Tải bản đầy đủ (.docx) (43 trang)

Khảo sát một số bênh của gà thịt nuôi tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ dựa trên đặc điểm bệnh và biện pháp phòng trị

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (641.95 KB, 43 trang )

MỤC LỤC


DANH MỤC BẢNG
ST
T
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13

Tên bảng

Trang

Bảng 2.1. Các loại cầu trùng gây bệnh cho gà
Bảng 4.1: Tỉ lệ mắc và tỷ lệ chết của bệnh cầu trùng, viêm ruột
hoại tử, Newcastle, CRD ở giai đoạn 1-21 ngày tuổi
Bảng 4.2: Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của bệnh cầu trùng,viêm ruột
hoại tử, Newcastle, CRD ở giai đoạn 22-60 ngày tuổi
Bảng 4.3: Tỷ lệ mắc và tỷ lệ chết của bệnh cầu trùng, viêm ruột
hoại tử, Newcatsle, CRD theo giai đoạn của bệnh


Bảng 4.4: tỷ lệ nhiễm bệnh CRD qua triệu trứng lâm sàng
Bảng 4.5: tỷ lệ nhiễm bệnh cầu trùng gà qua triệu trứng lâm sàng
Bảng 4.6: Tỷ lệ nhiễm bệnh viên ruột hoạt tử qua triệu trứng lâm
sàng
Bảng 4.7: Tỷ lệ nhiễm bệnh new qua triệu trứng lâm sàng
Bảng 4.8. Đối với việc điều trị bệnh CRD
Bảng 4.9. Đối với việc điều trị bệnh cầu trùng
Bảng 4.10. Đối với bệnh Newcastle
Bảng 4.11. Đối với bệnh viêm ruột hoại tử
Bảng 4.12. Bảng đánh giá phác đồ điều trị

8
23
24
25
26
27
28
29
33
33
34
35
35


PHẦN I
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chăn nuôi gia cầm nói chung, chăn nuôi gà nói riêng, là nghề sản xuất

truyền thống lâu đời và chiếm vị trí quan trọng thứ hai trong tổng giá trị sản xuất
của ngành chăn nuôi nước ta. Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của xã
hội, ngành chăn nuôi gia cầm nước ta có những bước phát triển mạnh mẽ cả về
chất lượng và số lượng, trở thành một trong những ngành chiếm vị trí quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp, là nguồn cung cấp thực phẩm quan trọng cho xã hội.
Đàn gia cầm cả nước tiếp tục phát triển, thị tr ường tiêu th ụ tốt, giá
bán thịt gia cầm ở mức có lãi cho người chăn nuôi. Các mô hình gia tr ại,
trang trại đa dạng về đối tượng và chất lượng đàn ngày càng tăng. Ng ười
chăn nuôi tập trung sản xuất để đáp ứng thị trường tiêu th ụ cuối năm và
dịp tết sắp tới. Theo kết quả điều tra chăn nuôi kỳ 01/10/2017, đàn gia
cầm cả nước ước có 385,5 triệu con, tăng khoảng 6,6%, sản lượng th ịt gia
cầm hơi xuất chuồng đạt 1,03 triệu tấn, tăng 7,3%, sản lượng tr ứng gia
cầm đạt 10,6 triệu quả, tăng 12,6%. Một số tỉnh có sản l ượng tr ứng gia
cầm lớn tăng cao là: Thái Nguyên tăng 33,04%, Bắc Giang tăng 15,02%; Phú
Thọ tăng 41,58%; Thanh Hóa tăng 14,86%; Hà Tĩnh tăng 19,48%; Bình
Định tăng 27,81%; Lâm Đồng tăng 18,23%; Long An tăng 26,97%; Ti ền
Giang tăng 20,47% và Sóc Trăng tăng 38,99%.
Tuy nhiên, cùng với sự phát triển của ngành chăn nuôi thì tình hình dịch
bệnh cũng có những diễn biến phức tạp và đang hoành hành khắp nơi đang là
mối lo ngại cho người chăn nuôi.
Đặc biệt là các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm với tỷ lệ nhiễm nhiều và gây
chết với tỷ lệ cao như : Hen gà (CRD), cầu trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle,
Marek.Trong khi đó chăn nuôi thịt thì quy mô chăn nuôi lớn, các khoản thu chi
lớn khi dịch bệnh xảy ra sẽ đồng nghĩa với việc phải tăng thêm các khoản chi
tốn cho chữa trị, kéo theo sản lượng và chất lượng sản phẩm kém dẫn tới giá
thành thấp gây ra những thiệt hại kinh tế đáng kể. Vì vậy, việc nắm bắt tình hình
dịch bệnh gà là cần thiếtđể kịp thời đưa ra những biện pháp phòng chống bệnh

3



kịp thời, hiệu quả, hạn chế dịch bệnh lây lan và giảm thiểu thiệt hại kinh tế cho
người chăn nuôi.
Huyện Phù Ninh là một huyện có phong trào chăn nuôi gia cầm phát triển
của tỉnh Phú Thọ, nhiều trang trại chăn nuôi có quy mô lớn, vừa và nhỏ. Tuy
nhiên với mật độ nuôi dày đặc và nằm trong khu vực khí hậu nhiệt đới gió mùa
đã tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus, nấm,….dễ dàng phát triển vì vậy vấn đề
dịch bệnh trong chăn nuôi gà rất khó khống chế nhất là các bệnh truyền nhiễm
như: Hen gà (CRD), cầu trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle, Marek.
Xuất phát từ thực tế trên chúng tôi thực hiện đề tài:
“Khảo sát một số bênh của gà thịt nuôi tại huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ dựa
trên đặc điểm bệnh và biện pháp phòng trị”
1.2. Mục đích của đề tài
- Theo dõi một số bệnh quan trọng thường xảy ra trên đàn gà nuôi tại trại
gà của anh Nguyễn Văn Hưởng ở Liên Hoa - Phù Ninh - Phú Thọ.
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng và bệnh tích để nắm bắt được bệnh và đưa
ra được phác đồ điều trị bệnh hiệu quả
1.3. Ý nghĩa của việc nghiên cứu
1.3.1. Ý nghĩa thực tiễn
- Giúp mọi người có thể dễ dàng xác định được các bệnh cầu trùng, viêm
ruột hoại tử, Newcastle, CRD một cách dễ dàng hơn.
- Có thể áp dụng các biện pháp phòng và phác đồ điều trị các bệnh cầu
trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD một cách có hiệu quả nhất
1.3.2. Ý nghĩa khoa học
- Kế quả đề tài là thông tin khoa học về tỷ lệ mắc và các phác đồ điều trị
hiệu quả cho các bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD
- Là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu tiếp theo.

