đặc biệt như bão, áp thấp nhiệt đới
hay dải hội tụ nhiệt đới, front lạnh, đường đứt... Đặc biệt khi có sự kết hợp của chúng sẽ càng nguy
hiểm hơn gây nên mưa, mưa vừa đến mưa to, trong một thời gian dài trên một phạm vi rộng.

Theo “Qui định tạm thời về tổng kết các hiện tượng thời tiết nguy hiểm hàng năm” của Trung tâm
Dự báo Khí tượng Thủy văn Trung ương, căn cứ vào lượng mưa thực tế đo được trong 24 giờ tại các
trạm quan trắc khí tượng bề mặt, trạm đo mưa trong mạng lưới KTTV mà phân định các cấp mưa
khác nhau theo qui định của Tổ chức Khí tượng Thế giới.


Mưa lớn được chia làm 3 cấp:
- Mưa vừa: Lượng mưa đo được từ 16 - 50 mm/24h.
- Mưa to: Lượng mưa đo được từ 51 - 100 mm/24h.
- Mưa rất to: Lượng mưa đo được > 100 mm/24h.
Ngày có mưa lớn là ngày xảy ra mưa trong 24 giờ (từ 19 giờ ngày hôm trước đến 19 giờ ngày hôm
sau) đạt cấp mưa vừa trở lên.
Trong các nghiên cứu về ảnh hưởng của mưa thì cấp mưa to 51 - 100 mm/24h bắt đầu có những
ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống con người.
Mưa đá là hiện tượng mưa dưới dạng hạt hoặc cục băng có hình dáng và kích thước khác nhau do
đối lưu cực mạnh từ các đám mây dông gây ra. Kích thước có thể từ 5 mm đến hàng chục cm,
thường cỡ khoảng một vài cm, có dạng hình cầu không cân đối. Những hạt mưa đá thường rơi xuống
cùng với mưa rào. Mưa đá thường kết thúc rất nhanh trong vòng 5 -10 phút, lâu nhất cho cả một vệt
mưa cũng chỉ 20 - 30 phút.
Trong cơn dông mưa đá thường kèm theo gió rất mạnh, có khi là gió lốc kèm theo mưa đá, sức tàn
phá hết sức khủng khiếp do gió mạnh và xoáy gây ra.
1
Ngoài gió rất mạnh ra thì bản thân những hòn mưa đá cũng có khi gây ra đổ nhà, tàn phá cây cối,
thậm chí chết người. Vì vậy mưa đá được xếp vào những hiện tượng thời tiết nguy hiểm.
Mưa đá thường xảy ra ở vùng núi hay khu vực giáp biển, giáp núi (bán sơn địa), còn vùng đồng
bằng ít xảy ra hơn. Vì vậy ở nước ta mưa đá có thể xảy ra ở khắp các vùng miền. và cả trong mùa hè.
Riêng ở vùng núi phía bắc nước ta, từ tháng 1 đến tháng 5 hàng năm thường có mưa đá, nhiều nhất là
từ tháng 3 đến tháng 5, mà nguyên nhân chủ yếu là các đợt front lạnh cực mạnh tràn về nhanh.
Khi chưa nhận được tin dự báo mưa đá bạn đọc vẫn có thể qua hiểu biết mà tự phòng tránh: Nếu
thấy trời nổi dông gió, mây đen bao phủ bầu trời gần như kín tầm mắt, có dạng như bầu vú, rồi dông
gió nổi lên mạnh, tạo ra tiếng "ù ù, ầm ầm" liên tục thì bạn hãy cảnh giác với mưa đá. Nếu tiếp đó lắc
rắc vài hạt mưa rào, ta cảm thấy nhiệt độ không khí như lạnh đi, có thể mưa đá đã kéo đến. Hãy cùng
nhau chiêm nghiệm, rất lợi ích và thú vị!.
Dông trong khí tượng được hiểu là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do
đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó cũng thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ
dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng (ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi).

Thuật ngữ "dông" tiếng Anh là "thunderstorm", từ điển khí tượng Trung Quốc dịch là "lôi bạo"
(âm Hán-Việt) nghĩa là sấm dữ dội), còn trong dân gian ta "dông" là "trận gió to", không hoàn toàn
trùng với thuật ngữ "dông" trong khí tượng.
Người La-mã xưa thì cho rằng dông sét là những trận chiến giữa thần sấm (Jupiter, còn thần thoại
Hy lạp là thần Zuis) và thần lửa (Vulkan).
Dông được xếp vào thời tiết nguy hiểm vì hàng năm có nước sét đánh chết hàng nghìn người, gây
ra hàng trăm vụ cháy rừng, cháy nhà, làm hư hỏng nhiều thiết bị máy móc, nhất là các thiết bị điện
tử.
Dông ở nước ta có thể xảy ra quanh năm, nhưng vào tháng chính đông ở khu vực Bắc bộ nước ta
dông rất ít, có năm gián đoạn đến dịp sang xuân. Dông thường sinh ra trong thời tiết nóng ẩm nên về
mùa hè ở nước ta dông xảy ra thường xuyên hơn, thường vào buổi chiều hay chiều tối và được gọi là
dông nhiệt. Đặc biệt trên các vùng núi hay sông hồ trong những tháng nóng ẩm, dông có thể xuất
hiện nhiều và bất thường, lại hay kèm theo gió mạnh nên rất nguy hiểm cho tính mạng con người
Tố là hiện tượng gió tăng tốc đột ngột, hướng cũng thay đổi bất chợt, nhiệt độ không khí giảm
mạnh, ẩm độ tăng nhanh thường kèm theo dông, mưa rào hoặc mưa đá.
Lốc là những xoáy trong đó gió trong hoàn lưu nhỏ cỡ hàng chục, hàng trăm mét. Lốc xoáy là
những xoáy nhỏ cuốn lên, thường xảy ra khi khí quyển có sự nhiễu loạn và về cơ bản là không thể dự
báo được.
Hai hiện tượng tố, lốc thường xảy ra nhanh, không lan rộng. Về định nghĩa chuyên ngành thì đây
là hai hiện tượng khác nhau, nhưng khi thu thập số liệu từ nhiều nguồn khác nhau thì hai hiện tượng
này thường được thống kê đan xen lẫn lộn. Do vậy hai hiện tượng này tạm ghép thành một hiện
tượng (tố lốc).
Vòi rồng là hiện tượng gió xoáy rất mạnh, phạm vi đường kính rất nhỏ, hút từ bề mặt đất lên
đám mây vũ tích, tạo thành hình như cái phễu di động, trông giống như cái vòi, nhưng từ trên bầu
trời thò xuống nên dân ta "tôn kính" gọi là "vòi rồng" (mà không gọi là vòi voi chẳng hạn), chứ thực
tế không có con rồng nào cả.
Trên đường di chuyển nó có thể cuốn theo (rồi ném xuống ở một khoảng cách sau đó) hoặc phá
huỷ mọi thứ, kể cả những nhà gạch xây không kiên cố, nên nó cũng là hiện tượng khí tượng đặc biệt
nguy hiểm. Nhìn từ xa vòi rồng có thể có màu đen hoặc trắng, tuỳ thuộc những thứ mà nó cuốn theo.
Vòi rồng xuất hiện ở trên đại dương thường hút nước biển lên cao tạo thành các cây nước

(waterspouts). Rất thú vị là không phải chỉ có dân ta "tôn kính" gọi nó là vòi rồng mà cả ở Trung
quốc người ta cũng gọi là vòi rồng (âm Hán-Việt là "lục long quyển"). Còn tiếng Anh thuật ngữ đó là
2
"Tornado" có nguồn gốc từ tiếng Tây Ban Nha hay Bồ Đào Nha, đều có nghĩa là "quay" hay "xoáy"
(gió xoáy).
Vòi rồng phát triển từ một cơn dông, thường từ ổ dông rất mạnh hay siêu mạnh, nên ở đâu có dông
dữ dội là ở đó có thể có vòi rồng, song cũng may là nó rất hiếm. Cũng có khi nó sinh ra từ một dải
gió giật mạnh (được gọi những đường tố) hay từ một cơn bão. Người ta cho rằng khi không khí ở lớp
bên trên lạnh đè lên lớp không khí nóng ở phía dưới, không khí nóng sẽ bị cưỡng bức chuyển động
lên rất mạnh, thế nhưng khí vòi rồng xảy ra trên mặt nước thì thường lại không thấy đối lưu và cũng
không thấy sự khác biệt nhiệt độ giữa các lớp. Vì vậy nguyên nhân vòi rồng con người vẫn chưa
hoàn toàn hiểu được hết.
Ở Việt Nam số liệu thống kê về vòi rồng rất ít, do vậy cơ sở dữ liệu và bản đồ về hiện tượng này
chưa được xây dựng.
Sương mù là hiện tượng hơi nước ngưng tụ thành các hạt nhỏ li ti trong lớp không khí sát mặt đất,
làm giảm tầm nhìn ngang xuống dưới 1 km. Nó giống như mây thấp nhưng khác ở chỗ sương mù
tiếp xúc trực tiếp với bề mặt đất, còn mây thấp không tiếp súc với bề mặt đất mà cách mặt đất một
khoảng cách được gọi là độ cao chân mây. Chính vì thế người ta xếp sương mù vào họ mây thấp.

Căn cứ vào nguyên nhân hình thành, sương mù được chia ra các loại khác nhau như: + Sương mù
bức xạ hình thành khi mặt đất lạnh đi do bức xạ vào ban đêm trời quang mây, lặng gió; + Khi không
khí ẩm di chuyển ngang qua nơi có bề mặt lạnh sẽ bị lạnh đi nên hình thành sương mù bình lưu; +
Khí không khí lạnh di chuyển qua miền có mặt nước ấm hơn nhiều thì hơi nước bốc lên gặp lạnh
nhanh chóng ngưng tụ thành sương mù bốc hơi. Ngoài ra còn sương mù do mưa, sương mù thung
lũng, v.v...
Mù là hiện tượng tập hợp các hạt bụi, khói lơ lửng trong không khí, làm giảm tầm nhìn ngang.
Mù mạnh có thể làm giảm tầm nhìn ngang xuống vài trăm mét, thậm chí hàng chục mét như sương
mù mạnh. Mù thường do nguyên nhân địa phương như cháy rừng, môi trường ô nhiễm,...Sương mù
và mù đều là hiện tương khí tượng nguy hiểm. Đặc biệt đối với giao thông vận tải đường bộ, đường
sông, đường biển và hàng không, hàng năm sương mù đã gây ra những trở ngại và tổn thất không

