Tải bản đầy đủ (.docx) (67 trang)

Báo cáo nghiên cứu khoa học trầm cảm ở học sinh THPT, thực trạng và giải pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.01 MB, 67 trang )

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HẢI DƯƠNG
TRƯỜNG THPT NHỊ CHIỂU

BÁO CÁO
NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

ĐỀ TÀI
TRẦM CẢM Ở HS THPT: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP

Lĩnh vực:
Khoa học xã hội hành vi

NHÓM THỰC HIỆN
1.
2.

Nhóm trưởng:
Thành viên:

Giáo viên hướng dẫn:

Phùng Thị Xuân
Vũ Huyền Trang
Nguyễn Thị Đậu

HẢI DƯƠNG -2018
1


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN


TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN ………………………………………………….7
Phần I: Tổng quan vấn đề ……………………………………………………….8
1.1. Lí do chọn đề tài ………………………………………………………………8
1.2. Câu hỏi nghiên cứu …………………………………………………………..10
1.3. Cơ sở thực hiện đề tài…………………………………………………………10
1.3.1. Cơ sở khoa học………………………………………………….…………..10
1.3.2. Cơ sở thực tiễn……………………………………………………...………14
1.4. Mục tiêu nghiên cứu…………………………………………………………..17
1.5. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn…………………………………………...……18
1.6. Giới hạn phạm vi nghiên cứu………...……………………………………….18
1.7. Phương pháp nghiên cứu……………………………...………………………18
1.8. Tính sáng tạo của đề tài …………………………………...………………….19
Phần II: Kết quả và thảo luận…………………………………………………..20
2.1. Tỉ lệ học sinh mắc trầm cảm………………………...………………………..20
2.2. Mô tả về trầm cảm………………………………...…………………………..22
2.2.1. Diễn biến một ngày của trầm cảm đối với học sinh trung học phổ thông….22
2.2.2. Trầm cảm gây ra sự đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác.…….. ……… …..23
2.2.3. Trầm cảm khiến mọi thứ trở lên khó khăn và tồi tệ hơn.………………….. 23
2.2.4. Làm thay đổi quan điểm và suy nghĩ của chính mình………………..……..24
2.2.5. Không còn hứng thú với sở thích của mình ………………………….…….25
2.2.6. Những yếu tố cảm xúc cứ dồn nén tác động làm cho người bệnh trở nên vô
cảm…………………………………………………………………………….…..25
2


2.2.7. Sự tự ti, bi quan, thất bại trong suy nghĩ và hành động ………...…………..25
2.2.8. Sự khác nhau giữa trầm cảm và buồn bã.…………………… ……………..26
2.2.9. Sự khác nhau giữa trầm cảm và tự kỉ……………………………………….26
2.2.10. Sự khác biệt giới tính khi mắc bệnh ……………………………..………27
2.2.11. Biểu hiện nhận biết chung của trầm cảm ở học sinh THPT ………..……..29

2.3. Nguyên nhân dẫn tới căn bệnh trầm cảm……………………………….…….31
Bệnh lí…………………………………………..…………………………..31
Áp lực từ phía bên ngoài
………………………………….……………34
Áp lực do chính bản thân tạo nên…………………………………….…….42
Hậu quả của căn bệnh trầm cảm……………………………………….….45
Các bệnh liên quan tim mạch và não bộ………………………………..…46
Giảm sức mạnh của hệ miễn dịch………………………………………….47
Mất đi cảm giác ngon miệng và mất ngủ………………………………….48
Nhức đầu và đau lưng………………………………………………………48
Biến động trong áp lực máu………………………………………………..48
Mệt mỏi và kiệt sức……………………………………………………….48
Tự tử………………………………………………………………….…….48
2.5. Giải pháp giúp học sinh THPT vượt qua căn bệnh trầm cảm………………..49
2.5.1. Giải pháp thứ nhất: Loại trừ các tác động tiêu cực………………………..50
2.5.2. Giải pháp thứ hai: Tăng cường các hoạt động tích cực…………………….57
2.5.3. Giải pháp thứ ba: Bản thân tự điều chỉnh cảm xúc…………………………59
Phần III: Kết luận và khuyến nghị..................………………………………..64
3.1. Kết luận……………………………………………………………..............64
3.2. Khuyến nghị…………………………………………………………………64
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
1
2
3
4
1
2
3
4

5
6
7

DANH MỤC CÁC CỤM TỪ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
THPT

Từ đầy đủ
Trung học phổ thông
DANH MỤC CÁC HÌNH

3


Hình 2.1. Biểu đồ tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm
Hình 2.2. Kết quả khảo sát về biểu hiện rối loạn cảm xúc của các bạn học sinh.
Hình 2.3. Biểu hiện của trầm cảm nhẹ
Hình 2.4. Gen gây ra bệnh trầm cảm
Hình 2.5. Bố mẹ ơi đừng bắt con học
Hình 2.6. Bạo lực gia đình
Hình 2.7. Áp lực học tập, thành tích
Hình 2.8. Nỗi ám ảnh từ các môn học
Hình 2.9. Bị bạn bè bắt nạt
Hình 2.10. Tự tạo áp lực cho chính mình
Hình 2.11. Hậu quả của trầm cảm
Hình 2.12. Trầm cảm sát thủ giấu mặt trong xã hội hiện đại
Hình 2.13. Làm bạn với con
Hình 2.14. Kế hoạch GDTT đạo đức Hồ Chí Minh cho HS của THPT Nhị Chiểu
Hình 2.15. Các hoạt động ngoại khóa của trường THPT Nhị Chiểu.

Hình 2.16. Thanh niên TN THPT Nhị Chiểu tiếp sức mùa thi và giới thiệu sách
Hình 2.17. HĐ tuyên truyền phổ biến kiến thức về trầm cảm của học sinh lớp 11A.
Hình 2.18. Ngày hội thể thao.

4


LỜI CẢM ƠN

Nghiên cứu khoa học là một sân chơi vô cùng bổ ích cho học sinh trung học.
Đây là nơi tìm ra những bạn trẻ tài năng và sáng tạo, giúp các bạn học sinh có thể
thể hiện năng lực của bản thân. Chúng em vô cùng cảm ơn Sở giáo dục và đào tạo
Hải Dương đã tổ chức cuộc thi này để chúng em có thể được tham gia, thể hiện tư
5


duy của bản thân. Bên cạnh đó, trong quá trình nghiên cứu, chúng em đã nhận được
sự giúp đỡ của các cơ quan, đơn vị sau:
Trường THPT Nhị Chiểu – huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Trường THPT Kinh Môn II - huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Trường THPT Trần Quang Khải - huyện Kinh Môn, tỉnh Hải Dương
Trung tâm giáo dục thường xuyên huyện Kinh Môn, Hải Dương
Trường THPT Đông Triều, Quảng Ninh.
Nhóm tác giả chúng em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu các nhà trường,
-

các thầy cô giáo và các bạn học sinh đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho chúng
em thực hiện đề tài này.

