Tải bản đầy đủ (.docx) (16 trang)

Tổng hợp ĐỘC CHẤT KIM LOẠI Pb

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (844.6 KB, 16 trang )

ĐỘC CHẤT KIM LOẠI Pb
Trường: Đại học Khoa học tự nhiên
Lớp: 10CMT
Bộ môn: Độc học
GVHD: Nguyễn Như Bảo Chính
Nhóm 9:
1.
2.
3.
4.
5.
6.
7.
8.

Nguyễn Thái
Nguyễn Tấn Thành
Lê Thị Phương Thảo
Lý Thị Thu
Mai Thanh Hồng Thủy
Trần Thị Anh Thư
Lê Hoàng Thủy Tiên
Thái Thị Tình

LỜI NÓI ĐẦU


Hiện nay, ô nhiễm môi trường đang là một vấn đề nỏng bỏng mang tính toàn cầu, ảnh hưởng trực tiếp đến sức
khỏe và đời sống của con người. Đặc biệt là ô nhiễm các kim loại nặng.
Một trong các kim loại nặng có độc tính cao đối với cơ thể con người là chì. Chì là kim loại có nhiều ứng dụng
trong đời sống và sản xuất như sản xuất bình acquy, pin, cáp điện, dệt nhuộm, luyện kim, sản xuất khai thác


khoáng sản... Do đó lượng chì thải ra môi trường là rất lớn vì vậy mà để hiểu rõ hơn về độc tính kèm theo
những thông tin liên quan, nhóm chúng tôi xin được phép cung cấp và trao đổi với Thầy cô, các bạn trong lớp
về đề tài

I.

GIỚI THIỆU

1. Sơ lược nguyên tố Chì:


Chì(Pb) là một nguyên tố hóa học trong bảng tuần hoàn hóa học và có số nguyên tử là 82, phát hiện
và sử dụng cách đấy 6000 năm.



Cấu hình electron: [Xe] 4f14 5d10 6s2 6p2



Nhóm 14, chu kỳ 6, phân lớp p



Hóa trị: II, IV.



Khối lượng nguyên tử: 207,2




Cấu trúc tinh thể: lập phương tâm diện



Một đồng vị phân rã từ phóng xạ phổ biến là 202Pb, có chu kỳ bán rã là 53.000 năm

2. Tính chất vật lý


Kim loại màu trắng bạc và sáng, bề mặt cắt còn tươi của nó xỉ nhanh trong không khí tạo ra màu tối.



Rất mềm, dễ uốn, dễ dát mỏng, dễ nung chảy và nặng



Tính dẫn điện kém so với các kim loại khác.



Tính chống ăn mòn cao, được sử dụng để chứa các chất ăn mòn.



Có thể làm cứng bằng cách thêm vào một lượng nhỏ antimony, hoặc một lượng nhỏ các kim loại
khác như canxi.




Chì dạng bột cháy cho ngọn lửa màu trắng xanh, bộ chì rất mịn có khả năng tự cháy trong không khí.



Khói độc phát ra khi chì cháy.




Nhiệt độ nóng chảy: 328ºC



Nhiệt độ sôi: 1750ºC



Khối lượng riêng: 11.35g/cm3

3. Tính chất hóa học


Chì bị oxi hóa tạo thành lớp oxit màu xám xanh bao quanh bề mặt bảo vệ chì không bị oxi hóa tiếp
tục
2Pb + O2  2PbO




Tương tác với halogen và nhiều nguyên tố kim loại khác
Pb + X2  PbX2



Chì chỉ phản ứng bề mặt với axit H2SO4 và HCl dưới 80% do có lớp muối phủ bên ngoài (PbCl2,
PbSO4), nhưng với dung dịch axit đậm đặc hơn, chì có thể tan vì lớp muối đã chuyển sang dạng hòa
tan
PbCl2 + 2HCl  H2PbCl4
PbSO4 + H2SO4  Pb(HSO4)2



Tan dễ dàng trong HNO3, tan chậm trong HNO3 đặc
3 Pb + 8 H+ + 8 NO3- → 3 Pb2+ + 6 NO3- + 2 NO + 4 H2O



Tan chậm trong dung dịch bazơ nóng



Không tác dụng với nước nhưng có không khí bị tiếp tục ăn mòn thành Pb(OH)2
2Pb + 2H2O + O2  2Pb(OH)2



Có thể tan trong axit axetic và các axit hữu cơ
2Pb + 4CH3COOH + O2  2Pb(CH3COO)2 + 2H2O


4. Dạng tồn tại trong môi trường.
Ở dạng quặng cùng với kẽm, bạc, và (phổ biến nhất) đồng.
Khoáng chì chủ yếu là galena (PbS), trong đó chì chiếm 86,6% khối lượng. Các dạng khoáng chứa chì khác
như cerussite (PbCO3) và anglesite (PbSO4).


