Tải bản đầy đủ (.doc) (29 trang)

Sáng kiến kinh nghiệm Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.13 MB, 29 trang )

SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

MỤC LỤC
--- --Trang
Phần một:
ĐẶT VẤN ĐỀ .....................................................................................................2
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI ....................................................................................2
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI...............................................................................4
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.....................................4
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU..............................................................................5
Phần hai:
NỘI DUNG .........................................................................................................5
I. CƠ SỞ LÝ LUẬN ...........................................................................................5
II. THỰC TRẠNG HIỆN NAY .........................................................................6
III. NỘI DUNG THỰC HIỆN............................................................................7
1. CHUẨN BỊ.......................................................................................................8
1.1 GIÁO VIÊN...................................................................................................8
1.2 HỌC SINH...................................................................................................16
IV. HIỆU QUẢ ..................................................................................................18
Phần ba:
KẾT LUẬN........................................................................................................26
Tài liệu tham khảo.............................................................................................28
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 1


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

Phần một: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.



LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Môn Giáo dục công dân được đưa vào chương trình dạy học từ rất lâu. Có
thể khẳng định rằng, môn học này có vai trò hết sức quan trọng trong việc hình
thành và phát triển nhân cách của học sinh. Tầm quan trong đặc biệt của môn
học này ở cấp Trung học cơ sở đó chính là nó góp phần hình thành thế giới quan
lành mạnh cho học sinh giúp học sinh hiểu biết phân biệt lẽ phải trái; biết tôn
trọng bản thân, tôn trọng người khác; biết sống trung thực, khiêm tốn, dũng cảm,
biết yêu thương và vị tha.
Hơn nữa, Giáo dục công dân còn đóng vai trò chính trong việc tích hợp rất
nhiều vấn đề như: Giáo dục giới tính, sức khỏe sinh sản, kế hoạch hóa gia đình,
bảo vệ môi trường, giáo dục pháp luật, giáo dục về an toàn giao thông….. đặc
biệt khi kết hợp với các môn học khác có nhiệm vụ giáo dục tư tưởng, đạo đức
của học sinh. Nội dung các bài học đã trực tiếp xây dựng nên nền tảng tư tưởng,
tình cảm đạo đức, trách nhiệm và nghĩa vụ của công dân đối với gia đình, học
đường và cộng đồng xã hội. Như vậy theo tôi dạy bộ môn này cần phải thấy rõ
và đánh giá đúng được vị trí, tầm quan trọng của môn học nhằm góp phần vào
nhiệm vụ thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần đào tạo nên những công dân
toàn diện cho công cuộc xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.
Đổi mới phương pháp dạy học là một vấn đề bức thiết trong giáo dục ở mọi
quốc gia, mọi thời đại. Bởi xã hội luôn phát triển, luôn đổi mới, con người cũng
phải đổi mới để bắt kịp với xu thế của thời đại. Nhưng đổi mới như thế nào để
đạt hiệu quả cao? Một trong những định hướng đổi mới của giáo dục là: dạy học
theo hướng vận dụng kiến thức liên môn, trong đó kiến thức liên môn Giáo dục
bảo vệ môi trường là hai nội dung được áp dụng vào trong giảng dạy tất cả các
phân môn trong hệ thống giáo dục. Môn GDCD cấp Trung học cơ sở cũng
không phải là một ngoại lệ. Vậy vì sao lại phải tích hợp hai nội dung này vào
quá trình giảng dạy các môn học nói chung và môn GDCD nói riêng?
Trước tiên, vì sao phải vận dụng kiến thức liên môn vào giảng dạy môn

GDCD cấp THCS. Bởi mục tiêu chung của giáo dục hiện nay là: dạy học theo
định hướng phát triển năng lực của học sinh (trong đó năng lực vận dụng kiến
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 2


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

thức vào giải quyết những vấn đề trong thực tiễn cuộc sống rất được đề cao. Bởi
nó góp phần hình thành những con người mới, phù hợp với xu thế mới của thời
đại. Để giải quyết những vấn đề này (cả về tự nhiên và xã hội) có hiệu quả đòi
hỏi học sinh phải vận dụng kiến thức liên quan đến nhiều môn học.
Chúng ta biết, môi trường có tác động trực tiếp đối với đời sống con
người. Thế nhưng, môi trường sống của con người trên trái đất nói chung và của
Việt Nam nói riêng - một quốc gia đang phát triển thì vấn đề môi trường cũng đang
trở thành một vấn đề nóng bỏng một trong những quốc gia chịu sự tác động, ảnh
hưởng của biển đổi khí hậu mạnh mẽ nhất thế giới.
Thế nên việc đưa giáo dục bảo vệ môi trường và tích hợp liên môn vào
trong giảng dạy môn GDCD là một cấp thiết: giáo dục ý thức bảo vệ môi trường
cho con người. Nhận thức được tầm quan trọng đó của đề tài, là một giáo viên môn
GDCD trong Sáng kiến kinh nghiệm lần này tôi mạnh dạn bày tỏ một số kinh
nghiệm Giáo dục bảo vệ môi trường và vận dụng kiến thức liên môn vào trong giảng
dạy GDCD với sáng kiến: “Vận dụng kiến thức liên môn nhằm giáo dục ý thức
bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Sáng kiến này nhằm tạo cho học sinh có khả năng nhận biết các yếu tố
thuộc về môi trường và tài nguyên thiên nhiên, vấn đề ô nhiễm môi trường qua
đó liên hệ đến tình hình ô nhiễm môi trường ở Việt Nam. Chủ đề này giáo dục
cho học sinh nâng cao ý thức bảo vệ môi trường và sử dụng tài nguyên thiên

nhiên một cách hợp lí hơn; biết đề xuất giải pháp bảo vệ môi trường ở địa
phương.
III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Đề tài được ứng dụng trên đối tượng là học sinh khối 7. Học sinh từ giỏi
đến yếu đều có thể tham gia tích cực.
Phương pháp nghiên cứu là sử dụng phương pháp tích hợp kiến thức các
môn liên quan trong tiến trình giảng kiến thức mới, thông qua tổ chức tiết học

