Tải bản đầy đủ (.doc) (23 trang)

Chỉ đạo đội ngũ cán bộ giáo viên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (183.61 KB, 23 trang )

Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam
Độc lập- Tự do- Hạnh phúc
Đề tài sáng kiến kinh nghiệm.
Phần 1:Sơ yếu lý lịch.
- Họ và tên: Nguyễn Thị Tuyển
- Ngày tháng năm sinh: 18/1/1969.
- Năm vào ngành:1989
- Chức vụ và đơn vị công tác: Hiệu trởng trờng Tiểu học Dơng
Liễu B- Hoài Đức- Hà Nội.
- Trình độ chuyên môn: Đại học.
- Ngoại ngữ: chứng chỉ A.
- Trình độ chính trị: sơ cấp
- Khen thởng: Đạt giải nhì giáo viên giỏi môn tập đọc lớp 5 cấp tỉnh năm
học 1995- 1996.
1
Phần 2:Nội dung đề tài
I/ Tên đề tài
"Một số ý kiến chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, các tổ chức xã
hội chung sức xây dựng một môi trờng giáo dục tốt"
II. Lí do chọn đề tài:
Theo quyết định 1733/ QĐUB của uỷ ban nhân dân huyện Hoài Đức, trờng
Tiểu học Dơng Liễu B đợc thành lập từ ngày 1/8/2003. Tính đến nay, nhà trờng đă
hoạt động đợc gần 6 năm. Sáu năm trôi qua, có biết bao nhiêu gian nan thử thách
song cũng có bao nhiêu điều đáng tự hào, trân trọng.Trờng Tiểu học Dơng Liễu B có
quy mô không lớn song luôn nhận đợc sự ủng hộ của các tổ chức xă hội đặc biệt là sự
ủng hội của Hội cha mẹ học sinh trong đó Ban thờng trực hội luôn đi tiên phong
trong lĩnh vực này.
Nh chúng ta cũng biết, từ ngày 1/8/2008, ngời Hà Tây cũ lại đợc vui mừng trở về
thủ đô Hà Nội. Ngời Hà Nội hôm nay và ngày mai sẽ bớc sang một kỉ nguyên phát
triển mới với một tầm vóc mới, một sức mạnh mới, một tiền đồ tơi sáng, rực rỡ đang
hiện ra.


Nh vậy, từ năm học 2008- 2009, Giáo dục Hà Tây trớc đây của chúng ta sẽ đ-
ợc đi theo con đờng lãnh đạo, chỉ đạo của Giáo dục thành phố Hà Nội. Nói đến Giáo
dục thành phố Hà Nội chúng ta nghĩ ngay đến việc chúng ta phải tiếp cận một nền
giáo dục tiên tiến mà lĩnh vực khoa học giáo dục s phạm là then chốt. Trong đó đẩy
mạnh ứng dụng công nghệ thông tin nhằm nâng cao chất lợng giáo dục toàn diện cho
học sinh.Giáo dục là nền móng vững chắc tạo nên tờng thành sự nghiệp vinh quang
cho lớp lớp thế hệ học sinh.
Năm học 2008- 2009 là năm học đầu tiên Bộ Giáo dục- đào tạo phát động
phong trào thi đua:"Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực''. Phong trào đă
tạo đợc sự đồng thuận cao của xã hội, huy động sức mạnh tổng hợp của các lực lợng
trong và ngoài nhà trờng để xây dựng môi trờng giáo dục an toàn, thân thiện , hiệu
quả, phù hợp với điều kiện của từng địa phơng và đáp ứng nhu cầu của xã hội. Qua đó
hình thành, phát huy tính chủ động, tích cực sáng tạo của các em trong học tập và
các hoạt động xã hội.
2
Và cũng trở lại bắt đầu từ năm học này, theo tinh thần chỉ đạo của sở Giáo dục
thành phố Hà Nội, phòng Giáo dục Đào tạo Hoài Đức tổ chức thi giao lu học sinh
giỏi lớp 5 cấp huyện, cấp thành phố; thi olym pic Tiếng Anh cấp thành phố, thi viết
chữ đẹp cấp huyện ....
Để đáp ứng và thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm trên, tôi có một số ý kiến chỉ
đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, các tổ chức xã hội chung sức xây dựng một môi trờng
giáo dục tốt.
III. Phạm vi và thời gian thực hiện đề tài:
Năm học 2008- 2009.
3
Phần 3: Quá trình thực hiện đề tài
I.Tình hình thực tế khi cha thực hiện đề tài.
Trờng Tiểu học Dơng Liễu B là một trờng thuộc miền quê ven sông Đáy. Tr-
ờng đợc thành lập từ ngày 1/8/2003, cơ sở vật của nhà trờng còn nhiều hạn chế. Cảnh
quan s pham cha đợc bổ sung nhiều do cơ sở vật chất cha ổn định. Các trò chơi dân

