Tải bản đầy đủ (.docx) (44 trang)

BÁO cáo BỆNH VIỆN BÌNH dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (286.75 KB, 44 trang )

THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Mục lục:

Page 1


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
LỜI CẢM ƠN

Chúng em xin chân thành cám ơn và rất biết ơn Bệnh Viện Bình Dân, cô và
các anh chị khoa dược đã tạo điều kiện, hướng dẫn nhiệt tình cho chúng em. Với
những sinh viên ít được tiếp xúc thực tế, còn nhiều bỡ ngỡ và vụn về cả về kiến
thức lẫn thao tác chuyên môn thì đây đúng là một cơ hội quý báu mà các tiền bối
như quý bệnh viện đã tạo cho chúng em.

Qua hai tuần được đi thực tế tại bệnh viện, chúng em đã được tận mắt quan
sát, tìm hiểu và học hỏi được rất nhiều kiến thức thực tiễn, hữu ích và nhiều giá trị.
Ngoài ra, hai tuần học này còn giúp chúng em hình dung được công việc của một
người dược sĩ, hiểu được trách nhiệm của nghề để càng yêu hơn, học tập chăm chỉ
hơn, làm việc có trách nhiệm hơn để trở thành một dược sĩ tương lai như các thầy
cô và anh chị. Sự hướng dẫn tận tình và vui vẻ của các thầy các cô, các anh chị đã
tạo cho chúng em được sự thoải mái, thân thuộc và quan tâm.

Chúng em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong bộ môn quản lí,
kinh tế dược của trường Đại Học Quốc Tế Hồng Bàng đã tạo điều kiện và hướng
dẫn cho chúng em hoàn thành khóa học này và chỉ dạy cho chúng em nhiều kiến
thức thực sự rất cần thiết cho công việc tương lai của chúng em sau này.

Lời cuối cùng, chúng em một lần nữa xin chân thành cảm ơn các thầy, cô,
anh chị trong khoa dược bệnh viện Bình Dân đã giúp chúng em hoàn thành tốt
khóa học này!



Trân trọng cảm ơn!

Page 2


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Page 3


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
PHẦN A: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐƠN VỊ THỰC TẬP
I. Tên và địa chỉ thực tập
Tên: Bệnh viện Bình Dân
Địa chỉ: 371 Điện Biên Phủ, phường 4, Quận 3 – TP Hồ Chí Minh
II. Cơ cấu tổ chức Khoa Dược
1. Các bộ phận chính






Nghiệp vu dược
Kho và cấp phát
Thống kê dược
Dược lâm sang, thong tin thuốc
Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện.


2. Lãnh đạo Khoa




Dược sĩ trưởng khoa: DS. CKII. Lê Thị Quý Thảo.
Dược sĩ phó trưởng khoa: DS. CKI. Hồ Thị Diễm Thúy

TRƯỞNG KHOA

KỸ THUẬT VIÊN TRƯỞNG

BỘ PHẬN THỐNG KÊ

NỘI TRÚ, NGOẠI TRÚ

PHÓ KHOA

BỘ PHẬN NGHIỆP VỤ DƯỢC

ĐV.TT THUỐC-DƯỢC

BỘ PHÂN KHO & CẤP PHÁT

LÂM SÀNG-PHA CHẾ

CUNG ỨNG THUỐC

KHO THUỐC CHẴN


KHO CHẴN

KHO THUỐC LẺ

NỘI TRÚ

Hướng dẫn thực tập: TS. DS. Huỳnh Lê Hạ.

Page 4

NHÀ THUỐC BỆNH VIỆN

NGOẠI TRÚ


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
3. Sơ đồ Khoa Dược

Page 5


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
4. Quy trình khoa Dược
1. QT Mua thuốc

