Tải bản đầy đủ (.docx) (15 trang)

Đề cương ôn luật hành chính (ths trần anh hùng)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.03 KB, 15 trang )

Chuyên đề 1:
KHÁI NIỆM CHUNG VỀ LUẬT HÀNH CHÍNH
Phần 1
Bố cục chuyên đề 1
1.
2.
3.
4.
5.

Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung chuyên đề.
Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
Luật hành chính với tư cách là một khoa học pháp lý chuyên ngành
Quy phạm pháp luật hành chính
Quan hệ pháp luật hành chính

Phần 2
Nội dung chuyên đề 1
1. Một số khái niệm cơ bản liên quan đến nội dung chuyên đề
1.1. Hành chính, Quản lý
- Hành chính là gì?
- Đặc điểm của hành chính?
- Quản lý là gì?
- Đặc điểm của quản lý?
1.2. Quản lý nhà nước và quản lý hành chính nhà nước
- Nội dung này cần làm rõ và phân biệt quản lý nhà nước và quản lý
hành chính nhà nước, cho ví dụ cụ thể.
2. Luật hành chính là một ngành luật trong hệ thống pháp luật Việt Nam
2.1. Đối tượng điều chỉnh của luật hành chính
- Làm rõ các quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh.
- Các mối quan hệ xã hội mà luật hành chính thường điều chỉnh (cho ví


dụ cụ thể):
+ Nhóm thứ nhất: Cơ quan hành chính (chủ thể quản lý) với các chủ
thể có thể là tổ chức hoặc cá nhân (đối tượng bị quản lý) ít nhất cho 6
ví dụ và phân tích làm rõ để chứng minh ví dụ đó thuộc đối tượng điều
chỉnh của luật hành chính.
+ Nhóm thứ hai: Hoạt động nội bộ trong các cơ quan nhà nước khác,
hoặc các cơ quan nhà nước khác được nhà nước trao quyền hành pháp
(02 ví dụ).
+ Nhóm thứ ba: Một số hoạt động nội bộ của các tổ chức chính trị,
chính trị - xã hội và các quan hệ xã hội phát sinh khi các tổ chức này và
cá nhân được nhà nước trao quyền hành pháp (02 ví dụ).

1


2.2.

Phương pháp điều chỉnh của luật hành chính
- Phương pháp gì? (cho ví dụ cụ thể)
- Lý do lựa chọn phương pháp.
- Nội dung các phương pháp (cho ví dụ cụ thể)
2.3. Nguồn của luật hành chính
- Khái niệm nguồn của luật hành chính
- Một số nguồn cơ bản (cho ví dụ cụ thể)
2.4. Mối quan hệ giữa ngành luật hành chính với các ngành luật khác
- Với luật Hiến pháp
- Với luật dân sự
- Với luật kinh tế
- Với luật đất đai
3. Luật hành chính với tư cách là một nhà khoa học pháp lý chuyên ngành

3.1. Đối tượng nghiên cứu của luật hành chính
- Nghiên cứu cái gì?
- Nghiên cứu góc độ nào?
- Phạm vi nghiên cứu tới đâu?
3.2. Phương pháp nghiên cứu luật hành chính
- Phương pháp gì? Ví dụ cụ thể
- Tại sao lại sử dụng phương pháp đó?
3.3. Phân biệt khoa học luật hành chính với các khoa học xã hội khác
- Phân biệt với khoa học quản lý
- Phân biệt với khoa học hành chính
4. Quy phạm pháp luật hành chính
4.1. Khái niệm quy phạm pháp luật hành chính
- Nêu được những thuộc tính cơ bản của quy phạm pháp luật hành chính.
- Kết luận quy phạm pháp luật hành chính là gì?
4.2. Phân loại quy phạm pháp luật hành chính
- Theo tiêu chí phân loại nào? Có bao nhiều loại?
- Nêu nội dung của từng loại, cho ví dụ cụ thể.
4.3. Cơ cấu quy phạm pháp luật hành chính
- Quy định: nội dung của bộ phận, yêu cầu đối với bộ phận, ví dụ cụ thể.
- Giả định: nội dung của bộ phận, yêu cầu đối với bộ phận, ví dụ cụ thể.
- Chế tài: nội dung của bộ phận, yêu cầu đối với bộ phận, ví dụ cụ thể.
4.4. Hình thức thể hiện của các quy phạm pháp luật hành chính
- Thể hiện hình thức nào?
- Đặc điểm hình thức đó?
- Nêu một số hình thức điển hình.
4.5. Thực hiện quy phạm pháp luật hành chính
- Tuân thủ pháp luật hành chính
- Chấp hành pháp luật hành chính
- Sử dụng pháp luật hành chính
- Áp dụng pháp luật hành chính