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 3


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

của giáo viên, giáo viên sử dụng kiến thức các môn học và GDCD cho học sinh
giải quyết vấn đề được đặt ra.
IV. PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Phạm vi nghiên cứu của đề tài là Bài 14: Bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên môn Giáo dục công dân lớp 7.

Phần hai: NỘI DUNG
I.

CƠ SỞ LÝ LUẬN
Tích hợp là một hoạt động mà ở đó cần phải kết hợp, liên hệ, huy động

các yếu tố, có liên quan với nhau của nhiều lĩnh vực để giải quyết một vấn đề,
qua đó đạt được nhiều mục tiêu khác nhau.
Dạy học tích hợp là định hướng dạy học trong đó giáo viên tổ chức,

hướng dẫn để học sinh biết huy động tổng hợp kiến thức, kỹ năng,… thuộc
nhiều lĩnh vực (môn học hay hoạt động giáo dục) khác nhau nhằm giải quyết các
nhiệm vụ học tập; thông qua đó hình thành những kiến thức, kĩ năng mới; phát
triển được những năng lực cần thiết, nhất là năng lực giải quyết vấn đề trong học
tập và thực tiễn cuộc sống.
Ở mức độ thấp: lồng ghép những nội dung giáo dục có liên quan vào quá
trình dạy học một môn học.
Ví dụ: thực hiện tích hợp giáo dục đạo đức, học tập và làm theo tấm
gương đạo đức Hồ Chí Minh; giáo dục pháp luật; giáo dục phòng chống tham
nhũng; chú trọng tuyên truyền, giáo dục chủ quyền quốc gia về biên giới, biển
đảo; sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; bảo vệ môi trường; đa dạng sinh
học và bảo tồn thiên nhiên; ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng tránh và giảm
nhẹ thiên tai; giáo dục an toàn giao thông,…
Mức độ tích hợp cao: xử lí các nội dung kiến thức trong mối liên quan với
nhau, bảo đảm cho học sinh vận dụng tổng hợp các kiến thức để giải quyết các
vấn đề trong học tập, trong cuộc sống, đồng thời tránh việc học sinh phải học lại
nhiều lần cùng một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau. Chủ đề tích
hợp liên môn là những chủ đề có nội dung kiến thức liên quan đến hai hay nhiều

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 4


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

môn học, thể hiện ở sự ứng dụng của chúng trong cùng một hiện tượng, quá
trình trong tự nhiên hay xã hội.
Ví dụ: Kiến thức Vật lí và Công nghệ trong động cơ, máy phát điện; kiến
thức Vật lí và Hóa học trong nguồn điện hóa học; kiến thức Lịch sử và Địa lí

trong chủ quyền biển, đảo; kiến thức Ngữ văn và GDCD trong giáo dục đạo đức,
lối sống.
Các chủ đề liên môn, tích hợp có tính thực tiễn nên sinh động, hấp dẫn, có
ưu thế trong việc tạo ra động cơ, hứng thú học tập cho học sinh. Học sinh được
tăng cường vận dụng kiến thức tổng hợp vào giải quyết các tình huống thực tiễn,
ít phải ghi nhớ kiến thức máy móc. Học sinh không phải học lại nhiều lần cùng
một nội dung kiến thức ở các môn học khác nhau, gây quá tải, nhàm chán,
không có được sự hiểu biết tổng quát cũng như khả năng ứng dụng của kiến thức
tổng hợp vào thực tiễn. Giảm tải cho giáo viên trong việc dạy các kiến thức liên
môn trong môn học của mình; góp phần phát triển đội ngũ giáo viên bộ môn
hiện nay đủ năng lực dạy học kiến thức liên môn trong chương trình sách giáo
khoa mới.
II.

THỰC TRẠNG HIỆN NAY
Thực tiễn cho thấy dạy học liên môn là một trong những quan điểm giáo

dục nhằm nâng cao năng lực của người học, giúp đào tạo những người có đầy đủ
phẩm chất và năng lực để giải quyết các vấn đề của cuộc sống hiện đại (trong đó
có cả vấn đề về môi trường ô nhiễm môi trường vấn đề bức thiết và nóng bỏng
với mọi thời đại, mọi quốc gia trên toàn cầu. Giáo dục tích hợp liên môn góp
phần hoàn thiện nhân cách, kỹ năng sống cho thế hệ trẻ để họ có thể làm chủ
cuộc sống của mình, bảo vệ và phát triển ngôi nhà chung của mình. Môn GDCD
là môn học giúp con người có được hiểu biết cụ thể về cuộc sống nên đưa Giáo
dục tích hợp vào môn học này góp phần tạo nên con người hoàn thiện hơn,
chuẩn mực hơn, có kỹ năng và thái độ ứng xử đúng đắn hơn trong cuộc sống.

