Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

Đánh giá hàm lượng và nguy cơ rủi ro gây ung thư của nhóm hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs) trong bụi PM2 5 và PM10 tại khu vực hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.54 MB, 73 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Hồng Minh

ĐÁNH GIÁ HÀM LƢỢNG VÀ NGUY CƠ RỦI RO GÂY UNG THƢ
CỦA NHÓM HỢP CHẤT HYDROCACBON THƠM ĐA VÒNG (PAHs)
TRONG BỤI PM2,5 VÀ PM10 TẠI KHU VỰC HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

Hà Nội – Năm 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN
---------------------

Lê Hồng Minh

ĐÁNH GIÁ HÀM LƢỢNG VÀ NGUY CƠ RỦI RO GÂY UNG THƢ
CỦA NHÓM HỢP CHẤT HYDROCACBON THƠM ĐA VÒNG (PAHs)
TRONG BỤI PM2,5 VÀ PM10 TẠI KHU VỰC HÀ NỘI

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trƣờng
Mã số: 60520320
LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC
NGƢỜI HƢỚNG DẪN KHOA HỌC
1. TS. Lê Hữu Tuyến
2. PGS. TS. Nguyễn Thị Hà



Hà Nội – Năm 2018


LỜI CẢM ƠN
Trƣớc tiên, em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến TS. Lê Hữu Tuyến và
PGS.TS. Nguyễn Thị Hà , Trƣờng Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà
Nội đã giao đề tài và tận tình hƣớng dẫn, giúp đỡ emtrong suốt quá trình thực hiện
luận văn thạc sỹ, kinh phí thực hiện các nội dung nghiên cứu đƣợc hỗ trợ từ nguồn
kinh phí của đề tài nghiên cứu cơ bản mã số Nafosted 104.99-2015.88 do TS. Lê
Hữu Tuyến làm chủ nhiệm.
Em xin chân thành cảm ơn lãnh đạo và tập thể cán bộ Trung tâm Nghiên cứu
Công nghệ môi trƣờng, Đại học Khoa học tự nhiên đã tạo mọi điều kiện để em đƣợc
đến thực tập và làm luận văn thạc sỹ tại trung tâm.
Cuối cùng em xin cảm ơn các thầy, cô giáo Khoa Môi trƣờng, Trƣờng
Đại học Khoa học tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội đã dành tâm huyết truyền
đạt kiến thức quý báu cho em trong suốt thời gian học tập tại trƣờng. Xin cảm ơn
bạn bè, ngƣời thân trong gia đình đã động viên và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho
em hoàn thành tốt nhất khóa học tại trƣờng.

Hà Nội, tháng 12/2017
Học viên cao học

Lê Hồng Minh


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .................................................................................................................... 1
CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN .................................................................................... 3
1.1. Tổng quan về các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng ..................................3

1.1.1. Tính chất vật lý của PAHs ........................................................................3
1.1.2. Tính chất hóa học của PAHs .....................................................................6
1.2. Nguồn phát thải các hợp chất PAHs ................................................................6
1.3. Ô nhiễm PAHs trong không khí .......................................................................8
1.4. Hàm lƣợng PAHs trong thực phẩm................................................................11
1.5. Tình hình ô nhiễm các hợp chất PAHs trong không khí tại Hà Nội ..............13
1.6. Các phƣơng pháp định lƣợng PAHs ..............................................................14
1.6.1. Phƣơng pháp xử lý mẫu ..........................................................................14
1.6.2. Các phƣơng pháp phân tích công cụ .......................................................16
1.7. Các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học nhằm đánh giá độc tính ...................17
1.7.1. Tổng quan về các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học ............................17
1.7.2. Phƣơng pháp CALUX .............................................................................19
1.8. Các tác động của PAHs tới môi trƣờng và sức khỏe con ngƣời ....................21
1.8.1. Tác động của PAHs tới môi trƣờng ........................................................21
1.8.2. Nguy cơ rủi ro và ảnh hƣởng đến sức khỏe của các hợp chất PAHs ......21
1.8.2.1. Con đƣờng phơi nhiễm với PAH .........................................................21
CHƢƠNG 2 - ĐỐI TƢỢNG VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................25
2.1. Đối tƣợng nghiên cứu.....................................................................................25


2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu................................................................................25
2.2.1. Phƣơng pháp nghiên cứu, thu thập và tổng hợp tài liệu .........................25
2.2.2. Phƣơng pháp thu thập, bảo quản mẫu tại hiện trƣờng ............................25
2.2.3. Thực nghiệm ...........................................................................................30
2.2.4. Tính toán độc tính gây ung thƣ và đột biến gene ....................................33
2.2.5. Tính toán rủi ro gây ung thƣ ...................................................................33
CHƢƠNG 3 - KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ........................................................ 38
3.1. Hàm lƣợng PAH trong mẫu bụi đƣờng đô thị................................................38
3.2. Các nguồn phát thải PAHs .............................................................................48
3.3. Kết quả phân tích PAH-CALUX ...................................................................50