2


5. Quan hệ pháp luật hành chính
5.1. Khái niệm quan hệ pháp luật hành chính
- Nêu những thuộc tính cơ bản của quan hệ pháp luật hành chính
- Kết luận quan hệ pháp luật hành chính là gì?
5.2. Điều kiện làm xuất hiện, chấm dứt các quan hệ pháp luật hành chính
- Quan hệ xã hội
- Quy phạm pháp luật hành chính.
- Sự kiện pháp lý: khái niệm, các loại sự kiện pháp lý, nội dung, ví dụ cụ
thể
5.3. Cơ cấu của quan hệ pháp luật hành chính
- Chủ thể quan hệ pháp luật hành chính
- Khách thể quan hệ pháp luật hành chính
- Nội dung quan hệ pháp luật hành chính
Phần 3
Câu hỏi và tình huống
Câu 1: Cho một ví dụ cụ thể để phân biệt quản lý và hành chính?
Câu 2: Phân biệt khoa học luật hành chính với ngành luật hành chính?
Câu 3: Mỗi loại quan hệ xã hội mà luật hành chính điều chỉnh hãy cho một ví dụ cụ thể
để minh họa.
Câu 4: Cho ví dụ cụ thể và phân tích ví dụ đó để làm sáng tỏ mối quan hệ giữa luật
hành chính và luật nhà nước?
Câu 5: Cho một ví dụ về một quy phạm pháp luật hành chính và phân tích cấu thành
(cấu trúc) của quy phạm đó.
Câu 6: Cho một ví dụ cụ thể và chứng minh các đặc điểm của quan hệ pháp luật hành
chính.
Câu 7: Cho một ví dụ cụ thể về một quan hệ pháp luật hành chính và phân tích cấu
thành của quan hệ pháp luật hành chính đó.

Bài tập tình huống: M, 14 tuổi có hành vi gây rối trật tự công cộng tại địa bàn phường
X, quận Y, bị Công an phường xử lý bằng hình thức xử phạt hành chính với số tiền là
50.000đ. M đã viết đơn khiếu nại đến trưởng Công an phường và nhận được trả lời là
Công an phường vẫn giữ nguyên quyết định xử phạt hành chính. Ngày hôm sau, M viết
đơn khởi kiện vụ án hành chính tạo tòa án nhân dân quận Y. Tòa án nhân dân quận Y
sau khi xem xét đơn của M đã trả lại cho M. Hỏi: có những sự kiện pháp lý hành chính
và quan hệ pháp luật chính nào phát sinh trong ví dụ trên? Giải thích.
Phần 4
3


Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính của Học viện Hành chính
Quốc gia
2. Giáo trình Lý luận chung nhà nước và pháp luật của Học viện Hành chính Quốc
gia

4


1.
2.
3.
4.

Chuyên đề 2
CHỦ THỂ CỦA LUẬT HÀNH CHÍNH
Phần 1
Bố cục chuyên đề thứ 2
Cơ quan hành chính nhà nước

