Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

SKKN rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (19.46 MB, 14 trang )

Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

PHẦN 1: THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI
Ngay từ đầu năm học, bản thân tôi tự nhận thấy học sinh ở trường phần lớn các
em còn rụt rè, bỡ ngỡ, thậm chí nhút nhát trong giao tiếp, cách ứng xử trong trò chơi
tập thể còn kém, ít tham gia bàn bàn nhóm trong các hoạt động của lớp của trường
như phát biểu ý kiến hoặc tham gia văn nghệ hay các hoạt động vui chơi tập trung
thông qua kết quả khảo sát đầu năm học dưới đây:
Học sinh
của khối
K3: 168
K4: 139
K5: 153

Kỹ năng tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

Có hình thành kỹ năng
Số lượng
Tỉ lệ %

Kỹ năng chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

27
46
45



41
32
42

100
61
66

Học sinh của
khối
K3: 168
K4: 139
K5: 153
Học sinh của
khối
K3: 168
K4: 139
K5: 153

16.1
33.1
29.4

24.4
23
27.5

59.5
43.9

43.1

Thực hành thảo luận nhóm
Biết lắng nghe, cùng hợp tác
Không lắng nghe, tách nhóm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
64
38.1
104
61.9
55
39.6
84
60.4
68
44.4
85
55.6
Ứng xử tình huống trong trò chơi tập thể
Biết ứng xử hài hòa, phù hợp
Hay cải nhau, xô đẩy khi chơi
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
67
39.9

101
60.1
55
39.6
84
60.4
70
45.8
83
54.2

Việc rèn luyện kỹ năng sống cho thế hệ trẻ ngày nay là trách nhiệm của nhà
trường, gia đình, của toàn xã hội, nhưng trước hết đó là trách nhiệm của nhà trường,
mà đặc biệt là công tác giáo dục của giáo viên Tổng phụ trách đội.
Nhận thức được tầm quan trọng ấy, bản thân tôi cũng mạnh dạn chọn những
biện pháp cụ thể, thiết thực để cụ thể hóa nội dung qua đề tài: “ Rèn kỹ năng sống
cho học sinh trong trường tiểu học”.

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

1


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

PHẦN 2: NỘI DUNG CẦN GIẢI QUYẾT
Kỹ năng sống bao gồm nhận thức, hiểu biết, thái độ, cách vận dụng và cuối
cùng là phải thể hiện ở những hành vi tích cực, mang tính chất xây dựng. Vì vậy, dạy

cho học sinh những kỹ năng như: phân tích, tổng hợp, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, tư
duy lôgic, sáng tạo, suy nghĩ nhiều chiều, kỹ năng giải quyết một vấn đề cụ thể, kỹ
năng làm việc nhóm, … trên cơ sở các kỹ năng cơ bản. Học kỹ năng sống là học cách
vượt qua những trở ngại khó khăn một cách hiệu quả nhất, không cam chịu số phận,
biết vươn lên để đạt được thành công trong học tập, trong cuộc sống. Học kỹ năng
sống là học cách vào đời, có bản lĩnh vững vàng khi trở thành những chủ nhân tương
lai của đất nước, chủ động và tự tin trong hội nhập quốc tế trên cơ sở phát huy bản
sắc văn hóa dân tộc. Với kinh nghiệm nhiều năm được phân công làm giáo viên Tổng
phụ trách bản thân mạnh dạn đưa ra một số nội dung sau đây nhằm rèn kỹ năng sống
cho học sinh tiểu học ngày càng được hoàn thiện hơn:
- Đa dạng hóa các hoạt động của giáo viên Tổng phụ trách đối với học sinh trong
tiết giáo dục ngoài giờ.
- Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh.
- Đa dạng hóa môi trường học tập, môi trường giáo dục để hình thành các kỹ năng
cần thiết.
PHẦN 3: BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT
Nhằm tạo ra sản phẩm là con người đúng như mục tiêu giáo dục đề ra, cần đa
dạng hóa sự tác động của thầy đối với học sinh, đa dạng hóa các hoạt động học tập
của học sinh qua từng tiết sinh hoạt giáo dục ngoài giờ và hoạt động ngoại khóa để
tạo ra môi trường học tập tích cực, môi trường giáo dục lành mạnh phù hợp tâm sinh
lí lứa tuổi. Các biện pháp được áp dụng, phối hợp với nhau thật hài hòa và cụ thể hóa
với từng giải pháp, bản thân tôi tự nghiên cứu và áp dụng các biện pháp cụ thể như
sau:

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

2


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.