TÓM TẮT NỘI DUNG DỰ ÁN


“Trầm cảm ở học sinh THPT – Thực trạng và Giải pháp” là một đề tài
thuộc lĩnh vực xã hội và hành vi. Ý tưởng đề tài xuất phát từ một thực trạng đang
rất “nóng” hiện nay, khi mà cứ vài tháng, thậm chí vài tuần chúng ta lại nghe được
những thông tin đau lòng từ các phương tiện truyền thông về những vụ tự tử, mà

6


đối tượng lại là các bạn học sinh THPT. Tại sao lại có tình trạng như vậy? Sau một
thời gian tìm hiểu về vấn đề, chúng tôi đã tìm ra được một trong những nguyên
nhân dẫn đến tự tử đó chính là bệnh Trầm Cảm. Vậy chúng ta cần làm gì giúp cho
các bạn học sinh THPT vượt qua trầm cảm để những vụ việc đáng tiếc trên không
tiếp tục gia tăng trong xã hội hiện đại? Từ cơ sở khoa học, cơ sở thực tiễn và các
phương pháp nghiên cứu, đề tài hướng tới tìm ra thực trạng và giải pháp giúp các
bạn học sinh THPT giảm áp lực và suy nghĩ tích cực. Kết quả, đề tài đã chỉ ra tỉ lệ
học sinh mắc trầm cảm, tác hại của trầm cảm và phân tích được nguyên nhân trong
đó đặc biệt chú ý đến nguyên nhân do chính các bạn học sinh tự tạo áp lực cho
mình. Qua đó đã đề xuất được ba nhóm giải pháp khả thi có khả năng ứng dụng
trong thực tiễn. Đề tài thể hiện niềm đam mê nghiên cứu khoa học kĩ thuật và ý
thức trách nhiệm trước một căn bệnh đang làm ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống
của các bạn trẻ đặc biệt là các bạn học sinh THPT - những mầm xanh tương lai của
đất nước.

PHẦN I
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ
1.1.

Lý do chọn đề tài
Tôi là ai? Mục đích sống của tôi là gì? đây có lẽ là một câu hỏi gây hoang


mang cho rất nhiều bạn học sinh trung học hiện nay. Có những ngày, tôi lang thang
7


trong mớ cảm xúc hỗn độn, đi tìm cái gọi là đam mê mà hàng ngàn hàng vạn bạn
trẻ đang tìm kiếm để rồi tôi thấy mình nhỏ bé và bất tài. Tôi mệt mỏi với đống bài
tập nhàm chán. Tôi hoang mang với kì thi THPT Quốc gia sắp diễn ra. Tôi bất lực
với mọi thứ, và đã có lúc tôi ước giá như mình chưa từng tồn tại. Tôi không hiểu
cảm giác đó là gì? Tôi bị kéo theo những suy nghĩ đó một cách ngu ngốc trong một
khoảng thời gian khá lâu. Cho đến một ngày, tôi đọc một bài báo nói về căn bệnh
trầm cảm. Lúc đó, khái niệm về trầm cảm của tôi rất mơ hồ và sự tò mò đã thôi
thúc tôi tìm hiểu về đề tài này.
Có lẽ rằng trong tất cả chúng ta đều có lúc cảm thấy buồn bã, u tối nhưng để
vượt qua cảm giác đó không phải là ai cũng có thể làm được. Yếu đuối ư? Không
hề. Trầm cảm giống như một sợi dây mà ta càng giãy thì càng bị siết chặt, càng cố
thoát khỏi thì càng đau đớn. Trước khi qua đời, nam ca sĩ Hàn Quốc Jonghuyn đã
viết một tâm thư gửi chị gái, trong đó có đoạn: Bên trong tôi mọi thứ đã vỡ vụn.
Căn bệnh trầm cảm gặm nhấm tôi một cách chậm rãi, cuối cùng cũng đã nuốt
chửng tôi. Và tôi không thể nào đánh bại được nó. Có thể thấy rằng, không phải là
họ không muốn thoát ra mà là không thể thoát ra được cái hố sâu vô hình ấy.
Một số người cho rằng: trầm cảm là một căn bệnh của người lớn. Nhưng hiện
nay, rất nhiều nghiên cứu cho rằng trầm cảm diễn ra ở cả trẻ em và đặc biệt là học
sinh trung học. Theo các chuyên gia y tế và giáo dục, ở độ tuổi học sinh, do những
thay đổi về hormone tăng trưởng trong giai đoạn dậy thì khiến khả năng kiềm chế
tâm lý rất kém. Và đối với các bạn học sinh do phải chịu áp lực từ nhiều phía, nhiều
sự thay đổi của đời sống nên gây ra rất nhiều biến đổi về mặt tâm, sinh lí. Đó là
một loạt các trạng thái khác nhau như lo âu, chán nản, buồn bã, mệt mỏi, vô vọng,
cô đơn… Không giống như tự sát, trầm cảm diễn ra không ngừng với cường độ
thấp. Tự tử là dấu chấm hết cho cuộc đời: chúng ta biết đến và nhìn thấy ngay lập

tức.

8


Ngày nay trầm cảm là một trong những rối loạn tâm thần phổ biến và gia tăng
thành xu hướng ở nhiều quốc gia trên thế giới, đặc biệt là các nước đang phát triển.
Trầm cảm là một vấn đề lớn cần được quan tâm đặc biệt là công tác chăm sóc sức
khỏe cộng đồng. Trầm cảm chính là tiếng kêu khóc trong sự im lặng. Họ giằng xé,
cào cấu bản thân một cách bất lực. Có người cho rằng, trầm cảm cũng giống như bị
bóng đè. Mặc dù lí trí kêu gọi mình phải tỉnh táo nhưng cơ thể lại không thể cử
động, không thể chống đỡ được, cảm thấy mình như bị giam cầm trong cái xác của
chính mình. Những người bị trầm cảm sẽ không yêu cầu mọi người một cách trực
tiếp nhưng lại là người cần sự giúp đỡ nhất.
Như vậy, trầm cảm âm thầm bào mòn con người, âm thầm cướp đi bạn bè,
người thân và ảnh hưởng sâu sắc đến chất lượng cuộc sống như vui chơi và học tập
của các bạn học sinh trung học. Tuy nhiên, khi rơi vào tình trạng cô lập, ít ai cảm
nhận được dấu hiệu của chúng. Thật khó để biết cách đối phó với trầm cảm, đặc
biệt là khi nó kéo dài suốt một khoảng thời gian. Nên không phải ai cũng có sự
nhận thức đúng đắn về vấn đề này. Sự hiểu biết không đầy đủ về trầm cảm cũng có
nguy cơ tăng mạnh đối với những cá nhân có dấu hiệu hoặc nguy cơ mắc trầm cảm
từ trước đó. Học sinh có dấu hiệu trầm cảm nhưng không có hiểu biết về cách tự
mình giải quyết hay cố tình lảng tránh đều có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm
trọng. Vì vậy, chúng tôi quyết định nghiên cứu đề tài này nhằm đưa ra một số giải
pháp giúp học sinh trung học phổ thông thoát khỏi cái bóng của trầm cảm. Các bạn
là những người đặc biệt hơn người khác. Chúng tôi sẽ giúp bạn nhận ra được bạn
đặc biệt ở chỗ nào và từ đó đưa bạn ra khỏi bóng tối mà bạn nghĩ là sẽ không bao
giờ thoát khỏi được.
1.2.