14. QT Đăng ký Hội thảo giới thiệu thuốc

2. QT Kiểm nhập thuốc

15. QT Mua thuốc nhà thuốc BV


3. QT Sắp xếp bảo quản thuốc

16. QT Sắp xếp bảo quản thuốc – VTYT nhà thuốc
BV

4. QT Cấp phát thuốc nội trú

17. QT Bán và tư vấn sử dụng thuốc nhà thuốc BV

5. QT Cấp phát thuốc ngoại
trú

18. QT Nhận giải quyết đ/v thuốc bị khiếu nại hoặc
thu hồi nhà thuốc BV

6. QT Quản lý thuốc tủ trực

19. QT Quản lý thuốc sử dụng không hết liều đóng
gói

7. QT Thống kê dược

20. QT Kiểm soát chất lượng thuốc

8. QT Chống nhầm lẫn

21. QT Xử lý các thuốc không đạt chất lượng

9. QT Hoàn trả thuốc GNHTT-thuốc sử dụng không hết

liều đóng gói

22. QT Cung ứng thuốc hiếm

10. QT Bình bệnh án và đơn
thuốc

23. QT Giám sát sử dụng thuốc có nguy cơ cao xuất
hiện ADR

11. Quy trình Thông tin thuốc

24. QT Giám sát sử dụng thuốc

12. QT Ghi nhận và báo cáo
phản ứng có hại của thuốc –
ADR

25. QT cấp phát Nexavar
26. QT máu và chế phẩm máu

Page 6


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
13. QT Quảng cáo thuốc, mỹ
phẩm, thực phẩm chức năng
trên truyền hình

27. QT xử lý sự cố trong xử dụng thuốc

28. QT quản lý thuốc phải kiểm soát đặc biệt

5. Chức năng khoa Dược
Khoa Dược là khoa chuyên môn chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh
viện.
Khoa Dược có chức năng quản lý và tham mưu cho Giám đốc bệnh viện về toàn
bộ công tác dược trong bệnh viện nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc có chất
lượng.
Tư vấn, giám sát thực hiện sử dụng thuốc an toàn hợp lý.
6. Nhiệm vụ của khoa Dược
















Lập kế hoạch, cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và
thử nghiệm lâm sàng nhằm đáp ứng yêu cầu chẩn đoán, điều trị và các yêu cầu chữa bệnh
khác (phòng chống dịch bệnh, thiên tai, thảm họa).
Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột

xuất khác khi có yêu cầu.
Đầu mối tổ chức, triển khai hoạt động của Hội đồng thuốc và điều trị.
Bảo quản thuốc theo đúng nguyên tắc “Thực hành tốt bảo quản thuốc”.
Thực hiện công tác dược lâm sàng, thông tin, tư vấn về sử dụng thuốc, tham gia công tác
cảnh giác dược, theo dõi, báo cáo thông tin liên quan đến tác dụng không mong muốn của
thuốc (có bình đơn bình bệnh án, theo dõi kháng sinh...).
Quản lý, theo dõi việc thực hiện các quy định chuyên môn về dược tại các khoa trong
bệnh viện.
Nghiên cứu khoa học và đào tạo; là cơ sở thực hành của các trường Đại học, Cao đẳng và
Trung học về dược.
Phối hợp với khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc
sử dụng thuốc an toàn, hợp lý đặc biệt là sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng
kháng sinh trong bệnh viện.
Tham gia chỉ đạo tuyến.
Tham gia hội chẩn khi được yêu cầu.
Tham gia theo dõi, quản lý kinh phí sử dụng thuốc.
Quản lý hoạt động của Nhà thuốc bệnh viện theo đúng quy định.

Page 7


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
III. Mô tả vị trí việc làm của Dược sĩ đại học trong khoa dược
1. Nghiệp vụ dược










Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa lâm
sàng và nhà thuốc trong bệnh viện.
Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu cho
Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực hiện các quy
định này tại các khoa trong bệnh viện.
Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc
Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược
Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
2. Thống kê dược

Theo dõi, thống kê chính xác số liệu thuốc nhập về kho Dược, số liệu thuốc cấp phát cho
nội trú, ngoại trú và cho các nhu cầu đột xuất khác.
• Báo cáo số liệu thống kê khi nhận được yêu cầu của Giám đốc Bệnh viện hoặc Trưởng
khoa Dược. Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
• Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc trong bệnh viện định kỳ
hàng năm gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa bệnh) vào trước ngày 15/10
hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp) và báo
cáo đột xuất khi được yêu cầu.
• Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược yêu cầu.


3. Kho và cấp phát








Có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nguyên tắc về “Thực hành tốt bảo quản thuốc”, đảm bảo
an toàn của kho.
Hướng dẫn, phân công các thành viên làm việc tại kho thực hiện tốt nội quy của kho
thuốc, khoa Dược.
Kiểm tra, giám sát chặt chẽ việc xuất, nhập thuốc theo quy định của công tác khoa Dược
và báo cáo thường xuyên hoặc đột xuất cho Trưởng khoa về công tác kho và cấp phát.
Tham gia nghiên cứu khoa học, hướng dẫn và bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho các
thành viên trong khoa và học viên khác theo sự phân công.
Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
4. Dược lâm sàng, thông tin thuốc