nhỏ.
Sương mù ở nước ta thường xảy ra thường xuyên vào các tháng từ cuối mùa thu đến cuối mùa
xuân, nhiều và mạnh nhất vào các tháng mùa đông. Ngày nay môi trường không khí càng ngày càng
ô nhiễm nên sương mù và mù xảy ra nhiều hơn và cường độ mạnh hơn.
Sương muối là hiện tượng hơi nước đóng băng thành các hạt nhỏ và trắng như muối ngay trên mặt
đất hay bề mặt cây cỏ hoặc các vật thể khác khi không khí trên đó ẩm và lạnh. Nó thường hình thành
vào những đêm đông, trời lặng gió, quang mây, khi mà bức xạ là nguyên nhân chủ yếu của quá trình
lạnh đi của không khí và các vật thể.
Nên nhớ rằng nó không mặn mà chỉ trắng như muối, gần giống với lớp tuyết ở trong khoang lạnh
của tủ lạnh.
Xem ra "màu trắng" của nó đã được thể hiện trong tên gọi sương muối ở nhiều thứ tiếng trên thế
giới, như tiếng Anh "hoar frost", trong đó "hoar" là "trắng như tóc hoa râm"; tiếng Trung là "bạch
sương", bạch là trắng, tiếng Pháp là "gelée blanche", "blanche" là trắng. Có nơi cho rằng có 2 loại
sương muối: "hoar frost" và "rime", nhưng với "rime", không khí ẩm ban đầu ngưng kết thành các
hạt nước, sau đó mới bị lạnh đi để trở thành các hạt băng.
Sương muối là hiện tượng nguy hiểm đối với nhiều loại cây trồng và vật nuôi.
Ở nước ta sau khi không khí lạnh về, vùng núi Bắc bộ nằm sâu trong không khí lạnh, đêm trời
quang mây, lặng gió, không khí ẩm đã lạnh lại bị bức xạ mất nhiệt nên tiếp tục lạnh, nhiệt độ không
khí giảm nhanh dẫn đến hình thành sương muối. Sương muối thường hình thành khi nhiệt độ không
3
khí <= 4 độ C (trong lều khí tượng ở độ cao 2 m), khi ấy nhiệt độ bề mặt các vật thể hay cây cỏ ở
mặt đất đã có thể xấp xỉ 0 độ C, nhưng phải đủ ẩm mới hình thành được sương muối. Các vùng đồng
bằng nước ta chỉ có sương giá (không phải sương muối), song nó cũng nguy hiểm đối với một số cây
trồng nếu thời gian sương giá kéo dài
Nhiệt độ không khí cao hoặc thấp có ảnh hưởng lớn đến đời sống con người, gia súc và cây trồng.
Tổ chức Khí tượng Thế giới có định ra ngưỡng nhiệt độ gây khó chịu đối với con người đó là khi
nhiệt độ không khí lớn hơn hoặc bằng 33 độ C, nếu nhiệt độ càng tăng thì càng gây nguy hiểm đến
sức khoẻ, và có thể dẫn đến chết người. Nhiệt độ không khí trung bình ngày cao liên quan đến hiện
tượng thời tiết nắng nóng.


Mức độ nắng nóng được căn cứ theo nhiệt độ cao nhất. Khi nhiệt độ tối cao trong ngày lớn hơn
hoặc bằng 35 độ C thì ngày đó được coi là nắng nóng; khi nhiệt độ tối cao trong ngày lớn hơn hoặc
bằng 38 độ C thì ngày đó được coi là nắng nóng gay gắt. Do vậy, cần thống kê những ngày có nhiệt
độ tối cao trong ngày lớn hơn hoặc bằng 35 độ C; xác định giá trị cao nhất từng xuất hiện trong cả
chuỗi quan trắc.
Khi nhiệt độ không khí xuống thấp cũng gây thiệt hại cho đời sống con người, gia súc và cây
trồng. Các đợt rét đậm, rét hại liên quan đến các đợt không khí lạnh, được đặc trưng bởi nhiệt độ tối
thấp trong ngày. Đối với vùng đồng bằng rét đậm xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn hoặc
bằng 13 độ C; rét hại xảy ra khi nhiệt độ trung bình ngày nhỏ hơn 11 độ C. Đối với vùng miền núi
các giá trị trên còn thấp hơn.
Các số liệu cần thống kê là thống nhất chung cho tất cả các trạm khí tượng tại các vùng (đồng
bằng, miền núi), do vậy trang Web này tạm thời đã thống kê những ngày có nhiệt độ tối thấp trong
ngày nhỏ hơn hoặc bằng 10 độ C; và xác định giá trị thấp nhất từng xuất hiện trong cả chuỗi quan
trắc.
Không khí lạnh là hiện tượng thời tiết khi khối không khí rất lạnh từ lục địa Châu Á di chuyển
xuống khu vực nước ta, nơi đang có khối không khí ấm, gây ra gió đông bắc mạnh trời trở rét và thời
tiết xấu, thời gian đặc trưng là vào thời kỳ gió mùa mùa đông nên còn gọi là "gió mùa đông bắc".
Khối không khí lạnh này có nguồn gốc cực đới, tràn qua lục địa Châu Á dưới dạng front lạnh, xuống
đến nước ta trong nhiều trường hợp không còn thể hiện rõ tính chất điển hình của một front lạnh nên
ta gọi chung là "không khí lạnh".
Khi không khí lạnh tràn về, đẩy không khí nóng chuyển động lên cao, tạo thành một dải chuyển
tiếp, người ta vẽ một đường phân cách giữa 2 khối không khí, khác nhau cơ bản về nhiệt độ và độ
ẩm, được gọi là front lạnh (thuật ngữ này do Bjerknes (người Na-uy) đưa ra lần đầu vào lúc chiến
tranh thế giới I đang đi đến hồi kết nên ông "lấy hứng" đặt là "front" (mặt trận) và được giữ nguyên
trong mọi thứ tiếng).
Gió mùa đông bắc là hiện tượng thời tiết đặc biệt nguy hiểm, vì khi nó tràn về ngoài khơi vịnh
Bắc bộ gió có thể mạnh đến cấp 6 - 7, có thể đánh đắm tầu thuyền, đất liền gió cấp 4 - 5, có thể làm
hư hại nhà cửa, cây cối, các công trình đang thi công trên cao, ...Đặc biệt những đợt mạnh còn gây ra
mưa to, gió lớn, thậm chí dông, tố lốc, có khi cả mưa đá. Vào những tháng chính đông (tháng 12,
tháng 1), đêm về trời quang mây, gây ra sương muối, băng giá, thậm chí có năm cả tuyết rơi trên

vùng núi cao; nếu kéo dài còn gây rét đậm, rét hại không những đối với cây trồng, gia súc mà cả con
người. Ở ta không khí lạnh thường từ tháng 9 -10 đến tháng 5 - 6 năm sau, nhưng mạnh nhất vào các
tháng chính đông, ảnh hưởng trực tiếp là khu vực phía bắc, từ đèo Ngang trở ra, ít khi đến nam
Trung bộ.
Hạn là hiện tượng thời tiết khô không bình thường ở một khu vực do trong một thời gian dài không
có mưa hay mưa không đáng kể. Song hạn không phải là hiện tượng thuần tuý vật lý, mà có sự tác
4
động qua lại giữa nước tự nhiên với nhu cầu sử dụng nước của con người, vì thế định nghĩa chính
xác về hạn là vấn đề phức tạp do phải cân nhắc rất nhiều mặt trong sự tương tác đó.

Nói chung người ta chấp nhận 3 định nghĩa sau đây về hạn: 1) Hạn khí tượng: là một thời kỳ dài
mưa ít hơn trung bình nhiều năm; 2) Hạn nông nghiệp: là hạn khi mà thiếu độ ẩm đối với một thời vụ
hay thời kỳ sản xuất trung bình. Điều này xảy ra ngay cả khi mưa ở mức trung bình, nhưng lại do
điều kiện đất hay kỹ thuật canh tác đòi hỏi tăng lên; 3) Hạn thuỷ văn: là khi nước dự trữ có thể dùng
được trong các nguồn như tầng ngầm, sông ngòi, hồ chứa tụt xuống mức thấp hơn trung bình thống
kê. Điều này cũng có thể xảy ra ngay cả khi mưa trung bình, nhưng sử dụng nước tăng lên, làm thu
hẹp mức dự trữ nước.
Về thuật ngữ thì nói "hạn" hay "hạn hán"? Tiếng Trung là "can hạn" hay "hạn" (âm Hán-Việt)
nghĩa là "khô hạn" hay "hạn". Như vậy thuật ngữ "hạn" tiếng Việt bắt nguồn từ tiếng Hán, nên nói
"hạn" hay "hạn hán" đều như nhau.
Hạn là hiện tượng có hại, có khi dẫn đến thảm hoạ như đã từng xảy ra ở một số nước Châu Phi. Ở
nước ta hạn xảy ra ở cả 3 miền, nhưng miền trung hạn nặng nhất, nhiều vùng đang có nguy cơ sa
mạc hoá. Hãy bảo vệ rừng và sử dụng tài nguyên nước hợp lý !
Trong khí tượng có hiện tượng gió vượt đèo được gọi là "Fơn" (foehn): từ bên kia núi gió thổi lên
(anabatic wind), không khí bị lạnh dần đi rồi ngưng kết nên chút bớt ẩm nhưng cũng thu thêm nhiệt
do ngưng kết toả ra, sau khi qua đỉnh gió thổi xuống (katabatic wind) bên này núi, nhiệt độ của nó
tăng dần lên do quá trình không khí bị nén đoạn nhiệt, vì vậy đến chân núi bên này gió trở nên khô
và nóng hơn. Núi càng cao chênh lệch nhiệt độ càng lớn. (thí dụ với dãy núi cao 3km, nhiệt độ không
khí bên kia núi là 10oC, sang chân núi bên này nhiệt độ đã lên tới 18oC, theo Nicholas M. Short,
NASA).

Hiện tượng trên mỗi địa phương gọi mỗi tên khác nhau, "Fơn" là cách gọi ở Nam Mỹ, ở tây nam
nước Mỹ là "chinook", ở vùng giữa Alma-Ata và Frunze (Liên xô cũ) là "kastek", ở Việt Nam ta gọi
là "gió Lào" (vì thổi từ Lào sang) hay gió tây khô nóng (gió có thể lệch tây). Gió khô nóng cũng là
loại thời tiết nguy hiểm.

Gió tây thổi từ tây qua đông dãy Trường Sơn gây ra gió khô nóng chủ yếu ở khu vực miền Trung
nước ta, thường xảy ra vào tháng 4, 5 và 6 hàng năm, thành từng đợt, kéo dài trong nhiều ngày. Thời
tiết trong những ngày này rất khô, độ ẩm có khi xuống 30%, và nóng, nhiệt độ có khi lên tới 43 độ C,
bầu trời không một gợn mây, trời nắng chói chang, gió lại thổi đều đều như quạt lửa, cây cỏ héo khô,
ao hồ cạn kiệt, con người và gia súc bị ngột ngạt, rất dễ sinh hoả hoạn. Các nơi khác ở nước ta cũng
có gió khô nóng, song mức độ thấp hơn so với Trung bộ, nên để định lượng hoá hiện tượng gió khô
nóng các nhà khí tượng nước ta đưa ra chỉ tiêu: ngày có nhiệt độ >35 độ C, độ ẩm <= 50% được xem
là ngày có gió khô nóng.
Lũ là hiện tượng dòng nước do mưa lớn tích luỹ từ nơi cao tràn về dữ dội làm ngập lụt một khu
vực hoặc một vùng trũng, thấp hơn. Nếu mưa lớn, nước mưa lại bị tích luỹ bởi các trướng ngại vật
như đất đá, cây cối cho đến khi lượng nước vượt quá sức chịu đựng của vật chắn, phá vỡ vật chắn,
ào xuống cấp tập (rất nhanh), cuốn theo đất đá, cây cối và quét đi mọi vật có thể quét theo dòng chảy
thì được gọi là lũ quét (hay lũ ống), thường diễn ra rất nhanh, khoảng 3-6 giờ.
Tiếng Anh lũ là flood, lũ quét là flash flood (flash là vụt hiện rồi tắt), tiếng Trung Quốc lũ là
"hồng thuỷ", nghĩa là "nước lớn".
Lũ lụt là hiện tương thuỷ văn đặc biệt nguy hiểm, nhất là lũ quét. Trong một số trường hợp nó có
sức tàn phá khủng khiếp và trở thành thảm hoạ tự nhiên, như trận lũ quét năm 1998 ở thị xã Lai châu
(cũ) đã xoá sổ cả bản Mường Lay và khu vực thị xã. Lũ thường xảy ra ở vùng núi, nơi có địa hình
5
đồi núi cao chen kẽ với thung lũng và sông suối thấp. Vào các tháng mùa mưa có các trận mưa lớn,
cường độ mạnh, nước mưa tích luỹ nhanh, nếu đất tại chỗ đã no nước thì nước mưa đổ cả vào dòng
chảy, dễ gây ra lũ.
Nước lũ do mưa (hay băng, tuyết ở những nước vùng vĩ độ cao) sinh ra nên mùa lũ thường đi đôi
với mùa mưa. Mùa lũ ở Bắc bộ từ tháng 5-6 đến tháng 9-10, Bắc Trung bộ từ tháng 6-7 đến tháng
10-11, Trung và Nam Trung bộ: tháng 10-12, Tây nguyên: tháng 6-12, Nam bộ: tháng 7-12. Tuy vậy

đầu mùa mưa cũng có thể có lũ sớm, như lũ "tiểu mãn", thường xảy ra vào "tiết tiểu mãn" (tháng 5)
hàng năm ở vùng núi phía bắc nước ta. Song mùa lũ hàng năm cúng biến động cùng với mùa mưa,
thậm chí sớm muộn 1-2 tháng so với trung bình nhiều năm.
Lũ lớn trên sông diễn biến chậm và thường xảy ra trên diện rộng và kéo dài thì lũ quét là một hiện
tượng thiên tai có tính chất và đặc điểm khác biệt là lũ diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc
liệt, mỗi trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Lũ quét xảy ra bất
ngờ, nhanh, có sức tàn phá lớn ở các lưu vực nhỏ miền núi, gây tổn thất nghiêm trọng về người, của
cải và môi trường sinh thái.