Câu hỏi nghiên cứu
Học sinh trung học phổ thông cần làm gì để thoát khỏi bệnh trầm cảm? Làm thế

nào để có cảm hứng sống: sống hết mình với nhiệt huyết tuổi trẻ, với hoài bão và

9


đam mê? Từ câu hỏi nghiên cứu chúng tôi đưa ra Slogan: “CHÁY HẾT MÌNH” và
nghiên cứu đề tài trên các khía cạnh:
- Thực trạng vấn đề: Tỉ lệ học sinh THPT mắc bệnh trầm cảm
- Nguyên nhân
- Hậu quả
- Giải pháp
1.3.
Cơ sở thực hiện đề tài
1.3.1. Cơ sở khoa học
Để có được một nền y học phát triển như hiện nay, chúng ta không thể không kể
đến Hypocrate - người đặt nền móng cho nền y học hiện đại. Thuyết thể dịch - một
nghiên cứu vĩ đại của ông lần đầu tiên trong lịch sử đã cất tiếng gọi tên thuật ngữ
Trầm Cảm. Như vậy có thể nói con người đã biết đến trầm cảm từ hàng nghìn năm
trước. Ở thời Ai Cập cổ đại, đức vua Saul đã có các biểu hiện của trầm cảm như
trong sách kinh Cựu Ước đã viết. Nhưng trong thời kì này mọi người tin rằng bệnh
này do sự trừng phạt của Chúa trời nên các linh mục là những vị thuốc trị liệu
chính. Đến năm 120 -180 sau Công Nguyên, Aretaeus đưa ra khái niệm về trầm
cảm nội sinh và trầm cảm ngoại sinh. Vào thế kỷ thứ 19, trầm cảm được xem là
một sự yếu đuối về cá tính do sự di truyền học. Trong những thập niên 50-60, trầm
cảm được chia làm 2 loại, nội tại và thần kinh. Khi trầm cảm bắt nguồn từ bên
trong cơ thể, có thể do nguồn gốc từ gen hoặc vô căn thì được gọi là loại nội tại.
Còn trầm cảm do thần kinh là do các yếu tố ảnh hưởng từ thúc đẩy trực tiếp từ môi

trường như do bị ức chế tinh thần nặng.
Sang đến thập niên 70-80 các nhà nghiên cứu chuyển tập trung từ nguyên nhân
sang ảnh hưởng của rối loạn trầm cảm đến người bệnh. Điều đó có nghĩa là những
nghiên cứu về nguyên nhân và ảnh hưởng của trầm cảm của những nhà chuyên
môn là tương đối chính xác. Trên thực tế thì ngay từ hàng nghìn năm trước con
người và các nhà khoa học phần xác định được hướng đi và nhận định được tác hại
vô cùng khủng khiếp của trầm cảm. Nhận ra được vấn đề cấp bách này đến năm
1992, trầm cảm được các chuyên gia nghiên cứu hoàn thiện về khái niệm của căn
10


bệnh và phân loại trong Bảng phân loại bệnh Quốc tế lần thứ 10 của WHO. Mới
nhất là trong hướng dẫn chẩn đoán và thống kê các rối loạn tâm thần lần thứ 5 đã
chỉ rõ trầm cảm được phân vào nhóm rối loạn cảm xúc. Rối loạn cảm xúc được
chia làm hai loại thường gặp là hưng cảm (rối loạn lưỡng cực) và trầm cảm có
nghĩa là vui cực độ và buồn cực độ. Qua hàng loạt các nghiên cứu từ hàng nghìn
thế kỉ trước tuy vẫn có nhiều ý kiến tranh cãi khác nhau về mặt y khoa nhưng hầu
hết các nhà khoa học vẫn nhất trí đồng ý rằng: Rối loạn trầm cảm là một hội chứng
phản ánh tâm trạng buồn bã hoặc một nỗi khổ quá mức bình thường.
Theo tổ chức y tế thế giới WHO thì trầm cảm được biết đến là một chứng rối
loạn sắc khí trong tâm thần học. Do hoạt động của bộ não rối loạn nên tạo nên bất
thường trong hành vi và suy nghĩ. Cũng có thể hiểu theo một khái niệm tương tự thì
trầm cảm là một biểu hiện của trạng thái ức chế trong tất cả các hoạt động của tâm
thần và cả thể chất. Đó chính là một trạng thái bị đè nén, kìm hãm do sự tiềm tàng
phẫn uất ở trong lòng rất lâu không được giải phóng của tất các hoạt động tâm thần
và thể chất. Gây ra những cảm giác buồn phiền, căng thẳng và mất hứng kéo dài
dai dẳng. Do sự kìm nén ấy nên những người mắc bệnh luôn luôn cảm thấy buồn
rầu và mệt mỏi, cáu gắt vô cớ, luôn có những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống, chán
ghét mọi thứ. Tình trạng này không gây ảnh hưởng nhỏ đến cuộc sống mà còn
khiến cho cuộc sống của người bệnh trở nên vô nghĩa chỉ muốn thoát khỏi đi tìm

cái chết để cứu bản thân mình. Cuộc sống của họ chỉ mang một màu trầm buồn,
những cảm xúc tiêu cực mà trầm cảm gây ra như đám dây leo, bám rễ thật sâu vào
tâm hồn đang dần héo úa và hút cạn nguồn sinh lực cuối cùng họ. Nỗi buồn, sự thất
vọng và chán nản cứ bám lấy, bủa vây họ mỗi ngày, mỗi giờ.
Xã hội ngày càng phát triển khiến cho những vấn đề bệnh lí còn nguy hiểm hơn
cả. Suốt một năm 2017 dư luận xã hội đã dấy lên một hồi chuông báo động nguy
cấp về tình trạng trầm cảm gia tăng và có xu hướng trẻ hóa. Dựa vào những nguyên
nhân, hình thức và nguyên lí gây bệnh thì theo tổ chức y tế thế giới trầm cảm chia
11


