Tải bản đầy đủ (.pdf) (97 trang)

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA ONG trichogramma chilonis ishii TRÊN TRỨNG NGÀI GẠO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 97 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA NÔNG HỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA ONG Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) TRÊN TRỨNG NGÀI GẠO
Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM

NGÀNH

: BẢO VỆ THỰC VẬT

NIÊN KHÓA

: 2012–2016

SINH VIÊN THỰC HIỆN

: ĐINH THỊ THU HÀ

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 3/2016


ĐÁNH GIÁ KHẢ NĂNG KÍ SINH CỦA ONG Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) TRÊN TRỨNG NGÀI GẠO
Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) TRONG
PHÒNG THÍ NGHIỆM


Tác giả
ĐINH THỊ THU HÀ

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Bảo vệ thực vật

NGƯỜI/ HỘI ĐỒNG HƯỚNG DẪN
TS, Lê Khắc Hoàng
KS, Đặng Thiên Ân

Tp, Hồ Chí Minh, tháng 3/2016

i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành quá trình học Đại học và khóa luận tốt nghiệp, ngoài sự nổ lực
của chính bản thân tôi còn có những người thân yêu luôn sát cánh bên cạnh.
Con xin thành kính – khắc ghi công ơn sinh thành và dưỡng dục của bố, mẹ,
Bố, mẹ là nguồn động lực rất lớn trong cuộc đời của con, là nền tảng để con được bước
chân lên giảng đường đại học, Con xin hứa sẽ sống thật tốt để không phụ công ơn của
bố mẹ. Em cảm ơn chị Hai, chị Ba, anh Tư luôn bên cạnh quan tâm và chăm lo cho em.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến TS. Lê Khắc Hoàng, thầy đã hướng dẫn
và góp ý cho tôi về phương pháp luận, nội dung nghiên cứu, giúp tôi hoàn thành tốt
khóa luận tốt nghiệp.
Tôi xin chân thành cám ơn KS. Đặng Thiên Ân là người luôn bên cạnh chỉ dạy
và truyền đạt những kinh nghiệm quý báo cho tôi trong suốt quá trình làm đề tài tốt
nghiệp, người luôn giúp đỡ và động viên khi tôi gặp khó khăn.
Đồng cảm ơn đến quý thầy cô khoa Nông học – trường Đại học Nông Lâm TP.
HCM đã truyền đạt kiến thức cho tôi trên quãng đường đại học.

Xin chân thành cám ơn bạn Trịnh Văn Cháng, Lê Thị Hằng, Thân Đức Duy
(DH12BV), Hà Thế Lợi (DH12NH), đã cùng tôi trãi qua những khó khăn và giúp đỡ
tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện đề tài. Đồng cám ơn các bạn; Đăng, Hạnh,
Nguyên (DH12BV), các em Trinh, Nhân, Hiếu, Hùng, Phước, Linh, Hưng (DH13BV).
Thành phố Hồ Chí Minh, Ngày 25 tháng 3 năm 2016
Sinh viên thực hiện

Đinh Thị Thu Hà

ii


TÓM TẮT
Đề tài: “Đánh giá khả năng ký sinh của ong Trichogramma chilonis Ishii
(Hymenoptera: Trichogrammatidae) trên trứng ngài gạo Corcyra cephalonica
Stain (Lepidoptera: Pyralidae) trong phòng thí nghiệm”. Đề tài được thực hiện tại
phòng thí nghiệm nhân nuôi côn trùng và trại thực nghiệm khoa Nông Học, bộ môn
Bảo Vệ Thực Vật, trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, nhiệt độ trung bình
28oC ± 2oC, ẩm độ 45 ± 5%, từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 2 năm 2016.
Đề tài đã thu được một số kết quả như sau:
Trứng ngài gạo C. cephalonica 1 và 2 ngày tuổi là vật chủ thích hợp nhất cho
ong T. chilonis kí sinh với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3% và 70,1 ± 4,8%, tỉ lệ
vũ hóa trung bình là 90,0 ± 1,3% và 89,4 ± 0,5%, tỉ lệ ong cái trung bình là 72,7 ±
6,7%; 69,3 ± 4,1%. Độ tuổi trứng ngài gạo là yếu tố quan trọng quyết định nhiều nhất
đến tỉ lệ kí sinh, tỉ lệ vũ hóa và tỉ lệ ong cái của ong T. chilonis.
Khả năng kí sinh của ong T. chilonis khi dán trứng bằng dung dịch bột mì tinh
là cao nhất với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ±
1,3%, tỉ lệ ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Ong T. chilonis cực kỳ nhạy cảm với mùi
nên khi sử dụng bột mì tinh là dung dịch không mùi sẽ không gây ảnh hưởng đến khả
năng kí sinh của ong T. chilonis.

Khi cho ong T. chilonis ăn thêm mật ong 50% thì khả năng kí sinh đạt hiệu quả
cao với tỉ lệ kí sinh trung bình là 76,9 ± 10,3%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 90,0 ± 1,3%,
tỉ lệ ong cái trung bình là 71,4 ± 4,1%. Mật ong là một trong các yếu tố chính ảnh
hưởng đến tỉ lệ kí sinh của ong T. chilonis.
Thời gian kí sinh thích hợp nhất của ong T. chilonis là từ 6 h–12 h với tỉ lệ kí
sinh trung bình là 52,7 ± 7,8%, tỉ lệ vũ hóa trung bình là 86,2 ± 1,6%, tỉ lệ ong cái
trung bình là 76,0 ± 4,1%. Xác định đúng thời gian sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho việc
nhân nuôi cũng như phóng thích ong T. chilonis để kiểm soát dịch hại.
iii


Ong T. chilonis sau khi vũ hóa sẽ tiến hành bắt cặp và giao phối, một ong
đực có thể giao phối với nhiều ong cái, khi ong cái xác định vị trí kí sinh thích hợp
ong cái sẽ dùng máng đẻ trứng khoan vào trứng vật chủ để kí sinh. Ong cái T.
chilonis dùng râu đầu để tìm vật chủ và xác định vị trí kí sinh thích hợp trên trứng
vật chủ.

iv


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
LỜI CẢM ƠN ..................................................................................................................ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
MỤC LỤC ....................................................................................................................... v
DANH SÁCH BẢNG .................................................................................................. viii
DANH SÁCH HÌNH ......................................................................................................ix
DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT ..................................................................................... x
GIỚI THIỆU .................................................................................................................. 1
Đặt vấn đề ........................................................................................................................ 1

