Tải bản đầy đủ (.pdf) (151 trang)

Đánh giá thực trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại huyện chương mỹ hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (8.01 MB, 151 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
LỢN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
-------***-------

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ ĐỀ XUẤT GIẢI
PHÁP QUẢN LÝ HIỆU QUẢ CÁC TRANG TRẠI CHĂN NUÔI
LỢN TẬP TRUNG TẠI HUYỆN CHƢƠNG MỸ - HÀ NỘI

Chuyên ngành

: KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG

Mã số


: 60440301

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS. Nguyễn Mạnh Khải

Hà Nội - 2018

Hà Nội, 4/2016


LỜI CẢM ƠN
Với lòng biết ơn sâu sắc, tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến PGS. TS. Nguyễn
Mạnh Khải, Phó Trưởng Khoa Môi trường – Trường Đại học Khoa học Tự nhiên,
người đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn thành Luận văn này.
Tôi xin gửi lời tri ân tới các thầy cô giáo trong và ngoài Khoa Môi trường đã dìu
dắt, truyền đạt kiến thức, dạy bảo tôi trong suốt thời gian theo học tại trường.
Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến Lãnh đạo Chi cục Bảo vệ môi trường, Sở
Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, Phòng Tài nguyên và Môi trường huyện Chương
Mỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong quá trình học tập và thực hiện Luận văn
này.
Cuối cùng tôi xin cảm ơn gia đình, người thân và bạn bè đã luôn ủng hộ, động viên
và giúp đỡ trong thời gian qua.
Xin cảm ơn!

Hà Nội, tháng 3 năm 2018
Học viên

NGUYỄN THỊ HẢI YẾN



MỤC LỤC
DANH MỤC HÌNH ................................................................................................ vii
MỞ ĐẦU ....................................................................................................................1
CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN .....................................................................................3
1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam ...................................................................3
1.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam ..............................................3
1.1.2. Khối lượng và đặc tính của chất thải chăn nuôi lợn..........................................4
1.1.3. Ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi lợn đến môi trường...................................8
1.2. Thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi lợn nước ta hiện nay......................8
1.2.1. Thuận lợi ...........................................................................................................8
1.2.2. Khó khăn ...........................................................................................................9
1.3. Giới thiệu vùng nghiên cứu ................................................................................12
1.3.1. Vị trí địa lý ......................................................................................................12
1.3.2. Đặc điểm tự nhiên ...........................................................................................13
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội ................................................................................13
CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU16
2.1 Đối tượng nghiên cứu..........................................................................................16
2.2 Phạm vi nghiên cứu .............................................................................................16
2.3. Nội dung nghiên cứu ..........................................................................................16
2.4. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................16
2.4.1. Phương pháp thu thập tài liệu .........................................................................16
2.4.2. Phương pháp điều tra và khảo sát thực địa .....................................................17
2.4.3. Phương pháp lấy mẫu và phân tích .................................................................18
2.4.4. Phương pháp thống kê và xử lý số liệu ...........................................................20
CHƢƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..............................16
3.1. Thực trạng chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ ................................21
3.1.1. Số lượng trang trại trên địa bàn huyện Chương Mỹ .......................................21
3.1.2. Thực trạng quản l chăn nuôi tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Chương
Mỹ .............................................................................................................................22

3.2. Thực trạng quản l môi trường tại các trang trại lợn trên địa bàn huyện Chương
Mỹ .............................................................................................................................31
3.2.1. Hiện trạng xử lý chất thải ................................................................................31
3.2.2. Đánh giá khả năng chi trả phí môi trường của các chủ trang trại chăn nuôi lợn
tại huyện Chương Mỹ ...............................................................................................31


3.2.3. Đánh giá hiện trạng quản lý, chấp hành pháp luật về BVMT trong lĩnh vực
chăn nuôi ...................................................................................................................32
3.3. Đánh giá hiện trạng môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại
Huyện Chương Mỹ....................................................................................................34
3.3.1. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường nước thải của các trang trại chăn
nuôi tập trung ............................................................................................................34
3.3.2. Đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí của các trang trại chăn
nuôi tập trung ............................................................................................................38
3.3.3. Chất thải rắn ....................................................................................................45
3.4. Đánh giá chung về tình trạng ô nhiễm môi trường do hoạt động chăn nuôi lợn
tại huyên Chương Mỹ ...............................................................................................46
3.5. Đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả trang trại chăn nuôi lợn tập trung ..............48
3.5.1. Giải pháp về quản l môi trường .....................................................................48
3.5.2. Giải pháp tuyên truyền nâng cao ý thức cộng đồng ........................................50
3.5.3. Giải pháp kỹ thuật ...........................................................................................50
3.5.4. Giải pháp kinh tế .............................................................................................53
3.6. Đánh giá khả năng áp dụng các giải pháp đề xuất quản lý hiệu quả trang trại
chăn nuôi lợn tập trung tại Huyện Chương Mỹ ........................................................53
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .........................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................58


DANH MỤC BẢNG

Bảng 1.1. Sự thay đổi về số lượng vật nuôi trong giai đoạn 2012 – 2015 ..................3
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 – 100kg .......................................5
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nước tiểu lợn có khối lượng 70 – 100 kg ...........6
Bảng 1.4. Hàm lượng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong thức ăn
hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn ........................................................................................7
Bảng 2.1. Danh sách các hộ được lấy mẫu nước thải ...............................................18
Bảng 2.2. Các phương pháp phân tích ......................................................................19
Bảng 3.1. Số lượng các trang trại chăn nuôi trên địa bàn huyện Chương Mỹ ..........21
Bảng 3.1. Kết quả điều tra của 64 trang trại chăn nuôi của huyện Chương Mỹ .......29
Bảng 3.3. Tổng hợp kết quả quan trắc của 07 trang trại chăn nuôi lợn tập trung trên
địa bàn huyện Chương Mỹ ........................................................................................44


