Tải bản đầy đủ (.pdf) (58 trang)

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY IN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4 MB, 58 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA
KHOA CƠ KHÍ
BỘ MÔN KỸ THUẬT HỆ THỐNG CÔNG NGHIỆP

ĐỒ ÁN KỸ THUẬT HỆ THỐNG

KIỂM SOÁT VÀ CẢI TIẾN
CHẤT LƯỢNG TẠI CÔNG TY IN
GVHD: Cô Trần Võ Thảo Hương
Lớp: CK16HT
Thành viên: 1. Nguyễn Quốc Duy
2. Bùi Anh Hào
3. Nguyễn Ngọc Tuấn
4. Lê Hiếu Thiện
5. Lâm Vũ
6. Phó Tứ Xuân

TP.HCM, 26/11/2018

1610486
1610870
1610486
1613318
1614154
1614228


LỜI CẢM ƠN
Đồ án Kiểm soát và Cải tiến chất lượng tại công ty TNHH Đại Lục là thành quả từ sự
nỗ lực trong suốt 2 tháng đi thực tập tại xưởng sản xuất dưới sự hướng dẫn tận tình của


cô Trần Võ Thảo Hương tại Bộ môn Kỹ thuật Hệ thống Công nghiệp, Khoa Cơ Khí,
Trường Đại Học Bách Khoa – Trường Đại học Bách Khoa – ĐHQG Tp. Hồ Chí Minh.
Lời đầu tiên nhóm nghiên cứu xin gửi lời tri ân đến cô Trần Võ Thảo Hương đã định
hướng và chỉ dẫn nhóm trong suốt quá trình thực tập cho đến lúc thực hiện báo cáo đồ
án. Cảm ơn sự hỗ trợ và góp ý của các thầy Nguyễn Như Phong đã truyền dạy những
kiến thức quan trọng liên quan đến vấn đề Chất lượng mà nhóm đang nghiên cứu. Nhóm
cũng xin cảm ơn những lời động viên và hỗ trợ ý tưởng từ các thầy cô khác trong quá
trình học tập tại trường.
Bên cạnh đó nhóm xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các anh, chị, cô, chú công nhân
trong Công ty TNHH Đại Lục đã nhiệt tình giúp đỡ nhóm trong suốt thời gian thực tập
tại công ty, và đặc biệt là anh Hành – trưởng phòng Tài Chính của công ty đã giới thiệu
nhóm vào thực tập và hết mình hỗ trợ nhóm suốt thời gian tại công ty.
Một lần nữa, xin chân thành cảm ơn tất cả mọi người!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 12 năm 2018


TÓM TẮT ĐỒ ÁN
Trong cuộc cách mạnh công nghiệp 4.0 hiện nay, các doanh nghiệp Việt Nam liên tục
cạnh tranh với nhau, liên tục cải tiến và áp dụng công nghệ mới vào sản xuất, giúp giảm
chi phí song lại nâng cao chất lượng sản phẩm – điều mà mọi khách hàng đều hướng
đến. Vì vậy, việc cải tiến và đổi mới công nghệ là một yêu cầu thiết yếu quyết định phần
lớn sự tồn tại và phát triển của công ty, nhờ vậy mới đáp ứng được nhu cầu khách hàng
cũng như tốc độ tăng trưởng của thị trường.
Công nghệ và văn hoá là hai chiến lược giúp một tổ chức đạt được sự cạnh tranh về chất
lượng cũng như giá thành trên thị trường. Các công nghệ này có thể là sự nâng cấp máy
móc, cải tiến quy trình,… bằng các công cụ chất lượng. Về văn hóa, chiến lược quan
trọng là thúc đẩy văn hóa về chất lượng trên toàn tổ chức, luôn coi chất lượng là chìa
khóa để bứt phá trong cuộc cạnh tranh giữa các doanh nghiệp với nhau. Văn hóa chất
lượng là mục tiêu cao nhất của hoạt động chất lượng. Vì vậy, một hệ thống với một quy
trình sản xuất hiện đại, một quy trình kiểm soát chất lượng, sẽ là một thế mạnh cần thiết

cho mọi doanh nghiệp hiện nay.
Qua quá trình tìm hiểu tại Công ty TNHH Đại Lục, nhóm nghiên cứu đã tìm hiểu được
về hệ thống sản xuất cũng như quy trình, từ đó phát hiện ra những điểm có thể cải tiến
giúp cải thiện chất lượng của sản phẩm, và quan trọng không kém là hệ thống kiểm soát
chất lượng của doanh nghiệp. Đó là việc truyền tải và lưu trữ thông tin chưa phù hợp đã
dẫn đến lỗi lặp đi lặp lại liên tục trong lúc in, và các máy bế và cắt bao bì (xảy ra nhẹ
hơn in). Vì vậy, nhóm tiến hành tìm hiểu và cải thiện quy trình in cũng như kiểm soát
lỗi ở công ty. Bên cạnh đó nhóm cũng đưa ra những biện pháp để khắc phục các hạn
chế bên khu sản xuất bế và cắt thành phẩm. Dựa vào các công cụ liên quan đến chất
lượng như biểu đồ xương cá, biểu đồ Pareto, kiểm đồ, ngồi nhà chất lượng (HOQ), nhóm
đã tìm ra những nguyên nhân chính và hướng giải quyết khả thi cho công ty.


