Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

dạy học tích hợp môn địa lý lớp 12 giải A tỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.31 MB, 17 trang )

Phiếu thông tin về giáo viên dự thi

- Sở Giáo Dục và Đào Tạo Thanh Hóa
- Trường trung học phổ thông
- Địa chỉ:.
- Điện thoại:
- Họ và tên giáo viên:
- Điện thoại:

1


Phiếu mô tả hồ sơ dạy học dự thi của giáo viên
1. Tên hồ sơ dạy học:
Tích hợp kiến thức môn Giáo dục công dân, môn sinh học, môn tin học ,
môn hoá học… vào giảng dạy tiết 14, bài 14, môn Địa lý lớp 12: Sử dụng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
2. Mục tiêu dạy học:
Vận dụng các kiến thức tích hợp liên môn để giải thích các vấn đề đặt ra
đối với tài nguyên thiên nhiên ở Việt Nam hiện nay đồng thời phân tích được các
nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm tài nguyên rừng, sinh học, hậu quả và
biện pháp giải quyết vấn đề dẫn đến tình trạng trên. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên
đất, Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác.
3. Đối tượng dạy học của bài học:
- Đối tượng dạy học của dự án là học sinh
- Số lượng học sinh: toàn bộ khối 12
- Số lớp thực hiện: 7 lớp
- Khối lớp: 12
4. Ý nghĩa của bài học:
. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn dạy học:
Tích hợp kiến thức liên môn trong địa lí có vai trò rất quan trọng đối


với thực tiễn dạy học, giúp giáo viên trong qúa trình dạy học luôn chủ động, vận
dụng kiến thức liên môn linh hoạt sáng tạo giúp bài giảng sinh động, hấp dẫn, tạo
nên sự say mê yêu nghề. Vận dụng kiến thức liên môn tích hợp trong dạy học địa
lí giúp giáo viên có sự hiểu biết sâu sắc kiến thức tích hợp trong các ngành khoa
học: Tự nhiên, xã hội, lịch sử, chính trị, kinh tế,… cùng nhiều ngành khoa học
khác tạo nên kiến thức sâu rộng của giáo viên trong giảng dạy
Qua bài dạy tôi thực hiện là tiền đề để dạy học ở các bài học có liên quan
đến nhiều vấn đề, nhiều môn học: Cụ thể: Ở lớp 12 có các bài: bài 14 Sử dụng và
bảo vệ tài nguyên thiên nhiên, bài 15 Bảo vệ môi trường và phòng chống thiên
tai, bài 32: vấn đề khai thác thế mạnh ở Trung du và miền núi Bắc Bộ bài 41:Vấn
đề cải tạo tự nhiên ở Đồng bằng Sông Cửu Long… Đặc biệt qua dự án học sinh
2


tìm ra được các biện pháp để sử dụng hợp lí tài nguyên, nhất là tài nguyên sinh
vật. từ đó học sinh sẽ có những hành động cụ thể để hạn chế tác hại của nó và tìm
các biện pháp khắc phục phù hợp.
. Ý nghĩa của bài học đối với thực tiễn đời sống xã hội:
Ở Việt Nam, vấn đề bảo vệ môi trường, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên là
một trong chiến lược phát triển bền vững luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm.
Điều này được khẳng định tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX : “Phát triển
nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với thực hiện tiến bộ,
công bằng xã hội và bảo vệ môi trường