4



PHẦN II
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Tổng quan về cơ sở điều tra
2.1.1. Một vài nét khái quát về trang trại điều tra
Trại gà thịt nhà anh Nguyễn Văn Hưởng là trang trại nuôi gà thịt theo hình
thức nuôi bán chăn thả. Tổng diện tích khoảng 10000m2 trong đó có 500m2
dùng để xây nhà ở và 50m2 dùng để xay nhà kho nơi đựng thức ăn và thuốc
chữa bệnh cho đàn gà, 6000m2 dùng để xây chuồng trại còn lại dùng để tròng
trọt và sử dụng vào mục đích khác. Trại gà với quy mô lớn với khoảng 1 vạn gà
và được nuôi chia ra làm nhiều chuồng và lứa tuổi khác nhau. Trại bao gồm có 8
chuồng nuôi gà lớn mỗi chuồng có diện tích khoảng 800m 2 và hai chuồng úm
với diện tích khoảng 200m2 .
Tất cả các chuồng nuôi đều đcược trang bị đầy đủ tất cả các dụng cụ cần
thiết như hệ thống uống nước tự động, máng ăn to, nhỏ phù hợp với từng lứa
tuổi của gà, chuồng được xây dựng theo hình thức chuồng hở và có bạt bao
xuông quanh.
Mái chuồng được lợp bằng tôn chống nóng. Trên có lắp đặt hệ thống dàn
phun mưa để chống nóng. Độn chuồng là một lớp trấu dày 7 – 10cm.
Khoảng cách giữa các dãy chuồng là 15m. Ở đầu mỗi trại đều có hố chứa
nước sát trùng hoặc vôi để mỗi khi người từ bên ngoài vào các dãy chuồng đó
đều phải đi qua.
Quy mô của trại
Trại gà với quy mô lớn với khoảng 1 vạn gà và được nuôi chia ra làm
nhiều chuồng và lứa tuổi khác nhau. Trại bao gồm có 8 chuồng nuôi gà lớn mỗi
chuồng có diện tích khoảng 800m2 và hai chuồng úm với diện tích khoảng
200m2 .
Thời gian mỗi lứa gà ở trại thông thường là 5 tháng kết thúc 1 lứa gà
gồm:4 tháng 10 ngày – 4 tháng 15 ngày nuôi và thời gian từ 10 – 14 ngày để
thực hiện các công việc dọn dẹp chồng trại, tiêu độc khử trùng và chuẩn bị các


5


phương tiện kỹ thuật cần thiết chuẩn bị cho lứa nuôi mới và sau đó lại tiếp tục
một quy trình mới
2.1.2. Công tác thú y và tình hình dịch bệnh trên đàn gà ở trại
Công tác thú y của trại
Vệ sinh phòng bệnh nhằm nâng cao sức đề kháng cho đàn gà nên trại rất
chú trọng công tác vệ sinh phòng bệnh. Cùng với việc vệ sinh thức ăn, nước
uống, vật nuôi, dụng cụ chăn nuôi...thì việc vệ sinh chuồng trại, môi trường
xung quanh khu chăn nuôi được anh Hưởng rất quan tâm. Trại thường sử dụng
các dung dịch sát trùng như: Ominicide, Formol...v.v. Các cổng ra vào của trại
đều có hố sát trùng. Các phương tiện vận chuyển trước khi vào và trước khi ra
khỏi trại đều được phun thuốc sát trùng. Các cửa đi vào các khu sản xuất đều có
hố sát trùng.
Quy trình làm vắc xin cũng được làm đầy đủ các loại vắc xin do anh
hưởng tập hợp và đúc rút từ các quy trình làm vắc xin của các trại lớn và của các
công ty để phù hợp với điều kiện của trại nhất.
2.2 Tổng quan về cơ sở khoa học
2.2.1.. Những yếu tố của quá trình sinh dịch
Dịch bệnh (tiếng Anh: epidemic) là sự lây lan nhanh chóng của một bệnh
truyền nhiễm với số lượng lớn, bị nhiễm trong một hoặc nhiều khu vực trong
vòng một thời gian ngắn
Qúa trình sinh dịch là quá trình bệnh truyền nhiễm gia cầm được dựa vào
tính chất lây lan mạnh phát tán rộng.Khi một dịch bệnh xảy ra, có thể diễn ra
trong một vùng nhất định hay phát tán cả một vùng rộng lớn hoặc có chiều
hướng lây lan mang tính chất lãnh thổ. Đây được coi là đặc điểm của bệnh
truyền nhiễm mà các bệnh khác không có.
Nguyên lý:

Dịch bệnh muốn phát sinh cần phải có đầy đủ 3 yếu tố:
Nguồn bệnh - Các nhân tố trung gian truyền bệnh - Động vật cảm thụ. Đây là 3
khâu của quá trình sinh dịch, chỉ cần cát bỏ 1 trong 3 khâu thì dịch bệnh không
thể phát sinh.
6


Mầm bệnh

Nguồn bệnh

Động vật cảm thụ

Dịch bệnh
Mầm bệnh

Nhân tố truyền lây

Mầm bệnh

Hình 2.1. Qúa trình truyền lây dịch bệnh
2.2.1.1. Nguồn bệnh
Nguồn bệnh chính là khâu đầu tiên và chủ yếu của quá trình sinh dịch. Là
nơi mầm bệnh có thể cư trú thuận lợi, sinh sôi nảy nở và từ đó trong những điều
kiện nhất định sẽ xâm nhập vào động vật cảm thụ bằng cách này hay cách khác
để gây bệnh. Có nhiều loại nguồn bệnh như: Động vật đang mắc bệnh, động vật
mang trùng, nguồn bệnh là người hay gia súc và nguồn dịch tự nhiên. Trong đó
động vật mang trùng là nguồn bệnh cực kỳ nguy hiểm chúng thường làm lây lan
dịch bệnh hơn cả động vật ốm. Ở một số bệnh truyền nhiễm, động vật mang
trùng có tác dụng quyết định làm cho dịch phát sinh. Các bệnh như: Dịch tả lợn,

phó thương hàn, tụ huyết trùng, lở mồm long móng…Là các bệnh thường phát
sinh từ động vật mang trùng.
2.2.1.2. Nhân tố trung gian truyền bệnh
Nhân tố trung gian truyền bệnh là khâu thứ 2 của quá trình sinh dịch, có
vai trò chuyển tải mầm bệnh từ nguồn bệnh đến động vật cảm thụ. Mầm bệnh
sau khi được nguồn bệnh bài xuất ra ngoài sẽ tồn tại một thời gian nhất định
trong các nhân tố trung gian như: Yếu tố truyền lây sinh vật (côn trùng, tiết túc,
các động vật,…), yếu tố truyền lây không phải là sinh vật (đất, nước, không khí,
thức ăn, và xác chết…). Rồi sẽ bị tiêu diệt nếu như không có cơ hội xâm nhập
vào động vật cảm thụ.
2.2.1.3. Động vật cảm thụ
Động vật cảm thụ là những loài động vật có khả năng mắc một bệnh
truyền nhiễm nào đó. Đây là khâu thứ 3 không thể thiếu được trong quá trình
7