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Bản đồ huyện Chương Mỹ ........................................................................12
Hình 3.1. Tỷ lệ trang trại chăn nuôi lợn nằm trong và nằm ngoài khu dân cư .........23
Hình 3.2. Nguồn gốc đất của các trang trại ...............................................................23
Hình 3.3. Sự phù hợp với quy hoạch sử dụng đất .....................................................24
Hình 3.4. Kiểu chuồng trại ........................................................................................24
Hình 3.5. Hệ thống mương nước khử trùng các phương tiện trước khi vào trang trại
...................................................................................................................................26
Hình 3.6. Sát trùng trước khi vào chuồng nuôi .........................................................27
Hình 3.7. Cây xanh trang trại ....................................................................................27
Hình 3.8. Thiết kế sàn chuồng nuôi ..........................................................................28
Hình 3.9 Biểu đồ biểu diễn giá trị pH .......................................................................35
Hình 3.10. Biểu đồ biểu diễn giá trị COD ................................................................35
Hình 3.11. Biểu đồ biểu diễn giá trị BOD5 ...............................................................36
Hình 3.12. Biểu đồ biểu diễn giá trị TSS ..................................................................37
Hình 3.13. Biểu đồ biểu diễn giá trị Nitơ ..................................................................37
Hình 3.14. Biểu đồ biểu diễn giá trị coliform ...........................................................38

Hình 3.15. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số tốc độ gió ..........................................39
Hình 3.16. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số nhiệt độ .............................................39
Hình 3.17. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số độ ẩm ................................................40
Hình 3.18. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số bụi lơ lửng.........................................40
Hình 3.19. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số NH3 ...................................................41
Hình 3.20. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số H2S ....................................................41
Hình 3.21. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số SO2 ....................................................42
Hình 3.22. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số NO2 ...................................................42
Hình 3.23. Biểu đồ biểu diễn giá trị thông số CO .....................................................43
Hình 3.24. Mô hình xây dựng hầm biogas quy mô trang trại ...................................51


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVMT:

Bảo vệ môi trường

UBND:

Ủy ban nhân dân

TNHH:

Trách nhiệm hữu hạn

QCVN:

Quy chuẩn Việt Nam


Bộ NN&PTNT:

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

BOD:

Nhu cầu ôxy sinh hóa

COD:

Nhu cầu ô xy hóa học

TSS:

Chất rắn lơ lửng

Pt:

Tổng phốt pho

Nt:

Tổng Nitơ


MỞ ĐẦU
Trong những năm gần đây, hình thức chăn nuôi theo trang trại tập trung đã
được hình thành và phát triển nhanh chóng. Đặc biệt từ khi có Nghị quyết số
03/2000/NQ-CP ngày 2/2/2000 của Chính phủ về phát triển kinh tế trang trại. Đây
là xu thế phổ biến trên toàn thế giới và là hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế quan

trọng trong sản xuất nông nghiệp ở nước ta. Tại Hà Nội, sau nhiều năm đầu tư ưu
đãi, hỗ trợ lĩnh vực chăn nuôi, đặc biệt từ khi triển khai Chương trình phát triển
chăn nuôi theo vùng, xã trọng điểm và chăn nuôi lớn ngoài khu dân cư năm 2011,
Hà Nội đã đạt được những kết quả lớn, góp phần đưa Hà Nội trở thành một trong
những địa phương dẫn đầu cả nước trong công tác chăn nuôi. Theo báo cáo của Sở
Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nội năm 2016: Tổng số đàn lợn là 1,8 triệu
con, trong đó: lợn nái 227.052 con (chiếm 12,6%), lợn thịt 1.582.889 con (chiếm
87,4%); tăng khoảng 16,9% so với năm 2015 [4].
Cùng với sự phát triển kinh tế, sự chuyển dịch quy mô từ các hộ gia đình
chăn nuôi nhỏ, lẻ sang chăn nuôi tập trung đã kéo theo những tác động đối với môi
trường nếu không kiểm soát chặt chẽ và đồng bộ. Nguồn chất thải đang từ dạng
phân tán trên diện rộng tải lượng nhỏ trở thành nguồn thải tập trung, tải lượng ô
nhiễm cao vượt quá mức tự làm sạch của môi trường xung quanh gây ra những biểu
hiện ô nhiễm môi trường nghiêm trọng. Ở nhiều nơi, chất thải chăn nuôi không
được xử lý mà thải đổ trực tiếp ra ngoài môi trường đã làm ảnh hưởng tiêu cực đến
môi trường đất, nước, không khí cũng như ảnh hưởng tới đời sống và sức khỏe của
người dân. Ngoài ra, một số nơi tình trạng vứt lợn chết ra ven đường, kênh, mương
gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và tiềm ẩn nguy cơ lây
lan dịch bệnh trên đàn vật nuôi đang diễn ra nghiêm trọng.
Huyện Chương Mỹ là một trong những huyện tập trung nhiều trại nuôi lợn.
Theo báo cáo của Chi cục thống kê huyện Chương Mỹ tính đến tháng 7 năm 2017
toàn huyện Chương Mỹ hiện có 460 trang trại chăn nuôi với tổng đàn trên 58.174
con lợn, chiếm khoảng 3,2% so với tổng đầu lợn của toàn Thành phố, tập trung chủ
yếu tại các xã Lam Điền, Thanh Bình, Tốt Động, Trường Yên, Đông Sơn... [5] Tuy
nhiên các chủ trang trại chưa có hiểu biết nhất định về Luật BVMT, các giải pháp
xử lý chất thải phát sinh chưa được xử lý hoặc xử l chưa triệt để. Hơn nữa, việc áp

1



dụng các biện pháp xử lý tại các trang trại vẫn còn nhiều hạn chế và chưa đáp ứng
được các quy chuẩn, tiêu chuẩn môi trường theo quy định.
Xuất phát từ những vấn đề nêu trên, đề tài: “Đánh giá thực trạng môi
trường và đề xuất giải pháp quản lý hiệu quả các trang trại chăn nuôi lợn tập
trung tại huyện Chương Mỹ - Hà Nội” được lựa chọn để nghiên cứu trong khuôn
khổ Luận văn Thạc sĩ khoa học môi trường. Đề tài tập trung vào các nội dung
chính: (i) Đánh giá tổng quan về hiện trạng chăn nuôi, hiện trạng môi trường của
một số trang trại chăn nuôi lợn tập trung của huyện Chương Mỹ, (ii) Nghiên cứu
các đặc điểm ô nhiễm và thực trạng quản l môi trường tại các trang trại chăn nuôi
lợn tập trung trên địa bàn huyện Chương Mỹ, (iii) Đề xuất các giải pháp nhằm quản
lý hiệu quả các trang trại chăn nuôi lợn tại huyện Chương Mỹ.