“ “
,

phát triển kinh tế - xã hội gắn chặt với

bảo vệ, cải thiện môi trường, bảo đảm sự hài hòa giữa môi trường nhân tạo với

môi trường thiên nhiên, giữ gìn sự đa dạng sinh học”.
Tài nguyên thiên nhiên nước ta đang bị suy giảm và xuống cấp, có nơi rất ngiêm
trọng. Đất đai bị xói mòn, thoái hóa, chất lượng các nguồn nước suy giảm mạnh,
không khí ở nhiều đô thị, khu dân cư bị ô nhiễm nặng, tài nguyên thiên thiên
trong nhiều trường hợp bị khai thác quá mức, không có quy hoạch, đa dạng sinh
học bị đe dọa nghiêm trọng, điều kiện vệ sinh môi trường, cung cấp nước sạch
nhiều nơi không được đảm bảo. Nhiều vấn đề ô nhiễm mới nảy sinh do quá trình
phát triển công nghiệp và đô thị hóa.
Vì vậy tích hợp kiến thức liên môn trong dạy học địa lí có vai trò rất quan
trọng đối với thực tiễn đời sống xã hội. Sự nhận thức của học sinh được nâng cao
và có ý nghĩa, đây chính là trách nhiệm nghĩa vụ rất quan trọng quyết định đạo
đức và nhân cách của học sinh Việt Nam. Vân dụng kiến thức tích hợp liên môn
trong môn địa lí giúp học sinh Việt Nam có tầm cao mới, học giỏi thông minh, trí
tuệ uyên bác.
5. Thiết bị dạy học, học liệu
- Sử dụng máy chiếu, máy tính
- Tranh ảnh có liên quan.
- Phiếu học tập.
6. Hoạt động dạy học và tiến trình dạy học
1. Mục tiêu bài học:
3


a. Về kiến thức
Biết được sự suy thoái rừng, đa dạng sinh học, đất .
Phân tích được nguyên nhân, hậu quả của sự suy thoái đó.
b. Về kĩ năng:
- Phân tích các bảng số liệu thống kê về sự biến động của tài nguyên rừng
và đa dạng sinh học ở nước ta.
- Rèn luyện kĩ năng tư duy.

c. Về thái độ:
Giáo dục ý thức cho học sinh biết yêu thiên nhiên, yêu đất nước, bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên là bảo vệ môi trường sống của con người và cả nhân loại.
2. Chuẩn bị:
GV: - Máy chiếu.
- Phiếu học tập.
- Giáo án
HS: - SGK, tập bản đồ, sưu tầm tranh ảnh có liên quan.
- Máy tính bỏ túi, bút chì, sáp màu, bút màu.
3. Phương pháp dạy học
- Thảo luận: cặp, nhóm, cá nhân / cả lớp.
- Nêu vấn đề, thuyết trình.
4. Phương pháp kiểm tra đánh giá
- Đánh giá theo năng lực học sinh:
+ Dùng sơ đồ để liên kết nội dung bài học
+ Qua sơ đồ phân tích nội dung bài học
+ Sử dụng kiến thức lĩnh hội được qua bài học để xây dựng các mối liên hệ
địa lí có liên quan đến bài học theo yêu cầu.( khuyến khích, tạo khả năng trách
nhiệm đối với việc học của HS ).
5. Tiến trình thực hiện dạy học:
Mở bài: GV cho học sinh theo dõi một đoạn video, giáo viên dẫn dắt vào bài.
Dạy bài mới
Hoạt động 1: ( Hoạt động nhóm )
4


Bước 1: GV: Sử dụng phương pháp tích hợp để học sinh tìm hiểu về sử dụng và
bảo vệ tài nguyên sinh vật
1. Sử dụng và bảo vệ tài nhuyên sinh vật.
a. Tài nguyên rừng.

b. Đa dạng sinh học.
GV: Chia lớp làm 2 nhóm và phát phiếu học tập.
Nhóm 1: Dựa vào bảng số liệu 14.1, phân tích sự biến động diện tích rừng ở
nước ta, giải thích nguyên nhân, hậu quả, biện pháp?
Nhóm 2: Dựa vào bảng số liệu 14.2, phân tích thực trạng, nguyên nhân, hậu quả
và biện pháp sử dụng hợp lí đa dạng sinh học ở nước ta?
Học sinh xem các hình ảnh về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học để hoàn thiện
phiếu học tập
Phương pháp tích hợp:
Môn toán: - Phân tích bảng số liệu 14.1 rút ra những nhận xét về tài nguyên
rừng ở nước ta?
- Phân tích bảng số liệu 14.2 rút ra những nhận xét về đa dạng sinh
học ở nước ta?
Môn tin học, môn Lịch Sử:
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về hiện tượng cháy rừng ở
nước ta và nêu nguyên nhân dẫn đến tài nguyên rừng bị suy giảm?
- GV cho học sinh xem một số hình ảnh về tình trạng chặt phá rừng,
đánh bắt cá, khai thác các tài nguyên thiên nhiên sau đó yêu cầu học sinh nêu
nguyên nhân dẫn đến sự suy giảm đa dạng sinh học?
Môn sinh học: - Sự suy giảm tài nguyên rừng gây ra hậu quả gì về môi trường,
kinh tế- xã hội?
- Sự suy giảm đa dạng sinh học gây ra hậu quả gì?
Môn GDCD, Tin học: GV cho học sinh quan sát một số hình ảnh và yêu cầu
học sinh:
- Nêu các biện pháp để bảo vệ tài nguyên rừng?
- Nêu các biện pháp để bảo vệ tài sinh vật?
5