Cán bộ, công chức
Tổ chức xã hội
Cá nhân, công dân
Phần 2
Nội dung chuyên đề 2

1. Cơ quan hành chính nhà nước
1.1. Khái niệm cơ quan hành chính nhà nước
- Đưa ra những dấu hiệu cơ bản của cơ quan hành chính nhà nước, phân
tích các dấu hiệu, từ đó đi đến kết luận về cơ quan hành chính nhà
nước.
1.2. Phân loại các cơ quan hành chính nhà nước
- Đưa ra các tiêu chí để phân loại
- Nêu ra các cơ quan hành chính hiện nay, vẽ sơ đồ các cơ quan hành
chính nhà nước đó
1.3. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức của các cơ quan
hành chính nhà nước
- Chức năng của từng loại cơ quan
- Nhiệm vụ, quyền hạn của từng cơ quan hành chính
- Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của từng cơ quan hành chính nhà nước sau:
a) Chính phủ
b) Bộ, cơ quan ngang bộ
c) UBND cấp tỉnh
d) UBND cấp huyện
e) UBND cấp xã
(Chú ý: Chỉ vẽ sơ đồ theo sự hình thành các bộ phận của cơ quan hành chính)
2. Cán bộ, công chức
2.1. Khái niệm cán bộ, công chức
- Nêu và phân biệt các đối tượng: Cán bộ, công chức và viên chức
2.2. Phân loại cán bộ, công chức

- Các tiêu chí phân loại.
- Phân biệt ngạch và bậc của cán bộ, công chức.
2.3. Địa vị pháp lý của cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành
chính.
- Quyền của cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
- Nghĩa vụ cán bộ, công chức trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
5


3. Cá nhân, công dân
- Khái niệm
- Địa vị pháp lý của cá nhân, công dân trong hoạt động quản lý hành
chính nhà nước
Phần 3
Câu hỏi và bài tập tình huống
Câu 1: Cho ví dụ cụ thể về một cơ quan hành chính nhà nước và một đơn vị sự nghiệp,
phân biệt giữa chúng
Câu 2: Phân biệt ngạch công chức và bậc công chức và nêu mối quan hệ giữa ngạch
công chức với bậc công chức.
Câu 3: Phân biệt công chức và viên chức.
Câu 4: Các trường hợp sau đây đúng hay sai? Tại sao?
a) Trong mọi trường hợp, công chức phải phục tùng mệnh lệnh của cấp trên;
b) Công chức phạm tội thì đương nhiên bị buộc thôi việc.
Bài tập tình huống 1: Anh Trần Văn B là công chức tập sự tại UBND huyện Y. Trong
thời gian tập sự, B đã có hành vi vi phạm kỷ luật cơ quan. Chủ tịch UBND huyện đã
quyết định kỷ luật B với hình thức hạ một bậc lương. Hỏi, việc áp dụng hình thức kỷ
luật trên đối với B là đúng hay sau, Tại sao?
Bài tập tình huống 2: Ông Lê Văn C là giám đốc một sở của UBND tỉnh H. Ông C
cũng đồng thời là Đại biểu HĐND tỉnh H. Do có sai phạm trong quản lý, nên ông C đã
bị Chủ tịch UBND tỉnh ra quyết định tạm đình chỉ công tác đối với chức vụ giám đốc sở

và Đại biểu HĐND của ông C. Anh (chị) hãy bình luận quyết định tạm đình chỉ công
tác nêu trên của Chủ tịch UBND tỉnh.
Bài tập tình huống 3: Bà Lê Thị X là công chức địa chính công tác tại UBND xã H. Bà
X đã có hành vi vi phạm pháp luật khi thự hiện công vụ được giao, nên cách đây 6
tháng, đã bị kỷ luật ở hình thức hạ một bậc lương. Nay bà X lại tái phạm. Hỏi việc xử lý
kỷ luật bà X như thế nào?
Bài tập tình huống 4: Anh Trần Văn C là công chức tại Sở N. Do mâu thuẫn trong
công tác, anh C đã tự ý bỏ việc 3 tháng. Giám đốc Sở đã triệu tập anh C trở lại công tác
nhưng anh C không tới Sở. Để giải quyết vụ việc, Giám đốc Sở đã ra quyết định cho
anh C thôi việc. Hãy bình luận sự việc trên.
Phần 4
Tài liệu tham khảo
6


1. Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính của Học viện Hành chính
Quốc gia.
2. Các văn bản quy phạm pháp luật sau:
1) Hiến pháp năm 1992 sửa đổi bổ sung năm 2001
2) Luật tổ chức Chính phủ
3) Nghị định số 179/2007/NĐ-CP ban hành kèm theo quy chế làm việc của
Chính phủ; đã được thay thế nghị định khác.
4) Nghị định số 178/2007/NĐ-CP về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền
hạn và cơ cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, nghị định này đã thay thế.
5) Nghị định số 30/2003 về việc quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ
cấu tổ chức của cơ quan thuộc Chính phủ, nghị định này đã thay thế.
6) Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân
7) Nghị định số 107/2004/NĐ-CP về số lượng phó chủ tịch UBND các cấp
8) Nghị định số 13/2008/NĐ-CP quy định về số lượng các cơ quan chuyên môn
cấp tỉnh.

