Tải bản đầy đủ (.docx) (427 trang)

RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH CHO HỌC SINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.09 MB, 427 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

BAN BIÊN TẬP
Chuyên đề:
RÈN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM NGOÀI CHƯƠNG TRÌNH
CHO HỌC SINH CHUYÊN VĂN
Nguyễn Thanh Xuân, Phan Thị Thu Hiền, Trần Thị Thanh
Trường THPT Chuyên Hùng Vương Phú Thọ
(Chuyên đề đạt giải Nhất)

3


PHẦN MỞ ĐẦU
I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Đọc hiểu không phải là phương pháp riêng cho việc dạy học văn mà là phương
pháp chung của nhiều môn học khác. Song, trong quá trình khám phá cái hay, cái đẹp của
tác phẩm văn học, đọc hiểu vẫn có những đặc trưng riêng. Đại thi hào Gớt (Đức) cho rằng:
“Nghệ thuật đòi hỏi những ý nghĩ và tình cảm đặc biệt như là sự dấn thân, nếu không, một
tác phẩm đối với chúng ta hoàn toàn chỉ là đối tượng quan sát. Nhìn thấy đó mà vô hồn sẽ
không tiếp cận được và không thể hiểu sâu sắc những gì mà nhà nghệ sĩ suy nghĩ về cuộc
sống” (Dẫn theo Nguyễn Thanh Hùng, Hiểu văn - Dạy văn). Đó chính là điểm khác nhau
cơ bản, đặc thù giữa đọc văn bản văn học và đọc các loại văn bản khác. Việc đọc hiểu tác
phẩm văn học không chỉ đơn giản là vấn đề giải mã ngôn ngữ mà còn là đọc “toàn tâm,
toàn ý, toàn hồn”, đọc bằng tất cả con người bên trong mình. Xét về góc độ ấy, vấn đề đọc
hiểu tác phẩm văn học đối với học sinh bao giờ cũng mới mẻ và đầy tính khám phá. Bởi
đọc văn là cuộc tìm kiếm không mệt mỏi để tìm kiếm ý nghĩa nhân sinh qua tác phẩm bằng
chính tâm hồn người đọc.
Những bài đọc hiểu văn bản văn học trong chương trình THPT thể hiện rất rõ mối
quan hệ hai chiều giữa giáo viên và học sinh. Nhưng một số giờ học đọc hiểu tác phẩm
thực chất là quá trình giáo viên đọc hộ, hiểu hộ học sinh. Học sinh là người tiếp nhận thông


tin, người đơn thuần ghi nhớ. Đọc tác phẩm trong chương trình thường tuân thủ theo quy
tắc định hướng (định hướng bằng cách cảm thụ của giáo viên, bằng những tài liệu có sẵn,
theo các mục đích giáo dục cụ thể của bậc học, đặc trưng môn học,…). Vô hình chung,
điều này với học sinh chuyên Văn cũng là một sợi dây “trói” những suy nghĩ vào trong một
khuôn mà năng lực chủ quan của học sinh ít được phát huy. Vì thế, quá trình đọc hiểu tác
phẩm ngoài chương trình phổ thông phần nào đã phát huy được tính chủ quan, không giới
hạn của học sinh chuyên Văn trong việc tiếp nhận tác phẩm trên cơ sở được giáo viên cung
cấp các bộ công cụ đọc hiểu.
Thực tế hiện nay, lí thuyết đọc hiểu không chỉ được ứng dụng vào giờ Đọc văn trên
lớp mà còn được đưa thành một phần riêng trong cấu trúc đề thi THPT Quốc gia. Điều đó
càng chứng tỏ vị thế, ý nghĩa của dạy học đọc hiểu. Việc đọc hiểu tác phẩm ngoài chương
trình không chỉ giúp cho các em học sinh chuyên Văn có được những bài học chuyên sâu
mà còn bổ sung thêm kĩ năng đọc hiểu và kĩ năng làm văn. Thêm nữa, trong nhiều năm gần
đây, đề thi học sinh giỏi môn Ngữ văn từ cấp Tỉnh, Khu vực đến cấp Quốc gia thường yêu
cầu học sinh thông qua những trải nghiệm văn học để bàn luận cho vấn đề lý luận. Nếu học
sinh chuyên Văn, nhất là học sinh giỏi chỉ nắm chắc những tác phẩm trong chương trình thì
chưa đủ để bài viết có chiều sâu, hấp dẫn.
Với những lý do ấy, thiết nghĩ chuyên đề Rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài
chương trình cho học sinh chuyên Văn là rất phù hợp và thiết thực. Không chỉ giúp cho
học sinh có thêm bộ công cụ đọc hiểu, những kiến thức về văn bản và khả năng tiếp nhận
tác phẩm phong phú mà còn giúp cho người giáo viên, nhất là giáo viên trực tiếp giảng dạy
lớp chuyên Văn mở rộng thêm nhiều kiến thức bổ ích, lý thú. Thông qua những giờ đọc
hiểu tác phẩm ngoài chương trình, học sinh sẽ ngày càng tích cực, chủ động, độc lập trong
tư duy, có phương pháp, kĩ năng đọc hiểu, có hứng thú tiếp nhận tác phẩm.
II. MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ TÀI
Thực hiện đề tài này, chúng tôi hướng tới các mục tiêu sau:
Kế thừa và làm rõ hơn lí thuyết đọc hiểu. Đề xuất tiêu chí chọn tác phẩm ngoài
chương trình phù hợp với học sinh chuyên Văn.

4



Cung cấp một số phương pháp (công cụ) đọc hiểu, khám phá tác phẩm và một số
biện pháp rèn kĩ năng đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình cho học sinh.
Chúng tôi hướng đến mục đích chính của chuyên đề là hoạt động hướng dẫn học
sinh tự đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình và vận dụng kiến thức đó trong làm văn.

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG I. NHỮNG VẤN ĐỀ LÍ THUYẾT
1. Những vấn đề về đọc hiểu tác phẩm văn học
1.1. Khái niệm đọc hiểu
Thuật ngữ “đọc hiểu” (reading comprehension) được đưa vào nhà trường hơn một
thập kỉ. Đến nay, thuật ngữ ấy đã khá quen thuộc với học sinh THPT. Có nhiều quan niệm
khác nhau về đọc hiểu tác phẩm.
Đọc gắn liền với hiểu, hiểu là một khái niệm có nội hàm rất rộng. Theo M.Bakhtin,
hiểu trong đọc hiểu bao gồm nhiều hành động gắn bó với nhau: Cảm thụ (tiếp nhận) kí
hiệu vật chất (màu sắc, con chữ...); Nhận ra kí hiệu quen hay lạ, hiểu ý nghĩa của nó được
lặp lại trong ngôn ngữ, hiểu ý nghĩa của nó trong ngữ cảnh... Hiểu khác nhận thức và giải
thích ở chỗ hiểu không một chiều mà mang tính đối thoại. Hiểu còn là sự sáng tạo, là sự
bừng sáng trong khoảnh khắc [5;132]. Như thế, đọc luôn gắn liền với nhiều mức độ hiểu
và hiểu không bao giờ đơn giản chỉ là hiểu nghĩa.
Theo GS. Nguyễn Thanh Hùng: “Đọc – hiểu là khái niệm bao trùm có nội dung
quan trọng trong quá trình dạy học văn”; “Đọc hiểu là mức độ cao nhất của hoạt động đọc;
đọc hiểu đồng thời cũng chỉ ra năng lực văn của người đọc” [7;34-35].
GS. Trần Đình Sử đã chỉ ra một số nội dung then chốt của việc đọc: “đọc là quá
trình tiếp nhận ý nghĩa từ văn bản”, phải dựa vào tính tích cực của chủ thể và tác động qua
lại giữa chủ thể và văn bản; “đọc là quá trình giao tiếp và đối thoại với người tạo ra văn

bản”; “đọc là quá trình tiêu dùng văn hóa văn bản”; “đọc là quá trình tạo ra các năng lực
người”. Hiểu bao giờ cũng là tự hiểu, nghĩa là biến cái được hiểu thành kiến thức, quan
điểm, niềm tin của mình [12;10].
PGS. Nguyễn Thị Hạnh, dựa trên cơ sở ngôn ngữ học, khẳng định đọc hiểu “là một
hoạt động giao tiếp ở đó người đọc lĩnh hội lời nói đã được viết thành văn bản nhằm làm
thay đổi những hiểu biết, tình cảm hoặc hành vi của chính mình, đọc hiểu là hoạt động cho
mình” [Dẫn theo 10;26].
Như vậy, mỗi quan niệm trên đây, dù đứng ở góc độ nào cũng thấy đọc được coi là
một quá trình tổng hợp, đòi hỏi sử dụng nhiều kĩ năng; hiểu là mục đích của đọc. Để đọc
hiểu, người đọc phải tích cực, chủ động khám phá văn bản.
1.2. Các cấp độ đọc hiểu
Trong chương trình THPT, học sinh được hướng dẫn làm việc với văn bản trên ba
phương diện, cũng là ba cấp độ đọc hiểu khác nhau: đọc trên dòng chữ, đọc giữa các dòng
chữ, đọc ngoài dòng chữ.
Đọc trên dòng: Yêu cầu học sinh phải thông hiểu ý nghĩa của văn bản trên cấp độ
ngôn từ, hiểu được nghĩa của từ, nghĩa của câu. Đây là cấp độ đầu tiên của quá trình đọc
hiểu, cũng là mục tiêu bắt buộc mà học sinh phải vượt qua.
Đọc giữa các dòng: Là cấp độ thứ hai sau đọc trên dòng. Cấp độ này đòi hỏi học
sinh hiểu được ý nghĩa hình tượng của văn bản. Đây là nghĩa giữa các câu, nghĩa ngoài lời.
Đọc ngoài dòng chữ: Là cấp độ đọc cao nhất. Cấp độ này đòi hỏi đọc được ý nghĩa
của văn bản, hiểu ý nghĩa đó gắn với ngữ cảnh của văn bản.

