Tải bản đầy đủ (.docx) (394 trang)

DÂN CƯ VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (24.07 MB, 394 trang )

LỜI NÓI ĐẦU

BAN BIÊN TẬP
Chuyên đề:

1


DÂN CƯ VIỆT NAM VÀ CÁC DẠNG BÀI TẬP
TRONG BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA
Nhóm Địa lí - Trường THPT Chuyên Bắc Giang
(Chuyên đề đạt giải Nhất)
PHẦN I: MỞ ĐẦU
I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Việt Nam với thiên nhiên trù phú, bốn mùa nổi bật “xanh núi, xanh sông, xanh đồng, xanh
biển”, con người cần cù lao động, biết vượt qua khó khăn của tự nhiên để phát triển kinh
tế, cuộc sống nhân dân ngày càng ấm no, tiếp bước công cuộc phát triển theo con đường
công nghiệp hóa – hiện đại hóa, định hướng kinh tế thị trường. Đó chính là những nét nổi
bật của Địa lí Việt Nam được giới thiệu trong của chương trình Địa lí 12. Trong đó, phần
Địa lí dân cư Việt Nam nổi bật với những đặc điểm của con người nước ta thông qua tình
hình phát triển, cơ cấu dân số, tình hình lao động – việc làm và quá trình đô thị hóa.
Địa lý dân cư Việt Nam là một trong những chương quan trọng của Địa lý Việt Nam và
chiếm 1/7 câu trong đề thi học sinh giỏi quốc gia môn Địa lý. Địa lý dân cư Việt Nam mở
đầu cho phần địa lý kinh tế - xã hội Việt Nam, dân cư cũng là nhân tố quan trọng ảnh
hưởng tới hệ thống tự nhiên và đặc biệt là hệ thống các ngành kinh tế, các vùng kinh tế. Vì
vậy, việc nắm chắc kiến thức địa lý dân cư Việt Nam cũng như là xây nền móng cho việc
học địa lý kinh tế - xã hội. Hơn thế nữa, học phần này cũng chứa đựng không ít những câu
hỏi địa lí hay, khó, đòi hỏi tư duy, sự logic của học sinh. Trong quá trình trả lời các câu hỏi
về học phần này, học sinh phải thực sự động não suy nghĩ để tìm ra đáp án, càng giải nhiều
bài tập bao nhiêu thì lượng kiến thức cũng theo đó mà tăng lên bấy nhiêu. Rõ ràng, việc trả
lời các câu hỏi chứng minh, giải thích, phân tích sẽ giúp cho học sinh hiểu cặn kẽ vấn đề,


biết cách giải thích các vấn đề địa lí có liên quan đến Địa lí dân cư Việt Nam.
Tuy nhiên, một khó khăn không nhỏ của các giáo viên trường chuyên nói riêng và trường
trung học phổ thông nói chung là khi dạy học phần này cũng như các phần kiến thức khác
là chưa có giáo trình riêng. Việc dạy học theo chuyên đề chủ yếu vẫn do mỗi giáo viên tự
tìm tòi và biên soạn dựa trên cơ sở sách giáo khoa nâng cao và nội dung chuyên sâu nhằm
đảm bảo các yêu cầu về kiến thức và kĩ năng địa lí cho học sinh, nhất là học sinh chuyên
Sử - Địa và học sinh dự thi học sinh giỏi.
Trên cơ sở giảng dạy thực tế môn Địa lí tại nhà trường phổ thông và trực tiếp bồi dưỡng
học sinh giỏi các cấp, chúng tôi đã mạnh dạn viết chuyên đề “Dân cư Việt Nam và các
dạng bài tập trong bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia”. Chuyên đề đã hệ thống lại lí thuyết
về dân cư Việt Nam, tổng hợp một số dạng câu hỏi có liên quan kèm theo hướng dẫn trả
lời. Vì vậy, chuyên đề có thể trở thành tài liệu bổ ích cho giáo viên và học sinh trong quá
trình dạy và học Địa lí cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi.
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU
Biên soạn chuyên đề “Dân cư Việt Nam và các dạng bài tập trong bồi dưỡng học sinh
giỏi quốc gia” để làm tư liệu trong việc giảng dạy môn Địa lí ở trường phổ thông nói
chung, trường Chuyên nói riêng và đặc biệt là trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi khu
vực cũng như bồi dưỡng học sinh giỏi quốc gia.
III. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU
Để thực hiện mục đích trên, đề tài tập trung giải quyết một số nhiệm vụ chủ yếu sau:

2


- Trình bày khái quát một số vấn đề của địa lí dân cư Việt Nam, có mở rộng, cập nhật số
liệu mới và phân tích.
- Khái quát một số phương tiện và phương pháp, kĩ thuật dạy học tích cực, thích hợp cho
việc dạy nội dung dân cư Việt Nam.
- Đưa ra các dạng bài tập về dân cư Việt Nam và hướng dẫn học sinh trả lời một số câu hỏi
khó trong ôn thi học sinh giỏi ở trường THPT Chuyên.

IV. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
1. Đối tượng
Các dạng câu hỏi trong phần dân cư Việt Nam trong dạy học Địa lí ở trường THPT và
THPT Chuyên.
2. Phạm vi nghiên cứu
Các nội dung liên quan đến dân cư Việt Nam được sử dụng rộng rãi trong dạy học Địa lí để
dạy học theo hướng tích cực. Ở trong phạm vi chuyên đề này chỉ xin nghiên cứu các câu
hỏi trong chương trình Địa lí 12 và bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THPT.
V. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Để thực hiện đề tài, chúng tôi đã vận dụng các phương pháp nghiên cứu sau:
1. Phương pháp thu thập tài liệu
Việc thu thập tài liệu được thực hiện dựa vào mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài.
Các nguồn tài liệu gồm sách báo, tạp chí chuyên ngành, các báo cáo khoa học, các đề tài
nghiên cứu, các trang web cung cấp thông tin và các chỉ thị, nghị quyết của ngành giáo dục
có liên quan đến đề tài. Để đề tài đảm bảo tính khoa học và tính sư phạm, trong quá trình
thu thập tài liệu phải đặc biệt chú ý đến nội dung chương trình SGK Địa lí 12, nội dung bồi
dưỡng học sinh giỏi Quốc gia, sách hướng dẫn của giáo viên, cùng với các tài liệu tham
khảo khác. Vì vậy, nguồn tài liệu thu thập được hết sức phong phú và đều liên quan đến nội
dung của đề tài nghiên cứu. Tuy nhiên, việc lựa chọn và sắp xếp nội dung sao cho chính
xác, phù hợp với quá trình dạy học hiện nay cần khá nhiều thời gian và công sức của các
tác giả.
2. Phương pháp tổng hợp, phân tích và so sánh số liệu thống kê.
Sau khi thu thập tài liệu, tác giả tiến hành tổng hợp, phân tích và so sánh tài liệu để phù
hợp với mục đích nghiên cứu. Phương pháp nghiên cứu này có tác dụng “làm sạch” tài
liệu, biến tài liệu “thô” thành tài liệu “tinh”, giảm độ “vênh” giữa các tài liệu do được thu
thập từ nhiều nguồn khác nhau.
3. Sử dụng công nghệ thông tin trong quá trình nghiên cứu
Đây là phương pháp không chỉ được sử dụng trong nghiên cứu địa lí mà còn được sử dụng
rất phổ biến trong các lĩnh vực khác. Các phần mềm và công cụ hỗ trợ được sử dụng trong
đề tài bao gồm: Microsoft Word, Internet Explorer...

VI. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ
Ngoài phần mở đầu và phần kết luận, phần nội dung của chuyên đề gồm 3 chương:
- Chương I: Khái quát dân cư Việt Nam.
- Chương II: Giới thiệu một số phương tiện, phương pháp và kĩ thuật dạy học tích cực
trong giảng dạy phần địa lí dân cư Việt Nam.
- Chương III: Hệ thống các dạng câu hỏi phần dân cư Việt Nam trong thi học sinh giỏi.

3


Trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành chuyên đề, chúng tôi đã có nhiều cố gắng, song
không tránh được những sai sót ngoài mong muốn. Vì vậy, chúng tôi rất mong nhận được
sự đóng góp của các thầy cô, đồng nghiệp và các em học sinh!
PHẦN II: NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUÁT DÂN CƯ VIỆT NAM.
1.1. Đặc điểm dân số Việt Nam
1.1.1. Quy mô dân số Việt Nam
Nước ta có quy mô dân số đông, theo kết quả suy rộng mẫu tổng điều tra dân số và nhà ở
của Tổng cục thống kê năm 2016, quy mô dân số Việt Nam là 92.695.100 người. Như vậy, Việt
Nam là nước đông dân thứ 3 ở Đông Nam Á (sau In-đô-nê-xi-a và Phi-líp-pin) thứ 14 trong tổng
số hơn 200 nước trên thế giới trong khi về diện tích tự nhiên chỉ đứng hàng thứ 4 ở Đông Nam Á
và thứ 62 thế giới. Theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc, Dân số hiện tại của Việt Nam là
95.565.563 người vào ngày 10/07/2018 (Nguồn: />Bảng 1: Các nước đông dân nhất thế giới

4


STT

Quốc gia / lãnh thổ


-

Thế giới

Dân số
( người)

Thời điểm thống % so với dân số

thế giới
2017

100%

001

Trung Quốc

1.388.232.693

Tháng 12, 2017

18,50

002

Ấn Độ

1.342.512.706


Tháng 12, 2017

17,9

003

Hoa Kỳ

326.474.013

Tháng 12, 2017

4,3

004

Indonesia

211.243.220)

Tháng 12, 2017

3,5

005

Brasil

211.243.220


Tháng 12, 2017

2,8

006

Pakistan

196.744.376

Tháng 12, 2017

2,6

007

Nigeria

191.835.936

Tháng 12, 2017

2,6

008

Bangladesh

164.827.718


Tháng 12, 2017

2,2

009

Nga

143.375.006

Tháng 12, 2017

1,9

010

México

130.222.815

Tháng 12, 2017

1,7

011

Nhật Bản

126.045.211


Tháng 12, 2017

1,7

012

Ethiopia

104.344.901

Tháng 12, 2017

1,4

013

Philippines

103.796.832

Tháng 12, 2017

1,4

014

Việt Nam

95.414.640


Tháng 12, 2017

1,3

015

Ai Cập

95.215.102

Tháng 12, 2017

1,3

Nguồn: />Dân số đông tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị trường tiêu thụ rộng tuy nhiên, dân số
đông lại là một trở ngại lớn cho sự phát triển kinh tế xã hội: khó khăn cho giải quyết việc
làm, nâng cao chất lượng cuộc sống, khai thác quá mức nguồn tài nguyên thiên nhiên.
Về thành phần dân tộc, nước ta là nước đa dân tộc. Năm 1959, trong cuốn "Các dân tộc
Việt Nam" của tác giả Lã Văn Lô, Nguyễn Hữu Thấu, Mai Văn Trí, Ngọc Anh, Mạc Như
Đường, thì nước ta có 64 dân tộc (trong đó, 63 dân tộc thuộc 3 ngữ hệ: Hán-Tạng, MônKhơme và Malayo-Pôlinêđiêng.)
Năm 1974, một danh mục khác tương đối hoàn chỉnh về thành phần dân tộc Việt Nam,
gồm 59 dân tộc thuộc ba hệ ngôn ngữ: Nam Á, Hán-Tạng và Malayô-Pôlinêđiêng (ở đây
hệ Môn-Khơme được thay bằng hệ Nam Á).
Năm 1979, để chuẩn bị cho tổng điều tra dân số, Tổng cục Thống kê, dựa trên kết quả
nghiên cứu của các nhà khoa học đã đưa ra danh mục thành phần dân tộc gồm 54 dân tộc.
Đến nay chưa có bản danh mục mới. Theo đó, các tộc người của Việt Nam xếp theo dòng
ngôn ngữ như sau