2


CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN
1.1. Tình hình chăn nuôi lợn ở Việt Nam
1.1.1. Tình hình phát triển chăn nuôi lợn tại Việt Nam
Trong những năm vừa qua, ngành chăn nuôi Việt Nam luôn giữ mức tăng
trưởng cao và ổn định, góp phần vào tăng trưởng chung của toàn ngành nông
nghiệp. Theo số liệu thống kê, hàng năm số lượng vật nuôi lợn và gia cầm có xu
hướng tăng, số lượng trâu và bò giữ mức ổn định. Trong số các vật nuôi thì chăn
nuôi lợn là phổ biến về sản lượng, thịt lợn luôn đóng góp khoảng 2/3 nhu cầu thị
trường.
Số liệu thống kê về số lượng các vật nuôi trong giai đoạn từ năm 2012 –
2015 được thể hiện trong bảng 1.1
Bảng 1.1. Sự thay đổi về số lƣợng vật nuôi trong giai đoạn 2012 – 2015
Đơn vị tính: Triệu con
Năm


Trâu



Lợn

Gia cầm

2012

2,6

5,2

26,5

308,3

2013

2,6

5,2

26,3

314,7

2014


2,5

5,2

26,8

327,7

2015

2,5

5,4

27,7

341,9
Nguồn: [8]

Về quy mô, chăn nuôi với quy mô nhỏ lẻ tại các hộ gia đình hiện vẫn chiếm
tỷ trọng lớn khoảng 65 – 70% về số lượng và sản lượng. Tuy nhiên, ngành chăn
nuôi nước ta đang có những chuyển dịch nhanh chóng từ chăn nuôi nhỏ lẻ sang
chăn nuôi quy mô lớn, trang trại, công nghiệp. Theo số liệu thống kê của Tổng cục
Thống kê, năm 2013, cả nước có khoảng 9000 trang trại chăn nuôi. Đến năm 2014,
số lượng trang trại chăn nuôi đã tăng trên 10 ngàn trang trại. Trong đó, số lượng lớn
trang trại tập trung ở miền Bắc và miền Nam. Theo vùng sinh thái, vùng Đồng bằng
sông Hồng có số trang trại nhiều nhất chiếm tới 34%. Trong vùng này, Hà Nội đứng
đầu với 979 trang trại. Trong số các trang trại chăn nuôi thì số lượng các trang trại

3



chăn nuôi lợn chiếm phần lớn, cụ thể năm 2013 cả nước có khoảng 4300 trang trại
chăn nuôi lợn trên tổng số 9000 trang trại chăn nuôi [6].
Nhìn chung ngành chăn nuôi ở nước ta trong những năm gần đây duy trì
được sự phát triển ổn định và đã có những bước chuyển dịch rõ ràng từ chăn nuôi
nhỏ lẻ sang chăn nuôi tập trung theo mô hình trang trại, phù hợp với xu hướng của
thế giới.
1.1.2. Khối lƣợng và đặc tính của chất thải chăn nuôi lợn
Theo khảo sát của tổ chức JICA và Viện Công nghệ môi trường tại các trang
trại chăn nuôi lợn điển hình tại 5 tỉnh thuộc miền Bắc gồm Hà Nội, Vĩnh Phúc,
Hưng Yên, Thái Bình và Hòa Bình cho thấy, lượng nước tiêu thụ từ 10 – 40 lít/đầu
lợn/ngày. Trong khi đó tại Nhật Bản con số này là 20 – 30 lít/đầu đợn/ngày. Với
4293 trang trại chiếm 35% số đầu lợn trong cả nước (9345 triệu lợn), nếu trung bình
lượng nước thải ra là 25 lít/đầu lợn/ngày thì lượng nước thải trung bình khoảng 85
triệu m3/năm, một con số đáng kể [9].
Khi chăn nuôi tập trung, mật độ chăn nuôi tăng cao dẫn đến tải lượng và
nồng độ chất ô nhiễm cùng tăng cao. Một đầu lợn nuôi kiểu công nghiệp trung bình
hàng ngày thải ra lượng phân, nước tiểu khoảng 6 – 8% khối lượng của nó. Để sản
xuất 1000kg thịt lợn thì hàng ngày phát sinh 84 kg nước tiểu, 39 kg phân, 11kg TS
(chất thải rắn tổng số), 3,1 kg BOD5, 0,24 kg NH4+-N [3]. Như vậy, có thể thấy rằng
chăn nuôi tập trung là một trong các nguồn chất thải lớn có nguy cơ cao gây ô
nhiễm môi trường ở nước ta.
Nước thải chăn nuôi lợn là một loại nước thải rất đặc trưng, biến động rất
lớn, phụ thuộc vào nhiều yếu tố như quy mô chăn nuôi, độ tuổi, chế độ ăn uống,
nhiệt độ, độ ẩm chuồng, cách vệ sinh chuồng trại,... Đặc tính nước thải chăn nuôi
lợn bị ảnh hưởng nhiều nhất bởi sự pha loãng, lưu trữ và cách tách loại rắn lỏng.
Trong nghiên cứu của tác giả [14] cho biết lượng phân thải ra hàng ngày bằng 6 8% trọng lượng lợn. Với lợn có trọng lượng dưới 10 kg thì lượng phân thải ra
khoảng 0,5 – 1 kg, lợn từ 15 – 40 kg là 1 – 3 kg và lợn từ 45 – 100 kg là 3 – 5 kg.
Ngoài ra với giống lợn khác nhau, trọng lượng chất thải cũng khác nhau. Với lợn

nái ngoại thải từ 0,94 – 1,79 kg/ngày, lợn thịt là 0,6 – 1 kg/ngày tùy theo các mùa
khác nhau. Tùy thuộc vào giai đoạn phát triển của vật nuôi mà nhu cầu dinh dưỡng
và sự hấp thu thức ăn có sự khác nhau. Trong thời kỳ tăng trưởng, nhu cầu dinh

4


dưỡng của vật nuôi lớn và khả năng đồng hóa thức ăn của con vật cao nên khối
lượng các chất bị thải ra ngoài ít; còn khi vật nuôi trưởng thành thì nhu cầu dinh
dưỡng giảm, khả năng đồng hóa thức ăn thấp nên chất thải sinh ra nhiều hơn. Vì
vậy thành phần và khối lượng của phân cũng khác nhau ở các giai đoạn phát triển
của vật nuôi.
Bảng 1.2. Thành phần hóa học của phân lợn từ 70 – 100kg
Thông số