6


Với ý nghĩa là quá trình mang tính chủ động cá nhân, ba cấp độ này đòi hỏi người
đọc phải trải qua ba quá trình từ đọc đến suy ngẫm và cuối cùng là liên tưởng khái quát,
tương ứng với ba cấp độ của cấu trúc văn bản: ngôn từ, hình tượng, ý nghĩa. Điều quan
trọng đối với người giáo viên là phải thực sự thông hiểu, nắm được những điểm nhấn của
văn bản để điều chỉnh mức độ, phân phối dung lượng, hướng học sinh vào những chỗ có

vấn đề để giúp các em có được hứng thú trong quá trình hiểu bài.
2. Người đọc là học sinh chuyên Văn
2.1. Các loại hình người đọc
Ðứng về phía người tiếp nhận, người ta chia người đọc ra bốn loại: người đọc tiêu
thụ; người đọc điểm sách; người đọc chuyên nghiệp – nhà phê bình; người sáng tác - nhà
văn, nhà thơ.
Ðứng ở góc độ sáng tác, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc thực tế;
người đọc giả thiết; người đọc hữu hình - người đọc tồn tại bên trong tác phẩm như một
nhân vật luôn đối diện và đối thoại với nhà văn, nhưng không phải nhân vật mà là hiện
thân của người đọc bên ngoài tác phẩm.
Ðứng ở góc độ thời gian, người ta chia người đọc ra làm ba loại: người đọc hiện tại;
người đọc quá khứ; người đọc tương lai.
Có nhiều cách phân chia loại hình bạn đọc khác nhau, ở đây chúng tôi giới thiệu lại
một số loại hình bạn đọc trên cơ sở kế thừa kết quả có sẵn của các nhà nghiên cứu phương
pháp.
2.2. Phân biệt người đọc là học sinh chuyên Văn với người đọc xã hội
Cả hai kiểu người đọc này giống nhau ở chỗ, cả hai cùng là chủ thể nhận thức và
cùng tham gia vào quá trình lĩnh hội văn học. Họ phải có những hiểu biết nhất định về xã
hội, con người và văn học nghệ thuật.
Tuy nhiên, người đọc tác phẩm văn học là học sinh vẫn có những điểm khác so với
người đọc xã hội nói chung:
Người đọc xã hội có thể đọc mọi tác phẩm mà họ muốn đọc theo thị hiếu, nhu cầu,
hứng thú của họ. Có khi đọc xong một tác phẩm họ chỉ cần biết tác phẩm họ viết gì, hay
hay dở, có đáp ứng được nhu cầu thị hiếu của họ hay không. Họ có thể đọc hết hoặc không
hết tác phẩm, có thể không cần biết đến tác giả, hoàn cảnh sáng tác hay hiện thực lịch sử
được phản ánh trong tác phẩm. Tác phẩm văn học nào cũng tác động tới nhận thức, thẩm
mĩ của người đọc nhưng mức độ tác động ấy đối với bạn đọc xã hội cũng không giống
nhau. Thậm chí, với mỗi người, tác phẩm của tác phẩm văn học có thể là tích cực hoặc tiêu
cực hoặc có khi tác động rất ít.
Người đọc là học sinh THPT – Đây là bạn đọc đặc biệt, họ cùng lứa tuổi, cùng

những đặc điểm tâm lý, cùng một trình độ văn hóa. Học sinh được cung cấp những phương
pháp, kĩ năng đọc hiểu theo định hướng ở nhà trường phổ thông. Đối với học sinh, đọc tác
phẩm văn học chủ yếu là để phục vụ cho việc học, đọc có mục đích, có định hướng và có
yêu cầu cụ thể. Học sinh là trung tâm, là chủ thể tiếp nhận. Thực tế, học sinh luôn là một
thực thể trực tiếp chi phối việc phân tích tác phẩm của giáo viên, xu hướng lên lớp của
người thầy. Những tác phẩm mà học sinh được đọc hiểu là những tác phẩm có giá trị nội
dung và nghệ thuật được lựa chọn theo tiêu chí rõ ràng. Đối với học sinh, việc đọc và học
tác phẩm có mối quan hệ gắn bó với nhau. Qua đọc tác phẩm, học sinh nâng cao hiểu biết
về văn học, xã hội, con người, thời đại; rèn các kĩ năng đọc, nói, viết; phát triển nhân cách,
năng lực tư duy, năng lực thẩm mỹ. Như vậy, học sinh là độc giả đặc biệt, cũng bởi quá

7


trình tiếp nhận của học sinh chịu sự chi phối của các quy luật tiếp nhận chung và quy luật
đặc thù.
Người đọc là học sinh chuyên Văn ở trường THPT chuyên có thêm những tố chất
đặc biệt hơn ở chỗ học sinh chuyên Văn thường có năng lực đặc biệt về văn học và sự
hứng thú với tác phẩm ở mức độ cao hơn so với học sinh các môn chuyên Khoa học tự
nhiên. Khi đến với các tác phẩm ngoài chương trình, học sinh chuyên Văn vừa đóng vai
bạn đọc học sinh vừa đóng vai bạn đọc xã hội.
2.3. Mối quan hệ giữa bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm
Tác giả J.Paul.Sartre cho rằng: “Tác phẩm văn học như con quay kì lạ, chỉ có thể
xuất hiện trong vận động. Muốn làm cho nó xuất hiện, cần phải có một hoạt động cụ thể
là sự đọc. Và tác phẩm văn học chỉ kéo dài chừng nào sự đọc còn có thể tiếp tục. Ngoài sự
đọc ra, nó chỉ còn là những vệt đen trên giấy trắng” [8;43-53]. Do vậy, mối quan hệ giữa
bạn đọc – học sinh chuyên Văn và tác phẩm văn học là mối quan hệ giữa sáng tạo và tiếp
nhận. Quan hệ này được thể hiện cụ thể ở các khía cạnh sau:
Mối quan hệ giữa bạn đọc là học sinh và tác phẩm văn học là mối quan hệ liên chủ
thể giữa nhà văn và bạn đọc – học sinh. Học sinh là bạn đọc thực tiễn. Ở đây có ba mức độ

gặp gỡ: sự đồng cảm - học sinh tiếp nhận những tác động thẩm mỹ mà tác giả gửi vào tác
phẩm; sự sáng tạo chuẩn mực là học sinh có thể đưa vào tác phẩm sự sáng tạo một thực tế
mới, bổ sung, mở rộng nội dung và ý nghĩa của văn bản, làm cho tác phẩm có thêm một
cuộc sống thứ hai; phá vỡ chuẩn mực - sự tiếp nhận của học sinh có thể đi chệch khỏi ý
định tác động của tác giả, làm thay đổi mọi giá trị của văn bản, đem lại một cách hiểu hoàn
toàn mới.
Mối quan hệ giữa học sinh với tác phẩm văn học là mối quan hệ giao tiếp nhằm
thực hiện cuộc đối thoại có chủ định giữa hai chủ thể: nhà văn và học sinh. Tác phẩm văn
học là một thông điệp thẩm mỹ, đòi hỏi bạn đọc – học sinh phải có khả năng giải mã được
những thông điệp thẩm mỹ ấy. Việc tiếp nhận văn học của học sinh mỗi thế hệ khác nhau,
họ luôn nảy sinh những vấn đề mới, những khát vọng, nhu cầu và thái độ riêng đối với văn
học. Học sinh tham gia tích cực vào quá trình giao tiếp ngôn ngữ.
Mối quan hệ giữa tác phẩm và học sinh thực chất còn là mối quan hệ tác động của
tác phẩm đến sự tiếp nhận của học sinh. Học sinh khi đến với tác phẩm văn học là đang
thực hiện một cuộc giao tiếp, giao tiếp với thế giới nhân vật, với nhà văn và giao tiếp với
chính mình. Học sinh không chỉ cùng đồng hành với nhà văn kiến tạo tác phẩm (khả năng
đồng sáng tạo) mà còn tự kiến tạo nên con người mình.
3. Một số phương pháp đọc hiểu tác phẩm văn học
Umberto Eco cho rằng: “Tất cả mọi tác phẩm, dù được sáng tác theo thi pháp tất
yếu nào cũng mở theo các kiểu đọc, mỗi kiểu đọc mang lại cho đời sống tác phẩm một đời
sống mới từ một triển vọng nào đó theo thị hiếu cá nhân người đọc” (Nguyễn Viết Chữ).
Có nhiều phương pháp khác nhau để đọc hiểu tác phẩm. Chẳng hạn đọc hiểu tác phẩm
theo: đặc trưng thể loại, ngôn ngữ học, mĩ học, phân tâm học, văn hóa, thi pháp học, phê
bình sinh thái,… Đọc hiểu tác phẩm không thể không quan tâm đến đặc điểm thể loại của
tác phẩm. Bởi thể loại chính là một cơ sở tạo nên tính thống nhất chỉnh thể của tác phẩm,
quy định cách tổ chức, liên kết các yếu tố nội dung và hình thức. Vì thế, tri thức về thể loại
văn học, kĩ năng đọc hiểu tác phẩm theo đặc trưng thể loại là những yếu tố rất quan trọng
cần phải đạt được trong hoạt động dạy và học văn ở trường THPT. Với chuyên đề này,
chúng tôi tập trung giới thiệu kĩ hơn phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại, còn các
phương pháp đọc hiểu theo những lý thuyết khác chúng tôi giới thiệu để giúp học sinh đa

dạng công cụ đọc hiểu, có thể ứng dụng khi cần thiết.

