Tải bản đầy đủ (.pdf) (24 trang)

MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (396.15 KB, 24 trang )

A. TÁC GIẢ CHUYÊN ĐỀ:
Họ và tên: Nguyễn Thị Hằng
Chức vụ: Giáo viên
Đơn vị công tác: Trường THCS Vũ Di
B. TÊN CHUYÊN ĐỀ: “Môi trường đới ôn hòa”
Chuyên đề bao gồm phần kiến thức của chương II (từ bài 13 đến bài 18)
của môn Địa lí, lớp 7 trong chương trình hiện hành.
C. ĐỐI TƯỢNG HỌC SINH: Lớp 7
D. DỰ KIẾN SỐ TIẾT DẠY: 6 tiết
E. KẾ HOẠCH DẠY HỌC:
I. Mục tiêu chung:
1. Kiến thức
- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới.
- Trình bày và giải thích ở mức độ đơn giản về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của
môi trường đới ôn hòa
- Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp và công
nghiệp ở đới ôn hòa.
- Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề môi
trường, kinh tế - xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa.
- Biết được hiện trạng ô nhiễm không khí và ô nhiễm nước ở đới ôn hòa;
nguyên nhân và hậu quả.
2. Kĩ năng
- Quan sát tranh ảnh và nhận xét về các hoạt động sản xuất, đô thị, môi trường
ở đới ôn hòa.
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của các hoạt động
sản xuất, đô thị, ô nhiễm môi trường ở đới ôn hòa.
- Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về ảnh hưởng của vị trí đến các đặc điểm khí hậu, cảnh
quan tự nhiên; những mặt tích cực và tiêu cực trong quá trình phát triển kinh tế
của đới ôn hòa.


- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
- Sống chan hòa với thiên nhiên.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học, tự quản lí, giao tiếp, sáng
tạo, sử dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, lược
đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh, hình vẽ, video, mô hình.
II. Chuẩn bị của GV và HS


1. Đối với giáo viên
- Bản đồ lược đồ tự nhiên thế giới.
- Các bản đồ, lược đồ, tranh ảnh sgk Địa lí 7 từ bài 15 đến bài 18.
- Các bảng số liệu sgk Địa lí 7 từ bài 15 đến bài 18.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. Xây dựng kế hoạch dạy học theo tiết học:

CHỦ ĐỀ: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HOÀ
Tiết 1 - Bài 13: MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới:
+ Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
+ Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) về 2 đặc điểm tự nhiên cơ bản của
môi trường đới ôn hòa:
+ Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới
lạnh (nguyên nhân, biểu hiện).
+ Thiên nhiên phân hóa theo thời gian và không gian.

2. Kĩ năng
- Xác định trên bản đồ, lược đồ vị trí của đới ôn hòa, các kiểu môi trường ở đới
ôn hòa.
- Nhận biết các kiểu môi trường ở đới ôn hòa (ôn đới hải dương, ôn đới lục địa,
địa trung hải...) qua tranh ảnh và biểu đồ khí hậu.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về ảnh hưởng của vị trí đến các đặc điểm khí hậu của đới
ôn hòa.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng CNTT và TT, sử dụng
ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, lược
đồ, số liệu thống kê, tranh ảnh.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Đối với giáo viên
- Bản đồ lược đồ tự nhiên thế giới hoặc H13.1 sgk địa lí 7
- Số liệu sgk bài 13
- Phiếu học tập.
2


2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV treo lược đồ tự nhiên thế giới hoặc H13.1 sgk Địa 7
-> Yêu cầu HS: Nhận xét khái quát về vị trí của đới ôn hòa?
Hoạt động 2: Khí hậu

1. Mục tiêu
- Biết vị trí của đới ôn hòa trên bản đồ tự nhiên thế giới:
+ Khoảng từ chí tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
+ Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn hòa nằm ở bán cầu Bắc.
- Trình bày và giải thích (ở mức độ đơn giản) về đặc điểm tự nhiên cơ bản của
môi trường đới ôn hòa: Khí hậu mang tính chất trung gian giữa khí hậu đới nóng
và khí hậu đới lạnh (nguyên nhân, biểu hiện).
2. Phương thức
- Phương pháp giải quyết vấn đề, sử dụng lược đồ, tranh ảnh...
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính
1. Khí hậu

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS quan sát bản đồ các
môi trường địa lí và hình 13.1:
+ Xác định vị trí đới ôn hoà .
+ So sánh phần đất đai ở đới ôn hoà ở
Bắc bán cầu với ở Nam bán cầu
- GV treo bảng số liệu thống kê, hướng
dẫn HS phân tích bảng số liệu ở 3 địa
bàn để thấy rõ tính chất trung gian của
khí hậu đới ôn hoà
- GV yêu cầu hs quan sát hình 13.1:
Phân tích những yếu tố gây nên sự
biến động thời tiết ở đới ôn hòa.
- HS thực hiện cá nhân

Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo
GV.