Khoáng chì ( Nguồn Internet ).
5. Ứng dụng


Trong công nghiệp:
 Sơn công nghiệp, ắc qui chì trong xe hơi, luyện kim chì, chất xúc tác trong sản xuất polimer.

 Những hợp chất hữu cơ chì (IV), đặc biệt là tetraalkyl và tetraaryl chì được sử dụng rộng rãi
và gây nguy hại, nhất là chì pha trong xăng.
 Ngành công nghiệp có tới 150 nghề và hơn 400 quá trình công nghệ khác nhau sử dụng đến
chì và các hợp chất của chúng, các xí nghiệp sản xuất ô tô, xe máy, máy bay, xe tăng,... một
số ngành in, ngành luyện thép, ngành điện.


Trong kỹ thuật quân sự: đúc đầu đạn...



Trong cuộc sống hằng ngày: sơn, chất nhuộm màu (đỏ, vàng), thuốc vẽ, men đồ gốm, diêm, pin,
nhựa, dây điện...





II.

Trong y học: thuốc giảm đau, thuốc săn gia, thuốc chống viêm...Như dược liệu truyền thống ở Trung
Quốc có chứa chì đã gây ra nhiễm độc cho người tiêu dùng ở Triều Tiên ( Markowite SB 1194).

SỰ CHUYỂN HÓA CỦA Pb

1. Sự chuyển hóa của các dạng Pb trong môi trường.
 Do qúa trình phong hóa:
PbO→PbCO3
PbS→ Pb10(PO4)6Cl2
 Phosphat hóa
Pb3(CO3)2(OH)2→Pb5(PO4)3(OH)
 Các hợp chất PbCO3 và Pb3(SO4)2 bị oxh và trở nên linh động hơn
2. Khả năng lắng đọng và vận chuyển Pb trong môi trường.


Quặng chì quan trọng nhất là galenit ( PbS), ngoài ra còn gặp chì trong quặng xeruzit ( PbCO 3).



Trong chất sống ( chủ yếu là thực vật) có chứa khoảng 5.10-5 mg/gg theo khối lượng khô.



Trong nước đại dương có khoảng 10-5 mg/l nước biển.



Trong các mẫu đá lấy từ mặt trăng thì hàm lượng chì là 10-5g/g mẫu đá.

 Chì kim loại và muối sunfua của nó được coi là không gây độc do chúng không được cở
thể hấp thụ.
 Tuy nhiên, các hợp chất chì tan trong nước thì rất độc.

III.

ĐỘC TÍNH CỦA Pb ĐỐI VỚI CON NGƯỜI
1. Nguồn tiếp xúc với chì:












Mỏ chì, khu luyện kim chì
Công nghiệp xây dựng, sản xuất đạn, ắc quy…
Đất: khu đất bị nhiễm sơn chì, ô nhiễm từ hoạt động công nghiệp có chì, đường xá có nhiều
phương tiện đi lại dùng xăng có chì
Nước: từ đất ô nhiễm, hệ thống dẫn nước bằng chì (loại ống cũ), đồ nấu ăn bằng chì
Không khí: do xăng dầu có chì, ô nhiễm từ công nghiệp
Các loại thuốc nam: thuốc cam, thuốc tưa lưỡi có chưa chì
Thực phẩm: có chất hàn gắn hộp sử dụng chì, đồ nấu ăn bằng chì
Các loại chế phẩm bổ sung dinh dưỡng, mỹ phẩm.
Một sốmuối và oxyt chì được dùng làm chất màu để sản xuất sơn, véc ni, men và chất dẻo, đồ

chơi trẻ em.

