Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

CV-631-v/v kiẻm điểm,đánh giá CBQL-08-09

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (365.82 KB, 14 trang )

UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 631 /SGD&ĐT -TCCB Vinh, ngày 14 tháng 4 năm 2009
“V/v kiểm điểm, đánh giá CBQL
năm học 2008-2009 ”
Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
Thực hiện Hướng dẫn số 21-HD/BTCTW ngày 10/10/2008 của Ban Tổ chức
Trung ương và Công văn số 1734-CV/TU ngày 24/11/2008 của Tỉnh uỷ Nghệ An về
việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình hàng năm. Căn cứ quy định của Tỉnh uỷ
Nghệ An tại Quy chế số 06-QC/TU ngày 28/11/2008 về đánh giá cán bộ, Sở Giáo
dục và Đào tạo yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị thuộc Sở, Trưởng phòng Giáo dục và
Đào tạo các huyện (thành, thị) thực hiện việc kiểm điểm, đánh giá tập thể lãnh đạo và
cá nhân cán bộ quản lý các trường, trung tâm giáo dục thuộc huyện và thuộc Sở năm
học 2008-2009. Cụ thể như sau:
I. Yêu cầu kiểm điểm.
1. Kiểm điểm của tập thể, cá nhân phải đánh giá trung thực, khách quan về
những ưu điểm, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo điều hành, phong cách lề lối làm
việc; chỉ rõ nguyên nhân, nhất là nguyên nhân chủ quan của những khuyết điểm, nêu
rõ trách nhiệm của tập thể, cá nhân; đồng thời đề ra giải pháp cụ thể để khắc phục.
2. Nội dung kiểm điểm của tập thể, cá nhân phải gắn với việc tổ chức thực hiện
nhiệm vụ chính trị, tập trung vào chủ đề năm học “Năm học đẩy mạnh ứng dụng công
nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lý tài chính, triển khai phong trào xây dựng
trường học thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với bốn nội dung trọng
tâm, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng
tạo”.
II. Đối tượng kiểm điểm.
1 Tập thể: Tập thể lãnh đạo đơn vị, các trường mầm non, trường tiểu học,
trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông, trường trung cấp chuyên nghiệp
(Hiệu trưởng và các phó Hiệu trưởng), trung tâm giáo dục thường xuyên, trung tâm


kỷ thuật tổng hợp-hướng nghiệp (Giám đốc và các Phó Giám đốc).
2. Cá nhân: Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng; Giám đốc trung tâm, Phó Giám
đốc trung tâm.
III. Nội dung và phương pháp tiến hành.
1. Kiểm điểm tập thể lãnh đạo đơn vị:
a. Nội dung kiểm điểm.
- Tập trung vào việc tổ chức thực hiện chủ đề năm học “Năm học đẩy mạnh
ứng dụng công nghệ thông tin, đổi mới công tác quản lý tài chính, triển khai phong
trào xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực; thực hiện cuộc vận động “Học
tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, cuộc vận động “Hai không” với
bốn nội dung trọng tâm, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo, cô giáo là một tấm gương
đạo đức, tự học và sáng tạo”. Các nhiệm vụ thường xuyên: Xây dựng trường chuẩn
quốc gia; chăm lo đầu tư phát trtiển xây dựng đội ngũ nhà giáo (đánh giá xếp loại
giáo viên, đào tạo bồi dưỡng đội ngũ, thực hiện quy định đạo dức nhà giáo . . .)
+ Việc quán triệt nhiệm vụ và xây dựng chương trình, kế hoạch giải pháp tổ
chức thực hiện các chủ trương nêu trên.
+ Thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ trong lãnh đạo, đổi mới phong cách
chỉ đạo, điều hành, tổ chức thực hiện.
+ Kết quả cụ thể của các cuộc vận động, phong trào lớn trong năm học theo sự
chỉ đạo của Bộ và của Sở.
- Công tác xây dựng đơn vị.
- Việc rèn luyện, giữ gìn phẩm chất đạo đức lối sống, tinh thần đoàn kết, cộng
sự trong công việc của tập thể và cá nhân lãnh đạo đơn vị.
Trong các nội dung trên cần làm rõ ưu điểm, khuyết điểm, nguyên nhân chủ
quan của những khuyết điểm; hướng khắc phục.
- Đánh giá chung.
b. Viết báo cáo.
Thủ trưởng đơn vị viết báo cáo kiểm điểm, đánh giá của tập thể lãnh đạo, sau
đó các thành viên trong tập thể góp ý bổ sung và gửi đến các tổ chuyên môn và tổ văn
phòng (các khoa, phòng) trước ngày hội nghị toàn đơn vị ít nhất 3 ngày.