- Vị trí: Đới ôn hòa nằm khoảng từ chí
tuyến đến vòng cực ở cả hai bán cầu.
- Phần lớn diện tích đất nổi của đới ôn
hòa nằm ở bán cầu Bắc.
- Khí hậu mang tính chất trung gian
giữa khí hậu đới nóng và khí hậu đới
lạnh. Cụ thể:
+ Không nóng và mưa nhiều như đới
nóng
+ Không lạnh và mưa ít như đới lạnh
- Thời tiết thay đổi thất thường do vị
trí nằm giữa đới nóng và đới lạnh.
- Các yếu tố ảnh hưởng đến khí hậu
3


Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo đới ôn hòa:
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả, + Các đợt khí nóng ở chí tuyến, các
đợt khí lạnh ở vùng cực.
các HS khác bổ xung, nhận xét
+ Gió Tây ôn đới.
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng. + Các khối khí từ đại dương.
Hoạt động 3: Sự phân hóa của môi trường
1. Mục tiêu
- Thiên nhiên đới ôn hòa có sự phân hóa theo thời gian và không gian.

2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, thảo luận nhóm, sử dụng lược đồ, tranh ảnh.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV cho HS quan sát tranh ảnh về cảnh sắc thiên
nhiên 4 mùa ở đới ôn hòa, yêu cầu HS nhận xét
sự khác biệt.
- HS quan sát H13.1
+ Nêu tên và xác định vị trí của các kiểu môi
trường ở đới ôn hoà
+ Nêu vai trò của dòng biển nóng và gió Tây ôn
đới đối với khí hậu ỏ đới ôn hoà .
- GV chia lớp làm 3 nhóm, phát phiếu học tập,
yêu cầu hs quan sát 3 biểu đồ nhiệt độ và lượng
mưa sgk trang 44:
+ Phân tích nhiệt độ và lượng mưa từng biểu
đồ. (Theo nội dung bảng dưới)

2. Sự phân hoá của môi
trường
- Đới ôn hoà có 5 kiểu môi
trường:
+ Môi trường ôn đới hải
dương.
+ Môi trường ôn đới lục

địa.
+ Môi trường địa trung
hải.
+ Môi trường cận nhiệt
đới gió mùa, cận nhiệt đới
ẩm.
+ Môi trường hoang mạc
ôn đới
- Thiên nhiên phân hóa theo
thời gian và không gian.
+ Theo thời gian: một năm
có 4 mùa xuân, hạ, thu,
đông.
+ Theo không gian: thiên
nhiên thay đổi từ Bắc xuống
Nam theo vĩ độ, từ Đông
sang Tây theo ảnh hưởng
của dòng biển và gió Tây ôn
đới.

Biểu đồ Nhiệt độ (oC)
khí hậu
Cao Thấp Biên
nhất nhất độ
nhiệt

Lượng mưa (mm)
LM
TB
năm


Những Những
tháng tháng
mưa
mưa ít
nhiều

Biểu đồ
48oB
(ôn đới
HD)
Biểu đồ
56oB
(ôn đới

4


lục địa)
Biểu đồ
41oB
(KH
ĐTHải)

+ Rút ra đặc điểm của từng kiểu môi trường khí
hậu ở đới ôn hoà?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong thời gian
03 phút.
- HS thực hiện theo cá nhân và nhóm
- GV yêu cầu hs quan sát H.13.2,13.3,13.4 và

biểu đồ bên cạnh cho biết:
+ Các kiểu cảnh quan của từng kiểu MT trên là
gì?
+ Tại sao có các cảnh quan đó?
- HS trả lời và rút ra nxét đặc điểm khác biệt giữa
các kiểu môi trường trên
- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân và theo nhóm, chuẩn bị
báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả thực
hiện.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và điều
chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với đối
tượng HS.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức hs trả lời cá nhân và cho các nhóm
báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ xung, nhận
xét.
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học tập.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
5


a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh

- Tóm tắt bài
- Đọc phần ghi nhớ.
b, Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp
- Tính chất trung gian của khí hậu ở đới ôn hoà thể hiện như thế nào?
- Vì sao có tính chất đó?
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể
của thực tiễn.
2. Nội dung
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá
- GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
---------------------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 16 - Bài 14: HOẠT ĐỘNG NÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
* Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hòa:
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được
chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học- kĩ
thuật.
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường( dẫn chứng).
2. Kĩ năng
- Quan sát tranh ảnh, nhận xét và trình bày một số đặc điểm của hoạt động sản
xuất nông nghiệp ở đới ôn hòa.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về những thuận lợi và khó khăn trong quá trình phát triển
nông nghiệp của đới ôn hòa.
4. Định hướng hình thành năng lực

- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sáng tạo, sử dụng CNTT và TT,
sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh,
video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
6


1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh: H14.1, H14.2, H14.3, H14.4, H14.5, H14.6 sgk địa 7
- Video về hoạt động nông nghiệp đới ôn hòa.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC.
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV sử dụng H14.1, H14.2, H14.3, H14.4 sgk địa 7 hoặc 1 số video về hoạt
động nông nghiệp ở đới ôn hòa và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về hoạt động
sản xuất nông nghiệp của đới ôn hòa?
Hoạt động 2: Nền nông nghiệp tiên tiến
1. Mục tiêu
* Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới
ôn hòa:
- Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được
chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học - kĩ
thuật.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ, tranh ảnh, video.
- Hình thức cá nhân.

