Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
CÁC CHỮ VIẾT TẮT
HS
Học sinh
TDTT
Thể Dục Thể Thao
GDTT
Giáo Dục Thể Chất
HKPĐ
Hội Khỏe Phù Đổng
I . PHẦN MỞ ĐẦU
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
1
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Từ xa xưa,con người đã coi tập luyện TDTT là biện pháp tích cực, hiệu quả
đối với việc tăng cường sức khỏe và giúp con người ý thức hơn về cái đẹp,cái đáng
quý của bản thân mình.Đó là vẻ đẹp của sức mạnh,vẻ đẹp của một tinh thần minh
mẫn trong một cơ thể cường tráng,tạo niềm tin cho chúng ta bước vào cuộc sống
hiện tại và tương lai phía trước.
Nhận thức được điều đó Đảng và nhà nước ta luôn xác định sức khỏe của con
người là vốn quý của xã hội,là tài sản vô giá của dân tộc.Lúc sinh thời Bác Hồ đã
nói “Dân giàu thì nước mạnh,mỗi một người dân yếu ớt tức là làm cho cả nước
yếu ớt một phần,mỗi một người dân mạnh khỏe góp phần làm cho cả nước mạnh
khỏe” và vì thế : “Luyện tập thể dục,bồi bổ sức khỏe là bổn phận của người dân
yêu nước”.
Bác Hồ đã khẳng định mục đích của rèn luyện sức khỏe dưới chế độ mới, để
xây dựng một xã hội văn minh.Mục đích của tập luyện TDTT là phát triển toàn
diện thế hệ trẻ Việt Nam,thế hệ trẻ đó phải được phát triển thể chất có chủ định để
thực hiện mục tiêu giáo dục toàn diện của Đảng và Nhà nước.Những năm qua
Đảng chỉ đạo ngành TDTT phải thực hiện việc đưa TDTT về cơ sở là nhiệm vụ
hàng đầu,trong đó phải nói tới cuộc vận động “Toàn dân rèn luyện TDTT theo
gương Bác Hồ vĩ đại”.Ngày nay,trong giai đoạn đất nước ngày một càng phát
triển,từng bước tiếp cận nền văn minh của khu vực và thế giới thì vai trò của thế hệ
trẻ ngày càng được khẳng định,họ chính là chủ nhân tương lai của đất nước sau
này,trong đó lực lượng học sinh (HS),sinh viên là nòng cốt.Do đó,TDTT trong
trường học là một bộ phận quan trọng của TDTT xã hội,thực hiện chức năng giáo
dục thể chất (GDTC) cho thế hệ trẻ vốn có kĩ năng,kĩ xảo vận động cơ bản,tăng
cường khả năng làm việc của hệ hô hấp,hệ tim mạch,hệ vận động,đồng thời chuẩn
bị thể lực cho các em vào cuộc sống mới.Luật giáo dục được Quốc hội nước Cộng
hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua ngày 14/06/2005
quy định “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp học sinh phát triển toàn diện về
đạo đức,trí tuệ,thể chất,thẩm mỹ và các kĩ năng cơ bản,phát triển năng lực cá
nhân,tính năng động và sáng tạo,hình thành nhân cách con người Việt Nam xã hội
chủ nghĩa,xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân chuẩn bị cho học sinh tiếp tục
học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Thực tế đã chứng minh muốn làm được bất cứ điều gì đạt hiệu quả cao thì
trước hết phải hứng thú đối với công việc đó, Trong luyện tập TDTT ngoài khả
năng luyện tập của bản thân còn có nhiều đức tính để tạo cho học sinh đạt kết quả
cao như đức tính tự giác, tính sáng tạo, nỗ lực ý chí, ý thức học tập, động cơ luyện
tập đúng đắn,hứng thú trong luyện tập. Nhưng trong đó tính hứng thú của HS có
liên quan rất lớn đén quá trình luyện tập nói chung và môn học GDTT nói
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
2
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
riêng.Hứng thú trong thể thao là vấn đề cần thiết để nâng cao hiệu quả học tập và
rèn luyện sức khỏe.
I.1. Lí do chọn đề tài
Trong nhà trường,hoạt động của đội tuyển TDTT có vị trí rất quan trọng
trong việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về Đức – Trí – Thể - Mỹ.Trong
đó,tác dụng của đội tuyển TDTT có tác dụng trực tiếp trong việc nâng cao chất
lượng học tập,kích thích sự tìm tòi,sáng tạo của các em,từng bước trang bị cho các
em những tri thức cần thiết,gopc phần đào tạo nguồn nhân lực trẻ cho đất nước
trong tương lai,giúp các em ra sức thi đua học tập,xứng đáng là con ngoan,trò
giỏi,cháu ngoan Bác Hồ.