Page 8


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN







Chịu trách nhiệm về thông tin thuốc trong bệnh viện, triển khai mạng lưới theo dõi, giám
sát, báo cáo tác dụng không mong muốc của thuốc và công tác cảnh giác dược.
Tư vấn về sử dụng thuốc an toàn, hợp lý cho Hội đồng thuốc và điều trị, cán bộ y tế và

người bệnh.
Tham gia theo dõi, kiểm tra, giám sát việc kê đơn thuốc nội trú và ngoại trú nhằm đẩy
mạnh việc sử dụng thuốc an toàn, hợp lý và hiệu quả.
Theo dõi phản ứng ADR, bình đơn thuốc mỗi tháng.
Hàng tuần thực hiện bình bệnh án, kiểm tra dược chính các khoa phòng. Báo cáo trong
giờ giao ban hành chính mỗi tuần
Kiểm tra việc thực hiện “Quy chế kê đơn và bán thuốc theo đơn” tại các quầy thuốc trong
bệnh viện.
5. Quản lý hoạt động chuyên môn của nhà thuốc bệnh viện:


Phụ trách và chịu trách nhiệm về tất cả các hoạt động chuyên môn của 3

quầy thuốc trong bệnh viện.
• Hướng dẫn, đào tạo cho nhân viên nhà thuốc hiểu rõ và thực hiện đúng các
nguyên tắc GPP. Giám sát kiểm tra việc thực hiện GPP của các quầy thuốc.
• Được quyền thay thế thuốc trong đơn cùng hoạt chất tùy nhu cầu về giá
hợp lí cho bệnh nhân (bệnh nhân yêu cầu, đồng ý thay thế) và thống nhất


với bác sĩ điều trị.
Đào tạo hướng dẫn nhân viên nhà thuốc các quy chế, kiến thức chuyên

môn.
• Hướng dẫn nhân viên theo dõi các tác dụng không mong muốn và báo cáo


với cơ quan y tế.
Tham gia trong Hội đồng thuốc và điều trị, trình Hội đồng thuốc thông qua danh mục
thuốc của nhà thuốc bệnh viện.


Page 9


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
6. Hội đồng thuốc – điều trị
• Xây dựng danh mục thuốc và giám sát sử dụng thuốc trong bệnh viện
• Xây dựng hướng dẫn điều trị
• Thông tin thuốc
• Giám sát ADR và sai sót trong điều trị
• Giám sát sử dụng kháng sinh và theo dõi sự kháng thuốc của vi khuẩn bệnh
thường gặp

Page 10


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
PHẦN B: CÔNG TÁC CHUYÊN MÔN
I. Nghiệp vụ dược-thống kê
1. Dược sĩ làm công tác nghiệp vụ dược
Bệnh viện Bình Dân là bệnh viện hạng 1, vì vậy yêu cầu trình độ tối thiểu là dược
sĩ đại học.
1.1 Nhiệm vụ :
• Thực hiện công tác kiểm tra quy định chuyên môn dược tại khoa Dược, các khoa
lâm sàng và Nhà thuốc trong bệnh viện.
• Cập nhật thường xuyên các văn bản quy định về quản lý chuyên môn, tham mưu
cho Trưởng khoa trình Giám đốc bệnh viện kế hoạch phổ biến, triển khai thực
hiện các quy định này tại các khoa trong bệnh viện.
• Đảm nhiệm việc cung ứng thuốc.
• Định kỳ kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại khoa Dược.

• Kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc trong tủ trực tại các khoa lâm sàng.
• Đảm nhiệm việc kiểm nghiệm, kiểm soát chất lượng thuốc (nếu bệnh viện không
tổ chức bộ phận kiểm nghiệm thì sau khi pha chế phải gửi mẫu cho các cơ quan
có chức năng kiểm nghiệm thực hiện).
• Thực hiện một số nhiệm vụ khác khi được Trưởng khoa Dược giao.
• Chịu trách nhiệm trước Trưởng khoa Dược về nhiệm vụ được phân công.
1.2 Các hoạt động của tổ nghiệp vụ dược:
• Cập nhật các văn bản, thông tư mơi của pháp luật về dược để tham mưu cho
Trưởng khoa
• Thực hiện các công việc trong Quy trình xây dựng danh mục thuốc bệnh viện
• Thực hiện các công việc trong Quy trình đấu thầu thuốc tại bệnh viện:
• Phối hợp với dược sĩ thủ kho kiểm tra việc bảo quản, quản lý, cấp phát thuốc tại
khoa Dược
• Phối hợp với các dược sĩ trong khoa kiểm tra việc sử dụng và bảo quản thuốc
trong tủ trực tại các khoa lâm sàng

Page 11


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
2. Thống kê dược
Có các dược sĩ làm công tác Thống kê dược tại Bệnh viện Bình Dân:





Tổ trưởng tổ thống kê
Dược sĩ làm công tác thống kê tại kho chẵn: DS. Yến
Đảm nhận việc thống kê thuốc, sinh phẩm ở kho chẵn, tủ trực, và các khoa phòng

Dược sĩ làm công tác thống kê tại kho lẻ: nội trú, ngoại trú, ngoài giờ

2.1 Tổng hợp xuất nhập thuốc hàng ngày











Nhập thuốc:
Tất cả các loại thuốc, hoá chất (pha chế, sát khuẩn) phải được kiểm nhập trước khi
nhập kho.
Hội đồng kiểm nhập do Giám đốc Bệnh viện quyết định. Thành phần Hội đồng
kiểm nhập gồm:
Giám đốc
Trưởng khoa dược
Trưởng phòng tài chính kế toán
Thủ kho
Kế toán dược
Bộ phận cung ứng
Thống kê khoa dược

Nội dung kiểm nhập
Kiểm tra về chủng loại, số lượng, chất lượng thuốc, hóa chất đối với mọi nguồn thuốc
(mua, viện trợ, dự án, chương trình) trong Bệnh viện

Khi kiểm nhập cần tiến hành đối chiếu giữa hóa đơn với thực tế và kết quả thầu về các
chi tiết của từng mặt hàng như: tên thuốc, tên hóa chất, nồng độ (hàm lượng), đơn vị tính,
quy cách đóng gói, số lượng, số lô, đơn giá, hạn dùng, hãng sản xuất, nước sản xuất.
Thuốc nguyên đai nguyên kiện được kiểm nhập trước, toàn bộ thuốc được kiểm nhập
trong thời gian tối đa là một tuần từ khi nhận về kho. Lập biên bản khi hàng bị hư hao,
thừa, thiếu và thông báo cho cơ sở cung cấp để bổ sung, giải quyết.
Khi nhận hàng kiểm tra điều kiện bảo quản đối với các thuốc có yêu cầu bảo quản đặc
biệt hoặc theo yêu cầu trên nhãn hàng hóa; thuốc có yêu cầu kiểm soát đặc biệt (thuốc
gây nghiện, thuốc hướng tâm thần và tiền chất dùng làm thuốc, thuốc phóng xạ) làm biên
bản kiểm nhập riêng.
Biên bản kiểm nhập có đủ chữ ký của thành viên hội đồng kiểm nhập. Vào sổ kiểm nhập
thuốc.











2.2 Theo dõi việc cấp phát thuốc tại các Khoa phòng:

Page 12


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN




Sáng mỗi ngày làm việc, nhân viên thống kê nhập số lượng xuất trong ngày.
Kiểm tra các phiếu lĩnh thuốc (chữ ký duyệt trưởng khoa phòng, người giao, người
nhận, dược sĩ duyệt thuốc, Trưởng khoa dược, số khoản kết, ngày lĩnh thuốc, đối
chiếu số lượng 2 cột yêu cầu/thực phát). Nếu phiếu lĩnh không đạt yêu cầu, phải



bổ sung đầy đủ.
In phiếu xuất thuốc (kiểm tra, đối chiếu số lượng 02 cột yêu cầu/thực phát), ký tên

sau đó đưa dược sĩ ký duyệt thuốc.
• Cuối ngày in bảng thống kê xuất thuốc trong ngày cho bộ phận cấp phát kiểm tra


và đối chiếu lại số lượng đã phát trong ngày.
Trường hợp số lượng không khớp, nhân viên thống kê phải kiểm tra lại toàn bộ

phiếu lĩnh và phiếu xuất đã nhập.
• Sau khi thống nhất số lượng xuất, nhân viên thống kê tiến hành kết xuất nhập tồn


và chuyền tồn lên các khoa phòng.
Nhân viên thống kê phân loại phiếu và đếm số lượng phiếu: Gây nghiện, Hướng

tâm thần, thuốc thường.
• Hàng ngày, khoa Dược nhận trung bình khoảng 50 Phiếu lĩnh, bao gồm các loại
Phiếu lĩnh:
- Phiếu lĩnh thường quy

- Phiếu lĩnh đột xuất
- Phiếu lĩnh thay đổi/ hoàn trả thuốc
- Phiếu lĩnh thuốc kiểm soát đạc biệt
- Phiếu lĩnh cấp cứu
• Sau khi cấp phát, sẽ được nhập vào sổ theo dõi xuất, nhập hoặc thẻ kho và đối



chiếu định kỳ hoặc đột xuất với thủ kho
Thống kê, báo cáo số liệu nhầm lẫn, thừa, thiếu, hư hao định kỳ và đột xuất
Thực hiện báo cáo công tác khoa Dược, tình hình sử dụng thuốc, hóa chất (pha
chế, sát khuẩn), vật tư y tế tiêu hao (nếu có) trong bệnh viện định kỳ hàng năm
(theo mẫu Phụ lục 3, 4, 5, 6) gửi về Sở Y tế, Bộ Y tế (Cục Quản lý khám, chữa
bệnh; Vụ Y Dược cổ truyền đối với các bệnh viện Y học cổ truyền) vào trước ngày
15/10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 đến hết ngày 30/9 của năm kế
tiếp) và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