3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc đoạn văn : "Tổ chức
sản xuất … nông nghiệp" và yêu cầu
HS quan sát H14.1,14.2, cho biết:
+ Có những hình thức tổ chức SX
nông nghiệp phổ biến nào ở đới ôn hoà
?
+ Các hình thức này có đặc điểm nào
giống và khác nhau ?
+ Nội dung của 2 hình 14.1, 14.2 sgk.
Mỗi hình là hình thức sx nào?
- GV yêu cầu HS quan sát H14.3, 14.4,
14.5 sgk và dựa vào kiến thức đã học,
kênh chữ sgk mục 1 trang 46 cho biết:

1. Nền nông nghiệp tiên tiến
- Hình thức sx nông nghiệp: có 2 hình
thức chính:
+ Hộ gia đình
+ Trang trại
-> Giống: Đều có trình độ sản xuất
tiên tiến và sử dụng nhiều dịch vụ
nông nghiệp.
Hộ gia đình:
nhỏ

-> Khác : Quy mô
Trang trại: lớn
7


+ Hoạt động nông nghiệp ở đới ôn
hoà có khó khăn gì? Vì sao?
+ Nêu một số biện pháp khoa học- kĩ
thuật được áp dụng trong sản xuất
nông nghiệp ở đới ôn hòa.
- Gv yêu cầu hs dựa vào kênh chữ mục
1 sgk trang 47, cho biết: Sản xuất nông
nghiệp ở đới ôn hoà có đặc điểm gì?
- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo
GV.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,
các HS khác bổ xung, nhận xét
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.

- Khó khăn: Thời tiết biến động thất
thường.

- Đặc điểm:
+ Áp dụng rộng rãi các thành tựu kĩ
thuật tiên tiến.
+ Được tổ chức chặt chẽ theo kiểu

công nghiệp,
+ Sản xuất chuyên môn hoá với quy
mô lớn.
-> Sản xuất ra khối lượng nông sản lớn
với chất lượng cao để cung cấp cho
CN chế biến, cho tiêu dùng trong nước
và xuất khẩu.

Hoạt động 3: Cảnh quan công nghiệp
1. Mục tiêu
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu thay đổi theo kiểu môi trường (dẫn chứng).
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu hs nhắc lại các kiểu môi
trường của đới ôn hoà.
- Yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục 2 sgk:
+ Em có nhận xét gì về sự phân bố
các loại cây trồng và vật nuôi chủ yếu
ở đới ôn hòa?
+ Nêu các sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu ở từng kiểu môi trường trong đới
ôn hòa?

- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo

2. Các sản phẩm nông nghiệp chủ
yếu
- Các sản phẩm nông nghiệp chủ yếu
thay đổi theo kiểu môi trường:
+ Vùng cận nhiệt đới gió mùa : Lúa
nước, đậu tương, bông, hoa quả
+ Vùng khí hậu địa trung hải: nho,
chanh, oliu, cam...
+ Vùng ôn đới hải dương : lùa mì , củ
cải đường, rau, hoa quả, chăn nuôi bò
thịt và bò sữa.
+ Vùng ôn đới lục địa: lúa mì, khoai
tây, ngô, chăn nuôi bò, ngựa, lợn.
8


+ Các vùng hoang mạc ôn đới: chăn
nuôi cừu.
+ Vùng ôn đới lạnh: khoai tây, lúa
mạch đen, chăn nuôi hươu Bắc cực.

GV.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,
các HS khác bổ xung, nhận xét
Bước 4.Phương án KTĐG

- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.

Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Tóm tắt bài
- Đọc phần ghi nhớ.
b, Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp
- Có mấy hình thức canh tác trong nông nghiệp ở đới nóng?
- Kể tên các sản phẩm nông nghiệp của đới nóng?
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể
của thực tiễn: xây dựng nền nông nghiệp sạch, than thiện với môi trường
2. Nội dung
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá
- GV khuyến khích,động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
--------------------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 17 - Bài 15: HOẠT ĐỘNG CÔNG NGHIỆP Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn
hòa.
- Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh

của nhiều nước, có cơ cấu ngành công nghiệp phát triển rất đa dạng.
9


- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga,
Anh, Pháp, Ca-na-đa.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích tranh ảnh và trình bày một số đặc điểm của hoạt động
sản xuất.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về những mặt tích cực và tiêu cực trong quá trình phát
triển kinh tế của đới ôn hòa.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, giao tiếp, sử dụng CNTT và TT, sử dụng
ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng bản đồ, lược
đồ, tranh ảnh, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH.
1. Đối với giáo viên
- Tranh ảnh về cảnh quan công nghiệp
- Bản đồ công nghiệp thế giới
- Video về hoạt động công nghiệp đới ôn hòa.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
- GV sử dụng 1 số tranh ảnh hoặc video về hoạt động nông nghiệp ở đới ôn hòa

và đặt câu hỏi: Em có nhận xét gì về hoạt động sản xuất công nghiệp của đới ôn
hòa?
Hoạt động 2: Nên công nghiệp hiện đại, có cơ cấu đa dạng
1. Mục tiêu
Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế công nghiệp ở đới ôn
hòa.
- Nền công nghiệp phát triển sớm, hiện đại; công nghiệp chế biến là thế mạnh
của nhiều nước, phát triển rất đa dạng.
- Các nước công nghiệp hàng đầu là Hoa Kì, Nhật Bản, Đức, Liên Bang Nga,
Anh, Pháp, Ca-na-đa.
- Rèn kĩ năng phân tích tranh ảnh và trình bày một số đặc điểm của hoạt động
sản xuất công nghiệp ở đới ôn hòa.
2. Phương thức
10


- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV cho HS đọc nội dung thông tin
SGK mục 1 và cho biết:
+ Đới ôn hoà bước vào cuộc cách
mạng từ khi nào?
+ Ngành CN đới ôn hòa có đặc điểm
gì?