Bước 2: HS làm việc theo nhóm sau đó lên trình bày:

Bước 3: GV bổ sung và chuẩn kiến thức.
Nội
dung

Tài nguyên rừng

-Diện tích rừng suy giảm nhanh, đặc biệt là từ
1943->1983 (S rừng tự nhiên giảm mạnh).
Độ che phủ rừng và chất lượng rừng cũng giảm.
Thực
-Mặc dù S tích rừng tăng lên nhưng chất lượng
trạng
rừng suy thoái ( 70% rừng nghèo và rừng mới
phục hồi)
-Bình quân S rừng đầu người thấp: 0,14ha
( Thế giới là 1,6 ha).
-Khai thác quá mức (du canh du cư, khai thác
Nguyên bừa bãi…).
nhân
-Chưa có những chủ trương , biện pháp khai thác
kịp thời và hữu hiệu.
-Do chiến tranh,(Trong chiến tranh Mỹ đã rải
750 triệu lít thuốc độc đi ôxin làm diện tích rừng
ở nước ta bị suy giảm mạnh), do cháy rừng.
-Với MT: Tăng S đất trống đồi trọc , xói mòn đất
, nguồn gen giảm sút , sinh tuyệt chủng , mất cân
bằng tài nguyên nước, tai biến thiên nhiên.
Hậu quả - Với KT-XH: ảnh hưởng đến các ngành kinh tế ,
mất nguồn sống của của đồng bào dân tộc , đe
dọa môi trường sống.

Biện
-Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
pháp
- Ban hành luật bảo vệ tài nguyên rừng.
Thường xuyên giáo dục, tuyên truyền, xây dựng
dưnmgj ý thức trách nhiệm bảo vệ tài nguyên, môi trường
trườngccho mọi người dân.
- Chấp hành chính sách và pháp luật về bảo vệ tài
nguyên nguyên và môi trường

Đa dạng sinh học
Thành phần loài đa
dạng nhưng đang giảm
sút : Thực vật dưới
nước giảm , nhiều loài
có nguy cơ tuyệt
chủng, giảm mức độ
tập trung.
-Khai thác quá mức.
-Kĩ thuật lạc hậu.
-Ý thức con người
chưa cao.

Mất dần nguồn gen
quý.

-Xây dựng hệ thống
VQG và khu BTTN
-Ban hành “Sách đỏ”.
-Dùng pháp luật để hạn

chế vi phạm.
- Vận động mọi người
cùng thực hiện, đồng
thời chống các hành vi
vi phạm pháp luật về
tài nguyên thiên nhiên.

Hoạt động 2:
6


2. Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất (Cặp đôi)
Bước 1: Gv nêu vấn đề
- Đất đai là tài nguyên vô cùng quý giá của nước ta. Hãy cho biết hiện trạng sử
dụng tài nguyên đất của nước ta?
- Các nguyên nhân dẫn tới sự suy thoái tài nguyên đất?
GV: sử dụng tích hợp liên môn
Phương pháp tích hợp:
Môn toán: GV cho học sinh quan sát biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2005. HS
dựa vào SGK và biểu đồ hãy rút ra nhận xét về tình trạng sử dụng tài nguyên đất
ở nước ta.

16,3%
28,4%
16,8%
38,5%

Biểu đồ cơ cấu sử dụng đất năm 2005
Bước 2: HS trả lời:
* Hiện trạng tài nguyên đất.

+ Diện tích đất tự nhiên ở nước ta là 33 triệu ha( thứ 58 trên TG), do dân
số đông nên bình quân đất tự nhiên đầu người là 0,4 ha/người (128/200 quốc gia).
Theo thống kê năm 2005 nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4 triệu
ha đất chưa sử dụng trong nông nghiệp ( chiếm 28,4% tổng diện tích đất tự
nhiên), trung bình trên đầu người là 0,1 ha.