sinh dịch. Có nguồn bệnh và các nhân tố trung gian truyền bệnh nhưng nếu cơ
thể động vật không cảm thụ với bệnh (do có miễn dịch) thì dịch bệnh không thể
phát sinh. Vậy sức cảm thụ của động vật với bệnh là điều kiện bắt buộc để dịch
phát sinh và phát triển. Sức cảm thụ đối với bệnh phụ thuộc vào sức đề kháng
của chúng. Do vậy ta phải tăng sức đề kháng cho động vật cảm thụ bằng cách
chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh và định kỳ tiêm phòng vaccine hoặc kháng huyết
thanh…Để tăng cường hệ thống miễn dịch không đặc hiệu và miễn dịch đặc
hiệu của động vật cảm thụ làm cho dịch bệnh không thể phát sinh.
2.3. Một số bệnh truyền nhiễm thường gặp ở gà thịt hiện nay
Chăn nuôi gà thịt với điều kiện khí hậu nước ta và điều kiện cơ sở tại
trang trại với mật độ đông thì gà cũng dễ mắc bệnh.Một số bệnh mà gà nuôi gà
thịt gà mắc phải gồm:
2.3.1. Bệnh hen (CRD) gà
Bệnh hen hay bệnh đường hô hấp mạn tính của gà (CRD) gây ra bởi vi

khuẩn Mycoplasma gallisepticum (MG) là một trong các bệnh quan trọng và gây
thiệt hại về kinh tế nghiêm trọng trong chăn nuôi gà: làm giảm sản lượng thân
thịt, giảm tiêu thụ thức ăn...
2.3.1.1.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
- Do một loại vi khuẩn có tên Mycoplasma galliseptium (MG) gây ra.
Mycoplasma ở trong cơ thể gà và gây bệnh khi có tác nhân gây stress như
thời tiết thay đổi đột ngột, chế độ dinh dưỡng kém, tiêm ngừa... Mycoplasma chỉ
sống được 1-3 ngày khi đã ra khỏi cơ thể (ở trong phân, dụng cụ chăn nuôi),
trong dịch nhầy chúng tồn tại lâu hơn (khoảng 4-5 ngày) trong lòng đỏ trứng tồn
tại đến 18 ngày.
Hầu hết các chất sát trùng đều có khả năng diệt Mycoplasma như: phenol,
formol, propiolactone, methiolate... Các loại kháng sinh có tác dụng điều trị
thuộc nhóm Tetracycline, Macrolides và Quinolones từ thế hệ thứ 2.
Cơ chế sinh bệnh:

8


- MG xâm nhập vào cơ thể gà qua đường hô hấp trên hoặc qua màng kết,
ký sinh và gây viêm nhẹ niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc mũi và các xoang
quanh mũi, thành các túi hơi và từ đó đến các cơ quan bộ phận khác trong cơ thể
- Khả năng bám dính của MG vào tế bào biểu mô đóng vai trò rất quan
trọng trong cơ chế gây bệnh. Những biến đổi ở lớp biểu mô khí quản do MG có
thể đóng vai trò nguyên phát hoặc thứ phát gây bệnh.
- MG có thể nhân lên trong tế bào không có chức năng thực bào, khiến
cho chúng đề kháng lại vật chủ cũng như kháng lại kháng sinh trong điều trị, gây
bệnh ở thể mạn tính, qua niêm mạc đường hô hấp để gây nhiễm trùng toàn thân
2.3.1.2. Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh từ 6 – 21 ngày.
- Triệu chứng đặc trưng của bệnh là chảy nước mắt nước mũi, sưng mặt.

Khi gà thở luôn phát ra tiếng khò khè ở khí quản, gà luôn vẩy mỏ để thở. Gà bị
bệnh chậm lớn rõ rệt. Bệnh còn gây viêm khớp cấp tính ở các khớp mắt cá và
khớp khuỷu chân. Khớp khuỷu sưng rất to trong bao khớp có nhiều dịch nhầy.
Tư thế ngồi trên khuỷu là triệu chứng đặc trưng của gà bị bệnh CRD. Tỷ lệ chết
ở gà không đáng kể nếu không bị ghép với các bệnh khác nhưng ảnh hưởng
nghiêm trọng tới tăng trọng, tỷ lệ thân thịt và sức tiêu thụ thức ăn...
- Triệu chứng sẽ nặng hơn khi CRD ghép với một số bệnh khác, nhiều
nhất là E.coli, ND, IB... và thường được gọi là bệnh phức hợp (complicated
CRD – CCRD) với các triệu chứng giảm ăn, chảy nước mũi, xuất hiện âm rale
khí quản, ho, viêm kết mạc mắt, chảy nước mắt, sưng đầu, gà ủ rũ và chết sau
khi mắc bệnh 3 - 4 ngày, tử số có thể lên đến 30%, số còn lại chậm lớn.
2.3.1.3. Bệnh tích
- Dịch viêm xuất hiện ở xoang mũi, hai lỗ mũi và cả ở túi khí. Dịch tiết
lúc đầu trong, có nhiều bọt, về sau trở nên vàng và đục hơn.
- Túi khí dày lên hoặc trở nên đục, có nhiều bọt khí hoặc phủ những hạt
fibrin.
- Viêm màng bao quanh gan
- Viêm màng bao tim.
9


- Viêm xoang mũi.
- Viêm kết mạc mắt.
- Lách sưng to.
- Viêm phổi (nếu có sự kết hợp với các loại vi trùng khác).
2.3.1.4. Phòng bệnh
+ Vệ sinh chuồng trại, vệ sinh máy ấp thật tốt và bằng các loại thuốc sát trùng.
+ Nuôi gà với mật độ vừa phải, cần lưu ý đến tiểu khí hậu chuồng nuôi,
trong đó thông thoáng và mát là 2 yếu tố quan trọng, chuồng trại thiếu thông
thoáng, nồng độ các loại khí độc như: NH2 , H2S, Clor, CO2 cao, các khí này gây

các tổn hại nhất định ở xoang mũi, thanh khí quản... Sẽ tạo điệu kiện cho sự
bùng nổ CRD và các bệnh hô hấp khác.
+ Trên đàn gà giống, thường xuyên tiến hành kiểm tra máu để loại thải
các gà dương tính với CRD.
+ Cung cấp đầy đủ các loại vitamin nhất là vitamin A, vitamin C, các chất
điện giải nhằm tăng cường sức đề kháng của đàn gà.
+ Sử dụng kháng sinh hoặc vaccin ngừa bệnh. Tuy nhiên việc tiêm phòng
CRD đôi khi có thể làm cho đàn gà phát bệnh nếu trước đó đã bị nhiễm CRD.
+ Nhiều nhà chăn nuôi thường dùng kháng sinh để phòng bệnh, sau một
thời gian dài sử dụng, nhiều kháng sinh trước đây nhạy cảm với Mycoplasma
nay đã bị đề kháng như Tylosin, Erythromycine, Spiramycin, Oxytetracycline...
2.3.1.5. Điều trị
MG có khả năng mẫn cảm với nhiều loại thuốc kháng sinh thuộc nhóm
macrolides, tetracyclines, fruoroquinolones và nhiều loại kháng sinh khác nhưng
lại kháng với kháng sinh nhóm penicillin, các kháng sinh hoạt động theo cơ chế
ức chế tổng hợp màng tế bào.
Một số kháng sinh được sử dụng để điều trị bệnh do MG gây ra:
- Oxytetracycline hoặc chlotetracycline với liều 200g/tấn thức ăn, cho ăn
liên tục trong vài ngày.
- Tylosin tiêm dưới da với liều 7 – 10mg/kg thể trọng hoặc cho uống 2 –
3g/4,5 lít nước uống trong vòng 3 – 5 ngày.
10