Đơn vị

Giá trị

Vật chất khô

g/kg

213 – 342

NH4+-N

g/kg

0,66 – 0,76


TN

g/kg

7,99 – 9,32

Tro

g/kg

32,5 – 93,3

Chất xơ

g/kg

151 – 261

Cacbonat

g/kg

0,23 – 0,41

Các axit mạch ngắn

g/kg

3,83 – 4,47


pH

-

6,47 – 6,95
Nguồn: [3]

Phân thường tồn tại ở dạng rắn, tương đối rắn hoặc lỏng. Trong phân chứa
nhiều hợp chất giàu N, P. Số liệu trong bảng 1.2 cho thấy, hàm lượng N trong phân
lợn chiếm từ 7,99 – 9,32 g/kg phân. Ngoài ra, trong phân có chứa nhiều vi khuẩn
gây bệnh. Trong đó, các vi khuẩn thuộc loại Enterbacteriacea chiếm đa số với các
loại điển hình như E.Coli, Samonella, Shigella, Proteus.... Theo số liệu phân tích
của Viện Vệ sinh – Y tế công cộng thành phố Hồ Chí Minh (2001) cho biết, trong 1
kg phân lợn có thể chứa 2100 – 5000 trứng giun sán, chủ yếu là Ascarisium (chiếm
39 – 83%), Oesophagostomum (chiếm 60 – 68,7%) và Trichocephalus (chiếm 47 –
58,3%)
Trong nước tiểu vật nuôi cũng chứa nhiều chất gây ô nhiễm (Bảng 1.3)
Thành phần chính của nước tiểu là nước, chiếm 99% khối lượng. Trong tất cả các

5


chất có trong nước tiểu, ure là chất chiếm tỷ lệ cao và dễ dàng bị VSV phân hủy
trong điều kiện có ôxy tạo thành khí amoniac gây mùi khó chịu. Thành phần nước
tiểu cũng thay đổi tùy thuộc tuổi vật nuôi, chế độ dinh dưỡng và điều kiện khí hậu
Bảng 1.3. Thành phần hóa học của nƣớc tiểu lợn có khối lƣợng 70 – 100 kg
Thông số

Đơn vị


Giá trị

Vật chất khô

g/kg

30,9 – 35,9

NH4+-N

g/kg

0,13 – 0,4

TN

g/kg

4,9 – 6,63

Tro

g/kg

8,5 – 16,3

U rê

g/kg


123 – 196

Cacbonat

g/kg

0,11 – 0,19

pH

-

6,77 – 8,19
Nguồn: [3]

Do nước thải chăn nuôi là hỗn hợp bao gồm cả nước tiểu, phân, nước vệ sinh
vật nuôi, chuồng trại nên nước thải chăn nuôi có chứa hàm lượng cao các chất hữu
cơ, N, P và VSV gây bệnh. Theo kết quả điều tra đánh giá hiện trạng môi trường
của Viện chăn nuôi (2016) tại các cơ sở chăn nuôi lợn có quy mô tập trung thuộc Hà
Nội, Ninh Bình, Nam Định, Quảng Nam, Bình Dương, Đồng Nai cho thấy đặc điểm
của nước thải chăn nuôi cụ thể như sau: [12]
- Chất hữu cơ:
Trong thành phần chất rắn của nước thải thì thành phần chất hữu cơ chiếm 70
– 80% gồm các hợp chất hydrocacbon, proxit, axit amin, chất béo và các dẫn xuất
của chúng có trong phân và thức ăn thừa. Chất vô cơ chiếm 20 – 30% gồm cát, đất,
muối clorua, SO42-...
- Nito và photpho:

6



Hàm lượng N, P trong nước thải tương đối cao do khả năng hấp thụ kém của
của vật nuôi. Khi ăn thức ăn có chứa N và P thì chúng sẽ bài tiết ra ngoài theo phân
và nước tiểu. Theo thời gian và sự có mặt của ôxy mà hợp chất N trong nước thải
tồn tại ở các dạng khác nhau NH4+, NO2-, NO3- và N hữu cơ. Hợp chất P trong môi
trường nước thải tồn tại ở các dạng: P hữu cơ, phophat đơn (H2PO4-, HPO42-, PO43-)
tan trong nước, polyphotphat hay photphat trùng ngưng, muối phophat và P trong tế
bào sinh khối.
- Vi sinh vật:
Trong nước thải chăn nuôi, số lượng vi khuẩn, virut gây bệnh rất lớn và nhiều
chủng loại. Vi khuẩn điển hình như: E.coli, Streptococus sp, Salmonella sp,
Shigenla sp... đây là các vi khuẩn gây bệnh tả, lỵ, thương hàn, kiết lỵ. Các loại virut
có thể tìm thấy trong nước thải như: corona virus, poio virus, aphtovirus,... và ký
sinh trùng trong nước gồm các loại trứng và ấu trùng, k sinh trùng đều được thải
qua phân, nước tiểu và dễ dàng đi vào nguồn nước.
Về thành phần và mức độ ô nhiễm của nước thải chăn nuôi lợn, qua kết quả
khảo sát của Viện KH&CN Môi trường, Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội (2009)
nhận thấy giá trị COD, TN, TP, SS và tổng coliform trong nước thải chăn nuôi lợn
rất cao, với các giá trị tương ứng là 2500 – 12120 mgO2/l, 185 – 4539, 28 – 831,
190 – 5830 mg/l và 4x104 – 108 MNP/100ml. Trọng một nghiên cứu khác về chất
lượng nước thải tại trang trại Hòa Bình Xanh (xã Hòa Hợp, huyện Lương Sơn, tỉnh
Hòa Bình) với khoảng 3000 con lợn cũng cho thấy các thông số ô nhiễm như COD,
NH4+, TP và SS tương ứng lần lượt là 5630 ± 1032 mgO2/l, 544 ± 57, 60 ± 18, 4904
± 901 mg/l (Cao Thế Hà và ncs, 2015). Các giá trị ô nhiễm này đều vượt gấp nhiều
lần so với Quy chuẩn Kỹ thuật Quốc gia về nước thải chăn nuôi (QCVN 62 –
MT:2016/BTNMT)
Việc sử dụng các loại thức ăn hỗn hợp đã trở nên phổ biến tại các trang trại,
tuy nhiên hàm lượng một số kim loại nặng có trong thức ăn nếu vượt quá ngưỡng
trên, các chủ trang trại khi sử dụng cho vật nuôi sẽ dẫn tới việc tích trữ trong cơ thể,

làm ảnh hưởng tới chất lượng và sản phẩm vật nuôi, sau cùng có thể tích trữ trong
cơ thể con người thông qua chuỗi và lưới thức ăn.
Bảng 1.4. Hàm lƣợng một số nguyên tố kim loại nặng tối đa cho phép trong
thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho lợn