5



* Dòng Nam Á có 5 nhóm ngôn ngữ khác nhau, đó là:
- Ngôn ngữ Việt- Mường: Việt (kinh), Mường, Thổ, Chứt.
- Ngôn ngữ Môn-Khơ Me: Khơ Me, Ba Na, Xơ Đăng, Cơ Ho, M’nông, Xtriêng, Bru-Vân
Kiều, Cơ Tu, Giẻtriêng, Mạ, Khơ Mú, Co, Tà Ôi, Chơ Ro, Kháng, Xinh Mun, Mảng, Brâu,
Ơ Đu, Rơ Măm.
- Ngôn ngữ Tày-Thái: Tày, Thái, Nùng, Sán Chay (Cao Lan-Sán Chỉ), Giáy, Lào, Lự, Bố Y.
- Ngôn ngữ Mèo-Dao: Mông (Mèo), Dao, Pa Thẻn.
- Ngôn ngữ Ka Đai: La Chỉ, La Ha, Cơ lao, Pu Péo.
* Dòng Nam-Đảo có 1 nhóm ngôn ngữ : Ngôn ngữ Malayô-Pôlinêđiêng (Gia Rai, Ê Đê,
Chăm, Raglai, Chu Ru).
* Dòng Hán-Tạng. Có 2 nhóm ngôn ngữ chính: Ngôn ngữ Hán (Hoa (Hán), Ngái, Sán
Dìu). Ngôn ngữ Tạng-Miến: (Hà Nhì, La Hủ, Phù Lá, Lô Lô, Cống, Si la).
Các dân tộc sinh sống đoàn kết, hoà bình trên khắp lãnh thổ trong đó lớn nhất là người
Kinh. Phát huy được các truyền thống, kinh nghiệm sản xuất của các dân tộc, tạo nên bản
sắc dân tộc Việt nam. Ngoài ra, nước ta còn khoảng 3,2 triệu Việt kiều đang sinh sống ở
khắp nơi trên thế giới và đóng góp không nhỏ vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
1.1.2. Dân số nước ta còn tăng nhanh.
1.1.2.1 Về tỉ lệ gia tăng dân số
Tỉ lệ gia tăng dân số nước ta không đều giữa các thời kỳ, điều này có thể hiện rất rõ qua
biểu đồ về tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì của nước ta dưới đây.

Hình 1 : Biểu đồ thể hiện tỉ lệ gia tăng dân số qua các thời kì ở nước ta.
Ta có thể chia ra làm các giai đoạn phát triển dân số của nước ta như sau:
Trước nằm 1954, dân số nước ta tăng không ổn định, có thời kỳ tăng cao, có thời kỳ thấp,
nhìn chung cả thời kỳ là 1,85% (do nước ta là nước thuộc địa, đời sống nhân dân thấp, sản
xuất không phát triển, y tế không được quan tâm, ảnh hưởng của nạn đói và ảnh hưởng
của chiến tranh.)


6


Sau năm 1954 – 1975, tỉ lệ gia tăng dân số nước ta cao, tỉ lệ > 3% , thậm chí có thời kì lên
đến xấp xỉ 4,0 %. Đây là giai đoạn bùng nổ dân số ở nước ta. Nguyên nhân do quy luật bù
đắp dân số cho chiến tranh, sản xuất tăng lên, nhận thức và việc sinh đẻ có kế hoạch chưa
tốt.
Từ năm 1979 trở lại đây, tỉ lệ tăng dân số giảm xuống đáng kể chỉ còn 1,32%
(2000), tuy nhiên tỉ lệ giảm chậm. Gần đây, tốc độ gia tăng dân số chỉ là 1,2%. Việc thực
hiện tốt các công tác giáo dục dân số - kế hoạch hóa gia đình đã có tác dụng tích cực làm
giảm tỉ lệ gia tăng dân số ở nước ta.
Tuy mức sinh đã giảm mạnh nhưng vẫn cao và rất không đồng đều giữa các vùng và các
khu vực.
Bảng 2 : Tỉ suất sinh thô chia theo thành thị và nông thôn nước ta,
giai đoạn 1999-2016
Đơn vị tính: Trẻ sinh còn sống/1000 dân
Năm

Toàn quốc

Thành thị

Nông thôn

2001

18,6

15,4


19,7

2005

18,6

15,6

19,9

2009

17,6

17,3

17,8

2012

16,9

16,0

17,4

2014

17.2


16,7

17,5

2016

16,0

15,5

16,2
Nguồn:

1.1.2.2 Về quy mô dân số
Quy mô dân số nước ta không những lớn mà còn tăng liên tục qua các thời kì, điều này thể
hiện rõ qua biểu đồ dưới đây:
Số dân (triệu người)

100
90
76.6

80
70

61.1

60
47.6


50

77.6

82.4

84.2

85.1

85.8

89.6

92.7

64.4

52.5

40
30
20 15.6

17.7

20.9

25.5


10
0

1921 1931 1941 1955 1975 1979 1986 1989 1999 2000 2005 2007 2008 2009 2013 2016

Hình 2: Biểu đồ quy mô dân số Việt Nam giai đoạn 1921 – 2016
Cho tới những năm cuối của thế kỉ XIX, dân số Việt Nam gia tăng rất chậm. Từ đầu thế kỷ
XX trở lại đây, tốc độ gia tăng ngày càng nhanh. Giai đoạn 1921-1955 (35 năm) dân số

7


tăng khoảng 9,9 triệu người. Đặc biệt, giai đoạn 1955-1995 (40 năm), dân số tăng khoảng
46,5 triệu người. Nếu tính từ năm 1921 đến năm 1995, trong khoảng 74 năm, dân số Việt
Nam tăng khoảng 4,5 lần với số lượng khoảng 58,3 triệu người, cũng trong thời gian này
dân số thế giới tăng 2,9 lần. Nếu chỉ tính từ năm 1975 đến năm 1990, dân số nước ta tăng
thêm khoảng 18,4 triệu người, trong khi đó ở châu Âu chỉ tăng thêm 20 triệu người (riêng
Pháp tăng 1,8 triệu người) và Nhật Bản tăng 12 triệu người. Như vậy, sự “bùng nổ dân số”
ở nước ta diễn ra mạnh mẽ trong thời gian vừa qua. Dân số Việt Nam vẫn có thể tăng
nhanh trong thời gian tới do hàng năm số phụ nữ bước vào độ tuổi sinh đẻ vẫn lớn. Những
phương án dự báo mới nhất của Tổng cục Thống kê cho thấy, vào năm 2024, dân số Việt
Nam có thể đạt con số trong khoảng 95,13 triệu người (phương án thấp nhất) đến 104,28
triệu người (phương án cao nhất).
Gần đây, mặc dù tỉ lệ gia tăng dân số giảm đáng kể, nhưng do quy mô dân số lớn mỗi năm
dân số vẫn tăng hơn 1 triệu người (do chúng ta thực hiện chính sách dân số nhưng do quy
mô dân số lớn nên số dân tăng lên trong 1 năm lớn).
Sự gia tăng dân số nhanh trong thời gian vừa qua đã có những ảnh hưởng tiêu cực đến quá
trình phát triển kinh tế- xã hội. Quy mô dân số lớn đã tác động xấu đến môi trường: đất đai
khan hiếm, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm môi trường…, ảnh hưởng đến việc cải thiện và
nâng cấp chất lượng cuộc sống dân cư.

Bên cạnh việc tuyên truyền, vận động về dân số, sức khỏe sinh sản, chính sách dân số và
các chính sách có liên quan, cần tiếp tục thúc đẩy việc chấp nhận quy mô gia đình ít con,
thực hiện đối với vùng sâu, vùng xa, vùng ven biển và miền núi.
1.1.3. Cơ cấu dân số
1.1.3.1.Cơ cấu dân số theo giới tính đã dần dần cân bằng
Bảng 3: Tỉ số giới tính của dân số Việt Nam, giai đoạn 1943-2016. (%)
Năm
Tỉ số
giới tính

1943

1960

1979

1989

1999

2005

2009

2012

2014

2016


96,5

95,9

94,2

94,7

96,4

96,5

98,1

97,8

97,4

97,3

Nguồn:
Bảng trên cho thấy sự mất cân đối giới tính của dân số Việt nam nhìn chung đã dần dần thu
hẹp. Năm thấp nhất là năm 1979 trung bình cứ 100 nữ thì có 94,2 nam; cho đến năm 2009,
tỉ số này đã tăng lên 98,1. Hiện nay, tỉ số giới tính của nước ta là 97,3.Tuy nhiên, một vấn
đề nổi bật ngày nay là sự mất cân bằng giới tình trong dân số nước ta. Mất cân bằng giới
tính ở trẻ em và trẻ sơ sinh có xu hướng tăng lên.
Theo điều tra biến động dân số hàng năm, tỉ số giới tính khi sinh (Sex Ratio birth, SRB)
của nước ta bắt đầu tăng từ đầu thập kỷ nhưng lên cao bất thường trong vài năm trở lại đây.
Căn cứ vào các số liệu chính thức, năm 1979 số trẻ em trai được sinh ra trên số trẻ em gái
là 105/100 nữ- ở mức tự nhiên. Năm 1999, SRB ở Việt nam là 107, năm 2005 giảm xuống

còn 106, nhưng đến năm 2008, tỉ số này đã tăng lên 112. Kết quả tổng điều tra dân số mới
nhất cho thấy năm 2009, SRB trung bình cả nước là 111. Năm 2016, chỉ số SRB của nước
ta tăng lên nhanh chóng, đạt con số 112,2
Bảng 4 :Tỉ số giới tính khi sinh của Việt Nam giai đoạn 1999-2016.
Năm