1. Nền công nghiệp hiện đại, có cơ
cấu đa dạng

+ Cơ cấu CN gồm có những ngành
nào qtrọng?
+ Nêu sự phân bố và đặc điểm ngành
CN khai thác và CN chế biến của đới
ôn hòa.

+ CN đới ôn hoà có vai trò ntn cho
nền CN thế giới?
+ Các nước CN ầu thế giới là những
nước nào?
- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo
GV.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,
các HS khác bổ xung, nhận xét
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.

- Đới ôn hòa là nơi có nền CN phát
triển sớm nhất, cách đây khoảng 250
năm.
- Nền CN phát triển hiện đại, trang bị
nhiều máy móc, thiết bị tiên tiến.
- Hai ngành quan trọng là công nghiệp

khai thác và công nghiệp chế biến.
+ CN khai thác : phát triển ở những
nơi tập trung nhiều khoáng sản hoặc
nhiều rừng.
+ CN chế biến: là thế mạnh nổi bật và
hết sức đa dạng.
- Chiếm 3/4 tổng sản lượng công
nghiệp của toàn thế giới.
- Các nước CN hàng đầu thế giới là
Hoa Kì, Nhật Bản, Nga, Anh, Pháp,
Ca-na-đa…

Hoạt động 3: Cảnh quan công nghiệp
1. Mục tiêu
Hiểu và trình bày được đặc điểm của ngành kinh tế nông nghiệp ở đới ôn hòa:
Trình độ kĩ thuật tiên tiến, tổ chức sản xuất kiểu công nghiệp, sản xuất được
11


chuyên môn hóa với quy mô lớn, ứng dụng rộng rãi các thành tựu khoa học- kĩ
thuật.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, video.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ

- GV yêu cầu hs đọc thuật ngữ "Cảnh
quan công nghiệp hoá" sgk trang 186.
- GV yêu cầu hs dựa vào kênh chữ sgk
mục 2 trang 50, cho biết:
+ Cảnh quan công nghiệp ở đới ôn
hoà biểu hiện ntn?
-> Liên hệ Việt Nam?
- GV giới thiệu nội dung ảnh 15.1,
15.2, cho biết:
+ Khu CN nào gây ô nhiễm môi
trường nhiều hơn? Vì sao?
+ Công nghiệp phát triển mạnh có ảnh
hưởng ntn đến môi trường?
(GV: Các nước ở đới ôn hoà đã phát
thải một lượng khí thải rất lớn vào bầu
khí quyển. Đây là một trong những
nguyên nhân quan trọng gây BĐKH)
+ Cần có biện pháp gì để giảm bớt ô
nhiễm cho môi trường do hoạt động
CN gây ra?
- GV cho HS xem tranh ảnh hoặc video
về ô nhiễm môi trường do sự phát triển
của CN -> Cảnh quan CN đới ôn hòa
có mặt tích cực và tiêu cực gì?
- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo
GV.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,


2. Cảnh quan công nghiệp

- Cảnh quan CN phổ biến khắp mọi
nơi: Các nhà máy, công xưởng, hầm
mỏ… được nối với nhau bằng các
tuyến đường giao thông chằng chịt.
- Các nhà máy được phân bố tập trung
thành khu công nghiệp => nhiều khu
công nghiệp => trung tâm công nghiệp
=> vùng công nghiệp.
- Các vùng công nghiệp lớn ở đới ôn
hòa: Đông Bắc Hoa Kì, trung tâm
nước Anh, Bắc Pháp, trung tâm Liên
Bang Nga.
- Đã xuất hiện những vùng công
nghiệp mới.

- Cảnh quan CN là niềm tự hào của các
quốc gia đới ôn hòa nhưng các chất
thải CN lại là nguôn gây ô nhiễm môi
trường

12


các HS khác bổ xung, nhận xét
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.
Hoạt động 4: Luyện tập

1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học góp phần hình
thành kĩ năng giao tiếp, kĩ năng phân tích ở học sinh.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh
- Hướng dẫn HS làm BT 3 SGK:
Gợi ý:
+ Phân tích chủ đề bức ảnh và sơ đồ minh họa.
+ Vì sao đặt khu dân cư ở thượng nguồn mà không đặt ở nơi khác?
Nên chia bức ảnh thành 3 phần chính:
• Tiền cảnh: bờ sông và dòng sông (bên phải, góc dưới).
• Chủ đề: cảng Đuy- xbua.
• Hậu cảnh: đồng ruộng. Khu dân cư ở phía trên
Vậy khu dân cư ở thượng nguồn sẽ tránh được nước thải, xăng dầu từ tàu thuyền
làm ô nhiễm. Đặt tránh hướng gió nên không làm hại sức khỏe con người (tuy
có ảnh hưởng đến cây trồng, đồng ruộng)
b, Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể
của thực tiễn: phát triển ngành công nghiệp phải đi đôi với bảo vệ môi trường.
2. Nội dung
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá
- GV khuyến khích,động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm của HS.
-------------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 18 - Bài 16: ĐÔ THỊ HÓA Ở ĐỚI ÔN HÒA

I. MỤC TIÊU
13


1. Kiến thức
* Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề môi
trường, kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa.
- Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
+ Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư
- Các vấn đề về môi trường, kinh tế- xã hội của đô thị:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Thất nghiệp.
2. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng phân tích tranh ảnh và trình bày một số đặc điểm của đô thị.
3. Thái độ
- Có thái độ đúng đắn về về những vấn đề xã hội nảy sinh khi các đô thị phát
triển quá nhanh ở đới ôn hòa.
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học, tự quản lí, giao tiếp, sử
dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng tranh ảnh,
video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Các hình 16.1, 16.2, 16.3, 16.4 sgk.
- 1 số video về nạn ô nhiễm môi trường, ùn tắc giao thông, thất nghiệp... ở đới
ôn hòa và VN.