9) Nghị định số 14/2008/NĐ-CP quy định về số lượng các cơ quan chuyên môn
cấp huyện, sửa đổi bổ sung Nghị định số 12/2010/NĐ-CP.
10) Luật cán bộ công chức năm 2008
11) Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế
độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người
hoạt động không chuyên trách ở cấp xã
12) Nghị định số 06/2010/NĐ-CP ngày 25/01/2010 quy định những người là công
chức
13) Nghị định số 18/2010/NĐ-CP ngày 05/3/2010 đào tạo, bồi dưỡng công chức
14) Nghị định số 24/2010/NĐ-CP ngày 15/03/2010 quy định về tuyển dụng, sử dụng
và quản lý công chức, sửa đổi bổ sung Nghị định số 93/2010/NĐ-CP
15) Nghị định số 46/2010/NĐ-CP ngày 27/4/2010 quy định về thôi việc và thủ tục
nghỉ hưu đối với công chức
16) Nghị định số 34/2011/NĐ-CP ngày 17/05/2011 quy định về xử lý kỷ luật đối với
công chức
17) Luật viên chức năm 2010 có hiệu lực ngày 01/01/2012

7


Chuyên đề 3:
PHƯƠNG PHÁP VÀ HÌNH THỨC QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC
Phần 1
Bố cục chuyên đề 3
1.
2.
3.
4.

Khái niệm về phương pháp quản lý hành chính nhà nước

Phân loại các phương pháp
Khái niệm về hình thức quản lý hành chính nhà nước
Nội dung các hình thức
Phần 2
Nội dung chuyên đề 3

1. Khái niệm về phương pháp quản lý hành chính nhà nhà nước
- Xuất phát từ khái niệm phương pháp, tiếp đến là phương pháp quản lý
hành chính nhà nước, từ đó nêu ra những đặc điểm của phương pháp
quản lý hành chính nhà nước (cho ví dụ cụ thể để làm rõ các đặc điểm
của phương pháp quản lý hành chính nhà nước).
2. Phân loại các phương pháp
2.1. Căn cứ vào mức độ tác động
- Có những phương pháp nào?
- Nội dung các phương pháp
- Cho ví dụ cụ thể cho từng phương pháp
2.2. Căn cứ vào cách thức tác động
- Có những phương pháp nào?
- Nội dung các phương pháp
- Cho ví dụ cụ thể cho từng phương pháp
2.3. Căn cứ vào dấu hiệu quyền lực nhà nước
- Có những phương pháp nào?
- Nội dung các phương pháp
- Cho ví dụ cụ thể cho từng phương pháp
• Đối với phương pháp cưỡng chế hành chính cần làm rõ các nội dung sau:
- Cưỡng chế hành chính là gì, đặc điểm của cưỡng chế hành chính;
- Các hình thức cưỡng chế hành chính (nên chia làm các nhóm sau đó
cho ví dụ cụ thể)
- Nội dung các hình thức cưỡng chế hành chính (cần làm rõ trong trường
hợp nào áp dụng biện pháp cưỡng chế hành chính đó, ai có thẩm

quyền? và thủ tục thực hiện biện pháp cưỡng chế đó như thế nào?)
• Đối với hình thức cưỡng chế hành chính là biện pháp xử lý vi phạm hành
chính cần làm rõ những vấn đề sau:
8