2. Kiểm điểm cá nhân cán bộ quản lý:
- Làm rõ ưu điểm, khuyết điểm về những nội dung sau:
+ Nhận thức tư tưởng chính trị: Việc quán triệt, chấp hành các chủ trương,
nghị quyết, quy chế, quy định của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước, của Bộ,
UBND tỉnh và của ngành.
+ Phẩm chất đạo đức lối sống: bản thân và gia đình giữ gìn đạo đức lối sống trong
sạch, chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các biểu hiện tiêu cực khác; tinh thần học tập
nâng cao trình độ; tính trung thực, ý thức tổ chức kỷ luật, tinh thần trách nhiệm trong công tác.
+Kết quả thức hiện chức trách nhiệm vụ được giao: Tính chủ động, sáng tạo
và mức độ hoàn thành các chức trách nhiệm vụ, công việc được giao trong năm; việc
giữ gìn đoàn kết nội bộ, quy tụ, cộng sự, phát huy sức mạnh tổng hợp của tập thể.
+ Nhận thức và những việc làm cụ thể để thực hiện các cuộc vận động, các phong
trào lớn của năm học (đã nêu trong phần kiểm điểm tập thể lãnh đạo điểm a phần 1 mục III).
- Nội dung kiểm điểm của cá nhân phải gắn với nội dung kiểm điểm của tập thể;
làm rõ trách nhiệm của cá nhân. Thủ trưởng các đơn vị và các cán bộ có liên quan phải
kiểm điểm làm rõ trách nhiệm về những yếu kém của đơn vị, các vi phạm kỷ luật của tập
thể, cá nhân trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của đơn vị, của cá nhân cán bộ,
giáo viên, trong thực hiện quy định về đạo đức nhà giáo . . . Đề ra hướng khắc phục
khuyết điểm trong thời gian tới.
- Phần sau kiểm điểm có tự đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của cá nhân
cán bộ quản lý.
3. Trước khi tổ chức hội nghị kiểm điểm đánh giá tập thể lãnh đạo và cán bộ:
- Cấp uỷ đơn vị tổ chức lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của chi uỷ, hoặc ban cán sự
khối xóm (nơi chưa có chi uỷ) nơi cán bộ cư trú về bản thân và gia đình cán bộ trong việc
chấp hành các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, nội quy, quy
chế địa phương, trong việc kê khai minh bạch tài sản theo quy định của Chính phủ.
- Thủ trưởng đơn vị có kế hoạch và dành thời gian để các tổ chuyên môn, tổ
văn phòng (khoa, phòng) họp toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên nghiên cứu và góp
ý cho văn bản dự thảo báo cáo kiểm điểm của tập thể lãnh đạo đơn vị, lập văn bản
góp ý gửi Thủ trưởng đơn vị để tổng hợp, bổ sung vào báo cáo kiểm điểm chính thức

trình bày trong hội nghị toàn đơn vị.
- Gửi giấy mời dự hội nghị và dự thảo báo cáo kiểm điểm của tập thể lãnh đạo
đơn vị đến huyện uỷ (thành uỷ, thị uỷ) và Sở Giáo dục và Đào tạo
4. Tổ chức hội nghị để kiểm điểm, đánh giá tập thể lãnh đạo và cán bộ quản
lý.
a. Thành phần dự hội nghị:
- Các đơn vị có từ 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên trở xuống thì họp toàn thể
để góp ý, nhận xét đánh giá tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lý và lấy phiếu kín
để xếp loại cán bộ.
- Các đơn vị có trên 100 cán bộ, giáo viên, nhân viên thì thành phần dự hội
nghị lấy ý kiến góp ý, nhận xét, đánh giá tập thể lãnh đạo, cá nhân cán bộ quản lý và
bỏ phiếu kín xếp loại cán bộ gồm: Tập thể cấp uỷ, lãnh đạo chuyên môn, thành viên
hội đồng trưòng, trưởng phó các tổ chuyên môn và tương đương (khoa, phòng),
trưởng phó các đoàn thể chính trị, xã hội.
b. Các bước tiến hành hội nghị kiểm điểm đánh giá, xếp loại.
b1- Thủ trưởng đơn vị trình bày trước hội nghị:
+ Dự thảo báo cáo kiểm điểm của tập thể lãnh đạo.
+ Báo cáo tổng hợp các góp ý của các tổ, đoàn thể, các cá nhân trong đơn vị
góp ý cho dự thảo báo cáo kiểm điểm của tập thể lãnh đạo.
+ Dự thảo báo cáo giải trình các vấn đề cấp trên gợi ý kiểm điểm (nếu có).
b2. Lần lượt các cán bộ lãnh đạo đọc báo cáo tự kiểm điểm cá nhân.
b3. Đại diện cấp uỷ báo cáo kết quả lấy ý kiến nhận xét của địa phương nơi cư
trú về gia đình và cá nhân đối với từng cán bộ quản lý.
b4. Hội nghị thảo luận, góp ý cho báo cáo của tập thể lãnh đạo và báo cáo
kiểm điểm của cá nhân cán bộ quản lý.
b5. Hội nghị thông qua biểu quyết báo cáo kiểm điểm của tập thể lãnh đạo.
Nếu còn ý kiến khác nhau thì phải tập hợp đầy đủ để báo cáo lên cấp trên.
b6. Hội nghị bỏ phiếu kín xếp loại cán bộ quản lý:
- Phiếu đánh giá xếp loại theo mẫu gửi kèm công văn này.
- Ban kiểm phiếu gồm: Đại diện Công đoàn (là Chủ tịch Công đoàn nếu Chủ