Khái niệm chung:
Cho đến nay vẫn chưa có định nghĩa thống nhất về lũ quét. Sau đây là một trong những ý kiến
chung của các chuyên gia đã nghiên cứu về vấn đề này: “Lũ quét là hiện tượng lũ bùn đá, lũ lớn
được hình thành từ mưa, xảy ra cực nhanh, có sức tàn phá rất lớn”.
Lũ quét tạm thời có thể phân chia làm 3 loại:
- Lũ gây ra do mưa địa phương, tập trung lớn ở các lưu vực tự nhiên (hầu như chưa có tác động
của con người);
- Lũ gây ra do mưa lớn trên các lưu vực đã chịu tác động mạnh của các hoạt động kinh tế của con
người làm mất ổn định hay phá vỡ cân bằng sinh thái lưu vực (thay đổi lớp phủ, chế độ dòng chảy,
lượng trữ hay các đặc tính lưu vực…);
- Lũ gây ra do tháo, vỡ thình lình một lượng nước tích do vỡ đập chắn hay các đập giữ nước, các
đập băng...

Lũ quét thường gây hoạ cho các sông nhỏ và vừa nhưng ít đối với sông lớn. Kết quả điều tra các
lưu vực đã xẩy ra lũ quét cho thấy, lũ quét có thời kỳ xuất hiện lại khoảng 30 năm một lần. Tuy
nhiên có nhiều nơi lũ quét đã xẩy ra liên tiếp do những lưu vực này môi trường bị suy thoái mạnh
mẽ. Lũ quét là vấn đề phức tạp, đa dạng và mang tính địa phương sâu sắc.
Hạn hán được phân loại như thế nào?
Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn
nông nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
a. Thế nào là hạn khí tượng?

Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong trường hợp liên tục
mất mưa. Do lượng bốc hơi đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với
độ ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo.
b. Thế nào là hạn nông nghiệp?
Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước
của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi
6
hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngoài lượng
mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều kiện xã hội
(tưới, chế độ canh tác,...).
c. Thế nào là hạn thuỷ văn?
Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước
trong các tầng chứa nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của
nhiều yếu tố khác: dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu...




Hình 3: Tình trạng thiếu nước trên sông Hồng vào mùa cạn
d. Thế nào là hạn kinh tế xã hội?
Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.
MỘT SỐ KIẾN THỨC VỀ HẠN HÁN
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm
trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước ao
hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây
trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh...
1.Hạn hán là gì?
Hạn hán là hiện tượng lượng mưa thiếu hụt nghiêm trọng kéo dài, làm giảm hàm lượng ẩm
trong không khí và hàm lượng nước trong đất, làm suy kiệt dòng chảy sông suối, hạ thấp mực nước
ao hồ, mực nước trong các tầng chứa nước dưới đất gây ảnh hưởng xấu đến sự sinh trưởng của cây

trồng, làm môi trường suy thoái gây đói nghèo dịch bệnh...
7
Hình 1: Vét từng giọt nước nơi khô hạn nứt nẻ
2. Những nguyên nhân nào gây ra hạn hán?
Nguyên nhân gây ra hạn hán có nhiều song tập trung chủ yếu là 2 nguyên nhân chính:
Nguyên nhân khách quan: Do khí hậu thời tiết bất thường gây nên lượng mưa thường xuyên ít ỏi
hoặc nhất thời thiếu hụt.
- Mưa rất ít, lượng mưa không đáng kể trong thời gian dài hầu như quanh năm, đây là tình trạng
phổ biến trên các vùng khô hạn và bán khô hạn. Lượng mưa trong khoảng thời gian dài đáng kể thấp
hơn rõ rệt mức trung bình nhiều năm cùng kỳ. Tình trạng này có thể xảy ra trên hầu khắp các vùng,
kể cả vùng mưa nhiều.
- Mưa không ít lắm, nhưng trong một thời gian nhất định trước đó không mưa hoặc mưa chỉ
đáp ứng nhu cầu tối thiểu của sản xuất và môi trường xung quanh. Đây là tình trạng phổ biến trên các
vùng khí hậu gió mùa, có sự khác biệt rõ rệt về mưa giữa mùa mưa và mùa khô. Bản chất và tác động
của hạn hán gắn liền với định loại về hạn hán.
Nguyên nhân chủ quan: Do con người gây ra, trước hết là do tình trạng phá rừng bừa bãi làm mất
nguồn nước ngầm dẫn đến cạn kiệt nguồn nước; việc trồng cây không phù hợp, vùng ít nước cũng
trồng cây cần nhiều nước (như lúa) làm cho việc sử dụng nước quá nhiều, dẫn đến việc cạn kiệt
nguồn nước; thêm vào đó công tác quy hoạch sử dụng nước, bố trí công trình không phù hợp, làm
cho nhiều công trình không phát huy được tác dụng... Vùng cần nhiều nước lại bố trí công trình nhỏ,
còn vùng thiếu nước (nguồn nước tự nhiên) lại bố trí xây dựng công trình lớn. Cạnh đó, chất lượng
thiết kế, thi công công trình chưa được hiện đại hóa và không phù hợp. Thêm nữa, hạn hán thiếu
nước trong mùa khô (mùa kiệt) là do không đủ nguồn nước và thiếu những biện pháp cần thiết để
đáp ứng nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng do sự phát triển kinh tế-xã hội ở các khu vực, các vùng
chưa có quy hoạch hợp lý hoặc quy hoạch phát triển không phù hợp với mức độ phát triển nguồn
nước, không hài hoà với tự nhiên, môi trường vốn vẫn tồn tại lâu nay. Mức độ nghiêm trọng của hạn
hán thiếu nước càng tăng cao do nguồn nước dễ bị tổn thương, suy thoái lại chịu tác động mạnh của
con người.
3. Hạn hán được phân loại như thế nào?
Theo tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) hạn hán được phân ra 4 loại: hạn khí tượng, hạn nông

nghiệp, hạn thuỷ văn và hạn kinh tế xã hội.
a. Thế nào là hạn khí tượng?
Thiếu hụt nước trong cán cân lượng mưa, lượng bốc hơi, nhất là trong trường hợp liên tục mất
mưa. Ở đây lượng mưa tiêu biểu cho phần thu và lượng bốc hơi tiêu biểu cho phần chi của cán cân
nước. Do lượng bốc hơi đồng biến với cường độ bức xạ, nhiệt độ, tốc độ gió và nghịch biến với độ
8
ẩm nên hạn hán gia tăng khi nắng nhiều, nhiệt độ cao, gió mạnh, thời tiết khô ráo.
b. Thế nào là hạn nông nghiệp?
Thiếu hụt mưa dẫn tới mất cân bằng giữa hàm lượng nước thực tế trong đất và nhu cầu nước
của cây trồng. Hạn nông nghiệp thực chất là hạn sinh lý được xác định bởi điều kiện nước thích nghi
hoặc không thích nghi của cây trồng, hệ canh tác nông nghiệp, thảm thực vật tự nhiên... Ngoài lượng
mưa ra, hạn nông nghiệp liên quan với nhiều điều kiện tự nhiên (địa hình, đất,...) và điều kiện xã hội
(tưới, chế độ canh tác,...).
c. Thế nào là hạn thuỷ văn?
Dòng chảy sông suối thấp hơn trung bình nhiều năm rõ rệt và mực nước trong các tầng chứa
nước dưới đất hạ thấp. Ngoài lượng mưa ra, hạn thuỷ văn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố khác:
dòng chảy mặt, nước ngầm tầng nông, nước ngầm tầng sâu...
Hình 3: Tình trạng thiếu nước trên sông Hồng vào mùa cạn
d. Thế nào là hạn kinh tế xã hội?
Nước không đủ cung cấp cho nhu cầu của các hoạt động kinh tế xã hội.
Hình 4. Gùi nước nơi suối cạn
4. Hạn thuỷ văn được xác định như thế nào?
Hạn thuỷ văn được đặc trưng bằng sự suy giảm dòng chảy sông và thiếu hụt các nguồn nước mặt
và nước ngầm. Các chỉ tiêu hạn thuỷ văn tiêu biểu bao gồm: Cán cân nước, hệ số khô, hệ số cạn, hệ
số hạn.
Cán cân nước: W=G-L
Trong đó:
W: Lượng nước có trong hệ thống
G: Lượng nước đến
L: Lượng nước tổn thất

- Chỉ số hạn:
Hệ số khô:
9
Trong đó:
K
kh
: Hệ số khô
R: Lượng mưa
E: Lượng bốc hơi khả năng
Hệ số cạn
Trong đó:
K
c
: Hệ số cạn
Q
i
: Lưu lượng thời đoạn i của năm j
Q
j
: Lưu lượng năm
Q
0
: Lưu lượng trung bình nhiều năm
Hệ số hạn
Trong đó:
K
h
: Hệ số hạn
Có thể phân định 3 cấp hạn theo K
h


Hạn nhẹ: K
h
<0,6
Hạn vừa: 0,6 <= K
h
<= 1
Hạn nặng: K
h
> 1
Theo chuyên gia hạn hán của tố chức Khí tượng thế giới, một vùng được coi là khô hạn khi
lượng mưa cả năm không đến 250mm và là bán khô hạn khi lượng mưa đó không đến 500mm.
Để đánh giá mức độ khô hạn người ta còn dùng chỉ số cấp nước mặt SWSI. Chỉ số SWSI được tính
với thời đoạn tháng và có giá trị trong khoảng từ -4,2 đến 4,2. Giá trị âm thể hiện mức độ thiếu nước,
giá trị càng nhỏ mức độ khô hạn càng khốc liệt. Giá trị dương thể hiện tình trạng dư thừa nước.
Bảng phân cấp hạn theo SWSI
SWSI TÌNH TRẠNG CẤP NƯỚC
>= -4 Hạn cực nặng
-4 ÷ -3 Hạn rất nặng
-2,9 ÷ -2 Hạn vừa
-1,9 ÷ -1 Hơi khô
-0,9 ÷ 0,9 Gần như bình thường
1 ÷ 1,9 Hơi ẩm
2 ÷ 2,9 Ẩm vừa
3 ÷ 4 Rất ẩm
>4 Cực ẩm
5. Hạn hán được đặc trưng bằng gì?
10
Để mô tả khái quát tình hình chung về hạn hán trong các khu vực và diễn biến theo thời gian
của chúng, người ta đã sử dụng chỉ số khô hạn các tháng và năm:

Ở đây:
K
t
: chỉ số khô hạn tháng (năm)
P
t
: Lượng bốc hơi theo Piche tháng (năm)
R
t
: Lượng mưa tháng (năm)
a. Thế nào là hạn tháng?
Hạn hán trong một tháng nào đó của 12 tháng trong chu kỳ năm được ký hiệu là H(th)t xảy ra
khi:
R(th)
t
<= C(th)
Ở đây:
R(th)
t
: Lượng mưa tháng t
C(th): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tháng
Với lượng mưa cả tháng bằng hoặc ít hơn 30mm mới được coi là tháng hạn. Như vậy tần suất hạn
theo tháng ký hiệu là P(th) được xác định bằng:
Ở đây:
m(th): Số lần quan trắc được hạn tháng
n(th): Số lần quan trắc lượng mưa tháng
b. Thế nào là hạn tuần?
Theo thông lệ, tuần là 10 ngày trong 20 ngày đầu của tháng và 10 hoặc 11 ngày cuối tháng, có
khi là 8 hoặc 9 ngày đối với tháng 2. Hạn hán trong một tuần nào đó trong số 36 tuần của cả năm
được ký hiệu là H(t)

t
xảy ra khi:
R(t)
t
<= C
t
Ở đây:
R(t)
t
: Lượng mưa tuần t
C(t): Tiêu chuẩn hạn của lượng mưa tuần
Cũng dựa trên kết quả thực nghiệm có thể chọn C(t) là 10mm.
Tương tự như tần suất hạn tháng, P(t) được gọi là tần suất hạn theo tuần được xác định bằng:
Ở đây:
m(t): Số lần quan trắc được hạn tuần.
n(t): Số lần quan trắc lượng mưa tuần.
Các nhóm khu vực về đặc trưng khô hạn phổ biến tại Việt Nam
NHÓM KHU
VỰC
KHU VỰC
MÙA KHÔ HẠN PHỔ
BIẾN
Bắc bộ
Tây Bắc XI-IV
Việt Bắc XI - III
11
Đồng bằng Bắc Bộ XI-III
Trung Bộ
Bắc Trung Bộ IV-VIII
Nam Trung Bộ II-VIII

Tây Nguyên Tây Nguyên XI-IV
Nam Bộ Nam Bộ XII - IV
6. Những tác hại của hạn hán và những năm hạn hán ảnh hưởng đến Việt Nam
Hạn hán có tác động to lớn đến môi trường, kinh tế, chính trị xã hội và sức khoẻ con người.
Hạn hán là nguyên nhân dẫn đến đói nghèo, bệnh tật thậm chí là chiến tranh do xung đột nguồn
nước.
Hạn hán tác động đến môi trường như huỷ hoại các loài thực vật, các loài động vật, quần cư
hoang dã, làm giảm chất lượng không khí, nước, làm cháy rừng, xói lở đất. Các tác động này có thể
kéo dài và không khôi phục được.
Hạn hán tác động đến kinh tế xã hội như giảm năng suất cây trồng, giảm diện tích gieo trồng,
giảm sản lượng cây trồng, chủ yếu là sản lượng cây lương thực. Tăng chi phí sản xuất nông nghiệp,
giảm thu nhập của lao động nông nghiệp. Tăng giá thành và giá cả các lương thực. Giảm tổng giá trị
sản phẩm chăn nuôi. Các nhà máy thuỷ điện gặp nhiều khó khăn trong quá trình vận hành.
Ở Việt Nam, hạn hán xảy ra ở vùng này hay vùng khác với mức độ và thời gian khác nhau, gây
ra những thiệt hại to lớn đối với kinh tế-xã hội, đặc biệt là nguồn nước và sản xuất nông nghiệp.
Trong vòng 40 năm qua, có không ít những năm hạn nặng và hạn nghiêm trọng. Ở Bắc Bộ
những năm xảy ra hạn nặng vào vụ đông xuân là 1959,1961, 1970, 1984, 1986, 1989, 1993, 1998 và
vào vụ hè là: 1960, 1961, 1963, 1964. Trung Bộ và Nam Bộ có hạn trong các năm 1983, 1987, 1988,
1990, 1992, 1993, 2003, 2004 đặc biệt hạn rất nghiêm trọng vào năm 1993 và năm 1998.
7. Một số đợt hạn hán điển hình trong những năm gần đây
7.1. Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1992-1993
Thiếu hụt nghiêm trọng lượng mưa vào cuối năm 1992 gây hạn hán thiếu nước cho sản xuất và
dân sinh trong năm 1993. Ở Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ, thiếu hụt mưa so với TBNN tới 30-70%, có
nơi 100% từ tháng 8-11/1992 và tới 40-60% trong những tháng đầu năm 1993 (7 tháng đầu năm
1993, mưa bằng 25-40% TBNN), đã gây ra hạn hán ngay cuối vụ mùa năm 1992. Đầu năm 1993, dự
trữ nguồn nước trong đất, sông suối và ở các hồ chứa rất ít. Hạn hán thiếu nước nghiêm trọng trong
vụ đông xuân 1992-1993, hè thu 1993, ở hầu hết các vùng. Tổng diện tích lúa đông xuân bị hạn trên
176.000ha (bị chết trên 22.000ha).
Mực nước trên các sông đều thấp hơn TBNN từ 0,1-0,5m. Mặn xâm nhập sâu vào các cửa
sông, từ 10-20km, có lúc tới 30km. Tháng 7/1993, mực nước các hồ chứa lớn đều ở dưới mức nước

chết vẫn được tiếp tục khai thác chống hạn. Các hồ chứa vừa và nhỏ đều cạn kiệt.
Hạn hán tác động mạnh nhất đến nông nghiệp các tỉnh Thanh Hoá - Bình Thuận (gần 1/2 diện
tích lúa vụ hè thu năm 1993 bị hạn, bị chết 24.093 ha. Đồng bằng sông Cửu Long, hạn hán ít gay gắt
hơn.
7.2.Thiên tai hạn hán thiếu nước năm 1997-1998
Mùa mưa năm 1997 kết thúc sớm hơn 1 tháng; 6 tháng đầu năm 1998 lượng mưa bình quân chỉ
đạt từ 30-70% cùng kỳ; vùng Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Cửu Long hầu như
không mưa vào các tháng 3-6/1998; Trung Bộ hầu như không mưa trong tháng 6-9/1998. Nhiệt độ
các tháng đầu năm 1998 đều cao hơn TBNN từ 1-3oC. Các đợt nắng nóng gay gắt xảy ra liên tục và
kéo dài từ 15-29 ngày trong tháng 3, 4, 5/1998 ở Nam Bộ và tháng 6, 7, 8/1998 ở Trung Bộ.
12
Mực nước các sông lớn đều thấp hơn TBNN cùng kỳ từ 0,5-1,5m. Đến đầu tháng 4/1998, các sông
suối nhỏ ở Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ dòng chảy rất nhỏ hoặc khô hạn. Một số hồ vừa và
toàn bộ hồ nhỏ đều khô cạn (Nghệ An có 579 hồ, Quảng Bình 110 hồ, Quảng Trị 85 hồ,...). Mực
nước các hồ chứa lớn và một số hồ chứa vừa khác xấp xỉ mực nước chết. Mặn xâm nhập sâu 15-
20km vào nội đồng ở Miền Trung và Nam Bộ. Nhiều nguồn nước ngọt bị nhiễm mặn, ảnh hưởng
nghiêm trọng đến cung cấp nước tưới và sinh hoạt.
Hạn hán, thiếu nước mùa khô 1997-1998 nghiêm trọng nhất, hầu như bao trùm cả nước, gây
thiệt hại nghiêm trọng: Lúa đông xuân, hè thu, lúa mùa bị hạn trên 750.000ha (mất trắng trên
120.000ha); cây công nghiệp và cây ăn quả bị hạn trên 236.000ha (bị chết gần 51.000ha); 3,1 triệu
người thiếu nước sinh hoạt. Tổng số thiệt hại về kinh tế khoảng 5.000 tỷ đồng. Chính phủ đã phải trợ
giúp hàng chục tỷ đồng để cung cấp nước sinh hoạt cho 18 tỉnh. Những thiệt hại khác chưa thống kê
và tính toán hết được như vấn đề kinh tế, môi trường, xói mòn, sa mạc hoá, thiếu ăn, suy dinh dưỡng,
khủng hoảng tinh thần và giảm sút sức khoẻ của hàng triệu người.
Hình 5: Bản đồ hạn hán năm 1993
Năm 2001, các tỉnh Phú Yên, Quảng Nam, Quảng Bình, Quảng Trị là những tỉnh bị hạn nghiêm
trọng. Các tháng 6 và 7 hầu như không mưa. Chỉ riêng ở Phú Yên, hạn hán đã gây thiệt hại cho 7200
ha mía, 500 ha sắn, 225 ha lúa nước và 300 ha lúa nương.
13
Hình 6: Hạn vụ Đông Xuân 1998 - 1999

14
Hình 7: Bản đồ hạn hán năm 1998
Trong 6 tháng đầu năm 2002, hạn hán nghiêm trọng đã diễn ra ở vùng Duyên hải Nam Trung
Bộ, Tây Nguyên và Đông Nam Bộ gây thiệt hại về mùa màng, gây cháy rừng trên diện rộng, trong đó
có cháy rừng lớn ở các khu rừng tự nhiên U Minh thượng và U Minh hạ.
Những tháng trước mùa mưa năm 2003, hạn hán bao trùm hầu khắp Tay Nguyên, gây thiệt hại
cho khoảng 300 ha lúa ở Kon Tum, 3000 ha lúa ở Gia Lai và 50.000 ha đất canh tác ở Đắk Lắc; thiếu
nước cấp cho sinh hoạt của 100.000 hộ dân. Chỉ tính riêng cho Đắk Lắc, tổng thiệt hại ước tính
khoảng 250 tỷ đồng.
Hạn hán thiếu nước năm 2004-2005 xảy ra trên diện rộng nhưng không nghiêm trọng như
năm 1997-1998. Ở Bắc Bộ, mực nước sông Hồng tại Hà Nội vào đầu tháng 3 xuống mức 1,72 m
thấp nhất kể từ năm 1963 đến năm 2005. Ở Miền Trung và Tây Nguyên, nắng nóng kéo dài, dòng
chảy trên các sông suối ở mức thấp hơn trung bình nhiều năm cùng kỳ, một số suối cạn kiệt hoàn
toàn; nhiều hồ, đập dâng hết khả năng cấp nước.
Ninh Thuận là địa phương bị hạn hán thiếu nước khốc liệt nhất trong vòng 20 năm qua, chủ yếu
do mưa ít, lượng mưa trong 4 tháng (từ tháng 11/2004 đến tháng 2/2005) chỉ bằng khoảng 41%
TBNN; các sông suối, ao hồ đều khô cạn, chỉ có hồ Tân Giang còn khoảng 500.000 m3 nước nhưng
ở dưới mực nước chết, hồ thuỷ điện Đa Nhim- nguồn cung cấp nước chủ yếu cho Ninh Thuận, cũng
chỉ còn 1/3 dung tích so với cùng kỳ năm trước. Toàn tỉnh có 47.220 người thiếu nước sinh hoạt.
Tại Bình Thuận, tháng 11/2004 đến 2/2005 hầu như không mưa. Mực nước trên các triền sông
gần như cạn kiệt, lượng dòng chảy còn lại rất nhỏ; sông Dinh, sông Lòng Thương bị cạn khô. Mực
nước các hồ trong tỉnh đều thấp hơn mực nước chết từ 1,70 đến 2,2 m. Toàn bộ lượng nước còn lại
trong các hồ chứa không đáp ứng đủ nhu cầu cấp nước sinh hoạt cho nhân dân, nước uống cho gia
súc. Hạn hán thiếu nước làm gần 50 ngàn người thiếu nước sinh hoạt, 16.790 hộ thiếu đói, khoảng
123.800 con bò thiếu thức ăn và trên 89.000 bò, dê, cừu thiếu nước uống.
Theo thống kê chưa đầy đủ, đến cuối tháng 4 năm 2005, tổng thiệt hại do hạn hán gây ra ở
các tỉnh Nam Trung Bộ và Tây Nguyên đã lên tới trên 1.700 tỷ đồng. Chính phủ phải cấp 100 tỷ
đồng để hỗ trợ các địa phương khắc phục hậu quả hạn hán thiếu nước và 1500 tấn gạo để cứu đói
cho nhân dân.
Vùng ĐBSCL, thiệt hại do hạn hán, xâm mặn tới 720 tỷ đồng. Trên sông Tiền, sông Hàm