2017 - 2018

1. Đa dạng hóa các hoạt động của giáo viên Tổng phụ trách đối với học
sinh trong tiết giáo dục ngoài giờ:
- Đối với học sinh, các em cần nhiều sự tác động của người thầy mới có thể
tiếp cận tri thức mới và hình thành các kỹ năng phục vụ học tập. Do vậy, người thầy
phải đa dạng hóa các tác động. Mỗi động tác, lời nói, cử chỉ đến các phương tiện trực
quan, dụng cụ học tập, thực hành, các đồ dùng dạy học, công nghệ thông tin, … đều
phải đáp ứng nhu cầu và sự hứng thú của các em. Học sinh là nhân vật trung tâm còn
thầy lúc này là người tổ chức, hướng dẫn hay hỗ trợ cho học sinh thực hành. Nếu
cách tác động của thầy bằng nhiều loại phương tiện dạy học khác nhau sẽ tạo cơ hội
cho nhiều giác quan của học sinh tham gia và điều chắc chắn là khả năng ghi nhớ,
thấu hiểu, vận dụng, phân tích, tổng hợp, đánh giá sẽ tốt hơn, sau này các em có kỹ
năng sống tốt hơn.
- Để có được nhiều tác động như thế, đòi hỏi người giáo viên phải luôn nâng
cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ: tham gia các buổi hội họp sinh hoạt câu lạc bộ
Tổng phụ trách, giao lưu kết nghĩa để học hỏi ở các liên đội bạn, biết cách sử dụng
các thiết bị dạy học đạt hiệu quả cao,… và chính bản thân giáo viên phải không
ngừng đổi mới phương thức tổ chức cho mỗi hoạt động cụ thể là:
+ Bản thân tôi luôn tìm tòi suy nghĩ tổ chức học tập theo phương thức mới thu
hút sự chú ý của các em; để các em cảm nhận được mình là nhân vật trung tâm, chủ
động phát huy hết khả năng tư duy sáng tạo. Tránh tình trạng nhồi nhét, áp đặt kiến
thức làm cho các em cảm thấy mệt mỏi, chán nản trong học tập. Chỉ có như thế, các
em ngày càng tự tin hơn. Muốn thực hiện được điều đó, bản thân tôi tự học tập để
nâng cao trình độ chuyên môn, tham gia lớp bồi dưỡng kỹ năng Tổng phụ trách nhằm
nâng cao tay nghề phù hợp với yêu cầu của xã hội ngày nay.
+ Trong tiết học giáo dục ngoài giờ trên lớp, tôi tổ chức lớp học thành một môi
trường học tập tổng thể, tạo cho mọi học sinh đều tham gia vào hoạt động học tập
nhằm đạt kết quả cao hơn.

Ví dụ: Khi sinh hoạt chủ điểm “ Truyền thống nhà trường” trong tháng 10 đối
tượng là học sinh khối 4 và khối 5. Thì mỗi cá nhân học sinh phải tự tìm tòi suy nghĩ
Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

3


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

để biết được ngôi trường chúng ta đang học đạt được những truyền thống gì và
truyền thống nào là nổi trội nhất. ( Tiểu sử anh hùng Huỳnh Văn Đảnh, thành tích của
hoạt động đội, …..)
+ Ngoài ra, khi sinh hoạt dưới cờ đầu tuần theo chủ điểm bản thân luôn
khuyến khích các em xung phong trả lời các câu hỏi, trình diễn văn nghệ, kể chuyện,
thuyết trình. Nhờ vậy, các em mạnh dạn, tự tin hơn và thực hiện tốt hơn.