2. Quá trình xâm nhập, hấp thu, phân bố và thải trừ của chì
a. Đường xâm nhập vào cơ thể
3 con đường:
 Đường hô hấp.
 Đường tiêu hóa.
 Đường da.
Dựa vào nghiên cứu của Zilhuis (1975), Nordberg (1976) và WHO (1977) đã đưa ra sơ đồ
về mối quan hệ giữa chì trong môi trường và xâm nhập vào cơ thể


b. Quá trình hấp thu của chì
 Đường hô hấp - Phổi:
 Chì  hấp thu gần như toàn bộ  màng phế nang  máu.
 Chì và các hợp chất của chì được hấp thu tại phổi không phụ thuộc vào khả năng hoà
tan của chất đó.
 Chì được hấp thu qua đường hô hấp là nguy hiểm nhất vì nó sẽ vào thẳng máu, tới các
cơ quan.
 Đường tiêu hóa:
 Hấp thu ít hơn so với đường hô hấp
 Khả năng hấp thu lại phụ thuộc vào tính hoà tan của các hợp chất chì.
 Ruột hấp thu khoảng 10% lượng chì, còn 90% được đào thải qua phân.
 Chì  đường tiêu hóa  gan  giữ lại và được khử độc.
 Nếu hấp thu nhiều hoặc hấp thu liên tục liều nhỏ thì sự khử độc ở gan trở nên kém hơn 
được hấp thu vào máu nhiều hơn.
 Đường da
 Chì hấp thu qua da, niêm mạc không lớn, chỉ xảy ra khi da bị tổn thương.
 Tuy chì hấp thu qua da kém nhưng cần được chú ý vì trong trường hợp này vai trò khử độc
của gan bị hạn chế.

c. Quá trình phân bố chì trong cơ thể
 Chì được hấp thu, vận chuyển đến các cơ quan, khoảng 95% chì trong máu là nằm trong
hồng cầu.
 Một phần của chì ở huyết tương dưới dạng albumin chì hay triphosphat chì, được vận chuyển
và phân bố ở các cơ quan như: gan, lách, thận, não, tinh hoàn v.v... (các mô mềm) và đặc biệt
ở xương (mô cứng)


 Phần lớn tổng lượng chì của cơ thể được tích luỹ trong xương dưới dạng không hoà tan.
Quá trình phân bố của chì có thể được thể hiện theo mô hình sau:

Hình 2: Sự phân bố chì trong cơ thể






d. Quá trình thải trừ của chì
Qua đường tiêu hóa chỉ một phần nhỏ chì được hấp thu vào cơ thể, còn tới 90% thải loại theo
phân.
Chì còn được thải trừ qua :
 Da, theo tuyến nước bọt niêm mạc miệng tạo thành đường viền Burton (PbS được tạo thành
là do Pb thải trừ theo nước bọt kết hợp với H2S)
 Tóc, sữa.
 Theo nước tiểu, đó là con đường chính yếu nhất, có thể thải trừ
 khoảng 75 - 80% lượng chì trong cơ thể.
Các con đường thải chì nhằm mục đích duy trì sự cân bằng lượng chì tiếp thu.
Nếu có sự hấp thu quá độ và giảm sự thải loại thì sẽ xảy ra hiện tượng tích luỹ chì.
3. Ảnh hưởng của độc tính Pb trên từng vị trí phơi nhiễm




Thần kinh:

Tổn thương, gây chết tế bào thần kinh, kích thích thần kinh trung ương.
Gây hủy hoại, thoái hóa dây thần kinh.
 Máu:
Gây thiếu máu do ức chế tổng hợp hemoglobin, rút ngắn tuổi thọ của hồng cầu do làm hồng cầu dễ bị vỡ.



Thận:

Gây tổn thương thận giảm thải trừ axít uric qua nước tiểu tăng axít uric và bệnh gout.



Tim mạch:


Tăng co bóp thành mạch máu  tăng huyết áp.



Trên khả năng sinh sản:

Giảm chức năng sinh sản ở cả nam và nữ giới.
Giảm chức năng nội tiết của tinh hoàn, giảm số lượng tinh trùng, thay đổi bất thường hình thái và tính di
chuyển của tinh trùng, đặc biệt khi chì máu trên 40mcg/dL.