- Vi phạm hành chính là gì? Các dấu hiệu của vi phạm hành chính, cấu
thành của vi phạm hành chính (cho ví dụ cụ thể để làm rõ các nội dung
trên)
- Nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính
- Các biện pháp xử lý vi phạm hành chính cụ thể
3. Khái niệm về hình thức quản lý hành chính nhà nước
- Khái niệm
- Bản chất
4. Nội dung các hình thức
4.1. Hình thức mang tính pháp lý
- Khái niệm, dấu hiệu đặc trưng
- Ví dụ cụ thể
4.2. Hình thức mang tính pháp lý
- Khái niệm, dấu hiệu đặc trưng
- Các hình thức cụ thể, ví dụ làm rõ
Phần 3
Câu hỏi và bài tập xử lý tình huống
Câu 1: Cho ví dụ cụ thể để phân biệt thời hiệu xử lý vi phạm hành chính và thời hạn
được coi là chưa bị xử lý vi phạm hành chính.
Câu 2: Khoản 2 điều 3 Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính quy định: “cá nhân, tổ chức
chỉ bị xử phạt hành chính khi có vi phạm hành chính do pháp luật quy định”. Hãy giải
thích và cho ví dụ chứng minh nội dung trên.
Câu 3: Cho một ví dụ cụ thể về biện pháp phòng ngừa hành chính và biện pháp ngăn
chặn hành chính và phân tích ví dụ đó để phân biệt giữa chúng.

Câu 4: Cho một ví dụ cụ thể về hình thức quản lý hành chính quy phạm, một quyết định
hành chính cá biệt và phân biệt giữa chúng.
Câu 5: Cho một ví dụ cụ thể về hình thức quản lý hành chính nhà nước do Ủy ban nhân
dân tỉnh thực hiện và phân tích ví dụ đó.
Câu 6: Hãy phân loại các ví dụ về các biện pháp cưỡng chế hành chính sau đây:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.
9.

Kiểm tra đăng ký tạm trú, tạm vắng;
Tạm giữ người theo thủ tục hành chính;
Khám nơi cất giấu tang vật vi phạm hành chính;
Cưỡng chế dỡ nhà xây dựng trái phép;
Tịch thu hàng hóa đã hết hạn sử dụng;
Xử phạt hành chính đối với người vi phạm hành chính;
Hạn chế người ra, vào khu vực đang có dịch bệnh;
Bảo lãnh hành chính;
Áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục;
9


10.Buộc khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường
Câu 7: Cho một ví dụ cụ thể về phương pháp hành chính, phương pháp kinh tế trong
quản lý hành chính nhà nước và phân tích ví dụ đó.

Câu 8: Cho một ví dụ về phương pháp quản lý hành chính, một hình thức quản lý hành
chính tương ứng và phân tích mối quan hệ giữa chúng.
Câu 9: Hãy cho một ví dụ cụ thể về một hình thức quản lý mang tính pháp lý, một hình
thức quản lý hành chính ít mang tính pháp lý tương ứng và phân tích mối quan hệ giữa
chúng.
Bài tập tình huống 1: Để góp phân xây dựng nếp sống văn hóa mới, xã Y đã xây dựng
hương ước (đã được UBND huyện phê chuẩn), trong đó có nội dung: Gia đình nào tổ
chức tiệc cưới xin cho con cháu mà có hút thuốc lá, uống rượu sẽ bị phạt 500.000đ, số
tiền thu được sẽ bổ sung vào quỹ chung của thôn. Anh (chị) hãy bình luận nội dung trên
của hương ước.
Bài tập tình huống 2: Cách đây 30 tháng, Ông Nguyễn Văn A đã có hành vi xây nhà
lấn chiếm đất công. Nay hành vi đó mới bị phát hiện. Chủ tịch UBND xã đã quyết định
xử phạt hành chính đối với ông A là 500.000đ và buộc ông A phải tháo dỡ phần xây
dựng trái phép. Hỏi:
1. Có những sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luật hành chính nào phát
sinh trong ví dụ trên?
2. Việc xử lý của Chủ tịch UBND xã như trên là đúng hay sai tại sao?
Bài tập tình huống 3: Đội cảnh sát giao thông số 1 của tỉnh A, trong quá trình thực
hiện nhiệm vụ đã phát hiện Lê Văn K lái một chiếc xe tải chở gỗ không có giấy tờ hợp
lệ, Đội đã lập biên bản, tạm giữ xe cùng với số gỗ trên xe, đồng thời chuyển giao vụ
việc cho UBND tỉnh, đề nghị xử lý. Căn cứ vào mức độ sai phạm của Lê Văn K. Chủ
tịch UBND tỉnh A đã ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính đối với Lê Văn K số
tiền 40 triệu đồng, trả lại hàng hóa cho Lê Văn K. Lê Văn K đã chấp hành quyết định xử
phạt, nhưng khi đến trụ sở của đội Cảnh sát giao thông số 1 lấy xe và hàng thì phát hiện
số gỗ trên xe bị mất so với biên bản là nửa mét khối gỗ. Anh (chị) hãy xác định: Ai là
người bồi thường số gỗ bị mất cho Lê Văn K? Tại sao?
Bài tập tình huống 4: Chủ tịch UBND huyện A, tỉnh B đã ban hành quyết định giao đất
với diện tích là 80m2 thuộc diện tích nằm ngoài quy hoạch đã được UBND tỉnh phê
duyệt cho ông C, người cùng huyện. Sự việc này bị ông E người hàng xóm của ông C
phát hiện. Ông E đã viết đơn tố cáo đến Chủ tịch UBND tỉnh. Chủ tịch UBND tỉnh sau