MỤC LỤC
Chương 1. Giới thiệu đề tài ...........................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài .................................................................................................1
2. Mục tiêu của đồ án ..............................................................................................1
Chương 2. Cơ sở lý thuyết và phương pháp luận .........................................................3
1. Cơ sở lý thuyết ....................................................................................................3
1.1.

Chất lượng là gì ............................................................................................3

1.2.

Kiểm soát chất lượng là gì ............................................................................4

1.3.

Lịch sử của quản lý chất lượng.....................................................................4


2. Các công cụ áp dụng ...........................................................................................4
2.1.

Biểu đồ xương cá ..........................................................................................5

2.2.

Biểu đồ pareto ...............................................................................................6

2.3.

Kiểm đồ ........................................................................................................7

2.4.

Kiểm đồ chuẩn hóa .......................................................................................7

2.5.

Phân tích dòng tiền .......................................................................................8

3. Phương pháp luận ................................................................................................9
Chương 3. Giới thiệu về công ty .................................................................................10
1. Lịch sử hình thành và phát triển ........................................................................10
2. Sản phẩm và dịch vụ .........................................................................................11
3. Mặt bằng công ty ...............................................................................................11
3.1.

Mặt bằng tầng trệt .......................................................................................11


3.2.

Mặt bằng tầng lửng .....................................................................................12

4. Quy trình sản xuất .............................................................................................12
5. Bộ phận chất lượng ...........................................................................................13


Chương 4. Xác định vấn đề .........................................................................................14
1. Define – Xác định vấn đề ..................................................................................14
1.1.

Đặt vấn đề và phân tích nguyên nhân .........................................................14

1.2.

Các biểu hiện lỗi của sản phẩm ..................................................................14

1.3.

Phân tích vấn đề ..........................................................................................16

2. Measure – Đo lường ..........................................................................................17
2.1.

Tỉ lệ lỗi tổng thể..........................................................................................17

2.2.


Số lượng bù hao khu in ...............................................................................18

2.3.

Đo lường khảo sát khu bế ...........................................................................19

3. Analyse – Phân tích vấn đề ...............................................................................22
3.1.

Phân tích các nguyên nhân gây ra lỗi .........................................................22

3.2.

Khu vực in ..................................................................................................23

3.3.

Khu vực bế ..................................................................................................26

Chương 5. Cải tiến .......................................................................................................30
1. Xây dựng kiểm đồ kiểm soát tỉ lệ lỗi khu in .....................................................30
2. Thiết kế phiếu yêu cầu sản xuất mới .................................................................33
3. Thiết kế khuôn đặt giấy mới..............................................................................35
4. Thiết kế môi trường làm việc khu bế ................................................................38
5. Thay thế máy in cũ ............................................................................................46
5.1.

Đặt vấn đề ...................................................................................................47

5.2.


Phân tích hiện trạng ....................................................................................47

5.3

Phân tích số liệu ..........................................................................................48

5.4

Các phương án ............................................................................................48

Chương 6. Kết luận......................................................................................................50


Mục lục hình ảnh
Công ty TNHH Đại Lục ........................................................................................................... 10
Mặt bằng tầng trệt ..................................................................................................................... 11
Mặt bằng tầng lửng ................................................................................................................... 12
Biểu mẫu kiểm soát quá trình ................................................................................................... 15
BIểu đồ tỉ lệ lỗi ......................................................................................................................... 15
Biểu đồ số lô hàng lỗi ............................................................................................................... 16
Mô phỏng cách đo đạc khu bế (2) ............................................................................................ 20
Mô phỏng cách đo đạc khu bế (1) ............................................................................................ 20
Hình ảnh cong vẹo cột sống ..................................................................................................... 27
Chỉnh khuôn bế......................................................................................................................... 29
Phiếu yêu cầu sản xuất công ty................................................................................................. 33
Phiếu chất lượng mới ................................................................................................................ 34
Mâm bế ..................................................................................................................................... 35
Khuôn bế ban đầu ..................................................................................................................... 36
Mô phỏng cải tiến ..................................................................................................................... 36

Máy bế ...................................................................................................................................... 37
Nam châm dạng khối ................................................................................................................ 37
Hướng bên trái công nhân trước cải tiến .................................................................................. 39
Hướng bên trái công nhân trước cải tiến .................................................................................. 39
Hướng đằng sau công nhân trước cải tiến ................................................................................ 40
So sánh giữa khuỷu tai và vai ................................................................................................... 41
Hình mẫu đo lường ................................................................................................................... 41
Hướng bên trái công nhân sau cải tiến ..................................................................................... 43
Hướng đằng sau công nhân sau cải tiến ................................................................................... 44
Hướng bên phải công nhân sau cải tiến .................................................................................... 44
Bục nâng ................................................................................................................................... 46
Bàn để thành phẩm ................................................................................................................... 46
Máy 1 - Mitsubishi Daiya 3G-4 ................................................................................................ 47
Máy 2- Heidelberg Speedmaster CD 102-4 ............................................................................ 48