7


STT

Hàm lƣợng tối đa cho phép (mg/kg)

Kim loại nặng

1

Asen (As)

2,0

2

Cadimi (Cd)

1,0

3

Chì (Pb)


5,0

4

Thuỷ ngân (Hg)

0,05
Nguồn: [4]

Một phần các kim loại nặng này có thể được đào thải ra khỏi cơ thể vật nuôi
qua phân hoặc nước tiểu, nó có thể tích trữ trong một khoảng thời gian dài, gây ô
nhiễm môi trường.
1.1.3. Ảnh hƣởng của chất thải chăn nuôi lợn đến môi trƣờng
Thành phần chất thải chủ yếu của trang trại chăn nuôi lợn gồm có: Phân, nước
tiểu, chất độn chuồng; các nguyên liệu, thức ăn dư thừa; các hóa chất thất thoát (hóa
chất tiêu độc, khử trùng),... Trong các thành phần chất thải nêu trên, đối tượng cần
quan tâm đặc biệt là phân và nước tiểu. Thành phần N, P và các VSV gây hại trong
phân và nước tiểu từ chất thải chăn nuôi lợn không những gây ô nhiễm không khí
mà còn làm ô nhiêm đất, nước mặt và cả nguồn nước ngầm. Quá trình phân giải các
chất hữu cơ trong phân gia súc (nhất là protein trong điều kiện yếm khí) thường sản
sinh ra các chất khí có mùi hôi thối (Indol, H2S, NH3) gây ô nhiễm không khí.
Trong nước thải chứa hàm lượng N, P cao khi xả ra môi trường gây hiện tượng phú
dưỡng môi trường nước các thủy vực tiếp nhận dẫn đến hiện tượng “tảo nở hoa” do
vi tảo bao gồm vi khuẩn lam độc phát triển mạnh, làm mất cân bằng sinh thái và suy
giảm chất lượng nước, ảnh hưởng xấu đến môi trường sống và sức khỏe cộng đồng
(Đặng Kim Chi và ncs, 2005). Bên cạnh đó, do nước thải cũng chứa hàm lượng chất
hữu cơ cao nên làm giảm nồng độ ôxy hòa tan cho nguồn nước tiếp nhận, dẫn đến
ảnh hưởng đến hệ sinh thái thủy sinh vật nguồn nước tiếp nhận. Ngoài ra, trong
trường hợp lợn nhiễm bệnh hoặc ký sinh trùng, côn trùng sẽ đóng vai trò trung gian
truyền bệnh cho dịch lây lan rộng, đồng thời làm tăng nguy cơ mắc các bệnh giun

sán.
1.2. Thuận lợi và khó khăn của ngành chăn nuôi lợn nƣớc ta hiện nay
1.2.1. Thuận lợi
Trong thời gian gần đây, Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến vấn đề bảo vệ
môi trường. Ngoài Luật bảo vệ môi trường, nhiều văn bản của Chính phủ, các bộ

8


ngành đã được ban hành phục vụ công tác bảo vệ môi trường. Bộ NN&PTNT đã
quan tâm đến công tác bảo vệ môi trường trong hoạt động của ngành chăn nuôi.
Nguồn thức ăn tổng hợp do ngành công nghiệp chế biến thức ăn gia súc sản
xuất, tạo điều kiện cho chăn nuôi công nghiệp phát triển mạnh.
Áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật trong công tác lai tạo giống, tạo ra
nhiều giống mới cho năng suất, chất lượng tốt.
Thị trường tiêu thụ được mở rộng do chất lượng cuộc sống nâng cao.
1.2.2. Khó khăn
Giá thức ăn gia súc cao, chất lượng thức ăn chưa được kiểm soát
So với các nước trong khu vực và thế giới thì giá thức ăn ở nước ta rất cao và
thường xuyên biến động, điều này đã tác động bất lợi cho phát triển chăn nuôi lợn ở
nước ta trong những năm qua. Nhìn chung giá thức ăn gần đây có giảm nhưng vẫn
cao so với các nước trong khu vực và trên thế giới [11] Giá thức ăn cao là một yếu
tố quan trọng dẫn đến giá thành sản phẩm chăn nuôi lợn cao và lợi nhuận chăn nuôi
thấp. Chất lượng thức ăn do các nhà máy chế biến thức ăn gia súc sản xuất có chất
lượng rất khác nhau và chưa kiểm soát được. Nhiều xí nghiệp sản xuất thức ăn gia
súc chưa tuân thủ đúng qui định đã ban hành của Bộ NN&PTNT. Nguồn nguyên
liệu chế biến thức ăn đang còn thiếu, chi phí vận chuyển cao.
Năng suất chăn nuôi lợn còn thấp
Mặc dù thu nhập từ chăn nuôi lợn chiếm 49,7% trong chăn nuôi nhưng người
dân chỉ dành 10% thời gian lao động nông nghiệp cho hoạt động ngành chăn nuôi

lợn. Năng suất lao động chăn nuôi cao hơn 25% so với các hoạt động sản xuất khác
trong ngành nông nghiệp. Tuy nhiên, lợn tăng trọng còn chậm, trọng lượng xuất
chuồng chưa cao, thời gian nuôi dài, chi phí cao. Ở các trại chăn nuôi tập trung đang
còn gặp nhiều khó khăn trong quản lý, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và cả thị trường
tiêu thụ sản phẩm...
Hệ thống giống lợn chưa hình thành
Hệ thống giống lợn hình tháp: Cụ kỵ - Ông bà - Bố mẹ trong thực tế mới được
quan tâm khoảng 2 năm gần đây. Tình trạng một số giống vật nuôi tốt lại biến thành