2. Đối với học sinh.
- Thực hiện nhiệm vụ đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY VÀ HỌC
1. Ổn định lớp
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1: Đặt vấn đề
Từ thế kỉ XV đô thị ở đới ôn hòa phát triển nhanh chóng theo nhịp phát triển
khoa học kĩ thuật và công nghiệp. Quá trình công nghiệp hóa gắn liền với quá
trình đô thị hóa. Đô thị hóa có đặc điểm như thế nào? Sự khác biệt giữa đô thị
hóa ở đới ôn hóa với đới nóng ra sao? Học bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm câu
trả lời cho những câu hỏi trên.
Hoạt động 2: Đô thị hóa ở mức độ cao
1. Mục tiêu
14


Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề môi trường,
kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa.
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng lược đồ, tranh ảnh.
- Hình thức cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin
mục 1, quan sát bản đồ thế giới, ảnh
H16.1-4, thảo luận trả lời câu hỏi:

+ Nhận xét gì về tỉ lệ dân đô thị ở đới
ôn hòa? Giải thích nguyên nhân.
+ Đặc điểm quá trình đô thị hoá ở ở
đới ôn hoà.
+ Xác đinh trên bản đồ thế giới một số
siêu đô thị của đới ôn hòa.
+ Vì sao lối sống đô thị lại trở thành
phổ biến ở đới này?
- HS thực hiện cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện và chuẩn bị báo cáo
GV.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức cho HS báo cáo kết quả,
các HS khác bổ xung, nhận xét
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.

1. Đô thị hóa ở mức độ cao
- Đặc điểm cơ bản của đô thị hoá:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao (hơn 75% dân
số), là nơi tập trung nhiều đô thị nhất
thế giới.
+ Các đô thị mở rộng, kết nối với
nhau thành chùm đô thị hay chuỗi đô
thị
+ Các đô thị phát triển theo qui hoạch,
không chỉ phát triển theo chiều cao mà
còn về cả chiều sâu.
+ Lối sống đô thị đã trở thành phổ

biến đối với dân cư đới ôn hoà .
- Nguyên nhân: Do sự phát triển mạnh
mẽ của công nghiệp, dịch vụ đã thu hút
người dân vào sống trong các đô thị.

Hoạt động 2: Đô thị hóa ở mức độ cao
1. Mục tiêu
* Trình bày được những đặc điểm cơ bản của đô thị hóa và các vấn đề môi
trường, kinh tế- xã hội đặt ra ở các đô thị đới ôn hòa.
- Đặc điểm cơ bản của đô thị hóa:
+ Tỉ lệ dân đô thị cao, là nơi tập trung nhiều đô thị nhất thế giới.
+ Các đô thị phát triển theo quy hoạch.
+ Lối sống đô thị trở thành phổ biến trong phần lớn dân cư
15


2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, video, thảo luận nhóm.
- Hình thức cá nhân hoặc nhóm.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 3 nhóm, yêu cầu các
nhóm quan sát H16.3, 16.4 sgk, dựa vào
kênh chữ sgk mục 2, kiến thức đã học và
vốn hiểu biết, thảo luận các nội dung sau:
+ Sự phát triển nhanh của cá đô thị đã
làm nảy sinh những vấn đề xã hội nào?
Liên hệ với VN và địa phương em.
+ Cần phải có biện pháp gì để khắc phục

những khó khăn trên?
- GV yêu cầu các nhóm thảo luận trong 5
phút.
- BT nhanh: Vẽ sơ đồ thể hiện hậu quả của
việc dân tập trung quá đông ở đô thị.
- HS thực hiện nhóm và cá nhân
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân và theo nhóm,
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp
về kết quả thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp
với đối tượng HS.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức hs trả lời cá nhân và cho các
nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ
xung, nhận xét.
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng.

Nội dung chính
2. Các vấn đề của đô thị

- Thực trạng: Sự phát triển nhanh của các
đô thị đã phát sinh nhiều vấn đề nan giải:
+ Ô nhiễm môi trường.
+ Ùn tắc giao thông
+ Thiếu chỗ ở và nhiều công trình công
cộng.
+ Tình trạng vô gia cư.

+ Tỉ lệ thất nghiệp ở mức cao…
- Giải pháp:
Quy hoạch lại đô thị theo hướng “phi tập
trung”:
+ Xây dựng nhiều thành phố vệ tinh.
+ Chuyển dịch công nghiệp và dịch vụ đến
các vùng mới.
+ Đẩy mạnh đô thị hóa nông thôn.