3.4. Khả năng gây ung thƣ, đột biến gen và mức độ đóng góp của các PAH.......50
3.5. Nguy cơ rủi ro gây ung thƣ của các hợp chất PAHs ......................................54
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ ......................................................................... 56
TÀI LIỆU THAM KHẢO


DANH MỤC BẢNG
Bảng 1.1. Tính chất vật lý của một số hợp chất PAHs

4

Bảng 1.2. Tỉ lệ hấp phụ lên pha hạt của các hợp chất PAH

10

Bảng 1.3. Một số loại PAHs có trong thực phẩm

15

Bảng 1.4. Các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học

17

Bảng 2.1. Vị trí lấy mẫu

26

Bảng 2.2. Kết quả phân tích nồng độ mẫu PAHs chuẩn

33


Bảng 2.3. Khả năng gây ung thƣ của các hợp chất PAHs

35

Bảng 2. 4.Giá trị các thông số để tính toán rủi ro gây ung thƣ

36

Bảng 3.1. So sánh hàm lƣợng PAHs trong bụi đƣờng ở một số thành phố
(ng/g)
Bảng 3.2. Hàm lƣợng PAH trong bụi PM10 và PM2,5 ở Hà Nội (ng/m3)

43

Bảng 3.3. So sánh nồng độ PAH trong bụi PM10 và PM2,5 giữa Hà Nội và một số

47

44

thành phố
Bảng 3.4. Tỷ lệ giữa các hợp chất PAH và nguồn phát thải tƣơng ứng

48

Bảng 3.5. Kết quả phân tích PAH-CALUX (ng/m3 BaPEQ)

50


Bảng 3.6. Giá trị CEQ, MEQ và tỷ lệ đóng góp vào tổng độc tính của các

50

PAH có trong mẫu bụi đƣờng
Bảng 3.7. Giá trị CEQ, MEQ và tỷ lệ đóng góp vào tổng độc tính của các

524

PAH có trong mẫu bụi đƣờng
Bảng 3.8. Tỷ lệ rủi ro gây ung thƣ của các hợp chất PAHs

54

Bảng 3.9. Tỷ lệ rủi ro gây ung thƣ khi tiếp xúc với PAH trong bụi PM10 và PM2,5

55


DANH MỤC HÌNH
Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số PAHs điển hình

5

Hình 1.2. Cơ cấu phát thải PAHs phạm vi toàn cầu và một số quốc gia

8

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa khối lƣợng phân tử và áp suất hơi toàn phần toàn


9

phần của PAHs
Hình 1.4. Sơ đồ nguyên tắc của phƣơng pháp CALUX

18

Hình 1.5. Các quá trình chuyển hóa BaP trong cơ thể

23

Hình 2.1. Mô hình thiết bị lấy bụi đa tầng

28

Hình 2.2. Sơ đồ vị trí lấy mẫu

29

Hình 2.3. Nồng độ PAH trong mẫu 1649b (NIST)

33

Hình 3.1. Hàm lƣợng tổng các hợp chất PAHs có trong mẫu bụi đƣờng tại Hà Nội

39

Hình 3.2. Hàm lƣợng các hợp chất PAHs có trong mẫu bụi đƣờng tại Hà Nội

40


Hình 3.3. Nồng độ trung bình của các hợp chất PAHs có trong mẫu bụi đƣờng

41

Hình 3.4. Tỷ lệ các hợp chất PAH trong mẫu bụi đƣờng

42

Hình 3.5 Hàm lƣợng PAHs trong bụi tại Hà Nội năm 2014 và 2016 (ng/g)

43

Hình 3.6. Tỷ lệ các hợp chất PAH có 2-3 vòng và 4-6 vòng trong bụi PM10 và PM2,5

46

Hình 3.7. Nồng độ PAH trong bụi PM2,5 và PM10 ở một số khu vực Hà Nội

49

Hình 3.8. Tỷ số BaP/BgP và IDP/IDP+BgP trong mẫu bụi đƣờng

49

Hình 3.9. Tỷ số Flu/Flu+Pyr và Fluh/Fluh+Pyr trong mẫu bụi đƣờng

49

Hình 3.10. Mức độ đóng góp vào khả năng gây ung thƣ (a) và gây đột biến


52

gene (b) của các hợp chất PAH trong mẫu bụi đƣờng
Hình 3.11. Mức độ đóng góp vào khả năng gây ung thƣ (a) và gây đột biến
gene (b) của các hợp chất PAH trong mẫu bụi PM2,5 và PM10

54


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
AhR
AQI
BEQ
CALUX

CEF

Aryl hydrocarbons receptor
Air quality index
Bioanalytical equivalent quantity
Chemical Activated LUciferase gene
eXpression
Chemically Activated Fluorescent
Expression
Carcinogenic equivalent factor

CEQ

Carcinogenic equivalent quantity


EPA

Enviroment Protection Agency

GC-MS

Gas chromatography mass
spectrometry
International Agency for Cancer
Research
The incremental lifetime cancer risk

CAFLUX

IACR
ILCR
KH-KT
KLPT
MEF

Mutagenic equivalent factor

MEQ

Mutagenic equivalent quanlity

NIOSH

PAH

POPs

National Institue for Occupational
Safety and Health
Oxygenated Policyclic aromatic
hydrocarbons
Policyclic aromatic hydrocarbons
Persistant Organic Pollutants