gian bị quên lãng. Công tác Đội và phong trào thiếu nhi cần phải đợc phát huy hơn
nữa. Khả năng giao tiếp, luyện nói , luyện viết văn của các em học sinh có những hạn
chế nhất định.Mặc dù đội ngũ giáo viên luôn đổi mới phơng pháp dạy học theo hớng
tích cực hoá hoạt động của học sinh song vì nhiều lý do khác nhau nên chất lợng các
đoạn văn, bài văn mà các em viết cha đem lại hiệu quả cao
Trớc tình hình thực tế nh vậy, đội ngũ giáo viên không khỏi băn khoăn và gặp
khó khăn trong quá trình dạy phân môn tập làm văn khối 4, 5. Công tác Đội phong
trào thiếu nhi rất cần đợc nhà trờng quan tâm , tạo điều kiện thuận lợi để các em
cảm thấy: Trờng học là ngôi nhà thứ hai. Trờng học dạy em nhiều điều tốt, trờng học
dạy em bao điều hay.
II. Những biện pháp thực hiện
Nh chúng ta cũng biết, bắt đầu từ năm học 2008- 2009, ngành Giáo dục phát
động phong trào thi đua:'' Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích cực''. Phong
trào đợc hởng ứng và triển khai mạnh mẽ ở tất cả các tỉnh, thành phố và đế tận các tr-
ờng học. Phòng trào cũng đã tạo ra sự kết nối chặt chẽ và mối quan hệ thân thiện giữa
nhà trờng, các cấp chính quyền, đoàn thể ở địa phơng, biểu hiện sự giúp đỡ ngày càng
nhiều của địa phơng đối với các hoạt động Giáo dục của nhà trờng.Để hởng ứng tinh
thần này và huy động sức mạnh tổng hợp của các đoàn thể trong và ngoài nhà trờng,
ngay từ đầu năm học, tôi đã triển khai tới toàn bộ cán bộ, giáo viên nhân viên, phụ
huynh của trờng thành lập ban chỉ đạo:'' Xây dựng môi trờng Giáo dục thân thiện,
học sinh tích cực''. Trong đó mỗi thành viên trong nhà trờng đều góp phần xây dựng
một môi trờng giáo dục tốt.
Trớc hết, tôi huy động sức mạnh của Hội cha mẹ học sinh. Vì Hội phụ huynh
là lực lợng hỗ trợ rất lớn trong quá trình nhà trờng thực hiện hế hoạch, nhiệm vụ năm
4
học. Hội đã góp phần không nhỏ tạo nên cho nhà trờng một cảnh quan s phạm với
khuôn viên, cây xanh và xây dựng 2 phòng học giải quyết trớc mắt việc bồi dỡng học
sinh giỏi và học sinh chậm tiến.
Và để giúp các em học sinh luôn cảm thấy'' mỗi ngày đến trờng là một ngày
vui, mỗi ngày về nhà các em lại kể cho cha mẹ nghe một chuyện mới lạ'', tôi đã chỉ