7


+ Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất ở đồng bằng có
khoảng: 350.000 ha, còn lại miền núi :5 triệu ha) nhưng chủ yếu là đất trống đồi
núi trọc và bị đe doạ hoang mạc hoá.
+ Năm 2005 cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá
( chiếm khoảng 28% diện tích đất canh tác)
+ Khả năng mở rộng đất có hạn, cải tạo đất khó khăn.
* Nguyên nhân:
+ Mất rừng, chế độ canh tác chưa hợp lí
+ Đất bị nhiễm mặn, nhiễm phèn
+ Hiện tượng đá ong hoá khiến đất bị thoái hoá
GV sử dụng tích hợp:
Môn Hoá Học: Giải thích hiện tượng đá ong hoá khiến đất bị thoái hoá?
. Sự hình thành đá ong hoá là giai đoạn cuối cùng của quá trình Feralit,
diễn ra trong điều kiện lớp phủ thực vật bị phá huỷ
. Sự tích tụ ô xít trong tầng tích tụ từ trên xuống trong mùa mưa và từ
dưới lên trong mùa khô càng nhiều. Khi lớp đất mặt bị rửa trôi, tầng tích tụ lộ ra
trên mặt rắn chắc lại thành tầng đá ong
Môn Tin: HS dựa vào kiến thức SGK hoàn thành sơ đồ: Biện pháp sử dụng tài
nguyên đất?

Các biện pháp bảo vệ tài

nguyên đất

Đối với miền núi ,trung du

Đối với đồng bằng

HS điền vào sơ đồ:

8


Các biện pháp bảo vệ tài
nguyên đất

Đối với miền núi ,trung du

Đối với đồng bằng

- Muốn chống xói mòn trên
đất dốc phải áp dụng tổng
hợp các biện pháp thuỷ lợi,
canh tác (trồng cây trên
đỉnh, trồng cỏ ở sườn, làm
ruộng bậc thang, đào hố vẩy
cá, trồng cây theo băng).
Bảo vệ rừng, định canh định


- Có kế hoạch cải tạo đất
bạc màu và nở rộng diện

tích đất nông nghiệp, nâng
cao hiệu quả sử dụng đất,
chống xói mòn đất….

Hoạt động III: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên khác ( nhóm)
Bước 1: GV chia lớp thành 4 nhóm:
Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng, các biện pháp bảo vệ tài nguyên nước?
Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng, các biện pháp bảo tài nguyên khoáng sản?
Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng, các biện pháp bảo vệ tài nguyên du lịch?
Nhóm 1: Tìm hiểu tình hình sử dụng, các biện pháp bảo vệ tài nguyên khí hậu,
biển?
Phương pháp tích hợp:
Môn tin học:
Môn GDCD:
Môn sinh học:
Bước 2: HS đại diện các nhóm lên trình bày.
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
T/nguyên

Tình hình sử dụng
Các biện pháp bảo vệ
Chưa hợp lí.Chưa khai thác hết -Xây dựng các công trình chứa
tiềm năng , hiệu quả thấp.Khai nước.
9


Nước

Khoáng
sản

Du lịch

Khí hậu
Biển

thác nước ngầm quá mức, hạ -Quy hoạch sử dụng nguồn nước
thấp mực nước, lún đất.Ô nhiễm hiệu quả.
và thiếu nước ngọt.
-Có các biện pháp hành chính để
xử lí các trường hợp vi phạm.
-Tuyên truyền, giáo dục ý thức
người dân.
Nhiều , mỏ nhỏ, phân tán, khó Quản lí chặt chẽ việc khai thác.
khai thác, gây lãng phí tài Xử lí vi phạm
nguyên, ÔNMT.
Ô nhiễm môi trường thường Bảo tồn, tôn tạo các giá trị du lịch,
xuyên xảy ra ở các điểm du lịch, phát triển du lịch sinh thái
khiến cảnh quan du lịch bị suy
thoái
Chưa được khai thác hợp lí và sử Xây dựng các ngành kinh tế để sử
dụng hiệu quả.
dụng hiệu quả.
Khoáng sản, hải sản đang được Khai thác tổng hợp.
khai thác bừa bãi, ÔNMT.