làm nhiều loại khác nhau: trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ, trầm cảm xuất hiện từng
giai đoạn, trầm cảm tái diễn, trầm cảm nặng và tái diễn, trầm cảm mức độ nhẹ liên
tục, trầm cảm di chứng của rối loạn khí sắc trầm cảm, rối loạn phân liệt cảm xúc.
Trầm cảm nặng được phân chia thành 2 loại đó là không loạn thần với biểu hiện
buồn thảm, ủ rũ, bi quan, chán nản và loạn thần với những biểu hiện như hoang
tưởng, ảo giác, ảo thanh xui khiến như: tự tử, giết người, không ăn, bỏ nhà và nhảy
lầu là nguy hiểm nhất.
Khác với trầm cảm nặng, trầm cảm nhẹ xuất hiện đơn độc về mức độ, không
gây nên sự đau buồn và trở ngại đối với hoạt động hàng ngày, thường kéo dài ít
nhất 2 tuần, không có hiện tượng hoang tưởng, ảo giác.
Trầm cảm xuất hiện từng giai đoạn: tái diễn nhiều đợt và có thể xen kẽ với giai
đoạn hưng cảm. Giữa các giai đoạn trầm cảm và hưng cảm là thời kỳ khí sắc bình
ổn hoàn toàn. Loại trầm cảm này còn được gọi là bệnh loạn thần hưng trầm cảm. Tỉ
lệ mắc bệnh ở nam nữ gần như nhau, sau tuổi trung niên thì giai đoạn trầm cảm
thường xuất hiện nhiều hơn giai đoạn hưng cảm và kéo dài hơn.
Trầm cảm tái diễn biểu hiện giống như loại trầm cảm nặng và trầm cảm nhẹ đã
nêu trên nhưng không xuất hiện đơn độc mà tái diễn nhiều đợt trong đời người.
Giai đoạn trầm cảm kéo dài từ 3 - 12 tháng, trung bình 6 tháng. Bệnh thường khởi
phát chậm, thường gặp ở độ tuổi từ 50. Phần lớn bệnh được phục hồi hoàn toàn và

tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm loại này ở nữ ghi nhận gấp đôi nam.
Trầm cảm nặng và tái diễn gần giống như các bệnh trước kia gọi là trầm cảm,
trầm uất, loạn thần hưng trầm cảm, trầm cảm sinh thể, trầm cảm nội sinh. Trong
đời, con người ít nhất thường có hai giai đoạn trầm cảm nặng hay nhẹ tái diễn, mỗi
giai đoạn thường kéo dài trên 2 tuần, giữa hai giai đoạn trầm cảm phải có một thời
kỳ lành bệnh ít nhất 6 tháng.
12


Trầm cảm mức độ nhẹ liên tục biểu hiện, đơn độc nhưng kéo dài, có khi gần hết
tuổi thanh niên, gây nên sự đau buồn và trở ngại cho sinh hoạt lao động, làm việc
và học tập của người bệnh. Bệnh có thể nặng lên và tiến triển như rối loạn trầm
cảm tái diễn hay xen kẽ với các giai đoạn hưng cảm. Nếu các giai đoạn trầm cảm
và hưng cảm xen kẽ nhau được gọi là khí sắc tuần hoàn; nếu mức độ khí sắc trầm,
nhẹ, kéo dài thì gọi là loạn khí sắc.
Trầm cảm di chứng của các rối loạn khí sắc trầm cảm: biểu hiện đơn độc hoặc
tái diễn nhưng mức độ nhẹ, không kéo dài gồm các trạng thái hỗn hợp trầm cảm và
hưng cảm, trầm cảm ẩn, rối loạn xúc cảm khác không liên quan đến nghiện rượu,
nghiện ma túy, rối loạn nội tiết hay rối loạn tâm thần thực tổn.
Phân liệt cảm xúc: biểu hiện các triệu chứng phân liệt và triệu chứng cảm xúc
xuất hiện đồng thời, nổi bật như nhau. Lưu ý thể trầm cảm xuất hiện sau cơn loạn
thần cấp tính của bệnh tâm thần phân liệt không xếp vào loại trầm cảm này. Các
triệu chứng trầm cảm biểu hiện như đã nêu ở trên. Các triệu chứng phân liệt ở bệnh
nhân biểu hiện ý nghĩ vang lên thành tiếng nói ở trong đầu, bị những lực lượng xa
lạ nào đó điều khiển, mưu hại; nghe thấy những tiếng nói gièm pha, buộc tội mà
thực tế không có... Phần lớn bệnh nhân được phục hồi hoàn toàn sau điều trị, một
số ít trường hợp tiến triển thành thiếu sót phân liệt như thờ ơ với ngoại cảnh, có
hành vi kỳ dị...
Trầm cảm có thể kéo dài hoặc tái phát nhiều lần, làm suy giảm đáng kể khả
năng làm việc, khả năng tương tác đương đầu với cuộc sống. Trường hợp nặng nhất

có thể dẫn tới tự tử. Ở mức độ nhẹ, bệnh có thể chữa trị bằng nhiều cơ chế điều trị
về tâm lí, dinh dưỡng …mà không cần dùng thuốc. Với mức độ vừa và nặng thì có
người bệnh có thể kết hợp nhiều phương pháp vào cùng trị liệu như kết hợp điều trị
tâm lí khoa học và điều trị bằng thuốc.

13


Như vậy căn bệnh trầm cảm trên thực tế có nhiều loại khác nhau nên rất khó để
người bệnh có thể phát hiện và nhận thức được các triệu chứng mình mắc phải có
liên quan gì đến trầm cảm không. Dù cho mắc bệnh trầm cảm ở mức độ nào đi
chăng nữa thì trong cơn bộc phát sẽ dẫn tới các hệ lụy vô cùng tàn khốc và tồi tệ có
thể là tự tử hay sát hại người khác. Theo như công bố của Mỹ thì cứ 40 giây trôi
qua lại một sinh mạng kết thúc do chính suy nghĩ và hành vi của mình dồn nén.
Trầm cảm nó đáng sợ hơn ta tưởng. Theo như phát biểu của bác sĩ Tô Thanh
Phương (Phó giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương I) thì “ Không có gì đau
đớn bằng căn bệnh trầm cảm. Người bị bệnh trầm cảm chỉ muốn tìm đến cái chết.
Thậm chí đau đớn như bệnh ung thư con người còn chịu đựng được chứ trầm cảm
thì khó ai chịu đựng được nó”
1.3.2.

Cơ sở thực tiễn

Theo thông báo của tổ chức Y tế thế giới WHO thì tính đến năm 2020 trầm cảm
là căn bệnh đứng thứ hai trong số những căn bệnh phổ biến của thế giới và sẽ là
gánh nặng bệnh tật hàng đầu vào năm 2030. Hiện nay trung bình hàng năm thế giới
có khoảng trên 200 triệu người bị mắc bệnh trầm cảm, nghĩa là mỗi quốc gia có từ
3-5% dân số mắc phải, ở Việt Nam con số này là 2,8%. Trầm cảm là một trong
những nguyên nhân chính dẫn đến tự sát 45% - 70% người tự sát do mắc bệnh trầm
cảm và 15% người tử vong khi thực hiện hành vi tự sát đó. Theo số liệu thống kê ở