khi xem xét, đã ra quyết định xử lý với nội dung: Hủy quyết định giao đất của Chủ tịch
UBND huyện A; kỷ luật Chủ tịch UBND huyện A với hình thức cảnh cáo, hạ một bậc
lương; thu hồi diện tích đã giao trái phép. Hỏi: Việc xử lý của Chủ tịch UBND tỉnh là
đúng hay sai? Tại sao?
10


Bài tập tình huống 5: Em K, 14 tuổi, trú tại xã A, huyện B, tỉnh C là người nhiều lần
có hành vi vi phạm pháp luật trong lĩnh vực an toàn xã hội. Căn cứ mức độ vi phạm của
K, Chủ tịch UBND huyện B đã quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo
dưỡng đối với K và giao cho UBND xã A tổ chức đưa K vào trường giáo dưỡng trong
trường hợp K không tự nguyện thi hành. Do K không tự nguyện thi hành nên UBND xã
đã tổ chức cưỡng chế đối với K. Trên đường đưa K vào trường, lực lượng cưỡng chế đã
làm gãy tay phải của K. K đã làm đơn khởi kiện vụ án hành chính đối với quyết định áp
dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng của Chủ tịch UBND huyện và hành vi
cường chế của lực lượng cưỡng chế. Hỏi: Ai phải bồi thường thiệt hại cho K (giả sử K
không có lỗi dẫn đến việc gãy tay).
Phần 4
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính của Học viện Hành chính
Quốc gia.
2. Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính 2002, 2007, 2008
3. Các nghị định hướng dẫn thi hành pháp lệnh để xử lý vi phạm hành chính trên các
lĩnh vực cụ thể.

11


Chuyên đề 4
KIỂM SOÁT QUẢN LÝ HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC

Phần 1
Bố cục chuyên đề 4
1. Kiểm soát thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
2. Kiểm soát thông qua hoạt động giám sát
3. Kiểm soát thông qua hoạt động xét xử của tòa án
Phần 2
Nội dung chuyên đề 4
1. Kiểm soát thông qua hoạt động thanh tra, kiểm tra
1.1. Kiểm tra
- Khái niệm, đặc điểm
- Mục đích
- Đối tượng
- Hình thức
- Phạm vi và nội dung
- Hậu quả pháp lý
1.2. Thanh tra
- Khái niệm, đặc điểm
- Mục đích
- Đối tượng
- Hình thức
- Phạm vi và nội dung
- Hậu quả pháp lý
2. Kiểm soát thông qua hoạt động giám sát
- Khái niệm, đặc điểm
- Mục đích
- Đối tượng
- Hình thức
- Phạm vi và nội dung
- Hậu quả pháp lý
3. Kiểm soát thông qua hoạt động xét xử của tòa án

