Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

SKKN Rèn luyện kĩ năng đọc hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh lớp chuyên Ngữ văn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.56 KB, 4 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
"RÈN LUYỆN KĨ NĂNG ĐỌC HIỂU TÁC PHẨM TỰ SỰ CHO
HỌC SINH LỚP CHUYÊN NGỮ VĂN"
I- Mục đích đề tài: rèn luyện kĩ năng đọc-hiểu tác phẩm tự sự cho học sinh lớp
chuyên Ngữ văn
II- Bản chất của giải pháp
1- Thực trạng:
1.1 - Câu hỏi hướng dẫn học bài trong sách giáo khoa được biên soạncho học
sinh đại trà, chưa có câu hỏi dành cho học sinh các lớp chuyên
1.2- Câu hỏi ở một số tác phẩm chưa hướng dẫn học sinh bóc tách từng lớp nội
dung để đi đến chủ đề, tư tưởng. Nghĩa là chưa đi từ dễ đến khó, vì vậy học sinh gặp
không ít khó khăn trong việc tiếp nhận, đánh giá tác phẩm.
1.3- Đối chiếu với những nguyên tắc xây dựng hệ thống câu hỏi như tính khoa
học và hệ thống; tính sáng tạo; tính sư phạm; tính nghệ thuật và tiêu chí cơ bản nhất để
xây dựng hệ thống câu hỏi là phải hướng vào những giá trị nội dung và nghệ thuật độc
đáo thể hiện được những đặc trưng cơ bản của tác phẩm văn học thì hệ thống câu hỏi ở
một số tác phẩm trong sách giáo khoa mới chỉ đáp ứng phần nào yêu cầu.
2- Tính m ới của giải pháp
2.1- Dựa vào thi pháp thể loại để xây dựng hệ thống câu hỏi, giúp học sinh các
lớp chuyên Ngữ văn không chỉ đọc - hiểu những tác phẩm được học chính thức trong
sách giáo khoa mà cả những tác phẩm đọc thêm, những tác phẩm ngoài sách giáo
khoa, chẳng hạn những tác phẩm minh hoạ cho một thời kì văn học .
2 2- Rèn kĩ năng đọc-hiểu tác phẩm theo thi pháp thể loại
III- Nội dung của giải pháp
1- Giải pháp: Biên soạn hệ thống câu hỏi cho bài học trên cơ sở hệ thống câu hỏi
của sách giáo khoa
1.1- Nguyên tắc biên soạn câu hỏi
1.1.1- Bảo đảm lôgíc của hoạt động tiếp nhận và cấu trúc nghệ thuật đặc thù của
tác phẩm
1.1.2- Bảo đảm quan điểm toàn diện trong việc tiếp cận, phân tích tác phẩm.


1.1.3- Hướng vào thi pháp thể loại, thi pháp cấu trúc tác phẩm, thi pháp tác giả
1.2- Ví dụ minh họa
HAI ĐỨA TRẺ (THẠCH LAM)
Câu hỏi 1- Tóm tắt cốt truyện Hai đứa trẻ và nêu nhận xét của anh/ chị .
Câu hỏi 2- Truyện Hai đứa trẻ có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung của mỗi
đoạn?
Câu hỏi 3- Hãy phân tích bức tranh đời sống phố huyện? ( Gợi ý: Bức tranh đời
sống phố huyện được miêu tả trong thời gian nào?Từđiểm nhìn của ai? Có đặc điểm gì
nổi bật?).
Câu hỏi 4- Phân tích diễn biến tâm trạng của hai đứa trẻ lúc chiều xuống, đêm
về.
Câu hỏi 5- Phân tích diễn biến tâm trạng đợi tàu của hai đứa trẻ. Qua tâm trạng
đợi tàu của hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn nói điều gì với người đọc ?
Câu hỏi 6- Qua truyện ngắn Hai đứa trẻ, Thạch Lam muốn phát biểu tư tưởng
gì?
Câu hỏi 7- Lời văn Thạch Lam trong truyện Hai đứa trẻ có đặc điểm gì nổi bật?.
Hãy chọn và phân tích một số trường hợp tiêu biểu trong cách dùng từ, đặt câu, cách
tạo âm điệu của tác giả để làm rõ các đặc điểm đó.
Câu hỏi 8- Qua truyện Hai đứa trẻ, anh/chị hãy nêu một vài nhận xét khái quát
về đặc điểm nổi bật của truyện ngắn Thạch Lam ( liên hệ với một vài truyện ngắn
của các nhà văn cùng thời để làm rõ nhận xét của mình?)
2- Khả năng áp dụng
2.1- Dùng cho học sinh các lớp chuyên Ngữ văn, bồi dưỡng học sinh giỏi.
2.2- Dùng cho học sinh đại trà chuẩn bị bài ở nhà, tránh được tình trạng học sinh
chép sách tham khảo.
3- Hiệu quả
3.1- Học sinh có thể tự đọc tác phẩm, nắm được nội dung và những đặc sắc về
nghệ thuật
3.2- Kết quả giảng dạy lớp chuyên Ngữ văn niên khoá 2006-2009
Năm học Lớp Giải Olimpíc Giải

Tỉnh
Giải QG Điểm thi
TN
Điểm thi
ĐH
2006-2007 10 02(B)
2007-2008 11 02(V),01(B) 10 01( Ba)
2008-2009 12 8 02(Ba),01(KK) 8,01 7,15

×