Trong văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng về giáo dục
đào tạo và khoa học công nghệ trong giai đoạn 2005 – 2010 cũng đã nêu rõ: “Đẩy
mạnh hoạt động TDTT nâng cao thể trạng và tầm vóc con người Việt Nam” chăm
lo cho con người về thể chất là trách nhiệm của toàn xã hội nói chung và GDTT
trong trường học nói riêng là công việc vô cùng quan trọng đòi hỏi ngành GD và
ĐT phải tìm ra giải pháp khắc phục để nâng cao thể chất cũng như bảo vệ sức khỏe
thật tốt cho học sinh.Do vậy Bộ GD và ĐT không ngừng cải tiến,nâng cao chất
lượng GDTT và bồi dưỡng năng khiếu thể thao trong nhà trường.
Thực chất của việc tổ chức rèn luyện và huấn luyện TDTT là nhằm giúp các
em tích cực,chủ động trong việc mở rộng và nâng cao kiến thức, kích thích các em
say mê và tìm tòi khoa học trên nhiều lĩnh vực mà mình yêu thức.Đặc biệt là các
kiến thức có liên quan đến các môn học trong nhà trường thông qua việc tham gia
rèn luyện và tập luyện TDTT qua các bộ môn mà các em yêu thích từ đó hình
thành những kĩ năng,kĩ xảo,thói quen tốt của người học sinh như biết làm việc độc
lập,chủ động sáng tạo trong việc tìm kiếm kiến thức mới,bước đầu tập dợt phong
cách làm việc khoa học,có thói quen và nhu cầu đọc sách,báo để bổ sung kiến thức
mà thực chất là để góp phần nâng cao chất lượng học tập,bước đầu hình thành
phương pháp tiếp cận kiến thức mới một cách tích cực.
Xuất phát từ thực tế trên và ý nghĩa thực tiễn đó,tôi mạnh dạn đi sâu tìm
hiểu đề tài: “Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện các môn thi học sinh
giỏi thể dục thể thao trong trường tiểu học”.
Từ những lí do nêu trên,tôi đã lựa chọn đề tài này để nghiên cứu và tổ chức
thực hiện có hiệu quả trong nhiều năm qua,đã góp phần cho nhà trường giành
nhiều giải cao trong các lần tham gia thi học sinh gỏi Thể Dục Thể Thao cũng như
là Hội Khỏe Phù Đổng.
I.2.Mục tiêu,nhiệm vụ của đề tài :
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
3
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Với mục đích nâng cao chất lượng hoạt động phong trào TDTT,góp phần giáo
dục toàn diện cho HS trong nhà trường,xây dựng “Trường học thân thiện,học sinh
tích cực”.Mặt khác,trong điều kiện xã hội hiện nay,với những mặt trái của cơ chế
thị trường và tác động của xã hội,một số HS trong nhà trường có những biểu hiện
không tốt,đạo đức sa sút,sống không có lý tưởng,lối sống thực dụng,từ đó dễ sa
vào các tệ nạn xã hội,chạy theo các trò chơi vô bổ như chơi game,điện tử,bi
da….không thích thú với việc học tập.Vì thế cần tổ chức cho các em nhiều hơn
nữa các hoạt động phong phú,sáng tạo,những mô hình mới trong học tập để thu hút
các em tham gia rèn luyện một cách tự nguyện,tích cực,từ đó giáo dục cho các em
con đường đúng đắn.
Với những kinh nghiệm và nhận thức có hạn,tuy nhiên với các kết quả đã đạt
được ngày càng tốt hơn trong các năm quahoatj động này đã giúp tôi tích lũy được
các kinh nghiệm nên tôi chọn đề tài trên xin được phép nêu lên để đồng nghiệp
cùng tham khảo từ đó đề ra những biện pháp hữu ích,thiết thực để thực hiện tốt các
hoạt động của đội tuyển TDTT nói riêng và môn thể dục nói chung với tinh thần
tất cả vì sự phát triển các hoạt động của đội tuyển TDTT trong nhà trường,góp
phần cùng nhà trường trong việc giáo dục toàn diện cho HS,xây dựng trường ngày
càng vững mạnh hơn về các phong trào TDTT.