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 5



SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

Nhưng việc đưa nội dung dạy học liên môn mặc dù đã được tập huấn ở
tất cả các cấp trong hệ thống giáo dục. Trên thực tế việc đưa nội dung dạy liên
môn chưa thực sự sát sao và chưa đem lại hiệu quả cao.
Trường THCS Chánh Phú Hòa đóng trên địa bàn phường kinh tế tương
đối phát triển có nhiều công ty xí nghiệp nhưng đi đôi với sự phát triển là vấn đề
môi trường như: ô nhiễm môi trường nước , vấn đề rác thải sinh hoạt của các hộ
dân, rác thải của khu chợ, ô nhiễm môi trường không khí với khói bụi, tiếng ồn, ô
nhiễm môi trường đất…
Một số hình ảnh về vấn đề ô nhiễm môi trường của địa phương

Để thay đổi hiện trạng trên, đề tài này vận dụng dạy học liên môn theo các
hoạt động, giáo viên tổ chức, học sinh đóng vai trò chủ đạo, có sự chuẩn bị, chủ
động tìm tòi kiến thức và tự giải quyết vấn đề. Tiến hành tổ chức lớp học với các
hoạt động sau:
Kết hợp giáo dục văn hóa với nội dung giáo dục bảo vệ môi trường và
nội dung của các môn học có liên quan trong môn GDCD (giáo dục tri thức
kết hợp với đạo đức và lối sống).
- Thiết kế, tổ chức các hoạt động giáo dục tích hợp mang tính thực tiễn
(phần này sẽ được phân tích rõ hơn ở các mục sau).
- Phối hợp với các cơ quan, đoàn thể, tổ chức, cá nhân để hoạt động này
mang tính hiệu quả cao.

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 6



SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

III. NỘI DUNG THỰC HIỆN
1. CHUẨN BỊ
1. 1. GIÁO VIÊN
- Giáo viên cần nắm chắc một số nguyên tắc cơ bản khi đưa Tích hợp liên môn
và Giáo dục bảo vệ môi trường vào giảng dạy môn GDCD lớp 7. (Tài liệu tham
khảo MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ DẠY HỌC TÍCH HỢP triển khai bồi
dưỡng thường xuyên hè 2017).
- Chỉ tích hợp với một số nội dung thực sự liên quan đến các môn học khác và môi
trường không gượng ép, không tràn lan, không tích hợp với bài không liên quan.
- Người giáo viên cần nắm được những kiến thức cơ bản một số môn học và
kiến thức cơ bản về môi trường.
Kiến thức cơ bản của các môn học như:
 Môn Toán: Cách tính toán số liệu, con số, cách đo đạc…
 Môn Mỹ thuật: Các hình ảnh minh họa, tranh vẽ…
 Môn Âm nhạc: Các tác phẩm âm nhạc liên quan tới môi trường
 Môn Sinh học như kiến thức về thực vật, động vật, con người, kiến thức
về gen và di truyền, mối quan hệ giữa con người, sinh vật với môi
trường và hệ sinh thái.
 Môn Hóa học: các nguyên tố, các phản ứng hóa học cơ bản liên quan đến môi trường.
 Môn Địa lí: hoạt động sản xuất nông nghiệp, ô nhiễm môi trường.
 Môn Công nghệ: Kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt…
 Môn Tin học: Các ứng dụng Công nghệ thông tin…
Kiến thức cơ bản về môi trường như:
 Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh
con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của
con người.


Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 7


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

+ Đất đai: Đây là nguồn tài nguyên có giới hạn nhưng thực trạng thì càng ngày
càng bị thu hẹp do sự tác động của nhiều yếu tố quan trọng nhất là do sự tác
động của con người.
+ Nước: Nguồn nước trên thế giới đang bị sử dụng quá mức và ô nhiễm trầm
trọng. Ô nhiễm nguồn nước là do hoạt động sản xuất và sinh hoạt của con người,
do sự biến đổi khí hậu tác động.
+ Không khí: Ô nhiễm khói bụi, mùi hóa chất. Thậm chí có nơi nồng độ ô
nhiễm vượt vài chục lần mức cho phép như ở các thành phố lớn Hà Nội, thành
phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra còn có ô nhiễm tiếng ồn do các hoạt động của con
người.
+ Khí hậu: Bị biến đổi ngày càng trở nên khắc nghiệt. Trái đất ngày càng nóng
lên, thiên tai ngày càng nhiều với tính phức tạp ngày càng cao như động đất,
sóng thần, bão lũ. Việt Nam là một trong 5 quốc gia chịu sự biến đổi khí hậu
lớn nhất thế giới.
+ Tài nguyên khoáng sản cạn kiệt dần (cả về tài nguyên có thể phục hồi và
không thể phục hồi) do hoạt động khai thác triệt để, quá mức và cách sử dụng
lãng phí của con người.
+ Rừng và đa dạng sinh học: Ngày càng cạn kiệt, suy giảm với hàng trăm loài
thực vật, động vật có nguy cơ tuyệt chủng. Sự đa dạng sinh học ở biển đang ở
mức báo động với rất nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng.
Bài 14:
BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

1. Về kiến thức:
- Nêu được thế nào là môi trường, thế nào là tài nguyên thiên nhiên?
- Kể được các yếu tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
- Nêu được nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Nêu được vai trò của môi trường, tài nguyên thiên nhiên đối với cuộc
sống con người.