- Tiamulin hoặc tiamuli + doxycilin có thể dùng để điều trị.
2.3.2. Bệnh cầu trùng ở gà
Tuy là bệnh ký sinh trùng, nhưng lại lây lan rất nhanh và chủ yếu qua đường
miệng. Bệnh gây nhiều thiệt hại về kinh tế cho người chăn nuôi. Bệnh làm tăng số
gà còi, giảm tốc độ lớn cho toàn đàn, gây chết cao ở gà con từ 30 – 100%.
2.3.2.1. Nguyên nhân

Mầm bệnh là các loài cầu trùng thuộc giống Eimeria. Trong đó chủ yếu
loài gây bệnh là:

11


Bảng 2.1. Các loại cầu trùng gây bệnh cho gà
T
T

Loài

Tác giả,
năm mô tả

Hình
dạng

Kích thước
(µ)

Lỗ noãn
(có, không)

Màu sắc

Thời gian sản
sinh
bào tử
(giờ)


Vị trí
ký sinh

1

Eimeria tenella

Orlov, 1975

bầu dục

(14,2 - 20,0)
x (9,5 - 24,8)

không

xanh nhạt

18 - 48

Manh
tràng

2

Eimeria maxima

Tyzzer, 1929


bầu dục

(21,4-42,5)
x (16,5-29,8)

không

hơi vàng,
vỏ hơi xù xì

30 - 48

giữa ruột
non

3

Eimeria acervulina

Tyzzer, 1929

bầu dục

(16,0-20,3)
x (12,7-16,3)



không màu


13 - 17

đầu ruột
non

4

Eimeria mivati

Tyzzer, 1929

trứng

(10,7 - 20,0)
x (10,1 - 15,3)



không mầu

18 - 21

tá tràng

5

Eimeria mitis

Tyzzer, 1929


Hơi
tròn

(11 – 19)
x (10 – 17)



không màu

24

ruột non,
ruột già

không

không màu

24

ruột già,
cuối ruột
non



không màu

48


đầu ruột
non

6

Eimelỉa brunetti

Johnson, 1930

bầu dục

(20,7-30,3)
x (18,1-24,2)

7

Eimeria hagani

Levine, 1942

Bầu dục

(15,8-29,9)
x (14,3-29,5)

không

không màu


24 - 36

ruột non,
manh
tràng

không

không màu

24 - 36

đầu ruột
non

8

Eimeria necatrix

Tyzzer, 1929

bầu dục

(13-20)
x (13,1-18,3)

9

Eimeria praecox


Tyzzer, 1929

bầu dục

(16,6-27,7)
x (14,8-19,4)
12


- Lứa tuổi gà mắc bệnh cũng phụ thuộc loài cầu trùng, E.tenella chỉ gây
bệnh cho gà dưới một tháng tuổi, E.maxima gây bệnh cho gà trên hai tháng tuổi.
Gà con từ 15 - 45 ngày tuổi nhiễm các loài cầu trùng với tỷ lệ cao, chết nhiều.
- Đường lây nhiễm chủ yếu là qua hệ thống tiêu hóa. Gà ăn phải noãn
nang cảm nhiễm lẫn trong thức ăn, nước uống, chuồng nuôi, dụng cụ chăn nuôi
bị nhiễm cầu trùng.
- Điều kiện chuồng nuôi và môi trường chăn nuôi bị ô nhiễm sẽ làm mầm
bệnh tồn tại, lưu hành lâu dài. Chuồng trại chật chội, ẩm ướt, chất độn chuồng
để quá lâu ... là các yếu tố làm bệnh phát triển .
- Bệnh cầu trùng xảy ra quanh năm, nhưng tập trung vào các tháng nóng
ẩm mùa xuân và mùa thu.
2.3.2.2. Vòng đời
- Cầu trùng có hai giai đoạn phát triển trong vòng đời: giai đoạn sinh sản
vô tính và giai đoạn sinh sản hữu tính thực hiện trong cơ thể gà và một giai đoạn
sinh sản bào tử ở bên ngoài.
- Noãn nang là một giai đoạn phát triển của cầu trùng có hình bầu dục
hoặc tròn có lớp vỏ gồm hai màng bên trong có nguyên sinh chất và hạt nhân,
sau khi theo phân ra ngoài môi trường, noãn nang hình thành bào tử ở nhiệt độ,
độ ẩm, oxy thích hợp. Trong mỗi noãn nang hình thành 4 bào tử nguyên bào
trong mỗi nguyên bào lại có hai bào tử thể. Noãn nang có đủ 8 bào tử thể hoàn
chỉnh sẽ có khả năng gây bệnh.

- Noãn nang thành thục xâm nhập vào gia cầm qua đường tiêu hóa. Do tác
động của các enzym tiêu hóa đã phá hủy vỏ noãn nang và giải phóng các bào tử
thể. Chúng phân chia vào thành ruột đôi khi vào mô bào dưới niêm mạc. Tại đây
phân chia hạt nhân tiếp tục xảy ra tạo thành các thể phân lập. Thể phân lập phân
chia chất nguyên sinh tạo ra nhiều vi thể nhỏ và dài là Merozoit. Merozoit tiếp tục
phân chia nhiều lần một phần tạo ra tế bào lớn có một nhân (Macrogametogene)
và một phần tạo thành các tế bào nhỏ (Microgametogene). Hai loại tế bào này sẽ
hợp với nhau tạo thành giao tử thể (Zygota) giao tử này sẽ vỡ ra phát triển thành
noãn nang, thải ra môi trường ngoài...tiếp tuc vòng đơi mới.
13