Mục lục bảng biểu
Công cụ/phương pháp áp dụng ........................................................................................5
Bảng tỉ lệ lỗi tổng thể ....................................................................................................17
Bảng tỉ lệ bù hao ............................................................................................................18
Bảng số lượng lỗi khu bế ............................................................................................... 19
Bảng Kích thước máy ....................................................................................................21
Bảng số đo góc công nhân ............................................................................................. 21
Bảng chi tiết lỗi in .........................................................................................................23
Tỉ lệ lỗi sản phẩm in ......................................................................................................31
Bảng excel tỉ lệ lỗi in .....................................................................................................32
Bảng số liệu thao tác nâng sau cải tiến ..........................................................................45


Chương 1. Giới thiệu đề tài

1. Lý do chọn đề tài
Trong bối cảnh nền công nghiệp ngày càng phát triển hiện đại, đặc biệt là nền công
nghiệp 4.0 đang phát triển cực nhanh, các doanh nghiệp trong và ngoài nước vì thế đua
nhau cải tiến về sản xuất, mẫu mã, và đặc biệt là công nghệ để có thể nắm bắt được xu
hướng thị trường ở thời điểm hiện tại và xa hơn là tương lai. Nắm bắt được nhu cầu và
quan điểm của khách hàng (thường là giá cả hợp lý và sản phẩm phải đạt chất lượng),
các doanh nghiệp luôn chú trọng đến khâu chất lượng sản phẩm, song vẫn cải tiến năng
suất của công ty để đảm bảo lượng cung cho thị trường.
Thực tế cũng đã cho thấy, các doanh nghiệp lớn từ nước ngoài thâm nhập vào thị trường
Việt Nam, đều có bộ phận quản lý chất lượng. Chính bộ phận này kết hợp với bộ phận
sản xuất và các bộ phận khác trong công ty, luôn luôn kiểm soát quy trình sản xuất và
chất lượng sản phẩm, đồng thời không ngừng cải tiến để đạt được những mục tiêu tốt
hơn do công ty đề ra. Vì vậy, các công ty này luôn chiếm thị phần rất cao hay thậm chí
luôn nằm trong tốp các doanh nghiệp lớn mạnh hàng đầu Việt Nam.
Trong các xưởng xí nghiệp, nhà máy quy mô vừa và nhỏ, đa phần họ chỉ biết đến sản
xuất, còn kiểm soát và cải tiến chất lượng thì không xem trọng, hay thậm chí là không
biết đến. Một số ít các công ty thì có bộ phận quản lý chất lượng nhưng vẫn còn sơ sài.
Bởi thế nên các công ty này luôn phải đối mặt với các vấn đề như :lỗi nhiều gây lãng
phí nguyên vật liệu, hao tổn nguồn nhân lực và nguồn vốn,... Chính vì thế, nhóm đã
quyết định lựa chọn “Kiểm soát và Cải tiến chất lượng” làm đề tài nghiên cứu cho Đồ
án Kỹ thuật Hệ thống. Qua đó nhóm có thể tìm hiểu rõ hơn các vấn đề cũng như các
công cụ hiện đại giúp ích trong Kiểm soát và Cải tiến chất lượng.
2. Mục tiêu của đồ án
Sau khi kết thúc nghiên cứu, nhóm sẽ hiểu được các vấn đề về chất lượng và sản phẩm
của công ty, nắm rõ các kiến thức và công cụ chất lượng. Cuối cùng, nhóm có thể áp
dụng những kiến thức và công cụ đã học áp dụng vào các vấn đề thực tế ở công ty như:
xác định được nguyên nhân gốc rễ của các vấn đề (lỗi sản phẩm, không đạt năng suất
1



hằng ngày,...), xây dựng quy trình làm việc hoàn thiện hơn cho bộ phận chất lượng, kiểm
soát chất lượng xuyên suốt quá trình thông qua phân tích dữ liệu, cải thiện tỉ lệ lỗi. Các
cải tiến trên phải đáp ứng được các ràng buộc về nguồn nhân lực, nguồn nguyên vật liệu
và chi phí cho phép.

2


Chương 2. Cơ sở lý thuyết và
phương pháp luận
1. Cơ sở lý thuyết
1.1. Chất lượng là gì
Chất lượng là một khái niệm khó hiểu, mơ hồ, dễ gây nhầm lẫn. Một số người xem chất
lượng là sự hoàn hảo, một số khác thì xem là sự ổn định. Một số người khác lại xem
chất lượng là sự đáp ứng nhanh chóng, một số khác thì xem là sự thỏa mãn hoàn toàn
của khách hàng.
Các quan điểm thường gặp của chất lượng bao gồm:
-

Quan điểm khách hàng.

-

Quan điểm sản phẩm.

-

Quan điểm người dùng.

-


Quan điểm giá trị.