TCDD
TEQ
TEF
WHO

2,3,7,8-Tetrachlorodibenzodioxin
Toxic Equivalent quantity
Toxic Equivalent Factor
World Health Organization

OPAHs

Thụ thể hydrocacbon thơm
Chỉ số chất lƣợng không khí
Độ tƣơng đƣơng sinh học
Phƣơng pháp phân tích
CALUX
Phƣơng pháp phân tích
CAFLUX
Hệ số gây ung thƣ tƣơng
đƣơng

Độc tính gây ung thƣ tƣơng
đƣơng
Cục Bảo vệ môi trƣờng Hoa
Kỳ
Sắc ký khối phổ
Cơ quan nghiên cứu ung thƣ
quốc tế
Rủi ro ung thƣ trọn đời
Kháng nguyên - Kháng thể
Khối lƣợng phân tử
Hệ số gây đột biến gen
tƣơng đƣơng
Độc tính gây đột biến gen
tƣơng đƣơng
Viện An toàn vệ sinh lao
động quốc gia
Dẫn xuất oxy hóa của PAHs
Hydrocacbon thơm đa vòng
Hợp chất hữu cơ khó phân
hủy
Độ độc tƣơng đƣơng
Hệ số độc tƣơng đƣơng
Tổ chức Y tế thế giới


MỞ ĐẦU
Các hydrocacbon thơm đa vòng (PAHs - Polycyclic Aromatic Hyrocarbons)
là các hợp chất hữu cơ chỉ chứa C và H, có hai hay nhiều vòng thơm gắn với nhau
tạo thành các hợp chất hữu cơ bền. PAHs có nguồn gốc từ tự nhiên và do hoạt động
của con ngƣời, bao gồm hơn 100 hợp chất khác nhau. Theo Cục bảo vệ môi trƣờng

Mỹ (EPA), PAHs đƣợc phân loại thành 16 hợp chất có cấu trúc điển hình và tiến
hành quan trắc chúng môi trƣờng, bao gồm 2 vòng thơm (Naphthalene), 3 vòng
thơm (Acenaphthene, Acenaphthylene, Fluorene, Phenanthrene, Anthracene), 4
vòng thơm (Fluoranthene, Pyrene, Benzo[a]anthracene, Chrysene), 5 - 6 vòng thơm
Benzo[b]fluoranthene, Benzo[e]pyrene, Benzo [a] pyrene, Indeno [1,2,3-c,d]
pyrene, Benzo[g,h,i]perylene, Dibenz[a,h]anthracene. PAHs có nguồn gốc từ tự
nhiên và do hoạt động của con ngƣời. Trong tự nhiên, PAHs đƣợc hình thành từ các
vụ cháy rừng và hoạt động của núi lửa. Do hoạt động của con ngƣời, PAHs đƣợc
hình thành chủ yếu từ các quá trình đốt cháy không hoàn toàn các vật liệu hữu cơ
trong sản xuất công nghiệp: quá trình chế biến than, dầu thô và khí tự nhiên nhƣ
luyện cốc, chuyển hoá than, tinh chế dầu mỏ, nhựa than đá, nhựa đƣờng…; quá
trình nấu, đúc khuôn nhôm, sắt, thép; quá trình đốt cháy các phế thải hữu cơ; khí từ
động cơ đốt trong chạy bằng dầu diesel và các loại khí đốt; khói thuốc lá; các hoạt
động đun nấu bằng củi, dầu …Khi phát thải vào môi trƣờng sẽ tác động tới sinh vật
và con ngƣời. Một số các PAHs có khả năng gây ung thƣ. PAH có thể xâm nhập
vào cơ thể ngƣời thông qua thức ăn (do khói thải chứa PAH từ việc đun nấu quyện
vào thức ăn), nƣớc uống, khí thở hoặc qua da khi trực tiếp tiếp xúc với vật liệu chứa
họ chất này. Tính độc của mỗi chất trong họ PAH lại phụ thuộc vào công thức cấu
tạo của chúng. Nếu các PAH chứa từ 2 đến 3 vòng benzen thì khả năng gây ung thƣ
và đột biến gen khá yếu. Trong khi đó, với các PAH chứa từ 4 đến 5 vòng benzen
trở lên thì khả năng gây ung thƣ và đột biến gen là tƣơng đối mạnh.
Thành phố Hà Nội có lƣợng lớn ô tô và xe máy lƣu thông mà không có bộ xử
lí khí thải. Nhiều phƣơng tiện kém chất lƣợng và không đạt tiêu chuẩn lƣu hành.
Đây là một trong các nguồn có khả năng phát thải PAH vào không khí lớn, gây ảnh

1


hƣởng nguy hại đến sức khỏe cộng đồng. Trong những năm gần đây đã có một vài
nghiên cứu về hiện trạng và ảnh hƣởng của các hợp chất có khả năng gây ung thƣ ở

khu vực Hà Nội, nhƣng chỉ dừng lại đối với đối tƣợng mẫu bụi đƣờng hoặc mẫu khí
mà chƣa có nghiên cứu nào đƣợc thực hiện đối với các hạt bụi cỡ nhỏ có khả năng
thâm nhập sâu vào cơ thể. Do vậy rất cần thiết có những đánh giá nồng độ của
PAHs tại Hà Nội nhằm đƣa ra cảnh báo với cộng đồng, bảo vệ môi trƣờng và đề
xuất giải pháp khắc phục. Do đó tôi đã chọn nội dung “Đánh giá hàm lượng và
nguy cơ rủi ro gây ung thư của nhóm hợp chất hy roc c on thơm
trong

v ng

i M2.5 và M10 t i hu v c à N i”để thực hiện đề tài nghiên cứu.