2.3.2.3. Triệu chứng và bệnh tích
- Thời kỳ nung bệnh của gà là 4 – 7 ngày, tùy theo loài cầu trùng, thời kỳ
này gà ủ rũ, bỏ ăn, khát nước, đi loạng choạng. Sau đó, gà ỉa phân loãng màu
xanh nhưng về sau có màu chocolate có lẫn máu tươi, đôi khi chỉ toàn máu. Gà
thường chết sau 5 -7 ngày và tỷ lệ cao 40 – 60%, có trường hợp gà bị bại liệt.
- Nếu gà qua khỏi giai đoạn bệnh cấp tính, tổ chức mô ruột phát triển và
phục hồi trở lại nhưng rất chậm. Gà có thể khỏi nhưng trở nên còi cọc, giảm
tăng trọng gây thiệt hại kinh tế.
- Mổ khám gà bệnh thấy ruột viêm, xuất huyết ở từng nơi tùy thuộc loài
cầu trùng ký sinh.
- Gà con mắc cầu trùng E.tenella thì: manh tràng giãn rộng, chứa đầy
máu, có lẫn chất nhầy màu trắng, niêm mạc bị tróc ra từng mảng.
2.3.2.4. Phòng bệnh
- Thực hiện tốt vệ sinh thú y: Đảm bảo thức ăn và nước uống sạch sẽ
không bị ô nhiễm cầu trùng.
- Chuồng trại phải giữ sạch sẽ, khô ráo, thoáng mát mùa hè, kín đáo, ấm
áp mùa đông. Định kỳ sát trùng, tẩy uế chuồng trại, dụng cụ chăn nuôi...
- Chăm sóc nuôi dưỡng: đảm bảo khẩu phần ăn đủ các chất dinh dưỡng,

đặc biệt thức ăn đạm và các vitamin A, D, E và vitamin nhóm B, giúp nâng cao
sức đề kháng của gà chống lại việc cảm nhiễm các loài cầu trùng.
- Sử dụng các hóa dược phong nhiễm: có thể dùng các hóa dược: Esb3
(cocci – stop), sulfaquinoxaline, amprolium, Grigecoccin, có thể trộn các hóa
dược này vào thức ăn hoặc cho gà uống.
- Dùng vaccine phòng bệnh: có thể dùng vacine Coccicax, Precovax cho
gà uống, vacine có hiệu giá bảo hộ đạt 60%. Gà dùng vacine có miễn dịch
nhưng có thể mang và thải noãn nang cầu trùng.
Liều phòng bệnh: 1 gram pha trong 1 lít nước, uống trong 4 - 7 ngày liên tục.
- Esb3: (hãng Novatis, Thuỵ Sỹ sản xuất):
Thành phần chính là Sulfachlozine sodium monohydrate (30%).
14


Liều điều trị bệnh: 1 gam pha trong 1 lít nước, cho uống 3 - 5 ngày. Nếu
chưa khỏi có thể lặp lại liệu trình trên sau khi dùng thuốc 2 - 3 ngày.
- Baycox (hãng Bayer, Đức sản xuất).
Thành phần chính là Toltrazuril: 25 mg
Liều điều trị: 1 ml pha trong liên tục trong 1 lít nước lít nước (tương
đương với nồng độ 25 ppm). Uống liên tục trong 2 ngày.
Ngoài ra còn có thể sử dung các loại thuốc Anticoccid, Avicoc, Ancoban,
Salinomycin…
2.3.2.5. Điều trị
Nguyên tắc: không nên dùng một lúc nhiều loại thuốc, cũng không nên
chỉ dùng một loại thuốc kéo dài nhiều năm trong một cơ sở chăn nuôi gà.
Hiện nay có nhiều loại thuốc phòng trị bệnh cầu trùng được sử dụng rộng rãi.
Một số hóa dược điều trị hiệu quả ở nước ta:
- Sunfamid và các nhóm hoá dược 1àm tăng cường hiệu lực của Sulfamid.
- Coccistop 2000 (hãng Intervet, Hà Lan sản xuất): thuốc bột màu trắng,
đóng gói200 gam, tan trong nước.

- Thuốc có tác dụng trên các loài cầu trùng E.acervulina, E.maxima,
E.tenella, E.brunetti, E.necatrix ở giai đoạn sinh sản nội sinh.
Liều điều trị bệnh: 1 gram pha trong 1 lít nước, uống trong 3 - 5 ngày liên tục.
2.3.3. Bệnh Newcastle (bệnh gà rù)
Bệnh newcastle hay còn gọi là bệnh gà rù là một bệnh truyền nhiễm cấp
tính và lây lan rất nhanh.Bệnh tích trên đường hô hấp, tiêu hóa và thần kinh.
Hiện nay bệnh là mối nguy hiểm cho ngành chăn nuôi gia cầm, bệnh thường gây
nhiễm ghép với các bệnh khác và tỉ lệ chết là 100%, gây ra những thiệt hại đáng
kể về kinh tế với những khoản chi khổng lồ cho công tác phòng bệnh, thuốc men
chữa trịvà nhiều khoản chi phí khác...
2.3.3.1.Nguyên nhân và cơ chế sinh bệnh
- Bệnh do virus thuộc nhóm Paramyxovirus gây bệnh cho gà mọi lứa tuổi,
đặc trưng bởi hiện tượng xuất huyết, viêm loét đường tiêu hoá. Bệnh lây lan
nhanh gây thiệt hại nghiêm trọng, có thể gây chết đến 100% trên đàn gà bệnh.
15


- Virus dễ bị diệt bởi thuốc sát trùng thông thường nhưng có thể tồn tại
nhiều năm trong môi trường mát. Bệnh lây lan chủ yếu qua đường hô hấp, tiêu
hoá, do tiếp xúc gà bệnh.
- Động vật cảm nhiễm: gà là loài mẫm cảm nhất, mọi giống gà, mọi lứa
tuổi đều có thể mắc bệnh. Khả năng gây bệnh cho gà của virus Newcastle tùy
thuộc vào chủng virus, đường xâm nhập, số lượng virus, điều kiện môi trường.
Gà con thường mắc bệnh cấp tính.
- Phương thức lây truyền: virus xâm nhập vào cơ thể chủ yếu qua đường tiêu
hóa, ngoài ra có thể lây qua đường hô hấp. Gà bệnh thường thải một số lượng lớn
virus qua phân làm lây lan bệnh cho gà khác trong đàn qua đường tiêu hóa.
- Cơ chế sinh bệnh: virus xâm nhập vào cơ thể theo đường tiêu hóa, qua
niêm mạc hầu họng rồi vào máu gây nhiễm trùng huyết. Cũng trong thời gian đó
căn bệnh đi vào hầu hết các cơ quan tổ chức của cơ thể gây ra viêm hoại tử. Nội