Hoạt động 4: Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kĩ năng bài học cho hs.
2. Phương thức
16


- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a, Giáo viên giao nhiệm vụ cho học sinh: Trả lời câu hỏi 1,2 sgk trang 55.
b, Học sinh thực hiện nhiệm vụ tại lớp.
Hoạt động 5: Vận dụng
1. Mục tiêu
- Giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học được vào một vấn đề cụ thể
của thực tiễn: phát triển đô thị cần tiến hành theo quy hoạch.
2. Nội dung
- GV hướng dẫn HS tự đặt vấn đề để liên hệ hoặc vận dụng.
3. Đánh giá
------------------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng:


Tiết 19 - Bài 17:
Ô NHIỄM MÔI TRƯỜNG Ở ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường.
- Hậu quả của vấn đề ô nhiễm môi trường.
- Biện pháp giải quyết vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Kĩ năng
- Củng cố kĩ năng phân tích ảnh địa lí.
- Rèn luyện kĩ năng vẽ biểu đồ hình cột.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành năng lực
- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học, tự quản lí, giao tiếp, sáng
tạo, sử dụng CNTT và TT, sử dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống
kê, tranh ảnh, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
1. Đối với giáo viên
- Ảnh hoặc 1 số video về ô nhiễm môi trường không khí, nước ở đới ôn hòa và
VN.
2. Đối với học sinh
- Thước kẻ, bút chì, máy tính, sgk.
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
17


III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
*Kiể m tra bài cũ

- Nêu đặc điểm đô thị hóa ở đới ôn hòa?
- Nêu các vấn đề nảy sinh do sự phát triển nhanh của đô thị gây ra?
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
a) GV cho HS xem đoạn video ngắn về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay
và yêu cầu HS nhận xét về thực trạng ô nhiễm môi trường hiện nay.
b) HS suy nghĩ và báo cáo trước lớp, các HS khác bổ sung
c) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2. Tìm hiểu ô nhiễm không khí
1. Mục tiêu
- Trình bày được hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm không
khí.
- Phân tích được những vấn đề cơ bản tác động đến ô nhiễm không khí.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí...
2. Phương thức
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, video.
- Hoạt động nhóm và cá nhân.
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ
- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các
nhóm quan sát H17.1, 17.2 sgk, video về ô
nhiễm không khí đới ôn hòa, kênh chữ
mục 1 sgk và vốn hiểu biết, thảo luận các
nội dung về ô nhiễm không khí đới ôn hòa
theo dàn ý:
+ Hiện trạng.

+ Nguyên nhân.
+ Hậu quả.
+ Biện pháp.
- HS thực hiện nhóm.
- GV yêu cầu hs liên hệ VN và địa phương
em.
- HS thực hiện cá nhân.

1. Ô nhiễm không khí
- Hiện trạng: bầu khí quyển bị ô nhiễm
nặng nề .
- Nguyên nhân:
+ Khói bụi của các nhà máy công nghiệp
+ Khí thải của phương tiện giao thông
+ Do sự bất cẩn trong khi sử dụng năng
lượng nguyên tử.
- Hậu quả:
+ Mưa axít làm chết cây cối, ăn mòn các
công trình xây dựng, con người bị bệnh
về đường hô hấp.
+ Làm tăng hiệu ứng nhà kính → trái đất
nóng lên → băng ở cực tan ra → đe dọa
cuộc sống của người dân ở vùng thấp và

18


Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân và theo nhóm,
chuẩn bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp

về kết quả thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp
với đối tượng HS.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức hs trả lời cá nhân và cho các
nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ
xung, nhận xét.
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng và
mở rộng cho HS:
- GV: ngoài ra còn nguồn ô nhiễm khác.
(Nguồn ô nhiễm do các hoạt dộng tự
nhiên: bão cát, lốc bụi,núi lửa, cháy
rừng...)
+ “Mưa axít” là trong nước mưa có chứa
một lượng axít tạo nên chủ yếu từ khói xe
cộ và các nhà máy, đã thải vào không khí.
+ “Hiện tượng hiệu ứng nhà kính” là hiện
tượng lớp không khí ở gần mặt đất bị nóng
lên do các khí thải tạo nên một lớp màn
chắn ở trên cao như một lồng kính đã ngăn
cảnh bức xạ nhiệt từ mặt đất làm nó không
thoát được vào không gian.

ven biển.
+ Làm thủng tầng ôzôn, đe dọa sức khỏe
của con người.
+ Ô nhiễm phóng xạ nguyên tử.
- Biện pháp: Các nước phải kí nghị định

thư Kiôtô nhằm cắt giảm lượng khí thải
gây ô nhiễm, bảo vệ bầu khí quyển trong
lành của Trái Đất.

Hoạt động 3: Tìm hiểu ô nhiễm nước
1. Mục tiêu:
- Trình bày được hiện trạng, nguyên nhân, hậu quả của vấn đề ô nhiễm nguồn
nước.
- Phân tích được những vấn đề cơ bản tác động đến ô nhiễm nguồn nước.
- Kỹ năng: Rèn kỹ năng phân tích tranh ảnh địa lí...
2. Phương thức:
- Phương pháp nêu vấn đề, sử dụng tranh ảnh, video.
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
Hoạt động của giáo viên và học sinh

Nội dung chính

Bước 1.GV giao nhiệm vụ

2. Ô nhiễm nước
19


- GV chia lớp làm 4 nhóm, yêu cầu các nhóm
quan sát H17.3, 17.4 sgk, video về ô nhiễm
nước đới ôn hòa, kênh chữ mục 2 sgk và vốn
hiểu biết, thảo luận các nội dung về ô nhiễm
nước đới ôn hòa theo dàn ý:
+ Hiện trạng.