2


CHƢƠNG 1- TỔNG QUAN
1.1. Tổng quan về các hợp chất hydrocacbon thơm đa vòng
Hydrocacbon thơm đa vòng PAHs (Polycyclic Aromantic HydrocarbonsPAHs) là những hợp chất đa vòng giáp cạnh đƣợc cấu tạo từ một số nhân benzen
đính trực tiếp với nhau, và chỉ chứa hai loại nguyên tử là cacbon và hydro. PAHs
đƣợc chia thành 2 nhóm: nhóm hợp chất có khối lƣợng phân tử thấp là các PAH có
số vòng benzen nhỏ hơn 4 vòng, và nhóm hợp chất có khối lƣợng phân tử cao là các
PAH có từ 4 vòng benzen trong phân tử trở lên. Có hàng trăm PAH riêng rẽ có thể
đƣợc phát thải vào môi trƣờng không khí. Các PAH này thƣờng tồn tại trong không
khí ở dạng hỗn hợp phức tạp. Ngƣời ta đã nghiên cứu và đã xác định đƣợc hơn 100
PAH có trên bụi trong không khí và khoảng 200 PAH có trong khói thuốc lá. Trong
số các PAH có 16 PAH đƣợc quan tâm nhiều nhất, gồm acenaphthene,
acenaphthylene, anthracene, fluoranthene, fluorene, naphthalene, phenanthrene,
pyrene,

benz[a]anthracene,


benzo[b]fluoranthene,

benzo[k]fluoranthene,

benzo[g,h,i]perylene, benzo[a]pyrene, chrysene, dibenzo[a,h]anthracene, and
indeno[1,2,3-c,d]pyrene. Công thức cấu tạo của các hợp chất này đƣợc trình bày ở
hình 1.1.
1.1.1. Tính chất vật lý của PAHs
Ở điều kiện thƣờng, PAHs nguyên chất tồn tại ở dạng rắn không màu, màu
trắng, hoặc vàng nhạt [1]. Ngoài ra PAH còn có nhiệt độ sôi và nhiệt độ nóng chảy
cao. Ngoại trừ naphtalen, các PAH rất ít tan trong nƣớc và độ hòa tan giảm theo
chiều tãng khối lƣợng phân tử. Tuy nhiên, chúng tan tốt trong các dung môi hữu cơ
và ƣa chất béo. Hệ số cân bằng octan – nƣớc tƣơng đối cao (Kow). Thông thƣờng
PAH hấp thụ yếu tia hồng ngoại có bƣớc sóng nằm trong khoảng 7 - 14 μm [2].
Công thức cấu tạo và một số tính chất vật lý của các PAHs nhƣ sau:

3


Bảng 1.2. Tính chất vật lý của một số hợp chất PAHs [2]
Nhiệt độ
Tên gọi – Công thức phân tử
- Viết tắt

Màu sắc

Độ hòa

nóng


Nhiệt độ

tan trong

chảy

sôi (oC)

nƣớc ở 25oC

(oC)
Naphtalen- C10H8

Trắng

Acenaphthylene - C12H8

81

(μg/l)
217,9

3,17.104

92-93

Acenaphthene - C12H10

Trắng


95

279

3,93.103

Fluorene- C13H10

Trắng

115

295

1,98.103

Phenanthrene - C14H10

Không màu

100,5

340

1,29.103

Anthracene- C14H10

Không màu


178

216,4

342

Fluoranthene- C16H10

Vàng nhạt

109,8

375

260

Pyrene - C16H10

Không màu

150,4

393

135

Benzo[a]anthracene - C18H12

Không màu


150,4

393

153

Chrysene - C18H12

Không màu

253,8

448

2,0

Benzo[b]fluoranthene -C20H12

Không màu

168,3

481

1,2

Benzo[k]fluoranthene -C20H12

Vàng nhạt


215,7

480

0,76

Benzo[a]pyrene -C20H12

Vàng nhạt

178,1

496

3,8

Không màu

266,6

524

0,5

Vàng nhạt

278,3

545


0,26

Vàng

163,6

536

62

Dibenzo[a,h]anthracene C22H14
Benzo[g,h,i]perylene -C22H12
Indeno[1,2,3-c,d]pyrene C22H12