9


vật nuôi thương phẩm; vật nuôi thương phẩm trong các trại tư nhân lại biến thành
con giống. Điều này đã làm giảm chất lượng đàn lợn ở thế hệ sau.
Tình trạng thiếu nghiêm trọng các nguyên liệu dùng làm thức ăn cho lợn
Trong 10 năm qua, hàng năm chúng ta nhập từ bên ngoài khoảng 30-40%
nguyên liệu như ngô, 80% khô dầu đậu tương, 50% bột cá và các thức ăn bổ sung
có nguồn gốc từ Vitamin - Khoáng và enzyme, axit amin tổng hợp. Theo dự báo của
Bộ NN&PTNT đến 2015 nhu cầu thức ăn tinh cho chăn nuôi là 10 triệu tấn, trong
khi đó ta chỉ sản xuất được 7,6 triệu tấn và cần nhập 2,4 triệu tấn hàng năm. Đến
2020 nhu cầu thức ăn tinh sẽ tăng lên 1,6 lần và cần 16-17 triệu tấn trong mỗi một
năm, trong khi đó ta chỉ đáp ứng được khoảng 80% nhu cầu [13] .
Thị trường tiêu thụ sản phẩm chăn nuôi lợn vẫn còn gặp nhiều khó khăn
Nhu cầu tiêu thụ thịt, trứng và sữa trong nước vẫn tiếp tục tăng do nhu cầu
nâng cao chất lượng cuộc sống và thu nhập của nhân dân tăng lên. Song giữa người
sản xuất và người tiêu thụ sản phẩm vật nuôi vẫn còn có khoảng cách như thiếu
thông tin và độ tin cậy. Người chăn nuôi phải bán sản phẩm với giá thấp cho người
trung gian, người tiêu thụ lại phải mua với giá cao hơn. Chênh lệch này người giết
mổ hay buôn bán thịt lợn được hưởng lợi. Trong khi đó thị trường nước ngoài ngày
càng có sự cạnh tranh gay gắt nhất là sau năm 2006 khi Hiệp định AFTA có hiệu

lực hoàn toàn, người chăn nuôi cần phải được cung cấp thông tin đầy đủ, tổ chức
theo hệ thống từ khâu con giống đến giết mổ và đưa ra thị trường phải đảm bảo vệ
sinh an toàn thực phẩm và chất lượng tốt mới đủ sức cạnh tranh với sản phẩm chăn
nuôi lợn của các nước trong khu vực. Đặc biệt, sản phẩm chăn nuôi lợn muốn xuất
khẩu sang các thị trường Châu Âu, Mỹ và Nhật, vấn đề an toàn thực phẩm cũng là
điều đáng quan tâm của những người chăn nuôi lợn và người quản lý.
Mối đe dọa nghiêm trọng từ dịch bệnh đến chăn nuôi lợn
Nước ta là một nước nhiệt đới, nơi xuất phát của nhiều dịch bệnh có tính chất
khu vực như các bệnh truyền nhiễm: Lở mồm long móng, tụ huyết trùng, phó
thương hàn, hội chứng bệnh tiêu chảy, hô hấp và sinh sản. Dịch tả lợn vẫn gây rủi
ro rất lớn đến đầu tư phát triển chăn nuôi lợn, nếu đàn lợn không được tiêm phòng
nghiêm ngặt. Chính phủ đã có quyết định số 166/2001/QĐ-TTg ngày 26/10/2001

10


và Quyết định số 167/QĐ-TTg ngày 26/10/2001, trong đó hỗ trợ các loại vắc xin
chủ yếu tránh các bệnh dịch nhưng việc triển khai không đồng bộ, hệ thống dịch vụ
thú y kém nên việc phòng trừ dịch bệnh cho đàn lợn vẫn chưa có hiệu quả cao.
Tình hình bệnh dịch diễn ra phức tạp, như dịch lở mồm long móng trên gia súc
đã diễn ra thường xuyên tính đến ngày 23/11/2015 cả nước có 12 ổ dịch lở mồm
long móng xảy ra tại 08 huyện của 07 tỉnh chưa qua 21 ngày, cụ thể: Phú Yên có 03
ổ dịch xảy ra tại xã Xuân Quang 2, huyện Đồng Xuân và xã Cà Lúi, huyện Sơn
Hòa; Yên Bái có 01 ổ dịch tại xã Túc Đán, huyện Trạm Tấu; Ninh Thuận có 04 ổ
dịch tại xã Lương Sơn, thị trấn Tân Sơn, xã Ma Nới và xã Lâm Sơn; Sơn La có 01 ổ
dịch tại phường Chiêng Sinh, thành phố Sơn La; Hà Tĩnh có 01 ổ dịch tại xã Kỳ
Văn, huyện Kỳ Anh; Quảng Trị có 01 ổ dịch tại xã Cam Thuỷ, huyện Cam Lộ;
Thành phố Cần Thơ có 01 ổ dịch tại quận Ninh Kiều, thành phố Cần Thơ. Dịch lợn
tai xanh cả nước có 05 ổ dịch lợn tai xanh xảy ra tại 03 huyện của tỉnh Sóc Trăng
chưa qua 21 ngày. [1]

hó khăn về quản l môi trường, kiểm so t ô nhi m
Hiện nay, hệ thống quản lý nhà nước về môi trường ngành chăn nuôi nói riêng
do rất nhiều cơ quan đơn vị ở Trung ương và địa phương đảm nhiệm. Tuy nhiên do
hệ thống tổ chức chưa thống nhất, nên công tác quản l nhà nước về môi trường
trong chăn nuôi tại hầu hết các địa phương vẫn còn nhiều bất cập. Sự phối hợp giữa
cơ quan quản l chuyên ngành chăn nuôi và môi trường còn thiếu chặt chẽ và
thường xuyên, chưa phân cấp rõ ràng giữa các tổ chức này để tránh sự chồng chéo
hoặc bỏ trống nhiệm vụ.
Bên cạnh đó, các chủ trang trại là các hộ kinh doanh cá thể, nằm rải rác và
chưa có quy hoạch tập trung cũng như nhiều trang trại không có hồ sơ pháp l về
môi trường nên việc kiểm soát ô nhiễm môi trường do các trang trại gây ra cũng gặp
rất nhiều khó khăn.
Hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới
Thuận lợi và thách thức. Hội nhập kinh tế khu vực và kinh tế thế giới (WTO)
sẽ tạo cơ hội thúc đẩy ngành chăn nuôi lợn nước ta phát triển do thị trường tiêu thụ
sản phẩm được mở rộng, có sự trao đổi kinh nghiệm trong nghiên cứu và kỹ thuật
chăn nuôi lợn. Tuy vậy, đây cũng là thách thức lớn đối với nước ta bởi vì trình độ