Luông, sông Cổ Chiên, sông Hậu, mặn xâm nhập sâu từ 60–80 km. Riêng sông Vàm Cỏ, mặn xâm
nhập sâu tới mức kỷ lục: 120- 140km.
8. Tác động của hạn hán đối nguồn nước như thế nào?
Tài nguyên nước bao gồm nước tàng trữ trên mặt đất (nước mặt) và nước trong lòng đất (nước
ngầm hay nước dưới đất). Nước mặt ở trong sông , ngòi, ao, hồ... và nước ở dưới đất là nguồn nước
chủ yếu cung cấp cho sản xuất, ăn uống, sinh hoạt của con người. Ở nước ta, mưa là nguồn cung cấp
chính của nước sông ngòi, ao, hồ và nước dưới đất. Khi hạn hán xảy ra nước trong sông ngòi, ao, hồ,
và nước dưới đất cạn kiệt, không đủ cung cấp cho nhu cầu sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp và duy trì
phát triển bền vững của môi trường sinh thái. Như vậy, từ hạn khí tượng dẫn đến hạn thuỷ văn, hạn
nông nghiệp. Để đánh giá tác động của hạn hán đối với nguồn nước, cần thiết phải làm sáng tỏ diễn
biến của dòng chảy sông ngòi (lượng nước sông), thành phần chủ yếu của nguồn nước mặt. Hạn hán
thường xảy ra trong mùa cạn vì mùa cạn là thời kỳ mưa ít, tổng lượng dòng chảy sông suối cạn kiệt,
trong khi lượng nước dùng cho sản xuất và sinh hoạt lại rất lớn. Hạn thuỷ văn chủ yếu là sự thiếu hụt
lượng dòng chảy sông ngòi trong một thời kỳ nào đó (năm, mùa, tháng...) so với trung bình nhiều
năm. Sự thiếu hụt này có thể được biểu thị bằng tỷ số k dưới đây:
15
Trong đó:
Q
i
: Lượng dòng chảy trong thời kỳ nào đó của năm thứ i
Q
tb
: Lượng dòng chảy trung bình nhiều năm trong cùng thời kỳ
9. Hạn được dự báo và phòng chống như thế nào?
Theo dõi hạn: Nước ta có một mạng lưới gần 200 trạm khí tượng mặt đất và gần 1000 trạm đo
mưa, trong đó có một số trạm tự động. Lượng mưa và yếu tố khí tượng liên quan đến hạn hán đều
được các trạm theo dõi, quan trắc, tính toán cập nhật và phát hiện những biến động bất thường, đặc
biệt các dấu hiệu thiếu hụt lượng mưa trên từng từng khu vực. Chúng ta cũng có trạm thu ảnh mây vệ
tinh phân giải cao, theo dõi biến đổi của thảm cây cỏ, dấu hiệu quan trọng hàng đầu và diễn biến của
hạn. Chỉ số thảm thực vật có khả năng phản ánh tác động của hạn đến nhiều chỉ số khác nhau có liên

quan đến nước: độ ẩm của đất, dòng chảy trên sông, mực nước ngầm...
Dự báo hạn: Khác với các thiên tai khác, hạn phát triển chậm và thường chỉ được phát hiện khi
con người đã ít nhiều bị ảnh hưởng bởi hạn. Cho đến nay người ta chưa tìm được mô hình hoặc một
công nghệ dự báo hạn có độ chính xác mong muốn. Tuy nhiên các nhà khoa học đã phác họa được
một vài căn cứ khoa học quan trọng giúp ích cho dự báo hạn như:
- Tương tác đại dương khí quyển và hiện tượng Elnino. Các Elnino và Lanina xảy ra ở vùng
xích đạo nhiệt đới Thái Bình Dương có quan hệ chặt chẽ với sự tăng hay giảm mạnh mẽ lượng mưa
ở các khu vực xung quanh Thái Bình Dương, đặc biệt đối với những khu vực thuộc nhiệt đới. Ở
nước ta hiệu ứng Elnino có xu hướng tăng cường khả năng hạn hán trên một số khu vực.
- Áp cao phó nhiệt đới Thái Bình Dương
Sự khống chế của hệ thống áp cao gắn liền với thời kỳ ít mưa. Đối với những khu vực nhất định, hạn
hán hình thành và kéo dài khi áp cao Thái Bình Dương phát triển trên phần lớn đại dương nhiệt đới.
Người ta bắt đầu xây dựng và đưa vào thử nghiệm một số mô hình dự báo thời tiết hạn dài, cảnh báo
hạn hán dựa trên quá trình vận động của các trung tâm khí áp, trong đó có áp cao phó nhiệt đới Thái
Bình Dương.
Phòng chống hạn: Mặc dù hạn hán là một hiện tượng khắc nghiệt của thiên nhiên nhưng chúng
ta vẫn có thể giảm nhẹ những thiệt hại do hạn hán gây ra thông qua việc phòng, chống hạn hán một
cách có hiệu quả. Chúng ta cần phải sử dụng hợp lý tài nguyên nước trong sản xuất cũng như trong
sinh hoạt. Trong sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp, tiết kiệm nước cần được thực hiện về cả 3
phương diện: quy hoạch tưới tiêu hợp lý, xây dựng đồng ruộng có khả năng tăng cường giữ nước
trong đất và tuyển lựa được các giống cây trồng có nhiều khả năng chịu hạn. Xây dựng mới những
hồ chứa có dung tích thích hợp nhằm tăng cường dòng chảy kiệt cho các hệ thống sông. Xây dựng
mới và nâng cấp các công trình tưới tiêu, giành thế chủ động tưới tiêu trên phần lớn diện tích canh
tác nông nghiệp, vừa là giải pháp trước mắt vừa là giải pháp lâu dài phòng, chống hạn hán. Ngoài ra,
một giải pháp phòng chống hạn khác có hiệu quả là trồng rừng và bảo vệ rừng.
10. Định hướng giải pháp phòng chống hạn hán trên quan điểm quản lý tài nguyên nước
Nhìn chung, những vùng có nguy cơ bị hạn hánthiếu nước nghiêm trọng thường có các đặc
điểm: địa hình cao, dốc, sông ngắn, dòng mặt thoát khá nhanh ra dòng chính hoặc ra biển; đất đá có
khả năng chứa nước kém và không đều, phần đồng bằng ven biển thì tầng chứa nước mỏng và dễ bị
nhiễm mặn, lượng mưa nhỏ và lượng bốc hơi rất lớn hoặc nguồn nước đang bị khai thác quá mức. Vì

vậy, để giải quyết vấn đề hạn hán, thiếu nước cũng như phòng chống các tác hại do nước gây ra một
cách lâu dài, bền vững cần phải thực hiện đồng thời nhiều biện pháp, trong đó có các biện pháp chủ
yếu sau:
• Xây dựng quy hoạch tổng hợp về tài nguyên nước lưu vực sông, vùng trọng điểm. Căn cứ quy
16
hoạch, các ngành, địa phương lập kế hoạch khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên nước trên phạm vi
của mình; Việc xây dựng, nâng cấp các công trình khai thác, sử dụng nước phải bảo đảm nguyên tắc
sử dụng tổng hợp, tuân theo quy hoạch khung của toàn lưu vực và của từng tiểu lưu vực để bảo đảm
công bằng và nâng cao hiệu quả trong sử dụng nước, góp phần phát triển bền vững tài nguyên nước
trên lưu vực sông;
• Quy hoạch phát triển nguồn nước, bao gồm các biện pháp công trình và phi công trình; gắn với việc
bảo vệ, phát triển rừng và khả năng tái tạo nguồn nước. Việc xây dựng công trình trữ, giữ nước, điều
hoà phân phối hợp lý nguồn nước khi kết hợp chống lũ và cấp nước phục vụ sử dụng tổng hợp, cho
nhiều mục đích và bảo vệ tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, phát triển rừng, bảo vệ rừng đầu
nguồn,.. là những giải pháp cần ưu tiên trong thực hiện. Phải gắn kết chặt chẽ việc phát triển kinh tế-
xã hội với bảo đảm an ninh về nước, đồng bộ với phát triển nguồn nước;
• Lập kế hoạch điều hoà, phân phối tài nguyên nước cho từng lưu vực sông trên cơ sở cân đối khả
năng nguồn nước và nhu cầu khai thác, sử dụng theo lưu vực sông, các ngành, địa phương phải tuân
thủ kế hoạch điều hoà phân phối tài nguyên nước trong lưu vực; Tăng cường công tác quản lý nhu
cầu dùng nước; có cơ chế để bảo đảm dùng nước có hiệu quả cao nhất và đủ nguồn nước trong năm.
• Xây dựng chính sách, cơ chế quản lý, vận hành, điều hoà phân phối nguồn nước các hồ chứa lớn đa
mục tiêu để tạo một nguồn cung cấp an toàn và hiệu quả cao nhất phục vụ các nhu cầu khai thác, sử
dụng của các ngành, địa phương trong mùa cạn kết hợp với phòng chống lũ, bảo đảm duy trì chế độ
dòng chảy trên các sông chính trong vùng;
• Xây dựng chính sách quy định thứ tự ưu tiên chia sẻ nguồn nước theo đối tượngủư dụng nhằm bảo
đảm lợi ích chung (sinh hoạt, chăn nuôi, thuỷ sản, nông nghiệp, công nghiệp…) và theo mức độ hạn
hán thiếu nước;
• Thực hiện nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, trước hết là thực hiện
tốt việc cấp giấy phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước và xả nước thải vào nguồn nước.
Đây là một công cụ hữu hiệu để quản lý tổng hợp nguồn nước vì lợi ích chung của toàn xã hội;