* Mục đích nghiên cứu
Mục đích của tôi là tìm hiểu về sụ hứng thú tập luyện TDTT của HS đồng thời
tìm ra những nguyên nhân ảnh hưởng đến hứng thú tập luyện TDTT và các giải
pháp đúng đắnhững nội dung và phương pháp tập luyện cho phù hợp với độ tuổi
của các em.
+ Rèn luyện giúp các em tích cực,chủ động trong việc mở rộng và nâng cao kiến
thức,kích thích các em say mê tìm tòi khả năng luyện tập của bản thân nâng cao
đức tính tự giác,tính sáng tạo,nỗ lực ý chí,ý thức học tập,động cơ luyện tập đúng
đắn,hứng thú trong luyện tập.
+ Đạt được thành tích cao khi tham gia thi đấu.
+ Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích tìm hiểu và đánh giá đề tài,tôi xác định 3 nhiệm vụ sau:
- Nhiệm vụ 1 : Đánh giá thực trạng tính hứng thú tập luyện các môn thể thao
trong hệ thống thi đấu tại HKPĐ của học sinh.
- Nhiệm vụ 2 : Tìm hiểu nguyên nhân ảnh hưởng đếntính hứng thú tập luyện
TDTT của HS và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của các môn
thể thao này.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
4
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
- Nhiệm vụ 3 : Tuyển chọn ra những nhân tài năng khiếu tiềm ẩn bổ sung vào
đội tuyển HKPĐ,đội tuyển học sinh giỏi TDTT của trường.
I.3 Đối tượng nghiên cứu
- Học sinh lớp 3,4,5 của trường Tiểu học Y Jút.
I.4 Phạm vi nghiên cứu
Trong khả năng và điều kiện có hạn,tôi chỉ tìm hiểu thực tế và lựa chọn 60
vận động viên vào đội tuyển để khảo sát năng khiếu từng môn của các em,từ đó đề
ra nội dung và phương pháp để bồi dưỡng.
I.5 Phương pháp nghiên cứu
Tôi đã sử dụng các phương pháp sau để nghiên cứu:
a.Phương pháp phỏng vấn tọa đàm:
+ Phương pháp phỏng vấn trực tiếp
+ Phương pháp phỏng vấn gián tiếp : Chúng tôi tiến hành phỏng vấn bằng
phiếu gửi cho 60 HS (trong đó gồm : 30 HS nam, 30 HS nữ)
b)Phương pháp quan sát sư phạm : Quan sát giờ lên lớp thể dục của tôi cũng
như của các đồng nghiệp,giờ huấn luyện các môn thể thao của trường bạn,theo
dõi cụ thể từng đối tượng HS của các đội tuyển,xem xét mức độ hứng thú tập
luyện TDTT của HS nói chung.
c) Phương pháp bài thử
Đối với sức nhanh : cự li chạy tốc độ cao :10 m,20 m,30 m,kiểm tra tốc độ
nhanh
Đối với sức mạnh : bật nhảy tại chỗ
d) Phương pháp thực nghiệm sư phạm
e)Phương pháp trò chơi : Chơi với các bạn cùng nhóm học.
f)Phương pháp thi đấu : thi đấu với bạn cùng nhóm,thi đấu nhiều bạn cùng
lúc.
g) Phương pháp thống kê : Tổng hợp kết quả qua phiếu phỏng vấn để xử lí
số liệu thống kê.
II. PHẦN NỘI DUNG
II.1Cơ sở lý luận
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
5
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Mọi hoạt động của đội tuyển TDTT đều nhằm mục đích giáo dục toàn diện cho
các em về “ Đức – Trí – Thể - Mỹ:.Hoạt động của chương trình câu lạc bộ TDTT
trong nhà trường đều nhằm mục đích chung là nâng cao thành tích trong các lần
tham gia HKPĐ nói riêng và nâng cao chất lượng học tập môn thể thao nói
chung.Những hoạt động đó đã được thể hiện thống nhất về nhận thức và hành động
của các thành viên trong đội tuyển.Đồng thời,nâng cao trách nhiệm phụ trách và
chăm lo xây dựng đội tuyển TDTT ngày càng vững mạnh,tạo môi trường sống an
toàn lành mạnh cho các vận động viên tham gia sinh hoạt,học tập,rèn luyện góp
phần xây dựng một đội tuyển giàu về trí tuệ,khỏe về thể lực,trong sáng về đạo
đức,phấn đấu trở thành con ngoan,trò giỏi,cháu ngoan Bác Hồ để xứng đáng là
những chủ nhân của thế kỉ 21.