Tỉ số giới tính khi sinh

Năm

Tỉ số giới tính khi sinh

1999

107

2005

106

8


2000

106

2007

112


2001

109

2009

110,5

2002

107

2012

112,3

2003

104

2014

112,2

2004

108

2016


112,2

Nguồn:
Như vậy, trong giai đoạn 1999 – 2016, SRB của Việt Nam không ổn định. Từ năm 19992005, SRB biến động không theo xu hướng rõ ràng và chỉ dao động trong khoảng 104109/100, nghĩa là tương đương hoặc cao hơn không đáng kể so với mức chuẩn sinh học,
phản ánh một phần nào đó mức độ mất cân bằng giới tính khi sinh là không đáng kể.
Nhưng từ năm 2005 trở lại đây, SRB có xu hướng tăng nhanh và đạt đến mức 112/100 vào
năm 2007 và năm 2008, tăng 6 điểm phần trăm so với năm 2005. Năm 2016, SRB của
nước ta đạt ngưỡng 112,2. Nhiều chuyên gia dự đoán với tốc độ này, SRB có thể vượt
ngưỡng 115 trong vòng vài năm tới. Đến năm 2035, nam giới sẽ nhiều hơn phụ nữ 10%.
Như vậy, yếu tố chính ảnh hưởng đến tỷ số giới tính là chỉ số giới tính khi sinh. Hiện nay
chỉ số này đang tăng ở nước ta và hậu quả của nó là sẽ dẫn đến tình trạng thừa nam thiếu
nữ. Trong đó, đáng lo ngại nhất là tình trạng nam giới trong độ tuổi kết hôn sẽ rất khó khăn
trong việc tìm kiếm bạn đời. Mất cân bằng giới tính khi sinh tại Việt Nam sẽ có những tác
động tiêu cực đến các chỉ số nhân khẩu học của dân số, đến hôn nhân và gia đình, đến trật
tự trị an xã hội, ngay cả một số ngành nghề vốn thích hợp với phụ nữ sẽ phải đối mặt với
nguy cơ thiếu lao động như giáo viên mầm non, tiểu học, y tá, may mặc… Vấn đề đặt ra hiện
nay là Chính phủ, các tổ chức xã hội và mỗi cá nhân phải cùng nhau thực hiện các giải pháp
nhằm khống chế mức tăng của mất cân bằng giới tính khi sinh. Tình trạng này sẽ diễn ra dần dần
và càng về những năm sau thì số lượng nam thừa càng lớn do mất cân bằng giới tính khi sinh cao
kết hợp với số lượng những người trong độ tuổi kết hôn của các năm trước chưa kết hôn được.
Theo tính toán của UNFPA Việt Nam thì đến năm 2040, số lượng nam giới sẽ thừa khoảng 12%
và đến năm 2050 là 20% (dự báo mức trung bình).
SRB của nước ta có sự khác biệt giữa các vùng.
Bảng 5: Tỉ số giới tính khi sinh theo vùng (nam/100 nữ)
Vùng

1999

2009


2016

Cả nước

107,0

111,0

112,2

Trung du miền núi phía Bắc

106,0

108,5

113,7

Đồng bằng Sông Hồng

107,0

115,3

122,6

Duyên hải miền Trung

105,0


109,7

115,2

Tây Nguyên

104,0

105,6

117,3

Đông Nam Bộ

109,0

110,1

103,1

Đồng bằng sông Cửu Long

113,0

109,9

102,9

Nguồn:

Nếu như năm 1999 những vùng có SRB cao nhất nước ta là Đồng bằng sông Cửu Long và Đông
Nam Bộ (cao hơn mức trung bình của cả nước) thì đến năm 2009, SRB của các vùng đều tăng
lên (trừ Đồng bằng sông Cửu Long), trong đó, tăng nhanh nhất là Đồng bằng Sông Hồng lên đến
115,3 và trở thành vùng có SRB cao nhất cả nước. Tiếp theo là các vùng Đông Nam Bộ, Đồng

9


bằng sông Cửu Long và Duyên hải miền Trung. Đến năm 2016 tỉ lệ mất cân bằng giới tính khi
sinh của khu vực phía bắc có xu hướng tăng lên đáng kể, trong khi đó khu vực phía nam lại có
xu hướng giảm nhanh chóng, nhất là vùng Đồng bằng sông Cửu Long.
Ở cấp tỉnh, mức độ chênh lệch lại càng rõ rệt. Năm 2009 có 10 trong tổng số 63 tỉnh, thành phố
(16%) có SRB ở mức rất cao, từ 115 đến 130. Đó là Hưng Yên 103,7; Hải Dương 120,2; Bắc Ninh
119,4; Bắc Giang là 116,8; Nam Định 116,4; Hòa Bình 116,3; Hải Phòng 115,3l; Quảng Ngãi
115,1; Quảng Ninh và Vĩnh Phúc 115,0…
Lý giải về tình trạng tỷ số giới tính khi sinh tăng nhanh trong thời gian vừa qua, có thể do
nhiều nguyên nhân:
+ Về văn hóa, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia khác ở Châu Á chịu ảnh hưởng sâu sắc
của Khổng giáo, Nho giáo và hệ thống cấu trúc xã hội mang đậm nét phụ quyển và phụ hệ
trong gia đình. Tâm lý ưa thích con trai cùng với những quan niệm “trọng nam khinh nữ”,
“nối dõi tông đường” vẫn còn ngự trị tạo nên áp lực nhất thiết phải có con trai đối với
người phụ nữ.
+ Về kỹ thuật, sự phát triển của khoa học, kỹ thuật cho phép cung cấp dịch vụ tư vấn và
nhiều phương pháp kỹ thuật vừa rẻ tiền vừa sinh được con theo ý muốn. Đặc biệt, hiện nay
ở nước ta, sự gia tăng nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng của các cơ sở y tế công
cũng như tư nhân với cá kỹ thuật siêu âm có thể chuẩn đoán được từ sớm giới tính thai nhi
và dịch vụ phá thai dễ dàng trong trường hợp mang thai hoặc giới tính của đứa con tương
lai không đáp ứng được mong muốn của cha mẹ, theo nhiều nhà nghiên cứu, là nguyên
nhân kỹ thuật chủ yếu dẫn đến mất cân bằng giới tính của trẻ sơ sinh. Ở Việt Nam, tỷ lệ các
bà mẹ biết giới tính thai nhi trước khi sinh rất cao và ngày càng tăng: năm 2003- 2004 là

61%, năm 2005- 2006 tăng lên đến 66%, năm 2007- 2008 là 73% và 98% các bà mẹ này
biết là do siêu âm.
+ Về kinh tế, trong nền sản xuất nông nghiệp, thủ công, sự vượt trội về cơ bắp của con trai
trở thành một ưu điểm. Năng suất lao động thấp nên cha mẹ thường không có tích lũy để
dành cho tuổi già nên khi hết khả năng lao động cuộc sống hoàn toàn phải dựa vào con, chủ yếu
là con trai, vì con gái đã đi lấy chồng. Việt Nam với 70% dân số sống ở khu vực nông thôn và
52% lao động hoạt động trong khu vực nông- lâm- thủy sản cùng với xu hướng chuyển đổi nền
kinh tế càng làm cho hành vi sinh sản của các cặp vợi chồng mang theo những toan tính có tính
kinh tế, và càng dễ dẫn tới việc tìm cách lựa chọn có con trai.
+ Về chính sách dân số, sự hạn chế sinh con kết hợp với sự quá độ về dân số tại Việt Nam
đặc trưng bởi mức sinh thấp và giảm nhanh trong vòng 10- 15 năm gầy đây càng làm cho
việc lựa chọn giới tính thai nhi diễn ra mạnh hơn.
+ Về thống kê, cũng cần phải lưu ý rằng, đăng ký dân số không đầy đủ, thống kê không chính xác
cũng làm mất cân đối giới tính một cách giả tạo. Chẳng hạn, do tâm lý “trọng nam, khinh nữ” nên
nếu sinh được con trai, cha mẹ có thể “sốt sắng” đi khai sinh ngay, nhưng nếu sinh con gái, cha mẹ
lại “lần lữa” làm việc này.
1.1.3.2. Cơ cấu dân số theo tuổi đang ở thời kỳ kết thúc giai đoạn “dân số trẻ”, bước
vào cơ cấu “dân số vàng” và đanh có xu hướng già hóa.
Bảng 6: Cơ cấu dân số Việt Nam theo nhóm tuổi giai đoạn 1979- 2016 (%)
Nhóm tuổi

1979

1989

1999

2009

2016


0-14

42,5

38,9

33,6

25,0

24,4

15-59

50,4

53,2

58,3

66,0

67,0

10


60+


7,1

7,9

8,1

9,0

8,6

Tổng

100,0

100,0

100,0

100,0

100

Nguồn:
Số người dưới 15 tuổi chiến tỉ lệ khá cao: 42,5% năm 1979; 38,9% năm 1989, 33,6% năm
1999 và giảm xuống còn 25% năm 2009, vào năm 2016 tỉ lệ này là 24,4 % số người già
trên 60 có tăng lên qua các năm nhưng chậm và còn thấp: 7,1% năm 1979; 7,9% năm
1989; 8,1% năm 1999 và 9% năm 2009 và năm 2016 là 8,6 %.
Dân số trẻ làm nặng gánh nuôi, dạy và chăm sóc trẻ em; sức ép về lao động, việc làm sẽ
ngay càng tăng lên. Tuy nhiên, do quá trình giảm sinh tương đối nhanh trong những năm
qua, tỷ trọng dân số trẻ đã có xu hướng giảm mạnh và tỉ trọng dân số già tăng lên từ 7,1%

năm 1979, 1989 lên 9% năm 2009 (quá trình già hóa dân số). Theo dự báo đến năm 2024
chúng ta sẽ có 20,6% dân số trẻ và trên 13,6% dân số già. Có thể nói, dân số nước ta đang
nằm trong thời kỳ quá độ chuyển từ dân số trẻ sang dân số già. Trong thời kỳ này, tỷ lệ
người trong độ tuổi lao động tăng lên. Nó vừa là cơ hội vừa là thách thức của nền kinh tế
nước ta trong vài chục năm tới.
Ở nước ta, mỗi năm có thêm khoảng 950 nghìn trẻ em. Nhà nước cần có chính sách đáp
ứng nhu cầu giáo dục đối với thế hệ trẻ, bảo vệ và chăm sóc trẻ em, ngăn chặn tình trạng
lạm dụng tình dục trẻ em, tính trạng nghiện chích ma túy trong thanh thiếu niên, quan tâm
vấn đề sức khỏe sinh sản vị thành niên, chăm sóc người cao tuổi… Bên cạnh đó, cần đẩy
mạnh thực hiện mục tiêu giảm sinh để có thể đạt mức sinh thay thế vào nhứng năm tới