+ Nguyên nhân.
+ Hậu quả.
+ Biện pháp.
- HS thực hiện nhóm.
- GV yêu cầu hs liên hệ VN và địa phương
em.
- GV yêu cầu hs dựa vào vốn hiểu biết, giải
thích tại sao việc taaph trung với mật độ cao
các đô thị ở ven biển đới ôn hòa lại dẫn tới ô
nhiễm nước biển ven bờ?
- HS thực hiện cá nhân.
Bước 2.Thực hiện nhiệm vụ
- HS thực hiện cá nhân và theo nhóm, chuẩn
bị báo cáo GV, trao đổi với cả lớp về kết quả
thực hiện.
- Trong quá trình thực hiện GV quan sát và
điều chỉnh nhiệm vụ học tập cho phù hợp với
đối tượng HS.
Bước 3.Thảo luận, trao đổi, báo cáo
- GV tổ chức hs trả lời cá nhân và cho các
nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác bổ
xung, nhận xét.
Bước 4.Phương án KTĐG
- GV nhận xét và chốt lại đáp án đúng và mở
rộng cho HS:
GV: “Thủy triều đỏ” do lượng đạm và ni tơ
dư thừa trong quá trình sử dụng phân bón hóa
học trên đồng ruộng, từ các nhà máy phân
bón hóa học ở Nhật Bản, Tây Âu đổ ra
biển… Đây trở thành nguồn dinh dưỡng cho

tảo biển đỏ có chất độc phát triển rất nhanh.
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
20

- Hiện trạng: Các nguồn nước bị
ô nhiễm gồm nước biển , nước
sông, hồ, nước ngầm …
- Nguyên nhân:
+ Ô nhiễm nước biển là do váng
dầu, các chất độc hại đưa ra
biển.
+ Ô nhiễm nước sông, hồ và
nước ngầm là do hoá chất thải từ
các nhà máy, phân hoá học,
thuốc trừ sâu dư thừa trên đồng
ruộng, nước thải sinh hoạt, nước
thải nông nghiệp… đổ ra sông,
biển, ao hồ…
- Hậu quả: gây ra hiện tượng
thuỷ triều đỏ, thuỷ triều đen, ...
làm chết ngạt các sinh vật sống
trong nước, gây thiếu nước sạch
cho đời sống và sản xuất.
- Biện pháp: Kiểm soát và xử lí
các chất thải công nghiệp, sinh
hoạt ra sông, biển, ao, hồ.


- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bài học cho hs.

2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động
a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Vẽ biểu đồ hình cột thể hiện lượng khí thải độc hại bình quân theo đầu người
cao nhất thế giới và tính tổng lượng khí thải của từng nước trong năm 2000 ở
Hoa Kì và Pháp (sgk trang 58).
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp (hết thời gian GV có thể hướng dẫn HS về nhà)
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường ở VN và địa phương.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm môi trường ở địa phương (ô nhiễm không khí
và nguồn nước)
- Đưa ra biện pháp khắc phục cho vấn đề trên.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên các HS làm bài và nhận xét sản phẩm
HS

-------------------------------------------Ngày soạn:
Ngày giảng:
Tiết 20 - Bài 18. THỰC HÀNH:

NHẬN BIẾT ĐẶC ĐIỂM MÔI TRƯỜNG ĐỚI ÔN HÒA
I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức
- Đặc điểm khí hậu của ba kiểu môi trường chính trong đới ôn hòa.
- Các kiểu rừng ở đới ôn hòa.
- Ô nhiễm khí quyển, nguồn nước.

2. Kĩ năng
- Phân tích ảnh địa lí.
- Có kĩ năng tìm tháng khô hạn trên biểu đồ khí hậu T = 2P (10C = 2mm).
- Biết đọc, phân tích biểu đồ đồ thị.
3. Thái độ
- Giáo dục HS ý thức bảo vệ môi trường.
4. Định hướng hình thành năng lực
21


- Năng lực chung: Giải quyết vấn đề, hợp tác, tự học, tự quản lí, giao tiếp, sử
dụng ngôn ngữ, tính toán.
- Năng lực chuyên biệt: Tư duy tổng hợp theo lãnh thổ; sử dụng số liệu thống
kê, tranh ảnh, video.
II. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
1. Đối với giáo viên
- Các tranh ảnh, video về ô nhiễm không khí đới ôn hòa. về các kiểu rừng đới
ôn hòa.
2. Đối với học sinh
- Thực hiện các dự án đã được phân công và chuẩn bị báo cáo.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định: Kiểm tra vệ sinh, sĩ số lớp học.
*Kiể m tra bài cũ
- Cho biết nguyên nhân, hậu quả và biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm
không khí ở đới ôn hòa? Em hiểu thế nào là hiện tượng làm tăng “Hiệu ứng nhà
kính”?
- Giải thích hiện tượng “Thủy triều đỏ”?
2. Các hoạt động học tập
Hoạt động 1. Đặt vấn đề
a) Hãy quan sát bản đồ các môi trường địa lí và xác định vị trí, giới hạn , sự