II.2 Thực trạng
a. Thuận lợi – khó khăn
- Nhìn chung đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy môn thể dục tương đối đầy đủ,
có trình độ chuyên môn vững vàng, thời gian công tác lâu năm đã đúc kết được
nhiều kinh nghiệm trong quá trình giảng dạy. Đó là vấn đề thuận lợi cho quá
trình hướng dẫn, giúp đỡ học sinh tập luyện.
Lãnh đạo nhà trường luôn quan tâm đến việc đổi mới phương pháp dạy học
của giáo viên.
Ngày càng nhận được sự quan tâm của Nhà nhiều hơn về việc đầu tư trang
thiết bị phục vụ cho việc dạy học.
Tuy nhiên bên cạnh đó trường tiểu học Y Jút là trường học vùng sâu, vùng
xa một phần nữa là do cơ sở vật chất, dụng cụ còn nhiều thiếu thốn. Trường tiểu
học Y Jút chưa có phòng đa chức năng để học thể dục
Đa số phụ huynh là người dân tộc Ê đê, sống bằng nghề nông, hoàn cảnh
còn khó khăn nên điều kiện tiếp cận với cái mới còn chậm cũng như việc tìm hiểu
khoa học vẫn còn hạn hẹp. Vì là môn phụ nên cha mẹ học sinh chưa quan tâm,
thực sự chưa chú ý đến việc học của con em mình.
Một khó khăn nữa là ở trường tiểu học Y Jút trong những năm trước khi
chuẩn bị đến thi học sinh giỏi thể dục thể thao hay thi HKPĐ thì đa số là khi có
công văn của phòng giáo dục về việc tham gia HKPĐ thì lúc đó thầy và đội tuyển
mới ra sức tập luyện và việc chọn vận động viên đôi khi cũng không được tốt ( bởi
vì thời gian ngắn nên việc tổ chức chọn vận động viên còn gặp nhiều hạn chế
trong khâu chọn lựa). Có thể không phát hiện được những học sinh có năng khiếu,
chưa có những đề xuất sáng kiến với ban giám hiệu nhà trường, chưa tìm ra
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
6
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
phương pháp tập luyện tốt nhất mà cần phải có sự hướng dẫn của các đồng
nghiệp, thầy cô bộ môn…
b. Thành công – hạn chế
Thành công:
Bằng kinh nghiệm thực tiễn sau nhiều năm tổ chức tập và rèn luyện cho học
sinh qua các buổi tập luyện tại trường đã mang lại những kết quả thiết thực. Nhiều
thành viên tích cực, có năng khiếu của đội tuyển đã có nhũng bước tiến rõ rệt.
Nhiều học sinh yêu thích bộ môn là những em có năng khiếu thực sự. Các em học
sinh thi đua tập và rèn luyện và cũng đạt nhiều kết quả cao trong các lần tham gia
hội thao. Mặt khác các hoạt động của câu lạc bộ cũng đã phần nào giúp cho các HS
yếu, các em HS có hoàn cảnh khó khăn” vượt lên chính mình” để học tập tốt hơn.
Chính vì thế nhiều năm học qua các họat động câu lạc bộ TDTT đã được các em
có năng khiếu tự nguyện tham gia tập luyện chứ không phải là đi vận động. Từ câu
lạc bộ này đã huấn luyện được nhiều em đạt thành tích cao qua các lần thi đấu
HKPĐ và học sinh giỏi thể dục thể thao.
Trường tiểu học Y Jút là trường học vùng sâu, vùng xa, đa số phụ huynh là
người dân tộc Ê đê, sống bằng nghề nông, hoàn cảnh còn khó khăn nên điều kiện
tiếp cận với cái mới còn chậm cũng như việc tìm hiểu khoa học vẫn còn hạn hẹp.
Bên cạnh đó các phụ huynh chưa hiểu hết lợi ích tập luyện của học sinh. Phụ
huynh không cho con em đi tham gia đội tuyển TDTT của trường. Có phụ huynh
cho con em đi tham gia tập và rèn luyện mấy tháng trời nhưng ngày thi đấu tại
phòng giáo dục thì nhà em mắc hái cà phê thế là phụ huynh không cho đi, đây
cũng là một hạn chế rất lớn ảnh hưởng đến những thành tích của nhà trường.
c. Mặt mạnh – mặt yếu
- Trong quá trình giảng dạy tập luyện cho các em thì các em cảm thấy rất
hứng thú, các em rất hăng hái.