dạo đội ngũ giáo viên trực tiếp giảng dạy luôn có ý thức chăm lo nhiều hơn đến đổi
mới phơng pháp dạy học, tạo mối quan hệ thân thiện giữa cô và trò. Đặcc biệt ở lứa
tuổi Tiểu học, các em rất cần sự quân tâm chu đáo, tỉ mỉ của giáo viên. Giáo viên
luôn tạo không khí thân tình cởi mở, thoải mái để các em luôn cảm thấy ở trờng nh ở
nhà. Trẻ em sẽ không thể lớn khôn nếu không đợc yêu thơng. Tình yêu thơng với trẻ
là phẩm chất cần có nhất của mỗi ngời thầy giáo.Thầy cô giáo yêu thơng trò cũng có
nghĩa là dạy cho các em một bài học yêu thơng con ngời nói chung, yêu thơng, mến
bạn nói riêng.
Từ những việc làm nhân ái và cần thiết đó, tình cảm thầy trò sẽ gần gũi hơn,
gắn bó hơn, thân thiện hơn. Và các em học sinh sẽ tự tin, chủ động, đợc động viên,
khuyến khích khi tiến bộ nên tích cực hơn trong học tập. Gia đình chăm lo, động viên
và giúp đỡ cho con em mình cụ thể, thiết thực hơn. Mối quan hệ nhà trờng, gia đình,
xã hội cũng thân thiện,gắn bó hơn.
Cũng nhờ hởng ứng phong trào:" Xây dựng trờng học thân thiện, học sinh tích
cực'', vai trò của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh đợc phát
huy tốt hơn. Để phát huy sức mạnh của lực lợng này, tôi luôn có những đính hớng để
Đội thiếu niên, sao nhi đồng hoạt động sôi nổi: Tổ chức thành công nhiều diễn đàn,
buổi sinh hoạt tập thể theo chủ đề năm học; hàng tuần, đội tham gia phát thanh măng
non trên đài phát thanh ở trờng và xã; nhận và chăm sóc khu nghĩa trang liệt sĩ ở địa
phơng, hai bà mẹ liệt sĩ có hoàn cảnh neo đơn nhằm giáo dục cho các em lòng yêu n-
ớc , tự hào dân tộc và tự hào về quê hơng. Phong trào văn hoá văn nghệ của nhà trờng
luôn đợc phát huy, tham gia nhiều buổi biểu diễn ở dịa phơng và Hội nghị cấp huyện
gây ấn tợng sâu sắc.
Nhằm tiếp tục triển khai phong trào" xây dựng trờng học thân thiện, học sinh
tích cực", tôi luôn làm tốt công tác tuyên truyền, nêu gơng trong việc thực hiên phong
trào, nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, học sinh và mọi ngời. Học tập, vui
5
chơi lành mạnh không thể thiếu ở lứa tuổi Tiểu học. Sau nhiều năm, các trò chơi dân
gian bị quên lãng, với tinh thần chỉ đạo của ngành, tôi đã phối kết hợp với các đoàn
thể trong trờng tạo điều kiện thuận lợi tổ chức cho các em khôi phục lại các trò chơi

dân gian nh: Rồng rắn lên mây, ô ăn quan, mèo đuổi chuột,chi chi chành chành, nu
na nu nống.... Để giúp các em có cơ hội chơi trò chơi: ''Ô ăn quan'', tôi đã chỉ đạo bộ
phận phục vụ mua sơn trắng vẽ các ô ăn quan trên sân trờng để các em đợc vui chơi
lành mạnh, tránh tai nạn thơng tích nơi học đờng.
Song song với việc chỉ đạo xây dựng môi trờng giáo dục thân thiện, học sinh
tích cực, tôi đă lồng ghép các cuộc vận động, phong trầo:''Học tập và làm theo tấm g-
ơng đạo đức Hồ Chí Minh'', " Mỗi thầy cô giáo là một tấm gơng đạo đức, tự học, tự
bồi dỡng và sáng tạo'' và các nội dung khác của địa phơng cho phù hợp, có hiệu quả.
Bên cạnh những việc làm trên, nhằm nâng cao giáo dục toàn diện trong đó bồi
dỡng học sinh có năng khiếu là rất cần thiết. Tôi đă định hớng cho giáo viên chủ
nhiệm phơng pháp dạy tập làm văn ở lớp 4,5 nh sau:
Nh chúng ta cũng biết, phân môn tập làm văn ở khối 4,5 là một phân môn khó
dạy, khó học. Mà nhìn chung học sinh Tiểu học rất sợ học phân môn này. Lí do:
- Các em ít đọc sách, vốn từ ngữ của các em còn nhiều hạn chế.
- Thông thờng, giáo viên cha nắm đúng tâm lý ngời học để định hớng đúng cho học
sinh đi từ dễ đến khó.
- Học sinh cha đam mê, coi nhẹ phân môn này...
Nắm dợc những lí do cơ bản đó, tôi đã chỉ hớng cho giáo viên lần lợt dạy từng
bớc cho học sinh vào những tiết hớng dẫn học Tiếng Việt buổi chiều.
Trớc hết, giáo viên tạo hứng thú cho học sinh yêu thích học phân môn tập làm
văn. Giáo viên phải là ngời chịu khó su tầm, tìm tòi, lu giữ những bài văn hay. Từ
những bài văn hay đó, học sinh đợc nghe cô giáo đọc nhiều lần sẽ thấm dần, thấm
dần. Sau đó giáo viên sẽ định hớng, yêu cầu học sinh thành lập sổ tay văn học để ghi
chép những từ ngữ hay, câu văn hay, đoạn văn hay. Hoặc khi các em đọc sách, nghe
đài, xem ti vi, có nhiều câu các em rất thích nhng các em chỉ nhớ đợc một lúc rồi
quên đi. Nếu có sổ tay văn học để ghi lại và thỉnh thoảng đọc lại sẽ giúp rất nhiều về
mặt luyện văn cũng nh về mặt t tởng tình cảm. Giáo viên thờng xuyên kiểm tra sổ tay
văn học và khuyến khích các em ghi tốt.
6
Bớc đầu, giáo viên chỉ dẫn cho học sinh tích luỹ vốn kiến thức văn học bằng