Học sinh lớp 5.1 thuyết trình

Học sinh lớp 5.3 kể chuyện Bác Hồ

Bên cạnh đó, trong những tiết giáo dục ngoài giờ tôi còn khuyến khích các em
cùng chia sẻ những cảm nhận, những suy nghĩ của mình một cách thoải mái, không
gò ép để giáo dục đạo đức tình cảm của học sinh. Hoặc giờ ra chơi bản thân cùng các
bạn tham gia trò chơi dân gian, trò chơi giúp các em phát triển trí tuệ. Kỹ năng tự
phục vụ, biết lao động vừa sức, biết trang trí lớp xanh – sạch – đẹp, nhằm giúp các
em yêu trường, yêu lớp hơn cũng được tôi tận dụng triệt để trong giáo dục ngoài giờ
lên lớp.


Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

4


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

Chăm sóc bồn hoa

Trang trí lớp học thân thiện

2017 - 2018

Trò chơi ô ăn quan

Vệ sinh trường lớp sạch đẹp

2. Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh:
- Một tiết học buồn chán của học sinh là một tiết học chỉ có những lời giảng
thao thao của giáo viên, thầy đặt câu hỏi và học sinh đứng lên trả lời bằng cách đọc
lại những thông tin trong bài, lớp học yên tĩnh, trên bảng lớp chỉ có những dòng chữ
của giáo viên, một vài bức tranh, chỉ có một số ít học sinh giơ tay phát biểu ý kiến

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

5


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.


2017 - 2018

còn tất cả các em còn lại chỉ nhìn hay nghe. Điều đó dẫn đến ức chế tinh thần và thái
độ học tập của các em.
- Đa dạng hóa các hoạt động học tập của học sinh bằng cách tạo cơ hội cho các
em làm việc: tạo nhóm để bàn bạc, trao đổi, chia sẻ khi gặp một “ tình huống có vấn
đề”, sử dụng cử chỉ, điệu bộ, nét mặt, … để rèn kỹ năng kể chuyện, đàm thoại; sự
phối hợp các hình thức học cá nhân, học theo nhóm và học cả lớp; đọc theo vai, sắm
vai, diễn kịch … là những hoạt động học tập. Những trò chơi học tập như: ô chữ,
phóng viên phỏng vấn, chiếc nón kì diệu … hay tổ chức biểu diễn văn nghệ, trò chơi
về an toàn giao thông, tập làm họa sĩ, đều tạo ra những buổi học sinh động cho học
sinh. Rõ ràng, đa dạng hóa các hoạt động học tập đã tạo cơ hội cho từng đối tượng
học sinh có thể tiếp cận và khám phá, phát hiện các kiến thức mới. Các em sẽ tự điều
chỉnh những suy nghĩ, nhận xét qua trao đổi, bàn bạc trong nhóm cũng như so sánh
sản phẩm của nhóm mình với nhóm khác.

Ngày hội thiếu nhi

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

Trò chơi phóng viên

6


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

Giao lưu Hàn Quốc

2017 - 2018


Học theo nhóm

- Như vậy, các kỹ năng phục vụ học tập như nghe, nói, đọc, viết, tính toán,
quan sát, đối chiếu, so sánh, lập luận, trao đổi, chia sẻ, hợp tác,… sẽ dần dần hình
thành. Đó chính là nền tảng cho phương pháp tự học sau này. Lúc này, người thầy chỉ
dạy cái gì học sinh cần và đóng vai trò tổ chức, hướng dẫn hỗ trợ cho học sinh. Việc
giúp học sinh tự đánh giá, đặt câu hỏi cho nhau cũng là hoạt động học tập tốt.
Ví dụ: Khi sinh hoạt chủ điểm “Kính yêu thầy cô giáo” trong tháng 11 đối
tượng là học sinh khối 1 đến khối 5 trong buổi sinh hoạt dưới cờ. Tổng phụ trách yêu
cầu các em sưu tầm một bài thơ, một câu chuyện, một bài hát nói về thầy cô giáo và
thể hiện. Đây là cơ hội để cho các em thể hiện tình cảm của mình đối với thầy cô
trong nhà trường qua lời ca tiếng hát, qua câu chuyện bằng giọng kể truyền cảm.