- Song bên cạnh đó vẫn còn một số khó khăn nhất định, vì điểm trường thuộc
vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế khó khăn học sinh chủ yếu là dân tộc thiểu số
chiếm 90%. Về phong tục tập quán còn nhiều hạn chế, trình độ dân trí còn thấp
nên ảnh hưởng không ít về vấn đề giáo dục cho học sinh.
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:
- Chưa có phòng đa chức năng,đồ dùng thiết bị còn hạn chế.
- Đa số học sinh là người dân tộc thiểu số, lại có nhiều dân tộc khác nhau nên
còn thiếu tự tin, nhút nhát, chưa linh hoạt.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
7
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
II.3 Biện pháp thực hiện:
a. Mục tiêu của biện pháp:
+ Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học.
+ Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khỏe đảm bảo trong việc học
tập.
+ Các em phải có tính trung thực trong tập luyện cũng như trong khi chơi trò
chơi và biết vận dụng vào cuộc sống.
+ Giúp các em nâng cao thành tích qua đó sẽ phát hiện những học sinh có năng
khiếu để tiếp tục bồi dưỡng, huấn luyện để đi thi đấu ở các giải như HKPĐ, học
sinh giỏi TDTT…
a. Nội dung và cách thức thực hiện biện pháp:
1. Cách chọn và thành lập câu lạc bộ đội tuyển thể dục thể thao:
Để các hoạt động của câu lạc bộ TDTT được hoạt động tốt thì điều trước tiên là
phải thành lập Ban chủ nhiệm câu lạc bộ.
Hình thức bầu chọn Ban chủ nhiệm câu lạc bộ TDTT
- Chọn các em học sinh có năng lực dẫn dắt, quản lý tốt.
Chương trình câu lạc bộ TDTT là một chương trình nhằm để mở rộng và
nâng cao các hoạt động phong trào do nhà trường và phòng giáo dục tổ chức, kích
thích sự say mê, tìm tòi tập và rèn luyện của các em HS. Do đó khi chọ HS tham
gia trong đội tuyển phải là những học sinh có năng khiếu về các môn thi của các
lần HKPĐ.
là:
Sau đó phân ra thành nhiều nhóm đứng đầu là nhóm trưởng. Các nhóm đó
+ Nhóm trưởng phụ trách chung.
+ Nhóm trưởng phụ trách bộ môn chạy 60m
+ Nhóm trưởng phụ trách bộ môn ném bóng
+ Nhóm trưởng phụ trách bộ môn bật xa
+ Nhóm trưởng phụ trách bộ môn bóng đá
+ Nhóm trưởng phụ trách bộ môn đẩy gậy
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
8
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Các nhóm này sẽ cùng thức hiện các nội dung như: điều khiển các hoạt động
chung, khởi động … từ đó hình thành cho các em có thái độ tự giác, tích cực trong
công tác tập và rèn luyện.
2. Nội dung và cách tiến hành
Sau khi đã chọn và thành lập các nhóm trưởng thì chúng ta xây dựng nội dung hoạt
động và cách tiến hành.
+ Về thời gian hoạt động:
- Hoạt động từ thứ 3 tới thứ 6 hàng tuần
- Thời gian: ( 16h45 đến 17h30)
+ cách tiến hành:
Khi hướng dẫn một nội dung nào đó trong buổi tập giáo viên phải kiểm soát
sân bãi, kiểm tra sự an toàn của học sinh xác định nhiệm vụ của buổi tập.
Khi giảng giải phân tích kí thuật động tác nên ngắn gọn, chính xác, xúc tích
dễ hiểu, khi làm mẫu thì động tác phải đạt yêu cầu chính xác, đẹp, đúng kỹ thuật
Ví dụ như:
Đối với nội dung chạy 60m:
Hướng dẫn cho các em nắm được kỹ thuật động tác:
- Thứ nhất: Xây dựng cho các em hiểu về khái niệm ký thuật
- Thứ hai: Hướng dẫn cách chạy giữa quãng
- Thứ ba: Hướng dẫn cách xuất phát thấp và chạy lao sau xuất phát
- Thứ tư: Hướng dẫn cách chạy lao sang chạy giữa quãng
- Thứ năm: Hướng dẫn cáh chạy về đích, cách đánh đích
- Thứ sáu: Hoàn thiện kỹ thuật động tác
- Thứ bảy: Kiểm tra đánh giá kết quả tập luyện
Trong quá trình tập luyện cho các em thực hiện các bài tập bổ trợ như: chạy tại
chỗ, chạy đạp sau, đứng tại chỗ tập động tác đánh tay, chạy tăng tốc, chạy lặp lại
các đoạn, trong lúc tập có thể lồng ghép cho các em chơi các trò chơi phát triển
sức nhanh.