sổ tay là việc làm rất cần thiết. Để phát huy cuốn sổ tay này, giáo viên có thể rèn
luyện kĩ năng nói cho học sinh( văn miệng). Qua đó giúp các em phát âm đúng, dùng
từ ngữ chính xác, đặt câu đúng quy tắc ngữ pháp, phát biểu ý kiến một cách rành
mạch, rõ rầng, tự nhiên. Cao hơn một chút, giáo viên luyện kĩ năng nói còn giúp học
sinh biết diễn cảm bằng giọng nói và điệu bộ . Yêu cầu của lớp 4,5 học sinh phải biết
trả lời rành mạch, gãy gọn những câu hỏi suy luận, phân tích, tổng hợp ở mức độ nhất
định, biết dựa vào dàn bài hay trí nhớ để trình bày một vấn đề nào đó. Chẳng hạn, để
phát triển câu văn có hình ảnh sinh động hơn, giáo viên có thể đa ra câu:" Cây bàng ở
trớc trờng có cành lá xùm xoà''. Nếu dùng cách so sánh, học sinh có thể nói đợc:"Cây
bàng ở trớc trờng, gốc to nh cột đình, cành lá xùm xoà nh một cái ô khổng lồ.''
Về loại này, chúng ta tập cho học sinh sửa chữa bằng cách thêm hình ảnh để
so sánh hoặc bằng cách chuyển động từ thờng dùng cho ngời để dùng cho các
vật.Hoặc giáo viên định hớng cho học sinh thêm hình ảnh so sánh vào các câu dới
đây:
- Mặt trời đỏ ửng đang nhô lên ở phía đằng đông.
+ Mặt trời đỏ ửng nh một quả gấc chín từ từ nhô lên ở phía đằng đông.
- Bác nông dân ấy ngời khoẻ mạnh, có nớc da rám nắng.
+ Bác nông dân ấy ngời khoẻ mạnh, có nớc da rám nắng nh màu da chum.
* Thay động từ để câu văn trở thành nhân hoá:
- ánh nắng chiếu xuống mái nhà và mảnh sân xinh xắn.
+ ánh nắng ôm lấy mái nhà và mảnh sân xinh xắn.
- Mấy con chim hót ríu rít trong bụi cây.
+ Mấy chú chim đang ríu rít trò chuyện với nhau trong bụi cây.
Ngoài các phơng pháp trên, tôi còn định hớng cho giáo viên dùng nhiều phơng
pháp khác nh:
* Cho một số từ ở đầu câu để học sinh đặt tiếp thành câu hoàn chỉnh.
Ví dụ:- Trong khi ...........
- Theo lời Bác Hồ dạy................
- Qua việc làm của bạn Mai..............
7