-

Quan điểm sản xuất.

Theo quan điểm khách hàng, chất lượng sản phẩm là sự hoàn hảo của sản phẩm. Theo
quan điểm sản phẩm, chất lượng là một hàm của một đặc tính cụ thể, có thể đo lường
được của sản phẩm, lượng hay mức của một đặc tính càng cao, theo quan điểm người
dùng, chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu sử dụng, là nhừng gì khách hàng cần. Theo
quan điểm giá trị, chất lượng được xác đinh dựa trên giá trị, là quan hệ giữa độ hữu ích
hay sự thỏa mãn và giá cả. Theo quan điểm sản xuất là kết quả mong muốn của quá trình
thiết kế và sản xuất, là sự phù hợp với yêu cầu kĩ thuật.
Chất lượng là quan trọng với mọi bên liên quan trong chuỗi giá trị, nhận thức về chất
lượng phụ thuộc vị trí trong chuỗi giá trị như thiết kế, sản xuất, phân phối, khách hàng.
Việc tích hợp quan điểm về chất lượng của mỗi bên liên quan là rất quan trọng.

3


1.2. Kiểm soát chất lượng là gì
Theo giáo trình “Hoạch định và kiểm soát chất lượng” của tác giả Nguyễn Như Phong,
kiểm soát là quá trình giữ một đại lượng ở một chuẩn mực mong muốn bằng cách liên
tục đo lường giá trị thực của đại lượng được kiểm soát, so sánh với giá trị mong muốn
là chuẩn mực và phải hiệu chỉnh khi có sai lệch giữa giá trị thực và giá trị chuẩn. Ở đây
đại lượng được kiểm soát chính là chất lượng. Kiểm soát nhằm thỏa một mục tiêu đã
được xác định, bằng cách duy trì hiện trạng, chống lại những thay đổi.
1.3. Lịch sử của quản lý chất lượng
Vai trò của chất lượng và quản lý chất lượng đã bắt đầu được quan tâm nghiên cứu và

phát triển ngay từ những thập kỷ đầu của thế kỷ XX. Những ứng dụng đầu tiên đã được
triển khai trong các cơ sở quân sự ở Mỹ, sau đó mở rộng sang lĩnh vực sản xuất công
nghiệp tại Nhật Bản, rồi tiếp đó phát triển ra nhiều nước trên thế giới vào những năm 70
của thế kỷ trước và đã đạt được nhiều cột mốc đáng kể:
-

Cách mạng về chất lượng của người Nhật.

-

Sự quan trọng của chất lượng với cộng đồng dẫn đến các giải thưởng quốc gia về
chất lượng.

Việc áp dụng quản lý chất lượng trong khu vực dịch vụ dường như đi sau một bước so
với khu vực công nghiệp bởi những khác biệt đặc trưng của hai lĩnh vực này. Vào năm
1987, giải thưởng Malcolm Baldridge ra đời ở Mỹ. Các quốc gia khác lần lượt cũng có
giải thưởng của mình. Năm 1995 giải thưởng chất lượng Việt Nam ra đời. Năm 1994,
tiêu chuẩn đảm bảo chất lượng quốc tế ISO 9000 - 1994 ra đời, sau đó đến năm 2000
được cải tiến thành phiên bản ISO 9000 – 2000.
2. Các công cụ áp dụng
Đồ án áp dụng nhiều công cụ khác nhau để dễ dàng phân tích và kiểm soát quá trình
thành phẩm của sản phẩm:

4


STT

Công cụ/Phương pháp


1

Biểu đồ xương cá

2

Biểu đồ Pareto

3

Biểu đồ cột chồng

4

Kiểm đồ

5

Phân tích dòng tiền

Chức năng
Xác định các vấn đề cần giải quyết.
Xác định nguyên nhân chính, nguyên nhân con.
Xác định nguyên nhân chủ yếu 80-20
Thể hiện tương quan giữa tỷ lệ lỗi và tỷ lệ đạt, số
lượng sản phẩm.
Kiểm soát quá trình trực tuyến chất lượng sản
phẩm.
So sánh mức độ hiệu quả kinh tế giữa các
phương án đầu tư, hỗ trợ ra quyết định.


Table 1. Công cụ/phương pháp áp dụng

2.1. Biểu đồ xương cá
Định nghĩa
Biểu đồ xương cá là một danh sách liệt kê những nguyên nhân có thể dẫn đến kết quả.
Mục đích nhằm tìm ra nguyên nhân của một vấn đề từ đó thực hiện hành động khắc
phục để đảm bảo chất lượng. Đây là công cụ được dùng nhiều nhất trong việc tìm kiếm
những nguyên nhân, khuyết tật trong quá trình sản xuất. Công cụ này dùng để nghiên
cứu, phòng ngừa những mối nguy tiềm ẩn gây nên việc hoạt động kém chất lượng có
liên quan tới một hiện tượng nào đó, như phế phẩm, đặc trưng chất lượng, đồng thời
giúp ta nắm được toàn cảnh mối quan hệ một cách có hệ thống. Đặc trưng của biểu đồ
này là giúp chúng ta lên danh sách và xếp loại những nguyên nhân tiềm ẩn chứ không
cho ta phương pháp loại trừ nó.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định vấn đề: ghi lại chính xác vấn đề một cách chi tiết ( áp dụng 5w: what,
who, when, where, how). Viết vấn đề vào ô bên phải tờ giấy. Sau đó kẻ một đường
ngang, chia giấy của bạn ra làm 2. Lúc này bạn đã có “đầu & xương sống” của con cá
trong sơ đồ xương cá.