Mục đích .......................................................................................................................... 2
Yêu cầu ............................................................................................................................ 2
Giới hạn đề tài ................................................................................................................. 3
Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU ............................................................................ 4
1.1 Sơ lược về ngài gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) ............... 4
1.2 Một số nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma ...................................................... 5
1.2.1 Một số nghiên cứu về nhóm Trichogramma ở nước ngoài .................................... 5
1.2.1.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong Trichogramma ................................ 5
1.2.1.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái về nhóm ong Trichogramma ..................... 6
1.2.1.3 Công nghệ nhân nuôi nhóm ong Trichogramma................................................. 9
1.2.1.4 Sử dụng Trichogramma phòng trừ sâu hại trên thế giới ................................... 10

v


1.2.2 Những nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma trong nước .............................. 11
1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của ong Trichogramma chilonis ............................ 12
Chương 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................. 16
2.1 Thời gian và địa điểm nghiên cứu ........................................................................... 16
2.2 Nội dung nghiên cứu ............................................................................................... 16
2.3 Vật liệu và phương pháp nghiên cứu ....................................................................... 16
2.3.1 Vật liệu nghiên cứu............................................................................................... 16
2.3.2 Phương pháp nghiên cứu ...................................................................................... 16
2.3.2.1 Nhân nuôi ngài gạo Corcyra cephalonica ......................................................... 16
2.3.2.3 Thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh ong
Trichogramma chilonis.................................................................................................. 19
2.3.2.4 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh
của ong Trichogramma chilonis .................................................................................... 20
2.3.2.5 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.................................................................................................. 21

2.3.2.6 Thí nghiệm xác định ảnh hưởng của thời gian đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.................................................................................................. 23
2.3.2.7 Mô tả tập tính kí sống của ong Trichogramma chilonis.................................... 24
2.3 Phương pháp xử lý số liệu ....................................................................................... 24
Chương 3 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................... 25
3.2 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma
chilonis........................................................................................................................... 28
3.3 Ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma chilonis .... 30
vi


3.4 Ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của ong Trichogramma
chilonis........................................................................................................................... 34
3.5 Tập tính sống của ong Trichogramma chilonis trên trứng ngài gạo Corcyra
cephalonica .................................................................................................................... 36
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ......................................................................................... 41
Kết luận.......................................................................................................................... 41
Đề nghị .......................................................................................................................... 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................................. 43
PHỤ LỤC ...................................................................................................................... 48

vii


DANH SÁCH BẢNG
Bảng 3.1 Tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca .............................................................................................................. 25
Bảng 3.2 Tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo
C.cephaloniaca .............................................................................................................. 26
Bảng 3.3 Tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis khi kí sinh trên trứng ngài gạo

C.cephaloniaca .............................................................................................................. 27
Bảng 3.4 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis........... 28
Bảng 3.5 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ vũ hóa của ong T.chilonis ... 29
Bảng 3.6 Ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis . 30
Bảng 3.7 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ kí sinh của ong T. chilonis ...................... 31
Bảng 3.8 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis ...................... 32
Bảng 3.9 Ảnh hưởng của mật ong đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis ..................... 33
Bảng 3.10 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ kí sinh của ong T.chilonis .................... 34
Bảng 3.11 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ vũ hóa của ong T. chilonis ................... 35
Bảng 3.12 Ảnh hưởng của thời gian đến tỷ lệ ong cái của ong T. chilonis .................. 35

viii


DANH SÁCH HÌNH
Hình 2.1 Nhân nguồn ngài gạo ..................................................................................... 17
Hình 2.2 Cho ngài gạo C.cephalonica đẻ trứng ........................................................... 17
Hình 2.3 Làm sạch trứng ngài gạo ................................................................................ 18
Hình 2.4 Dán trứng ngài gạo chuẩn bị cho ong T.chilonis kí sinh ............................... 18
Hình 2.5 Nhân nguồn ong T.chilonis ............................................................................ 19
Hình 2.6 Bố trí thí nghiệm xác định độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong T.chilonis ................................................................................................................ 20
Hình 2.7 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của dung dịch dán trứng đến khả năng kí sinh
của ong T.chilonis .......................................................................................................... 21
Hình 2.8 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
T.chilonis ....................................................................................................................... 22
Hình 2.9 Bố trí thí nghiệm ảnh hưởng của thời gian kí sinh đến khả năng kí sinh của
ong T.chilonis ................................................................................................................ 23
Hình 3.1 Ong T. chilonis vũ hóa ................................................................................... 36
Hình 3.2 Ong T. chilonis bắt cặp và giao phối ............................................................. 37

Hình 3.3 Ong cái T. chilonis dùng râu đầu để xác định vị trí trứng ngài gạo............... 38
Hình 3.4 Ong T. chilonis ăn mật ong 50%.................................................................... 38
Hình 3.5 Ong T. chilonis kí sinh trên trứng ngài gạo ................................................... 39
Hình 3.6 Trứng ngài gạo bị ong T. chilonis kí sinh ...................................................... 40

ix


DANH SÁCH CHỮ VIẾT TẮT
Ctv:

Cộng tác viên

NT:

Nghiệm thức

BVTV:

Bảo vệ thực vật

STT:

Số thứ tự

LLL:

Lần lập lại

TB:


Trung bình

SD:

Độ biến động

x


GIỚI THIỆU
Đặt vấn đề
Theo báo cáo mới đây của sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Tây
Ninh tháng 9/2014 thì đã có 5065, 41 hecta mía sắp thu hoạch bị nhiễm sâu đục thân 4
vạch đầu nâu Chilo tumidiscostalis Hampson (Lepidoptera: Pyralidae). Trong đó có 32
hecta bị nhiễm nặng trên 50%, 424 hecta bị nhiễm nặng ở mức 21–50%, (Viện nghiên
cứu mía đường, 2014). Tháng 10/2014 sâu đục thân Chilo tumidiscostalis đã gây bùng
phát trên địa bàn toàn tỉnh Tây Ninh. Cao Anh Đương (2014), cho biết ong
Trichogramma sp. (Hymenoptera: Trichogrammatidae), ong Cotesia flavipes Cameron
(Hymenoptera: Braconidae), ong Tetrastichus sp. (Hymenoptera: Eulophidae), là các
loài thiên địch rất có hiệu quả trong kiểm soát sâu đục thân mía Chilo tumidicostalis
một cách bền vững.
Từ kết quả giám định của Viện nghiên cứu mía đường Bến Cát, loài sâu đục
thân mía 4 vạch đầu nâu gây hại mía hiện nay là loài Chilo tumidicostalis. Năm
2014 sâu đục thân 4 vạch đầu nâu Chilo tumidicostalis lần đầu tiên xâm nhập vào
Việt Nam và gây bùng phát dịch tại địa bàn tỉnh Tây Ninh. Sâu đục thân 4 vạch đầu
nâu Chilo tumidicostalis có khả năng làm chết cây con và gây thiệt hại 100% năng
suất. Mỗi cây mía bị hại có 50–70 con sâu. Theo Cao Anh Đương (2014), khả
năng gây hại của loài sâu Chilo tumidicostalis đạt đỉnh điểm vào các tháng mùa
mưa, từ tháng 6 đến tháng 8 hằng năm.

Trichogramma sp. được sử dụng như tác nhân kiểm soát sinh học tại hơn 30
quốc gia trên thế giới, bao gồm hơn 32 triệu ha đất nông nghiệp và đất lâm nghiệp
(Li, 1994). Tại Ấn Độ, khoảng 26 loài đã được báo cáo trong đó Trichogramma
chilonis được coi là quan trọng hơn với khả năng kiểm soát sâu hại của mình
(Nagargatti và Nagaraja, 1979; Ramesh và Baskaran 1996; Singh và ctv, 2002).

1


Trichogramma chilonis là loài có hiệu quả nhất trong việc chống lại sâu bộ cánh
vảy Lepidoptera đặc biệt cho các sâu đục thân mía (Metcalfe và Breniere, 1969;
Nagarkatti và Nagaraja, 1977). Trichogramma chilonis đã được sử dụng để kiểm soát
sâu hại trên mía, ngô, bông, rau...kể từ 20 năm qua, Trichogramma đã được coi là một
trong những loài ký sinh quan trọng nhất trong hơn 100 năm qua. Đã có báo cáo nhận
định rằng Trichogramma chilonis là loài ong ký sinh có tiềm năng kiểm soát và khả
năng ứng dụng cao đã được thông qua trong các lĩnh vực phòng trừ sâu hại (Smith,
1996).
Sâu đục thân Chilo tumidiscostalis là nhóm gây hại chính trên mía, gây tổn thất
nặng nề về năng suất cũng như chất lượng mía của Việt Nam. Trong khi đó, ong mắt
đỏ là loài có tiềm năng kiểm soát hiệu quả đối với nhóm sâu đục thân mía. Trên thế
giới đã có nhiều kết quả nghiên cứu và ứng dụng thành công ong Trichogramma
chilonis để kiểm soát nhóm sâu đục thân mía, tuy nhiên, tại Việt Nam chỉ mới bắt đầu
nghiên cứu nhưng chưa đạt được kết quả như mong muốn và còn rất nhiều hạn chế. Để
hoàn thiện hơn vấn đề sử dụng ong Trichogramma chilonis trong công tác kiểm soát
sinh học sâu đục thân mía đề tài “Đánh giá khả năng ký sinh của ong
Trichogramma chilonis Ishii (Hymenoptera: Trichogrammatidae) trên trứng ngài
gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae) trong phòng thí nghiệm”
được thực hiện.
Mục đích
Đề tài nhằm cung cấp số liệu cơ bản về một số đặc điểm sinh học của ong kí sinh

Trichogramma chilonis góp phần bổ sung cơ sở khoa học cho những nghiên cứu tiếp
theo, đồng thời góp phần xây dựng cơ sở dữ liệu để nhân mật số và phóng thích ong
Trichogramma chilonis ra ngoài đồng ruộng để kiểm soát sâu hại.
Yêu cầu
Xác định được ảnh hưởng của độ tuổi trứng ngài gạo đến khả năng kí sinh của
ong Trichogramma chilonis

2


Xác định được ảnh hưởng của dung dịch quét trứng đến khả năng kí sinh của
ong Trichogramma chilonis.
Xác định được ảnh hưởng của mật ong đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.
Xác định được thời gian kí sinh thích hợp đến khả năng kí sinh của ong
Trichogramma chilonis.
Giới hạn đề tài
Đề tài thực hiện tại phòng thí nghiệm côn trùng của bộ môn Bảo vệ Thực vật,
khoa Nông học trường Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, từ 10/2015 đến
2/2016.

3


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1 Sơ lược về ngài gạo Corcyra cephalonica Stain (Lepidoptera: Pyralidae)
Theo Bùi Công Hiển (1995), Lê Thị Thanh Phượng (2004), ngài gạo có thân
màu xám hay vàng nâu, bụng có pha màu đen. Cánh trước màu xám đen và hẹp hơn
cánh sau, màu sắc cánh từ giữa cánh trở vào gốc cánh đậm hơn, rìa cánh có những

chấm nhỏ. Cánh sau rộng màu xám trắng, đầu ngực có màu nâu nhạt. Thường con đực
nhỏ hơn con cái. Ngài hoạt động nhiều lúc bình minh và chập tối, thường đẻ trứng vào
lúc sáng sớm. Con cái mang sẵn rất nhiều trứng đến khi được thụ tinh thì đẻ, sau khi
đẻ trứng khoảng 3 – 4 ngày thì chết. Trứng ngài rất nhỏ, màu trắng, thông thường một
lần ngài đẻ trên 30 trứng, con cái trưởng thành có thể để từ 150 – 350 trứng trong một
đến vài ngày sau khi vũ hoá. Trứng tự nở trong môi trường thích hợp từ 1 – 2 tuần. Ấu
trùng và nhộng thường tiết ra những sợi tơ kết dính các hạt gạo lại với nhau để làm tổ
gây nên hiện tượng nông sản bị đóng cục lại, đồng thời bài tiết chất thải, xác ngài chết,
vỏ nhộng, kén… nên làm ảnh hưởng đến trạng thái cảm quan và phẩm chất gạo.
Theo Girish (1990) ngài trưởng thành có màu xám–nâu, dài 12 mm và có sải
cánh dài khoảng 15 mm, mạch cánh có màu hơi tối. Trứng được đẻ ở bất cứ vị trí nào
trên các loại ngũ cốc, các loại hạt, trên container hoặc trên bất kỳ các bề mặt ngũ cốc,
được đẻ đơn lẻ hoặc thành từng cụm. Trứng có màu trắng, hình bầu dục, dài 0,5 mm từ
khi đẻ đến khi trứng nở 4 – 5 ngày. Ấu trùng sau khi nở có màu trắng đục. Giai đoạn
ấu trùng là 25 – 35 ngày vào mùa hè và có thể kéo dài hơn trong mùa đông. Hóa nhộng
diễn ra bên trong hạt ngũ cốc, kén có màu trắng đục được bao quanh bởi ngũ cốc tạo
thành vỏ kén. Giai đoạn nhộng là khoảng 10 ngày, nhưng có thể kéo dài tới 40–50
ngày khi mùa đông. Ngài bắt đầu giao phối và đẻ trứng ngay sau khi xuất hiện. Chu kỳ
sinh trưởng của ngài gạo từ 37 – 60 ngày, trứng 3 – 5 ngày, sâu non 16 – 28 ngày,
nhộng 10 – 13 ngày, ngài trưởng thành 8 – 14 ngày.
4