Văn nghệ trong SHDC
Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

Chào mừng ngày 30.4
7


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

3. Đa dạng hóa môi trường học tập, môi trường giáo dục để hình thành
các kỹ năng cần thiết:
3.1 Tạo ra môi trường học tập tích cực trong lớp học:
- Khai thác không gian lớp học: Cả 2 bức tường trong lớp đều có những kiến
thức cho học sinh khi cần thiết đối với tiết học hay một chương trình học. Những vật

trang trí đều có thể giúp các em tái hiện, liên tưởng khi cần thiết. Các bảng nhóm,
bảng cài, nơi trưng bày sản phẩm, thư viện, bản tin Đội hay cách sắp xếp bàn ghế phù
hợp từng hoạt động đều là những điều cần thiết.
- Tạo sự tương tác giữa thầy – trò, trò – trò qua các lời động viên, khích lệ, tổ
chức, giao việc; nhận xét của thầy hay trao đổi, bàn bạc, chia sẻ trong nhóm; sự vui
mừng khi hoàn thành một công việc hay phấn khích khi nhận lời đánh giá, nhận xét
tốt của thầy.
- Có và đủ đồ dùng học tập cho các hoạt động học tập tự khám phá, tự chiếm
lĩnh kiến thức sẽ tạo ra môi trường học tập tích cực. Cá nhân từng em tự thao tác trên
đồ dùng học tập hay cả nhóm cùng bổ sung vào ô trống một từ, một số, một chữ, sắp
xếp các hình ảnh … nhằm giúp học sinh khắc sâu kiến thức hơn và hình thành được
trong các em kỹ năng sống sau này.

Thực hành khoa học

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

Hoạt động trải nghiệm

8


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

3.2 Tạo môi trường học tập lành mạnh ngoài lớp học:
a) Kết hợp với gia đình:
Thông qua đội cờ đỏ biết được học sinh vắng, giáo viên Tổng phụ trách cần
liên hệ với giáo viên chủ nhiệm để biết được lý do vắng của em học sinh đó. Nếu có

trường hợp một em học sinh thường xuyên nghỉ học thì cần liên hệ với gia đình để
hiểu được hoàn cảnh và tâm sinh lí của học sinh, sau đó đưa ra hướng khắc phục tốt
nhất.
b) Tổ chức học nhóm:
Sau khi tìm hiểu gia đình, tôi bắt đầu xây dựng các câu lạc bộ học tập, góc học
tập, mẹ cùng con đọc sách, … nhằm tạo điều kiện để các em học tốt giúp đỡ các bạn
chưa hoàn thành vươn lên trong học tập góp phần nâng cao chất lượng giáo dục
chung cho cả trường. Thông qua câu lạc bộ học tập mà kết quả học tập của các em
dần dần được tiến bộ rõ rệt và ngày càng được nâng cao hơn.

Học sinh xem phim

CLB học tập có phụ huynh tham gia

c) Tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động vui chơi giải trí thông qua
hoạt động ngoài giờ nhằm chào mừng kỷ niệm các ngày lễ lớn trong năm:

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc

9


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

Hội thi dán lồng đèn

2017 - 2018

Hội thi cắm hoa 20.11


Hội thi dán lồng đèn

Giao lưu văn nghệ 30.4

Hội thi kể chuyện

d) Các đợt sinh hoạt vui chơi, tham quan:

Tham quan Đại Nam
3.3 Động viên, khen thưởng kịp thời:
Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc
10

Thực hành kỹ năng như chú bộ đội


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

- Để động viên khuyến khích học sinh thực hiện tốt việc rèn kỹ năng, Tổng
phụ trách phải tham mưu với Ban giám hiệu và Hội cha mẹ học sinh để có nguồn
kinh phí khen thưởng kịp thời nhằm động viên các em, tạo cho các em có động cơ tốt
trong việc duy trì thực hiện.