• Chuyển đổi cơ cấu kinh tế cho phù hợp với khả năng nguồn nước ở mỗi vùng mỗi lưu vực sông,
điều kiện tự nhiên. Xây dựng các mô hình với các loại cây, con đã được thử nghiệm có khả năng chịu
khô hạn, tiêu thụ ít nước. ưu tiên cấp nước cho sinh hoạt và các ngành kinh tế hiệu quả và giá trị cao;
• Điều tra, tìm kiếm nguồn nước dưới đất cho các vùng có nguy cơ hạn hán thiếu nước ở mức cao để
khai thác nước dưới đất làm phương án dự phòng cấp nước trong thời kỳ hạn hán thiếu nước;
• Nghiên cứu giải pháp bổ sung nhân tạo nguồn nước dưới đất và gây mưa nhân tạo trong những
vùng hạn hán thường xuyên;
• Khuyến khích các kỹ thuật và công nghệ thúc đẩy việc dùng nước tiết kiệm, sử dụng tuần hoàn, tái
sử dụng và giảm thiểu ô nhiễm nước;
• Xây dựng cơ chế, bộ máy làm công tác quản lý hạn hán thiếu nước nói riêng và quản lý thiên tai nói
chung. Dự báo, dự kiến diễn biến nguồn nước hàng năm khi xét các yếu tố ảnh hưởng như phát triển
kinh tế - xã hội; tình trạng khai thác, sử dụng; khả năng suy thoái nguồn nước và tác động của biến
đổi khí hậu toàn cầu.
Chúng ta có đủ nước. Chỉ lo không biết bảo vệ, bảo tồn, giữ, trữ nước và phân phối hợp lý trong năm
cho các nhu cầu sử dụng.
LŨ QUÉT, THIỆT HẠI VÀ CÁC BIỆN PHÁP PHÒNG TRÁNH
Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng
nhiệt đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.Theo tài liệu điều tra khảo sát từ năm 1953 đến
17
năm 2004 trên toàn quốc đã xảy ra ít nhất 317 trận lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra
hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước ta. Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét
dồn dập, có sức tàn phá lớn.Những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng đến tính mệnh, tài
sản của nhân dân và Nhà nước
1.1 Đặt vấn đề
Lũ quét xảy ra ở hầu khắp các nước trên thế giới, đặc biệt ở các lưu vực sông nằm trong vùng nhiệt
đới chịu ảnh hưởng của khí hậu gió mùa và bão.
Những nơi thường bị lũ quét nhất là ở miền nam nước Pháp, Bắc ý, áo vùng núi Cacpat. Các
lưu vực sông quanh núi San-Gabriel thuộc bang California là nơi có nguy cơ lũ quét lớn nhất nước
Mỹ. Lũ quét xảy ra ở sườn núi Andes, ở Mexico, Colombia, Ecuado, Peru, Chilê, ở các nước châu
Phi, châu úc, các lưu vực miền núi thuộc bờ biển Thái Bình Dương, Đại Tây Dương và ấn Độ

Dương. ở Châu á, lũ quét thường xảy ra ở khu vực nhiệt đới, cận nhịet đới như: ấn Độ, Trung Quốc,
Pakístan, Thái Lan, Nepan, Inđônêsia, Philippines, Malaysia, Nhật Bản, Việt Nam... Lũ, lụt, thiên tai
nói chung, lũ quét nói riêng ở các nước có khí hậu gió mùa và xoáy thuận nhiệt đới châu á ngày càng
gia tăng cả về tần suất và cương độ.
ở Việt Nam, trong những năm gần đây, hiện tượng lũ lớn, lũ bất ngờ, cường độ lên nhanh, biên
độ lũ cao có sức tàn phá lớn thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ và vừa ở miền núi được gọi là lũ quét.
Theo tài liệu điều tra khảo sát từ năm 1953 đến năm 2004 trên toàn quốc đã xảy ra ít nhất 317
trận lũ quét. Có thể thấy hầu như năm nào cũng xảy ra hàng chục trận lũ quét ở các vùng núi nước ta.
Lũ quét xuất hiện ngày càng nhiều, những trận lũ quét dồn dập, có sức tàn phá lớn. Đặc biệt trong 15
năm gần đây (1990-2005), đã xảy ra gần 300 trận lũ quét gây nên những tổn thất vô cùng to lớn về
người và của, trong đó có 10 trận lũ đặc biệt lớn gây thiệt hại khủng khiếp, là lỗi kinh hoàng của cả
nước như ở Mường Lay và Thị xã Lai Châu liên tiếp trong các năm 1990 - 1991, 1994, 1996, 2000;
Thị xã Sơn La và huyện Sông Mã năm 1991, Cao Bằng, Hà Giang 2004; Yên Bái 2005; Hà Tĩnh
2002; Trường Sơn - Quảng Bình năm 1992; Hàm Tân- Bình Thuận 1999; Đắc Lắc 1990; lũ quét đầu
tháng 11 và 12/1999 trên toàn bộ miền Trung. Những trận lũ quét này đã gây thiệt hại nghiêm trọng
đến tính mệnh, tài sản của nhân dân và Nhà nước (Bảng 1).
Chỉ tính riêng trong 15 năm gần đây:
- Số người chết trên 965 người, bị thương trên 628 người.
- Nhà đổ trôi: 13.280 cái, lúa và hoa mầu bị hư hỏng: 197.879ha.
- Tổng thiệt hại ước tính khoảng 1.915 tỷ đồng. (TBNN~25-200 tỷ đồng). Lũ quét năm 1990 gây
thiệt hại lớn nhất là 295,7tỷ đồng.
1.1.1 Khái niệm cơ bản về lũ quét
a) Định nghĩa lũ quét
Lũ quét là hiện tượng tự nhiên, chịu ảnh hưởng của nhiều nhân tố như: mưa với cường suất lớn
trên địa hình đặc biệt, nơi có độ dốc lưu vực trên 20% - 30%, nhất là ở nơi có độ che phủ của thảm
thực vật thưa do lớp phủ thực vật bị tàn phá mạnh, độ ổn định của lớp đất mặt lưu vực kém, tạo điều
kiện tập trung hình thành dòng chảy dồn vào các sông suối thuận lợi, làm cho lượng nước tích tụ
ngày càng nhanh và tạo ra thế năng rất lớn.
Bảng1- 10 trận lũ quét điển hình trong thời kỳ 1990 -2005
TT Ngày Khu vực bị ảnh hưởng Sông, suối

Lượng
mưa
Thiệt hại
Người Tiền
18
(Chết/BT)
1 27/06/ 1990 Thị xã Lai Châu Suối Nậm Lay 233 104/200 22
2 23/07/ 1994 Mường Lay, Lai Châu Suối Nậm Lay 187 34 18
3 17/08/ 1996 Tỉnh Lai Châu - 258 89 21
4 3/10/ 2000 Nậm Coóng, Sin Hồ Lai Châu - 138 39 2
5 27/07/ 1991 Thị Xã Sơn La
S. Nậm La,
Nậm Pàn
403 42 26
6 16/06/ 1990
Krông Bông, Ging Sơn, Lak,
Đắc Lắc
Vỡ 4 hồ chứa
nhỏ
370 22 3.4
7
29-30/
07/1999
Hàm Tân, Bình Thuận Sông Dinh 300 27 187
8
19-20/
09/2002
Hương Sơn, Hà Tĩnh Sông Ngàn Phố 500-700 53/111 824
9
18-19/

07/2004
Đồ dùng dạy học Già, Yên
Minh, Hà Giang
- 200 - 300 45/16 50
10
27-28/
09/2005
Văn Chấn, Yên Bái - 233 50/8 162
Định nghĩa: Lũ quét thường là những trận lũ lớn, xảy ra bất ngờ, tồn tại trong một thời
gian ngắn (lên nhanh, xuống nhanh), dòng chảy xiết có hàm lượng chất rắn cao và có sức tàn
phá lớn.
Sự xuất hiện của lũ quét thường chỉ trong vài ba giờ sau khi có mưa với cường độ lớn. Sự hình
thành lũ quét có liên quan mật thiết với cường độ mưa, điều kiện khí hậu, đặc điểm địa hình, các hoạt
động của con người cũng như điều kiện tiêu thoát lũ của lưu vực.
b) Sự khác nhau giữa lũ quét với lũ thông thường - các đặc trưng của lũ quét
Khác với lũ thông thường, lũ quét là một dạng lũ lớn chứa nhiều vật chất rắn, xảy ra bất ngờ
trong thời gian ngắn trên các lưu vực nhỏ, địa hình dốc, lưu tốc cao nên có sức tàn phá lớn.
Lũ quét chuyển động rất nhanh, tập trung gần như tức thời, đỉnh lũ thường xuất hiện chỉ từ 3h
đến 4h sau khi bắt đầu mưa, thường chỉ bằng 1/2 hoặc 1/3 thời gian truyền lũ thông thường. Vì vậy
mà thường khó có thể sử dụng các phương pháp thông dụng hiện có trong tính toán dự báo thuỷ văn
để dự báo hoặc cảnh báo lũ quét.
Do lũ quét thường xuất hiện rất nhanh và chỉ diễn biến trong thời gian ngắn nên thời gian dự
kiến của dự báo hoặc cảnh báo lũ quét cũng rất ngắn, thậm chí không thể dự báo được; vì vậy, để
giảm nhẹ thiệt hại cần có một hệ thống truyền tin cảnh báo nhanh cho cộng đồng và kế hoạch phản
ứng linh hoạt, cơ động của cộng đồng khi lũ quét xảy ra.
c) Các dạng lũ quét
Lũ quét là loại hình thiên tai xảy ra từ lâu trên thế giới. Dựa vào hình thức, quy mô phát triển và
các vật chất mang theo trong dòng chảy lũ mà lũ quét được phân ra các lọai chính sau:
- Lũ quét sườn dốc (Sweeping flood, flash flood: lũ xảy ra với tốc độ lớn và ngắn,
quét đi mọi chướng ngại trên đường nó đi qua)

19
- Lũ bùn đá (Mudflow: lũ có mang nhiều bùn, đá trong dòng lũ)
- Lũ nghẽn dòng (Debris flood: Lũ mang nhiều rác, cành cây, đất đá, cuội sỏi).
- Sự cố hồ chứa nước nhân tạo...
Các dạng lũ quét thường gây thiệt hại ở nước ta là lũ quét sườn dốc, lũ bùn đá và lũ nghẽn dòng.
1.1.2. Đặc điểm của lũ quét
a) Loại lũ quét sườn dốc
Lũ quét sườn dốc thường phát sinh do mưa lớn trên khu vực có độ dốc lớn, độ che phủ thảm
thực vật thấp là nhân tố tạo ra dòng chảy mặt sườn dốc lớn, tích tụ nước nhanh về các suối tạo nên
dòng lũ quét ở phía hạ lưu. Dạng lũ quét này thường xảy ra ở các lưu vực nhỏ hình nan quạt. Khi có
mưa lớn trên lưu vực, từng nhánh suối tập trung nhanh đổ về dòng chính gây ra lũ quét trên dòng
chính.
b) Loại lũ quét bùn đá
Lũ bùn đá là một dạng đặc biệt của lũ quét, có sức tàn phá huỷ diệt ghê gớm. Hầu hết những
dòng bùn đá thường bắt nguồn từ sự trượt lở đất gây ra bởi nhiều nhân tố như nước mưa, động đất,
xói mòn, trượt ngầm, nước ngầm,... những mảnh vụn (đất, đá) do trượt đất cuốn đi hoà với nước
sông, suối trở thành dòng bùn. Tốc độ lớn nhất trung bình của dòng bùn thường là từ một vài m/s đến
vài chục m/s tuỳ thuộc vào độ dốc lòng dẫn, thường bao gồm một khối lượng lớn những vật bị cuốn
trôi. Nói chung dòng bùn có mật độ cao, khối lượng dòng bùn có thể từ 1,1 - 1,2 tấn/m3 và có khi cao
hơn nữa. Đó là trường hợp dòng bùn mật độ lớn cuốn theo nhiều tảng đá, có khả năng va đập, cuốn
trôi các công trình kiến trúc, cầu cống, kết cấu thép, móng công trình, những tảng đá khổng lồ...
nghĩa là tất cả mọi vật cản, mọi chướng ngại trên đường nó đi qua.
Trong những năm gần đây liên tiếp xảy ra lũ bùn đá ở nước ta. Điển hình là trận lũ quét xảy ra ở
Thị xã Lai Châu năm 1996. Trong 2 ngày 17, 18 tháng 8 năm 1996 lũ bùn đá đã huỷ diệt gần hết thị
trấn Mường lay và một số vùng dân cư trong huyện, làm 54 người chết, 13 công sở, trường học, cửa
hàng cùng hàng trăm nhà dân và ruộng vườn quanh thị trấn đã bị đất đá vùi kín. Nhiều tảng đá đường
kính 4-5m từ hai bên sườn núi trôi ra chắn ngang suối, vùi kín cả cánh đồng lúa, nhiều đoạn đường
giao thông chính bị tắc nghẽn.
c) Loại lũ quét nghẽn dòng
Một loại hình lũ quét xảy ra cũng khá phổ biến nữa ở miền núi nước ta có thể gọi là lũ quét