Theo Phạm Văn Sổ và ctv (1975) cũng như các loại côn trùng hại kho khác ngài
gạo cũng chịu ảnh hưởng bởi các yếu tố sau: Nhiệt độ thích hợp ở 25 – 350C . Hàm
lượng nước trong hàng hoá bị xâm hại. Ảnh hưởng tổ hợp của nhiệt độ và ẩm độ. Ảnh
hưởng tổ hợp của nhiệt độ và thuỷ phần đến tập tính côn trùng. Ánh sáng, ngài hoạt
động về đêm, vũ hoá lúc trời vừa sáng
Theo Phạm Hữu Nhượng (1996) trong điều kiện vùng Nha Hố (khí hậu bán khô
hạn) ngài gạo C. cephalonica là đối tượng vật chủ tốt nhất để nhân nuôi ong ký sinh

mắt đỏ. Vòng đời trung bình 37,1 ± 2,9 ngày ( 28–30oC, ẩm độ 70 – 80%). Thời gian
bị nhiễm trứng đến thu hoạch bướm trong vòng 1 tháng. Thời gian hoàn thành 1 chu
kỳ nhân nuôi từ 45–50 ngày. Khả năng sinh sản của ngài gạo ở đây cũng khá cao trung
bình 327,7 ± 100,5 trứng/ ngài cái, đáp ứng được nhu cầu nhân nuôi và sản xuất khối
lượng trứng lớn. Trứng ngài gạo có thể bảo quản lạnh ở nhiệt độ 3 – 5oC trong vòng 15
ngày vẫn đảm bảo chất lượng với tỷ lệ kí sinh cao bởi ong Trichogramma. Việc xử lý
tia cực tím 15 phút có thể diệt 100% phôi trứng ngài gạo và đảm bảo tỷ lệ ký sinh của
ong cao hơn so với trứng không xử lý.
1.2 Một số nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma
1.2.1 Một số nghiên cứu về nhóm Trichogramma ở nước ngoài
1.2.1.1 Thành phần loài và phân bố của nhóm ong Trichogramma
Trên thế giới đã có nhiều công trình nghiên cứu về phân loại ong
Trichogramma và đã định danh được khoảng 100 loài. Các nghiên cứu về tác động
kinh tế cho thấy: Trichogramma phân bố rộng trên nhiều loại vật chủ và kí chủ khác
nhau, có 18 loài Trichogramma được nuôi để phòng trừ sâu hại trên 18 triệu ha ở 16
quốc gia (Phạm Văn Lầm, 1991).
Theo Viggiani và Laudonia, (1994), Trichogrmma gồm 83 chi và 839 loài. Hầu
như tất cả các Trichogramma là loài kí sinh chính trên trứng của đa số các loài côn
trùng, đặc biệt là những côn trùng trong bộ Lepidoptera, Coleoptera, Thysanoptera,
Hymenoptera, Diptera. Nhiều loài Trichogramma được sử dụng rộng rãi trong kiểm

5


soát sinh học của các loài côn trùng gây hại khác nhau vì tỉ lệ kí sinh thường có thể lên
đến 90%, đặc biệt là côn trùng bộ Lepidoptera (Walter, 1983).
Ký sinh trứng thuộc họ Trichogrammatidae là một trong những tác nhân kiểm
soát sinh học sử dụng rộng rãi nhất. Hiện nay, trên thế giới có khoảng 85 chi
(Viggiani, 2001), trong đó 26 chi đã được ghi nhận từ Ấn Độ (Yousuf và Shafee,
1987). Trong số này, có khoảng 250 loài phân bố trên toàn thế giới, Trichogramma

pretiosum là loài có phân bố rộng rãi nhất tại Bắc Mỹ và đã được nghiên cứu trong
công tác nhân nuôi trên 18 chi của bộ Lepidoptera, T. pretiosum là một trong những
loài quan trọng nhất trong công tác kiểm soát sâu hại tại Bắc Mỹ. Trichogrammatidea
Girault, là một chi quan trọng của Trichogramma phân bố còn nhiều hạn chế vì cho
đến nay chỉ có 24 loài được biết đến.
Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), ong mắt đỏ Trichogrammatidae là họ
ong k sinh trên trứng của nhiều loại sâu hại bộ Hymenoptera. Họ ong Trichogramma
gồm 70 chi và 400 loài, loài thường được sử dụng trong công tác BVTV ở Việt Nam là
các loài T. japonicum, T. chilonis, T. dendrolim, T. evanescens, T. eaproctidis, T.
embrypragum. Nhưng trong đó, ong mắt đỏ gồm 3 loài phổ biến có mặt tại Việt Nam
(T. chilonis, T. japonicum, T. dendrolimi), đây là các loài kí sinh trứng đóng vai trò
quan trọng trong việc điều hòa số lượng sâu ngoài tự nhiên. Từ lâu ong Trichogramma
được sử dụng như biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số loài sâu hại như sâu
đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông… Trước tiên ong Trichogramma
được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra đồng ruộng và có khả năng
kiểm soát sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ưu điểm tuyệt đối an toàn cho con
người, đặc biệt là môi trường, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu.
1.2.1.2 Một số đặc điểm sinh học, sinh thái về nhóm ong Trichogramma
Vòng đời, phổ ký chủ và khả năng sinh sản
Thời gian sống và sức sinh sản là một đặc tính quan trọng của ong
Trichogramma. Giải quyết tốt vấn đề này có

nghĩa quan trọng trong việc điều chỉnh

6


số lượng côn trùng nhân nuôi. Chính vì vậy đã có nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu
(Knot, 1974; Knot và ctv, 1971).
Yếu tố tác động trực tiếp tới nhóm ong Trichogramma là trứng vật chủ. Cho