Đối với nội dung bật xa:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
9
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Hướng dẫn cho các em nắm được kỹ thuật động tác:
- Cách chuẩn bị
- Cách tạo đà
- Cách bật nhảy
- Cách tiếp đất
Trong lúc tập có thể lồng ghép cho các em chơi các trò chơi phát triển sức
mạnh của chân như: bật xa tiếp sức, thi bật xa, thi đi chuyển nhanh…
Đối với nội dung ném bóng(150g):
Hướng dẫn cho các em nắm được kỹ thuật động tác:
- Hướng dẫn cho các em cách cầm bóng, tư thế đứng chuẩn bị
- Hướng dẫn kỹ thuật cách ra sức cuối cùng
- Hướng dẫn cách chạy đà
- Hướng dẫn cách giữ thăng bằng sau khi thực hiện động tác ném bóng
Cho các em chơi các trò chơi hay tập các động tác bổ trợ phát triển sức
mạnh của tay.
Đối với phong trào “ câu lạc bộ TDTT” đây là một hình thức nhằm giúp các
em thi đua đạt nhiều thành tích trong công tác rèn luyện và học tập, phát động
xuyên suốt từ đầu năm đến cuối năm học, lồng ghép vào các đợt thi đua, các buổi
học ngoại khóa. Để thúc đẩy phong trào tập luyện và học tập ở câu lạc bộ, tôi đã
phát động xây dựng tập luyện theo nhóm, có báo cáo kết quả sau buổi tập.
Tạo điều kiện cho các em giao lưu học hỏi lẫn nhau với các trường tiểu học
lân cận như trường tiểu học Trương Vương, Nguyễn Đức Cảnh, Trần Cao Vân từ
đó rút ra những kinh nghiệm học từ các trường bạn qua đó để đánh giá vận động
viên trong đội tuyển. Để chọn ra những học sinh có năng khiếu tiền ẩn bổ sung
vào đội tuyển HKPĐ, đội tuyển học sinh giỏi TDTT câu lạc bộ còn tổ chức chọn
lọc lại một lần nữa để có những vận động viên tốt nhất.
b. Điều kiện thực hiện biện pháp:
+ Thiết bị đồ dùng cần được trang bị đầy đủ và có chất lượng
+ Học sinh tích cực tham gia tập luyện, phát huy tính tích cực, khản năng
sáng tạo.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
10
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
+Giáo viên phát huy tính sáng tạo của mình để buổi tập diễn ra được tự
nhiên và đạt hiệu quả cao.
b. Mối quan hệ giữa các biện pháp:
Các giải pháp, biện pháp có mối quan hệ chặt chẽ với nhau, nó có sự tương trợ
lẫn nhau nhằm nâng cao hiệu quả khi tập luyện.
c. Kết quả khảo nghiệm:
3. Phân tích kết quả
Qua quá trình nghiên cứu, qua việc quan sát qua các buổi tập của các em và
qua tham khảo ý kiến phụ trách bộ môn, ôi thấy việc tạo động cơ cho việc học tập
và tập luyện một môn thể thao mà các em yêu thích là rất phù hợp. Hướng dẫn các
em vào các hoạt động lành mạnh tạo cho các em cái vốn để cho các em tham gia
hoạt động mỗi khi tan trường. Tôi đã tim hiểu và qua thực tế điều tra bằng phiếu
phỏng vấn cho thấy kết quả cụ thể được thể hiện ở bảng sau:
* Kết quả khi chưa áp dụng các biện pháp:
Bảng 1: Mức độ hứng thú tập luyện TDTT của học sinh khi chưa áp dụng
các biện pháp:
Số phiếu phát ra 60, số phiếu thu vào 60
Kết quả thu được
TT
Nội dung trả lời
Số phiếu trả Tỷ lệ
Ghi chú
lời
Thích học thể dục thể thao
51 (trong đó)
85%
a) Để rèn luyện tính nhanh 10
nhẹn, dũng cảm, khéo léo.
b) Để nâng cao sức khoẻ 26
1
bản thân, nâng cao thành
tích, trình độ của người tập,
đạt giải trong HKPĐ
15
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
11
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
c) Do tính hấp dẫn của môn
học.
Không thích học thể dục thể 7 (trong đó)
thao
2
11,6%
2
a) Vì sức khoẻ yếu.