6. Củng cố:
1. Khoanh tròn ý em cho là đúng
* Diện tích rừng tăng lên nhưng tài nguyên rừng vẫn bị suy thoái vì :
A. Rừng giàu chỉ còn rất ít
B. Phần lớn là rừng non mới trồng và rừng trồng chưa khai thác được

C.70% diện tích là rừng nghèo
D. Chất lượng rừng chưa thể phục hồi
* Nhận định chưa chính xác về tác động tiêu cực của con người tới sinh vật là:
A. Làm thu hẹp diện tích rừng tự nhiên.
B. Làm nghèo tính đa dạng của các hệ sinh thái, thành phần loài, nguồn gen.
C. Tác động tới thành phần loài , nguồn gen nhờ tạo giống.
D. làm nghèo thành phần loài , nguồn gen.
* Nguyên nhân làm cho những năm gần đây, diện tích đất hoang, đồi núi trọc
giảm mạnh là:
A. Khai hoang, mở rộng diện tích trồng trọt.
B. Toàn dân đẩy mạnh bảo vệ rừng và trồng rừng.
C. Phát huy thuỷ điện và thuỷ lợi.
D. Mở rộng các khu dân cư và đô thị.
* Biện pháp chủ yếu để bảo vệ tài nguyên đất ở vùng đồi núi là:
A. Làm ruộng bậc thang, đào hố vẩy cá, trồng cây theo băng.
B. Cải tạo đất hoang, đồi trọc bằng các biện pháp nông- lâm kết hợp.
10


C. Thực hiện nghiêm ngặt các quy định bảo vệ rừng, định canh, định cư cho
người dân.
D. Áp dụng tổng thể các biện pháp thuỷ lợi, kĩ thuật canh tác, bảo vệ rừng, giữ
nguồn nước.
2. Tại sao nói: Vấn đề xói mòn hiện đã trở thành một hiểm hoạ thực sự ở vùng
đồi núi?
7. Kiểm tra đánh giá kết quả học tập.
1. phương pháp kiểm tra: (Học sinh thực hành qua bài kiểm tra).
a. Đề bài:
Câu 1. Hãy nêu tình trạng suy giảm tài nguyên rừng và suy giảm đa dạng
sinh học ở nước ta. Các biện pháp bảo vệ rừng và bảo vệ đa dạng sinh học?

Câu 2. Hãy trình bày tình trạng suy thoái tài nguyên đất và các biện pháp để
bảo vệ đất ở vùng đồi núi và đồng bằng?
b.Nội dung cần đạt:
Câu 1:
Ý 1: ( 1,0 điểm) Suy giảm tài nguyên rừng:
- Diện tích rừng suy giảm nhanh, đặc biệt là từ 1943->1983 (S rừng tự nhiên
giảm mạnh).
- Độ che phủ rừng và chất lượng rừng cũng giảm.
-Mặc dù S tích rừng tăng lên nhưng chất lượng rừng suy thoái ( 70% rừng
nghèo và rừng mới phục hồi)
-Bình quân S rừng đầu người thấp: 0,14ha ( Thế giới là 1,6 ha).
Ý 2: ( 1,0 điểm) : Suy giảm đa dạng sinh học
Thành phần loài đa dạng nhưng đang giảm sút : Thực vật dưới nước
giảm , nhiều loài có nguy cơ tuyệt chủng, giảm mức độ tập trung.
Ý 3: ( 3,0 điểm): Các biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.
- Biện pháp bảo vệ tài nguyên rừng:
+Trồng rừng, phủ xanh đất trống đồi núi trọc.
+Ban hành luật bảo vệ tài nguyên rừng.
+Giáo dục ý thức cho mọi tầng lớp nhân
- Biện pháp bảo vệ đa dạng sinh học:
+Xây dựng hệ thống VQG và khu BTTN
+Ban hành “Sách đỏ” Việt Nam
+Dùng pháp luật để hạn chế vi phạm.
Câu 2:
Ý 1: ( 3,0 điểm) Tình trạng suy thoái tài nguyên đất.
+ Diện tích đất tự nhiên ở nước ta là 33 triệu ha( thứ 58 trên TG), do
dân số đông nên bình quân đất tự nhiên đầu người là 0,4 ha/người (128/200 quốc
gia). Theo thống kê năm 2005 nước ta có khoảng 12,7 triệu ha đất có rừng, 9,4
11