Độc với trứng.
 Trên bào thai:
Chì qua được nhau thai để tới bào thai. Nếu mẹ bị ngộ độc chì thì bào thai sẽ bị ngộ độc chì.
Tăng nguy cơ chậm phát triển của thai, rút ngắn thời gian mang thai, giảm cân nặng của trẻ khi sinh.
Tăng tỷ lệ để non, sẩy thai, chậm phát triển trẻ sau sinh, dị dạng thai và suy giảm sớm về tình trạng thần
kinh tâm thần sau đẻ.
 Nội tiết:
Giảm chức năng tuyến giáp, chức năng nội tiết tuyến yên-thượng thận
Trẻ em có nồng độ chì máu tăng có hiện tượng giảm tiết hormone và yếu tố tăng trưởng.
 Hệ xương:
Xương là nơi chì tập trung nhiều nhất của cơ thể.
Chì làm giảm hình thành xương mới và mất cân bằng các tế bào xương.
Giảm tăng trưởng xương và giảm chiều cao ở trẻ em bị ngộ độc chì.
 Tiêu hoá:
Co thắt ruột gây cơn đau bụng chì.
4.





Cấp độ độc tính của người bị nhiễm Pb:
Chì rất dễ phơi nhiễm nếu thường xuyên tiếp xúc.
Độc tính của chì tỉ lệ thuận với hàm lượng chì trong cơ thể.
Mức độ nhiễm độc chì được biểu thị thông qua hàm lượng chì trong máu(gọi tắt là PbB).
Hàm lượng chì trong máu được coi là bắt đầu gây nguy hại:
 Đối với trẻ em: 10μg.dL-1
 Đối với người lớn là 25μg.dL-1
(theo Trung tâm kiểm soát bệnh tật và viện nghiên cứu quốc gia về an toàn lao động và
sức khỏe Liên bang Mỹ. μg.dL-1 = 100g/L.


CÁC TRƯỜNG HỢP NGƯỜI BỊ NHIỄM Pb CỤ THỂ:
 Nhiễm độc chì ở người trưởng thành
Độc tính của chì kim loại đối với người lớn:
 1000mg: tử vong
 10mg – 1 lần/ngày: gây nhiễm độc nặng trong vài tuần
 1mg/ngày: sau nhiều ngày có thể gây nhiễm độc mãn tính
Các muối chì có liều độc đối với người lớn là:
 Chì acetat: 1g
 Chì cacbonat: 2 – 4 g




Chì tetraethyl: nhỏ giọt 1/10ml trên da chuột cống sẽ gây chết trong vòng 18 – 24 giờ.

Bảng 1: Hàm lượng chì trong máu thấp nhất (LOAEL) gây tác hại ở người trưởng thành
LOAEL(μg.dL-1)

Ảnh hưởng lên hệ
thần kinh

<10
10 – 15
25 - 30
40

-Suy giảm chức năng
hệ thần kinh ngoại
biên


50

Ảnh hưởng lên quá Các ảnh hưởng khác
trình tạo máu
- Ức chế hoạt động
của enzyme ALAD
-Tăng protoporrphyrin -Tăng huyết áp
hồng cầu ở phụ nữ
-Tăng protoporrphyrin
hồng cầu ở nam giới
-Tăng ALA và CP
trong nước tiểu
-Suy giảm quá trình
tạo hemoglobin

60
80
100 - 120

-Biến đổi chức năng
tinh hoàn
-Ảnh hưởng tới chức
năng sinh sản của phụ
nữ

-Thiếu máu
-Có các dấu hiệu và
triệu chứng của bệnh
não


-Viêm thận mãn

Ghi chú :
(ALAD: enzyme delta-aminolevulinic axit dehydratase
CP: tiền chất coprotoporphyrin)
(Nguồn: United State Environmental Protection Agency & United State Centers for Disease Control Agency for
Toxic Substances and Disease Registry)
 Nhiễm độc chì ở trẻ em
Chì có khả năng gây ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển trí tuệ và hành vi ở trẻ em. Khi hàm lượng Pb tăng
từ 10 μg.dL-1 đến 20 μg.dL-1 chỉ số IQ bị giảm 2 điểm.
Bảng 2: Hàm lượng chì trong máu thấp nhất (LOAEL) gây tác hại ở trẻ em
LOAEL(μg.dL-1)
Ảnh hưởng lên hệ
Ảnh hưởng lên quá
Các ảnh hưởng khác
thần kinh
trình tạo máu
<10 -15
- Kém phát triển nhận - Ức chế hoạt động
- Gây sinh non, trẻ sơ
(trước và sau khi
thức
của enzym ALAD
sinh nhẹ cân, giảm
sinh)
- Giảm chỉ số thông
chiều cao cho tới 7-8
minh
tuổi