Hình 3: Tháp dân số Việt Nam năm 1999 và 2009
Nguồn: 1999: Tổng cục Thống kê, "Tổng điều tra dân số và nhà ở Việt Nam 1999: Kết quả
điều tra toàn bộ". NXB
So sánh tháp dân số đã thu thập trong cuộc tổng điều tra dân số 1/4/1999 với số liệu của
cuộc điều tra biến động dân số 2009 cho thấy:
Sự thu hẹp tương đối nhanh của ba thanh ở đáy tháp đối với cả nam và nữ, đặc biệt là của
nhóm 0- 4 tuổi và nhóm 5- 9 tuổi, nói lên rằng mức sinh giảm liên tục và nhanh trong
suốt 10 năm qua. Sự “nở ra” khá nhanh của các thanh trên đỉnh tháp đối với cả nam và nữ
cho thấy dân số nước ta đã bắt đầu có xu hướng lão hóa với tỉ trọng người già ngày càng
tăng. Sự “nở ra” khá đều của các thanh từ 15- 49 tuổi và 15- 54 tuổi đối với cả nam và nữ
làm cho hình dạng của tháp dần dần trở thành “hình tang trống” cho thấy: Số phụ nữ bước
vào độ tuổi có khả năng sinh đẻ ngày càng tăng, đặc biệt là nhóm phụ nữ 20- 24 tuổi (là

11


những thế hệ “sinh bù sau chiến tranh” đã xảy ra trong những năm 1976- 1980); số người
bước vào độ tuổi lao động cũng ngày càng tăng nhanh, đây là một lợi thế những cũng là
một sức ép đối với công tác giải quyết việc làm ở nước ta; Mức độ chết ngay càng giảm và

tuổi thọ của dân số đang tăng khá nhanh.
Cùng với xu hướng giảm sinh và nâng cao tuổi thọ, tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động (1564) tăng lên. Năm 1979, gần một nửa (42,6%) dân số Việt Nam dưới 15 tuổi. Tháp dân số
năm 2016 có sự thay đổi đáng kể, số người trong độ tuổi lao động rất cao lên đến 67%,
dưới độ tuổi lao động giảm còn 24,4 %, trên độ tuổi lao động chiếm 8,6%

Hình 4: Tháp dân số Việt Nam năm 2016
Như vậy, Bắt đầu từ năm 2007, với tỷ số phụ thuộc chung (nhóm dân số 0 -14 tuổi và nhóm dân
số trên 65 tuổi tính trên nhóm dân số 15-64) dưới 50%, Việt Nam chính thức bước vào thời kỳ cơ
cấu “dân số vàng”. Mới đây, phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) dẫn phân
tích của Liên hợp quốc đánh giá, Việt Nam đang trong giai đoạn cơ cấu "dân số vàng" từ năm
2007 đến năm 2040. VCCI cũng dẫn kinh nghiệm của các nước trên thế giới cho thấy, đây là giai
đoạn các nền kinh tế có khả năng cất cánh để trở thành nước công nghiệp. Cơ cấu “dân số vàng”
đã tạo ra rất nhiều cơ hội cho nền kinh tế của nước ta.
Theo Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình, giai đoạn này chỉ xuất hiện một lần và thời
gian kéo dài hay ngắn phụ thuộc vào việc điều chỉnh mức sinh. Hiện nay, mức sinh ở Việt
Nam đã giảm nhanh. Năm 2006, Việt Nam đã đạt và duy trì mức sinh thay thế (tổng tỷ suất
sinh 2,1 con) và từ đó đến nay, mức sinh luôn dưới mức sinh thay thế.
Do đó, nếu không tận dụng được cơ cấu “dân số vàng”, Việt Nam sẽ gặp nhiều khó khăn
khi tỷ số phụ thuộc chung lại có xu hướng tăng với tác động chủ yếu từ sự gia tăng tỷ số
phụ thuộc người già. Tổng cục Dân số - Kế hoạch hóa gia đình cho biết, cơ cấu “dân số
vàng” thực sự là cơ hội để cải thiện sức khỏe, đặc biệt là sức khỏe sinh sản cho thanh niên,
vị thành niên, sử dụng nguồn lao động dồi dào cho tăng trưởng và phát triển kinh tế. Cơ
cấu “dân số vàng” tạo cơ hội cho tích lũy nguồn lực để tăng đầu tư cho an sinh xã hội, y tế,
giáo dục, việc làm trong tương lai. Mặt khác, dân số dưới 15 tuổi giảm mạnh góp phần
nâng cao chất lượng giáo dục thông qua việc giảm tỷ số giữa học sinh và giáo viên, qua đó
nâng cao chất lượng chăm sóc y tế cho trẻ em, cải thiện chất lượng sức khỏe dân số tương
lai. Đồng thời, dân số trong độ tuổi lao động lớn, cùng với sự phát triển của khu vực công
nghiệp và dịch vụ tạo nhu cầu lớn về đào tạo nghề. Chi tiêu y tế trong độ tuổi lao động
giảm sẽ tiết kiệm được y tế. Lực lượng lao động trẻ, dồi dào và tiếp tục tăng sẽ là nguồn
lực quan trọng cho việc phát triển kinh tế trong điều kiện đảm bảo việc làm và cải thiện


12


được năng suất lao động. Cơ cấu “dân số vàng” cũng là cơ hội dịch chuyển lao động thông
qua di cư, tạo động lực phát triển kinh tế xã hội, góp phần xóa đói giảm nghèo nhanh và
bền vững.
Cơ cấu “dân số vàng” tạo ra nhiều thuận lợi, thế mạnh song cũng đặt ra không ít những
khó khăn thách thức cần phải giải quyết. Tốc độ tăng nhanh của dân số trong độ tuổi lao
động sẽ là nguồn lực quan trọng cho phát triển kinh tế nhưng sẽ trở thành gánh nặng nếu
quốc gia đó có tỷ lệ thất nghiệp cao và năng suất lao động thấp.Thực trạng ở Việt Nam cho
thấy, số người lực lượng lao động đông về số lượng nhưng chất lượng chưa cao do thiếu
lao động có tay nghề cao, sức bền còn hạn chế, kỹ năng quản lý còn nhiều bất cập. Theo số
liệu thống kê của Tổng cục Thống kê năm 2009, chỉ có 13,4% dân số 15 tuổi trở lên được
đào tạo chuyên môn kỹ thuật (con số này ở thành thị là 25,4% và nông thôn là 8%). Trong
nhóm dân số từ 25 tuổi trở lên thì chỉ 18,9% đạt được trình độ học vấn bậc trung và chưa
đầy 5,5% dân số trong độ tuổi trên đạt trình độ học vấn bậc cao. Hơn nữa, chất lượng giáo
dục, đào tạo nghề chưa cao, chưa đáp ứng được yêu cầu thị trường lao động. Tỷ lệ lao
động nông nghiệp cao trong khi diện tích đất nông nghiệp ngày càng thu hẹp do quá trình
đô thị hóa và chuyển đổi mục đích sử dụng. Từ đó, dẫn đến tình trạng thiếu việc làm của
thanh niên gia tăng trong điều kiện thị tường lao động ngày càng cạnh tranh. Mặt khác, lao
động di cư thanh niên tăng nhanh song các chính sách lao động, việc làm và các dịch vụ xã
hội liên quan còn nhiều bất cập.
Do đó, để phát huy lợi thế của cơ cấu “dân số vàng” cần thực hiện đồng bộ các giải pháp.
Đó là, duy trì mức sinh hợp lý nhằm kéo dài thời gian cơ cấu “dân số vàng”, làm chậm quá
trình “già hóa dân số”; tăng cơ hội việc làm, hướng đến những việc làm tạo giá trị gia tăng
cao dựa trên năng suất lao động, đa dạng hóa ngành nghề ở nông thôn, các ngành sử dụng
nhiều lao động; mở rộng nâng cao chất lượng đào tạo nghề theo nhu cầu thị trường lao
động… Đặc biệt, tận dụng và phát huy lợi thế cơ cấu “dân số vàng” thông qua các chương
trình phối hợp liên ngành.

1.1.4. Phân bố dân cư
Với mật độ dân số 280 người/km2- năm 2016 (nguồn ). Việt Nam là một
trong những nước có mật độ dân số cao trong khu vực cũng như trên thế giới. Mật độ dân
số Việt Nam đứng thứ ba ở khu vực Đông Nam Á, chỉ sau Phi-líp-pin (307 người/km 2) và
Xin- ga-po (7.486 người/km2) và đứng thứ 16 trong số 51 quốc gia và vùng lãnh thổ của
khu vực Châu Á. Các nhà khoa học của Liên Hợp quốc đã tính toán rằng, để cuộc sống
thuận lợi, bình quân trên 1km 2 chỉ nên có từ 35 đến 40 người. Như vậy, ở Việt Nam, mật
độ dân số đã gấp khoảng 6 – 7 lần “mật độ chuẩn”. Căn cứ vào chỉ số này, có thể khẳng
định Việt Nam là quốc gia có quy mô dân số lớn, mật độ dân số cao. Tuy nhiên, sự phân bố
dân cư của nước ta không đều.
1.1.4.1 Dân số nước ta phân bố không hợp lí giữa đồng bằng và miền núi.
Dân số nước ta tập trung dày đặc ở các đồng bằng. Đồng bằng chỉ chiếm 1/4 diện tích lãnh
thổ nhưng lại chiếm 75% dân số. Điều đó khiến cho mật độ dân số ở đồng bằng rất cao.
Tuy nhiên mật độ dân số cũng không đều giữa các đồng bằng và trong nội bộ 1 đồng bằng.
+ Đồng bằng sông Hồng 994 người/km2.
+ Đồng bằng sông Cửu Long: 433 người/km2
+ Đồng bằng duyên hải miền trung: 207 người/km2.
Dân cư nước ta thưa thớt hơn ở miền núi và cao nguyên. Miền núi và cao nguyên chiếm ¾
diện tích lãnh thổ thổ nhưng chỉ chiếm 25% dân số. Mật độ dân số miền núi thấp càng lên
cao mật độ dân số càng thấp.