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 8


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

- Kể được những qui định của pháp luật về bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên.
- Nêu được những biện pháp cần thiết để bảo vệ môi trường và tài nguyên
thiên nhiên.
2. Về kĩ năng:
- Nhận biết được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường và
tài nguyên thiên nhiên, biết báo cho những người có trách nhiệm xử lí.
- Biết bảo vệ môi trường ở nhà, ở trường, ở nơi công cộng và biết nhắc
nhở mọi người cùng thực hiện.
3. Về thái độ:
- Có ý thức bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên, ủng hộ các biện
pháp bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Phê phán, đấu tranh với những hành vi vi phạm Luật Bảo vệ môi trường.
4. Tích hợp:
- Tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường:
+ Bảo vệ đất đai, bảo vệ môi trường nhằm giảm thiểu nguy cơ biến đổi khí hậu,

bảo vệ tài nguyên rừng của đất nước.
- Tích hợp liên môn:
+ Môn Mĩ thuật: Phần giới thiệu bài, vẽ tranh bảo vệ thiên nhiên.
+ Môn Nhạc: Các bài hát về bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
+ Môn Sinh học, địa lí: Vấn đề sa mạc hóa.
+ Môn Mĩ Thuật: Sử dụng tranh ảnh, màu sắc tranh ảnh để khai thác kiến thức.
+ Môn Toán học: Xử lí các số liệu có trong phần thông tin, sự kiện.
+ Môn Văn: Kể chuyện về tấm gương bảo vệ môi trường và thiên nhiên.
B. CHUẨN BỊ CỦA GV – HS:
1. Giáo viên
- Tích hợp Giáo dục Bảo vệ môi trường, tích hợp liên môn. Một số phương pháp
dạy học theo hướng đổi mới.

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 9


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

- Đồ dùng: Giáo án Powerpoint, sách giáo khoa, sách giáo viên, các hoạt động
đánh giá khả năng tiếp thu của học sinh, phiếu học tập, bút dạ…
2. Học sinh
- Học sinh bài hát về bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Dụng cụ, đồ dùng học tập, SGK.
- Đọc và chuẩn bị bài.
-

Hăng hái, tích cực, chủ động nắm vững và lĩnh hội tri thức.


C. TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC
1. Ổn định lớp (1 phút): Kiểm tra sĩ số học sinh.
2. Kiểm tra kiến thức cũ: (5 phút)
Câu 1: Hãy nêu các quyền và bổn phận của trẻ em?
Câu 2: Bản thân em đã thực hiện quyền và bổn phận của mình như thế nào?
3. Giới thiệu bài mới
Quan sát các bức tranh em hãy cho biết các bức tranh đề cập tới vấn đề gì?

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 10


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

- Những bức tranh các em vừa quan sát là các điều kiện tự nhiên bao quanh con
người, tác động tới đời sống, sự tồn tại phát triển của con người. Đó chính là môi
trường tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên. Vậy môi trường là gì? Tài nguyên thiên
nhiên là gì? Tại sao phải bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên? Để trả lời được
những câu hỏi đó, chúng ta cùng tìm hiểu bài học hôm nay….

Tiết 24+ 25

Bài 14:

BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
Hoạt động của GV- HS
Hoạt động 1: Tìm hiểu thông tin, sự kiện
Thảo luận nhóm:
Bảng số liệu tỉ lệ % đất có rừng che phủ

Năm 1950- 1960- 1970- 1980- 1990- 2000Chỉ
1960 1970 1980 1990 1997 2001
số
thông
tin
Tỉ lệ 41%
29%
28,7
27,2
28,8
33,2%
% độ
%
%
%
che
phủ
Hiệu Phòng Suy
Kém Rất
Khôi Khôi
quả
hộ
giảm
kém
phục phục
về
cao
rõ rệt
dần
dần

rừng
tính
tính
năng năng
Nhóm 1: Em hãy cho biết nguyên nhân (do con người gây ra) dẫn
đến hiện tượng lũ lụt?
Nhóm 2: Em hãy nêu tác dụng của môi trường đối với đời sống con
người?
Nhóm 3: Em hãy nêu mối quan hệ giữa các thông tin và sự kiện kể
trên?
Trả lời:
Câu 1:
- Khai thác rừng bừa bãi, không theo quy hoạch, không tuân thủ
biện pháp lâm sinh, không tái sinh rừng.
- Lâm tặc hoành hành.
- Nạn du canh du cư, phá rừng lấy đất canh tác, nhiều vụ cháy rừng,
xâm hại tới tài nguyên.
- Diện tích rừng phòng hộ bị thu hẹp.
Câu 2: Môi trường có tác dụng với con người:
- Cung cấp khí ô xi con người
- Điều hòa không khí

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Nội dung bài học

Trang 11


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.


- Cung cấp thức ăn, nước uống cho con người.
- Cung cấp nguyên vật liệu cho con người…
- Nếu không có môi trường và thiên nhiên con người không thể tồn
tại…
Câu 3:
- Tất cả những thông tin đưa ra trên có thể nói là nguyên nhân dẫn
đến hậu quả của những sự kiện đã nêu.
 Vận dụng kiến thức toán học giải thích: độ che phủ rừng tỉ
lệ thuận với hiệu quả về môi trường nếu độ che phủ cao thì
hiệu quả môi trường caovaf ngược lại độ che phủ thấp thì
hiệu quả thấp.