15 -20
-Tăng rotoporphyrin
- Suy giảm quá trình
hồng cầu
chuyển hóa vitamin D
<25
-Giảm Hemoglobin
30
- Giảm tốc độ truyền
dẫn thần kinh
70
-Các bênh thần kinh
- Thiếu máu
ngoại biên
80 – 100
-Bệnh não
-Đau bụng quặn, các
bệnh khác về dạ dày-


ruột, bệnh thận
Ghi chú :
(ALAD: enzyme delta-aminolevulinic axit dehydratase)
(Nguồn: United State Environmental Protection Agency & United State Centers for Disease Control Agency for
Toxic Substances and Disease Registry)
 Nhiễm độc chì ở phụ nữ mang thai
Theo nghiên cứu của các bác sĩ tại bênh viện phụ sản Boston, hàm lượng chì trong day rốn của trẻ sơ sinh
của những người mẹ tiếp xúc với chì ở những cường độ khác nhau là như sau:
Bảng 3: hàm lượng chì trong dây rốn trẻ sơ sinh có mẹ nhiễm chì
Mức độ tiếp xúc với chì của người mẹ

Hàm lượng chì trong dây rốn trẻ sơ sinh
Cao
3 μg.dL-1
Trung bình
6 -7 μg.dL-1
Thấp
>10 μg.dL-1
Cũng theo nghiên cứu này, những trẻ sơ sinh nói trên òn chịu ảnh hưởng của lượng chì hấp thu từ cơ thể
mẹ cho tới độ tuổi 24 tháng.
5. Các biện pháp ngăn ngừa và giảm thiểu sự ô nhiễm chì
 Giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chì ngay tại nguồn:
- Thay thế chì trong nguyên liệu, nhiên liệu bằng các hóa chất khác
- Tái sử dụng lại các chất thải chứa chì
- Xử lí các dòng thải chứa chì
- Cải tiến công nghệ để nâng cao hiệu suất sản xuất, giảm lượng phế thải
 Các giải pháp quản lí:
- Quy hoạch hợp lí trong xây dựng công nghiệp nhằm giảm thiểu ảnh hưởng của chất thải công
nghiệp tới khu dân cư
- Quản lí việc sử dụng hợp lí tài nguyên khoáng sản chì
- Đề ra các chương trình, chiến lược nhằm kiểm soát ô nhiễm và nhiễm độc chì
 Giải pháp tuyên truyền giáo dục:
- Thực hiện các chương trình truyền thong rộng rãi trong dân chúng về ảnh hưởng độc hại của chì
và các biện pháp phòng tránh.
- Giáo dục, vận động dân chũng thwucj hiện lối sống an toàn đối với những nguy cơ nhiễm độc
chì.
- Chế độ ăn uống hợp lí, cung cấp đầy đủ lượng canxi, sắt, kẽm, đồng, photpho nhằm hạn chế việc
hấp thụ chì vào cơ thể.
 Việc điều trị ngộ độc chì toàn diện nói chung gồm:
-


Ngừng tiếp xúc với nguồn chì : thuốc cam, cải thiện điều kiện làm việc nếu do tiếp xúc với chì
trong lao động,…là biện pháp bắt buộc.

-

Chữa các biểu hiện ngộ độc (hay còn gọi là điều trị triệu chứng): hôn mê, co giật cần được cấp
cứu, truyền máu nếu thiếu máu nặng,…

-

Tẩy độc: khi bạn mới tiếp xúc với chì, chì còn ở trên da, mắt, trong đường tiêu hóa và chưa hấp
thu vào máu. Có thể tắm rửa bằng xà phòng, rửa dạ dày, rửa ruột, nội soi gắp chì trong đường
tiêu hóa,…

-

Dùng thuốc giải độc: là các thuốc khi vào cơ thể sẽ gắn với chì và được cơ thể đào thải qua nước
tiểu. Đây là biện pháp có tính quyết định.

 Lưu ý:


-

Điều trị ngộ độc chì cần thời gian kéo dài hàng tháng đến hàng năm do chì thường đã gắn chặt ở
xương. Bạn cần tuân thủ chặt chẽ theo hướng dẫn của bác sỹ và cách dùng thuốc, khám và xét
nghiệm lại đúng theo hẹn.