tịch Công đoàn không phải là cán bộ quản lý), Trưởng ban Thanh tra nhân dân, 2 tổ
trưởng chuyên môn và 1 đảng viên.
c. Điều kiện xếp loại: Phải có từ 75% trở lên số thành viên cần triệu tập hội
nghị bỏ phiếu thì kết quả bỏ phiếu mới có giá trị. Có đủ số phiếu cần thiết của thành
phần tham gia bỏ phiếu mới có giá trị công nhận loại:
+ Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ: có 80% số phiếu trở lên đồng ý xếp loại xuất sắc.
+ Hoàn thành tốt nhiệm vụ: có từ 65% tổng số phiếu trở lên đồng ý xếp hoàn
thành tốt và xuất sắc nhiệm vụ.
+ Hoàn thành nhiệm vụ: có trên 50% số phiếu đồng ý xếp loại mức hoàn thành
nhiệm vụ trở lên.
+ Không hoàn thành nhiệm vụ: khi không đủ số phiếu tín nhiệm để xếp loại
hoàn thành nhiệm vụ.
d. Một số trường hợp cụ thể:
- Cán bộ quản lý trong năm học vi phạm một trong các tiêu chí sau đây thì xếp
loại không hoàn thành nhiệm vụ:
+ Không tham gia giảng dạy theo quy định của Bộ giáo dục và Đào tạo.
+ Bị thi hành kỷ luật từ khiển trách trở lên.
+ Có vợ (chồng), hoặc con vi phạm các tệ nạn xã hội.
+ Địa phương nơi cư trú có văn bản đánh giá bản thân cán bộ và gia đình chưa
thực hiện đầy đủ các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các
quy định của địa phương.
- Có giảng dạy nhưng chưa đầy đủ thì không xếp loại hoàn thành tốt nhiệm vụ.
- Đơn vị không được xếp loại xuất sắc thì nói chung cán bộ quản lý không xếp
loại hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
5. Đánh giá, xếp loại cán bộ để điều động, bổ nhiệm, bổ nhiệm lại, luân
chuyển thực hiện theo quy định tại Điều 13 Quy chế 06-QC/TU ngày 28/11/2008 của
Ban Thường vụ Tỉnh uỷ Nghệ An. Đơn vị có cán bộ quản lý giữ chức vụ hiện tại tròn
một nhiệm kỳ (5 năm) hoặc 2 nhiệm kỳ (10 năm) phải làm công văn báo cáo Sở (qua
phòng Tổ chức Cán bộ) để Sở có ý kiến chỉ đạo tổ chức thực hiện.
6. Thời gian tổ chức và hồ sơ báo cáo về Sở.