Nhật Bản vào năm 2014 trung bình một ngày ở Nhật có 70 người tự sát trong đó
1/3 trong số đó bị trầm cảm. Ở Việt Nam khoảng 4000 người tự sát mỗi năm do
mắc bệnh trầm cảm. Trầm cảm có thể gặp ở nhiều dân tộc, nhiều nơi tùy thuộc vào
nhiều yếu tố như độ tuổi, nghề nghiệp, giới tính, trình độ, tính cách, môi trường xã
hội xung quanh…. Tỉ lệ trầm cảm ở trẻ em là từ 0,45% - 2,5%, tỉ lệ này còn rõ ràng
hơn khi với trẻ vị thành niên là 0,4% - 8,3% trong đó có từ 15% - 20% là bị trầm
cảm nặng. Ở độ tuổi vị thành niên đặc biệt là các bạn đang học THPT thì đây chính
là thời cơ thuận lợi cho bệnh phát triển. Do ở trong độ tuổi này có nhiều biến đổi về
thể chất và tinh thần, nên có nhiều biểu hiện lệch lạc trong hành vi và cách suy nghĩ
14


mà chiếm đa số là suy nghĩ tiêu cực – trầm cảm. Nếu không phát hiện sớm và kịp
thời chữa trị thì sẽ làm ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập, đến sức khỏe, giao
tiếp và sự phát triển của về thể chất tinh thần, tính cách của người mắc bệnh.
Ở Nhật Bản, Kashani và Sherman (1998) nghiên cứu và nhận thấy tần suất mắc
trầm cảm từ 1-2% ở trẻ tiền dậy thì, từ 2-5% ở trẻ vị thành niên (Fleming và Offort,
1990). Ở Đức, Essau và cộng sự nghiên cứu 1035 học sinh từ độ tuổi từ 12-17 thì
17,9% bị trầm cảm. Còn ở Mĩ, đối với Jackson và Lurie (2006) thì theo nghiên cứu
ở tuổi vị thành niên có 20-25% bạn mắc ít nhất một giai đoạn của trầm cảm. Một số
nghiên cứu khác còn cho thấy tần xuất mắc trầm cảm ở bạn gái từ 13-17 tuổi cao
hơn các bạn nam. Nhưng khi các bạn nam mắc phải trầm cảm thì có nguy cơ tự sát
cao hơn các bạn nữ. Nguyên nhân ban đầu được các nhà tâm lí học cho rằng các
bạn nam không dám chia sẻ, tâm sự, thể hiện nỗi buồn, sự mệt mỏi chán nản của
mình với ai khác do định kiến “phái mạnh” thì phải mạnh mẽ luôn kiểm soát được
cảm xúc của mình nên đã khiến cho các bạn nam giấu mình đi và để cho trầm cảm
gặm nhấm suy nghĩ của mình.
Tại Việt Nam, theo tiến sĩ bác sĩ Hoàng Cẩm Tú đã tiến hành nghiên cứu về
chứng rối loạn hành vi, cảm xúc của trẻ em và trẻ vị thành niên ở một số tỉnh ở Hà
Nội cho thấy 2,2% trẻ em và trẻ vị thành niên từ 4-18 tuổi mắc chứng lo âu và trầm

cảm. Giáo sư tiến sĩ Nguyễn Bá Đạt nghiên cứu về rối loạn trầm cảm và một số
hành vi tâm lí xã hội liên quan đến học sinh trung học phổ thông ở khu vực Hà Nội
cho biết là 18,8% là biểu hiện rối loạn trầm cảm, 9,9% khẳng định là bị trầm cảm.
Kết quả nghiên cứu của BV tâm thần ban ngày (Hà Nội) với trên 1.200 học sinh ở
Hà Nội (bậc tiểu học và THCS), có gần 19,4% học sinh có vấn đề sức khỏe tâm
thần chung, trong số các ca tự sát có 10% ở lứa tuổi từ 10 đến 17.
Theo cách nhìn tổng quan qua các thí nghiệm khảo sát thực tế ở một số địa bàn
như trên cho thấy: các nhà khoa học, bác sĩ tiến sĩ khoa tâm lí đã đưa ra những
đánh giá về tỉ lệ mắc bệnh trầm cảm nhưng chưa đưa ra được con số cụ thể chính
xác về số ca mắc trầm cảm ở tuổi vị thành niên. Vì điều kiện về địa điểm, công cụ
15


và tiêu chí đánh giá khai thác thực tế khác nhau nên giữa các con số có xuất hiện sự
chênh lệch. Nhưng đó chính là cơ sở nền tảng để xây dựng nên những tiêu chí đánh
giá cụ thể và chính xác hơn.
Qua hàng loạt những con số chắc hẳn đã gợi ra cho mỗi người những suy nghĩ
và phần nào nhận thức được sự nguy hại của căn bệnh ghê gớm này. Tuy nhiên
thực tế hiện nay có thể trả lời rằng hiểu biết của mọi người trong xã hội, của nhà
trường và các bậc phụ huynh nhất là ở nông thôn còn hạn chế. Thậm chí mọi người
còn tỏ ra rất thờ ơ coi thường căn bệnh, cho rằng đây là một bệnh không vấn đề gì,
cỏn con có thể chữa triệt để bằng thuốc nên không cần lo lắng hay biết về chứng rối
loạn trầm cảm. Có thể nói đây là một vấn đề vô cùng nguy hiểm đến chính bản thân
người mắc bệnh và cả chính những người xung quanh khi mọi người “quá hạn hẹp”
về kiến thức trầm cảm. Ví dụ như ở thành phố Hồ Chí Minh có một gia đình khi
con bị trầm cảm giai đoạn cuối dẫn đến có hành vi tự tử mới phát hiện và đưa con
đi chữa trị. Theo lời kể của người mẹ thì gia đình làm kinh doanh buôn bán nên đa
số không có thời gian dành cho con và cũng không có mấy khi tìm hiểu hay để tâm
đọc báo về trầm cảm. Nên khi con nói thường xuyên đau đầu, mệt mỏi, mất ngủ…
cũng không để tâm lắm, coi đó là một chuyện bình thường. Những câu chuyện bi

thương do trầm cảm gây ra như giết hại những người thân trong gia đình hoặc phá
hại của cải… không phảo là hiếm trong xã hội hiện nay. Bao nhiêu câu chuyện do
bế tắc trong cuộc sống khiến bản thân người mắc bệnh đi tìm con đường kết thúc
đời mình để buông xuôi giải tỏa mọi thứ bởi không phả ai cũng có thể tự mình vượt
qua.
Thực tế đó đã thôi thúc chúng tôi tiến hành điều tra, khảo sát và trực tiếp phỏng
vấn các bạn học sinh THPT nhất là trong khu vực tỉnh Hải Dương để tìm hiểu học
sinh THPT có bị trầm cảm hay không? (Dựa trên phân loại các biểu hiện trầm cảm
của tổ chức y thế giới). Mắc bệnh ở mức độ nào?... Để từ đó đưa ra những cảnh báo
sớm và cung cấp những kiến thức cơ bản về trầm cảm để giúp cho mọi người trong
16


xã hội hiểu biết hơn về căn bệnh trầm cảm, đặc biệt các bạn học sinh THPT tự
mình điều chỉnh cảm xúc để vượt qua căn bệnh trầm cảm bởi các nhà khoa học đã
khẳng định trầm cảm có thể chữa khỏi nếu được phát hiện sớm.
1.4.