- Đối tượng xét xử của tòa án
- Thẩm quyền xét xử của tòa án
- Các giai đoạn tố tụng hành chính
Phần 3
Câu hỏi và bài tập tình huống
Câu 1: Phân biệt hoạt động thanh tra với hoạt động kiểm tra cho ví dụ cụ thể
Câu 2: Phân biệt thanh tra nhân dân và thanh tra hành chính
12


Câu 3: Phân biệt khiếu nại và tố cáo
Bài tập tình huống 1: Chủ tịch UBND huyện H đã ra quyết định thành lập đội thanh
niên cờ đỏ để phối hợp với Công an huyện trong việc giữ gìn trật tự một lễ hội tại địa
phương. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao. Nguyễn Văn A một thành viên
trong đội cờ đỏ đã phát hiện Trần Văn B là người có hành vi trộm cắp của bà Lê Thị M
số tiền là 50.000đ. Nguyễn Văn A đã viết giấy sử phạt hành chính đối với Trần Văn B
với mức phạt là 20.000đ. Hỏi:
1. Giấy phạt hành chính trên có phải là một quyết định hành chính không? Tại sao?
2. Nếu Trần Văn B khiếu nại thì ai là người có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần
đầu?
Bài tập tình huống 2: Nguyễn Văn B có hộ khẩu thường trú tại huyện H, tỉnh X; Trần
Văn C có hộ khẩu thường trí tại huyện G, tỉnh Y. Hai người chung vốn buôn bán. Trong
một lần vận chuyển hàng hóa qua tỉnh M, hai người đã bị Chủ tịch UBND huyện N
thuộc tỉnh M phạt hành chính vì hàng hóa không đủ giấy tờ hợp lệ. Không đồng ý quyết
định xử phạt đó, Nguyễn Văn B đã làm đơn khiếu nại đến Chủ tịch UBND tỉnh M; còn
Trần Văn C làm đơn khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện G. Theo anh
(chị), việc khiếu nại của B, khởi kiện của C là đúng hay sai? Tại sao? Xác định cơ quan
có thẩm quyền giải quyết khiếu nại và khiếu kiện trên.
Bài tập tình huống 3: Trong một đợt kiểm tra hoạt động kinh doanh của công ty H,
đoàn kiểm tra liên ngành của huyện A do chi cục trưởng chi cục thuế huyện A làm

trường đoàn phát hiện công ty H đã có hành vi trốn thuế giá trị gia tăng (VAT) với số
tiền 08 triệu đồng. Căn cứ vào tính chất, mức độ vi phạm của công ty H, Chi cục trưởng
chi cục thuế huyện A đã ra quyết định xử phạt hành chính công ty H với tổng số tiền
phạt gấp đôi số tiền thuế là 16 triệu đồng. Không đồng ý với quyết định xử phạt này,
công ty H đã làm đơn khiếu nại gửi đến Chủ tịch UBND tỉnh B. Chủ tịch UBND tỉnh B
đã chuyển hồ sơ cho Chủ tịch UBND huyện A giải quyết. Hỏi:
1. Việc xử phạt của Chi cục trường chi cục thuế là đúng hay sai, tại sao?
2. Xác định thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần đầu tiền và lần tiếp theo đối với
đơn khiếu nại của công ty H?
3. Nếu công ty H khởi kiện vụ án hành chính, hãy xác định người bị kiện và Tòa án
có thẩm quyền giải quyết vụ việc trên.
Bài tập tình huống 4: Ban chủ nhiệm hợp tác xã A, huyện C đã giao nộp số tiền là 10
triệu đồng cho Chủ nhiệm hợp tác xã để đi nộp tiền thuế nông nghiệp. Nhưng Chủ
nhiệm hợp tác xã đã không nộp dẫn đến việc Chủ tịch UBND huyện C đã ra quyết định
xử phạt hành chính đối với hợp tác xã A với lý do chậm nộp tiền thuế với số tiền phạt
hành chính là 1.000.000đ, buộc hợp tác xã phải hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế. Đồng
thời căn cứ sai phạm của cá nhân Chủ nhiệm hợp tác xã, Chủ tịch UBND huyện đã ra
13