8


3.1. Đọc hiểu tác phẩm văn học theo đặc trưng thể loại
3.1.1. Thể loại thơ trữ tình
* Đọc hiểu ngôn từ, hình ảnh, nhịp điệu, nhạc điệu
- Trước hết, cần đặc biệt coi trọng thao tác đọc văn bản để cảm nhận giọng điệu,
cảm hứng, nội dung bao trùm.
- Song song với việc đọc hiểu văn bản là giải mã các từ ngữ mới lạ, độc đáo, những
cách diễn đạt khác thường, những yếu tố ngôn ngữ được lặp đi lặp lại, các biện pháp tu
từ... để nắm bắt được mạch ngầm văn bản.
* Đọc hiểu mạch vận động của hình tượng thơ, cấu tứ thơ
Hình tượng trong thơ luôn vận động. Cấu tứ là một phương diện nghệ thuật đặc
trưng và quan trọng của thơ trữ tình và người khám phá không thể bỏ qua. Một bài thơ hay
sẽ khép tứ trọn vẹn, hợp lí và toát lên những ý nghĩa sâu sắc.
* Đọc hiểu cảm xúc thơ, tư tưởng thơ
Cảm xúc là một đặc trưng quan trọng của thơ trữ tình. Cảm xúc phải được ý thức,
khái quát, truyền tải tư tưởng của người nghệ sĩ. Tư tưởng thơ nâng cao giá trị bài thơ, góp
phần tạo nên sức sống lâu bền.
3.1.2. Thể loại truyện ngắn
* Đọc hiểu trọn vẹn văn bản
Trước tiên cần đọc trọn vẹn truyện ngắn, không phải một lúc có thể đọc truyện đã
hiểu được ngay. Nhiều truyện tuy ngắn nhưng phải đọc thật chậm để hiểu rõ ý nghĩa nội
dung, nhưng trong nhiều trường hợp phải đọc lướt thật nhanh.
* Đọc hiểu cốt truyện
Để nắm được nội dung thì sau khi đọc trọn vẹn tác phẩm, phải tái hiện được cốt
truyện. Cốt truyện phân loại theo những cách khác nhau: cốt truyện sự kiện - cốt truyện
tâm lí; đan cài - song song - truyện lồng trong truyện… Việc đọc hiểu không ngừng lại ở

việc nhận dạng cốt truyện thuộc loại nào mà phải nhận ra sự sáng tạo độc đáo, hấp dẫn của
cốt truyện trong phản ánh đời sống và thể hiện nhân vật.
* Đọc hiểu kết cấu, bố cục
“Bất cứ một tác phẩm văn học nào cũng có một kết cấu nhất định. Kết cấu là
phương tiện cơ bản và tất yếu của khái quát nghệ thuật. Kết cấu đảm nhiệm các chức năng
rất đa dạng” (Taffy E. Raphael – Efrieda H. Hiebert). Nếu bố cục là sự sắp xếp các phần,
các chương, các đoạn, là mối quan hệ bề mặt của văn bản nghệ thuật thì kết cấu là tổ chức
bên trong tác phẩm, bao gồm hệ thống nhân vật, tổ chức không gian, thời gian, điểm nhìn
trần thuật…
* Đọc hiểu nhân vật
Thực chất của việc đọc hiểu nhân vật chính là phân tích nhân vật. Phân tích nhân
vật là khâu quan trọng trong đọc hiểu truyện ngắn. Nhân vật là phương tiện để nhà văn gửi
gắm mọi suy nghĩ, bày tỏ mọi quan niệm về đời sống. Tài năng của nhà văn cũng chủ yếu
thể hiện qua việc xây dựng thế giới nhân vật. Mục tiêu của phân tích nhân vật là chỉ ra
được đặc điểm, tính cách, số phận. Những đặc điểm này phải được nhà văn tái hiện sinh
động qua các phương diện như: ngoại hình, lai lịch, hành động, ngôn ngữ…
* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật

9


Nghệ thuật trần thuật là phương diện không thể thiếu trong nghệ thuật tự sự. Nói
đến trần thuật, người ta thường chú ý ba phương diện quan trọng: ngôi kể, điểm nhìn,
giọng điệu.
3.1.3. Thể loại tùy bút
* Đọc hiểu trọn vẹn tác phẩm
* Đọc hiểu yếu tố “truyện” trong tùy bút
Trong tùy bút cũng có nhiều yếu tố truyện. Vì vậy, khi đọc hiểu thể loại này học
sinh tìm hiểu yếu tố truyện trong tác phẩm.
* Đọc hiểu yếu tố “kí” trong tùy bút

Nói đến yếu tố “kí” là nhắc đến tính chất thời sự, thông tin chính xác, tỉ mỉ. Nó là
đặc điểm của thể tài hồi kí, phóng sự, kí sự và tùy bút.
* Phát hiện và đánh giá được óc quan sát, liên tưởng, tưởng tượng, năng lực sử
dụng ngôn ngữ của nhà văn
Trong tùy bút, chất trữ tình đậm đà kết hợp với một trí tuệ sắc sảo, liên tưởng
phong phú bất ngờ là một đặc điểm nổi bật. Liên tưởng, so sánh, tương phản, đối lập... là
những thủ pháp nghệ thuật thường được sử dụng trong tùy bút. Nhà văn xuất phát từ những
sự vật, hiện tượng có thực trong đời sống, rồi phát huy năng lực tưởng tượng để mở rộng
biên giới cảm xúc, suy tưởng để gửi gắm vào trang viết một thông điệp có ý nghĩa nhân
sinh nào đó.
* Phát hiện đặc điểm “cái tôi” tác giả trong tùy bút
Hình tượng tác giả là cái được biểu hiện ra trong tác phẩm một cách đặc biệt. Nhà
thơ Gớt nhận xét: Mỗi nhà văn, bất kể muốn hay không, đều miêu tả chính mình trong tác
phẩm của mình một cách đặc biệt" (Nguyễn Thị Quỳnh Trang). Do đặc trưng thể loại, tùy
bút khác với thể văn khác ở tính chất tự do, nhà văn tự dẫn dắt ngòi bút theo cảm xúc và trí
tưởng tượng của mình. Ở thể văn này, cái tôi tác giả bộc lộ rõ rệt nhất. Sức hấp dẫn của tùy
bút phụ thuộc vào sức hấp dẫn của cái tôi ấy. Việc hướng dẫn học sinh phát hiện ra cái tôi
bản ngã của nhà văn trong quá trình đọc hiểu tác phẩm tùy bút là vô cùng quan trọng.
3.1.4. Thể loại kịch
* Đọc trọn vẹn văn bản kịch
Trong nhà trường phổ thông, kịch được tiếp nhận từ kênh văn học là chủ yếu chứ
không phải từ kênh nghệ thuật sân khấu. Xét từ phương diện này đọc hiểu văn bản kịch có
nhiều điểm tương đồng với việc đọc hiểu các văn bản văn học nói chung.
* Đọc - hiểu chi tiết
Đọc hiểu từ phần Tiểu dẫn của bài học; đọc hiểu để nắm bắt được hoàn cảnh sáng tác của
vở kịch, mục đích, tóm tắt nội dung vở kịch để có một cái nhìn khái quát về chủ đề tư
tưởng bao trùm toàn bộ tác phẩm; đọc hiểu bảng phân vai nhân; nắm được nội dung cơ bản
của vở kịch và tuyến nhân vật mới tạo được cơ sở vững chắc để đi sâu vào đọc hiểu đoạn
trích.
* Nhận diện bố cục, hành động, tóm tắt cốt truyện của văn bản kịch

Quan hệ giữa bố cục kịch và cốt truyện kịch là quan hệ mang tính hệ thống giữa
hình thức và nội dung. Bố cục kịch với tư cách là hình thức, đóng vai trò quyết định trong
việc trình bày nội dung của cốt truyện kịch một cách đầy đủ và rõ ràng nhất. Cốt truyện
trong kịch bản văn học là hệ thống sự kiện cụ thể được tổ chức theo yêu cầu tư tưởng và

10


nghệ thuật nhất định của tác giả. Nhờ cốt truyện, nhà văn thể hiện sự hình thành, đặc điểm
của mỗi hành động, mâu thuẫn và ngôn ngữ đối thoại của nhân vật.
* Nhận diện, đọc hiểu xung đột kịch
“Xung đột là cơ sở của kịch” (Phan Trọng Luận). Có thể có rất nhiều loại xung đột
khác nhau. Để đọc hiểu kịch bản văn học, nhất thiết phải nhận diện các mâu thuẫn đã phát
triển thành xung đột ra sao và tập trung phân tích cách giải quyết của tác giả.
3.1.5. Thể loại tiểu thuyết
* Đọc hiểu cốt truyện, chi tiết
Cốt truyện là hệ thống sự kiện xảy ra trong đời sống của nhân vật (có tác dụng bộc
lộ tính cách, số phận nhân vật).
* Sự miêu tả hoàn cảnh
Hoàn cảnh là toàn bộ các quan hệ xã hội, điều kiện sống tạo thành nền tảng khách
quan của đời sống nhân vật. Tác dụng biểu hiện địa vị, tâm tình nhân vật và gây không khí
hứng thú cho người đọc.
* Đọc hiểu hình tượng nhân vật
Một tác phẩm thường có nhiều nhân vật, trong đó phải có nhân vật chính. Nhân vật
thường biểu hiện qua các phương diện sau: Ngoại hình, nội tâm, hành động, biến cố và
ngôn ngữ của nhân vật; Mối quan hệ của các nhân vật và giữa các nhân vật với hoàn cảnh
xung quanh (các quan hệ này bộc lộ địa vị, tính cách và số phận của nhân vật);Ý nghĩa của
nhân vật trong tác phẩm (nhà văn sáng tạo nhân vật để gửi gắm tư tưởng, tình cảm và quan
niệm của mình về cuộc đời)
* Đọc hiểu kết cấu

Tiểu thuyết là loại tự sự cỡ lớn có nhiều nhân vật, nhiều tuyến cốt truyện; Kết cấu
sao cho tính cách, số phận và quan hệ của các nhân vật được thể hiện trong quá trình và bối
cảnh rộng lớn.
* Đọc hiểu nghệ thuật trần thuật
Tìm hiểu điểm nhìn trần thuật, lời kể cho biết ai kể, kể theo điểm nhìn của ai; cách
dùng từ ngữ trong xưng hô, miêu tả thể hiện điểm nhìn của người kể trong việc hướng dẫn
người đọc cảm thụ tác phẩm. Ngôn ngữ trong truyện thường có tính mới mẻ, sáng tạo, có
cá tính của tác giả.
3.2. Đọc hiểu từ góc độ Ngôn ngữ học
3.2.1. Giới thuyết vấn đề
Ngôn ngữ học có quan hệ mật thiết với văn học. Chính vì thế, trong lí thuyết đọc
hiểu hiện đại, phương pháp đọc hiểu văn bản văn học từ các yếu tố ngôn ngữ có thể coi là
chiếc chìa khóa cơ bản để mở cánh cửa đi vào khám phá thế giới nghệ thuật của tác phẩm,
tìm hiểu tâm hồn, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi vào trong đó. Văn học hướng vào
ngôn ngữ và gắn bó với bản chất tín hiệu học của chính bản thân ngôn ngữ.
3.2.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Đọc hiểu âm thanh, nhạc điệu: nẵm rõ giọng văn, giọng thơ trong tác phẩm nghệ
thuật. Mỗi tác phẩm có một giọng điệu khác nhau. Việc đọc hiểu, khai thác giọng điệu của tác
phẩm chính là bước đầu tiên để cảm thụ tình cảm, tư tưởng mà tác giả gửi gắm.