2.3 Tổng hợp dự trù thuốc định kỳ: tuần, tháng, quý,năm

Page 13


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
2.3.1 Dự trù thuốc hàng tuần: hàng tuần, kho lẻ căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế lập
Bản Dự trù
2.3.2 Dự trù thuốc định kỳ theo tháng, quý, năm: Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, thủ
kho chẵn căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để lập Bản Dự trù hàng tháng, quý, năm
theo Danh mục thuốc đã ký hợp đồng, bao gồm các số liệu: lượng hàng tồn tháng trước,
số lượng xuất trong tháng và dự trù số liệu mua cho tháng kế tiếp.
2.3.3 Trình Bản dự thảo cho Trưởng khoa Dược và Ban Giám đốc duyệt.

2.3.4 Dựa trên Danh mục dự trù được duyệt và giá sản phẩm dựa trên hợp đồng, đặt hàng
Công ty

Page 14


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
DỰ TRÙ DANH MỤC THUỐC SỬ DỤNG NĂM … CỦA CÁC KHOA LÂM SÀNG

STT

Hoạt chất

Tên thuốc

Hàm
Đơn vị Số lượng
Lý do
lượng
tính
sử dụng tăng hoặc
trong 12 giảm số
tháng gần lượng
nhất

Các thuốc đã sử dụng nội trú trong 12 tháng gần nhất

Các thuốc đề nghị sử dụng mới

ĐỀ NGHỊ BỔ SUNG VÀ LOẠI BỎ THUỐC

Người đề xuất

Khoa phòng công
tác

Page 15

Chữ ký


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

Bổ sung thuốc vào danh mục thuốc
Hoạt chất
Tên thuốc
Hàm lượng
Đơn vị tính
Lý Do

Loại bỏ thuốc khỏi Danh mục thuốc
Hoạt chất
Tên thuốc
Hàm lượng
Đơn vị tính
Lý Do

2.4 Báo cáo định kỳ
• Báo cáo tháng
• Báo cáo số lượng xuất: Cứ mỗi 10 ngày in báo cáo số lượng thuốc đã xuất để bộ phận cấp
phát kiểm soát lại nếu có sai sót kịp thời điều chỉnh và khắc phục. Cuối mỗi tháng in báo

cáo số lượng xuất thuốc gửi phòng Tài chính kế toán.
• Báo cáo xuất nhập tồn: Trước ngày 15 tháng 1 hàng năm báo cáo xuất, nhập, tồn kho, sử
dụng thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc phóng xạ, thuốc dạng
phối hợp có chứa tiền chất gửi Sở Y tế

Page 16


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Báo cáo kiểm kê thuốc thường
Báo cáo kiểm kê thuốc kiểm soát đặc biệt
Báo cáo phân tích tình hình sử dụng thuốc ( theo phân tích ABC, phân tích Ven)
• Báo cáo đột xuất: Trong thời hạn 48 (bốn mươi tám) giờ, kể từ khi phát hiện nhầm lẫn,




thất thoát thuốc phóng xạ, thuốc gây nghiện, thuốc hướng thần, thuốc tiền chất, thuốc
dạng phối hợp có chứa tiền chất và nguyên liệu làm thuốc là dược chất gây nghiện, dược
chất hướng thần, tiền chất dùng làm thuốc lập báo cáo bằng văn bản gửi về Bộ y tế
2.5 Báo cáo, dự trù thuốc kiểm soát đặc biệt
2.5.1 Các thuốc gây nghiện – hướng tâm thần được kiểm kê, lập báo cáo số lượng
thuốc tồn kho định kỳ:
• Hàng tháng
• 6 tháng trước ngày 15 tháng 7
• Hàng năm: trước ngày 15 tháng 1 năm sau
2.5.2 Kiểm kê, lập báo cáo số lượng mua, nhập, tồn kho, số lượng đã xuất bán và tồn,
địa chỉ khách hàng cho Sở Y tế trên địa bàn:
• 6 tháng trước ngày 15 tháng 7
• Hàng năm trước ngày 15 tháng 01 năm sau