5


Bước 2: Xác định các nhân tố ảnh hưởng: ứng với mỗi nhân tố, vẽ một nhánh “xương
sườn”. Cố gắng liệt kê càng nhiều nhân tố càng tốt, ví dụ hệ thống, cơ sở vật chất, máy
móc, nguyên liệu, yếu tố bên ngoài ..v..v… Nếu có một nhóm để xử lý vấn đề thì đây là
lúc cần áp dụng các kỹ thuật brainstorming.
Bước 3: Tìm ra nguyên nhân có thể có, thuộc về từng nhân tố (đã tìm ra trong bước 2),
ứng với mỗi nguyên nhân, lại vẽ một “nhánh xương con”. Nếu nguyên nhân của bạn quá
phức tạp, có thể chia nhỏ nó thành nhiều cấp.

Bước 4: Phân tích sơ đồ: sơ đồ đã xây dựng là một danh sách đầy đủ các nguyên nhân
có thể xảy ra, bạn có thể kiểm tra, khảo sát, đo lường .v..v.. để xác định đâu là các
nguyên nhân chính rồi từ có có những kế hoạch cụ thể để sửa chữa.
2.2. Biểu đồ pareto
Định nghĩa
Biểu đồ Pareto (Pareto Analysis) là một biểu đồ hình cột được sử dụng để phân loại các
nguyên nhân/nhân tố ảnh hưởng có tính đến tầm quan trọng của chúng đối với sản phẩm.
Sử dụng biểu đồ này giúp cho nhà quản lý biết được những nguyên nhân cần phải tập
trung xử lý
Mục đích để bóc tách những nguyên nhân quan trọng nhất ra khỏi những nguyên nhân
vụn vặt của một vấn đề. Đồng thời, nhận biết và xác định ưu tiên cho các vấn đề quan
trọng nhất. Ngoài ra biểu đồ Pareto còn dùng để đánh giá hiệu quả cải tiến.
Áp dụng khi phân tích dữ liệu liên quan đến vấn đề quyết định yếu tố nào quan trọng
nhất ảnh hưởng đến vấn đề đó. Phân tích pareto cũng rất quan trọng trong quá trình cải
tiến. Do đó, việc thực hiện cải tiến cần được sử dụng với nhiều công cụ thống kê
Trong quản lý chất lượng, cũng thường nhận thấy rằng:
- 80% thiệt hại về chất lượng do 20% nguyên nhân gây nên.
- 20% nguyên nhân gây nên 80% số lần xảy ra tình trạng kém chất lượng.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định phạm vi vấn đề mà tổ chức muốn có nhiều thông tin hơn về các lỗi có
thể xảy ra.

6


Bước 2: Lựa chọn những nguyên nhân hoặc những vấn đề cần được xem xét.
Bước 3: Lựa chọn đơn vị đo lường có ý nghĩa nhất có liên quan đến vấn đề của tổ chức.
Bước 4: Thu thập số liệu có các loại vấn đề khác nhau.
Bước 5: Lập bảng tính: Xác định tổng số lỗi cho mỗi loại vấn đề và tổng số của tất cả
các lỗi của tất cả các vấn đề (tính % lỗi cho mỗi loại vấn đề khác nhau và cộng lũy tiến).

Bước 6: Sắp xếp theo số lượng hoặc tỉ lệ % của lỗi từ lớn nhất đến nhỏ nhất.
Bước 7: Vẽ biểu đồ cột thể hiện số lượng lỗi của mỗi một vấn đề.
Bước 8: Vẽ đường cong Pareto (thể hiện tổng % tích lũy).
2.3. Kiểm đồ
Định nghĩa
Do kích thước các lô hàng là khác nhau nên sẽ xây dựng kiểm đồ với kích thước mẫu
thay đổi. Có ba phương pháp để xây dựng và vận hành kiểm đồ với cỡ mẫu thay đổi:
-

Kiểm đồ giới hạn thay đổi.

-

Kiểm đồ cỡ mẫu trung bình.

-

Kiểm đồ chuẩn hóa.