quyết định kỷ luật cách chức Chủ nhiệm hợp tác xã. Hợp tác xã A đã làm đơn khởi kiện
vụ án hành chính tại Tòa án nhân dân huyện đối với quyết định xử phạt hành chính của
Chủ tịch UBND huyện. Chủ nhiệm hợp tác xã A cũng khiếu nại quyết định kỷ luật của
Chủ tịch UBND huyện, với lý do hình thức kỷ luật là nặng so vơi sai phạm của cá nhân.
Chủ tịch UBND huyện đã giao việc khiếu nại của Chủ nhiệm hợp tác xã A cho thanh tra
huyện. Hỏi:
1. Tòa án có nhận đơn kiện của hợp tác xã A không? Tại sao?
2. Thanh tra huyện có thẩm quyền giải quyết khiếu nại của cá nhân Chủ nhiệm hợp
tác xã A không tại sao?
3. Cách giải quyết đối với khiếu nại của cá nhân Chủ nhiệm hợp tác xã A?

Bài tập tình huống 5: Thực hiện kế hoạch thanh tra định kỳ, đoàn thanh tra tỉnh do
Chánh thanh tra tỉnh làm trưởng đoàn đã về thanh tra tại UBND huyện M. Trong quá
trình thanh tra, xét thấy Chủ tịch UBND huyện có nhiều hành vi gây thiệt hại nghiệm
trọng đến lợi ích nhà nước, cản trở quá trình thanh tra nên đã quyết định tạm đình chỉ
công tác đối với Chủ tịch UBND huyện. Hãy bình luận về sự việc trên.
Bài tập tình huống 6: Tại phòng tài chính UBND huyện A đã xảy ra một số sai phạm
về công tác quản lý tài chính. Hỏi, ai là người có thẩm quyền ra quyết định thanh tra
trường hợp này?
Bài tập tình huống 7: Ông Nguyễn Văn C có hành vi trộm cắp vặt, đã được giáo dục
tại xã nhưng không tiến bộ. Chủ tịch UBND xã đã ra quyết định xử phạt cảnh cáo, phạt
tiền 200.000đ, đồng thời đề nghị Chủ tịch UBND huyện ra quyết định áp dụng biện
pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với ông C. Trên cơ sở đề nghị của UBND xã, Chủ tịch
UBND huyện đã ra quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục đối với ông C.
Không đồng ý với quyết định trên, ông C khởi kiện vụ án hành chính. Hỏi:
1. Anh (chị) hãy hướng dẫn ông C thực hiện việc khởi kiện vụ án hành chính gửi
đến Tòa án có thẩm quyền.
2. Xác định các sự kiện pháp lý hành chính và quan hệ pháp luật hành chính trong ví
dụ trên.
3. Đề xuất hướng giải quyết đối với khiếu kiện của ông C.
Bài tập tình huống 8: Cơ quan thuế tỉnh K khi kiểm tra việc chấp hành pháp luật thuế
tại công ty M, đã phát hiện công ty M có hành vi kinh doanh một số mặt hàng không
nằm trong đăng ký kinh doanh của công ty. Hỏi:
1. Cơ quan thuế tỉnh K có quyền xử phạt hành chính đối với công ty M về hành vi
nói trên không? Tại sao?
2. Giả sử cơ quan thuế tỉnh K ra quyết định xử phạt hành chính đối với công ty M,
công ty M muốn khởi kiện vụ án hành chính. Hãy soạn thảo nội dung đơn khởi
kiện vụ án hành chính giúp công ty M.
14



Phần 4
Tài liệu tham khảo
1. Giáo trình Luật hành chính và tài phán hành chính của Học viện Hành chính
Quốc gia
2. Luật Thanh tra 2010 và các văn bản hướng dẫn thi hành
3. Luật giám sát và các văn bản hướng dẫn thi hành
4. Luật khiếu nại, tố cáo năm 2012 và các văn bản hướng dẫn thi hành
5. Luật Thủ tục hành chính 2012
6. Nghị quyết 56/2010/NQ-QH
7. Nghị quyết 01/2011/NQ-HĐTP
8. Nghị quyết 02/2011/NQ-HĐTP

15



×