đến nay đã có nhiều công trình nghiên cứu về ảnh hưởng của côn trùng ký chủ lên chất
lượng ong Trichogramma (Bakowchki, 1972; Wacker và ctv, 1987; Keita, 1988). Các
tác giả cho rằng tỷ lệ về số lượng trứng vật chủ có ảnh hưởng đến tỷ lệ k sinh, đến số
lượng ong trưởng thành và đến khả năng sống ở thế hệ sau.
Những yếu tố sinh thái ảnh hưởng tới sự phát triển của nhóm ong
Trichogramma
Thời gian phát triển của ong Trichogramma trong trứng vật chủ phụ thuộc vào
nhiều yếu tố, trong đó rõ nhất là nhiệt độ. Vấn đề này đã được nghiên cứu khá chi tiết
bởi nhiều tác giả (Steenburg, 1934; Meyr, 1941). Các tác giả cho rằng thời gian phát
triển ở nhệt độ nhất định là một hằng số đối với mỗi loài và nhiệt độ ảnh hưởng rất lớn
tới thời gian sống và khả năng sinh sản của ong trưởng thành.
Ảnh hưởng của nhiệt độ trên hầu hết các loài Trichogramma trong một phạm vi
xác định (9 đến 30°C) là yếu tố liên quan trực tiếp đến khả năng sinh sản và giới tính
của con trưởng thành nhưng tỷ lệ nghịch với tuổi thọ (Harrison và ctv, 1985; Consoli
và Parra, 1995; Resende và Ciociolla, 1996; Carriere và Boivin, 1997). Tuy nhiên, có
một số báo cáo chỉ ra rằng nhiệt độ thấp hơn thích hợp với một số loài Trichogramma
(Attaran, 2002; Miura và Kobayashi, 1993).
Thức ăn bổ sung là một trong những yếu tố ảnh hưởng rõ rệt tới đời sống, khả
năng sinh sản và tỷ lệ giới tính của ong trưởng thành. Cho đến nay đã có nhiều tác giả
đề cập tới vấn đề này (Kamarli, 1967; Wiackowska, 1969; Kot, 1974).
Nhiều tác giả đã quan tâm đánh giá tác động của thuốc trừ sâu lên ong
Trichogramma (Li và ctv, 1987; Paul và Agarwal, 1987; Verma và Singh, 1987), và đã
kết luận rằng hầu hết thuốc hóa học đều gây độc cho ong Trichogramma. Tuy nhiên
một số thuốc như endosulphan ít độc với ong Trichogramma.

7


Theo Đặng Văn Mạnh (2004), khi trứng ngài gạo đã được ong Trichogramma
kí sinh nếu không qua bảo quản lạnh thì có khả năng ong sẽ vũ hóa sớm hơn, thời gian

vũ hóa của ong Trichogramma phụ thuộc vào nhiệt độ phòng nuôi. Nhiệt độ phòng
nuôi cao, thời gian vũ hóa ngắn, ong vũ hóa trễ hơn nếu nhiệt độ phòng nuôi thấp.
Thời gian phát dục của ong Trichogramma trong điều kiện bình thường với nhiệt độ
trung bình 28,8oC là 7 ngày; nếu nhiệt độ hạ thấp còn 27 – 28oC thì ong sẽ vũ hóa sau
8 – 9 ngày; nếu nhiệt độ hạ thấp còn 23oC thì sau 13 – 15 ngày sau khi trứng bị kí sinh
mới vũ hóa.
Đối với trứng ngài gạo bị ong Trichogramma kí sinh nếu đem bảo quản lạnh
sau 6 ngày kí sinh thì thời gian vũ hóa sẽ phụ thuộc vào thời gian bảo quản lạnh, nhiệt
độ phòng nhân nuôi, nhiệt độ bảo quản lạnh. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC trước
khi ong vũ hóa 1 ngày, nếu nhiệt độ phòng nhân nuôi 30 – 32oC và thời gian bảo quản
lạnh 7–8 ngày thì ong sẽ vũ hóa ngay sau khi mang ra ngoài. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ
10–12oC và trước khi ong vũ hóa 2 ngày. Nếu khi mang ra ngoài nhiệt độ phòng nhân
nuôi 30–32oC, thời gian bảo quản lạnh 6 –7 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi ra ngoài 1
ngày, thời gian bảo quản lạnh 11–12 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi mang ra ngoài 1–2
giờ (hoặc ong vũ hóa ngay trong tủ lạnh ở nhiệt độ tủ lạnh > 12oC). Nếu khi ra lạnh
nhiệt độ phòng nhân nuôi 27 – 29oC, thời gian bảo quản lạnh 9 – 10 ngày thì ong sẽ vũ
hóa sau khi mang ra ngoài 1 ngày, thời gian bảo quản lạnh 15 – 16 ngày thì ong sẽ vũ
hóa sau khi vừa mang ra ngoài. Bảo quản lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC và trước khi ong
vũ hóa 3 ngày. Nếu khi ra lạnh nhiệt độ phòng nhân nuôi 30 – 32oC, thời gian giữ lạnh
18 – 19 ngày thì ong sẽ vũ hóa sau khi mang ra ngoài 1 ngày, 25 – 26 ngày thì ong sẽ
vũ hóa ngay sau khi ra mang ngoài (Đặng Văn Mạnh, 2004).
Theo Đặng Văn Mạnh (2004), tỉ lệ vũ hóa của ong tùy thuộc vào thời gian bảo
quản của trứng ngài gạo đã bị kí sinh trong tủ lạnh. Giữ lạnh ở nhiệt độ 10 – 12oC và
nhiệt độ khi mang ra ngoài 30 – 32oC và bảo quản trong khoảng thời gian 1 – 4 ngày
thì tỉ lệ vũ hóa trên 95%, thời gian bảo quản lạnh 5 – 12 ngày thì tỉ lệ vũ hóa 85%, thời
gian bảo quản lạnh 13 – 21 ngày thì tỉ lệ vũ hóa 67%, thời gian bảo quản lạnh lâu hơn
nữa thì tỉ lệ vũ hóa là 27%, thời gian bảo quản lạnh sau 1 tháng thì tỉ lệ vũ hóa thấp
hơn 10% và đến 38 ngày thì hầu như ong không vũ hóa.
8



Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), sử dụng yếu tố nhiệt độ để khống chế sự
phát dục của ong Trichogramma là công việc vô cùng quan trọng trong quá trình nhân
nuôi và sử dụng chúng. Khi cần nhân nuôi với số lượng lớn ong Trichogramma, quy
trình nhân nuôi ong mắt đỏ thực hiên trong điều kiện nhiệt độ 29 – 33oC. Mỗi đợt nuôi
ong mắt đỏ thực hiện với vòng đời chỉ kéo dài 6 – 7 ngày. Để bảo quản ngắn hạn (thời
gian bảo quản 30 – 45 ngày bảo quản), quy trình nhân nuôi ong Trichogramma phải
thực hiện trong điều kiện nhiệt độ 12 – 15oC, ở bất kì giai đoạn phát triển của ong
Trichogramma. Đối với việc bảo quản dài hạn ong Trichogramma (trên 45 ngày), quy

trình nhân nuôi ở vào điều kiện nhiệt độ 12oC, trong giai đoạn trưởng thành và đẻ. Tuy
nhiên đối với giai đoạn trứng thì điều kiện nhiệt độ duy trì ở mức 6oC, cần chú

bảo

quản ong đúng thời kỳ phát triển, bao gói đúng kỹ thuật và giữ được nhiệt độ của
phương tiện bảo quản ổn định theo từng thời gian bảo quản.
1.2.1.3 Công nghệ nhân nuôi nhóm ong Trichogramma
Nhân nuôi vật chủ
Ký chủ để nhân nuôi ong Trichogramma khá phong phú, bao gồm ngài mạch S.
cerealella, ngài thóc E. kuehnella, ngài gạo C. cephalonica... Trong đó k chủ ngài
gạo phù hợp đối với điều kiện khí hậu nhiệt đới với thức ăn dễ kiếm là cám gạo, bột
ngô (Salvador. 1971; Abbas, 1989; Tseng, 1990; Karl Konig và ctv, 1992). Quy trình
nhân nuôi ngài gạo chủ yếu dựa trên phương pháp thủ công.
Nhân nuôi ong Trichogramma
Việc sản xuất ong Trichogramma bằng trứng vật chủ tự nhiên khá đơn giản và
quy trình tương tự nhau đối với các vật chủ khác nhau và đã được nhiều tác giả đề cập
tới (Flanders, 1928; Tuhan và ctv, 1987; Balasubramanian và Pawar, 1988; Alba, 1990).
Quy trình nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma:
+ Nhân nuôi ngài gạo: Thu thập trứng ngày gạo trong các kho→nuôi trưởng

thành trong các long lưới→thu trứng→ấp trứng→nuôi sâu non→tạo trưởng

9


thành→thu trứng→tạo ra hàng loạt sâu ngài gạo các tuổi (nuôi trứng và sâu non bằng
cám bắp và cám gạo).
+ Nhân nuôi ong mắt đỏ Trichogramma: rãi trứng ngài gạo→tỷ lệ nhân ong
mắt đỏ→nhân ong mắt đỏ (đơn hoặc kép)→đóng gói ong mắt đỏ→bảo quản ong mắt
đỏ→thả ong mắt đỏ ra đồng.
Những nghiên cứu về bảo quản ong Trichogramma
Việc nghiên cứu phương pháp bảo quản trứng ký chủ hoặc ong k sinh cũng
được nhiều tác giả đề cập tới (Xueqi, 1986; Ma, 1988; Hugar và ctv, 1999). Các tác giả
cho biết tỷ lệ ký sinh của ong mắt đỏ T. chilonis trên trứng ngài gạo giảm đi khi thời
gian làm lạnh tăng. Ong đã k sinh trong trứng ngài gạo bảo quản được tới 50 ngày
(Chen, 1986).
Theo Phạm Hữu Nhượng (1996) trứng ngài gạo được bảo quản lạnh có ảnh
hưởng khá rõ rệt đến tỷ lệ kí sinh của ong Trichogramma. Thí nghiệm giữ lạnh ở 3 –
5oC với cả 2 phương pháp là đặt trong bình kín cũng như gói trong bao polyethylene
đều thu được kết quả gần như tương tự nhau và chỉ có thể cất giữ được trứng ngài gạo
trong vòng 15 ngày để có tỷ lệ kí sinh trên 55%.
1.2.1.4 Sử dụng Trichogramma phòng trừ sâu hại trên thế giới
Trên thế giới nhóm ong Trichogramma đã được bắt đầu tìm hiểu vào thế kỷ
XIX. Cho đến nay đã có 93 nước nghiên cứu và sử dụng ong mắt đỏ trừ sâu với diện
tích hàng năm là 28 triệu hecta cây trồng (Mai Phú Quí, 1988). Các loài ong
Trichogramma thuộc cùng một giống ong Trichogramma có thể tấn công trên 400 loài
sâu hại (William và ctv, 1991). Vì vậy Trichogramma được coi là nhóm tác nhân sinh
vật quan trọng dùng trong biện pháp sinh học trừ sâu hại đặc biệt là sâu bộ cánh vảy
Lepidoptera trên các cây trồng trong đó có cây mía. Đến nay đã có nhiều nước sử dụng
ong Trichogramma trong việc phòng trừ sâu hại điển hình là Liên Xô, Trung Quốc,