-


Mẹ có thai, mẹ đang cho con bú, trẻ nhỏ (kể cả trẻ sơ sinh) bị ngộ độc chì rõ thì vẫn cần điều trị.

IV. ĐỘC TÍNH CỦA Pb ĐỐI VỚI MÔI TRƯỜNG SINH THÁI
Chì có khả năng gây ra những ảnh hưởng độc hại đối với hệ sinh thái nhờ những đặc tính sau:
+ Chì là chất độc
+ Chì có khả năng tích tụ trong môi trường và cơ thể sinh vật thông qua chuỗi thức ăn.

1. Độc tính của chì đối với hệ sinh thái dưới nước
 Khả năng Pb xâm nhập vào cơ thể sinh vật nước phụ thuộc:



 Tính chất hóa học của môi trường nước (pH, độ cứng, thành phần anion của nước)
 Đặc trưng lý hóa của cặn lắng ( thành phần khoáng, kích thước hạt cặn, độ rỗng của lớp cặn)
 Thành phần hữu cơ trong nước.
 Nồng độ và tính chất hóa lý của các chất rắn lơ lửng.
Sự hấp thụ chì của các sinh vật nước phụ thuộc:
 Đặc tính hóa lý của các hợp chất chì trong nước và hàm lượng chì hiện có trong các cơ thể
sinh vật.
 Chì được hấp thụ dưới dạng các cation hoặc oxyanion - những phần tử dễ dàng xuyên qua
lớp màng tế bào của sinh vật.
 pH: Khi pH giảm khả năng xâm nhập của chì vào cơ thể các loài cá tăng do quá trình
chuyển dịch cân bằng trong nước sẽ xảy ra theo hướng tạo thành các anion tự do.
 Bùn đáy là nguồn tiếp nhận chì rất đáng kể, do các hợp chất chì trong môi trường nước
thường ít tan và có xu hướng lắng đọng xuống đáy. Sinh vật đáy như các loài nhuyễn thể,
thực vật đáy là những loài trực tiếp bị ảnh hưởng bởi chì có trong thành phần của bùn lắng.

Hàm lượng chì trong cơ thể một số sinh vật đáy được cho ở bảng dưới đây:



 Vai trò của các hạt rắn lơ lửng: Pb có thể tạo phức với bông cặn hữu cơ lơ lửng trong môi trường
nước.
 Cá:
 Thường là sinh vật nằm ở điểm đầu của chuỗi thức ăn trong hệ sinh thái nước.
 Quá trình hấp thụ chì của cá chủ yếu xảy ra qua đường hô hấp.
 Khả năng hấp thụ chì phụ thuộc: khu vực sống, chủng loài, giới tính, độ tuổi và độ chín
của khả năng sinh sản.
 Sự tồn tại của tetraalkyl chì trong nước có khả năng gây hại lớn cho hệ sinh thái thủy sinh. Bởi
vì, chì ở dạng hợp chất này xâm nhập vào cơ thể cá dễ dàng hơn và độc hơn nhiều so với Pb 2+.
Tetraalkyl có thể bị loại khỏi môi trường nước nhờ quá trình phân ly quang hóa và quá trình bay
hơi.
 Độc tính của chì đối với các sinh vật thủy sinh phụ thuộc: loài sinh vật và hàm lượng cũng như
dạng tồn tại của chì trong nước. Tetraalkyl chì độc hơn nhiều so với chì vô cơ, trong đó tetraethyl
chì là độc nhất. Trên thực tế, tetraethyl chì gần như không độc nhưng khi bị quang phân tạo
thành triethyl chì thì hợp chất này có khả năng gây ức chế nghiêm trọng đối với sự sinh trưởng
của tế bào.
 Đối với tảo, hàm lượng gây độc của chì thay đổi trong khoảng từ 10 g/l đến 1 g/l. Chì ở hàm
lượng > 1mg/l có thể gây độc cấp tính cho cá. Tình trạng nhiễm độc bán cấp kèm theo những ảnh
hưởng về hệ tạo máu, hệ thần kinh và sự tăng trưởng xảy ra ở cá khi hàm lượng chì trong nước là
10 -15 g/l. Nhiễm độc mãn tính đối với các sinh vật nhạy cảm xảy ra ở nồng độ chì khoảng 5 –
10 g/l.
Giá trị cấp tính của chì đối với một số loài sinh vật nước được cho ở bảng dưới đây:
ĐỘ ĐỘC CẤP TÍNH ( 48-96 GIỜ LC50 hoặc EC50) của chì

2.