phân hóa khí hậu của môi trường đới ôn hòa.
b) HS xác định trên bản đồ.
c) GV sử dụng nội dung HS trả lời để tạo tình huống có vấn đề và dẫn dắt vào
nội dung bài học.
Hoạt động 2. Xác định các biểu đồ tương quan nhiệt - ẩm dưới đây thuộc
các môi trường nào của đới ôn hòa
1. Mục tiêu
- Đặc điểm khí hậu của ba kiểu môi trường chính trong đới ôn hòa.
- Rèn kỹ năng đọc, phân tích biểu đồ đồ thị.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân và nhóm
3. Tổ chức hoạt động
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS
- Quan sát biểu đồ tương quan nhiệt ẩm SGK trang 59 mục 1 trả lời câu hỏi sau:
- Cách biểu hiện trên bản đồ có gì mới? (Nhiệt độ và lượng mưa đều biểu hiện
bằng đường).
- Giáo viên cho học sinh thảo luận nhóm.
Nhóm 1: Phân tích biểu đồ tương quan nhiệt ẩm ở biểu đồ A.
Nhóm 2: Phân tích biểu đồ tương quan nhiệt ẩm ở biểu đồ B.
22


Nhóm 3: Phân tích biểu đồ tương quan nhiệt ẩm ở biểu đồ C.
- GV Gợi ý những nội dung cần thảo luận:
+ Phân tích nhiệt độ: mùa hạ, mùa đông.
+ Lượng mưa: mùa hạ, mùa đông.
+ Hướng dẫn HS cách tìm các tháng khô hạn dựa vào các tháng có nhiệt độ cao
hơn lượng mưa.
=> Kết luận về kiểu khí hậu.
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi trong nhóm theo yêu cầu và

chuẩn bị báo cáo GV.
- Trong quá trình HS thảo luận, giáo viên quan sát và điều chỉnh nhiệm vụ học
tập cho phù hợp với đối tượng HS.
Bước 3: Giáo viên tổ chức cho HS báo cáo kết quả.
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả.
(Giáo viên gọi học sinh yếu dựa vào nội dung thảo luận của nhóm trả lời).
- Nhóm khác nhận xét bổ sung.
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức theo bảng:
Biểu
đồ

Nhiệt độ

Lượng mưa

Mùa hạ

Mùa đông

A

100C

9 tháng < Mưa ít
00C

B

250C


100C

Khô hạn

Mưa nhiều

Môi trường
địa trung hải

C

< 150C

50C

Mưa ít

Mưa nhiều

Môi trường ôn
đới hải dương

Mùa hạ

Kết luận

Mùa đông
Chủ yếu mưa Môi trường
tuyết
ôn đới lục địa


- Ghi điểm cho các nhóm.
Hoạt động 3. Nhận xét và giải thích về sự gia tăng lượng CO2 trong không
khí
từ năm 1840 đến 1997
1. Mục tiêu
- Nguyên nhân lượng khí thải CO2 không ngừng tăng.
- Rèn kỹ năng nhận xét, phân tích bảng số liệu.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân
3. Tổ chức hoạt động
Bước 1: Giáo viên giao nhiệm vụ cho HS
- Từ số liệu qua các năm hãy cho nhận xét về lượng CO2?
- Nguyên nhân nào làm cho lượng khí thải CO2 tăng như vậy?
23


Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ: HS trao đổi cá nhân.
Bước 3: GV tổ chức cho HS báo cáo và bổ sung kết quả cho nhau
Bước 4: Giáo viên nhận xét và chuẩn xác kiến thức
- Lượng CO2 không ngừng tăng.
- Lượng khí thải CO2 vào khí quyển là nguyên nhân làm Trái Đất nóng lên.
(Do sản xuất công nhiệp phát triển, tiêu dùng chất đốt ngày càng tăng: gỗ phế
liệu nông nghiệp, lâm nghiệp làm chất đốt trong sinh hoạt ngày càng tăng).
Hoạt động 4. Luyện tập
1. Mục tiêu
- Nhằm củng cố lại kiến thức đã học, rèn luyện kỹ năng bài học cho hs.
2. Phương thức
- Hoạt động cá nhân.
3. Tổ chức hoạt động

a) GV giao nhiệm vụ cho HS
- Đặc điểm cơ bản môi trường đới ôn hòa.
- Tác hại của khí thải đối với thiên nhiên và con người.
b) HS thực hiện nhiệm vụ tại lớp (hết thời gian GV có thể hướng dẫn HS về nhà)
c) GV kiểm tra kết quả thực hiện của HS. Điều chỉnh kịp thời những vướng mắc
của HS trong quá trình thực hiện.
Hoạt động 5. Vận dụng
1. Mục tiêu: giúp HS vận dụng hoặc liên hệ kiến thức đã học để áp dụng vào
thực tiễn về vấn đề ô nhiễm môi trường.
2. Nội dung: GV giao nhiệm vụ cho HS:
- Tìm hiểu về thực trạng ô nhiễm không khí ở địa phương (ô nhiễm không khí và
nguồn nước)
- Phân tích được tác hại của khí thải vào không khí đối với thiên nhiên và con
người.
- Đưa ra biện pháp khắc phục cho vấn đề trên.
3. Đánh giá: GV khuyến khích, động viên HS làm bài và nhận xét sản phẩm
của HS
--------------------------------------------------------

24



Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×