2.5.3 Báo cáo khẩn tới cơ quan xét duyệt dự trù trong trường hợp nhầm lẫn, thất thoát
hoặc khi có nghi ngờ thất thoát.
2.5.4 Đối với các thuốc quá hạn dùng, kém chất lượng, mẫu thuốc lưu khi hết thời gian
lưu, thuốc nhận lại từ các khoa điều trị và thuốc nhận lại do người bệnh tử vong cần
phải hủy, Bệnh viện thực hiện việc hủy thuốc theo Thông tư số 19/2014/TT-BYT và
lập Báo cáo việc hủy thuốc lên Cơ quan duyệt dự trù ( kèm Biêm bản hủy thuốc)
2.5.5 Dự trù thuốc kiểm soát đặc biệt:
• Chậm nhất là ngày 25 hàng tháng, thủ kho chẵn căn cứ vào nhu cầu sử dụng thực tế để
lập Bản Dự trù hàng tháng, quý, năm theo Danh mục thuốc đã ký hợp đồng, bao gồm các
số liệu: lượng hàng tồn tháng trước, số lượng xuất trong tháng và dự trù số liệu mua cho
tháng kế tiếp.
• Dự trù số lượng thuốc gây nghiện, thuốc hướng tâm thần, tiền chất dùng làm thuốc chỉ
được vượt quá 50% so với số lượng sử dụng lần trước trong trường hợp thiếu thuốc, khẩn
cấp, thiên tai và dịch bệnh.
• Trình Bản dự thảo cho Trưởng khoa Dược và Ban Giám đốc duyệt.

Page 17


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN


Dựa trên Danh mục dự trù được duyệt và giá sản phẩm dựa trên hợp đồng, đặt hàng Công
ty

Dự trù mua thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc tiền chất
• Bản dự trù thuốc gồm 4 bản: cơ quan duyệt dự trù lưu 2 bản, đơn vị lưu 1 bản, nơi bán


lưu 1 bản

• Việc mua, bán; cấp phát; sử dụng thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, thuốc
tiền chất khi Bản dự trù đã được phê duyệt
• Chỉ được dự trù số lượng thuốc thành phẩm Gây nghiện, hướng tâm thần, tiền chất dùng
làm thuốc vượt quá 50% so với số lượng sử dụng lần trước trong trường hợp thiếu thuốc,
khẩn cấp, thiên tai và dịch bệnh.
• Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ khi nhận được bản dự trù hợp lệ, cơ quan xét
duyệt dự trù sẽ xem xét phê duyệt bản dự trù hoặc có công văn trả lời, nêu rõ lý do không
được phê duyệt.

BÁO CÁO CÔNG TÁC QUẢN LÝ THUỐC GÂY NGHIỆN HOẶC THUỐC
HƯỚNG TÂM THẦN HOẶC TIỀN CHẤT DÙNG LÀM THUỐC
Năm:.......
Kính gửi: Cục Quản lý Dược- Bộ Y tế
I. Quản lý thuốc gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất) trên địa bàn:
1. Số cơ sở bán buôn thuốc gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất):
2. Số cơ sở bán lẻ thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất):
3. Số cơ sở y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất):
3.1. Số cơ sở trong ngành y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần
(tiền chất):
3.2. Số cơ sở ngoài ngành y tế sử dụng thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần
(tiền chất):
4. Công tác quản lý, sử dụng:
II. Sử dụng, tồn kho thuốc thành phẩm gây nghiện, hướng tâm thần (tiền chất)
STT

Tên thuốc,
nồng độ, hàm
lượng, dạng

Quy

cách
đóng gói

Đơn
vị
tính

Số
lượng
tồn kho

Page 18

Số
lượng
nhập

Số
lượng
sử

Số
lượng
tồn kho


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
bào chế

năm

trước

dụng

* Số lượng sử dụng: Là số lượng bán lẻ của cơ sở bán lẻ và số lượng sử dụng trong
các cơ sở y tế trên địa bàn.
* Số lượng tồn kho: là số lượng tồn kho tại các cơ sở bán buôn, cơ sở bán lẻ, cơ sở y tế
trên địa bàn tại thời điểm báo cáo.

Giám đốc Sở Y tế
(Ký tên, đóng dấu)
II. Kho và cấp phát
1. Kho chẵn

Sơ đồ mô tả tóm tắt kho chẵn.