4
b) Phương tiện tập luyện 1
thiếu thốn
c) Các môn thể thao không
phù hợp với sở thích, lứa
tuổi
3
Không có ý kiến
2
3,4%
4
Tổng cộng
60
100%
Bảng 2: Mức độ hứng thú tập luyện từng môn học thể dục thể thao của
học sinh (60 học sinh)
Số phiếu trả lời
Tỷ lệ %
TT
Môn thế thao
Thích
Không thích Thích
Không thích
1
Bóng đá
38
22
63,4%
36,6%
2
Bật xa
54
6
90%
10%
3
Ném bóng
51
9
85%
15%
4
Cờ vua
21
39
35%
65%
5
Chạy 60m
57
3
95%
5%
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
12
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
6
Đẩy gậy
39
21
65%
35%
* Kết quả thu được sau khi áp dụng các biện pháp
Bảng 3: Mức độ hứng thú tập luyện TDTT của học sinh sau khi áp dụng
các biện pháp:
Số phiếu phát ra 60, số phiếu thu vào 60
Kết quả thu được
TT
Nội dung trả lời
Số phiếu trả lời
Thích học thể dục thể 59 (trong đó)
thao
Tỷ lệ
Ghi chú
98,4%
9
a) Để rèn luyện tính
nhanh
nhẹn,
dũng 30
cảm, khéo léo.
1
b) Để nâng cao sức
khoẻ bản thân, nâng
cao thành tích, trình 20
độ của người tập, đạt
giải trong HKPĐ
c) Do tính hấp dẫn
của môn học.
Không thích học thể 1 (trong đó)
1,6%
dục thể thao
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
13
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
a) Vì sức khoẻ yếu.
2
1
b) Phương tiện tập 0
luyện thiếu thốn
c) Các môn thể thao 0
không phù hợp với sở
thích, lứa tuổi
3
Không có ý kiến
0
0
4
Tổng cộng
60
100%
•
Bảng 4: Mức độ hứng thú tập luyện từng môn học thể dục thể thao của
học sinhsau khi áp dụng các biện pháp (60 học sinh).
Số phiếu trả lời
Tỷ lệ %
TT
Môn thể thao
Thích
Không thích
Thích
Không thích
1
Bóng đá
45
15
75%
25%
2
Bật xa
58
2
96,6%
3,4%
3
Ném bóng
55
5
91,6%
8,4%
4
Cờ vua
42
18
70%
30%
5
Chạy 60m
60
0
100%
0%
6
Đẩy gậy
40
20
66,6%
33,4%
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm:
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
14
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Qua quá trình áp dụng các biện pháp trên vào tập luyện tôi thấy kết quả tập
luyện của học sinh đã có nhiều thay đổi có một số nội dung kết quả đạt được
không cao nhưng bên cạch đó cũng có một số nội dung chuyển biến rõ rệt và đạt
kết quả cao. Học sinh có hứng thú, say mê hơn với môn thể dục , các em sôi nổi
hơn, nhiệt tình, chủ động hơn trong giờ học, có ý thức tổ chức kỷ luật hơn đó cũng
là niềm động lực cho tôi cố gắng và áp dụng các biện pháp tập luyện này cho học
sinh.
Kết quả các lần tham gia thi HS giỏi TDTT và Hội khoẻ Phù Đổng
Năm
STT
thi Thành tích các môn thi đấu
đấu
Bóng đá
Ném
Bật xa
Chạy 60m
Đẩy gậy
bóng
01
2007-2008
Giải ba
02
2008-2009
Giải
huyện
nhì Giải ba
huyện
(nam)
03
2009-2010
04
2010-2011
Giải nhì
Giải nhất Giải nhất
Giải nhất
Không tổ
cụm
huyện
huyện(nữ)
huyện
chức
(nam)
giải nhất
(nữ),Giải nhất
tỉnh(nữ)
tỉnh(nữ)
Giải ba
Giải
Giải nhì
Giải ba
cụm
huyện(nữ) huyện
huyện
nhì Không tổ
chức
giải nhì
huyện
(nam)
05
2011-2012
Giải nhì
Giải ba
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
Không tổ
15
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
cụm
huyện
chức
(nam)
06
2012-2013
07
2013-2014
Giải
tư
cụm
08
2014-2015
Không tổ Không tổ
Không tổ
Không tổ
Không tổ
chức
chức
chức
chức
chức
III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
III.1 Kết luận:
+ Học sinh không thực hiện tốt nội dung, phương pháp tập luyện là do giáo
viên không tạo điều kiện cho các em thi đua, khâu quản lí tập luyện không được
tốt.