Mục tiêu nghiên cứu
Xuất phát từ chính bản thân: Chính mình cũng cảm thấy chông chênh, bất an,

cảm thấy bất lực khi bước vào tuổi mới lớn, phải chọn lựa lối đi cho riêng mình.
Bản thân cũng chưa kiểm soát được cảm xúc, hành vi của mình. Đôi khi chính
mình đang tự gây nên áp lực cho mình.
Xuất phát từ thực tế: Nhìn lại bản thân và nhìn ra cuộc sống, thấy rất nhiều bạn
trẻ hiện nay sống còn chưa thoáng. Đôi lúc còn suy nghĩ tiêu cực, luôn cho rằng
sống là một việc rất khó khăn. Những áp lực được gọi là “áp lực tự áp đặt” của các
bạn học sinh là một điều khiến chúng tôi suy ngẫm.
Mục đích nghiên cứu của dự án: Tìm ra các giải pháp thiết thực, có tính khả thi
nhằm giúp các bạn học sinh THPT giảm bớt những căng thẳng khi bị mọi người

trong xã hội, bản thân mình tự áp đặt cho mình. Từ đó giúp các bạn sống đúng với
độ tuổi và kiểm soát hành vi của mình, sống hết mình với tuổi trẻ, với đam mê. Đặc
biệt là các bạn học sinh bị trầm cảm nhẹ có thể điều chỉnh cảm xúc để không bị
trầm cảm tái phát. Các bạn bị trầm cảm nặng cải thiện được tình trạng của mình để
không dẫn đến hậu quả đáng tiếc.
1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn
Đề tài nhằm cung cấp những kiến thức cơ bản về căn bệnh trầm cảm, giúp

cho mọi người trong xã hội có những hiểu biết về căn bệnh trầm cảm. Chúng tôi
coi đây là một tài liệu khoa học phổ cập nhằm tuyên truyền phổ biến những kiến
thức về trầm cảm hướng tới nhiều đối tượng trong xã hội vì dễ tiếp cận hơn so với

17


các tài liệu khoa học chuyên sâu của các nhà khoa học thuộc các lĩnh vực y học và
tâm lý học.
Đề tài nhằm đóng góp giải pháp nâng cao chất lượng các môn học, mở ra các
phòng tham vấn học đường, các trang mạng xã hội để tâm sự giữa các bạn học sinh,
góp phần xây dựng một thế hệ học sinh Việt hòa đồng, sôi nổi, có lối sống văn
minh, lành mạnh, giảm thiểu những suy nghĩ tiêu cực không đáng có.
Đề tài giúp cho các bạn học sinh THPT cảm thấy thích thú, yêu thích việc
đến trường, việc được đi học và trân trọng cơ hội được sống của bản thân. Qua đó,
đưa ra một số đề xuất cho các bậc phụ huynh, các trường THPT… quan tâm, giúp
đỡ, uốn nắn cũng như phát hiện sớm được những thay đổi hằng ngày của các bạn
học sinh để không xảy ra những sự việc hay hậu quả đáng tiếc do trầm cảm gây ra.
Giới hạn và phạm vi nghiên cứu


1.6.

Với khả năng của độ tuổi, nhóm tác giả chúng tôi chỉ tập nghiên cứu thực
trạng bị trầm cảm của các bạn học sinh THPT, khoảng từ 15 đến 18 tuổi- những bạn
cùng lứa tuổi với chúng tôi.
Phương pháp nghiên cứu

1.7.

Để nghiên cứu đề tài, nhóm tác giả đã sử dụng những phương pháp chủ yếu sau:

1.8.

+

Thu thập thông tin (qua quan sát thực tiễn và lấy tư liệu thông tin cùng hình

+
+

ảnh trên các phương tiện thông tin đại chúng).
Điều tra, thăm dò ý kiến, lấy số liệu.
Thống kê số liệu, đối chiếu, phân tích.
Tính sáng tạo của đề tài
Trầm cảm có thể nói là đề tài chưa bao giờ cũ. Bởi cho dù có rất nhiều công

trình nghiên cứu, các liệu pháp tâm lý, các loại thuốc của những nhà khoa học
thuộc lĩnh vực y học, tâm lý học…dùng để chữa trị bệnh đã có hiệu quả. Nhưng số
người mắc bệnh, độ tuổi mắc bệnh vẫn tiếp tục gia tăng và trẻ hóa. Chính vì vậy
18



chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu đề tài này trong phạm vi hẹp đó là trầm cảm ở
học sinh THPT độ tuổi từ 15 đến 18 tuổi. Hướng tiếp cận, lý giải và đề xuất giải
pháp của một nhóm tác giả có cùng độ tuổi với đối tượng nghiên cứu.
Một điều đặc biệt nữa của dự án chính là chúng tôi đi sâu tìm hiểu một
nguyên nhân gây ra căn bệnh trầm cảm chính là do bản thân các bạn học sinh tự tạo
áp lực cho chính mình. Chúng ta thường cho rằng trầm cảm là do những yếu tố bên
ngoài tác động như: áp lực từ sự kì vọng của gia đình, bạn bè, áp lực học tập thi
cử ,… Thế nhưng ít ai để ý rằng áp lực lớn nhất tác động lên lại là chính bản thân.
Trong mỗi chúng ta dù là tôi hay là bạn đều lấp ló trong mình sự đố kỵ với người
khác, sự nghi ngờ khả năng của bản thân cho rằng mình bất tài, mình không thể làm
được... Những suy nghĩ đó đang điều khiển chúng ta khiến chúng ta quay cuồng
nhưng chúng ta lại không thử làm, không dám làm và không hành động.... Chúng
tôi muốn thông qua vấn đề tâm lí học đường này để các bạn học sinh THPT thay
đổi quan niệm sống để sống có trách nhiệm với chính mình và ý nghĩa với cuộc
đời.

PHẦN II
KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
2.1.

Tỉ lệ học sinh mắc trầm cảm

19


Qua khảo sát thực tế ở hơn 1000 học sinh trung học phổ thông ở khu vực Kinh
Môn- Hải Dương, khu vực Mạo Khê- Quảng Ninh bao gồm: Trường THPT Nhị
Chiểu, trường THPT Quang Khải và trường THPT Kinh môn II và Trung tâm giáo

dục thường xuyên Kinh Môn, THPT Đông Triều- Quảng Ninh ở các khối lớp 10,
11 và 12 về vấn đề biến đổi tâm lí trong tuổi dậy thì. Nhóm thực hiện chúng tôi đã
rất bất ngờ về con số những bạn đã và đang mắc trầm cảm lên tới gần 31,65%. Số
những bạn không mắc trầm cảm là 69,35%. Điều đáng ngại ở đây là con số này sẽ
ngày càng có xu hướng tăng nhanh.

Khi được hỏi về trầm cảm thì có tới 68,97% học sinh không có hiểu biết về
trầm cảm? Có những bạn lại cho rằng mình bị trầm cảm nhưng thực tế thì đó là
trạng thái tâm lý buồn do một sự việc nào đó xảy ra. Sau một khoảng thời gian
ngắn mọi thứ lại trở lại bình thường. Có những bạn bị trầm cảm thì giấu diếm
không muốn bạn bè và gia đình biết, cứ âm thầm chịu đựng. Con đường từ trầm
Biểu đồcách
tỉ lệ rất
họcgần.
sinhĐặc
THPT
bệnh
cảm
cảm đến cáiHình
chết2.1:
là khoảng
biệtmắc
là các
bạntrầm
học sinh
THPT thì
khoảng cách ấy lại càng ngắn lại. Thuật ngữ “trầm cảm” cũng không còn xa lạ với
các bạn học sinh. Khi thấy bạn bè của mình không hòa đồng, buồn bã các bạn vẫn
hay trêu: “Cậu bị trầm cảm à?” nhưng thực chất, trong tiềm thức của các bạn vẫn
chưa có một định nghĩa chính xác về trầm cảm.