Độc tính của chì đối với hệ sinh thái trên cạn
Chì gây độc đối với hệ sinh vật đất giảm hoạt tính của đất ảnh hưởng sự tăng trưởng của thực




vật.
Chì (dung dịch đất) thực vật (qua hệ rễ)  tích tụ trong các bộ phận  thông qua chuỗi thức ăn
 cơ thể các loài ăn thịt bậc 1, bậc 2,… tác động có hại.




Chì (đất, trong không khí, nước)  cơ thể động vật thông qua chuỗi thức ăn tiếp tục gây hại cho
các sinh vật khác.

Khả năng gây hại của chì đối với sinh vật đất: kiềm chế hoạt động của các vi khuẩn khoáng hóa nito và
vi khuẩn phân giải cellulose.
3. Một số quy chuẩn, tiêu chuẩn, liều lượng về hàm lượng chì trong một số môi trường.
 Đất
 Giá trị giới hạn của chì trong đất với các loại hình sử dụng khác nhau.
Loại đất

Đất công viên

Đất trồng trọt

Mg/kg đất
khô

200

200


Đất xây dựng
đô thị
400

Đất khai
hoang
1500

Đất khu công
nghiệp
2500

(Tiêu chuẩn của Phần Lan và Bỉ)
Loại đất

Đất nông
nghiệp
Mg/kg đất 70
khô

Đất lâm
nghiệp
100

Đất dân sinh
120

Đất thương
mại
200


Đất công nghiệp
300
(TCVN 03-2008 – BTNMT)

Ô nhiễm chì trong đất là nhiều nhất vì chì trong môi trường đất tồn tại rất lâu.

 Nước
A
0.1

Mg/l

B
0.5

- Cột A quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào
các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
- Cột B quy định giá trị nồng độ của các thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp khi xả vào
các nguồn tiếp nhận là các nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt;
Nước mặt
Mg/l

A1
0.02

A2
0.02

B1

0.05

B2
0.05

A1 - Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1 và B2.
A2 - Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù hợp; bảo tồn động
thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.


B1 - Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu chất lượng
nước tương tự hoặc các mục đích sử dụng như loại B2.
B2 - Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
Nước ngầm: giá trị giới hạn là 0.01mg/l
(QCVN09:2008/BTNMT)
 Khí
Mg/Nm

A
10

3

B
5

-Cột A quy định nồng độ của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính nồng độ tối đa cho phép trong khí thải
công nghiệp đối với các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động trước ngày 16
tháng 01 năm 2007 với thời gian áp dụng đến ngày 31 tháng 12 năm 2014;
- Cột B quy định nồng độ của bụi và các chất vô cơ làm cơ sở tính giá trị tối đa cho phép trong khí thải

công nghiệp đối với:
+ Các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ ngày 16 tháng 01 năm
2007;
+ Tất cả các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp với thời gian áp dụng kể từ ngày
01 tháng 01 năm 2015.
(QCVN19:2009/BTNMT)
4. Cách xử lý và chữa trị đối với môi trường đất và nước.
 Môi trường đất


Xử lí chì bằng thực vật(có một số loại thực vật có khả năng hấp thụ chì, 6 loài thực vật: Cynodon
dactylon (L) Pers., Equisetum ramosissimum (Vauch), Cyperus rotundus L., Eleusine indica L.,
Pteris cadieri H. Christ và Polygonum hydropiper L.



Xử lí kim loại nặng(gồm chì) bằng phương pháp ổn định hóa rắn kết hợp với phụ gia HSOB tạo
ra phản ứng oxi hóa khử chuyển chất độc thành không độc hoặc ít độc.

 Môi trường nước




Vỏ tôm xử lý kim loại nặng trong bùn thải công nghiệp
Bộ lọc sinh học bằng hành và tỏi có thể hấp thu 1 lượng lớn kim loại nặng, trong đó có chì.
Xử dụng rong biển có khả năng hấp thụ kim loại nặng cao.

TÀI LIỆU THAM KHẢO:
- Hình ảnh và thông tin từ nguồn Internet.



-

Nguồn Độc học môi trường Tập 2 – Lê Huy Bá



×