+ Giáo viên phải thay đổi nhiều hình thức tập luyện dưới các hình thức thi
đua, trong thi đua giáo viên cần phải công bằng, làm trọng tài trung thực để tạo
lòng tin ở các em.
+ Giáo viên không chuẩn bị tốt nội dung, phương pháp truyền đạt các kĩ năng,
kĩ xảo cho các em.
+ Cơ sở vật chât còn thiếu không phục vụ tốt cho công tác giàng day và tập
luyện.
+ Giáo viên phải giúp học sinh hiểu rõ tầm quan trọng của các môn thi đấu tại
cuộc thi học sinh giỏi TDTT và HKPĐ nói riêng và các môn thể dục nói chunglaf
một môn rất quan trọng vì sẽ giúp các em phát triển tốt về sức khỏe từ đó có ý
thức trong rèn luyện TDTT.
+ Bồi dưỡng những HS có năng khiếu để các em có điều kiện luyện tập nhằm
phát huy hết khản năng hiện có của các em.
III.2 Kiến nghị
-
Cần trang bị thêm cơ sở vật chất cho môn học
-
Bắt buộc học sinh mặc đồ thun, mang giày đối với môn thể dục.
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
16
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi cấp trường để tuyển chọn được đội tuyển
có năng khiếu.
Nhà trường cùng giáo viên chủ nhiệm cùng các bậc cha me, phụ huynh học
sinh cần quan tâm tới con em mình hơn.
Đề tài của tôi tuy rằng đã hoàn thành nhưng không thể tránh khỏi những hạn
chế, thiếu sót.kính mong ban giám hiệu cùng các bạn đồng nghiệp và ban giám
khảo góp ý, bổ sung để đề tài của tôi hoàn thiện hơn, sát thực hơn với thực tiễn địa
phương và tường đối tượng học sinh, để góp phần xây dụng con người phát triển
một cách toàn diện.
Eahđing, ngày 21 tháng 12 năm 2015
Người thực hiện
Nguyễn Thị Tình
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
17
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
MỤC LỤC
Nội dung
Trang
Các từ viết tắt………………………………………………… ..
1
I.Phần mở đầu : ……….............................................................
2
I.1 Lý do chọn đề tài:...................................................................
3
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài::.............................................
4
I.3. Đối tượng nghiên cứu:...........................................................
5
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………………………………
5
I.5. Phương pháp nghiên cứu:......................................................
5
II.Phần nội dung :……………………………………………..
6
II.1. Cơ sở lí luận::.......................................................................
6
II.2. Thực trạng:...........................................................................
6
a. Thuận lợi - khó khăn:...............................................................
6
b. Thành công - hạn chế:..............................................................
7
c. Mặt mạnh - mặt yếu.................................................................
8
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động:....................................
8
II.3. Biện pháp thực hiện::...........................................................
8
a.Mục tiêu của biện pháp:............................................................
8
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
18
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
b.Nội dung và hình thức thực hiện biện pháp:……………… …
8
c. Điều kiện thực hiện biện pháp:................................................
11
d.Mối quan hệ giữa các biện pháp::..............................................
11
e. Kết quả khảo nghiệm::................................................................
11
II.4 Kết quả thu được qua khảo nghiệm::......................................
III.Phần kết luận - Kiến nghị:....................................................
15
17
Mục lục…………………………………………………………
19
Tài liệu tham khảo………………………………………………
21
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
19
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
Một số tài liệu tham khảo nhằm hoàn thành Sáng Kiến Kinh
Nghiệm năm học 2015 – 2016 gồm có các tài liệu sau:
1) Sách giáo viên môn thể dục lớp 3,4,5.
2) Tham khảo tài liệu hướng dẫn thực hiện chuẩn kiến thức,kĩ
năng môn thể dục ở tiểu học.
3) Tham khảo giáo trình sinh lý học thể dục thể thao nhà xuất
bản 1995.
4) Tham khảo giáo trình lịch sử thể dục thể thao( Trường Đại
Học Thể Dục Thể Thao I nhà xuất bản thể dục thể thao năm 2000).
5) Giáo trình điền kinh nhà xuất bản Đại học sư phạm
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
20
Một số biện pháp nâng cao hiệu quả tập luyện tập luyện các môn thi học sinh giỏi thể dục thể thao trong
trường tiểu học
ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG CHẤM SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CẤP
TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
Người thực hiện: Nguyễn Thị Tình – Trường tiểu học Y Jút
21