mô thành huyết quản bị phá hoại, gây xuất huyết làm thâm nhiễm dịch thẩm
xuất vào các xoang trong cơ thể. Virus tác động gây rối loạn tuần hoàn và tác
động vào trung khu hô hấp của hệ thần kinh trung ương gây hiện tượng khó thở
nghiêm trọng. Tùy vào chủng virus và động lực mà bệnh có thể ở dạng quá cấp
tính, cấp tính hay mạn tính.
- Gây bệnh thực nghiệm qua tiêm bắp, tĩnh mạch hoặc não có thể gây
triệu chứng thần kinh.
- Bệnh xảy ra quanh năm nhưng tập trung vào vụ đông xuân. Bệnh lây lan
nhanh, tỷ lệ mắc bệnh và chết cao.
2.3.3.2.Triệu chứng
- Thời gian nung bệnh ngắn, khoảng 2 – 15 ngày, thường từ 3 - 5 ngày.
Bệnh tiến triển theo 3 thể chính như sau:
- Thể quá cấp: Thường xuất hiện ở đầu ổ dịch, bệnh xảy ra rất nhanh, gà
chỉ ủ rũ vài giờ là chết.
- Thể cấp tính: Là thể phổ biến thường hay gặp nhất, trong đàn gà xuất
hiện bệnh một vài con ủ rũ, bỏ ăn, sốt cao 42 oC - 43oC, xoã cánh như khoác áo
tơi, chảy nước mũi màu trắng, xám hoặc đỏ nhạt hơi nhớt. Gà bệnh thường hắt
16


hơi nên kêu thành tiếng “toác, toác”. Diều sưng to do thức ăn không tiêu, khi
cầm chân gà dốc ngược từ miệng chảy ra chất nhớt mùi chua. Phân lúc đầu đặc
màu nâu sẫm sau loãng dần có màu trắng xám hay còn gọi “cứt cò”, lông đuôi
bết đầy phân.
- Thể mạn tính: Thường ở giai đoạn cuối ổ dịch, gà thường xuất hiện triệu
chứng thần kinh, gầy còm, chết vì đói và kiệt sức. Tuy nhiên nếu chúng vượt qua
gian đoạn này thì lành bệnh và được miễn dịch suốt đời.
2.3.3.3.Bệnh tích của gà mắc Newcastle
Gà mắc bệnh ở 3 thể như sau:
Thể quá cấp:

Bệnh tích không rõ, chỉ thấy những dấu hiệu xuất huyết ở ngoại tâm mạc,
màng ngực, cơ quan hô hấp.
Thể cấp tính:
Xoang mũi và miệng đều chứa dịch nhớt màu đục. Niêm mạc miệng, mũi,
khí quản xuất huyết, viêm phủ màng giả có Fibrin. Tổ chức liên kết vùng đầu,
cổ, hầu bị thuỷ thũng, thấm dịch xuất huyết vàng.
Thể mãn tính:
- Bệnh tích điển hình tập trung ở đường tiêu hoá niêm mạc dạ dày tuyến
xuất huyết màu đỏ, tròn bằng đầu đinh ghim, các điểm xuất huyết này có thể tập
trung thành từng vệt.. Dạ dày cơ xuất huyết. Ruột non xuất huyết, viêm. Trong
trường hợp bệnh kéo dài có thể có những nốt loét hình tròn, hình bầu dục, cúc
áo. Trường hợp bệnh nặng nốt loét có thể lan xuống ruột già, ruột non. Gan có
một số đám thoái hoá mỡ nhẹ màu vàng. Thận phù nhẹ có màu nâu xám. Bao
tim, xoang ngực, bề mặt xoang ức xuất huyết. Dịch hoàn, buồng trứng xuất
huyết thành từng vệt, từng đám.
- Xuất huyết các màng thanh dịch như bao tim, xoang ngực, bề mặt xoang
ức. Não viêm, xuất huyết.
2.3.3.4.Phòng bệnh
Vệ sinh phòng bệnh:
17


- Khi chưa có dịch xảy ra: Hạn chế người qua lại ở những nơi chăn nuôi
lớn tập chung. Người ra vào công nhân chăn nuôi phải sát trùng kỹ tay chân,
quần áo. Không lấy trứng từ những nơi nghi có bệnh, lấy trứng từ những nơi có
nguồn gốc rõ ràng. Gà nhập phải nuôi cách ly 10 ngày để theo dõi.
- Khi có dịch xảy ra: Tiêu diệt toàn bộ gà mắc bệnh và nghi nhiễm bệnh.
Tiêm phòng vacine, cách ly số còn lại ra khu vực riêng để theo dõi. Tổng tẩy uế
chuồng trại. Gia cầm chết phải được chôn sâu, lấp kỹ. Không mang gà bệnh, sản
phẩm của chúng ra khỏi vùng đang có dịch.

Phòng bệnh bệnh bằng vacine phòng bệnh:
- Vacine vô hoạt: an toàn nhưng khả năng sinh miễn dịch kém. Nuôi cấy
virus sau đó giết chết virus bằng beta – proplo – lactone hoặc Formol. Bổ trợ
keo phèn hoặc nhũ dầu. Đường đưa vacine: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.
- Vacine nhược độc: Được dùng rộng rãi trên thế giới và những nước có
bệnh lưu hành. Vacxin nhược độc được sản xuất từ các chủng virus thuộc nhóm
Lentogen hoặc Mesogen. Đường đưa vacine: cho uống, nhỏ mắt, nhỏ mũi,
nhúng mỏ, phun sương hoặc tiêm bắp, tiêm dưới da cánh.
- Một số chế phẩm vacine đang được sử dụng hiện nay: AVINEW 1000ds,
2000ds vacxin sống, đông khô, phòng bệnh Newcastle, chủng VG/GA trên gà.
- GALLIMUNE ND: Vắc xin vô hoạt phòng bệnh Newcastle trên gà.Gà
trên 3 tháng tuổi tái chủng bằng INACTI/VAC ND-BD-FC3 tiêm dưới da
0,5ml/con.
2.3.3.5. Điều trị
- Vì bệnh do virus nên không có thuốc điều trị đặc hiệu.
- Điều trị bệnh có kết quả bằng kháng huyết thanh Newcastle sản xuất từ
gà tây.
- Dùng vacine can thiệp trực tiếp vào ổ dịch
- Nên bổ sung thêm Vitamin C và Vitamin nhóm B, cải thiện khẩu phần
thức ăn có thể làm giảm bớt tỉ lệ tử vong trong giai đoạn cuối ổ dịch.

18


2.3.4. Bệnh viêm ruột hoại tử
- Đây là bệnh viêm hoại tử niêm mạc ruột do vi khuẩn Clostrium
perfringens typ C (Gram +) gây ra ở gà thuộc mọi hình thức chăn nuôi. Ở trong
các trường hợp cấp tính phân lập được vi khuẩn yếm khí Clostrium perfringens
sinh độc tố α, β, y- toxin. Bào tử vi khuẩn là loại chịu nhiệt, có thể sống trong
nước sôi trong vòng 2 giờ.