? Những hình ảnh em vừa quan sát nói về vấn đề gì.
- Những hình ảnh về sông, hồ biển, rừng, núi, động thực vật, khoáng
sản…
? Từ phần tìm hiểu trên, em hiểu thế nào là môi trường, thế nào là
tài nguyên thiên nhiên.
? Em hãy kể một số yếu tố của môi trường tự nhiên và tài nguyên
thiên nhiên mà em biết.
- Yếu tố môi trường tự nhiên: đất, nước, rừng, động thực vật, khoáng
sản, không khí, nhiệt độ, ánh sang.
- Tài nguyên thiên nhiên là: Sản phẩm do thiên nhiên tạo nên như
rừng cây, động thực vật quý hiếm, khoáng sản, nguồn nước, dầu
khí….
Hoạt động 2: Bài học
Cho hs quan sát hình ảnh

Người thực hiện: Trần Thị Liên


1. Thế nào là môi
trường, thế nào là
tài nguyên thiên
nhiên.
- Môi trường bao gồm
các yếu tố tự nhiên và
vật chất nhân tạo bao
quanh con người, có
ảnh hưởng đến đời
sống, sản xuất, sự tồn
tại, phát triển của con
người.
- Tài nguyên thiên
nhiên là những của
cải vật chất có sẵn
trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác
chế biến, sử dụng
phục vụ cuộc sống
của con người.
TNTN là một bộ phận
thiết yếu của môi
trường, có quan hệ
chặt chẽ với môi
trường.
2. Các yếu tố của

Trang 12



SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

môi
trường

TNTN
- Các yếu tố môi
trường bao gồm: rừng
cây, đồi núi, sông hồ,
nhà máy, đường sá,
khói bụi… và các yếu
tố của TNTN như
rừng cây, động thực
vật, nước, khoáng
sản….

? Nêu suy nghĩ của em về các thông tin và hình ảnh mà em vừa
quan sát?
 Vận dụng kiến thức môn hóa học, sinh học:
Ô nhiễm nguồn nước là hiện tượng các vùng nước
như sông, hồ, biển, nước ngầm... bị các hoạt động của con người
làm nhiễm các chất độc hại như chất có trong thuốc bảo vệ thực vật,
chất thải công nghiệp chưa được xử lý,... tất cả có thể gây hại
cho con người và cuộc sống các sinh vật trong tự nhiên.
Ô nhiễm không khí: Các quá trình gây ô nhiễm là quá trình đốt các
nhiên liệu hóa thạch: than, dầu, khí đốt tạo ra: CO2, CO, SO2, NOx,
các chất hữu cơ chưa cháy hết: muội than, bụi, quá trình thất thoát,
rò rỉ trên dây chuyền công nghệ, các quá trình vận chuyển các hóa
chất bay hơi, bụi.
? Việc môi trường bị ô nhiễm, tài nguyên thiên nhiên bị khai thác

bừa bãi dẫn đến hậu quả như thế nào?
Hs trình bày, Gv kết luận: Hiện nay môi trường và tài nguyên thiên
nhiên đang bị ô nhiễm, bị khai thác bừa bãi. Điều đó đã dẫn đến hậu
quả lớn: thiên tai, lũ lụt, ảnh hưởng đến điều kiện sống, sức khoẻ,
tính mạng con người.
3. Nguyên nhân gây
? Em hãy nêu nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
ô nhiễm môi trường.
- Do tác động tiêu cực
Vận dụng kiến thức môn sinh học, địa lí, công nghệ…
của con người trong
Trò chơi ô chữ:
đời sống và trong các
hoạt động kinh tế,
không thực hiện các
biện pháp bảo vệ môi
trường, tài nguyên chỉ
nghĩ đến lợi ích trước
mắt.
- VD ô nhiễm môi

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 13


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

trường:
+ Những con sông bị

K H
O
Á
N
G
S Ả
N
tắc nghẽn, đục ngầu
C O
N N G Ư
Ờ I
do rác thải, khói bụi,
rác bẩn từ các nhà
Đ

N
G
V
Ậ T
máy, khu dân cư xả
C

N
K
I

T
ra, không khí ngột
ngạt, khí hậu biến
Câu 1: Hiện tượng thiên nhiên thường xảy ra vào mùa mưa ở nước đổi…

ta?
- VD về cạn kiệt tài
Câu 2: Than, dầu khí, vàng được gọi chung là gì?
nguyên:
Câu 3: Ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu là do ai gây ra?
+ Rừng bị chặt phá
Câu 4: Luật qui định nghiêm cấm săn bắt… quí hiếm.
bừa bãi, diện tích
Câu 5: Tài nguyên thiên nhiên sẽ rơi vào nguy cơ này nếu con người rừng ngày càng bị thu
khai thác bừa bãi.
hẹp; đất bị bạc màu;
Từ hàng dọc: BẢO VỆ
nhiều loài động thực
vật bị biến mất, nạn
khan hiếm nước
sạch…
B

Ã

O

Cho HS Xem video về vai trò của rừng và hãy cho biết:

Môi trường và tài nguyên thiên nhiên có tầm quan trọng như thế
nào đối với đời sống của con người?
Hs trình bày, Gv chốt, nhấn mạnh: Môi trường và tài nguyên thiên
nhiên có tầm quan trọng như vậy nên chúng ta cần thực hiện nhiều
biện pháp để bảo vệ môi trường và TNTN.
Người thực hiện: Trần Thị Liên


4. Vai trò của
trường, TNTN
với cuộc sống
người.
- Cung cấp cho

Trang 14

môi
đối
con
con


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

người phương tiện để
sinh sống, phát triển
mọi mặt. Nếu không
có môi trường con
người không thể tồn
Em sẽ làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên tại được.
nhiên?
- Tạo nên cơ sở vật
chất để phát triển kinh
 Kiến thức môn Mỹ thuật:
-Gv yêu cầu hs chuẩn bị giấy A4, màu các dụng cụ vẽ đề tài bảo vệ tế, văn hóa- xã hội,
nâng cao chất lượng
môi trường và thiên nhiên.

cuộc sống con người.