Page 19


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Sắp xếp bảo quản thuốc:
Các thuốc kiểm soát đặc biệt:
• Thuốc gây nghiện – hướng tâm thần (GN- HTT) phải để trong ngăn tủ riêng.
Các thuốc còn lại được sắp xếp theo nhóm tác dụng điều trị và theo Quy trình chống
nhầm lẫn.
Thuốc được phân chia theo điều kiện bảo quản ghi trên hộp thuốc.
Thuốc yêu cầu bảo quản từ 2 – 80C: bảo quản trong tủ lạnh.
Dịch truyền để khu vực riêng.
Khu vực “biệt trữ”.
- Các thuốc khác:







Các thuốc khác thì được phân chia theo điều kiện bảo ghi trên hộp thuốc: thuốc
bảo quản từ 2-80C thì được bảo quản trong tủ lạnh.
Sắp xếp hàng hóa, thuốc tại kho chẵn: theo nhóm điều trị, có danh mục của thuốc
bảo quản ở điều kiện đặc biệt và luôn tuân theo Nguyên tắc FIFO, FEFO. Nhãn trên bao
bì quay ra ngoài, đúng chiều.
Tại kho có 5 tủ lạnh có nhiệt kế riêng theo dõi nhiệt độ trong tủ lạnh và được sắp
xếp theo nhóm điều trị, có danh mục của thuốc bảo quản ở điều kiện đặc biệt.
Các nhóm còn lại được xếp trên các palet, kệ nếu số lượng lớn, trong tủ (số lượng
nhỏ), phân theo nhóm tác dụng điều trị (có danh mục thuốc theo nhóm điều trị như kháng
sinh, kháng viêm - giảm đau, tim mạch, thuốc đường tiêu hóa, thuốc gây tê, gây mê,
hormon và các thuốc nội tiết, vitamin, thuốc chống ung thư, thuốc tác dụng trên máu …).
Vì số lượng lớn nên dịch truyền có kho riêng nhưng khi sử dụng thì tuân theo quy
trình kho chẵn nhập kho lẻ.
Hàng không đạt về yêu cầu cấp phát để vào khu vực biệt trữ (tủ riêng) có ghi chữ
“hàng chờ xử lý”.

Page 20


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
2. Kho thuốc lẻ

Page 21



THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
2.1. Sắp xếp, bảo quản:
Việc sắp xếp được thực hiện theo nguyên tắc FIFO, FEFO và theo nguyên tắc 3
dễ, 5 chống. Các thuốc luôn được luân chuyên để những lô nhận trước hoặc có hạn dùng
trước sẽ được đem sử dụng trước.
Thuốc GN-HTT: được bảo quản trong tủ có khóa chắc chắn.
Đối với thuốc bị đổ vỡ: để vào tủ biệt trữ riêng có chữ “Hàng chờ xử lý”.
Đối với thuốc bảo quản đặc biệt theo điều kiện bảo quản 2-80C: được bảo quản
trong tủ lạnh, có nhiệt kế theo dõi, cũng được phân theo nhóm tác động dược lý.
Theo dõi nhiệt độ, độ ẩm tại kho dựa vào Máy Nhiệt ẩm kế tự động , luôn được
duy trì ở nhiệt độ dưới 300C và độ ẩm không quá 70%.
Lưu ý các thuốc dễ nhầm lẫn sắp xếp theo Quy trình chống nhầm lẫn.
2.2. Các công việc dự trù, cấp phát
Mỗi cuối ngày sẽ dùng phần mềm để thống kê lại số lượng thuốc đã phát bao
nhiêu và còn tồn lại trong kho bao nhiêu để từ đó dự trù thêm đủ số lượng thuốc cần
dùng.
Riêng nhóm thuốc GN-HTT phải kiểm nghiêm ngặt, chặt chẽ.
Từ đó có thể thấy sử dụng phần mềm đã hỗ trợ rất nhiều trong việc quản lý số
lượng thuốc:
• Quản lý số lượng xuất, nhập kho thuốc.
• Quản lý cấp phát thuốc tại các khoa phòng.
• Cảnh báo hạn dùng, tồn kho theo định mức, tối ưu hóa tồn kho lưu trữ.
• Thống kê lại số lượng thuốc đã cấp và còn tồn lại trong ngày.
• Dự trù kịp thời đủ số lượng cấp phát.
• Giúp việc quản lý nhanh chóng, chính xác hơn.
Khi cần dự trù kho lẻ sẽ yêu cầu sang bên kho chẵn soạn đủ số lượng và cấp phát
lại cho kho lẻ, gồm 3 liên ( kho chẵn, kho lẻ, phòng tài chính kế toán ) trong đó:




Thuốc thông thường: 1 phiếu riêng.
Thuốc HTT-GN: 1 phiếu riêng

Vào cuối tháng các kho của khoa Dược ( kho chẵn, kho lẻ, kho dịch truyền ) sẽ
tiến hành kiểm kê thông qua biên bản kiểm kê.