nghẽn dòng. Lũ quét nghẽn dòng là loại hình lũ miền núi thường phát sinh từ các khu vực có nhiều
trượt lở ven sông, suối. Đó là các khu vực đang có biến dạng mạnh, sông suối đào xẻ lòng dữ dội,
mặt cắt hẹp thường có dạng chữ V, sườn núi rất dốc. Sau khi mưa lớn kéo dài, dòng suối đột nhiên bị
tắc nghẽn, nước sông suối dâng cao ngập một vùng rộng lớn thường là các vùng lòng chảo, những
thung lũng. Thời gian lũ lên với tốc độ lớn nhỏ khác nhau và thời gian ngâm lũ cũng kéo dài khác
nhau tuỳ thuộc điều kiện địa lý của vùng thung lũng rộng hay hẹp và điều kiện có mưa lớn kéo dài
hay ngắn. Một trong những khu lòng chảo lớn đã bị tác động bởi lũ quét nghẽn dòng là thị xã Sơn La,
dải phía bắc huyện Phong Thổ hay khu đồi ven đường Lai Châu - Mường Lay, khu vực xã Nam
Cường thuộc tỉnh Bắc Cạn, A Lưới (tỉnh Quảng Trị), Nam Đông (Huế), Trường Sơn (Quảng Bình)
v..v..
Nguyên nhân chính gây ra lũ quét nghẽn dòng là phía hạ lưu của vùng lòng chảo có lòng sông, suối
bị thu hẹp. Dòng chảy bị co thắt dễ dàng bị tắc nghẽn do đất đá trượt lở và cây cối lấp tắc đường
thoát lũ, tạo thành con đập tạm đột ngột chắn ngang dòng suối. Khi dòng lũ tích tụ đến mức đập chắn
bị mất ổn định và vỡ, lượng nước tích lại trong vùng lòng chảo khi bị nghẽn dòng được giải phóng
đột ngột tạo thành sóng lũ lớn cho phía hạ lưu.
Lũ quét nghẽn dòng thường tái diễn nhiều lần trên một sông suối. Do phát sinh từ khu vực tiềm
tàng nhiều trượt lở, nên khả năng xảy ra nhiều lần lũ quét rất cao.
20
d) Sự cố hồ chứa nước nhân tạo
Một dạng lũ quét tương tự loại lũ quét nghẽn dòng là sự cố của những hồ chứa nước nhân tạo.
Sự cố hồ chứa nước nhân tạo do nhiều nguyên nhân: do thiếu quy hoạch, do thiếu tài liệu điều tra cơ
bản, do thiéu sót của công tác thiết kế, công tác thi công và quản lý, cũng có trường hợp do nhiều
nguyên nhân phối hợp hình thành sự cố của hồ chứa nước. Khi đập của hồ chứa nước bị vỡ, sóng lũ
sẽ gây ra lũ quét tương tự như dạng lũ quét nghẽn dòng.
Nhìn chung, loại lũ quét nghẽn dòng hoặc sự cố hồ chứa nước nhân tạo thường gây ra sóng lũ
lớn, tính chất tàn phá khốc liệt hơn loại lũ quét sườn dốc.
c) Đặc điểm thời gian của lũ quét
· Về tần suất của lũ quét:
Là một nước có độ ẩm cao với lượng mưa bình quân năm lớn nên lũ quét ở Việt Nam có thể xảy ra
nhiều lần ở cùng một địa điểm, nơi có những điều kiện thuận lợi cho việc hình thành như có lượng

mưa lớn, địa hình dốc, thảm phủ thực vật thưa.
Qua số liệu thống kê cho thấy tại thị trấn Mường Lay và thị xã Lai Châu (tỉnh Lai Châu) là một
trong những trường hợp điển hình, từ năm 1990 đến năm 1997 đã xảy ra 6 trận lũ quét, riêng năm
1994 tại thị xã Lai châu lũ quét đã xuất hiện hai lần. Lũ quét đã gây thiệt hại rất nghiêm trọng cho
huyện Mường Lay và thị xã Lai Châu. Đặc biệt, 2 trận lũ xảy ra năm 1990 và năm 1996 là 2 trận lũ
hiếm thấy trong lịch sử đối với các sông suối ở vùng này cả về độ lớn và tính ác liệt do lũ quét gây ra
cho nhân dân địa phương.
· Về thời gian xuất hiện lũ quét:
Lũ quét có thể xảy ra ngay từ đầu mùa mưa, thậm chí ngay sau một trận mưa lớn ở thời kỳ đầu
mùa mưa, khi gặp các điều kiện thuận lợi cho việc hình thành dòng chảy mặt lớn như trận lũ ngày 23
- 24/5/1990 tại tỉnh Lào Cai, trận lũ lịch sử trên sông Ngàn Phố ngày 26/5/1989... Lũ quét hay xảy ra
vào đêm về sáng.
· Về mức độ xuất hiện của lũ quét:
Những năm gần đây, lũ quét có xu hướng ngày càng tăng cả về số lượng và sức tàn phá của nó
do nhiều yếu tố hợp thành, mà nguyên nhân chủ yếu do việc phát triển dân sinh, kinh tế ở vùng núi,
do việc chặt phá rừng đầu nguồn của những cộng đồng du canh du cư, do xây dựng các công trình hạ
tầng cơ sở không có quy hoạch như xây dựng các công trình chắn ngang dòng chảy, làm tắc nghẽn
các đường thoát lũ.
II. Tổng quan về thiệt hại do lũ quét gâ
Việc đánh giá thiệt hại do lũ quét gây ra dựa trên cơ sở thu thập tổng hợp và phân tích đánh giá
chuỗi số liệu trong 10 năm (1990-1999) về các trận lũ quét đã xảy ra và thiệt hại do chúng gây ra đối
với các ngành dân sinh kinh tế xã hội.
2.1 Thiệt hại trực tiếp
2.1.1. Thiệt hại chung
Xét cho tất cả các vùng trên phạm vi cả nước, các số liệu cho thấy thiệt hại do lũ quét đối với tính
mạng con người, đối với nền kinh tế quốc dân trong 10 năm qua là:
- Về người: chết - 482; bị thương 393 người; mất tích 110 người, làm ảnh hưởng trực tiếp đến 6.821
hộ và 43.881 người bị ảnh hưởng, trong đó 1.728 người mất hết tài sản.
- Về kinh tế, có hàng chục ngàn ha lúa, màu và cây lương thực bị hư hại, hàng ngàn gia cầm, gia súc
bị chết; hàng ngàn nhà cửa, kho tàng trường học bệnh viện bị đổ trôi; hàng trăm ngàn m3 đất giao

thông thuỷ lợi bị trôi, hàng chục công trình giao thông, thuỷ lợi nhỏ bị xuống cấp hoặc hư hỏng.
Thiệt hại về kinh tế lên đến hàng trăm tỉ đồng. Đây là những thiệt hại không nhỏ đối với nền kinh tế
21
xã hội, hơn nữa các thiệt hại đó lại tập trung chủ yếu ở những vùng cao, vùng sâu, nơi trình độ dân trí
cũng như kinh tế còn thấp.
So sánh với thiệt hại lũ sông cùng thời kỳ cho thấy thiệt hại về kinh tế do lũ quét gây ra thấp hơn
rất nhiều, nhất là phạm vi ảnh hưởng tới số ngành trong nền kinh tế quốc dân. Song, một điều đặc
biệt là lũ quét đã gây ra những thiệt hại to lớn về người, của đối với một bộ phận nhân dân thuộc
vùng sâu, vùng xa mà đại bộ phận là thuộc nhóm dân tộc thiểu số - một đối tượng thuộc diện chính
sách chăm lo ưu đãi của Nhà nước ta hiện nay.
2.1.2 Thiệt hại đối với từng ngành
a) Về Nông nghiệp:
Lúa/Hoa mầu úng ngập 90.848/18.684 (ha)
Mạ bị ngập 1.968 (ha)
Lương thực/Giống ướt 33.245/1.676 (tấn)
Cây công nghiệp bị mất trắng/Hư hại 109/5.773 (ha)
Trâu, bò chết/ Lợn chết 350/762 (con)
Gia cầm chết 7.865 (con)
ước tính thành tiền là 43.649 triệu đồng.
b) Về nhà cửa, kho tàng, bến bãi:
Tổng số nhà cửa, trường học, bệnh viện... bị đổ trôi là 3.703cái; bị hư hại là 9.437cái và ước tính
thành tiền là 21.615 triệu đồng. Cụ thể:
Nhà đổ, trôi/ Ngập, hư hại 3.312/9.312 Cái
Trường học đổ, trôi/ Hư hại 255/103 Phòng
Bệnh viện, Bệnh xá đổ, trôi/ Hư hại 6/12 Cái
Kho bị đổ, trôi/Hư hại 105/8 Cái
Trụ sở nhà ở cơ quan đổ 25 Cái
Ước tính thành tiền 21.615 Triệu đồng
c) Về Giao thông, Thuỷ lợi:
+ Thuỷ lợi Đất sạt, trôi 892.654 (m3)

Kênh mương sạt lở 183.814/m
CT thuỷ lợi nhỏ vỡ/Hư hại 659/32 (cái)
Phai tạm bị trôi 2.078(cái)
Ước tính thành tiền 6.529 Triệu đồng
+ Giao thông Đất/Đá sạt, trôi 216.1254/1.585 (m3)
Đường quốc lộ/Nội tỉnh 950.500/149.830 (m3)
Cầu cống sập, trôi/Hư hại 518/54 cái
Ngầm tràn bị hỏng 169 cái
Ô tô bị hỏng, trôi 32 cái
Đường bị hư hại 14.671 Km
Ước tính thành tiền 49.418 triệu đồng
ước thành tiền là: 55.947 triệu đồng.
22
2.2. Đánh giá khả năng mức độ có thể gây ra thiệt hại cao ở một số vùng, lưu vực khi xảy ra lũ
quét.
Qua phân tích về sự phát triển toàn diện các mặt của từng vùng trong những năm tới, những trận
lũ quét trong lịch sử, cùng với việc sử dụng bản đồ phân vùng rủi ro của lũ quét, có thể nói những
vùng miền núi phía bắc là nơi có khả năng rủi ro cao do lũ quét gây ra, nhất là một số tỉnh phía Tây
Bắc bộ như Sơn La, Lai châu, Hà giang. Ngoài ra ở Trung bộ các tỉnh như Bình Thuận, Ninh Thuận;
Tây nguyên như Đắc Lắc, Lâm Đồng… Do yếu tố mặt đệm gồm thảm phủ rừng và địa chất bề mặt
dễ biến đổi, nhất là những năm gần đây tình trạng chặt phá rừng vô tổ chức, rừng không kịp hồi
phục, khai hoang sản xuất và phát triển các khu định cư không theo quy hoạch. Đặc biệt, một số khu
định cư mới nằm trong khu thường chịu tác động của lũ quét là các yếu tố chính gây sự gia tăng về
khả năng rủi ro cao.
2.2.1. Các thiệt hại gián tiếp và lâu dài
Xét với một vùng cụ thể, tai biến lũ quét không chỉ gây ra hậu quả nặng nề cho vùng ở thời điểm
hiện tại mà nhiều lúc, nhiều nơi hậu quả còn kéo dài.
a) Kinh phí cho khắc phục hậu quả, ổn định sinh hoạt sản xuất của nhân dân
Một việc làm cấp thiết sau tai biến là phục hồi tái định cư cho một bộ phận không nhỏ dân cư
phải sơ tán trong tai biến. Hàng loạt các vấn đề phải giải quyết như cung cấp lương thực cứu đói,