4


Hình 1.1. Công thức cấu tạo của một số PAHs điển hình

5


1.1.2. Tính chất hóa học của PAHs
PAH là hợp chất tƣơng đối trơ về mặt hoá học. Do đƣợc cấu tạo từ những
vòng benzen nên PAH có tính chất của hydrocacbon thơm: chúng có thể tham gia
phản ứng thế và phản ứng cộng. PAHs còn tham gia phản ứng quang hóa trong
không khí. Sau sự quang phân của PAH trong không khí, nhiều sản phẩm ôxi hóa
đã đƣợc hình thành, bao gồm quinon và endoperoxit. PAH có thể phản ứng với oxit
nitơ, axit nitric để hình thành các dẫn xuất nitơ của PAH và phản ứng với oxit lƣu

huỳnh, axit sulfuric trong dung dịch để hình thành sulfinic và axit sulfonic. PAH
cũng có thể tham gia phản ứng với ozon và gốc hydroxyl trong không khí thành các
dẫn xuất OPAHs và OHPAHs [2].

1.2. Nguồn phát thải các hợp chất PAHs
PAHs có thể đƣợc phát thải vào không khí từ 2 nguồn: nguồn tự nhiên và
nguồn do hoạt động của con ngƣời.
Nguồn tự nhiên: PAHs có thể đƣợc phát thải từ các quá trình tự nhiên nhƣ
núi lửa phun, quá trình hình thành đá, tạo trầm tích, cháy rừng…[2]. Trong nhiều
khu vực, cháy rừng và núi lửa phun là hai nguồn tự nhiên chính phát thải PAHs vào
môi trƣờng. Tại Canada, mỗi năm cháy rừng phát thải khoảng 2.000 tấn PAH. Theo
ƣớc tính của Ilnitsky et al. (1977), các trận phun trào của núi lửa trên phạm vi toàn
cầu phát thải khoảng 1,2 – 1,4 tấn benzo[a]pyrene.
Nguồn do hoạt động của con ngƣời: Đây là nguồn chủ yếu phát thải PAH
vào không khí. Nguồn thải này có thể gồm các dạng chính sau:
- Quá trình sản xuất và sử dụng PAHs: Phát thải PAHs từ quá trình này là
không đáng kể. Chỉ một số ít PAH đƣợc sản xuất vì mục đích thƣơng mại bao gồm:
naphtalen, axenaphten, floren, antraxen, phenantren, floranthen, và pyren. Các PAH
này đƣợc dùng để sản xuất thuốc nhuộm, chất mầu, sản xuất các chất hoạt động bề
mặt, chất phân tán, chất thuộc da, thuốc trừ sâu, một số dung môi, nhựa, chất
dẻo…Trong đó, sản phẩm công nghiệp quen thuộc nhất là naphtalen. Các sản phẩm

6


PAHs trên có thể đƣợc tách ra từ quá trình chế biến than, chủ yếu là nhựa than đá.
Naphtalen có thể đƣợc phân tách từ sự nhiệt phân cặn dầu, olefin… [2].
- Quá trình sản xuất và sử dụng các sản phẩm của than đá và dầu mỏ: Quá
trình chuyển đổi than đá (quá trình hóa lỏng và khí hóa), tinh chế dầu, tẩm creozot,
nhựa than đá, nhựa đƣờng từ các nhiên liệu hóa thạch có thể phát sinh ra một lƣợng

đáng kể PAHs [2].
- Quá trình cháy không hoàn toàn: Bao gồm các nguồn đun nấu, sƣởi ấm
trong hộ gia đình sử dụng nhiên liệu than đá, than tổ ong, gỗ, mùn cƣa, than hoa;
các nguồn công nghiệp, nguồn giao thông…Trong đó các quá trình công nghiệp bao
gồm: sản xuất điện đốt than, dầu; lò đốt rác thải; sản xuất nhôm (quá trình sản xuất
cực anot than từ cốc hóa dầu mỏ và dầu hắc ín); sản xuất thép và sắt; ðúc…Nguồn
giao thông sử dụng nhiên liệu xãng và dầu diesel ðóng góp một phần quan trọng
vào sự phát thải PAH vào không khí. Lýợng PAHs ðýợc phát thải vào không khí từ
các dạng nguồn này dao ðộng rất lớn, và phụ thuộc vào một số yếu tố nhý loại nhiên
liệu, ðiều kiện ðốt, và các biện pháp kiểm soát ðýợc ứng dụng. Tại Bắc Kinh-Trung
Quốc, khói thải giao thông, đặc biệt là khói phát sinh từ xe sử dụng động cơ diesel,
và khói từ bếp lò đốt than trong hộ gia đình là những nguồn đóng góp chính vào
nồng độ PAH ở đây [3]. Còn ở Mexico kết quả thu đƣợc cho thấy khí thải từ giao
thông và từ lò đốt gỗ, đốt rác là các nguồn quan trọng phát sinh PAH [4].
Tổng lƣợng phát thải của 16 hợp chất PAHs quan trọng vào năm 2004 và
2007 lần lƣợt là 527 Gg/năm và 504 Gg/năm [5]. Hình 1.2 mô tả sự đóng góp tƣơng
đối vào tổng lƣợng phát thải PAHs toàn cầu và ở một số quốc gia. Ở phạm vi toàn
cầu, nguồn nhiên liệu sinh khối, chủ yếu là củi và các phụ phẩm nông nghiệp, đóng
góp 60,5% tổng lƣợng phát thải. Tiêu thụ nhiên liệu hóa thạch (12,8%) và nạn phá
rừng/cháy rừng (11,2%) cũng là các nguồn phát thải PAHs quan trọng. Cơ cấu phát
thải PAHs có sự khác nhau giữa các quốc gia do cấu trúc sử dụng năng lƣợng, trình
độ phát triển, tài nguyên thiên nhiên. Ở các nƣớc đang phát triển nhƣ Ấn Độ, Trung
Quốc, Indonesia, đốt sinh khối tại tại gia đình là nguồn phát thải PAHs quan trọng
nhất. Đây cũng là 1 nguồn phát thải quan trọng tại Mỹ, nơi mà ngƣời dân có xu