Do tính chính xác và độ nhạy được cho là cao hơn so với 2 phương pháp còn lại nên
nhóm quyết định sử dụng phương pháp chuẩn hóa để kiểm soát tỷ lệ lỗi trên lô.
Kiểm đồ chuẩn hóa
Phương pháp chuẩn hóa các điểm mẫu theo đơn vị độ lệch chuẩn. Với PCC, tỷ lệ mẫu
P có kỳ vọng p và phương sai

𝑝𝑞
𝑛

nên giá trị chuẩn hóa là:


Với

Kiểm đồ chuẩn hóa luôn có đường tâm và giới hạn kiểm soát là:
7


-

LCL = -3

-

CL = 0

-

UCL = +3

Các bước thực hiện
Bước 1: Thu thập số lượng lỗi trên lô hàng.
Bước 2: Tính giá trị kì vọng p và các điểm mẫu chuẩn hóa theo độ lệch chuẩn.
Bước 3: Thực hiện vẽ kiểm đồ:
-

Vẽ các đường tâm (CL), đường giới hạn kiểm soát (LCL và UCL).

-

Thể hiện các điểm mẫu lên kiểm đồ.


-

Vẽ các đường nối các điểm mẫu chuẩn hóa.

2.4. Phân tích dòng tiền
Định nghĩa
Phân tích dòng tiền tệ là một công cụ rất mạnh và thường được sử dụng để so sánh mức
độ hiệu quả kinh tế của các phương án đầu tư cũng như tính khả thi của chúng. Các
phương án đầu tư hầu như có rất nhiều điểm khác biệt về:
- Thời gian bắt đầu và kết thúc dự án, tổng thời gian dự án.
- Sự phân bổ các khoản đầu tư riêng lẻ.
- Tỉ giá hối đoái, lãi suất.
Chính vì những sự khác biệt trên nên nhìn chung không thể so sánh các phương án này
với nhau. Công cụ phân tích dòng tiền giúp quy dòng tiền của tất cả các dự án về cùng
một thời điểm và so sánh với nhau (kết quả này vẫn đúng trong quá khứ hoặc tương lai).
Từ đó đưa ra quyết định đầu tư hiệu quả và khả thi nhất.
Các bước thực hiện
Bước 1: Xác định vấn đề.
Bước 2: Phân tích hiện trạng.
Bước 3: Phân tích số liệu.
Bước 4: Liệt kê các phương án.
Bước 5: Phân tích dòng tiền.
Bước 6: Ra quyết định đầu tư.

8


3. Phương pháp luận
Phương pháp luận khoa học là cơ sở, định hướng dẫn dắt việc nghiên cứu giải quyết vấn
đề một cách có hệ thống, nhất quán trong mọi nội dung nhằm đảm bảo hướng đến mục

tiêu đã định.
Nhóm sử dụng quy trình DMAIC trong phân tích và xây dựng các phương án. Trong
đó:
D – Define: Xác định vấn đề là gì. Điều quan trọng là nhận biết và xác định các yếu tố
sau: Khách hàng là ai? Các giai đoạn quan trọng trong quy trình sản xuất? Mục tiêu của
quy trình là gì?
M - Measure: Thiết lập những khía cạnh quan trọng nhất của quy trình và thu thập các
dữ liệu có liên quan. Các công việc quan trọng: phân tích đầu vào/đầu ra, sác định các
kế hoạch đo lường, kiểm tra hệ thống đo lường.
A – Analyse: Phân tích các dữ liệu thu thập được. Xác định các nguyên nhân sâu xa và
tìm ra lý do của những khiếm khuyết/sai sót. Sử dụng các công cụ chất lượng để: Xác
định khoảng cách giữa mức chất lượng hiện tại và mong muốn, liệt kê và ưu tiên các cơ
hội tiềm năng để cải tiến quá trình.
I – Improve: Sử dụng các kỹ thuật và giải pháp sáng tạo để nâng cao mức chất lượng
hiện tại, đạt được kết quả mong muốn.
C – Control: Đảm bảo bất kỳ sai lệch nào đều có thể kiểm soát được và sửa chữa trong
tương lai.
Trong Đồ án Kỹ thuật Hệ thống nhóm dừng lại ở bước 4 - Improve, chú trọng vào phân
tích và đưa ra các giải pháp cái tiến chất lượng tại công ty.

9


Chương 3. Giới thiệu về công ty
1. Lịch sử hình thành và phát triển
Công ty TNHH Đại Lục được thành lập ngày 09/01/2002. Với mong muốn được hợp
tác với quý khách hàng trong nhu cầu in ấn bao bì.
Trải qua hơn 15 năm hoạt động với bao thăng trầm, giờ đây Công ty TNHH Đại Lục có
quyền tự hào về một nhà xưởng quy mô hơn 2.000m2 tọa lạc tại đường số 28 (Bùi Quang
Là), P.12, Q.Gò Vấp.

Công ty TNHH Đại Lục luôn không ngừng cố gắng nâng cao chất lượng sản phẩm, gia
tăng năng lực sản xuất, đổi mới trang thiết bị cùng với đội ngũ nhân viên kinh doanh
năng động, lực lượng lao động lành nghề và ban quản lý có tầm nhìn chiến lược giúp
đưa ra những định hướng đúng đắn nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh.
Năm 2012 Công ty TNHH Đại Lục được cấp giấy chứng nhận ISO 9001-2008.
Năm 2015 Công ty TNHH Đại Lục được cấp giấy chứng nhận ISO 14001-2004.