11


công nghệ và điểm xuất phát của nước ta còn thấp so với các nước trong khu vực
như Singapore, Thái Lan, Ma-lay-xi-a.v.v... Theo 5 cam kết, đến hết năm 2006
nước ta phải mở thị trường chăn nuôi, lúc đó mức thuế nhập khẩu
thịt lợn chỉ còn tối đa 5%. Rõ ràng nếu như chúng ta không hạ giá thành và nâng
cao chất lượng sản phẩm chăn nuôi lợn trong những năm tới thị trường nội địa về
thịt lợn cũng sẽ bị thu hẹp bởi sức ép của chất lượng sản phẩm thịt lợn từ nước
ngoài vào Việt Nam.
1.3. Giới thiệu vùng nghiên cứu
1.3.1. Vị trí địa lý

Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây Nam Hà Nội, cách
trung tâm Thủ đô 20 km; phía Bắc giáp huyện Quốc Oai; phía Đông giáp với quận
Hà Đông, huyện Thanh Oai; phía Nam giáp huyện Ứng Hòa, Mỹ Đức; phía Tây
giáp với huyện Lương Sơn (tỉnh Hoà Bình). Tổng diện tích tự nhiên của huyện là
237,4 km2, là huyện có diện tích lớn thứ 3 của thành phố [10]. Vị trí huyện Chương
Mỹ được thể hiện trong Hình 1.1 dưới đây.

Hình 1.1. Bản đồ huyện Chƣơng Mỹ

12


1.3.2. Đặc điểm tự nhiên
Địa hình của Huyện được chia làm 3 vùng rõ rệt: vùng đồi gò, vùng “núi
sót” và vùng đồng bằng với hệ thống sông Bùi, sông Tích phía Tây, sông Đáy bao
bọc phía Đông huyện đã tạo tiền đề cho sự phát triển nông nghiệp trồng lúa nước ở
vùng này từ rất sớm. Đồng thời kết hợp với hệ thống đồi núi, sông hồ, đồng ruộng
tạo nên những cảnh quan thiên nhiên kỳ thú, thơ mộng và đầy ắp những huyền
thoại: Quần thể di tích lịch sử văn hóa, danh lam thắng cảnh thuộc các xã Phụng
Châu, Tiên Phương, Ngọc Hoà, Hoàng Văn Thụ, Thủy Xuân Tiên… dải núi rừng và
hồ phía Tây của huyện vừa là cảnh quan đẹp vừa là tuyến phòng thủ tự nhiên vững
chắc về phía Tây Nam của Thủ đô.
Huyện Chương Mỹ có 2 thị trấn và 30 xã, bao gồm: Thị trấn Chúc Sơn, thị
trấn Xuân Mai và các xã: Phụng Châu, Tiên Phương, Phú Nghĩa, Đông Phương
Yên, Đông Sơn, Thủy Xuân Tiên, Thanh Bình, Trường Yên, Ngọc Hòa, Thụy
Hương, Đại Yên, Trung Hòa, Tốt Động, Nam Phương Tiến, Tân Tiến, Hoàng Văn
Thụ, Hữu Văn, Mỹ Lương, Quảng Bị, Hợp Đồng, Lam Điền, Hoàng Diệu, Thượng
Vực, Văn Võ, Đồng Phú, Hồng Phong, Trần Phú, Đồng Lạc, Hòa Chính, Phú Nam
An. Trung tâm hành chính của huyện đóng tại thị trấn Chúc Sơn [10].
1.3.3. Điều kiện kinh tế - xã hội

1.3.3.1. Điều kiện về kinh tế
Chương Mỹ là một huyện ngoại thành nằm ở phía Tây nam Hà Nội, nền kinh
tế của huyện đang từng bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang nền kinh
tế công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và du lịch. Hiện nay trên địa bàn có
rất nhiều khu, cụm, điểm công nghiệp đã, đang hình thành và đi vào hoạt động như:
KCN Phú Nghĩa, Nam Tiến Xuân; Cụm CN Ngọc Sơn, Đồng Đế, Đồng Sen... thu
hút hàng trăm doanh nghiệp trong và ngoài nước tới đầu tư mang lại nguồn thu lớn
cho địa phương, giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động.
Theo Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ năm 2016 và
phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện năm 2017, tổng giá trị sản xuất
năm 2016 của Huyện đạt 11.795 tỷ đồng.
Trong đó:
- Sản xuất nông - lâm - ngư nghiệp: Giá trị sản xuất ngành nông - lâm - ngư

13


nghiệp đạt 2.890 tỷ đồng (trong đó: Tổng sản lượng lương thực đạt 123.693 tấn,
chăn nuôi có tổng giá trị sản xuất 170 tỷ đồng) tăng 414,28% so với năm 2015
(trước khi xây dựng Dự án đạt 697,6 tỷ, trong đó ngành nông nghiệp đạt 651,4 tỷ
đồng; ngành lâm nghiệp đạt 14,5 tỷ đồng; ngành thủy sản đạt 31,7 tỉ đồng).
- Về sản xuất Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp (TTCN): Giá trị sản xuất
Công nghiệp - Tiểu thủ công nghiệp - xây dựng đạt: 6.730 tỷ đồng tăng 285,29% so
với năm 2015 (đạt 2.359 tỷ đồng; trong đó giá trị Công nghiệp - TTCN đạt 1.269 tỷ
đồng; xây dựng cơ bản đạt 1.090 tỉ đồng. Giá trị tăng thêm ngành CN - TTCN đạt
719 tỷ đồng).
- Hoạt động thương mại, dịch vụ: Giá trị sản xuất của ngành thương mại - dịch
vụ năm 2016 ước đạt 2.175 tỷ đồng .
Hoạt động thương mại, dịch vụ tiếp tục phát triển ổn định. Toàn huyện hiện có
trên 263 doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH, công ty cổ phần, 7.623 cơ sở kinh

doanh thương mại, dịch vụ. Mặc dù giá cả thị trường biến động không ổn định song
các cơ sở kinh doanh vẫn hoạt động mang lại hiệu quả.
1.3.3.2. Điều kiện về xã hội
Theo Báo cáo phát triển kinh tế - xã hội của huyện Chương Mỹ năm 2016 và
phương hướng phát triển kinh tế xã hội của huyện năm 2017 [10]:
-

Tỷ lệ xã đạt chuẩn nông thôn mới: Kế hoạch 40% (12 xã trở lên), đạt 91,7% so
với kế hoạch (bằng 36,7% số xã)

-

Giảm tỷ lệ hộ nghèo: Kế hoạch 2 - 3%/năm, đến năm 2015 còn dưới 5% hộ
nghèo; ước thực hiện 2,4%.