 Kiến thức môn Âm nhạc, Văn
Em hãy sưu tầm những bài thơ, bài hát, những thông điệp nói về
môi trường và thiên nhiên?
- Bài hát “Ai trồng cây”
Ai trồng cây, người đó có tiếng hát.
Trên vòm cây chim hót lời mê say.
Ai trồng cây người đó có ngọn gió,
Rung cành cây hoa lá đùa lay lay.
Ai trồng cây người đó có bóng mát.
Trong vòm cây quên nắng xa đường dài.
Ai trồng cây người đó có hạnh phúc.
Mong chờ cây mau lớn lên từng ngày.
Ai trồng cây.
Em trồng cây.
Em trồng cây.
Là học sinh em cần làm gì để góp phần bảo vệ môi trường và tài
nguyên thiên nhiên?
- Giữ gìn vệ sinh môi trường.
- Chăm sóc cây xanh.
- Không xả rác bừa bãi, bỏ rác đúng nơi qui định.
- Tiết kiệm điện nước.

5. Những biện pháp
cần thiết để BVMT
và TNTN.
- Giữ gìn vệ sinh môi
trường, đổ rác đúng
nơi qui định.

- Hạn chế dùng chất
khó phân hủy (nilon,
nhựa), thu gom, tái chế
và tái sử dụng đồ phế
thải.
- Tiết kiệm điện, nước
sạch.

4. Củng cố:
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 15


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

 Trò chơi tiếp sức: chia làm 2 đội
Đội A: Nêu những việc làm thể hiện việc BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG.
Đội B: Nêu những hành vi gây ô nhiễm môi trường
 Câu hỏi: Sắp xếp các loại tài nguyên: Đất, nước, không khí, thực vật,
động vật, khoáng sản vào chỗ chấm.
- Tài nguyên không thể khôi phục…………………….
- Tài nguyên khôi phục được…………………………..
- Tài nguyên không bị cạn kiệt…………………………
5. Dặn dò:
- Về nhà học bài và chuẩn bị bài mới bài15.
-

Sưu tầm một số hình ảnh về các di sản văn hóa


1.2. HỌC SINH
CÁC NHÓM LÀM VIỆC Ở NHÀ THEO CÁC HOẠT ĐỘNG
+ Hoạt động 1: Chuẩn bị chỗ làm việc
+ Hoạt động 2: Lập kế hoạch làm việc theo hướng dẫn sách giáo khoa,
gồm 3 bước:
Bước 1: GV và HS cùng thảo luận để xác định các nội dung của chủ đề.
Nội dung 1: Khái niệm môi trường và TNTN, kể tên một số thành phần của môi
trường và tài nguyên thiên nhiên.
Nội dung 2: Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
Nội dung 3: Một số giải pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và cạn kiệt TNTN.
Bước 2: Thành lập nhóm theo địa bàn, bầu nhóm trưởng, thư kí của nhóm.
Bước 3: GV giao nhiệm vụ cho từng nhóm, hướng dẫn lập kế hoạch nhóm.
Nhóm
1, 2
3, 4

Điều
chỉnh
nhiệm
vụ

Nội dung nhiệm vụ
Khái niệm môi trường và TNTN, kể tên các yếu tố của
môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông
nghiệp đến sự phát triển KT-XH và môi trường. Nguyên

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 16



SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

nhân gây ô nhiễm môi trường.
Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và cạn
5, 6
kiệt TNTN.
+ Hoạt động 3: Thỏa thuận qui tắc làm việc
Mỗi thành viên xác định rõ nhiệm vụ cần thực hiện
Mỗi bước đủ để một đến hai thành viên có thể hoàn thành được trong khả năng
của mình.
Xác định rõ thời gian hoàn thành công việc với thời gian cụ thể.
+ Hoạt động 4: Tiến hành giải quyết nhiệm vụ của từng nhóm:
Phân chia công việc cho các thành viên trong nhóm.
Cả nhóm thống nhất ý kiến tìm ra nội dung.
+ Hoạt động 5: Báo cáo kết quả
Cử đại diện trình bày nội dung đã chuẩn bị.
Các thành viên trong nhóm chú ý, chuẩn bị đặt câu hỏi và trả lời câu hỏi của
nhóm khác.
Tự đánh giá kết quả lẫn nhau.
+ Hoạt động 6: Giáo viên nhận xét chung, kết luận, đánh giá hoạt động của các
nhóm bằng cách cho điểm
Nhóm 1, 2: Tìm hiểu khái niệm môi trường và tài nguyên thiên nhiên, các yếu
tố của môi trường và tài nguyên thiên nhiên.
- Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo bao quanh con
người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong tự nhiên mà con
người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục vụ cuộc sống của con người.
TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ chặt chẽ với môi

trường.
- Các yếu tố môi trường bao gồm: rừng cây, đồi núi, sông hồ, nhà máy, đường
sá, khói bụi… và các yếu tố của TNTN như rừng cây, động thực vật, nước,
khoáng sản….
 Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận.
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 17