11


+ Đọc hiểu kết cấu, bố cục: nắm được cách triển khai tứ thơ, sự vận động của mạch
cảm xúc trong tác phẩm, trên cơ sở đó hiểu được tư duy và ý đồ của người sáng tác.
+ Đọc hiểu từ ngữ, lời thoại: Đọc hiểu từ ngữ là xem xét vốn ngôn ngữ bề mặt của
tác phẩm (từ láy, động từ, tính từ, các nghệ thuật kết hợp từ, các biện pháp tu từ) để thấy
được giá trị gợi hình, gợi cảm của chúng trong việc biểu đạt ý nghĩa văn bản.
+ Đọc hiểu hình tượng nghệ thuật: Quan hệ giữa tác phẩm và các tín hiệu ngôn ngữ
như từ, câu, chi tiết, nhân vật là quan hệ chỉnh thể - bộ phận. Để hiểu tác phẩm, ta phải đi

từ chỉnh thể đến bộ phận và ngược lại.
3.3. Đọc hiểu từ góc độ Mĩ học
3.3.1. Giới thuyết vấn đề
Mĩ học nghiên cứu ý thức thẩm mĩ của con người, các phạm trù mĩ học và nghiên
cứu nghệ thuật như là một lĩnh vực thẩm mĩ – sáng tạo ra những giá trị theo quy luật của
cái đẹp. Cái đẹp là phạm trù trung tâm của mĩ học, “là điều kiện không thể thiếu được của
nghệ thuật” (Bielinski). Lí thuyết mĩ học gắn bó mật thiết với văn học, bởi sáng tạo nghệ
thuật là hoạt động thể hiện đầy đủ nhất, tập trung nhất đời sống thẩm mĩ của con người.
3.3.2 Phương pháp đọc hiểu
+ Đọc hiểu cái Đẹp: Đọc hiểu từ phương diện cái Đẹp là cảm thụ cái đẹp trong tự
nhiên, cái đẹp trong đời sống con người, cái đẹp từ các phương tiện nghệ thuật được bộc lộ
trong tác phẩm, thể hiện tư tưởng và phong cách của người sáng tạo.
+ Đọc hiểu cái Bi: Đọc hiểu cái Bi là khai thác những xung đột tất yếu có ý nghĩa
xã hội mang tính quy luật trong sự phát triển lịch từ đó khám phá những cảm xúc nhân
văn, lành mạnh được khơi dậy từ trong bi kịch, hướng con người đến cái thiện, cái Đẹp.
+ Đọc hiểu cái Cao cả: Cái Cao cả là những hiện tượng, tính cách, tư tưởng vượt ra
khỏi giới hạn bình thường. Đọc hiểu cái Cao cả là khai thác tính chất thanh cao, hùng vĩ,
đồ sộ, phi thường của sự vật, hiện tượng, gọi dậy cảm xúc choáng ngợp, chiêm ngưỡng,
thậm chí là sợ hãi trong con người, đánh thức khát vọng vươn tới cái vĩ đại của cuộc sống,
hùng vĩ hóa cá nhân.
+ Đọc hiểu cái Hài: Đọc hiểu cái Hài là công việc nghiên cứu các mâu thuẫn gây
cười trong đời sống như xung đột cũ – mới, hình thức – nội dung… khai thác giá trị nhận
thức từ trong các mâu thuẫn để khẳng định cái đẹp.
3.4. Đọc hiểu từ góc độ Phân tâm học
3.4.1 Giới thuyết vấn đề
Phân tâm học là học thuyết do bác sĩ tâm lí Sigmund Freud khởi xướng vào cuối
thế kỉ XIX, dựa trên sự đề cao tuyệt đối cái vô thức, buộc người ta phải nhìn nhận “cái tôi
không phải là chủ nhân trong chính ngôi nhà của nó”, chứng minh sức mạnh của vô thức,
của những xung năng khoái cảm như tính dục. Phân tâm học liên kết chặt chẽ với văn học.
3.4.2. Phương pháp đọc hiểu

Đọc hiểu tác phẩm dưới góc độ phân tâm học chính là việc người đọc “giải mã giấc
mơ”, đi sâu phám phá sự tổ chức ngôn ngữ mang yếu tố vô thức của tác phẩm (các động
từ, tính từ, các từ ngữ được lặp lại...); nhận diện những yếu tố tâm lí, tự sự, trữ tình cho
phép cái “tôi” lộ diện; so sánh, đối chiếu các chi tiết, hình ảnh lặp đi lặp lại đến mức ám
ảnh có ý nghĩa biểu tượng để kết luận ra vẻ đẹp của sáng tác. Công việc này có hai quá
trình:

12


+ Đọc hiểu cấu trúc bề mặt: tìm hiểu sự vận động ngôn ngữ, diễn biến sự việc, chi
tiết, sự phát triển của hình tượng trên bề mặt; nối kết các sự việc, tình tiết vào một mối
quan hệ, xúc tiến tạo dựng giá trị để xác định nền tảng của vô thức trong tác phẩm.
+ Đọc hiểu cấu trúc chiều sâu: là quá trình khai thác các bản năng gốc theo quan
điểm của Freud – bản năng tính dục và bản năng xâm hại.
3.5. Đọc hiểu từ góc độ Văn hóa học
3.5.1. Giới thuyết vấn đề
Văn học là một loại hình nghệ thuật đặc thù. Đọc hiểu tác phẩm từ góc độ
văn hóa học là đặt văn học vào bối cảnh rộng lớn của văn hóa – xã hội nơi tác phẩm ra đời,
“xác lập sự chi phối của các quan niệm triết học, tôn giáo, đạo đức, chính trị, luật pháp,
thẩm mĩ, quan niệm về con người, từng tồn tại trong một không gian văn hóa xác định.
3.5.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Thâm nhập không khí lịch sử - văn hóa của tác phẩm: thấy được ngữ cảnh văn
hóa mà tác phẩm nảy sinh, trên cơ sở đó khai thác được mối liên hệ giữa tác phẩm – văn
hóa – xã hội – lịch sử, vận dụng được các yếu tố tư tưởng trong các giai đoạn lịch sử cụ thể
như giai đoạn trung đại từ thế kỉ X – XIV sẽ khác với giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – đầu thế
kỉ XIX, giai đoạn 1930 – 1945 sẽ khác với giai đoạn 1945 – 1975 và sau năm 1975..
+ Xác định các yếu tố văn hóa của tác phẩm, bộc lộ ở thể loại, cấu trúc hình tượng
nghệ thuật, ngôn ngữ. Các yếu tố trong tác phẩm đều chịu ảnh hưởng của một thời đại, một
cơ tầng văn hóa nhất định, một vùng miền cụ thể, mang trong mình đặc trưng xã hội – văn

hóa của ngữ cảnh đó.
3.6. Đọc hiểu từ góc độ Thi pháp học
3.6.1. Giới thuyết vấn đề
Đây là “lĩnh vực nghiên cứu về đặc trưng, tổ chức, các phương thức, phương tiện,
nguyên tắc làm nên giá trị thẩm mĩ của văn học trong tính chỉnh thể của văn bản... nghiên
cứu quy luật nội tại của tác phẩm, cấu tạo và phong cách..” (Trần Đình Sử).
3.6.2. Phương pháp đọc hiểu
+ Khai thác nhân vật, quan niệm nghệ thuật về con người trong tác phẩm.
+ Khai thác không gian – thời gian trong tác phẩm. Không gian – thời gian là hình
thức tồn tại của thế giới nghệ thuật. Việc chiếm lĩnh không – thời gian trong tác phẩm phản
ánh mối quan hệ giữa con người với thế giới, từ đó xác lập được đặc điểm cơ bản của thế
giới nghệ thuật trong từng tác phẩm cụ thể.
+ Khai thác phương thức biểu hiện của tác phẩm: ngôn từ, kết cấu, hệ thống hình
ảnh, giọng điệu.
3.7. Đọc hiểu từ góc độ phê bình sinh thái
3.7. 1. Giới thuyết vấn đề
Trong tình hình diễn biến phức tạp của vấn đề môi trường trên toàn cầu, từ thập
niên 70 của thế kỉ XX, phê bình sinh thái đã ra đời trong vị thế là một khuynh hướng
nghiên cứu liên ngành, đa văn hóa. Phê bình sinh thái nghiên cứu quan hệ giữa con người
với môi trường tự nhiên, truy tìm căn nguyên văn hóa - tư tưởng của nguy cơ sinh thái và
là sự hồi đáp của văn chương với môi trường sinh thái.
3.7.2. Phương pháp đọc hiểu:

13


+ Xác định tư tưởng sinh thái trong nội dung tác phẩm, bộc lộ ở đề tài, cảm hứng
chủ đạo, nhân vật, không gian – thời gian nghệ thuật. Đây là các yếu tố thể hiện rõ nhất tư
tưởng sinh thái tập trung ở mỗi tác phẩm: phê phán sự chiếm hữu của nhân loại với thiên
nhiên, tôn trọng thiên nhiên, lối sống coi môi trường tự nhiên là không gian đáng sống,...

+ Xác định tư tưởng sinh thái trong cấu trúc nghệ thuật, ở điểm nhìn, ngôn ngữ,
thủ pháp nghệ thuật, giọng điệu. Việc xác lập này đòi hỏi sự quan tâm đến cấu trúc trần
thuật, lối viết và sự miêu tả thế giới trong tác phẩm, bộc lộ ở việc thiên về tả chân, sử dụng
ngôn ngữ tự nhiên, cấu trúc đòn bẩy...
Đọc hiểu văn học từ góc độ phê bình sinh thái là hướng tiếp cận mới, hóa giải
khuynh hướng kinh viện, học thuật, thúc đẩy văn học chuyển dịch ra xã hội, nhân văn,
mang lại một động lực phát triển mới và bổ sung cho những khoảng trống trong phê bình
văn học.
CHƯƠNG II. THỰC HÀNH ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM VĂN HỌC NGOÀI
CHƯƠNG TRÌNH
1. Giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu tác phẩm văn học ngoài chương trình
1.1. Vai trò của người giáo viên trong việc định hướng đọc hiểu tác phẩm
Giáo viên là người bắc cầu nối giữa tác phẩm văn học với học sinh, “người tạo ra
sự hòa đồng giữa hai quá trình tác động của văn bản và quá trình tiếp nhận những tác động
thẩm mỹ đó ở học sinh” (Nguyễn Thị Thanh Hương). Khi giáo viên và học sinh cùng đọc
hiểu tác phẩm văn học, giáo viên hướng dẫn học sinh đọc hiểu theo một phương pháp tiếp
cận cụ thể, được định hướng để giúp học sinh từng bước qua các hoạt động, hiểu được hệ
thống giá trị có trong văn bản. Sự tiếp nhận của giáo viên là một hoạt động kép: vừa tiếp
nhận cho mình, vừa phải bằng mọi con đường, cách thức, chuyển tải sự tiếp nhận đó tới
học sinh để các em cũng hiểu văn bản.
Người giáo viên có vai trò quyết định trong việc mở rộng, nâng cao tầm đón nhận
của học sinh và giúp các em khắc phục những khoảng cách giữa chính học sinh với tác
phẩm. Giáo viên là chủ thể tác động và định hướng quá trình đọc hiểu, tiếp nhận những tác
động thẩm mỹ của một tác phẩm văn học cho học sinh. Giáo viên là người tổ chức, điều
khiển hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn học của học sinh. Khi đó, người giáo viên đã tạo
điều kiện cho học sinh tự lĩnh hội tác phẩm văn học một cách tích cực, sáng tạo.
1.2. Giáo án hướng dẫn đọc hiểu tác phẩm ngoài chương trình
Chúng tôi lựa chọn ba văn bản thuộc các thể loại khác nhau, giai đoạn sáng tác
khác nhau, cả văn học Việt Nam và văn học nước ngoài. Mục đích chung là vừa định
hướng đọc hiểu, vừa cung cấp phương pháp đọc hiểu tác phẩm để học sinh không chỉ có