7


hƣớng sử dụng than củi để sƣởi ấm vào mùa đông. Ở các nƣớc đang phát triển nhƣ
Braxin, Angola, nơi có hàng triệu hecta rừng bị tàn phá mỗi năm, đóng góp chủ đạo

cho sự phát thải PAHs (hơn 70%). Khí thải từ phƣơng tiện giao thông cũng là một
nguồn phát thải PAHs lớn. Nguồn này đặc biệt quan trọng ở nhiều nƣớc phát triển.
Sự đóng góp tƣơng đối của phát thải PAHs từ xe cộ đang gia tăng ở Trung Quốc và
các nƣớc khác dƣới sự chuyển đổi kinh tế. Các lò luyện cốc cũng là một nguồn quan
trọng ở một số nƣớc, bao gồm cả Trung Quốc và Nga. Tuy nhiên, do sự suy giảm
nhanh chóng của việc sử dụng lò nƣớng than cốc, lƣợng khí thải PAHs từ sản xuất
than cốc cũng giảm nhanh.

Hình 1.2. Cơ cấu phát thải PAHs phạm vi toàn cầu và một số quốc gia [5]

1.3. Ô nhiễm PAHs trong không khí
PAHs tồn tại nhiều nhất trong môi trƣờng không khí do đây là nguồn tiếp
nhận chính. Sau khi phát tán vào bầu khí quyển, PAHs tồn tại ở 2 pha là pha khí và
pha hạt [6]. Các hợp chất hữu cơ có áp suất hóa hơi thấp nhƣ PAHs thƣờng dễ hấp
phụ lên pha hạt hơn các hợp chất có áp suất hóa hơi cao nhƣ benzene [7]. Hình1.3

8


thể hiện mối tƣơng quan giữa áp suất hơi toàn phần và khối lƣợng phân tử của các
PAHs.

Hình 1.3. Mối quan hệ giữa khối lƣợng phân tử và áp suất hơi toàn phần của
PAHs
Benzo[a]pyrene có áp suất hơi toàn phần thấp nhất và naphtalene có áp
suất hơi toàn phần cao nhất. Ngoài ra, tƣơng quan giữa áp suất hơi toàn phần và
khối lƣợng phân tử là khá tốt với hệ số tƣơng quan là 0,9017. Những hợp chất
PAHs với áp suất hơi toàn phần thấp hơn (ví dụ, benzo[a]pyrene) sẽ có khuynh
hƣớng hấp phụ vào các hạt bụi hoặc sol khí, trong khi PAHs với áp suất hơi toàn
phần cao hơn (ví dụ, napthalene) sẽ tồn tại nhiều hơn ở pha khí. Tỉ lệ hấp phụ vào

pha hạt của các hợp chất PAHs đƣợc trình bày ở bảng 1.2 [8].

9


Bảng 1.2. Tỉ lệ hấp phụ lên pha hạt của các hợp chất PAHs
Hợp chất PAHs

KLPT

(số vòng thơm)

Áp suất hơi

Nồng độ

Tỷ lệ hấp phụ lên pha

toàn phần

hơi bão

bụi (%)

(Pa)[9]

hòa
(ng/m3)
[10] [11] [12]* [13]


152

1,1 x 101

6,7 x 108

Acenapthylene (3)

164

1,3 x 10

-1

6

Achenapthene (3)

166

4,0 x 10-1

2,7 x 107

Fluorence (3)

166

1,1 x 10-1


7,4 x 106

0

Anthracene (3)

178

8,7 x 10-4

6,2 x 104

3

Phenathrene (3)

178

2,0 x 10-2

1,4 x 106

3

12,4

1,9

0,4


Fluoranthene (4)

202

1,6 x 10-3

1,3 x 105

54

49,7

19,1

5,9

Pyrene (4)

202

4,4 x 10-4

3,6 x 104

57

61,4

29,6


7,5

Benz[a]anthracene (4)

228

2,1 x 10-6

1,9 x 102

97

89,4

62,7

Chyrense (4)

228

1,4 x 10-6

1,3 x 102

99

Benzo[b]fluoranthene (5)

252


1,0 x 10-6

1,0 x 102

100 92,2

92,3

Benzo[a]pyrene (5)