13


1.1.4.2 Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng
Dân cư nước ta phân bố không đều giữa các vùng kinh tế. Đều này phản ánh sự phân bố
dân cư của nước ta không chỉ phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên mà còn phụ thuộc sâu sắc
vào tính chất nền kinh tế cũng như trình độ phát triển của nền kinh tế. Hiện nay, những
vùng kinh tế phát triển, đặc biệt là những vùng có khu vực công nghiệp và dịch vụ phát
triển là những vùng có sức hút mạnh mẽ đối với dân cư và lao động. Bảng mật độ dân số

của các vùng trên cả nước theo tổng điều tra dân số và nhà ở năm 2016 có thể thấy rõ sự
phân bố dân cư không đều giữa các vùng lãnh thổ.
Bảng 7: Mật độ dân số câc vùng của nước ta, năm 2016
Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(%)

(%)

(người/ km2)

Toàn quốc

100

100

280

Trung du và miền núi phía Bắc

30,6

12,9

126


Đồng bằng sông Hồng

4,5

22,8

994

Bắc Trung Bộ và DH miền Trung

25,6

21,3

207,0

Tây Nguyên

16,5

6,1

104

Đông Nam Bộ

10,6

17,7


697,0

Đồng bằng sông Cửu Long

12,1

19,1

433,0

Các vùng kinh tế

Nguồn
Bảng trên cho thấy rõ nét sự phân bố dân cư không đều giữa các vùng trong cả nước. Dân
cư nước ta tập trung đông ở một số vùng. Vùng Đồng bằng sông Hồng, với số dân số lớn
nhất nước ,chiếm đến 22,8 % dân số trog khi đó chỉ cư trú trên 4,5% diện tích lãnh thổ cả
nước. Mật độ dân số của vùng Đồng bằng sông Hồng cao nhất nước, tới 994 người/km 2,
với mật độ dân số này Đồng bằng sông Hồng có mật độ dân số cao gấp 3,55 lần trung bình
cả nước và gấp 2 lần vùng Đồng bằng sông Cửu Long là vùng có điều kiện cư trú và sản
xuất khá tương đồng. Đông Nam Bộ là vùng có mật độ số lớn thứ 2, với mật độ dân số
697,0 người/km2. Hai vùng này tập trung tới 39,9% dân số cả nước nhưng chỉ chiếm gần
13% diện tích lãnh thổ. Các vùng đồng Bằng Sông Cửu Long và Duyên Hải miền Trung có
mật độ dân số tương đối cao lần lượt là 443,0 người/ km 2 và 207,0 người/km2. Dân cư
nước ta thưa thớt ở miền núi.Trung du và miền núi Bắc Bộ và Tây Nguyên, có 19% số dân
nhưng sống trên gần một phần hai lãnh thổ cả nước (trên 45%). Vùng Trung du và miền
núi Bắc Bộ là vùng có diện tích rộng thứ nhất nhưng cũng chỉ đứng thứ 5 về quy mô dân
số. Mật độ dân số của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 126 người/km 2 và của Tây
Nguyên là 104 người/km2, thấp nhất nước.
Tuy nhiên, sự phân bố dân cư của nước ta ngày càng trở lên hợp lí hơn, sự phân bố dân cư

của nước ta có sự thay đổi theo thời gian. Điều đó được thể hiện rất rõ qua bảng số liệu
sau:
Bảng 8 :Mật độ dân số các vùng của nước ta, năm 2016
Vùng

Diện tích (%)

Cả nước

100,0

Dân số
1999

2009

2016

100,0

100,0

100

14


Trung du và miền núi Bắc Bộ

30,6


17,1

12,9

12,9

Đồng bằng sông Hồng

4,5

19,4

22,8

22,8

Bắc Trung Bộ

15,6

13,1

11,9

13,2

Duyên hải Nam Trung bộ

10,0


8,6

10,1

8,1

Tây Nguyên

16,5

4,0

6,0

6,1

Đông Nam Bộ

10,6

16,7

16,3

17,7

Đồng bằng sông Cửu Long

12,1


21,1

20,0

19,1

Nguồn
Sự thay dổi tỉ trọng số dân giữa các vùng thể hiện sự khác nhau về tương quan sinh, tử
giữa các vùng, nhưng chủ yếu là do sự chuyển cư trong cả nước. Xu hướng chung là
chuyển cư từ miền Bắc vào phía Nam với sự gia tăng tỉ lệ đáng kể của các vùng dân cư
phía Nam, nhất là Đông Nam bộ và Tây Nguyên. Sự chuyển cư của dân cư nước ta có
nhiều mục đích khác nhau, nhưng chủ yếu chuyển cư đến Đông Nam Bộ với mục đích hoạt
động công nghiệp, dịch vụ, đến Tây Nguyên với mục đích trồng cây công nghiệp, khai thác
khoáng sản. Như vậy, sự phân bố dân cư của nước ta không chỉ mang tính tự phát mà còn
mang tính tự giác, phù hợp với điều kiện sống và chính sách phân bố lại dân cư và lao
động trên phạm vi cả nước.
1.1.4.3. Dân cư nước ta phân bố không đều giữa thành thị và nông thôn
Phân bố dân số nước ta không đều, trên 70% dân số ở khu vực nông thôn, khu vực
thành thị chỉ chiếm gần 30%.
Bảng 9: Dân số phân theo thành thị, nông thôn giai đoạn 1965-2016
Dân số chung

Dân số thành thị

Dân số nông thôn

(Triệu người)

Triệu người


Tỷ lệ (%)

Triệu người

Tỷ lệ (%)

1995

34,929

6,008

17,2

28,921

82,8

1975

47,638

10,242

21,5

37,396

78,5


1985

59,872

11,360

19,6

48,512

81,4

1995

71,995

14,938

20,8

57,057

79,2

1999

76,569

18,081


23,6

58,515

76,4

2009

86,025

25,463

29,6

60,562

70,4

2012

88,809

28,269

31,8

60,540

68,2


2014

91,709

31,067

33,9

60,642

66,1

2016

92,695

31,986

34,5

60,709

65,5

Năm

Nguồn
Dân cư nước ta phần lớn sống ở nông thôn, hoạt động trong lĩnh vực nông- lâm- ngư
nghiệp. Dân cư thành thị chiếm nhỏ hơn, tuy nhiên cả số dân lẫn tỉ lệ dân thành thị tăng lên

nhanh chóng.
1.1.4.4 . Dân cư nước ta phân bố không hợp lí là do tác động của nhiều nhân tố
Do các địa phương có điều kiện tự nhiên không giống nhau. Tại các đồng bằng thường có
các điều kiện tốt: địa hình thấp, bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ, nguồn nước dồi dào và

15


phong phú, thuận lợi cho sinh hoạt và sản xuất nên thu hút dân cư. Ngược lại, ở miền núi
các điều kiện cho cư trú và sản xuất không được thuận lợi như ở các vùng đồng bằng: địa
hình cao hiểm trở, bị chia cắt, cô lập gây khó khăn cho phát triển kinh tế nên những vùng
này ít có sứ huát đối với dân cư. Những nơi có điều kiện thuận lợi cho giao thông vận tải,
các đầu mối giao thông vận tải thì dân cư tập trung đông.
Do trình độ phát triển kinh tế của các vùng khác nhau. Những vùng công nghiệp phát triển,
đô thị phát triển thì dân cư đông. Những vùng nông nghiệp có tính chất sản xuất phân tán
thì dân cư thưa. Những vùng nông nghiệp thâm canh, chuyên môn hóa thì đông dân hơn
vùng quảng canh và đa canh. Trong nông nghiệp thì vùng trồng trọt dân cư thường đông
hơn so với vùng chăn nuôi. Nơi có làng nghề truyền thống thì dân cư tập trung đông.
Do lịch sử khai thác lãnh thổ. Những lãnh thổ đựoc định cư sớm thì dân cư tập trung đông
như Đồng bằng sông Hồng đông dân cư hơn Đồng bằng sông Cửu Long, mặc dù điều kiện
tự nhiên khá tương đồng. Ngược lại, những nơi mới khai thác thì dân cư thưa thớt hơn.
1.1.4.5. Những ảnh hưởng của dân cư phân bố không hợp lí
Dân cư tập trung đông ở đồng bằng và ở các đô thị lớn tạo ra nguồn lao động dồi dào, thị
trường tiêu thụ rộng, có thể phát triển những ngành đòi hỏi kĩ thuật cao.
Dân cư tập trung quá đông ở đồng bằng, tạo ra sức ép lên nền kinh tế, giải quyết việc làm, nhà ở.
Miền núi giàu có về tài nguyên thiên nhiên nhưng lại thiếu lao động, đặc biệt là lao động
lành nghề, chưa được khai thác hợp lí, các thế mạnh mới ở dạng tiềm năng. Kinh tế chậm
phát triển, đời sống nhân dân thấp kém. Các đô thị tập trung phần lớn ở các đồng bằng
châu thổ, quá trình đô thị hoá không phù hợp với công nghiệp hóa gây nhiều khố khăn cho
vấn đề việc làm, giao thông, các vấn đề xã hội khác. Nông thôn, diễn ra tinh trạng dư thừa

lao động.
Dưới tác động của cơ chế thị trường, sự phân bố dân số giữa các vùng tiếp tục có sự chênh
lệch lớn, vùng đồng bằng và những đô thị lớn. Nhà nước cần có giải pháp điều tiết tình
trạng di dân tự do; quan tâm tới phân bố dân số, lao động, thông qua kế hoạch xây dựng và
phát triển kinh tế vùng. Trên cơ sở đó sử dụng có hiệu quả nguồn lực và thế mạnh của từng
vùng trong quá trình phát triển kinh tế- xã hội.
1.2. Đô thị hóa ở Việt Nam
1.2.1. Đặc điểm đô thị hóa.
Hiện nay, trên toàn thế giới quá trình đô thị hóa đang diễn ra với quy mô lơn và
nhịp độ nhanh chóng chưa từng thấy. Cùng với quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa được
xem như là một khía cạnh của sự vận động đi lên của xã hội. Đô thị Việt Nam được hình
thành và phát triển cùng với ịch sử phát triển kinh tế xã hội, văn hóa, chính trị đất nước.
Tuy có bề dày lịch sử, nhưng tốc độ phát triển đô thị ở nước ta hiện nay còn chậm chạp và
ở trình độ thấp so với các nước trông khu vực và các nước trên thế giới. Bởi quá trình đô
thị hóa phụ thuộc vào tốc độ phát triển kinh tế, trình độ công nghiệp hóa và một số yếu tố
khác……
1.2.1.1. Quá trình đô thị hoá diễn ra chậm chạp
Các đô thị đầu tiên của nước ta xuất hiện khá sớm, Thành Cổ Loa được coi là đô thị đầu
tiên của nước ta và là kinh đô của nhà nước Âu Lạc, được hình thành từ thế kỉ VIII TCN.
Sau đó là sự xuất hiện của các đô thị khác như : Thăng Long, Phú Xuân, Hội An, Đà
Nẵng, Phố Hiến…,. các đô thị thời phong kiến chủ yếu hình thành trên cơ sở thành lũy, lâu
đài, thương điếm với chức năng chủ yếu là thương mại quân sự nằm ở các nơi có điều kiện
thuận lợi.