Theo dõi thuốc cận hạn dùng và hết hạn sử dụng

Page 22


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Việc sắp xếp được thực hiện theo nguyên tắc FIFO, FEFO và theo nguyên tắc 3
dễ, 5 chống. Các thuốc luôn được luân chuyên để những lô nhận trước hoặc có hạn dùng
cận hơn sẽ được đem sử dụng trước.
Theo dõi bằng phần mềm ứng dụng, để thuốc theo từng khu vực riêng để xuất
trước. Ngoài phần mềm ứng dụng, cần phải theo dõi thực tế và báo cáo thuốc cận date
trong vòng 6 tháng.
Những thuốc cận hạn dùng sẽ được đặt ở khu vực riêng và sử dụng trước.
Những thuốc hết hạn dùng được đặt trong khu vực biệt trữ chờ xử lý.

2.3. Các bước cấp phát thuốc nội trú bao gồm:
-

Soạn thuốc
+ Dựa trên phiếu lĩnh của khoa lâm sàng và phiếu xuất đã được duyệt, nhân viên
cấp phát vòng 1 tiến hành soạn thuốc theo cột “ Số lượng phát” trên phiếu xuất

-


theo Nguyên tắc FIFO,FEFO.
Kiểm thuốc
+ Nhân viên cấp phát vòng 2 và điều dưỡng lĩnh thuốc tiến hành kiểm tra lãnh
+

-

thuốc đã soạn theo Nguyên tắc “ 3 kiểm tra, 3 đối chiếu”
Nếu khoa phòng có nhận thêm thuốc bổ sung thì các điều dưỡng của khoa

phòng tự xuống nhận và đem thuốc về. Kiểm tra đối chiếu ngay tại kho.
Ký xác nhận
+ Ký nhận vào phiếu lãnh thuốc gồm có: Trưởng khoa Dược, người phát, người
lĩnh, Trưởng khoa lâm sàng.
+ Điều dưỡng khoa lâm sàng và nhân viên cấp phát ký xác nhận tại phần người
lĩnh và người phát trên Phiếu lĩnh và Phiếu xuất thuốc
+ Đối với các thuốc Gây nghiện, thuốc hướng thần:
 Khoa làm Phiếu lĩnh theo mẫu quy định và duyệt bởi Ban chủ nhiệm
khoa
 Mang Phiếu lĩnh và sổ theo dõi thuốc Gây nghiện, thuốc hướng thần

xuống lĩnh thuốc tại khoa Dược.
 Căn cứ vào số lượng thuốc sử dụng ghi trong sổ, số lượng thuốc thừa sẽ
hoàn trả ( nếu có), số lượng vỏ hoàn trả. DS khoa Dược ( được ủy quyền

Page 23


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN

theo quy định) duyệt Phiếu lĩnh thuốc và thực hiện việc cấp phát, kiểm
tra- đối chiếu, ký xác nhận.

Sở y tế:........................................

PHIẾU XUẤT THUỐC

MS:

BV:...............................................

Ngày…Tháng…năm…

Số:

Khoa :

STT



Họ và tên người nhận: ..............................

Lý do xuất:

Xuất tại kho:...............................................

Nơi nhận:

Tên thuốc, hàm lượng


Đơn vị
tính

Số lượng
Ghi chú
Yêu cầu

Phát

Cộng khoản:

TRƯỞNG KHOA DƯỢC

NGƯỜI PHÁT

Page 24

NGƯỜI LĨNH

TRƯỞNG KHOA


THỰC TẬP BỆNH VIỆN BÌNH DÂN
Sở y tế:........................................

PHIẾU LĨNH THUỐC

MS:


BV:...............................................

Ngày…Tháng…năm…

Số:

Khoa :

STT



Đơn vị
tính

Tên thuốc, hàm lượng

Số lượng
Ghi chú
Yêu cầu

Phát

Cộng khoản:

TRƯỞNG KHOA DƯỢC

NGƯỜI PHÁT

NGƯỜI LĨNH


TRƯỞNG KHOA

PHIẾU XUẤT KHO THUỐC GÂY NGHIỆN, THUỐC HƯỚNG TÂM THẦN, TIỀN CHẤT DÙNG LÀM
THUỐC
Ngày…tháng…năm…
Họ tên người nhận:

Lý do xuất kho:

Xuất tại kho:...............................................................Nơi nhận:
STT

Tên thuốc, nồng
độ, hàm lượng

Người giao

Số lượng
xuất

Số lô sản xuất, Nhà sản xuất
hạn dùng
– tên thuốc

Người nhận

Page 25

Ghi chú


Người đứng đầu cơ sở


×