Hội thi phụ trách sao giỏi

Hội thi cắm hoa chào mừng 20.11

- Bản thân phải theo dõi hàng ngày, các em có biểu hiện tốt thì giáo viên Tổng

phụ trách ghi vào sổ tay để trong giờ sinh hoạt dưới cờ kịp thời tuyên dương. Đây là
một hình thức động viên về tinh thần rất có giá trị và hiệu quả. Các em sẽ nhanh nhẹn
hơn, có đạo đức tốt hơn, mạnh dạn hơn trong giao tiếp, tự tin hơn trong cuộc sống.
Qua đó, góp phần thúc đẩy phong trào thi đua “ Nói lời hay, làm việc tốt”.
3.4 Các biện pháp khác:
- Tổ chức tốt việc truy bài đầu giờ cho học sinh ngay từ đầu năm học, đặc biệt
phân công các chi đội trưởng, phân đội trưởng kiểm tra thật kỹ việc học bảng cửu
chương của các đội viên trong phân đội mình quản lý, dần dần tạo thành thói quen và
nâng cao kỹ năng cho các em.
- Kết hợp với bộ phận chuyên môn tổ chức phụ đạo học sinh chưa hoàn thành
đồng thời thành lập câu lạc bộ học tập và góc học tập để phân công học sinh học tốt
kèm các bạn chậm tiến trong thời gian truy bài … cũng góp phần làm cho các em tiến
bộ rõ rệt.
Với những biện pháp nêu trên, từng bước sẽ gây được sức thuyết phục đối với
Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc
11


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

học sinh trong học tập, tạo cho các em thích thú say mê ham học và tự tin hơn, mạnh
dạn tham gia vào các hoạt động do trường tổ chức cũng như các phong trào do cấp
trên tổ chức.
PHẦN 4: KẾT QUẢ
1. Kết quả cuối học kì I: Năm học 2017 – 2018
Học sinh
của khối
K3: 168

K4: 139
K5: 153

Kỹ năng tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

Có hình thành kỹ năng
Số lượng
Tỉ lệ %

Kỹ năng chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

51
72
75

67
29
28

50
45
50

Học sinh của

30.4

51.8
49

39.9
15.8
18.3

29.8
32.4
32.7

Thực hành thảo luận nhóm
Biết lắng nghe, cùng hợp tác
Không lắng nghe, tách nhóm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
97
57.7
71
42.3
73
52.5
66
47.5
94
61.4
59
38.6


khối
K3: 168
K4: 139
K5: 153
Học sinh của

Ứng xử tình huống trong trò chơi tập thể
Biết ứng xử hài hòa, phù hợp
Hay cải nhau, xô đẩy khi chơi
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
102
60.7
66
39.3
95
68.3
44
31.7
121
79.1
32
20.9

khối
K3: 168
K4: 139

K5: 153

Sau khi học kì I kết thúc, kết quả nhận được rất khả quan, các tỉ lệ đều nâng
cao hơn so với kết quả khảo sát đầu năm học. Bản thân tôi vô cùng tâm đắc, đồng
thời tiếp tục đẩy mạnh việc nghiên cứu trong học kì II năm học 2017 – 2018.
2. Kết quả học kì II năm học 2017 – 2018:
Học sinh
của khối
K3: 168
K4: 139

Kỹ năng tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

Có hình thành kỹ năng
Số lượng
Tỉ lệ %

Kỹ năng chưa tốt
Số lượng
Tỉ lệ %

111
100

40
29

17

10

66.1
71.9

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc
12

23.8
20.9

10.1
7.2


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

K5: 153

120

Học sinh của
khối
K3: 168
K4: 139
K5: 153
Học sinh của
khối
K3: 168
K4: 139

K5: 153

78.4

28

18.3

2017 - 2018

5

3.3

Thực hành thảo luận nhóm
Biết lắng nghe, cùng hợp tác
Không lắng nghe, tách nhóm
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
157
93.5
11
6.5
129
92.8
10
7.2
144

94.1
9
5.9
Ứng xử tình huống trong trò chơi tập thể
Biết ứng xử hài hòa, phù hợp
Hay cải nhau, xô đẩy khi chơi
Số lượng
Tỉ lệ %
Số lượng
Tỉ lệ %
162
96.4
6
3.6
131
94.2
8
5.8
148
96.7
5
3.3