16


Thời kỳ thuộc Pháp: nền kinh tế nước ta là nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, công nghiệp
chưa phát triển cho nên đô thị chưa có điều kiện mở rộng và phát triển mở rộng, đô thị
chủ yếu có chức năng hành chính quân sự. Một số đô thị được hình thành trong giai đoạn

này là Hà Nội, Hải Phòng, Nam Định.
Từ sau cách mạng tháng 8 cho đến hết kháng chiến chống Pháp, quá trình đô thị hoá không
có nhiều thay đổi. Đô thị không được mở rộng ở vùng tự do, vùng tạm chiến thì có các đặc
điểm đô thị nhưng lại là đặc điểm tập trung dân cư bất thường phục vụ cho chiến tranh.
Từ năm 1954 đến năm 1975, quá trình đô thị hoá của nước ta phát triển theo hai xu hướng.
Năm 1954, miền Bắc được giải phóng, quá trình đô thị hoá diễn ra phức tạp. Dân cư thành
thị trước đây lánh nạn về nông thôn nay trở lại các đô thị làm cho tỉ lệ dân cư đô thị tăng
lên, cùng với nó là công cuộc khôi phục và cải tạo kinh tế sau chiến tranh đã làm cho số
dân đô thị thời kì này tăng lên nhanh chóng. Đô thị hóa gắn liền với công nghiệp hóa trên
cơ sở mạng lưới đô thị đã có từ trước. Một số trung tâm công nghiệp như Hà Nội, Hải
Phòng, Nam định được cải tạo, mở rộng. Một số trung tâm công nghiệp và đô thị được xây
dựng mới như Việt Trì, Thái Nguyên…. (Tuy nhiều quá trình này cũng bị gián đoạn do sự
đánh phá, phá hoại của Mỹ, đặc biệt là thời kì 1968-1972, các đô thị bị thiệt hại nặng nề,
dân cư thành thị lại một lần nữa phải di tản về nông thôn). Như vậy, quá trình đô thị hóa ở
miền Bắc nước ta nhìn chung diễn ra chậm. Ở miền Nam, quá trình đô thị hoá diễn ra một
cách nhanh chóng do Mỹ – Ngụy dùng “đô thị hoá”, như một biện pháp dồn dân phục vụ
chiến tranh. Hậu quả là 12/20 triệu đân miền nam phải rời bỏ quê hương và sống bám vào
các đô thị bằng viện trợ của Mỹ. Ngoài ra còn có sự xuất hiện của quân đội viễn chinh Mỹ
vào thời kì 1965-1966 làm cho quá trình đô thị hóa ở đây được đẩy nhanh.
Từ năm 1975 đến nay: Sau khi thống nhất đất nước, ở miền nam dân thành thị tụt xuống do
dân cư hồi hương từ thành phố lớn về nông thôn và do sự điều động dân cư- lao động đi
xây dựng các vùng kinh tế mới. Ở miền Bắc, tỉ lệ dân thành thị không tăng nhiều. Từ
những năm cuối của thập niên 1980 của thế kỉ XX trở lại đây cùng với công cuộc đổi mới
toàn diện nền kinh tế xã hội đất nước đã thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và tiến bộ xã hội theo
hướng công nghiệp hóa và hiện đại hóa, chuyển dịch cơ cấu kinh tế sang kinh tế thị trường,
quá trính đô thị hoá diễn ra khá mạnh.
Như vậy, quá trình đô thị hóa của nước ta diễn ra chậm chạp, cho đến nay ở mức rất thấp
so với khu vực và Thế giới. quá trình đô thị hóa nước ta không diễn ra theo đường thẳng
mà có nhiều thăng trầm, do tác động của nhiều yếu tố. tỉ lệ dân thành thị tăng chậm và còn
thấp phản ánh sự phát triển công nghiệp còn yếu cũng như tình trạng chậm phát triển của

các ngành thuộc lĩnh vực dịch vụ. Việt nam vẫn còn ở giai đoạn đầu của quá trình công
nghiệp hóa tương ứng với giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa.
1.2.1.2 Số lượng các đô thị tăng lên rõ rệt song quy mô đô thị còn nhỏ bé, chưa trở
thành hạt nhân của các vùng lãnh thổ.
Năm 1986 cả nước có 480 đô thị, năm 1995 tăng lên 550 đô thị, đến năm 2007 lên 729 đô
thị (trong đó có 2 đô thị đặc biệt; 4 đô thị loại 1; 13 đô thị loại 2; 36 đô thị loại 3; 39 đô thị
loại 4 và 635 đô thị loại 5) với 97 thành phố, thị xã và 632 thị trấn. Năm 2016 cả nước có
726 đô thị trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 67 thành phố trực thuộc tỉnh, 51
thị xã và 603 thị trấn.
Như vậy, số lượng đô thị của nước ta tăng lên nhanh chóng cùng vói nó là quá trình mở
rộng các đô thị. Tuy nhiên, quy mô đô thị nước ta chủ yếu là đô thị vừa vào nhỏ.
1.2.1.3. Tỉ lệ thị dân còn thấp.

17


Dân số Việt nam phần lớn sống ở nông thôn với hoạt động Nông nghiệp là chủ yếu. Tốc độ
đô thị hóa diễn ra chậm chạp. Giai đoạn 1931- 1975, tỉ lệ dân đô thị từ 7,6% lên 21,5%,
bình quân mỗi năm chỉ tăng 0,3%. Gia đoạn 25 năm tiếp theo (1975- 2000), tỉ lệ đô thị hóa
cũng chỉ nhích lên thêm 2,7%, bình quân mối năm chỉ có 0,11%. Từ năm 2000 đến nay, tốc
độ đô thị hóa tăng nhanh hơn, từ 24,2% lên 29,6%, bình quân mỗi năm tăng 0,6%. Dự báo
đến năm 2020, tỉ lệ dân đô thị của nước ta sẽ tăng lên 45-50%.

%
40.00
35.00
29.60

30.00
24.10


25.00
20.00

34.50

33.10

19.70

15.00
10.00
5.00
0.00

1995

2000

2009

2014

2016

Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ dân thành thị nước ta qua các năm
Quy mô các đô thị chủ yếu thuộc loại nhỏ và vừa. Trong tổng số 726 đô thị của cả nước
năm 2016, chỉ có 2 đô thị (Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh) có quy mô lớn (trên 3 triệu
dân).
1.2.1.4 Hệ thống cơ sở hạ tầng đô thị còn yếu kém.

Cơ sở hạ tầng kĩ thuật, kinh tế xã hội và môi trường của các đô thị còn yếu kém, nhất là ở
miền Bắc và miền trung, chưa đáp ứng nhu cầu với mục tiêu phát triển đô thị bền vững.
Điều đó đã làm cho các đô thị này luôn chịu áp lực của việc gia tăng dân số cả tự nhiên và
cơ học, đồng thời chịu áp lực của cả nền kinh tế kém phát triển.
Các đô thị chủ yếu có quy mô vừa và nhỏ được hình thành chủ yếu với chức năng hành
chính văn hóa hơn là chức năng kinh tế. Vì vậy, khi không còn đóng vai trò trung tâm hành
chính của tỉnh, huyện thì các đô thị này không còn được đầu tư mạnh về cơ sở vật chất, hạ
tầng nên xuống cấp nhanh chóng.
Đô thị hóa mang tính chất đan xen giữa nông thôn và thành thị ở mọi phương diện: không
gian đô thị, cơ sở hạ tầng, lối sống, sinh hoạt văn hóa, phong tục tập quán và mối quan hệ
kinh tế, nhất là ở các đô thị vừa và nhỏ.
1.2.1.5 Đô thị hóa không đồng đều giữa các vùng trong cả nước.
Bảng 10: Tỉ lệ dân số đô thị phân theo các vùng giai đoạn 1995- 2016
Các vùng

1995

2000

2009

2014

2016

Cả nước

19,7

24,1


29,6

33,1

34,5

18


Trung du và miền núi Bắc bộ

11,3

13,5

15,5

17,8

18,3

Đồng bằng sông Hồng

18,6

20,2

29,2


32,5

36,2

Bắc trung Bộ

9,5

12,9

15,8

19,9

21,0

Duyên hải Nam Trung Bộ

20,0

27,5

33,5

35,4

36,6

Tây Nguyên


17,0

26.8

27,8

29,0

29,1

Đông Nam Bộ

19,7

52,1

57,2

62,7

63,0

Đồng bằng sông Cửu Long

15,1

17,6

22,8


24,9

25,1

Nguồn
1.2.2. Mạng lưới đô thị
1.2.2.1 Phân loại đô thị Việt Nam
Mạng lưới đô thị nước ta trải rộng khắp cả nước, có nhiều cách phân loại đô thị nước ta,
tuy nhiên theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban thường vụ Quốc hội đã
có hiệu lực từ ngày 25 tháng 5 năm 2016 về phân loại đô thị. Một đơn vị hành chính để
được phân loại là đô thị thì phải có các tiêu chuẩn cơ bản như sau:
- Có chức năng đô thị: là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành, cấp quốc gia,
cấp vùng liên tỉnh, cấp tỉnh, cấp huyện hoặc là một trung tâm của vùng trong tỉnh; có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước hoặc một vùng lãnh thổ nhất định.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt 4 nghìn người trở lên.
- Mật độ dân số phù hợp với quy mô, tính chất và đặc điểm của từng loại đô thị và được
tính trong phạm vi nội thành, nội thị.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp (tính trong phạm vi ranh giới nội thành, nội thị) phải đạt
tối thiểu 65% so với tổng số lao động.
- Đạt được các yêu cầu về hệ thống công trình hạ tầng đô thị (gồm hạ tầng xã hội và hạ
tầng kỹ thuật).
- Đạt được các yêu cầu về kiến trúc, cảnh quan đô thị.
Cũng theo nghị định này, hiện nay nước ta có 6 phân cấp đô thị như sau:
* Đô thị loại đặc biệt
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là Thủ đô hoặc trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, quốc tế về kinh tế, tài chính, văn
hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước;
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 5.000.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ
3.000.000 người trở lên.

- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 3.000 người/km 2 trở lên; khu vực nội thành tính trên
diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 12.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 70% trở lên; khu vực nội thành đạt từ
90% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
* Đô thị loại I

19


- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là trung tâm tổng hợp cấp quốc gia, cấp vùng hoặc cấp tỉnh về kinh tế, tài chính, văn
hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, đầu mối giao thông, giao lưu
trong nước và quốc tế, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của một vùng liên
tỉnh hoặc cả nước;
- Quy mô dân số:
+ Đô thị là thành phố trực thuộc trung ương: quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 1.000.000
người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 500.000 người trở lên;
+ Đô thị là thành phố thuộc tỉnh hoặc thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương:
quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 500.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 200.000
người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 2.000 người/km 2 trở lên; khu vực nội thành tính trên diện
tích đất xây dựng đô thị đạt từ 10.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ
85% trở lên.
* Đô thị loại II
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp vùng, cấp tỉnh về kinh tế,
tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành

chính cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
một tỉnh hoặc một vùng liên tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 200.000 người trở lên; khu vực nội thành đạt từ 100.000
người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.800 người/km2 trở lên; khu vực nội thành tính trên
diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 8.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 65% trở lên; khu vực nội thành đạt từ
80% trở lên.
* Đô thị loại III
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành về kinh tế, tài chính, văn hóa,
giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ cấp tỉnh, đầu mối giao thông, có vai
trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, vùng liên tỉnh.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 100.000 người trở lên; khu vực nội thành, nội thị đạt từ
50.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.400 người/km2 trở lên; khu vực nội thành, nội thị tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 7.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 60% trở lên; khu vực nội thành, nội thị
đạt từ 75% trở lên.
* Đô thị loại IV
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là trung tâm tổng hợp hoặc trung tâm chuyên ngành cấp tỉnh, cấp huyện về kinh tế,
tài chính, văn hóa, giáo dục, đào tạo, du lịch, y tế, khoa học và công nghệ, trung tâm hành