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

 Sản phẩm: bài word hoặc giấy A0.
 Đại diện nhóm 1 thuyết trình.
 HS các nhóm khác lắng nghe bài thuyết trình.
 Nhóm 2 nhận xét, bổ sung.
 GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 3, 4: Tìm hiểu ảnh hưởng của hoạt động sản xuất nông nghiệp đến sự
phát triển KT-XH và môi trường. Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường
 Hình thức báo cáo: thuyết trình, thảo luận.
 Sản phẩm: bài word hoặc giấy A0.
 Đại diện nhóm 3 thuyết trình.
 HS các nhóm khác lắng nghe, ghi nhận các vấn đề cần đặt câu hỏi.
 GV chuẩn xác kiến thức.
Nhóm 5, 6: Một số biện pháp khắc phục ô nhiễm môi trường và cạn kiệt TNTN.
 Học sinh thể hiện một tiểu phẩm, bài hát, ngắn khoảng 5 – 7 phút về vấn
đề bảo vệ môi trường.
 Học sinh các nhóm khác lắng nghe, rút ra bài học cho bản thân trong việc
bảo vệ môi trường.
 Giáo viên nhận xét, chuẩn xác kiến thức.

IV. HIỆU QUẢ
- Trong quá trình tác động có thể đánh giá bằng cách lấy kết quả bài thu hoạch
hoặc chấm điểm sản phẩm của cá nhân, nhóm học sinh để so sánh với chất
lượng học tập.
Tôi đã dùng đề kiểm tra như sau đối với cả 2 lớp:
ĐỀ KIỂM TRA 15 PHÚT
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
Hãy chọn phương án đúng sai bằng cách ghi Đ hay S vào cột tương ứng.

Nội dung
1.Tài nguyên thiên nhiên là vô tận nên không phải
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Đúng

Sai

Trang 18


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

khai thác hợp lí.
2.Ngày nay ô nhiễm môi trường đang trở nên vấn
đề nóng bỏng của thế giới
3.Thiên tai là vấn đề chính dẫn tới ô nhiễm môi
trường.
4.Ngày môi trường thế giới là ngày 5-6
Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: ( 4 điểm)

a. Thế nào là môi trường và tài nguyên thiên nhiên?
b. Nguyên nhân gây ra ô nhiễm môi trường?
Câu 2: (4 điểm) Để mở rộng sản xuất, nhà máy A đứng trước sự lựa chọn giữa
ba phương án. Theo em nên chọn phương án nào? Vì sao?
Phương án 1: Sử dụng công nghệ tiên tiến, bỏ qua các vấn đề về môi trường, tiết
kiệm triệt để trong sản xuất nhằm hạ giá thành sản phẩm.
Phương án 2: Sử dụng công nghệ tiên tiến và đầu tư thêm kinh phí cho việc bảo
vệ môi trường, chấp nhận giá thành cao.
Phương án 3: Mở rộng qui mô sản xuất, giữ nguyên công nghệ cũ (chỉ tăng số
lượng).
Hướng dẫn chấm
Phần I: Trắc nghiệm khách quan (2 điểm)
(Mỗi ý đúng 0,5 điểm)
1- S,

2- Đ, 3-S, 4- Đ

Phần II: Tự luận (8 điểm)
Câu 1: (4 điểm)

Câu
Đáp án
1 - Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và vật chất nhân tạo

Điểm
1

bao quanh con người, có ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự
tồn tại, phát triển của con người.
- Tài nguyên thiên nhiên là những của cải vật chất có sẵn trong


1

tự nhiên mà con người có thể khai thác chế biến, sử dụng phục
vụ cuộc sống của con người.
TNTN là một bộ phận thiết yếu của môi trường, có quan hệ
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 19


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

chặt chẽ với môi trường.
- Do tác động tiêu cực của con người trong đời sống và trong
các hoạt động kinh tế, không thực hiện các biện pháp bảo vệ

1

môi trường, tài nguyên chỉ nghĩ đến lợi ích trước mắt.
- VD ô nhiễm môi trường:
+ Những con sông bị tắc nghẽn, đục ngầu do rác thải, khói bụi,
rác bẩn từ các nhà máy, khu dân cư xả ra, không khí ngột ngạt,

0,5

khí hậu biến đổi…
- VD về cạn kiệt tài nguyên:
+ Rừng bị chặt phá bừa bãi, diện tích rừng ngày càng bị thu


0,5

hẹp; đất bị bạc màu; nhiều loài động thực vật bị biến mất, nạn
khan hiếm nước sạch…

Trong các phương án trên thì phương án 2 là tốt nhất. Vì:

1

- Đảm bảo các yếu tố mở rộng qui mô sản xuất, đổi mới
công nghệ góp phần tăng năng suất lao động, bảo vệ môi

1

trường.
2

- Về chi phí tuy hiện tại có phải chi thêm một phần kinh
phí bảo vệ môi trường nhưng xét về lâu dài việc giữ gìn,

1

bảo vệ môi trường sẽ có lợi về nhiều mặt hơn.
- Đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn, tiết kiệm hơn so với
kinh phí phải bỏ ra để khắc phục hậu quả tai hại do ô

1

nhiễm môi trường gây ra
Kết quả của việc ứng dụng đề tài:


Lớp 7A4

Sĩ số: 31

Lớp 7A5

Sĩ số: 33

Mức độ
nhận

Giáo viên sử dụng kiến thức Giáo viên tích hợp kiến thức liên

thức

môn GDCD
Số học
sinh

Điểm từ
8 -10

11

Tỷ lệ
35,2%

Người thực hiện: Trần Thị Liên


môn
Số học
sinh
18

Tỷ lệ
54,5%

Trang 20


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

Điểm từ
5-7
Điểm
dưới 5

17

54,8%

15

45,5%

3

10%


0

0

Ngoài ra sau khi học xong
BÀI KIỂM TRA HÀNH VI HỌC SINH
TRƯỚC (SAU) TÁC ĐỘNG ĐỐI VỚI LỚP 7A5
1. Em quan tâm như thế nào đến vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu?
A. Rất thường xuyên