Sau khi áp dụng những kinh nghiệm trên vào thực tế tại nhà trường, bản thân
nhận thấy các em có tiến bộ rõ rệt. Các em có ý thức tốt, thích ứng được với môi
trường xã hội, tự giải quyết được một số vấn đề thiết thực trong cuộc sống về sức
khỏe, môi trường, tệ nạn xã hội,…các em tự tin hơn, chủ động hơn, học tập phấn đấu
vươn lên đáp ứng được phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học
sinh tích cực.”


PHẦN 5: KẾT LUẬN
1) Tóm lược giải pháp:
- Kỹ năng sống cũng có thể ví như chiếc cầu để giúp chúng ta đi đến bến bờ
hạnh phúc. Ngày nay, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh từ bậc tiểu học là vô cùng
quan trọng và cần thiết nhất, đó không chỉ là trách nhiệm của gia đình, nhà trường
mà là toàn xã hội.
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh thông qua các hoạt động giáo dục ngoài giờ
để học sinh tự đánh giá, nhận xét qua các hành vi, từ đó hình thành các kiến thức, kỹ
năng cơ bản cho các em.
- Giáo dục kỹ năng sống trong trường học góp phần rèn luyện, hình thành cho
học sinh sống có trách nhiệm hơn và biết lựa chọn cách ứng xử phù hợp hơn, ứng
Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc
13


Rèn kỹ năng sống cho học sinh trong trường tiểu học.

2017 - 2018

phó với các sức ép, thách thức trong cuộc sống. Giáo dục kỹ năng sống còn tạo mối
quan hệ thân thiện, cởi mở giữa thầy – trò, sự hứng thú, tự tin, chủ động, sáng tạo
trong học tập, nâng cao chất lượng, hiệu quả giáo dục. Học sinh được giáo dục kỹ
năng sống sẽ xác định được bổn phận và nghĩa vụ của mình đối với bản thân, gia
đình và xã hội.
- Rèn kỹ năng sống cho học sinh không phải là công việc “một sớm, một
chiều” mà đòi hỏi phải có quá trình, kiên nhẫn và bằng cả tâm huyết ở mọi lúc, mọi
nơi, thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Rèn kỹ năng sống không phải chỉ là
công việc của giáo viên, nhà trường mà của toàn xã hội, cộng đồng. Có như vậy mới
mong đào tạo được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực
hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế.

2) Phạm vi áp dụng đối tượng:
Học sinh tiểu học có đặc điểm chung là thích được gần gũi, chia sẻ, quan tâm
giúp đỡ. Nếu giáo viên chúng ta thật sự yêu thương các em bằng tất cả tình cảm và
“Trái tim người thầy” quan tâm giúp đỡ tạo điều kiện tốt để các em tuyệt đối tin
tưởng vào thầy cô trong nhà trường và cảm thấy thích đến trường vì “Mỗi ngày đến
trường là một ngày vui”. Và các em sẽ hứng thú say mê trong hoc tập hơn tích cực
tham gia phát biểu ý kiến, mạnh dạn tham gia vào các hoạt động vui chơi giải trí tại
trường trong những giờ sinh hoạt giáo dục ngoài giờ cũng như sinh hoạt ngoại khóa.
Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng học tập, đồng thời giúp các em trang bị
được những kỹ năng cơ bản và cần thiết để làm nền tảng cho cuộc sống khi bước vào
đời.
Đề tài này được tôi nghiên cứu và áp dụng thực tế đối với 460 em học sinh
khối 3, 4, 5 tại trường tiểu học Huỳnh Văn Đảnh trong năm học 2017 – 2018 với một
số giải pháp phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh để qua đó giáo viên Tổng phụ
trách có biện pháp thích hợp để rèn kỹ năng sống cho học sinh tiểu học; đồng thời có
thể triển khai áp dụng đối với tất cả các trường tiểu học trong và ngoài huyện.

Người thực hiện: Nguyễn Thái Ngọc
14



×