* Luyện cho học sinh nói, viết nhiều kiểu câu khác nhau nh: câu kể, câu hỏi, khẳng
định, phủ định, câu khiến.....
* Tập cho học sinh diễn đạt một ý bằng nhiều cách khác nhau.
Ví dụ: Tả mặt trời mọc bằng nhiều cách.
- Mặt trời đỏ nh quả cầu lửa đang từ từ nhô lên ở phía chân trời.
- Ông mặt trời đang từ từ đạp xe qua đỉnh núi.
- Hôm nay, mặt trời nh dậy sớm, dọi những tia nắng vàng xuống đồng lúa xanh mợt.
Đó là một số hình thức luyện câu. Tuy nhiên, ngời giáo viên cần lu ý học sinh
biết cách dùng dấu chấm, dấu phảy, dấu hỏi, dấu chấm cảm...
Luyện câu là một việc làm không thể thiếu khi dạy văn cho học sinh Tiểu học.
Trong quá trình rèn luyện cho học sinh nói, viết câu đúng, giáo viên cần lựa chọn
hình thức nào phù hợp với trình độ học sinh nhằm khắc phục nhanh chóng đợc các
nhợc điểm của học sinh tiểu học hiện nay là những hình thức tốt nhất mà chúng ta
nên áp dụng.
Đó là những định hớng giúp học sinh biết nói, viết câu văn đúng, hay. Trên cơ
sở đó, để phát huy kĩ năng học tập làm văn, ngời giáo viên cần quan tâm giúp học
sinh tập viết đoạn văn.
Viết đoạn văn là hình thức cao hơn viết câu văn. Học sinh phải biết viết những
câu văn trong một đoạn có sự liên quan lô gíc với nhau về ý và nội dung.Chẳng hạn,
giáo viên hớng dẫn học sinh viết đoạn văn tả cảnh:
Đất nớc ta mỗi miền có những vẻ đẹp riêng. Ai đã từng đợc ngắm những ngọn
núi đá sừng sững, bốn mùa lộng gió, đều thấy vẻ đẹp hùng vĩ. Buổi sáng, núi lấp lánh
màu vàng của ánh nắng. Khi mặt trời tà, núi sẫm lại nh khói lam chiều. Dới chân núi,
dòng sông quanh co uốn lợn. Những ngày nhiều nắng, dòng sông nh một dải lụa dát
bạc. Mặc dù nắng chói chang, dòng sông vẫn mát, vẫn xanh. Dăm chiếc thuyền lờ
lững trên sông làm cho cảnh vật càng thêm thơ mộng.
Khi dạy dạng bài tập này, chúng ta không yêu cầu học sinh cần có bố cục hoàn
chỉnh nh một bài làm văn. Yêu cầu chính của loại bài này là giúp học sinh có trí tởng
tợng, viết thành đoạn văn hoàn chỉnh, diễn đạt nghệ thuật, câu có chất văn. Giáo viên
cần khuyến khích trí tởng tợng của các em, không nên gò ép, áp đặt vì viết đọan văn

bao giờ cũng mang sắc thái cá nhân riêng của mỗi em.
8
Cao hơn viết đoạn văn giáo viên phải có phơng pháp dạy học sinh viết một bài
văn hoàn chỉnh. Bố cục của một bài văn bao giờ cũng có 3 phần: Mở bài, thân bài, kết
bài. Tôi sẽ không đi sâu vào cách làm một bài văn cụ thể nào đó. Bởi phần này trong
sách hớng dẫn rất rõ ràng. Tôi chỉ muốn định hớng với giáo viên một số điểm cần lu
ý khi dạy tập làm văn tả cảnh.
1. Giáo viên yêu cầu học sinh đọc thật kĩ đề, phân tích đề, gạch chân những từ
quan trọng.
2.Giáo viên phải có định hớng cho học sinh biết dùng từ chính xác.
Ví dụ:- Bầu trời cao và trong xanh.
- Tiếng ve êu râm ran.
- Dòng sông uốn khúc l ợn quanh nh dải lụa.
- Quê hơng em có bãi mía, nơng ngô, nơng táo m ợt mà xanh m ớt.
3. Trong bài văn tả phong cảnh, ta cần phải chú ý tả cảnh thiên nhiên là
chính,tả sự hoạt động của ngời là phụ.
4. Phải tả theo thứ tự thời gian, không gian. Cái gì xảy ra trớc thì tả trớc hoặc
có thể tả cái gần trớc cái xa sau.
5. Khi tả cảnh, ta cần dùng nhiều giác quan để quan sát(mắt nhìn, tai nghe,
mũi ngửi) để bài văn có nhiều ý và tả đợc đầy đủ hơn. Phải chú ý tìm những màu sắc,
âm thanh để bài tả đợc cụ thể.
6. Trong khi viết văn, học sinh phải biết lồng cảm xúc của mình vào bài văn,
phải biết hoá mình vào bài viết thì phần bài làm của học sinh mới có hồn.
Để giúp các em học sinh Tiểu học có một số bài văn tham khảo trong chơng
trình học nhằm nâng cao chất lợng viết văn, tôi đã su tầm một số bài văn của các em
học sinh Tiểu học những năm tôi dạy trớc đây.

Một số bài văn hay của học sinh trờng Tiểu học
A.Tả cảnh
Đề bài:Tả ngôi trờng thân yêu

Bài làm
9

×