B. Thường xuyên

D. Hiếm khi

E. Không bao giờ

C. Thỉnh thoảng

2. Em có hay xem các đoạn clip hay phim nói về vấn đề môi trường?
A. Rất thường xuyên

B. Thường xuyên

D. Hiếm khi

E. Không bao giờ

C. Thỉnh thoảng

3. Em có hiểu biết như thế nào về môi trường?

A. Rất nhiều

B. Nhiều

D. Rất ít

E. Không biết

C. Ít

4. Em có hiểu biết như thế nào về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường?
A. Rất nhiều

B. Nhiều

D. Rất ít

E. Không biết

C. Ít

Liệt kê các nguyên nhân mà em biết:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
5. Em có hiểu biết như thế nào về biến đổi khí hậu?
A. Rất nhiều

B. Nhiều

D. Rất ít


E. Không biết

Người thực hiện: Trần Thị Liên

C. Ít

Trang 21


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

6. Em có hiểu biết như thế nào về nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu?
A. Rất nhiều

B. Nhiều

C. Ít

D. Rất ít

E. Không biết

Liệt kê các nguyên nhân mà em biết:
..............................................................................................................................
..............................................................................................................................
7. Em có hiểu biết như thế nào về các biểu hiện của biến đổi khí hậu?
A. Rất nhiều

B. Nhiều


C. Ít

D. Rất ít

E. Không biết

8. Em có hiểu biết như thế nào về hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí
hậu?
A. Rất nhiều

B. Nhiều

C. Ít

D. Rất ít

E. Không biết

Liệt kê những hậu quả của ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu gây ra:
..............................................................................................................................
9. Em có hay xả rác bừa bãi?
A. Không bao giờ

B. Hiếm khi

D. Thường xuyên

E. Rất thường xuyên


C. Thỉnh thoảng

10. Em có hay lãng phí điện, nước?
A. Không bao giờ

B. Hiếm khi

D. Thường xuyên

E. Rất thường xuyên

C. Thỉnh thoảng

KẾT QUẢ:
TRƯỚC TÁC ĐỘNG
- 20% lựa chọn đáp án A.

SAU TÁC ĐỘNG
- 100% học sinh lựa chọn đáp án A.

- 80% lựa chọn đáp án còn lại và - 100% nêu được nguyên nhân
Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 22


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

chưa nêu được nguyên nhân.
Bản thân tôi đã nhận thức đầy đủ về vai trò của việc tích hợp liên môn và

tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường vào trong giảng dạy. Vì thế, ý thức sưu tầm
và ý thức đưa hai nội dung này vào trong công tác dạy và học trở thành hoạt
động thường xuyên, cách thức đưa vấn đề cũng hợp lý, hài hòa và hấp dẫn hơn,
có hiệu quả hơn mà không làm mất đặc trưng của môn học GDCD.
Học sinh không chỉ được cung cấp thêm kiến thức của một số môn học
có liên quan (tuy không thực sự nhiều nhưng lại rất có ích cho các em trong
việc vận dụng nó để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống một cách linh hoạt),
đồng thời các em nhận thức được vai trò của bản thân trong việc bảo vệ môi
trường. Vấn đề ứng xử và các kỹ năng trong cuộc sống, vấn đề về môi trường
đã trở thành vấn đề của bản thân từng học sinh chứ không phải là vấn đề chung
của cả xã hội. Học sinh thấy hứng thú hơn với môn GDCD và cảm thấy môn
học này rất gần gũi với thực tế cuộc sống của các em cũng như nó có mối quan
hệ khăng khít với các môn học khác. Đặc biệt khi học tôi thấy học sinh không
chỉ dừng lại ở việc lĩnh hội tri thức mà tri thức đó phần nào đã được biến thành
hành động thực tế.
+ Có ý thức giữ gìn và xây dựng một môi trường sống trong sạch và tốt đẹp
trong trường, trong lớp, trong gia đình, xã hội: sự đoàn kết trong tập thể, cách cư
xử, ứng xử với người xung quanh.
+ Không vứt rác bừa bãi, phân loại rác thải sau khi sử dụng.
+ Chủ động dọn vệ sinh lớp học, trường học, ở nhà, địa phương.
+ Tuyên truyền vấn đề giáo dục bảo vệ môi trường tới bạn bè, người thân.
MỘT SỐ HÌNH ẢNH CỤ THỂ
Một số giờ học môn GDCD áp dụng phương pháp dạy học mới (có sử dụng
tích hợp liên môn Giáo dục bảo vệ môi trường)

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 23



SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

Vẽ tranh bảo vệ môi trường

Vẽ sơ đồ tư duy bài học

Một số hoạt động tuyên truyền bảo vệ môi trường

Tham gia thi thời trang giấy

Thi văn nghệ tuyên truyền bảo vệ
môi trường
Học sinh tham gia vệ sinh lớp học, trường học sạch đẹp

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 24


SKKN: “Vận dụng KTLM nhằm giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp 7A5”.

Học sinh bỏ rác đúng nơi qui định

Học sinh biết chăm sóc cây xanh

Người thực hiện: Trần Thị Liên

Trang 25



×