Mỹ, Ấn Độ, Philipin…

10


1.2.2 Những nghiên cứu về nhóm ong Trichogramma trong nước
Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), ong Trichogramma gồm 3 loài chính và
phổ biến ở Việt Nam là T. chilonis, T. japonicum và T. dendrolimi là các loài ký sinh
trứng đóng vai trò quan trọng trong việc điều hòa số lượng sâu hại ngoài tự nhiên. Từ
lâu, ong Trichogramma được sử dụng như biện pháp chính để diệt trừ trứng của một số
loài sâu hại như sâu đục thân ngô, sâu cuốn lá lúa, sâu tơ, sâu róm thông…Trước tiên
ong Trichogramma được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra ruộng
và có khả năng diệt sâu hại ngay từ giai đoạn trứng sâu với ưu điểm tuyệt đối an toàn
cho con người, đặc biệt là môi trường, hạn chế thấp nhất việc sử dụng thuốc trừ sâu
trên cánh đồng.
Tại Việt Nam, ong Trichogramma mới được bắt đầu nghiên cứu từ những năm
70 ở các tỉnh phía Bắc. Loài T. japonicum đã được nghiên cứu khá kỹ về đặc tính sinh
học, sinh thái cũng như biện pháp sử dụng trên đồng lúa (Phạm Bình Quyền, Nguyễn
Anh Điệp, 1973; Vũ Quang Côn và ctv, 1979, 1985, 1987, 1991). Loài ong T. chilonis
mới chỉ được nghiên cứu ở phía Bắc để phòng trừ sâu đo xanh hại đay, sâu đục thân
ngô và đục thân mía (Nguyễn Ngọc Tiến, 1973; Phạm Bình Quyền và ctv, 1995).
Từ kết quả nghiên cứu của Đỗ Ngọc Diệp (2002), khi thả ong T. chilonis, trên
giống mía ROC 10. Ở giai đoạn mía mầm, trứng của sâu đục thân 4 vạch Chilo
sacchariphagus Bojer (Lepidoptera: Pyralidae) và sâu đục thân 5 vạch Chilo
infuscatellus Snellen (Lepidoptera: Pyralidae) bị kí sinh là 42,5% cao hơn so với
ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng của sâu đục thân C. sacchariphagus
và C. infuscatellus bị ong T. chilonis kí sinh là 14,9%. Ở giai đoạn mía già, tỉ lệ
trứng sâu đục thân C. sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 81,7% cao
hơn so với với ruộng đối chứng không thả ong có tỉ lệ trứng sâu đục thân C.
sacchariphagus và C. infuscatellus bị kí sinh là 16,9%.

Ký chủ ngài gạo C. cephalonica đã được nhiều tác giả nghiên cứu (Nguyễn
Ngọc Tiến và ctv, 1979; Mai Phú Quí và ctv, 1976; Trần Thị Lài, 1981). Những kết
quả cho thấy còn nhiều tồn tại chưa được giải quyết một cách thỏa đáng như thành
phần thức ăn, vấn đề tạp nhiễm dẫn đến tỷ suất nhân nuôi thấp.
11


Theo website của Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam (VAST), tại
Lĩnh Nam, tổng số ong T. chilonis thả giao động 114,600 – 740,000 cá thể/ ha cây
trồng. Kết quả, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ k sinh 73 – 83%. Tại Tiền Phong,
nhóm khoa học thả hỗn hợp hai loài ong mắt đỏ T. chilonis và T. japonicum phòng trừ
sâu tơ hại bắp cải với tổng số ong thả 10,250 cá thể ở khu ruộng thí nghiệm (tương
đương 854,000 cá thể ong/ ha). Kết quả cho thấy, tỷ lệ trứng sâu tơ bị ong mắt đỏ k
sinh trung bình 75%, điều này cho thấy tầm quan trọng của việc thả ong Trichogramma
giúp hạn chế số lượng lớn sâu tơ so với ruộng phun thuốc hóa học trừ sâu.
Theo Trương Xuân Lam và ctv (2013), trong điều kiện nhiệt độ trong phòng
nuôi từ 26 – 29oC, ẩm độ trung bình 80 – 85% khả năng k

sinh của ong

Trichogramma trên trứng ngài gạo khá cao. Trung bình mỗi ong k sinh đẻ được 160
– 240 trứng, tỷ lệ vũ hoá cao trên 80 – 90%, tỷ lệ ong cái chiếm 60 – 75%. Ong
Trichogramma được nhân nuôi trong phòng thí nghiệm sau đó đem thả ra ruộng bằng
ổ túi xi măng ở thế hệ 278 – 280, với tỷ lệ k sinh đạt 97%.
1.2.3 Đặc điểm hình thái, sinh học của ong Trichogramma chilonis
Ong T. chilonis thuộc loài côn trùng biến thái hoàn toàn, có 4 pha phát triển. Tất cả
các pha đều được hoàn thành trong trứng ký chủ. Giai đoạn sau của con trưởng thành sống
tự do trong môi trường. Sâu non sống nhờ dinh dưỡng của ký chủ. Ngay khi vũ hóa, con
trưởng thành có thể giao phối và đẻ trứng (Phạm Hữu Nhượng và ctv, 1996).
Theo Agric (2013), T. chilonis k sinh trứng của bộ Lepidoptera bằng cách

đẻ một hoặc nhiều trứng bên trong tổ trứng côn trùng. Trứng sau 24 giờ thì nở thành ấu
trùng và bắt đầu ăn vào phôi của trứng bướm. Sau 8 – 10 ngày ấu trùng sống trong
trứng bướm đã phát triển hoàn toàn, con trưởng thành sẽ chui ra khỏi vỏ trứng bướm.
Sau khi vũ hóa ong cái và ong đực tiến hành bắt cặp giao phối, sau đó ong cái đi tìm ổ
trứng mới để kí sinh.
Theo Cao Anh Đương (2003), khi mới vũ hóa, ong T. chilonis trưởng thành
thường chưa bay được, chúng đứng tập trung quanh ổ trứng kí chủ hoặc bò từng đoạn
ngắn. Ong vũ hóa nhiều nhất vào buổi sáng, từ 8 – 10 giờ, buổi chiều ong vũ hóa rãi
12