252

5,3 x 10

-8

5,4

100

100

100

Dibenzo[a,c]anthracene

278

5,7 x 10-9


6,4 x 10-1

100

278

4,9 x 10-9

5,5 x 10-1

100

100

100

Benzo[g,h,i]perylene (6)

276

1,0 x10-8

1,1

100

100

100


Coronene

300

2,9 x 10-10

3,5 x 10-2

100

100

100

Naphatalene (2)

0

0

8,6 x 10

0,5

98,3

(5)
Dibenzo[a,h]anthracene
(5)


*: Tính cho mùa hè
Nồng độ của từng PAH riêng lẻ biến đổi khác nhau nhƣng thông thƣờng nằm
trong dải từ 0,1-100 ng/m3 [2,14]. Nồng độ PAHs trong không khí tại một khu vực
phụ thuộc vào các điều kiện môi trƣờng khí hậu nhƣ nhiệt độ, lƣợng mƣa, lƣợng

10


tuyết rơi, ánh sáng… Trong đó khu vực đô thị thƣờng có nồng độ PAHs cao hơn
nông thôn. Nồng độ PAHs trong không khí trong mùa đông thƣờng cao hơn các
mùa khác [15,16] do:- Tăng mức phát thải PAH từ việc đốt nhiên liệu để sƣởi ấm
trong hộ gia đình- Tăng phát thải từ nguồn giao thông -Điều kiện khí tƣợng trong
mùa đông làm giảm khả năng phân tán chất ô nhiễm - Sự phân hủy PAH do phản
ứng quang hóa trong mùa đông giảm. Tại Đức, những vùng bị ô nhiễm ở mức thông
thƣờng có nồng độ BaP trung bình dao động từ 2 – 5 ng/m3. Tại những vùng bị ô
nhiễm nặng thì lƣợng này là 5 – 12 ng/m3. Những khu vực gần nguồn giao thông,
đốt bằng than đá, khu vực công nghiệp, nồng độ BaP trung bình là 4 – 69 ng/m3[8].
Có nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy thành phố ở Mexico là một trong số những
thành phố có tổng nồng độ PAH lớn nhất trên thế giới. Tổng nồng độ PAH trên pha
bụi trong không khí trên lòng đƣờng tại Mexico có thể lên đến 50 – 910 ng/m3[4].
Nghiên cứu tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã xác định sự biến đổi nồng độ PAH trên
pha bụi theo các mùa trong năm. Theo nghiên cứu nồng độ PAHs trên pha bụi tại
đây nằm trong khoảng 28,53 – 362,15 ng/m3 và biến đổi phụ thuộc nhiều vào điều
kiện môi trƣờng không khí. Nồng độ PAH trong mùa đông (trung bình là 362,15
ng/m3) cao hơn trong mùa xuân và mùa hè (trung bình lần lƣợt là 77,98 ng/m3 28,53
ng/m3 ) [3].
1.4. Hàm lƣợng PAHs trong thực phẩm
Nồng độ PAHs trong thực phẩm xuất xứ từ thiên nhiên thƣờng khá thấp. Tuy
nhiên nồng độ PAHs trong thực phẩm xuất xứ từ khu vực đô thị, khu công nghiệp
cao hơn rất nhiều so với khu vực nông thôn. Hoạt động chế biến thực phẩm nhƣ sấy

khô, hun khói, làm chín ở nhiệt độ cao (nƣớng, rang, chiên) tạo ra lƣợng PAHs lớn.
Ở thịt, cá hun khói hàm lƣợng PAHs ở mức 200 lg/kg thực phẩm, ở thịt nƣớng là
130 lg/kg. Sử dụng kết hợp dầu ăn trong quá trình nấu nƣớng cũng sản sinh ra một
lƣợng PAHs nhất định. Loại và hàm lƣợng PAHs sinh ra tùy thuộc vào thời gian
chế biến, loại nhiên liệu, khoảng cách tới nguồn nhiệt, cách thức chế biến [7]. Sự
nhiễm bẩn nƣớc có thể dẫn đến sự hấp thụ PAHs thông qua nƣớc uống và thực

11


phẩm nấu chín tăng lên. Mức độ thƣờng thấp hơn 1 ng/L trong nƣớc uống [7]. Một
số PAHs có trong thực phẩm trình bày ở Bảng 1.5 [20]
Bảng 1.3. Một số loại PAHs có trong thực phẩm
Loại thực phẩm
Thức ăn trẻ em, bột ngũ cốc

Các hợp chất PAHs
Benzo[a]Pyrene, Chyrsene, Benzo[a]anthrance,
Benzo[e]Pyrene,bezo[g,h,i]perylene, Phenanthrene.

Sô cô la

Benzo[a]pyrene, Chyrsene, Anthracene,
Cyclopenta[c,d]pyrene, benzo[a,h]anthracene
Phenanthrene, Benzo[e]Pyrene, Coronene



Naphthalene, Flourene, Pyrene, Phenathrene,
Acenahthene, Acenaphthalene, 2-methy naphthalene,

Benzo[a]pyrene, Chyrsene, Anthracene ,
Dibenzo[a,h]anthracene.