triệu ha đất chưa sử dụng trong nông nghiệp ( chiếm 28,4% tổng diện tích đất tự
nhiên), trung bình trên đầu người là 0,1 ha.
+ Trong số 5,35 triệu ha đất chưa sử dụng thì đất ở đồng bằng có
khoảng: 350.000 ha, còn lại miền núi :5 triệu ha) nhưng chủ yếu là đất trống đồi
núi trọc và bị đe doạ hoang mạc hoá.
+ Năm 2005 cả nước có khoảng 9,3 triệu ha đất bị đe doạ hoang mạc hoá
( chiếm khoảng 28% diện tích đất canh tác)
+ Khả năng mở rộng đất có hạn, cải tạo đất khó khăn.
Ý 1: ( 2,0 điểm). Các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất.
Đối với trung du miền núi:
- Muốn chống xói mòn trên đất dốc phải áp dụng tổng hợp các biện pháp
thuỷ lợi, canh tác( trồng cây trên đỉnh, trồng cỏ ở sườn, làm ruộng bậc thang, đào
hố vẩy cá, trồng cây theo băng). Bảo vệ rừng, định canh định cư.
Đối với đồng bằng
- Có kế hoạch cải tạo đất bạc màu và nở rộng diện tích đất nông nghiệp,
nâng cao hiệu quả sử dụng đất, chống xói mòn đất….
2. Đánh giá:
- Học sinh hiểu yêu cầu kiến thức của đề bài.
- Vận dụng kiến thức linh hoạt, các ý, các luận điểm rõ ràng.
8. Các sản phẩm của học sinh
Sau khi kiểm tra có 100 % học sinh đã biết trình bày về vấn đề sử dụng và
bảo vệ tài nguyên rừng, đa dạng sinh học, ( hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả,
biện pháp). Sử dụng và bảo vệ tài nguyên đất, ( Hiện trạng sử dụng tài nguyên
đất, các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất). Sử dụng và bảo vệ các tài nguyên. Các
em giải thích được hiện tượng diện tích rừng ngày càng bị thu hẹp, đất bạc màu,
sự biến đổi khí hậu.
Một số sản phẩm của học sinh:
- HS hoàn thành phiếu học tập về tài nguyên rừng và đa dạng sinh học. ( HS
hoạt động nhóm ).


12


13


- HS hoàn thành sơ đồ về các biện pháp bảo vệ tài nguyên đất ( HS hoạt động cặp
đôi).

- HS hoàn thành phiếu học tập về việc tìm hiểu các tài nguyên khác ( HS hoạt
động nhóm )

14


15


Học sinh tổng kết bài học bằng sơ đồ.
Thực trạng phát triển kinh tế xã hội của Việt Nam trong thời gian qua đã
có những tác động lớn đến tài nguyên thiên nhiên và ngày càng trở nên báo động.
Những năm gần đây Việt Nam nói riêng, nhân loại nói chung đã phải quan
tâm nhiều đến vấn đề suy giảm các loại tài nguyên thiên nhiên, nhất là tài nguyên
rừng, đa dạng sinh học, tài nguyên đất và các loại tài nguyên khác.
Qua thực tế bài học và hậu quả của việc khai thác quá mức tài nguyên
thiên nhiên học sinh tự liên hệ với thực tế để bảo vệ tốt hơn tài nguyên thiên
nhiên của nước ta.
Yên Định, ngày o5 tháng 1 năm 2015
Tác giả


Nguyễn Thị Dung
16


SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ
TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG TRẦN ÂN CHIÊM

BÀI DỰ THI DẠY HỌC THEO CHỦ ĐỀ TÍCH HỢP
NĂM HỌC 2014 – 2015
TÊN HỒ SƠ DẠY HỌC:
Tích hợp kiến thức liên môn vào giảng dạy tiết 14, bài 14, môn Địa
lý lớp 12: Sử dụng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên
Tác giả: Nguyễn Thị Dung
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THPT Trần Ân Chiêm

17
Yên Định, tháng 12 năm 2014



×