20


chính cấp huyện, đầu mối giao thông, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của
tỉnh, huyện hoặc vùng liên huyện.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 50.000 người trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt từ

20.000 người trở lên.
-Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.200 người/km2 trở lên; khu vực nội thị (nếu có) tính
trên diện tích đất xây dựng đô thị đạt từ 6.000 người/km2 trở lên.
-Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên; khu vực nội thị (nếu có) đạt
từ 70% trở lên.
* Đô thị loại V
- Vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội: Vị trí, chức năng,
vai trò là trung tâm hành chính hoặc trung tâm tổng hợp cấp huyện hoặc trung tâm chuyên
ngành cấp huyện về kinh tế, văn hóa, giáo dục, đào tạo, đầu mối giao thông, có vai trò thúc
đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của huyện hoặc cụm liên xã.
- Quy mô dân số toàn đô thị đạt từ 4.000 người trở lên.
- Mật độ dân số toàn đô thị đạt từ 1.000 người/km2 trở lên; mật độ dân số tính trên diện
tích đất xây dựng đô thị đạt từ 5.000 người/km2 trở lên.
- Tỷ lệ lao động phi nông nghiệp toàn đô thị đạt từ 55% trở lên.
- Trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc, cảnh quan đô thị đạt các tiêu chuẩn quy
định tại Phụ lục 1 ban hành kèm theo Nghị quyết này.
* Phân loại đô thị áp dụng cho một số đô thị có tính chất đặc thù:
- Đô thị là trung tâm du lịch, khoa học và công nghệ, giáo dục, đào tạo thì tiêu chí quy mô
dân số và mật độ dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 70% mức quy định; các tiêu
chí khác phải bảo đảm mức quy định của loại đô thị tương ứng.
- Đô thị loại III, loại IV và loại V ở miền núi, vùng cao, có đường biên giới quốc gia thì
tiêu chí quy mô dân số có thể thấp hơn nhưng tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí
khác tối thiểu đạt 70% mức quy định của loại đô thị tương ứng.
- Đô thị ở hải đảo thì tiêu chí trình độ phát triển cơ sở hạ tầng và kiến trúc cảnh quan đô thị
tối thiểu đạt 50% mức quy định; các tiêu chí về quy mô dân số, mật độ dân số, tỷ lệ lao
động phi nông nghiệp và tiêu chuẩn về kinh tế - xã hội tối thiểu đạt 30% mức quy định của
loại đô thị tương ứng.
Bên cạnh đó còn nhiều cách phân loại khác:
Dựa vào cấp quản lí, nước ta có đô thị trực thuộc trung ương và đô thị trực thuộc tỉnh, %
đô thị trực thuộc Trung ương bao gồm: Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng,

Cần Thơ.
1.2.2.2. Mạng lưới đô thị Việt nam
Năm 2016, cả nước có 726 đô thị trong đó có 5 thành phố trực thuộc trung ương, 67 thành
phố trực thuộc tỉnh, 51 thị xã và 603 thị trấn.
Mạng lưới đô thị nước ta phân bố không đều trong phạm vi cả nước.Những vùng có mạng
lưới đô thị dày đặc, nhiều đô thị lớn với số dân thành thị cao, đồng thời đây là khu vực này
có nhiều trung tâm công nghiệp, dịch vụ như : Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam bộ.
Những vùng có mạng lưới đô thị thưa thớt là Tây bắc, Tây nguyên do công nghiệp chưa
phát triển, các đô thị chủ yếu là có chức năng hành chính.

21


Bảng 11: Số lượng đô thị theo vùng của nước ta năm 2016
Các vùng

Thành phố
Số lượng
Thành
trực thuộc
các đô
phố trực Thị xã
Trung
thị
thuộc tỉnh
ương

Thị trấn

Cả nước


726

5

67

51

603

Đồng bằng sông Hồng

148

2

13

6

117

Trung du miền núi Bắc Bộ

159

15

4


140

Duyên Hải miền Trung

176

15

16

144

Tây Nguyên

58

5

4

49

Đông Nam Bộ

47

1

5


8

33

Đồng bằng sông Cửu Long

148

1

14

13

120

1

Nguồn
Mạng lưới đô thị nước ta khác nhau về cấp đô thị, chủ yếu là đô thị vừa và nhỏ. Nếu xét
theo cấp đô thị theo Nghị quyết số 1210/2016/UBTVQH13 của Uỷ ban thường vụ Quốc
hội thì các đô thị nước ta được xếp như sau:
+ Đô thị loại đặc biệt: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh.
+ Đô thị loại 1: Hiện ở Việt Nam có 3 thành phố trực thuộc trung ương là đô thị loại I,
gồm: Hải Phòng, Đà Nẵng và Cần Thơ, 16 thành phố trực thuộc tỉnh là đô thị loại I,
gồm: Huế, Vinh, Đà Lạt, Nha Trang, Quy Nhơn, Buôn Ma Thuột, Thái Nguyên, Nam
Định, Việt Trì, Vũng Tàu, Hạ Long, Thanh Hóa, Biên Hòa, Mỹ Tho, Thủ Dầu Một, Bắc
Ninh.
+ Đô thị loại 2: Hiện nay có 24 thành phố, huyện trực thuộc tỉnh là đô thị loại II gồm các

thành phố: Pleiku, Long Xuyên, Hải Dương, Phan Thiết, Cà Mau, Tuy Hoà, Uông Bí, Thái
Bình, Rạch Giá, Bạc Liêu, Ninh Bình, Đồng Hới, Vĩnh Yên, Lào Cai, Bà Rịa, Bắc
Giang, Phan Rang - Tháp Chàm, Châu Đốc, Cẩm Phả, Quảng Ngãi, Tam Kỳ, Trà Vinh, Sa
Đéc và huyện Phú Quốc (Kiên Giang).
+ Đô thị loại 3:Đô thị loại III có thể là một thị xã hoặc thành phố trực thuộc tỉnh. Đến
tháng 2/2018 có 45 đô thị loại III, gồm 30 thành phố: Hà Giang, Cao Bằng, Tuyên
Quang, Lai Châu, Sơn La, Điện Biên Phủ, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Móng Cái, Sông
Công, Hưng Yên, Phủ Lý, Phúc Yên, Yên Bái, Hòa Bình, Tam Điệp, Sầm Sơn, Hà
Tĩnh, Đông Hà, Hội An, Kon Tum, Bảo Lộc, Cam Ranh, Tây Ninh, Tân An, Cao
Lãnh, Vĩnh Long, Bến Tre, Sóc Trăng và Vị Thanh; 14 thị xã: Sơn Tây, Phú Thọ, Chí
Linh, Bỉm Sơn, Cửa Lò, Gia Nghĩa, Đồng Xoài, Long Khánh, La Gi, Thuận An, Dĩ An, Gò
Công, Hà Tiên và Ngã Bảy và thị trấn Tĩnh Gia mở rộng.
+ Đô thị loại 4: 97 đô thị (trong đó có 36 thị xã, 4 huyện và 57 thị trấn).
+ Đô thị loại 5: các đô thị còn lại.
Các đô thị nước ta cũng khác nhau về quy mô dân số.
+ Đô thị trên 1 triệu dân: Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Cần Thơ
+ Đô thị 500.001 – 1 triệu dân: Đà Nẵng, Biên Hoà, Cần Thơ
+ Đô thị từ 200.001 – 5.00.000 dân:Thái Nguyên, Nam Định, Vinh, Huế, Quy Nhơn…

22


+ Đô thị 100.000 – 200.000: Việt Trì, Hải Dương, Thanh Hoá, Kom Tum…
+ Đô thị dưới 100.000 dân: Bắc giang, Bắc Ninh, Lạng Sơn….
Chức năng của các đô thị nước ta cũng khác nhau. Phần lớn các đô thị nước ta có chức
năng tổng hợp: vừa làm chức năng kinh tế, chính trị, văn hóa ...chúng thường là tỉnh lị. Tuy
nhiên một số đô thị có chức năng đặc biệt: Hà nội với chức năng là thủ đô của cả nước,
Các đô thị là trung tâm du lịch: Đà Lạt, Hội An...
*Một số đô thị tiêu biểu Việt Nam
- Hà Nội : đây là đô thị loại đặc biệt, là thủ đô của cả nước. Hà Nội là trung tâm kinh tê, chính

trị, văn hoá của Việt nam. Đây đồng thời là trung tâm công nghiệp lớn thứ hai Việt Nam với cơ
cấu ngành đa dạng. Hà Nội được mệnh danh là thành phố “hoà bình”, mang dáng dấp của 1
thành phố vừa cổ kính vừa hiện đại.
- Thành phố Hồ Chí Minh: là đô thị loại đặc biệt, thành phố trực thuộc trung ương là trung
tâm văn hoá, kinh tế, chính trị của khu vực phía Nam. Đây là 1 thành phố trẻ, hiện đại,
năng động là trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn nhất Việt Nam.
- Hải Phòng: đô thị loại 1, thành phố thuộc trung ương, thành phố cảng.
- Đà Nẵng: đô thị loại 1: thành phố trẻ, trung tâm kinh tế, thương mại, dịch vụ lớn nhất
miền trung Việt Nam, đây được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam.
1.2. 3. Ảnh hưởng của đô thị hóa đến phát triển kinh tế xã hội
Đô thị hóa có tác động nhiều mặt đến đời sống kinh tế xã hội đất nước. Bên cạnh những
ảnh hưởng tích cực thì đô thị hóa còn tác động tiêu cực đến kinh tế, xã hội, nhất là môi
trường.
1.2.3.1 Những tác động tích cực
Quá trình đô thị hóa đã tạo ra những thay đổi lớn về các mặt kinh tế - xã hội, môi trường…
+ Về phương diện kinh tế, đô thị hóa làm chuyển dịch các hoạt động của dân cư từ khu vực
I sang khu vực II, III. Đô thị hóa có khả năng làm tăng quy mô của ngành công nghiệp,
dịch vụ, thay đổi cơ cấu nền kinh tế và góp phần đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế.
Trong những năm qua, cùng vơi quá trình công nghiệp hóa, đô thi hóa đã làm cho tỉ trọng
công nghiệp va dịc vụ tăng lên nhanh chóng, làm cho tỉ trọng của công nghiệp và dịch vụ
tăng lên nhanh chóng. Các đô thị có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển kinh tế-xã hội của
các địa phương, các vùng trong nước. Năm 2005, khu vực đô thị đóng góp 70,4%GDP cả
nước, 84% GDP công nghiệp –xây dựng, 87% GDP dịch vụ và 80% ngân sách Nhà nước.
Các thành phố, thị xã là các thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa lớn và dạng, là nơi sử
dụng đông đảo lực lượng lao động có trình độ chuyên môn kĩ thuật; có cơ sở vật chất kĩ
thuật hiện đại, có sức hút đối với đầu tư trong nước và ngoài nước, tạo ra động lực cho sự
tăng trưởng và phát triển kinh tế.
+ Về phương diện văn hóa - xã hội: đô thị hóa dẫn đến việc phổ biến lối sống thành thị. Đó
là các hoạt động của dân cư mang tính cộng đồng phức tạp, ít có quan hệ huyết thống và
thường xuyên được tiếp cận với nền văn minh của nhân loại.