- Thời gian: Hoàn thành trong tháng 5/2009.
- Thủ trưởng đơn vị trực thuộc hoàn tất hồ sơ báo cáo về Sở trước ngày
10/6/2009 (gửi qua phòng Tổ chức Cán bộ), hồ sơ gồm:
+ Báo cáo việc tổ chức kiểm điểm tập thể lãnh đạo và đánh giá, xếp loại cán
bộ.
+ Bản báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo đơn vị đã bổ sung hoàn chỉnh.
+ Bản tổng hợp ý kiến góp ý báo cáo kiểm điểm tập thể lãnh đạo đơn vị.
+ Các bản tự kiểm điểm đánh giá cá nhân cán bộ quản lý.
+ Biên bản kiểm phiếu xếp loại cán bộ quản lý.
+ Danh sách đề nghị xếp loại cán bộ quản lý năm học 2008-2009 gồm các cột: TT;
Họ và Tên; Chức vụ; Kết quả phiếu đề nghị xếp loại của hội nghị; Đề nghị xếp loại.
- Đối với các phòng giáo dục và đào tạo: Triển khai chủ trương này đến tất cả
các trường học, trung tâm giáo dục trực thuộc huyện.
Tổng hợp kết quả đánh giá xếp loại cán bộ quản lý theo ngành học, bậc học, chức
danh cấp trưởng, cấp phó theo từng đơn vị. Gửi báo cáo về Sở trước ngày 10/6/2009.
Kiểm điểm, đánh giá, xếp loại cán bộ quản lý hàng năm là chủ trương quan
trọng của Đảng và Nhà nước, Sở Yêu cầu Thủ trưởng các đơn vị công khai chủ
trương này đến toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong đơn vị, tổ chức thực hiện
nghiêm túc, thận trọng và có hiệu quả. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc
thì báo cáo về Sở để xem xét giải quyết.
Nơi nhận: GIÁM ĐỐC
- Như trên;
- Chủ tịch CĐ cơ sở.
- Huyện (thành, thị) uỷ (để phối hợp)
- Lưu TCCB, VP
Lê Văn Ngọ

UBND TỈNH NGHỆ AN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Số: 610 /SGD&ĐT -TCCB Vinh, ngày 14 tháng 4 năm 2009

“V/v thực hiện công tác TCCB
từ nay đến hết năm học ”
Kính gửi: - Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo;
- Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc.
Để hoàn thành kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học về công tác tổ chức cán
bộ, Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu Thủ trưởng các phòng giáo dục và đào tạo, các
trường học, trung tâm giáo dục thực hiện một số nôi dung công tác sau đây:
1. Rà soát kế hoạch công tác tổ chức cán bộ tháng 4, 5, 6/2009: Lịch công tác
và kế hoạch công việc từng tháng đã được Sở hướng dẫn kèm theo Công văn số
1583/SGD&ĐT-TCCB ngày 29/8/2008 (về việc hướng dẫn thực hiện công tác TCCB
năm học 2008-2009), Thủ trưởng các đơn vị kiểm tra đầu việc để tổ chức thực hiện,
nghiệm túc, có hiệu quả.
2. Về đánh giá xếp loại giáo viên, nhân viên.
2.1. Việc đánh giá xếp loại giáo viên thực hiện theo quy định của UBND tỉnh
ban hành kèm theo Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007. Một số điểm
cần lưu ý:
- Việc đánh giá xếp loại về phẩm chất đạo dức phải bám sát các tiêu chuẩn
quy định tại Điều 3 Quyết định số 86/2007/QĐ-UBND và kết quả rèn luyện của mỗi
cá nhân; coi trọng việc thực hiện Quy định về đạo đức nhà giáo ban hành kèm theo
Quyết định số 16/1008/QĐ-BGDĐT ngày 16/4/2008 của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
- Đánh giá về chuyên môn nghiệp vụ theo hướng dẫn của Sở Giáo dục và Đào
tạo tại Công văn số 2631/SGD&ĐT-TCCB ngày 24/12/2007. Thủ trưởng các đơn vị
rà soát lại kế hoạch đánh giá chuyên môn, nghiệp vụ để bố trí đảm bảo mỗi giáo viên
phải được dự giờ đánh giá ít nhất 3 tiết, kết hợp với kết quả kiểm tra đánh giá việc
thực hiện quy chế chuyên môn, kết quả đánh giá của các đoàn thanh tra, kiểm tra. Tổ
chức đánh giá nghiêm túc, công khai đầy đủ, công bằng.
- Quy trình đánh giá: Thực hiện đúng theo quy định tại Điều 6 Quyết định số
86/2007/QĐ-UBND ngày 20/7/2007 của UBND tỉnh.
(Mẫu bản tự đánh giá của giáo viên và công văn này Sở sẽ gửi qua hộp thư điện tử
đến với các đơn vị).

- Xử lý kết quả sau đánh giá xếp loại thực hiện theo quy định tại mục III
Hướng dẫn liên ngành số 2632/HDLN ngày 24/12/2007 của Sở Giáo dục và Đào tạo
- Sở Nội vụ - Sở Tài chính.
2.2. Đánh giá xếp loại nhân viên hành chính (kế toán, văn thư, thư viện, phụ
trách y tế học đường, phụ tá thí nghiệm, nhân viên kỷ thuật, kỷ thuật viên . . .) được
thực hiện theo bản “Quy định đánh giá công chức hàng năm” ban hành kèm theo
Quyết định số 11/1989/QĐ-TCCP-CCVC ngày 05/12/1998 của Ban Tổ chức Cán bộ
Chính phủ - nay là Bộ Nội vụ (Bản quy định này Sở đã sao gửi đến các đơn vị kèm

×