kiến thức về chính văn bản đó mà học sinh còn tự thực hành đọc hiểu những tác phẩm
khác.
Dưới đây, chúng tôi hướng dẫn học sinh ba tác phẩm: Khâm Thiên (Thơ của Lưu
Quang Vũ); Trăng nơi đáy giếng (Truyện ngắn của Trần Thùy Mai); Lụa (Tiểu thuyết của
Alessandro Baricco).
Đọc hiểu: KHÂM THIÊN
(Thơ – Văn bản phụ lục 1)
Lưu Quang Vũ
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:

14


1. Về kiến thức:
- Thấy được những hậu quả nặng nề của chiến tranh để lại trên đất nước Việt Nam,
cụ thể tại con phố Khâm Thiên và tiếng nói phản chiến mạnh mẽ của Lưu Quang Vũ.
- Hiểu được ngòi bút trữ tình đầy xót xa của nhà thơ.
2. Về kĩ năng: Có kĩ năng đọc hiểu thơ trữ tình.
3. Về thái độ: Hiểu được tính chất phi nhân của chiến tranh, biết cảm thông, thấu
hiểu cho những số phận bị tổn thương trong chiến tranh.
4. Năng lực hướng tới: Năng lực cảm thụ văn học; Năng lực giao tiếp;…
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học...
- Học sinh: Vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:
II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS
III. Bài mới:
Hoạt động của GV và HS


Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm hiểu I. Tìm hiểu chung:
về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả:
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
a. Tiểu sử, con người:
- GV chia lớp thành 2 nhóm, mỗi nhóm - Tiểu sử:
trình bày một vấn đề về tác giả và tác
+ Lưu Quang Vũ (1948 – 1988) là nhà thơ,
phẩm.
nhà văn, nhà soạn kịch Việt Nam, sinh ra và
- GV gợi ý 1 số câu hỏi khái quát:
lớn lên ở huyện Hạ Hòa, tỉnh Phú Thọ, sớm
+ Trình bày những nét chính về tiểu sử bộc lộ thiên hướng và năng khiếu nghệ thuật
và sự nghiệp sáng tác của Lưu Quang từ khi còn rất nhỏ.
Vũ.
+ Năm 1954, ông về sống và đi học ở Hà Nội.
+ Trình bày hoàn cảnh sáng tác, chủ đề + Ông từng tham gia quân đội trong thời kì
của tác phẩm.
kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:
+ Năm 1988, ông qua đời trong một vụ tai
Vận dụng Kĩ thuật Kipling (5W1H): nạn.
Trình bày về tiểu sử, sự nghiệp VH của - Con người: Lưu Quang Vũ là người nghệ sĩ
Lưu Quang Vũ.
tài hoa, luôn khát vọng sự sống, khát vọng cái
đẹp, cái thiện và sự hoàn thiện nhân cách cho
con người, cất lên trong những trang văn dạt
dào rung cảm.

b. Sự nghiệp sáng tác:
- Tác phẩm tiêu biểu:
+ Kịch: Sống mãi tuổi 17, Lời thề thứ 9, Hồn
GV: Gợi ý sử dụng sơ đồ Kipling: coi Trương Ba da hàng thịt...

15


các chữ cái là từ khóa để hỏi và hãy tìm + Thơ: Tiếng Việt, Vườn trong phố, Bầy ong
câu trả lời tương ứng
trong đêm sâu...
(VD: “When” – Lưu Quang Vũ sinh ra
và mất đi khi nào?; “Why” – Tại sao
ông được đánh giá là một trong những
cây bút hàng đầu của VHVN hiện
đại? )

- Đặc điểm sáng tác:

+ Lưu Quang Vũ thành công hơn cả ở thể loại
kịch. Sáng tác của ông mang đậm tính hiện
thực và tinh thần nhân văn, phản ánh xung đột
trong cách sống và quan niệm sống để khẳng
* Thảo luận:
định nhân cách của con người, kết hợp nhuần
nhuyễn các giá trị truyền thống với những mới
- HS trình bày sản phẩm.
mẻ, thời sự, giữa tiếng nói phê phán mạnh mẽ,
- GV: gọi HS theo nhóm. Mỗi nhóm cử quyết liệt và cảm hứng trữ tình lãng mạn.
đại diện trình bày.

+ Ở mảng thơ, thơ Lưu Quang Vũ
- GV: Gọi HS trong lớp thảo luận.
không chỉ bay bổng, tài hoa mà còn giàu cảm
xúc, trăn trở, khát khao, in đậm tuổi đời nhà
*Đánh giá và chốt ý:
thơ trong những năm tháng chiến tranh, những
- GV gọi HS bổ sung.
kí ức hậu chiến đầy biến động của nước nhà.
- GV cung cấp thêm 1 số thông tin;
- Vị trí văn học sử: Lưu Quang Vũ là
hướng dẫn để HS chốt ý.
một trong những nhà thơ, nhà viết kịch tài
năng nhất của văn học Việt Nam hiện đại.
2. Tác phẩm:
2.1. Hoàn cảnh sáng tác:
- Bài thơ được viết năm 1972, trong sự
kiện Mỹ ném hàng loạt bom B52 xuống con
phố Khâm Thiên - Hà Nội, hòng tàn phá thành
phố, biến Hà Nội quay trở về thời kì đồ đá.
Đây là sự kiện thương tâm, gây chấn động
nhân loại. Chỉ trong 12 ngày đêm, khu phố bị
san phẳng, hàng trăm người chết và bị thương,
nhiều gia đình tiêu tán.
- Chứng kiến cảnh tượng thương tâm
ấy, Lưu Quang Vũ đã sáng tác bài thơ như
một lời tưởng niệm tới những người đã khuất,
đồng thời lên án tội ác chiến tranh.
2.2. Đề tài, cảm hứng
- Đề tài: chiến tranh trong thời kì
kháng chiến chống Mĩ cứu nước, với những

vấn đề về sự sống và cái chết.
- Cảm hứng: đau thương, bi tráng trước những
mất mát, thương đau của dân tộc.
2. Tác phẩm
- GV hướng dẫn HS phương pháp đọc a. Vị trí, xuất xứ
hiểu tác phẩm.
b. Giá trị
c. Bố cục

16


3. Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:
Đọc hiểu theo đặc trưng thể loại
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc II. Đọc hiểu:
hiểu tác phẩm
1. Hiện thực của phố Khâm Thiên sau trận
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
ném bom:
- GV: gợi ý cho HS qua hệ thống các a. Hình ảnh những người tử nạn:
câu hỏi.
- Cảnh người tử nạn vì chiến tranh:
- Yêu cầu HS: Vận dụng Kĩ thuật Động + Bút pháp tả chân với các hình ảnh chân thực
não không công khai để thực hiện. Sản “thân gãy nát”, “óc chảy ròng trên gạch”,
phẩm là bài thuyết trình bằng miệng “người chết cháy đen miệng há mắt mở
(gọi một số HS trình bày mẫu)
trừng”, “tay chân vặn vẹo thịt xương”, “lòng
- Hiện thực phố Khâm Thiên sau trận ruột mắc trên dây điện” đã diễn tả một cách
ném bom được miêu tả qua những hình rùng rợn đến gai người cảnh tượng chết chóc
ảnh nào?

của phố Khâm Thiên. Người chết không còn
- Những biện pháp nghệ thuật nào được được toàn vẹn. Cả không gian chìm trong
không khí tuyệt vọng, hoang tàn.
sử dụng để khắc họa hiện thực đó?
- Nêu giá trị gợi hình, gợi cảm của các + Những câu thơ đã ghi trọn dấu ấn lịch sử:
Chỉ trong 12 ngày đêm (từ ngày 18.12 –
hình ảnh, biện pháp được sử dụng?
29.12.1972), Mĩ đã sử dụng 441 lần chiếc B52
* Thực hiện nhiệm vụ học tập
cùng hàng ngàn lần chiếc máy bay chiến
- GV: quan sát HS thực hiện nhiệm vụ thuật, ném hơn 10.000 tấn bom xuống Hà Nội.
Phố Khâm Thiên bị bom B52 tàn phá dài trên
học tập.
1km, gần 2.000 ngôi nhà, trường học, trạm xá
- GV hỗ trợ HS bằng hệ thống gợi ý bị phá sập, 287 người chết, 290 người bị
nhỏ:
thương.
+ Định hướng cho HS tìm hiểu: Khung - Hình ảnh những người thân của người tử
cảnh những người tử nạn, những người nạn:
thân của người tử nạn, đám tang tập thể
và cảnh tượng lưu lạc, di tán của con + Những em bé, những cụ già là đối tượng cần
được bảo vệ, cần được nâng niu và chăm sóc,
người được miêu tả như thế nào?
bởi họ là quá khứ giàu truyền thống, là tương
+ Gợi ý một số dẫn chứng.
lai đang vẫy gọi. Nhưng tại phố Khâm Thiên,
bé thơ đã thành mồ côi, hằn trong ánh mắt là
* Thảo luận:
nỗi đau mất người thân. Cụ già đã trở nên điên
- GV: Gọi HS hoạt động độc lập

dại, bởi trong tay cụ là khung cảnh đổ nát với
- Các HS khác bổ sung và thảo luận: bổ “xác người nằm ngổn ngang/ báo đậy mặt,
ruồi đậu bàn chân xám”.
sung dẫn chứng + lời bình.
* Đánh giá và chốt ý
HS chốt ý.