Ở các đô thị sự phát triển mạnh mẽ của các ngành công nghiệp, dịch vụ đã tạo ra nhiều
việc làm mới. Các đô thị của nước ta với chức năng tổng hợp, là trung tâm văn hoá, chính
trị , kinh tế, khoá học kỹ thuật đã tạo động lực phát triển cho địa phương. Các đô thị là nơi
tập trung dân cư đông đúc đã tạo ra thị trường tiêu thụ rộng lớn và lực lượng lao động dồi
dào có kỹ thuật cao. Các đô thị có sức hút đầu tư lớn cho cơ sở vật chất kĩ thuậtCác đô thị
có khả năng tạo việc làm cho người lao động và thu nhập cho họ.

23


Trên cơ sở đó, đô thị hóa làm thay đổi cả sự phân bố dân cư và lao động cũng như cơ cấu
dân số theo lao động, nghề nghiệp, trình độ. Rõ ràng đây là một quá trình kinh tế- xã hội
tạo nên sự chuyển biến sâu rộng trong cấu trúc kinh tế và đời sống xã hội.
+ Về phương diện dân số học, đô thị hóa làm thay đổi sâu sắc các quá trình sinh, tử và hôn
nhân ở các thành phố. Nhìn chung, mức sinh của dân cư thành thị thấp hơn nhiều so với cư
dân nông thôn và còn tiếp tục giảm xuống. Sự khác biệt còn thể hiện cả ở mức tử vong. Ở
giai đoạn đầu của quá trình đô thị hóa, mức tử vong ở đô thị cao hơn vùng nông thôn, đặc
biệt là tỉ suất tử vong trẻ em. Càng về sau, sự khác biệt này càng rút ngắn lại. Ngoài ra, quá
trình hôn nhân (li hôn, kết hôn) cũng có sự khác nhau giữa thành thị và nông thôn. Ở thành
thị tuổi kết hôn cao hơn, tỉ lệ li hôn lớn hơn. Đô thị hóa đã làm chậm lại việc gia tăng tự
nhiên của dân số. Ở thành phố, tốc độ gia tăng tự nhiên thấp hơn, kết cấu dân số (theo tuổi
và giới tính) ổn định hơn.
+ Quá trình đô thị hóa gắn liền với việc mở rộng và phát triển không gian đô thị. Trên cơ
sở đó đã hình thành môi trường đô thị với chất lượng cuộc sống ngày càng cải thiện.
1.2 .3.2. Những ảnh hưởng tiêu cực
Bên cạnh những ảnh hưởng tích cực bao trùm lên mọi hoạt động của đời sống kinh tế xã
hội, đô thị hóa cũng để lại những hậu quả rất nặng nề. Đô thị hóa liên quan mật thiết với
quá trình công nghiệp hóa. Việc phát triển đô thị hóa một cách tự phát, không bắt nguồn và
cân đối với quá trình công nghiệp hóa sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng về thiếu việc
làm, nhà ở, cơ sở hạ tầng cũng như sự suy thoái môi trường sống và nhiều hiện tượng tiêu

cực trong đời sống kinh tế - xã hội.
Những tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa đã và đang để lại dấu ấn sâu sắc thông
qua các khía cạnh chủ yếu sau:
- Việc làm là một trong những vấn đề nan giải ở các đô thị. Với việc phát triển nhanh của
quá trình đô thị hóa, dân cư tập trung ngày càng nhiều trong các thành phố. Vì vậy, việc
làm không thể thỏa mãn được cho mọi người lao động. Hơn nữa, không phải người lao
động nào cũng được đào tạo và có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ đủ để đáp ứng nhu cầu
cho các ngành kinh tế. Chỉ một bộ phận trong số này mới tìm kiếm được việc làm. Kết quả
là nạn thất nghiệp trở nên trầm trọng và để lại những ảnh hưởng xấu đến đời sống kinh tế xã hội của các đô thị, đặc biệt ở các thành phố triệu dân. Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta tăng
lên nhanh chóng nhất là ở các đô thị. Năm 2016, tỉ lệ thất nghiệp ở thành thị là 3,23%,
thiếu việc làm là 0,73%.
- Nhà ở cũng là mối quan tâm đặc biệt đối với các đô thị. Dân cư ngày càng đông đúc trên
một lãnh thổ có hạn làm cho vấn đề nhà ở trở nên cấp thiết. Ở các thành phố lớn, ngoài khu
vực hành chính, buôn bán, dịch vụ và dãy phố, chung cư khang trang thường tồn tại các
khu ổ chuột, nơi tá túc của người lao động nghèo, thu nhập thấp. Như vậy, các đô thị sẽ
phải đối mặt với hàng loạt thách thức mới như nước sạch, không khí, xử lý nước thải, thực
phẩm, nơi cư trú và phương tiện chuyên chở.
- Kết cấu hạ tầng đô thị, trở nên quá tải trước sức ép rất lớn về số dân và các hoạt động
kinh tế - xã hội. Kết cấu hạ tầng đô thị trước hết là giao thông đô thị (mạng lưới đường và
phương tiện vận tải công cộng), cung cấp năng lượng (điện, xăng dầu, ga…), cấp thoát
nước, thu gom rác thải, công viên - cây xanh… Quy mô của các thành phố được mở rộng,
nhu cầu đi lại, vận chuyển không ngừng tăng lên. Vì thế, áp lực ngày càng gia tăng đối với
giao thông đô thị, mà một trong những biểu hiện rõ nét nhất là nạn tắc đường, kẹt xe. Điều
này còn ảnh hưởng đến cả môi trường đô thị.

24


- Chất lượng môi trường đô thị đang đứng trước nguy cơ suy thoái nghiêm trọng. Quá trình
đô thị hóa đang diễn ra dưới tác động của sự bùng nổ dân số, cạn kiệt tài nguyên, ô nhiễm

môi trường và không thể kiểm soát được. Về mặt tự nhiên, tình trạng ô nhiễm và suy thoái
môi trường đô thị là một thách thức lớn đối với quá trình đô thị hóa. Về mặt xã hội, môi
trường đô thị cũng bị vẩn đục với nhiều tệ nạn.
Rõ ràng, đô thị hóa là một quá trình hai mặt. Một mặt nó thúc đẩy sự tiến bộ của xã hội và
mặt khác, lại làm gay gắt them nhiều vấn đề kinh tế - xã hội vốn đã nóng bỏng dưới áp lực
của sự gia tăng dân số. Trong quá trình đô thị hoá cần chú ý : Phát triển mạnh mạng lưới
đô thị, chú trọng đến các đô thị là trung tâm phát triển vùng.Đẩy mạnh đô thị hoá nông
thôn, thúc đẩy sự phát triển kinh tế ở nông thôn, rút nắng khoảng cách giữa thành thị và
nông thôn. Sự gia tăng dân số và lao động ở thành thị phải đi đôi với vấn đề việc làm và
vấn đề cơ sở vật chất hạ tầng.Quy hoạch đô thị phải hoàn chỉnh đồng bộ, đảm bảo có đô thị
lành mạnh trong sạch.
1.3. Lao động và việc làm
1.3.1. Đặc điểm nguồn lao động Việt Nam
1.3.1.1. Nguồn lao động dồi dào
Do quy mô dân số lớn, cơ cấu dân số theo độ tuổi đang trong thời kì " cơ cấu đân số vàng",
gia tăng dân số còn tương đối nhanh. Nên nguồn lao động nước ta dồi dào. Năm 2016 số
dân hoạt động kinh tế của nước ta là 54,44 triệu người, chiếm 58,7 % dân số. Mặc dù tỉ lệ
gia tăng dân số của nước ta có xu hướng giảm trong những năm gầy đây nhưng tỉ lệ gia
tăng lao động vẫn ở mức cao. Mỗi năm chúng ta có thêm 1,1 đến 1,2 triệu lao đông. Nguồn
lao động được bổ sung ngày càng lớn. Nguồn lao động dồi dào là lực lượng quan trọng để
xây dựng cơ cấu kinh tế đa ngành. Cả những ngành cần nhiều lao động giá rẻ như nông
nghiệp, công nghiệp chế biến, các ngành công nghiệp nhẹ khác cho đến những ngành đòi
hỏi lao động có trình độ kỹ thuật cao. Tuy nhiên, nguồn lao động tăng, đông, tăng nhanh
hơn khả năng thu hút lao động của các ngành kinh tế, khả năng tạo việc làm cho người lao
động đã làm cho vấn đề việc làm ngày càng trở lên bức xúc.
1.3.1.2. Chất lượng lao động nước ta này càng được cải thiện.
Lao động nước ta có đặc điểm cần cù, sáng tạo, khéo tay, có truyền thống kinh nghiệm sản
xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông lâm ngư nghiệp, lại có khả năng tiếp thu khoa học kĩ
thuật nhanh. Chất lượng lao động ngày càng được nâng lên. Số lao động có trình độ
chuyên môn cao ngày càng lớn do kết quả của sự nghiệp phát triển giáo dục, y tế, văn hoá.

Số lao động đã qua đào tạo 20, 6%. Trong đó số lao động có trình độ cao đẳng: 2,7 %, đại
học trở lên: 9,2% ; trung cấp chuyên nghiệp: là 3,9%, dạy nghề là 5,0 % (Theo
). Tuy nhiên, chất lượng lao động nước ta nước ta còn bộc lộ nhiều hạn
chế: Lao động nước ta còn thiều tác phong công nghiệp, kỷ luật lao động chưa cao (do xuất
thân từ nền nông nghiệp, chủ yếu từ lĩnh vực nông- lâm – ngư nghiệp sang; Đội ngũ lao
động có chuyên môn kĩ thuật còn mỏng so với yêu cầu công nghiệp hóa- hiện đại hóa đất
nước.Với chất lượng lao động đó đã cho phép nước ta ngày càng phát triển được những
ngành kinh tế đòi hỏi kỹ thuật cao, giúp cho quá trình chuyển giao công nghệ diễn ra được
thuận lợi. Bên cạnh đó vẫn phát triển mạnh những ngành truyền thống.
1.3.1.3. Về phân bố lao động
Lao động nước ta phân bố không đều trên phạm vi cả nước và nội bộ các vùng kinh tế.Lao
động và đặc biệt lao động có kỹ thuật tập trung ở những vùng đồng bằng, những vùng có
điều kiện phát triển kinh tế xã hội thuận lợi như Đồng bằng sông Hồng, Đồng bằng sông
Cửu Long, Đông Nam Bộ, lao động tập trung đông ở các đô thị lớn, các thành phố, thị xã,

25


×