Figure 1. Công ty TNHH Đại Lục

10


2. Sản phẩm và dịch vụ
Công ty cung cấp sản phẩm bao bì bằng giấy như sau :
-

Bao bì hộp giấy các loại : hộp dược phẩm, hộp văn phòng phẩm,…

-

Brochure, Catalogue, Folder, Poster, Leaflet.

-

Sách HDSD.

-

Ấn phẩm văn phòng : bao thư, giấy tiêu đề.


-

Thẻ treo, túi xách.

-

Nhãn dạng cuộn.

-

Nhãn in offset.

3. Mặt bằng công ty
3.1. Mặt bằng tầng trệt
Tầng trệt có các khu vực chính gồm khu vực in offset, khu vực bế, khu vực gỡ, kho
nguyên vật liệu, KCS, phòng Kinh doanh. Tổng diện tích mặt bằng tầng trệt là hơn
2000m².

Figure 2. Mặt bằng tầng trệt

11


3.2. Mặt bằng tầng lửng

Figure 3. Mặt bằng tầng lửng

Tầng lửng có các khu vực chính gồm khu vực in flexo, kho nguyên vật liệu, kho thành
phẩm, phòng QA. Tổng diện tích mặt bằng tầng lửng là 1200m².
4. Quy trình sản xuất

Công ty TNHH Đại Lục hiện có 2 loại quy trình sản xuất ra sản phẩm riêng biệt:
Quy trình sản xuất Flexo: In Flexo là phương pháp in trực tiếp do có bản in nổi, mực
in được cấp cho khuôn in nhờ trục anilox. Công nghệ in Flexo đang được sử dụng rộng
rãi và có nhiều tiềm năng phát triển nhờ có ưu điểm là đáp ứng được tiến độ sản xuất
lớn, có thể in ấn trên các vật liệu dạng cuộn dành cho các dòng máy dán tự động.
Đặc biệt Công nghệ flexo có hệ thống bế tự động ngay sau quá trình in. Phương pháp in
flexo là lựa chọn thích hợp để in label, sticker, tem, nhãn, mác, bao bì, vỏ thùng carton
và in được trên nhiều chất liệu đặc biệt như: vải, bìa hoặc in trên màng polyme...
Quy trình in Flexo: Cắt giấy  in  kiểm tra  đóng gói  vận chuyển.
Quy trình sản xuất Offset: In offset là một kỹ thuật in ấn trong đó, các hình ảnh dính
mực in được ép lên các tấm cao su (còn gọi là các tấm offset) trước rồi mới ép từ miếng
cao su này lên giấy. Khi sử dụng với in thạch bản, kỹ thuật này tránh được việc làm
nước bị dính lên giấy theo mực in.
12


Các ưu điểm của kỹ thuật in này là:
-

Chất lượng hình ảnh cao – nét và sạch hơn in trực tiếp từ bản in lên giấy vì
miếng cao su áp đều lên bề mặt cần in

-

Khả năng ứng dụng in ấn lên nhiều bề mặt, kể cả bề mặt không phẳng (như gỗ,
vải, kim loại, da, giấy thô nhám).

-

Việc chế tạo các bản in dễ dàng hơn.


-

Các bản in có tuổi thọ lâu hơn – vì không phải trực tiếp tiếp xúc với bề mặt cần
in.

Quy trình in Offset: Cắt giấy  in  phủ vecni*  bế*  gỡ  kiểm tra  đóng gói
 vận chuyển (các mục có dấu sao có thể có hoặc không trong quy trình tùy vào từng

mã hàng).
5. Bộ phận chất lượng
Công ty bao bì Đại Lục hiện có một bộ phận QA (Quality Assurance) phụ trách chuyên
về mảng chất lượng.
Nhiệm vụ chính của bộ phận QA là:
-

Đặt ra các tiêu chuẩn chất lượng cho sản phẩm như sắc độ màu in, kich thước sản
phẩm,…

-

Kiểm soát quá trình thực hiện của công nhân.

-

Tìm kiếm vấn đề chất lượng và cải tiến.

Cơ cấu tổ chức: Bộ phận QA bao gồm 1 QA trưởng và 5 QA khác.
Ưu điểm:
-


Giám sát trực tiếp quá trình ngay tại máy in.

-

Đã tổ chức thực hiện các hoạt động chất lượng như: kiểm soát và cải tiến.

-

Luôn tiếp thu các tiến bộ trong quản lý và kiểm soát chất lượng.

Nhược điểm:
-

Chưa thực hiện triệt để vấn đề kiểm soát chất lượng: thống kê số lỗi chưa chính
xác, chưa áp dụng các công cụ chất lượng vào công việc,…

13


Chương 4. Xác định vấn đề
1. Define – Xác định vấn đề
1.1. Đặt vấn đề và phân tích nguyên nhân
Quy trình sản xuất các sản phẩm in Flexo: lỗi sản phẩm không xuất hiện nhiều (do làm
bằng máy tự động, thiết kế đơn giản).
Quy trình sản xuất các sản phẩm in Offset: lỗi sản phẩm xuất hiện nhiều (tuy in bằng
máy nhưng quy trình phức tạp, pha trộn nhiều màu khác nhau và có nhiều công đoạn
thủ công) gây ra tình trạng lãng phí nguyên vật liệu và thời gian.
Trong thực tế hoạt động của công ty, số lượng bù hao của quy trình in Offset cao gấp 45 lần so với lượng bù hao của quy trình in Flexo. Mặt khác do quỹ thời gian của nhóm
có hạn nên chỉ có thể tìm hiểu và giải quyết vấn đề của một trong hai quy trình trên.