+ Đưa ra hình ảnh “em bé, cụ già”, Lưu
Quang Vũ khẳng định: chiến tranh đã gây ra
tội ác khủng khiếp, không chỉ với quá khứ,
hiện tại mà cả với tương lai của một dân tộc.
b. Hình ảnh đám tang tập thể:
- Hình ảnh đám tang:
+ Hình ảnh chân thực “xe nối xe sừng sững
chở quan tài” đã nói lên sự mất mát lớn lao

17


của cuộc chiến.
+ Tác giả tiếp tục nhắc đến trẻ thơ, nhưng là
“quan tài trẻ thơ như những chiếc hòm con”,
càng cho thấy sự bi thương của số phận con
người. Cái chết đối với những đứa trẻ chính là
nỗi đau tàn khốc nhất, vì đó chỉ là những mầm
non ngây thơ, nhưng đã sớm phải đón nhận
hậu quả do tai vạ của người lớn.
+ Nghệ thuật dựng không gian chìm trong
khói hương nghi ngút càng làm tăng thêm sự
tang tác, tiêu điều của cảnh.

- Hình ảnh những người dân di cư, lưu tán
sau đám tang:
+ Thủ pháp tả chân tiếp tục được sử dụng,
khắc họa hình ảnh lưu tán đầy thương đau của
những con người “đội chiếu, ôm chăn, đeo
làn, vác bọc” bị bứt ra khỏi ngôi nhà của
chính mình.
+ Hình ảnh những cụ già một lần nữa được
lặp lại trong dáng vẻ “vịn nhau dò dẫm”,
“máu ròng ròng trên những chiếc cáng
thương” tô đậm nỗi đau của con người trong
khoảnh khắc tội ác lịch sử diễn ra.
Chốt ý: Với lời văn, hình ảnh xác thực, Lưu
Quang Vũ đã dựng lại khung cảnh của một sự
kiện lịch sử có thật. Đó là hiện thực chiến
tranh: không đẹp đẽ, hào nhoáng, không sung
sức, thắng lợi mà chỉ là mất mát và bi kịch.
Lưu Quang Vũ đã nhìn cuộc chiến đầy khắc
khoải, đầy đau thương và tuyệt vọng, qua đó,
để người đọc hiểu được một thời tàn khốc,
một quá khứ đớn đau của dân tộc.
- Trước hiện thực đổ nát của phố Khâm 2. Cảm xúc của nhà thơ trước hiện thực:
Thiên, tác giả bộc lộ cảm xúc gì?
a. Tố cáo tội ác của kẻ thù:
- Để tố cáo tội ác của kẻ thù, Lưu - Lưu Quang Vũ đã thẳng thắn gọi tên tội ác:
Quang Vũ đã có những hành động nào?
+ Với ông, cuộc ném bom của Mĩ ở Khâm
HS hoạt động độc lập.
Thiên là một “vụ thảm sát xưa nay chưa từng
có”, thê thảm tận cùng mà bích họa Ghéc-nica của thiên tài Picasso – bức tranh miêu tả

nỗi kinh hoàng của ngôi làng Ghéc-ni-ca nhỏ
bé khi phải chịu sự oanh tác của quân đội Phát
xít – cũng không thể bằng. Bởi đây là cuộc
thảm sát trên đất Việt Nam, với những người
dân Việt Nam – những người như Lưu Quang
Vũ, có thể là nhà thơ, là người lính, là chính
khách... nhưng đã vĩnh viễn bị tước quyền

18


sống.
+ Tuyên ngôn tình thương, tuyên ngôn nhân ái
của Thánh kinh, nhạc luật hiền hòa của giao
hưởng, sự thỏa thuê của công nghệ hiện đại
cũng đã thành vô nghĩa.
+ Khi nhân loại đã ở năm 1972, đã
thoát xa những mông muội, tối tăm của một
thời Trung cổ, khi ánh sáng văn minh đang
ngấp nghé trên bậc cửa thì thảm sát Khâm
Thiên - “bể máu dâng đầy” chính là tội ác, là
những xấu xa, đê nhục không thể lãng quên.
Lưu Quang Vũ đã viết những dòng thơ này
khi tuổi đời còn rất trẻ, viết với nỗi niềm đớn
đau, bởi anh biết, sau đổ máu không phải là
hạnh phúc mà là máu và nước mắt.
- Ông chỉ mặt vạch tên kẻ gây ra tội ác và
đồng lõa của chúng:
+ Với giọng thơ đanh thép, đầy căm phẫn, nhà
thơ đã kết tội, đã nguyền rủa những kẻ gây ra

tội ác: Kít-xinh-giơ – Ngoại trưởng Mĩ; Níchxơn – Tổng thống Mĩ. Họ đều là những người
lãnh đạo, những người đứng đầu quốc gia, kêu
gọi hạnh phúc, kêu gọi bình yên nhưng lại chế
súng bom hủy diệt, tàn hại sự sống.
+ Nhà thơ cũng hờn oán những người
tự xưng “môi kề răng lạnh”, những người đón
đưa chúc hòa bình, “quyên thuốc men”, “đi
biểu tình” và tìm thấy lương tâm yên ả trong
chính nỗi đau của đồng bào Việt Nam. Tiếng
nói tố cáo, tiếng nói phản chiến của Lưu
Quang Vũ đã vang lên mạnh mẽ.
b. Ý thức tự trách của tác giả - công dân:
- Nhà thơ tự dằn vặt, tự trách cứ bản thân:
+ Trước thảm kịch của đồng bào, không ai có
thể dửng dưng, lạnh nhạt. Ông khẳng định:
“loài người chung vai nhận tội ác này/ anh và
tôi, vâng, tôi nữa, cả tôi”
+ Đặc biệt với danh phận một người nghệ sĩ,
nhà thơ càng cảm thấy đau xót trước cảnh
tượng mất mát, tang thương. Ông dằn vặt
“Không che chở được mẹ già em dại/ Khỏi
- Ý thức tự trách trên cương vị một tác quả bom tàn bạo tự trời cao”. Đây là tiếng
giả - công dân của Lưu Quang Vũ về lòng của con người mang nỗi đau dân tộc,
tội ác chiến tranh phố Khâm Thiên mang nỗi bi thương không thể xóa mờ của
được biểu hiện như thế nào?
đồng loại.
HS hoạt động độc lập.
- Với ý thức trách nhiệm cao độ, Lưu Quang

19



Vũ đã tự nhận mình là chứng nhân lịch sử, là
ngòi bút trung thành, tận tụy với nhân dân,
đất nước, với công bằng – tình yêu – cuộc
sống của nhân loại cần lao:
+ Ông hiểu rằng, trước chiến tranh, con người
không thể thờ ơ, không thể ngủ yên, không thể
bình tĩnh với những lời thơ tụng ca tốt đẹp,
không thể kết thúc với những lời thơ hoa mĩ.
Tiếng thơ phải cất lên từ cuộc sống, phải là
nỗi đau chung của cuộc đời, hòa nhập trong
ngàn vạn mạng người, trong những xác chết
cháy đen, tơi tả.
+ Nhất là thơ ông, không thể bình tĩnh, không
thể dễ dãi với nụ cười mà phải là niềm đau:
“để nói về những xác chết cháy đen/ để nói
về/ những xác chết cháy đen”
Chốt ý: Trong dòng văn học cách mạng, khi
thơ ca là những tiếng hát hào hùng cổ động
chiến đấu, cổ động tinh thần và sức mạnh của
đồng bào với niềm tin rực lửa về tương lai, về
chiến thắng thì tiếng thơ bi thương thảm thiết,
không né tránh hiện thực khốc liệt, tang
thương của chiến tranh như Lưu Quang Vũ
quả là một dấu hiệu mới mẻ, đưa thơ ca về
gần với hiện thực đời sống con người. Nhờ
những vần thơ của ông mà sự kiện Mĩ ném
bom phố Khâm Thiên đã được lưu lại chân
thực, ám ảnh, có sức truyền tải lớn trong tâm

khảm của con người và các thế hệ mai sau.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng kết III. Tổng kết:
nội dung, nghệ thuật của tác phẩm
1. Nội dung:
- HS tổng kết những đặc sắc nội dung - Bài thơ là minh chứng lịch sử cho một quá
và nghệ thuật của tác phẩm.
khứ đau thương, tàn khốc của dân tộc. Hậu
- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn HS quả nó để lại là vô cùng to lớn, trở thành
chốt ý.
mảng kí ức không thể quên, nỗi đau lớn trong
lòng dân tộc
- Qua bài thơ, tác giả tố cáo tội ác chiến tranh,
bày tỏ sự căm phẫn trước những hành động
máu lạnh của kẻ thù. Nhà thơ đồng thời thể
hiện sự đau xót trước tình cảnh đồng bào, đó
là tình thương đồng loại, tình thương của một
công dân có trách nhiệm với cộng đồng.
2. Nghệ thuật:
- Thể thơ tự do
- Kết hợp các phương thức biểu đạt miêu tả,

20


tự sự, biểu cảm
- Hình ảnh thơ chân thực, có sức ám ảnh cao
- Ngôn ngữ thơ giản dị, không cầu kì, hoa mỹ
- Giọng điệu xót xa, cay đắng, xen lẫn sự căm
phẫn
IV. Củng cố:

- Nắm được hiện thực bi thảm của phố Khâm Thiên trong chiến tranh và cảm xúc
thương xót, phản chiến của tác giả.
- Hiểu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm.
V. Hướng dẫn chuẩn bị bài về nhà:
- Vận dụng phương pháp đọc hiểu theo đặc trưng thể loại để đọc hiểu các tác phẩm
thơ: Mưa xuân (Nguyễn Bính), Xa cách (Xuân Diệu), Tranh lõa thể (Bích Khê), Trăng
vàng trăng ngọc (Hàn Mặc Tử), Người dệt tằm gai (Vi Thùy Linh).
- Nộp lại sản phẩm đọc hiểu bằng văn bản.
Đọc hiểu: TRĂNG NƠI ĐÁY GIẾNG
(Truyện ngắn – Văn bản phụ lục 2)
Trần Thùy Mai
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Về kiến thức:
- Thấy được bi kịch tình yêu những khát khao quý báu của người phụ nữ.
- Nắm được đặc sắc nghệ thuật kể chuyện của tác giả nữ đương đại Trần Thùy Mai.
2. Về kĩ năng:
- Có kĩ năng đọc hiểu thể loại truyện ngắn.
- Biết viết bài phân tích tác phẩm trên cơ sở đọc hiểu.
3. Về thái độ:
Thông cảm với những bi kịch của con người, đặc biệt là người phụ nữ, từ đó thêm
trân trọng, nâng niu sự sống của họ.
4. Năng lực hướng tới:
- Năng lực cảm thụ nghệ thuật.
- Năng lực giao tiếp.
- Năng lực tìm kiếm thông tin.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
- Giáo viên: Giáo án, tư liệu tham khảo, công cụ dạy học...
- Học sinh: Vở ghi, vở soạn.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
I. Ổn định tổ chức, kiếm tra sĩ số:


21


II. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra phần chuẩn bị vở soạn, tài liệu của HS
III. Bài mới:

Hoạt động của GV và HS

Nội dung chính

Hoạt động 1: Hướng dẫn HS tìm I. Tìm hiểu chung
hiểu về tác giả, tác phẩm:
1. Tác giả
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
1.1. Tiểu sử, con người:
- GV yêu cầu: HS dựa trên các tài - Tiểu sử:
liệu tham khảo, tìm hiểu một số vấn
+ Trần Thùy Mai (sinh ngày 8 tháng 9 năm
đề về tác giả và tác phẩm.
1954), tên thật là Trần Thị Thùy Mai, sinh ra ở
HS Vận dụng kĩ thuật Động não Hội An, Quảng Nam, quê gốc ở xã Hương Long,
không công khai để tìm hiểu tác giả, huyện Hương Trà, tỉnh Thừa Thiên Huế.
tác phẩm.
+ Tốt nghiệp Tú tài 2 năm 1972, bà thi đậu thủ
khoa môn Văn trường Đại học sư phạm Huế.
- GV gợi ý một số câu hỏi khái quát: + Năm 1977, sau khi tốt nghiệp, bà được giữ lại
+ Trình bày những nét chính vềtiểu trường, làm công tác giảng dạy và nghiên cứu
sử, con người và sự nghiệp sáng tác môn Văn học dân gian.
của Trần Thùy Mai.

+ Năm 1987, bà quyết định chuyển sang làm
biên tập viên ở nhà xuất bản Thuận Hóa, chính
+ Trình bày vị trí, hoàn cảnh sáng thức đi theo con đường viết văn.
tác, tóm tắt truyện ngắn và nêu giá - Con người: Trần Thùy Mai là người phụ nữ
trị cơ bản?
Huế nhẹ nhàng, tinh tế, sâu sắc, luôn quan tâm
đến mọi mặt của cuộc sống, nhất là con người
với bao yêu thương, tin tưởng.
*Thực hiện nhiệm vụ học tập:
1.2. Sự nghiệp sáng tác:
HS hoạt động độc lập.
- Tác phẩm tiêu biểu: Thị trấn quỳ hoa vàng (tập
GV hướng dẫn HS tìm kiếm thông truyện ngắn, 1994), Thập tự hoa (tập truyện
tin, tư liệu, trao đổi về tác giả và nội ngắn, 2003), Mưa đời sau (tập truyện ngắn,
dung tác phẩm.
2005), Trăng nơi đáy giếng (tập truyện ngắn,
2010)...
* Thảo luận:
- Đặc điểm sáng tác:
- Một số HS trình bày sản phẩm.
+ Trần Thùy Mai là một ngòi bút với bút lực
mạnh mẽ. Những truyện ngắn của bà rất đa dạng,
phảng phất không khí xứ Huế dịu dàng, đằm
thắm. Bà viết nhiều về giới trẻ và lối sống của
*Đánh giá và chốt ý:
những người trẻ. Khi giới trẻ cuốn theo nhịp
- GV gọi HS bổ sung.
sống hiện đại, bà không hề có tâm trạng hoài
- GV cung cấp thêm 1 số thông tin; nghi, lo sợ hay bế tắc mà luôn tạo ra được một
bản lĩnh để lớp trẻ đối mặt, sống hòa nhập với

hướng dẫnHS chốt ý.
nhịp sống hiện đại, thậm chí biết vượt lên nó để
vươn tới những cái đẹp vĩnh cửu.
- GV:Gọi HS trong lớp thảo luận.

22


+ Bà đặc biệt quan tâm đến đề tài tình yêu và số
phận con người. Tình yêu trong sáng tác của bà
là những mối tình đau thương, đẫm nước mắt.
Viết về tình yêu cũng là cách thức để bà dành
tình cảm ưu ái cho cuộc sống và con người.
- Vị trí: Trần Thùy Mai là một trong những cây
viết nữ tiêu biểu của văn học đương đại Việt
Nam.
2. Tác phẩm
a. Vị trí, hoàn cảnh ra đời:
- Vị trí: Trăng nơi đáy giếng là một trong những
truyện ngắn xuất sắc nhất của Trần Thùy Mai,
truyện ngắn được chuyển thể thành phim và đoạt
giải Cánh diều bạc năm 2008, tiêu biểu cho nghệ
thuật kể chuyện đương đại.
- Hoàn cảnh ra đời: tác phẩm sáng tác năm 2010.
b. Tóm tắt
c. Giá trị
- Nội dung
- Nghệ thuật
- GV hướng dẫn HS phương pháp 3. Phương pháp đọc hiểu tác phẩm:
đọc hiểu tác phẩm.

Truyện ngắn Trăng nơi đáy giếng được đọc hiểu
theo đặc trưng thể loại truyện ngắn.
Hoạt động 2: Hướng dẫn HS đọc II. Đọc hiểu:
hiểu tác phẩm
1. Hình tượng nhân vật cô Hạnh
* Chuyển giao nhiệm vụ cho HS:
a. Giới thiệu nhân vật:
GV yêu cầu HS Vận dụng kĩ thuật *Biểu hiện bên ngoài:
động não không công khai, Thảo
luận viết để đọc hiểu hình tượng - Nghề nghiệp: giáo viên
nhân vật.
- Hành động: luôn hướng về người chồng.
*Biểu hiện bên trong:
* Thực hiện nhiệm vụ học tập:

- Tâm hồn: yêu chồng, luôn nhẫn nhịn và hi sinh
cho chồng.

+ HS hoạt động độc lập.

- Diễn biến tâm trạng: từ tình yêu gần như tôn
thờ chồng đến sự vỡ mộng.

+ GV gợi ý một số câu hỏi:

=>Nhà văn chủ yếu khai thác thế giới tâm linh,
diễn biến tâm trạng của nhân vật.

Nhân vật cô Hạnh đã được giới thiệu b. Số phận:
như thế nào? (qua các biểu hiện bên

- Cuộc đời cô Hạnh là cuộc đời chồng chất của
ngoài và bên trong ra sao)
biết bao bi kịch:
- Cô Hạnh lấy chồng, một người chồng học thức,

23


Số phận của cô có đặc điểm gì đáng gia đình êm ấm nhưng cô lại không được trải qua
chú ý?
hạnh phúc làm mẹ. Tạo hóa đánh mất của cô
niềm an ủi lớn nhất của người phụ nữ - được làm
mẹ, được có một đứa con. Đây là bi kịch đầu tiên
Diễn biến tâm trạng của cô được của cô.
khắc họa qua các sắc thái cung bậc
- Vì không có con, cô đã tự nguyện tìm vợ bé cho
như thế nào?
chồng, nối duyên chồng với cô Thắm – một
người phụ nữ ở quê – để chồng có thể có được
hạnh phúc làm cha. Sự việc vỡ lở, trước nguy cơ
* Thảo luận:
chồng bị kiểm điểm, cô đành li hôn để chồng đến
+ HS báo cáo.
với người đàn bà khác. Người chồng suốt bao
năm sinh sống lại thành ra chồng người, còn
người vợ chính chuyên như cô lại phải chấp nhận
+ Thảo luận: HS đặt 1 số câu hỏi
cảnh cô đơn, vò võ. Đây là bi kịch thứ hai, đầy
thảo luận.
đau đớn, xót xa của người đàn bà về sự dang dở,

mất mát trong tình yêu.
* Đánh giá và chốt ý:
GV đánh giá, hướng dẫn HS chốt ý.

- Nhưng, đau đớn nhất với cô Hạnh không chỉ là
mất đi người chồng mà hơn hết còn là mất đi một
điểm tựa, một chỗ dựa tâm linh. Ngày ở với
chồng, cô yêu và tôn thờ chồng như một vị
thánh. Đến khi chồng ở nhà người khác, cô tận
mắt chứng kiến cảnh anh lam lũ làm việc chẳng
khác gì một người bình dân lao động. Cô đổ vỡ
ảo tưởng tinh thần về vị thánh của riêng mình.
Cô lâm vào bi kịch lớn của sự vỡ mộng.
- Cuộc đời, số phận của cô Hạnh tiêu biểu cho
khuynh hướng sáng tác của nhà văn Trần Thùy
Mai: luôn ám ảnh với những bi kịch về phận
người, luôn đau đáu trong những nỗi niềm về
tình yêu và sự mất mát của con người, nhất là
người phụ nữ.
c. Diễn biến tâm trạng:
- Ngày Hạnh là một người vợ:
+ Cô làm tất cả những gì có thể để cho người
chồng mà cô yêu được hạnh phúc, được bình an.
Cô yêu thương chăm sóc chồng từng li từng tí:tất
tả đi mua bún mỗi buổi sáng hầu hạ chồng - ngày
nào cũng như ngày nào - bất kể nắng mưa “những hôm mưa lâm thâm, cái dáng gầy của cô
co ro, tay cô cầm chiếc nón cố che cho kín tô
bún, chứ chẳng nhớ che đầu”; tỉ mỉ chuẩn bị
“nước tôm thật sánh, thật thơm, đỏ rực”, “thịt bò
nấu canh với hoa thiên lý, tô canh dìu dịu mùi

hương ngọt ngào”;khéo léo gọt những củ khoai
ngọt, dẻo nhất, hấp với lá dứa để chồng ăn lúc
thức khuya đọc sách... Cô nâng niu anh như một
vị thánh sống. Hạnh coi chồng mình như một
biểu tượng của tất cả những gì cao đẹp nhất trong