Khi được hỏi: Bạn thường xuyên gặp phải trạng thái tâm lý nào? (có thể chọn
nhiều phương án). Chúng tôi rất bất ngờ về kết quả:
Buồn chán, mệt mỏi

19,15%
20


Căng thẳng
14,7%
Hay cáu gắt
14,4%
Cảm thấy cô đơn
10,01%
Mất hứng thú với học tập
14,7%
Tự ti, bi quan
7,77%
Không muốn làm gì
13,74%
Đã từng nghĩ tới tự tử
4,93%
Hình 2.2. Kết quả khảo sát về trạng thái tâm lý của các bạn HS THPT
Qua bảng số liệu chúng ta thấy rằng cảm giác buồn chán, mệt mỏi chiếm tỉ lệ khá
cao 19,15% tức là trong 1000 phiếu điều tra có tới 191 bạn thường xuyên rơi vào
trạng thái này. Ngoài buồn chán, mệt mỏi các bạn còn có biểu hiện khác như hay
cáu gắt 14,4%, không muốn làm gì 13,74%, thậm chí đã có ý định tự tử 4,93% (tức
49 bạn có ý định tự tử). Theo các nhà khoa học thì trầm cảm là rối loạn cảm xúc.
Nếu người nào đó cảm thấy buồn chán, mệt mỏi, hay cáu gắt…kéo dài trên hai tuần
thì người đó có dấu hiệu của trầm cảm.

Như vậy không thể phủ nhận rằng trầm cảm đã và đang diễn ra ở lứa tuổi trung học
phổ thông. Một lứa tuổi nhiều hoài bão, nhiều ước mơ nhưng cũng nhiều trăn trở
suy tư khó nắm bắt. Một lứa tuổi có tính chất bước ngoặt với những cột mốc lịch sử
trong cuộc đời khi phải vượt qua những kì thi quan trọng, khi phải lựa chọn nghề
nghiệp cho tương lai, khi phải chuẩn bị tự lập, khi còn nhiều mâu thuẫn khó giải
quyết trong tình bạn tình yêu. Những khó khăn ấy rất cần sự sẻ chia của gia đình,
thầy cô, bạn bè… Nếu không tự giải quyết được thì rất dễ bị trầm cảm.
2.2. Mô tả về trầm cảm
2.2.1. Diễn biến một ngày của trầm cảm
Đối với một người bị trầm cảm nói chung và học sinh trung học nói riêng thì
việc trải qua một ngày là vô cùng khó khăn bởi những cơn sợ hãi cứ nối tiếp nhau,
nó dài dằng dặc, cảm giác một ngày trôi qua thật nặng nề, mệt mỏi đến khiếp sợ.
Điều đặc trưng của căn bệnh này là vào thời điểm cuối ngày, con người mệt mỏi
21


đến rã rời sau một ngày học tập không ngừng nghỉ nhất là các bạn đang học lớp 12
sắp phải thi THPT quốc gia, áp lực việc học hành quá lớn, tối đến lại phải tự học
nên các bạn ấy cảm thấy mệt mỏi chán nản không muốn chuẩn bị bài cho ngày hôm
sau. Thậm chí khi chìm vào trong giấc ngủ – nhưng cũng không yên giấc, có khi
gặp ác mộng bị thầy cô gọi lên bảng hay bạn bè xa lánh, bắt nạt… những tình
huống đáng sợ nhất liên tục hiện ra hoặc tỉnh dậy bất chợt trong đêm nơm nớp lo sợ
về ngày mai mình chưa làm bài tập, mình bị mọi người nói xấu…và thức tới sáng.
Sáng ra lòng nặng trĩu, không muốn bước xuống giường, không muốn dậy đi học
để hòa nhập với cuộc sống. Họ né tránh tất cả, cảm thấy bên ngoài cuộc sống thật
đáng sợ nên chỉ có việc ra khỏi giường đã là một nhiệm vụ vô cùng khó khăn. Tuy
nhiên có những trường hợp, sau khi xảy ra hiện tượng trên thì họ như có một nguồn
năng lượng tích cực tràn đến, nguồn năng lượng này giúp họ hoàn thành được rất
nhiều công việc cho đến chừng nào năng lượng vẫn còn. Rất tiếc là sau sự bùng nổ
năng lượng đó khoảng vài giờ hoặc vài ngày thì mọi thứ lại quay lại cảm giác như

ban đầu lại vẫn lo âu, căng thẳng, mệt mỏi, bấn loạn. Họ cố gắng ngày hôm nay
nhưng rồi nhiều việc ập đến, bản thân đã cố gắng vẫy vùng nhưng càng cố lại càng
có nhiều thứ đè nén. Và cho đến một lúc, đã vượt quá giới hạn chịu đựng, họ gục
ngã hoàn toàn.
2.2.2. Trầm cảm gây ra sự đau khổ cả về tinh thần lẫn thể xác
Điều đặc biệt của căn bệnh trầm cảm là người bị bệnh họ luôn cảm thấy mệt
mỏi, đau đớn, đầu óc u mê căng thẳng nhưng lại không rõ ở bộ phận cụ thể nào
và cũng không thể xác định được nguyên nhân. Thực tế cho thấy, đôi khi rất khó
để chẩn đoán bệnh trầm cảm vì có những triệu chứng khác thường về mặt thể
xác. Không chỉ vậy, trầm cảm còn khiến cho người bệnh luôn đau khổ vì thường
xuyên xuất hiện những cơn đau đớn, dai dẳng ở nhiều bộ phận khác nhau. Chính
vì vậy có rất nhiều trường hợp bệnh nhân bị trầm cảm đi khám nhầm, thay vì đi
đến khoa thần kinh thì họ lại đi khám ở các khoa khác. Tạo lối mòn cho trầm
22


cảm tiếp tục hành hạ người bệnh. Hay ở một số trường hợp khác, có một số
người biết là mình có thể đã bị trầm cảm song do tâm lí ngại đến khoa thần kinh
vì trong tư tưởng họ luôn nghĩ rằng cứ đến khoa thần kinh là bị điên, suy nghĩ đó
càng làm cho trầm cảm trở nên tồi tệ hơn.
2.2.3. Trầm cảm khiến mọi thứ trở nên khó khăn và tồi tệ
Trầm cảm được ví như một tên trộm thời gian, được đem ra so sánh như
bóng ma học đường luôn ẩn núp sau con người bạn. Nó không giết đi chính bạn
ngay lập tức mà nó từ từ hút cạn đi sức lực, hút cạn đi tư duy học tập và làm việc
của bạn. Từ một người luôn năng động, một người có thành tích học tập đáng nể
hay một người có phong độ tự tin bậc nhất cũng có thể bị bóng ma trầm cảm đè bẹp
mà không còn đủ sức cưỡng dậy chống chọi. Đối với người bị trầm cảm mà nhất là
trẻ vị thành niên trong độ tuổi từ 15-18 thì đây là một giấc mộng kinh hoàng. Bạn
trở nên lười biếng, kiệt quệ kể cả những việc là nhu cầu thiết yếu của cơ thể. Ngay
cả việc thức dậy cũng phải đấu tranh, việc tắm rửa cũng khiến cơ thể mệt mỏi. Bất