rác. Ong cái sau khi giao phối hoạt động nhanh nhẹn, bò hoặc bay từng quãng ngắn để
tìm thức ăn và ổ trứng vật chủ mới. Khi ong phát hiện thấy ổ trứng sâu vật chủ, ong cái
liền bò hoặc bay tới, đậu lên trên ổ trứng và dùng đôi râu đầu gõ nhẹ lên ổ trứng để xác
định vị trí đẻ trứng thích hợp thời gian gõ kéo dài 20 – 30 giây. Sau khi xác định vị trí
đẻ trứng thích hợp, ong cái từ từ uốn cong bụng đặt 1 đầu của máng đẻ trứng lên bề
mặt trứng vật chủ ở đúng vị trí mà ong đã xác định. Ong từ từ hạ trọng tâm rồi dùng
máng đẻ trứng khoan sâu vào từng trứng sâu vật chủ để kí sinh. Thời gian ong cái thực
hiện động tác đẻ trứng kí sinh như trên kéo dài 30 giây. Kết thúc động tác đẻ trứng kí
sinh, ong cái từ từ rút máng đẻ trứng khỏi trứng sâu vật chủ, bụng uốn cong xuống để
gập máng đẻ trứng vào vị trí dưới bụng. Sau khi đẻ trứng kí sinh, ong chỉnh trang lại tư
thế và tiếp tục bò hoặc bay đi tìm ổ trứng mới để kí sinh. Trong quá trình dò tìm trứng
sâu vật chủ để kí sinh, ong cái thường hướng đôi râu đầu về phái trước và nhờ có đôi
râu đầu ong có thể xác định được chính xác vị trí ổ trứng vật chủ mới để kí sinh.
Theo Phạm Hữu Nhượng (1996), trong điều kiện phòng thí nghiệm ở Nha Hố
(Ninh Thuận) có thời gian hoàn thành vòng đời của ong mắt đỏ T. chilonis trung
bình hàng tháng giao động từ 7,3 – 8,5 ngày. Thời gian phát triển trung bình của
các thế hệ chênh nhau không lớn giữa các tháng, giao động từ 6,6 – 7,9 ngày/ 1 thế
hệ. Tỷ lệ vũ hóa khá cao, trên 90% và tương đối ổn định. Nhân nuôi ở nhiệt độ
phòng được 51 thế hệ/ năm và ở ngoài tự nhiên là 48 thế hệ/ năm. Ong mắt đỏ T.

chilonis có khả năng sinh sản cao, trong điều kiện 27 – 29oC mỗi ong cái có thể ký
sinh trung bình 75,65 ± 12,37 trứng ngài gạo. Khi nuôi trên 100 thế hệ trong phòng
bằng trứng ngài gạo vẫn có thể ký sinh khá cao trên trứng sâu xanh hại bông, nhưng
đã có biểu hiện giảm khả năng sinh sản trên trứng ngài gạo. Ong mắt đỏ T. chilonis
đang nằm trong trứng ngài gạo ở giai đoạn 5 ngày chịu lạnh tốt hơn giai đoạn 3
ngày và có thể bảo quản lạnh (6 – 8oC) được tới 30 ngày với tỷ lệ vũ hóa cao (76 –
78%) sau 25–30 ngày bảo quản. Nhiệt độ khởi điểm phát dục của ong mắt đỏ T.
chilonis 10,42oC.
Khả năng sinh sản của T. chilonis tăng lên đáng kể khi nhiệt độ tăng từ
20–30°C. Tỷ lệ ong cái ở thế hệ sau cũng đã có một mối quan hệ tích cực với nhiệt độ.
Có sự gia tăng gần gấp 3 lần tỷ lệ ong cái ở thế hệ sau với sự gia tăng nhiệt độ từ 20–
13


30°C. Tỷ lệ ong đực và khả năng giao phối cũng cao hơn đáng kể tại 30°C so với ở
20oC và 25°C Ngược lại với sự phát triển của con trưởng thành, khả năng sinh sản và
tuổi thọ giảm với sự gia tăng nhiệt độ từ 20 đến 30°C. Tuổi thọ ong cái có

nghĩa cao

nhất (10,08 ± 1,21ngày) tại 20oC và thấp nhất ở 30° C. Từ những nghiên cứu trên cho
thấy rằng ở 30°C là mức nhiệt độ tối ưu cho nuôi T. chilonis (Park và Biol, 2006).
Theo Cao Anh Đương (2003), vòng đời của ong T. chilonis ngắn, số lứa trong
năm nhiều, phổ kí chủ rộng và ong có thể phát triển trong phạm vi biến động rộng từ
15 – 33oC. Đây là đặc điểm có

nghĩa lớn khi sử dụng ong mắt đỏ T. chilonis để diệt

trừ sâu đục thân mía 4 vạch và các loài sâu đục thân mía khác. Thời gian sống của ong
T.chilonis trưởng thành giảm dần cùng với sự tăng lên của nhiệt độ. Khả năng kí sinh

của ong đạt mức cao nhất ở nhiệt độ 25oC với số trứng trung bình/ ong cái là 39,3
trứng và tỷ lệ trứng bị k sinh là 73,7%, cao rõ rệt so với các nhiệt độ 15, 20 và 33 oC,
nhưng cao hơn không rõ rệt ở 30oC. Tỷ lệ ong vũ hóa cao ở nhiệt độ từ 20 – 30oC cao
hơn rõ rệt so với ở nhiệ độ 15 và 33oC, trong đó cao nhất là 25oC với 94,4% số trứng
vũ hóa. Tuy vậy, tỷ lệ ong cái hầu như ít thay đổi khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm
xuống trong phạm vi từ 15 – 33oC với 87,7 – 90,3% số ong trưởng thành là ong cái.
Theo Phạm Hữu Nhượng (1996), yếu tố thức ăn có ảnh hưởng rất lớn đến ong
mắt đỏ T. chilonis. Thức ăn là nước đường 10% không những kéo dài thời gian sống
của ong cái mà còn làm tăng số lượng trứng đẻ/ ong cái. Khi có ăn thêm, thời gian đẻ
trứng của ong kéo dài tới 15 ngày, nhưng số trứng hữu hiệu chỉ trong vòng 4 ngày đầu.
Cho ăn nước đường 10% số trứng đẻ/ ong cái 182,7 ± 47,27 trứng ong, tuổi thọ trung
bình 13,6 ngày. Khi không ăn thêm số trứng đẻ/ ong cái 41,2 ± 18,21 trứng ong, tuổi
thọ trung bình 1,8 ngày. Thêm vào đó trứng ngài gạo đã được thực hiện chiếu xạ để
diệt phôi bằng đèn tia cực tím cho thấy số trứng bị kí sinh có phần cao hơn so với
trứng không được xử lý (95,6 ± 25,97 với 84,4 ± 20,32).
Theo Cao Anh Đương (2003), trứng vật chủ 1 và 2 ngày tuổi đều thích hợp cho
ong cái T. chilonis đẻ trứng. Trứng vật chủ 3 ngày tuổi còn thích hợp cho ong mắt đỏ
kí sinh, song số trứng bị kí sinh trung bình/ 1 ong cái, tỷ lệ trứng bị kí sinh, tỷ lệ vũ

14


×