Vì vậy, nhóm quyết định chọn hướng kiểm soát và cải tiến quy trình sản xuất các sản
phẩm in Offset (không chọn in Flexo để tối ưu hiệu quả của các nguồn lực). Tất cả các
công đoạn in từ phần này đều được hiểu là in Offset.
1.2. Các biểu hiện lỗi của sản phẩm
Trong quá trình quan sát sơ bộ về quy trình in Offset nhóm nhận thấy tất cả các lô hàng
tại công ty đều được sắp xếp một lượng in bù hao khá đáng kể. Tuy vậy trong các phiếu
kiểm định chất lượng của công ty thì tỉ lệ lỗi lại rất thấp, dao động từ 0-0.5%. Nhận thấy
sự mẫu thuẫn giữa tỉ lệ lỗi được ghi nhận trong phiếu kiểm định và lượng bù hao cho
mỗi lô hàng, nhóm đặt ra câu hỏi: “Nếu tỉ lệ lỗi là rất thấp (hay năng lực quá trình cao)
thì tại sao lại cần một lượng bù hao lớn như vậy?”

14


Figure 4.Biểu mẫu kiểm soát quá trình

Figure 5.BIểu đồ tỉ lệ lỗi

15


1.3. Phân tích vấn đề
Đi vào tìm hiểu thì nhóm biết được do trong quá trình in luôn xảy hao hụt do lỗi, vì vậy
công ty quyết định in nhiều hơn số lượng khách hàng yêu cầu để bù lại số lượng bản in
bị lỗi. Hoạt động kiểm tra lô hàng chỉ thực hiện sau khi lô hàng đã được in xong. Nên tỉ
lệ lỗi trên phiếu kiểm soát chỉ thể hiện số lô hàng bị thiếu (so với lượng mà khách hàng
yêu cầu), nếu lô hàng đã đủ số lượng (bao gồm bù hao) sẽ được ghi nhận là một lô hàng
chuẩn. Nhóm nhận thấy kiểm soát tỉ lệ lỗi theo phương pháp này không triệt để, vì trên
thực tế lượng bù hao là rất lớn (từ 10-20% tổng số lượng yêu cầu) nhưng lại được đánh
giá là chuẩn. Trong khi đó bù hao thực chất xuất hiện do lỗi. Vậy chứng tỏ có sự mâu

thuẫn trong quy trình kiểm soát chất lượng. Từ đó nhóm quyết định thực hiện kiểm soát
lại và cải tiến chất lượng quy trình in tại công ty bao bì Đại Lục.

Figure 6.Biểu đồ số lô hàng lỗi

16


2. Measure – Đo lường
2.1. Tỉ lệ lỗi tổng thể
Nhóm tiến hành thống kê số lượng lỗi thực tế của một số mã sản phẩm trong suốt quá
trình sản xuất:

Table 2.Bảng tỉ lệ lỗi tổng thể

Bảng này thể hiện số lỗi qua từng quá trình trong sản xuất. Dù tất cả các lô trên đều có
tỉ lệ lỗi khá cao (khoảng từ 3.5% - 7%) nhưng kết luận cuối cùng của bộ phận QA vẫn
đạt chuẩn vì đã đủ số lượng khách hàng yêu cầu.

17


2.2. Số lượng bù hao khu in
Số lượng bù hao ban đầu nhiều, nhưng không có số liệu cụ thể hay công thức nào cho
số lượng bù hao (chọn số lượng bù hao dựa theo kinh nghiệm).
Ngoại trừ số lượng bù hao cho phép của công ty, công nhân còn lấy thêm giấy mà không
có sự cho phép để có thể đủ yêu cầu sản xuất dẫn tới một lượng hao phí nguyên vật liệu
mà bộ phận chất lượng không hay biết  không có sự kiểm soát chặt chẽ.
Vì vậy, nhóm quyết định thu thập số liệu về số lượng giấy in thực tế tại khu vực in của
một số mã sản phẩm.

Công nhân bù

Tổng phần

hao thêm

trăm bù hao

1000

875

27.3%

5000

900

762

24.9%

4

6600

1400

982


26.5%

M4

2

4800

700

354

18.0%

M5

3

6000

900

624

20.3%

M6

4


4800

550

765

21.5%

M7

2

3100

400

300

18.4%

M8

3

2700

600

500


28.9%

Mã sản phẩm

Số màu

Sản lượng cần

Bù hao

M1

4

5000

M2

4

M3

Table 3.Bảng tỉ lệ bù hao

18


×