- Bệnh có thể ghép với bệnh Cầu trùng hoặc xảy ra sau khi thay đổi thức ăn.
Mật độ nuôi chật hoặc chuyển đàn có thể tạo điều kiện cho bệnh phát nhanh hơn.
2.3.4.1. Triệu chứng
- Bệnh xảy ra ở thể cấp tính với tỷ lệ mắc bệnh và tỷ lệ chết cao. Bệnh có
tính dịch địa phương và thường xảy ra ở đàn gà thịt 4-8 tuần tuổi.
- Bệnh xảy ra với thể cấp tính và thể mãn tính. Gà bệnh giảm ăn, chậm
chạp, ỉa phân khô có màu đen, đôi khi lẫn máu và nhầy gần giống triệu chứng
bệnh Cầu trùng. Gà hay nằm sấp gục đầu, xã cánh, không thể tự đứng và không
thể đi lại được. Tỷ lệ chết trong khoảng 5- 25%.
- Trong thể mãn tính triệu chứng lâm sàng không điển hình. Gà chậm lớn,
giảm cân, trong khi vẫn ăn uống bình thường và bị chết do gầy.
2.3.4.2. Bệnh tích
- Xác gầy ốm
- Niêm nạc ruột non sưng phồng, viêm, xuất huyết.
- Trong ruột niêm mạc sưng có dịch màu xanh sau chuyển sang màu nâu.
Giai đoạn cuối có chất bựa màu xanh hoặc nâu phủ trên niêm nạc ruột. Lớp phủ
này mỏng và bóc ra dễ dàng.
- Tổn thương ở đường tiêu hóa có khác nhau. Đặc biệt ở phần ruột già,
chất chứa trong đường tiêu hóa có màu đậm, dính chặt và thối.
- Bệnh viêm loét kéo dài có thể thủng ruột, phân tràn ra ngoài gây viêm
dính phúc mạc.
2.3.4.3 Phòng bệnh
- Vệ sinh sạch sẽ chuồng trại, thức ăn, nước uống
19


- Chọn một trong số kháng sinh sau: linco 25%, chlotetra, sulfatrimix…
trộn vào thức ăn theo liều phòng đã được nhà sản xuất khuyến cáo.
- Nâng cao sức đề kháng của gia cầm, hạn chế stress, chống nắng nóng
bằng cách hòa nước điên giải gluco – KChoặc All lyte

2.3.4.4 Trị bệnh
- Tách riêng những con bị bệnh
- Cho gia cầm ăn nhưng thức ăn dễ tiêu hóa
- Phác đồ 1: Trộn Linco 25% vào thức ăn theo liều 1g/4lit nước uống
tương đương 1g/15 - 20kg TT kết hợp bổ trợ bù nước và điện giải bằngđiện giải
Gluco KC 2g/lít nước tương đương 100g/50kg thức ăn trong 3-5 ngày
- Phác đồ 2: Trộn chlotetra liều 1g/4 - 6kg TT vào thức ăn hoặc hòa nước
uống 1g/ 1 lít nước uống kết hợp hòa điện giải gluco KC 2g/lít nước trong 3-5 ngày
2.4. Tình hình nghiên cứu trong và ngoài nước
2.4.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
Trong chăn nuôi bệnh cầu trùng gà dễ phát triển mạnh.
Lê Văn Năm (1990) [1], cho biết nguyên tắc phòng bệnh cầu trùng bằng
thuốc phải dùng từ 5 ngày tuổi đến 60 ngày tuổi đối với gà thịt, sau đó cứ một
tháng phải tiếp tục dùng thuốc 3 - 4 ngày, kể cả thời gian gà đẻ. Việc dùng thuốc
phải đúng theo các chỉ dẫn mới đạt kết quả.
Một nghiên cứu khác của Lê Văn Năm và cs (1990) [1], cho biết trong
nhiều trường hợp, mặc dù đã phòng cầu trùng bằng thuốc chặt chẽ nhưng bệnh
vẫn có thể xảy ra, đặc biệt là gà ỉa máu tươi hoàn toàn. Trong trường hợp này,
tác giả cho rằng nguyên nhân ỉa máu tươi không chỉ do E.tenella mà còn có sự
kế phát bệnh do E. Coli gây hoại huyết kết hợp.
Nguyễn Thị Kim Lan và cs (1999) [2] cùng nhiều tác giả khẳng định:
bệnh cầu trùng thường gây bệnh nặng ở gà con, gà lớn thường mang căn bệnh và
là nguồn gieo truyền căn bệnh làm ô nhiễm môi trường. Vì vậy, biện pháp quan
trọng là phòng bệnh cho gà con không bị nhiễm cầu trùng.
Tại Việt Nam, bệnh Newcastle được nói đến từ rất lâu và bệnh lan
truyền suốt từ Bắc vào Nam. Bệnh được Phạm Văn Huyến đề cập đến lần ñầu
20


tiên vào năm 1933 và gọi là bệnh dịch tả gà ðông Dương

Năm 1949, Jacottot và Lelouet đã phân được virus Newcastle ở gà nuôi
tại Nha Trang, sau dùng chủng này để gây bệnh cho gà và tiêm truyền trên
phôi trứng, bằng phản ứng ngưng kết hồng cầu và ức chế ngưng kết hồng cầu
tác giả đã xác định sự có mặt của virus Newcastle trong ổ dịch
Nguyễn Vĩnh Phước và Nguyễn Thị Như Nguyệt (1985) khi nghiên cứu
bệnh CRD ở gà công nghiệp tại một số tỉnh phía nam, cho thấy: tỷ lệ nhiễm
Mycoplasma

gallisepticumtừ

76,9

-

95,2%,

bệnh

thường

bắt

đầu

từtháng3đến tháng 4 và tăng dần, đến tháng 7 và tháng 8 trở đi bệnh giảm xuống.
Theo Nguyễn Vĩnh Phước (1985); Phạm ThịThu Lan (1988) việc sử
dụng vaccine Lasota đối với gà nhiễm Mycoplasma gallisepticum ẩn tính thường
xuất hiện triệu chứng theo 3 hướng: bệnh CRD phát ra dữ dội hoặc bệnh
Newcastle có thể xảy ra hoặc có sự ức chế miễn dịch đối với vaccine
Newcastle.Ở đàn gà 3-4 tuần tuổi, khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên của bệnh