-

Lao động có việc làm thường xuyên: Kế hoạch: thực hiện 87,4% so với kế
hoạch.

-

Lao động qua đào tạo: thực hiện 42% vượt kế hoạch là 40%.

-

Giảm tỷ lệ sinh hàng năm: tăng 0,024% so với kế hoạch.

-


Tỷ lệ sinh con lần thứ 3 trở lên: đạt kế hoạch dưới 10%.

-

Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên: Kế hoạch từ 0,9 đến 1%, thực hiện 1,15%.

-

Tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng: Kế hoạch: 11%, thực hiện 10,6%.

-

Thực hiện 100% các chương trình quốc gia về y tế.

14


-

Tỷ lệ xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế: thực hiện 100%.

-

Tỷ lệ hộ dân sử dụng nước hợp vệ sinh: thực hiện 100%.

-

Thu gom rác thải: 32 xã thị trấn có tổ thu gom rác thải, tỷ lệ thu gom, đưa đi xử
l trong ngày đạt 100%.


-

Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Kế hoạch 55%, thực hiện 50,5%.

-

Tỷ lệ hộ gia đình đạt tiêu chuẩn văn hóa: Kế hoạch 85%, thực hiện 85,1%.

-

Tỷ lệ xã, thị trấn có tủ sách, thư viện: 100%.

-

Tỷ lệ số làng, thôn có nhà văn hóa: Kế hoạch 100%, thực hiện 83%.

15


CHƢƠNG 2. ĐỐI TƢỢNG, PHẠM VI VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1 Đối tƣợng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn này là những vấn đề môi trường và quản
l môi trường của hoạt động chăn nuôi lợn tại các trang trại chăn nuôi lợn tập trung
trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Trong nghiên cứu này, các trang trại được lựa chọn bao gồm các trang trại đã
được cấp giấy xác nhận đề án bảo vệ môi trường và các trang trại chưa có giấy tờ
pháp l trong lĩnh vực môi trường.
2.2 Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi thời gian nghiên cứu: tiến hành điều tra từ tháng 7-10/2017.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu: Điều tra hiện trạng chăn nuôi trên địa bàn toàn

huyện Chương mỹ. Tiến hành lấy mẫu phân tích môi trường trên địa bàn các xã:
Trần Phú, Thanh Bình, Phụng Châu, Lam Điền, Hoàng Văn Thụ và thị trấn Xuân
Mai.
- Phạm vi vấn đề nghiên cứu.: Luận văn tiến hành nghiên cứu, đánh giá thực
trạng môi trường và đề xuất giải pháp quản lý về mặt môi trường một cách hiệu quả.
2.3. Nội dung nghiên cứu
- Đánh giá thực trạng môi trường của các cơ sở chăn nuôi lợn tập trung tại
huyện Chương Mỹ.
- Đánh giá hiện trạng công tác quản lý môi trường của các cơ sở chăn nuôi
lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ. Bao gồm thực trạng công tác quản l nhà nước
về môi trường, quản l môi trường của các cơ sở, quản l môi trường dựa vào cộng
đồng.
- Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý môi trường đối
với 1 số trang trại chăn nuôi tập trung trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
2.4. Phƣơng pháp nghiên cứu
2.4.1. Phƣơng pháp thu thập tài liệu
Nghiên cứu, tổng hợp các tài liệu, tư liệu, thông tin phù hợp hiện có trong
tỉnh; Các chương trình, dự án của các tổ chức trong nước và quốc tế đã và đang
triển khai liên quan đến vấn đề môi trường trong chăn nuôi nói chung. Các tài liệu
kế thừa liên quan đến các thông tin sau: Thông tin về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã
hội; các thông tin liên quan hoạt động chăn nuôi lợn ở Hà Nội, ở huyện Chương
Mỹ; các thông tin liên quan đến ảnh hưởng của chất thải chăn nuôi đến môi trường

16


và sức khỏe; hoạt động chăn nuôi gia súc và công tác bảo vệ môi trường tại các
trang trại chăn nuôi gia súc tập trung; Các thông tin về các vấn đề môi trường bức
xúc liên quan đến trang trại chăn nuôi gia súc trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
2.4.2. Phƣơng pháp điều tra và khảo sát thực địa

Điều tra, khảo sát thực tế nhằm thu thập số liệu về tình hình phát triển và hiện
trạng môi trường trong hoạt động chăn nuôi lợn trên địa bàn huyện Chương Mỹ.
Trên cơ sở các trang trại đã được cấp giấy chứng nhận về kinh tế trang trại,
lựa chọn các trang trại đã được cấp giấy xác nhận và chưa có giấy xác nhận về lĩnh
vực môi trường để điều tra, đánh giá. Thiết kế và gửi phiếu điều tra đến các trang
trại được lựa chọn phù hợp với nội dung luận văn sau đó tiến hành điều tra thực địa
tại các trang trại và thu phiếu điều tra.
Trong quá trình thực hiện luận văn, học viên đã lập phiếu điều tra để đánh
giá thực trạng chất lượng môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn tập trung tại
huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội.
Chi tiết mẫu phiếu điều tra được thể hiện trong phụ lục của Luận văn.
Số phiếu điều tra được phát ra 64 phiếu; lấy mẫu, quan trắc 07 trang trại:
Trong đó có 03 trang trại đã có quyết định phê duyệt đề án bảo vệ môi trường và 04
trang trại không có bất kỳ loại giấy tờ pháp lý nào về môi trường. Do đó, để có số
liệu về các trang trại, phải tiến hành thu thập thông tin từ cấp huyện, thông qua phòng
Tài nguyên và Môi trường huyện và Chi cục Bảo vệ môi trường Hà Nội. Việc điều tra
tại các trang trại được tiến hành một lần, chụp ảnh, lấy mẫu nước, đánh giá lại các
thông tin trong phiếu điều tra.
Để có cơ sở đánh giá hiện trạng môi trường của các trang trại chăn nuôi lợn
tập trung, học viên tiến hành lấy mẫu phân tích môi trường không khí xung quanh,
môi trường nước thải của 07 trang trại trong tổng số 64 trang trại điều tra.

17


×