nước sạch, điều trị bệnh tật, sửa chữa hoặc xây dựng lại nhà ở v.v. Để giải quyết các vấn đề cấp thiết
đó đòi hỏi phải có một lượng kinh phí không nhỏ, nhiều lúc vượt quá khả năng của vùng.
b) Việc khắc phục các hậu quả về Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp, các công trình hạ tầng cơ sở
Lũ quét thường phá huỷ nặng nề các công trình Giao thông, Thuỷ lợi, Nông nghiệp và các
công trình hạ tầng cơ sở. Đặc biệt, đất đá và dòng bùn có lúc, có nơi đã vùi lấp hoặc làm xói lở một
diện tích lớn đất đai nông nghiệp, hoa màu, dẫn tới làm gián đoạn sản xuất nông nghiệp, giảm năng
suất và sản lượng lương thực, có nơi ruộng đồng bị xói lở hoặc bị đất đá vùi lấp từ 1 – 2m đã làm
mất hẳn diện tích canh tác. Những điều này có thể dẫn đến nạn phá rừng tiếp tục gia tăng để khai
thác đất đai hoặc gia tăng các hoạt động phá rừng vô tổ chức để tìm kiếm các nguồn lợi khác nhằm
thay thế phần đất đai đã mất. Mặt khác, do đại bộ phận các khu vực bị lũ quét là những vùng xa xôi
hẻo lánh, mưa lớn không chỉ gây ra lũ quét mà còn gây ra sạt lở làm tắc nghẽn giao thông, khiến cho
khó tiếp cận những vùng bị thiên tai. Những thiệt hại này đã cản trở những nổ lực của cộng đồng
trong và ngoài khu vực ảnh hưởng trong việc tự khắc phục, và thực hiện công tác cứu trợ, cứu nạn
nhằm ổn định nơi ở và sản xuất như trường hợp đã xẩy ra trong đợt lũ quét vùng Thị xã Lai Châu
năm 1990, mưa lớn đã gây ra sạt lở nghiêm trọng làm tắc nghẽn tất cả các ngả đường dẫn đến thị xã
Lai Châu như đường Phong Thổ (Lao Cai) – Lai Châu, đường Sơn La – Lai Châu và đường Điện
Biên – Lai Châu. Do việc tắc nghẽn đường tiếp tế bằng đường bộ cho Thị Xã Lai Châu, Chính phủ
đã phải điều động trực thăng chuyên trở lương thực, thực phẩm và thuốc chữa bệnh đến khắc phục
hậu quả trong điều kiện thời tiết xấu không bảo đảm an toàn cho việc dùng trực thăng bay đến những
vùng có núi cao hiểm trở.
c) Kinh phí khắc phục suy thoái môi trường
Môi trường trong vùng xảy ra lũ quét bị xuống cấp là điều không tránh khỏi: các nguồn nước
uống và sinh hoạt bị ô nhiễm, đất đai bị rửa trôi vùi lấp ruộng nương, thảm phủ mặt đệm bị phá hoại,
cân bằng sinh thái tiểu khu vực có thể bị phá vỡ. Việc trả lại hiện trạng môi trường sau một số tai
biến điển hình đòi hỏi nhiều nỗ lực khắc phục trong một thời gian dài và cần có sự hợp sức của nhiều
23
ngành đầu tư sức người và của mới tạo dựng được một môi trường trong sạch như trước khi xảy ra lũ
quét.
2.2.2. Hậu quả về Văn hoá xã hội
Nhiều trường hợp, do tai biến xảy ra có tính lặp lại và đã gây hậu quả nghiêm trọng, buộc phải

di dân ra khỏi vùng để tái định cư ở nơi an toàn hơn, do bị lũ quét tàn phá nhiều lần liên tiếp, năm
1996 tỉnh Lai Châu đã phải di dân thị trấn Mường Lay đến nơi ở mới. Việc tái định cư cũng đồng
nghĩa với việc tổ chức cho cộng đồng sống, sinh hoạt và sản xuất ở tại một khu vực khác, điều này
đòi hỏi phải giải quyết hàng loạt các vấn đề thuộc về kinh tế xã hội. Việc di dời có thể có lúc làm
nhạt phai bản sắc văn hoá vùng vốn đã gắn chặt vớí điều kiện địa lý, kinh tế, tập quán và thói quen
sản xuất của cộng đồng. Ngoài ra, sau tai biến nhiều di tích lịch sử, thắng cảnh đã bị xuống cấp hoặc
bị hư hại.
2.3. Kết luận chung về thiệt hại
Lũ quét là một thiên tai có tính cục bộ, diễn biến nhanh, mang tính bất thần và khốc liệt, mỗi
trận xảy ra trên một diện hẹp và phạm vi tác động cũng hẹp hơn lũ sông. Do vậy thiệt hại do lũ quét
gây ra đối với các ngành cũng có nhiều điểm khác biệt.
· Thiệt hại lớn nhất là tính mạng con người.
· Gây hậu quả xấu kéo dài, nhất là đối với sản xuất nông nghiệp, công trình thuỷ lợi, làm mất ổn định
xã hội ở một bộ phận xã hội thuộc vùng sâu vùng xa - nơi địa bàn thuộc diện Nhà nước đang có
chính sách ưu tiên chăm lo cải thiện đời sống cho đồng bào.
· Tính khốc liệt do lũ quét gây ra đã gây nên những tác động mạnh về tâm lý khiếp sợ cho nhân dân
địa phương.
· Khó cảnh báo, dự báo trước.
III - Nguyên nhân hình thành lũ quét
3.1. Cơ chế lũ quét
3.1.1. Chỉ tiêu phân dạng lũ quét
Kết quả nghiên cứu cơ chế lũ quét và khảo sát thực địa trên các lưu vực nhỏ đi đến chỉ tiêu phân
dạng lũ quét như sau:
- Thời gian tập trung nước của lũ quét sườn dốc thường xẩy ra ngắn (chỉ từ 1 đến 6 giờ), còn thời
gian tập trung của lũ quét nghẽn dòng tuỳ thuộc vào dung tích của hồ nhân tạo được hình thành trong
trận lũ. Lượng nước được tích tụ lại càng lớn thì sức phá hoại càng khốc liệt.
- Đỉnh lũ cao (có nơi lớn hơn hai lần lũ lịch sử), riêng đối với loại lũ quét nghẽn dòng có thể gây ra
biên độ lũ rất cao tuỳ thuộc vào lượng nước tích tụ trong hồ chứa nhân tạo như trường hợp lũ quét ở
xã Trường Sơn tỉnh Quảng Bình, biên độ lũ cao đến 10m.
- Hàm lượng chất rắn trong lũ quét thường rất lớn, nhất là các trận lũ quét có biên độ lũ cao.

3.1.2. Đặc tính lũ quét
Có thể tổng hợp các đặc tính của lũ quét như sau:
- Tính bất ngờ:
Thời gian từ khi xuất hiện đến khi kết thúc, lũ quét diễn biến rất nhanh (thường chỉ từ 1h đến 3h sau
khi có mưa lớn), đặc biệt là đối với loại lũ quét nghẽn dòng có thể gây ra sóng lũ cao đột ngột. Mặt
khác, lũ quét thường xảy ra ở vùng núi hiểm trở, việc đi lại đo đạc, thu thập tài liệu khó khăn, do vậy
với các phương pháp thính toán dự báo thông thường khó có thể dự báo một cách có hiệu quả.
- Tính xảy ra trong thời gian ngắn:
Từ lúc bắt đầu có mưa đến lúc kết thúc, lũ quét thường không kéo dài quá 1 ngày (trận lũ 27/6/1990,
24
27/7/1991 ở Nậm Lay, 27/7/1991 tại Nậm Pàn, Nậm Na chỉ từ 1h đến 3h ). Lũ quét ở suối Quận Cậy,
tại Phúc Thuận Phổ Yên tỉnh Bắc Thái xảy ra lúc 23h45' ngày 20/10/1969, kết thúc lúc 1h ngày
21/10/1969, trận lũ này có đường quá trình mực nước lũ lên và xuống rất dốc.
- Tỷ lệ vật chất rắn trong lũ quét rất lớn:
Lượng chất rắn thường chiếm từ 3 đến 10% lượng lũ. Tổng lượng lũ quét thường tăng từ 1,1 đến 1,2
lần lượng nước lũ đã sinh ra nó. Có thể nói nước lũ quét là pha trung gian giữa vật thể lỏng và vật thể
rắn nên ngoài sự phá hoại do lưu tốc của dòng lũ gây ra hiện tượng xói mà còn làm bồi lắng đá cát
sỏi trên dọc đường lũ đi qua.
- Tính khốc liệt.:
Do lũ có lưu lượng lớn và dòng chảy xiết, đặc biệt là khi nước lũ tích tụ tạo ra sóng lũ lớn đột ngột
nên có thế năng rất lớn, các vật thể rắn chuyển động va đập làm cho lũ quét có sức tàn phá lớn các
công trình, cuốn đi mọi vật cản trên đường chuyển động của nó.
3.2. Tiêu chuẩn đánh giá thiệt hại do lũ quét gây ra
Có thể dùng các đặc trưng sau để đánh giá mức độ thiệt hại, đồng thời cũng là cơ sở để đưa ra các
biện pháp phòng tránh thiệt hại của lũ quét:
1. Chiều sâu ngập nước của trận lũ qué :
Nền móng công trình và thực vật sẽ có mức độ chịu đựng khác nhau khi ngập nước, nên mức độ thiệt
hại cũng tuỳ theo độ sâu ngập nước, độ sâu ngập nước càng lớn thì mức độ thiệt hại càng lớn.
2. Thời gian duy trì lũ quét:
Mức độ thiệt hại đối với các công trình, các cơ sở hạ tầng và thực vật thường liên quan và có tỷ lệ

thuận với khoảng thời gian bị ngập nước.
3. Vận tốc nước lũ:
Vận tốc dòng chảy lớn, nguy hiểm có thể tạo ra lực xói và áp lực thuỷ động lớn, nó có thể phá huỷ
hoặc làm yếu đi độ ổn định của công trình, nền đất tự nhiên và thảm thực vật.
4. Cường suất lũ:
Cường suất của lũ quét càng cao thì sức phá hoại càng lớn. ước tính cường suất và lưu lượng của một
dòng sông, suối là cơ sở chính để cảnh báo lũ, lập kế hoạch sơ tán.
5. Tần suất xuất hiện:
ảnh hưởng luỹ tích và tần suất xuất hiện đo được trong suốt thời đoạn dài là cơ sở để quy hoạch, xây
dựng biện pháp phòng tránh, sẽ xác định loại hoạt động nông nghiệp hoặc xây dựng gì cần phải thực
hiện để hạn chế những tác động phá hoại của lũ quét dùng làm tài liệu quy hoạch khu dân cư và quy
hoạch khu canh tác thích nghi với lũ quét.
3.3. Những điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện lũ quét ở Việt Nam
· Lưu vực là điều kiện đủ để hình thành dòng chảy lũ nhưng lưu vực thường chịu tác động của con
người như việc khai thác gỗ củi, đốt, phá rừng làm nương rẫy, khai thác khoáng sản vô tổ chức dẫn
đến bề mặt lưu vực bị rửa trôi mạnh mẽ, tập trung dòng chảy nhanh.
· Đặc điểm địa hình chia cắt, các dẫy núi cao thường có hướng tây bắc - đông nam gần như vuông
góc với hướng gió mùa đông bắc - tây nam. Các dẫy núi này tựa như bức tưòng thành chặn giữ các
dải hội tụ, tạo ra các tâm mưa lớn. Các sông suối có diện tích lưu vực nhỏ (nhỏ hơn 500 km2) nằm ở
thượng nguồn các lưu vực sông, đặc biệt là đối với những vùng gần các tâm mưa lớn.
· Sườn lưu vực có độ dốc cao từ 15% đến trên 30%, làm cho cường độ dòng chảy mặt lớn và tạo điều
kiện cho việc xuất hiện dòng chảy vượt thấm.
25

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×