CRD nếu tiếp tục sử dụng vaccine Lasota theo định kỳ 30 - 35 ngày tuổi thì có
tới 80% gà phát bệnh nặng.
Nguyễn Bá Hiên và cs (2008) [4] đã miêu tả bệnh tích hay gặp trên đường
hô hấp của gà như sau: Bệnh tích đại thể tập trung chủ yếu ở phần trên đường hô
hấp và thay đổi theo các giai đoạn của bệnh và các nhân tố thứ nhiễm. Thành túi
khi viêm dày thô nhám, túi khí có chất bã đậu. Viêm màng phổi, trong phổi có
các vùng cứng. Trong trường hợp bệnh nặng và ghép với E.coli thì trên màng
bao tim, gan lách có lớp màng giả trắng đục.
2.4.2. Tình hình nghiên cứu ngoài nước
Tại Newzealand, Tisdall D.J. (1988) phát hiện được kháng thể ngăn cản
ngưng kết hồng cầu của virus Newcastle ở gà, gà lôi và công. Các loài vật này
không có biểu hiện triệu chứng lâm sàng nhưng phân lập được virus
Newcastle thuộc nhóm Lentogen
Ở đài Loan trong 16 năm (từ 1970 – 1985) có 396 ổ dịch Newcastle,
trong đó chủ yếu xảy ra ở gà (93%), còn lại là ở gà tây, ngỗng, chim cút, bồ câu,
21


gà lôi. Tuổi gà mắc bệnh thường là dưới hai tháng tuổi (82%), virus gây bệnh là
các chủng thuộc thuộc nhóm Velogen hướng nội tạng và thần kinh
(Lu Y S,1986)
Năm 1990 tại Úc, Morrow và Bell chẩn đoán bệnh CRD bằng phản ứng
ELISA cho thấy có 20% số gà mắc bệnh do Mycoplasma gallisepticum.
Tại Đài Loan vào năm 1994, Lin và cs đã công bố có 21 loại kháng sinh
mẫn cảm với Mycoplasma phân lập từ gia cầm
Pernard (1925) đã chứng minh noãn nang tiếp tục sinh bào tử sau nhiều
ngày tiếp xúc với nhiều loại hóa chất, chất sát trùng nhưng lại không có khả
năng phát triển trong điều kiện khô và nhiệt độ cao

22



PHẦN III
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng


Gà thịt giống gà Minh Dư nuôi tại trang trại anh Nguyễn Văn Hưởng ở
các giai đoạn:
• Giai đoạn 1: 1-21 ngày tuổi
• Giai đoạn 2: 22-60 ngày tuổi
• Giai đoạn 3: 61 ngày tuổi đến xuất

3.2. Địa điểm
- Địa điểm nghiên cứu: tại trang trại chăn nuôi ông Nguyễn Văn Hưởng thuộc
huyện Phù Ninh tỉnh Phú Thọ
3.3. Thời gian
Từ ngày 30/10/2017 đến ngày 16/3/2018
3.4. Nội dung nghiên cứu
- Xác định Tỷ lệ mắc các bệnh Cầu Trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD ở
trên địa bàn nghiên cứu.
- Xác định Tỷ lệ nhiễm các bệnh Cầu Trùng,viêm ruột hoại tử, Newcastle , CRD
lứa tuổi
- Triệu chứng lâm sàng của các bệnh cầu trùng, viêm ruột hoại tử, Newcastle,
CRD
- Bệnh tích mổ khám gà mắc bệnh cầu trùng,viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD
- Tỷ lệ chết do các bệnh cầu trùng,viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD
- Phác đồ điệu trị các bệnh cầu trùng,viêm ruột hoại tử, Newcastle, CRD
3.5. Phương pháp nghiên cứu
3.5.1. Phương pháp theo dõi biểu hiện triệu chứng lâm sàng

Căn cứ vào tình hình mắc một số bệnh thường gặp của gà tại địa phương
chúng tôi tiến hành khảo sát tình hình mắc các bênh: cầu trùng, viêm ruột hoại
tử, Newcastle, CRD như sau:

Chuồng
nuôi

Số lượng
1000 (con)

Giai đoạn của gà (ngày tuổi)
23


Chuồng 1
Chuồng 2
Chuồng 3
Chuồng 4
Chuồng 5
Chuồng 6


1000
1000
1000
1000
1000
1000

1-21 (ngày tuổi)

1-21 (ngày tuổi)
22-60 (ngày tuổi)
22-60 (ngày tuổi)
61 (ngày tuổi) đến xuất
61 (ngày tuổi) đến xuất

Bằng phương pháp quan sát triệu chứng lâm sàng của từng bệnh từ toàn đàn và
từng con phát hiện những biểu hiện khác thường như:
+
Tình hình ăn uống của gà hàng ngày
+
Hoạt động hàng ngày của gà
+
Quan sát sự thải phân và trạng thái phân
+
Nghiên cứu một số đặc điểm ngoại hình gà nghi mắc bệnh
− Phương pháp sờ nắn : kiểm tra thân nhiệt gà để có thể phát hiên một số


bệnh như: Newcastle, cầu trùng, viêm ruột, CRD
Phương pháp nghe: nghe tiếng kêu của gà để có thể phát hiện một số bệnh
như CRD....

3.5.2. Phương pháp mổ khám và xác định bệnh tích
Để kiểm tra bệnh tích của gà mắc bệnh cầu trùng,viêm ruột hoại tử,
Newcastle, CRD tiến hành phương pháp mổ khám cơ quan để kiểm tra bệnh
tích, được tiến hành như sau: để gà mắc trên bàn mổ, dùng dao rạch khớp xương
ở cánh và háng rồi ép cho gẫy. Rạch một đường từ hàm dưới tới diều rồi rạch
sang hai bên theo hình chữ nhật ở da ngực và bụng. Dùng dao cắt đứt xương ức
da, sau đó dùng dao bộc lộ cơ quan bên trong, tách riêng cơ quan tiêu hóa ra để

quan sát xem có biểu hiện bệnh tích ở các cơ quan của gà để tìm bệnh tích điển
hình của từng bệnh

24


3.5.3. Các công thức tính:
Tỷ lệ nhiễm theo tuổi gà (%) = x 100

Tỷ lệ gà điều trị khỏi (%) =

Tỷ lệ gà chết (%) =

Số gà điều trị khỏi
Tổng số gà được điều trị

x 100

Số gà chết
Tổng số gà

x 100

3.5.4. Phác đồ điều trị
Bệnh CRD:
Phác đồ trị bệnh CRD
Phác đồ điều
trị chủa trại

Kháng sinh: Tiamulin 10% 100mg/kgP+ long đờm

(Mucostop)

Phác đồ đề
xuất

Kháng sinh: Doxycilin 50% 1g/20kgP+ long đờm (Brom
WS) 1g/1 lít nước+ giải độc gan thân (Avitoxin) 1ml/1 lít
nước +điện giải (All lyte) 1g/1 lít nước

Bệnh cầu trùng:
Phác đò trị bệnh cầu trùng
Phác đồ điều trị chủa trại
Phác đồ đề xuất

Kháng sinh: Vime – Anticoc: 1 gam/ 1ml nước +
vitaminK
Kháng sinh: Diclazu 1ml/10-15kgP+ vitaminK+
giải độc gan thân (Avitoxin) 1ml/1 lít nước+điện
giải (All lyte) 1g/1 lít nước + Amoxicol 50%
1g/25kg thể trọng để kết hợp điều trị bệnh viêm
ruột hoại tử luôn

25


×