24


cuộc đời.
+ Khi biết mình không thể có hạnh phúc được
làm mẹ, Hạnh không nỡ chứng kiến vẻ buồn
thầm lặng trên khuôn mặt chồng, cô nén đau đi
tìm người đàn bà để sinh con cho chồng. Cô đã
chấp nhận hi sinh để chồng được bình yên. Cô
tìm vợ bé cho chồng và chăm sóc người đàn bà
ấy khi có thai. Cô đã dâng hiến tất thảy của mình
cho chồng và hạnh phúc của chồng. Cô tưởng
như mình đã thỏa.
+ Khi sự việc vỡ lở, trước nguy cơ chồng bị kiểm
điểm, Hạnh càng không chấp nhận khuôn mặt
buồn bã của chồng, bất chấp việc anh gàn đi:
“Chức hiệu trưởng là cái gì... Bỏ, bỏ hết. Với tôi,
chỉ cần mình vui lòng. Tôi chấp nhận mất tất cả”.
Cô tự nhủ với lòng: “khi người ta thực lòng
thương yêu nhau, có điều gì mà không thể hi
sinh”. Cô tự nguyện li hôn, để chồng đến với
người khác, cô gom hết tiền mua nhà cho chồng
ở với người đàn bà kia. Nhưng Hạnh không ngờ
rằng tất cả những điều đó lại đánh bật cô ra khỏi

chồng mình. Hạnh không biết tình yêu và sự hi
sinh vô điều kiện ấy lại biến cô thành một sự lợi
dụng, lừa dối tàn nhẫn của chồng và người đàn
bà kia. Hạnh trở thành xa lạ trong chính hạnh
phúc, với chính vị thánh mà cô nâng niu.
- Ngày Hạnh đánh mất vị trí một người vợ:
- Hãy trình bày từng bước dẫn tới + Sau khi li hôn với chồng, Hạnh mới bàng
việc Hạnh đánh mất vị trí của một hoàng nhận ra sự thực: cô chỉ là một vật thừa.
người vợ?
Nhưng Hạnh đau đớn mà vẫn nuối tiếc, cô không
nỡ buông tay vị thánh của đời mình.
GV gợi ý:
+ Sau cơn bàng hoàng, Hạnh sốt li bì, rụng gần
nửa đầu. Để an ủi, chồng cô đưa đứa con riêng
sang ở với cô. Hạnh thấy thỏa mãn “cô ôm chặt
lấy cu Nhứt, như cố níu giữ cái phiên bản của
+Sau cơn bàng hoàng, Hạnh sốt li người đàn ông mà cô tôn thờ”. Cô yêu thương,
bì, rụng gần nửa đầu. Để an ủi, chăm chút cho thằng bé bởi soi trong nó, cô thấy
chồng cô đưa đứa con riêng sang ở được hình bóng của người chồng.
với cô. Hạnh thấy thỏa mãn “cô ôm
chặt lấy cu Nhứt, như cố níu giữ cái + Sau khi cô Thắm sinh đứa con thứ hai, cu Nhứt
phiên bản của người đàn ông mà cô được đón về. Hạnh lại cô đơn, đau khổ. Cô có
con chó của thằng bé để an ủi. Cô soi trong con
tôn thờ”. Điều ấy có ý nghĩa gì?
chó thấy được hình bóng của đứa bé, cũng là tìm
+ Sau khi cô Thắm sinh đứa con thứ được mối dây liên kết với chồng, nhưng con chó
hai, cu Nhứt được đón về. Hạnh lại bỏ đi.
cô đơn, đau khổ. Hãy tìm dẫn chứng
+ Khi cô đến nhà chồng thăm con, cô thấy con
lý giải cho biểu hiện đó.

chó ở nhà chồng. Hạnh đau đớn ý thức: đến con
chó còn bỏ cô mà đi. Hạnh càng đau khổ hơn khi
+ Sau khi li hôn với chồng, Hạnh
mới bàng hoàng nhận ra sự thực
như thế nào?

25


nhìn thấy cảnh vị thánh của mình đang lúi húi
giặt quần áo bên vòi nước ở sân. Một loạt các
phản ứng diễn ra: “sững sờ, ngẩn cả người không
sao nói một lời”; “một đòn giáng mạnh vào chị
làm chị quá sức hơn bất cứ một đòn giáng nào
khác (không hiểu sao đã chịu đựng bao nhiêu
điều nặng nề, mà giờ đây tôi lại không kham nổi
cái cảnh tượng hết sức bình thường thế này?)”;
Hạnh cố gắng về đến nhà;“lăn ra khóc, khóc
thảm thiết, khóc như trong nhà có người chết”;
“rơi vào trạng thái mê man, mộng mị”; chết hẳn
về tinh thần và chết dần về thể xác “một lần nữa
tôi ốm nặng, tóc rụng lả tả trên gối”...Người
chồng mà cô yêu quý, vị thánh mà cô tôn thờ lại
thành người đàn ông tầm thường trong vòng tay
người khác. Cô hoàn toàn vỡ mộng và lâm vào
bi kịch.
- Ngày Hạnh lại trở thành một người - Ngày Hạnh lại trở thành một người vợ:
vợ thì tác giả đã khắc họa những
biểu hiện nào trong nội tâm của nhân + Sau khi vỡ mộng, nghe lời bà đồng Thơi, cô
kết duyên âm với một người chồng mà cô gọi là

vật?
ông Hoàng Bảy, trấn phủ tỉnh Thừa Thiên. Cô
+ Khi người chồng đến khuyên can, Hạnh thỏa mãn, hạnh phúc. Hàng ngày cô chăm
cô tức giận, thậm chí còn ném khay chút, dọn dẹp cho bức tượng thờ.
ấm vào người chồng. Vì sao Hạnh
+ Khi người chồng đến khuyên can, cô tức giận,
lại có biểu hiện như vậy?
thậm chí còn ném khay ấm vào người chồng.
+ Sau đó, Hạnh lại mãn nguyện, hạnh phúc,
thong dong đi chợ sắm áo dài trảy hội, bên chồng
Hoàng.
Suy nghĩ của anh/chị về thế giới tâm => Hạnh là người phụ nữ mang những vẻ đẹp
truyền thống của người phụ nữ Á Đông: thương
hồn và số phận của Hạnh?
chồng, giàu đức hi sinh, luôn tận tụy và hết lòng
yêu thương. Nhưng Hạnh cũng là người phụ nữ
đầy khổ đau khi cô phải chấp nhận bi kịch vỡ
mộng của một điểm tựa tinh thần – người chồng,
phải đi từ sự đổ vỡ này đến một ảo ảnh khác đau
đớn hơn: người chồng trong ảo mộng. Bi kịch
của cô là bi kịch tình yêu không lối thoát người
phụ nữ khao khát tình thương, ước ao nâng niu
một tình cảm trọn vẹn, cao quý mà phải chịu tổn
thương, mất mát.
2. Nghệ thuật kể chuyện:
- Nêu vài nét đặc sắc trong nghệ - Lối trần thuật độc đáo, từ nhiều điểm nhìn
thuật kể chuyện của truyện ngắn?
(điểm nhìn ngôi thứ bacủa những người hàng
xóm; điểm nhìn ngôi thứ nhất từ nhân vật Hạnh),
soi rọi nét tính cách, số phận và sự phức tạp

HS hoạt động độc lập.
trong tâm lí nhân vật, làm cho hình tượng cô
HS tìm dẫn chứng về các chi tiết Hạnh tuy bề ngoài rất cá biệt nhưng lại có tầm

26


giàu giá trị biểu hiện nội tâm nhân khái quát cao.
vật Hạnh, những chi tiết có sức gợi, - Xây dựng chi tiết giàu ý nghĩa:
sức ám ảnh.
+ chi tiết con chó bỏ về nhà chủ cũ.
+ chi tiết người chồng giặt quần áo ngoài sân.
+ chi tiết trăng nơi đáy giếng trong lời báo của cô
đồng như một điềm về cuộc đời của Hạnh: những
điều tưởng thực mà lại là hư ảo, những điều tưởng
giả dối lại là sự thực. Người chồng thực của cô lại
là chồng hờ, chồng của người khác. Còn người
chồng cõi âm mờ mịt sương khói mới là điểm tựa
tinh thần duy nhất của Hạnh. Cuộc đời Hạnh là
cuộc đời của trăng nơi đáy giếng, đẹp, dịu dàng
GV giảng cho học sinh hiểu thêm về mà mong manh, hư ảo.
nghệ thuật tạo khoảng trắng trong
- Nghệ thuật tạo khoảng trắng: kết thúc câu
tác phẩm văn xuôi sau 1975.
chuyện là sự trơ trọi vĩnh viễn đầy ám ảnh: Hạnh
yêu chồng, tôn thờ chồng, nâng anh thành vị
thánh sống của tình yêu và niềm tin.Nhưng
chồng cô lại là một phần của lẽ đời đầy dục vọng
và toan tính. Hạnh lại tìm đến một cách giải thoát
khác: yêu chồng qua hình hài của người rơm trên

bàn thơ mà cô gọi là ông Hoàng Bảy – người
chồng thứ hai. Hạnh đã rơi vào trạng thái hoang
tưởng, mê man nặng trĩu. Hạnh đã thực sự không
còn gì. Cô không dám đối diện với sự thật rằng:
ngôi nhà là của Phương, Phương là của Thắm,
con chim là của bầu trời, người rơm là của cánh
GV hướng dẫn học sinh chốt ý về đồng và không có cái gì là của Hạnh, cả thân xác
đặc sắc của nghệ thuật trần thuật của cũng không còn là của Hạnh, Hạnh đã chết rũ từ
lúc không còn Phương.
văn xuôi sau 1975.
- Khắc họa tâm lí nhân vật qua nghệ thuật độc
thoại nội tâm, nghệ thuật miêu tả tâm trạng nhân
vật trong nhiều chiều thời gian khác nhau: hiện
tại - quá khứ; hiện thực – tâm tưởng, tạo ra một
thế giới vô cùng phong phú, phức tạp.
- Giọng điệu: đa thanh, vừa trăn trở, day dứt, vừa
chua xót, ngậm ngùi.
Hoạt động 3: Hướng dẫn HS tổng III. Tổng kết
kết nội dung, nghệ thuật của tác 1. Nội dung:
phẩm
- Tác phẩm phản ánh sâu sắc tấn bi kịch tình yêu,
bi kịch tinh thần của người phụ nữ.
- HS tổng kết giá trị nội dung và - Qua những bi kịch ấy, tác phẩm gửi gắm ý
nghệ thuật của truyện ngắn.
nghĩa nhân văn sâu sắc về cuộc đời, về ý nghĩa
tồn tại của con người và cách thức quan hệ giữa
- GV nhận xét, bổ sung, hướng dẫn người với người trong cuộc sống.
HS chốt ý.

27



×