kể làm việc gì dù lớn hay nhỏ thì họ cũng cần phải nghỉ ngơi một chút. Có đôi khi
họ nhận thức được và buông xuôi suy nghĩ của mình gắng gượng tìm kiếm những
niềm vui nhưng dường như bộ óc họ không để tâm, quan tâm và cũng chẳng biết
bản thân mình đang nghĩ gì, muốn gì. Vì với người mắc bệnh trầm cảm trong đầu
họ hoàn toàn trống rỗng, cô đơn lạnh lẽo.
2.2.4. Làm thay đổi quan điểm và suy nghĩ của chính mình
Có một chuyên gia tâm lí từng nói: “ Khi trầm cảm kéo đến là khiến cho thế
giới của bạn trở nên tối sầm lại khiến cho mây đen kéo đến che lấp đi ánh sáng rực
rỡ của cuộc đời bạn.” Đúng thật vậy, theo các triệu chứng thường thấy thì trầm
cảm chỉ đơn giản là căng thẳng mệt mỏi, buồn ngủ mất ăn,… Nhưng thực tế cho
thấy nó không chỉ dừng lại ở đó. Khi bị mắc chứng rối loạn trầm cảm các bạn học
sinh THPT sẽ cảm thấy chán nán, mọi thứ thật tầm thường và tẻ nhạt. Đối với họ
23


mọi thứ trở nên vô vị, cuộc sống không có ý nghĩa gì ảm đạm tăm tối. Họ nhìn
nhận mọi thứ xung quanh một cách lạnh lẽo, vô cảm. Theo ngôn ngữ của tâm lí học
thì đây là hiện tượng “Chủ nghĩa hiện thực trầm cảm”. Họ nhìn thế giới xung
quanh, bản thân mình bằng một ánh mắt khác không phải lạc quan yêu đời mà là sự
kì thị, trốn tránh. Những ngày tăm tối càng trở nên ảm đảm hơn, và những buổi
sáng không còn đem lại cảm giác tươi mới và thú vị bất ngờ. Họ chẳng tin cuộc
sống, chẳng tin vào người thân thậm chí còn nghi ngờ với chính bản thân mình.
2.2.5. Không còn hứng thú với sở thích của mình
Đây gọi là hiện tượng mất khả năng trải nghiệm niềm vui. Những gì mà
chúng ta đã từng yêu thích, trân trọng và mong mỏi nhất giờ cũng hóa nhàm chán.
Bạn là một người yêu thiên nhiên cây cỏ, yêu động vật. Nhưng khi trải qua cuộc
chiến tranh tâm lí thì tất cả hoa không còn thơm, cây không còn đẹp, những chú
chó thật phiền phức. Tiệc tùng, hát hò cũng trở nên vô vị nhạt nhẽo, chẳng thể nào
xoa dịu tâm trạng của bạn. Mọi thứ như bao trùm trong chiếc khăn đen xì kín mít.
Nói chung cuộc sống của họ chìm nghỉm dưới đáy mà không biết bao giờ có thể

ngoi lên được.
2.2.6. Những yếu tố cảm xúc cứ dồn nén tác động làm cho người bệnh trở nên
vô cảm
Trầm cảm được coi như một kẻ không mời mà đến, nó không chỉ là một cơn
buồn thoáng qua, mà nó tác động mạnh mẽ đến tâm lí con người. Vì bị trầm cảm
nên người bệnh dễ bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Khi bất cứ một chuyện gì
xảy ra họ luôn tự nhận do bản thân mình đã gây ra. Trầm cảm như một nỗi đau
khủng khiếp khó có thể diễn tả thành lời, đau nhưng lại không biết đau ở chỗ nào,
sợ nhưng không biết mình sợ cái gì và tệ hại hơn là không muốn giãi bày với ai. Có
lúc họ khác không ngừng, có lúc họ thấy cô đơn nhưng lại không muốn người khác
lại gần mình. Người mắc chứng rối loạn họ luôn tìm cách khép mình vào, mang nỗi
24


cô đơn sự tuyệt vọng về cuộc sống. Họ như bị chai lì với cảm xúc của chính mình,
vô cảm với mọi thứ xung quanh.
2.2.7. Sự tự ti, bi quan, thất bại trong suy nghĩ và hành động
“Không phải tôi không thích mọi người, mà tôi chắc chắn rằng họ không
chịu đựng được tôi”, tuy ở mỗi người biểu hiện trầm cảm là khác nhau nhưng khi bị
mắc trầm cảm họ luôn cô đơn nhưng họ lại tự cho rằng người khác không thích
mình nên mình cần phải xa lánh họ. Họ luôn cho rằng bản thân họ luôn tồi tệ thất
bại trong mọi việc. Trốn tránh thực tại là giải pháp tốt nhất, họ trốn tánh bằng cách
tìm đến cái chết - con đường mà đối với họ là giải pháp tốt nhất. Nỗi đau mà trầm
cảm mang lại nó dai dẳng như thiêu cháy đi tâm hồn bé nhỏ trong sáng. Chỉ có cái
chết mới có thể giúp họ mất đi sự cô đơn, mệt mỏi, đau đớn. Với họ cuộc sống
không còn ý nghĩa nữa chi bằng chết còn hơn.
2.2.8. Sự khác nhau giữa trầm cảm và buồn bã
Khi nói về trầm cảm người ta thường mặc định là buồn bã. Trong thực tế có rất
nhiều trường hợp bị mắc kẹt trong trầm cảm nhưng lại nghĩ mình đơn giản chỉ là
buồn. Ngược lại có trường hợp buồn lại nghĩ, lo sợ bản thân mình bị trầm cảm.

Trầm cảm cơ bản là có những dấu hiệu buồn bã, mệt mỏi, chán nản. Nên nhiều
người còn không phân biệt được giữa trầm cảm và buồn bã, trường hợp như trên
diễn ra khá phổ biến. Việc nhầm lẫn này là một mối nguy hại vô cùng to lớn, là sai
lầm nghiêm trọng khiến cho người bệnh (trầm cảm) không kịp thời chữa trị mặt
khác lại quá thái hóa với trạng thái cảm xúc bình thường (buồn bã).
Buồn là một cảm xúc bình thường của con người. Mỗi chúng ta đều đã từng trải
qua cảm giác này thậm chí nó còn lặp đi lặp lại nhiều lần. Nỗi buồn thường được
hình thành từ một sự việc trong đời sống hay một thử thách khó khăn trong đời
khiến chúng ta thất vọng hoặc những tổn thương mất mát. Điều này cũng có nghĩa

25


×