Trái cây

Naphthalene, Flourene, Pyrene, Phenathrene,
Acenahthene, Acenaphthalene, Benzo[a]pyrene,
Cyrsene, Anthracene, Dibenzo[a,h]anthracene,
Fluoranthene.

Rau củ

Naphthalene, Flourene, Pyrene, Phenathrene,
Acenahthene, Acenaphthalene, Benzo[a]pyrene,
Anthracene, Dibenzo[a,h]anthracene, Fluoranthene,
Benzo[b,j,k]flouranthene, Inden[1,2,3-cd]pyrene,
Benzo[g,h,i]perylene

Tinh bột

Pyrene, Phenathrene, Acenahthene, Benzo[a]pyrene
Benzo[b,j,k]fluoranthene , Benzo[a]anthrance

Thịt

Naphthalene, Benzo[g,h,i]fluoranthene, Flourene,
Pyrene, Phenathrene, Acenahthene,
Acenaphthalene,2- methynaphthalene,
Benzo[a]pyrene, Cyrsene, Anthracene,
Benzo[a,h]anthracene .


12


Trà, cà phê, ca cao

Benzo[a]anthrance,Naphthalene,Pyrene
Benzo[a]fluoranthene, Inden[1,2,3-cd]pyrene ,
Benzo[a]pyrene, Dibenzo[a,h]anthracene, Perylene,
Anthrance.

Hải sản

Naphthalene, Flourene, Pyrene, Phenathrene,
Acenahthene, Acenaphthalene, 2-methy naphthalene,
Benzo[a]pyrene, Cyrsene, Anthracene

1.5. Tình hình ô nhiễm các hợp chất PAHs trong không khí tại Hà Nội
Báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia giai đoạn 2012-2016 do Bộ TNMT
phát hành đã cho thấy ô nhiễm bụi vẫn là vấn đề rất nổi cộm. Số liệu thống kê cho
thấy số ngày có giá trị AQI không đảm bảo ngƣỡng an toàn với sức khỏe cộng động
do nồng độ PM10 vƣợt QCVN vẫn chiếm tỷ lệ lớn. Đặc biệt là tại khu vực thủ đô Hà
Nội. Theo số liệu từ trạm quan trắc Nguyễn Văn Cừ, số ngày có AQI cao do nồng
độ PM10 cao hơn rất nhiều so với các địa phƣơng khác nhƣ Phú Thọ, Huế, Đà Nẵng.
Nồng độ bụi cũng thay đổi qua các tháng trong năm, theo diễn biến mùa, điều này
đƣợcthể hiện rõ ở khu vực miền Bắc. Số liệu quan trắc tại trạm Nguyễn Văn Cừ (Hà
Nội) cho thấy, ô nhiễm bụi (đặc biệt là bụi mịn) thƣờng tập trung vào các tháng mùa
đông, ít mƣa (tháng 11-3)[17].
Cũng căn cứ theo báo cáo hiện trạng môi trƣờng quốc gia, các thông số ô
nhiễm mới chỉ thể hiện ở nồng độ bụi PM2,5 và PM10 , các khí vô cơ nhƣ SO2, NOx,

CO..., chƣa có số liệu về các hợp chất hữu cơ trong không khí, đặc biệt là các hợp
chất có độc tính cao đối với con ngƣời nhƣ PAHs.
Hiện nay, Việt Nam mới chỉ quy định nồng độ của naphatalen (TEF = 0,001)
trong không khí khu vực làm việc là 40 mg/m3 (trung bình 8h, theo Quyết đình
3733/2002/QĐ-BYT. Cũng chƣa có nhiều nghiên cứu về nồng độ PAH trong không
khí tại Việt Nam nói chung cũng nhƣ khu vực Hà Nội nói riêng. Theo nghiên cứu
của Vũ Đức Toàn (2007), nồng độ 17PAHs tại Thƣợng Đình, Bách Khoa, Chƣơng
Dƣơng lần lƣợt là 168,88 ng/m3, 144,93 ng/m3 và 295,63 ng/m3 [18]. So sánh với

13


nồng độ tổng 17PAH trong bụi tại Băng Cốc năm 2003 (21,74 ng/m3) có thể thấy sự
ô nhiễm PAH tại Hà Nội là lớn hơn đáng kể. Nồng độ Benzo[a]pyrene tại các điểm
lấy mẫu ở Hà Nội đều cao hơn tiêu chuẩn chất lƣợng không khí xung quanh của Ý
(1 ng/m3) và Ấn Độ (5 ng/m3). Các PAH có hệ số độc tƣơng đƣơng cao khác nhƣ
Dibenzo[a,h]anthracene (TEF bằng 1), Benzo[k]fluoranthene (TEF bằng 0,1),
Benzo[a]anthracene (TEF bằng 0,1), Indeno[1,2,3-cd]pyrene (TEF bằng 0,1) cũng
có nồng độ rất đáng kể, từ 6,89 ng/m3 đến 128,41 ng/m3 [18]. Nhƣ vậy, việc hít thở
không khí hàng ngày tiềm ẩn khả năng gây ung thƣ rất lớn cho ngƣời dân tại các
điểm trên.
Nghiên cứu mới nhất của Lê Hữu Tuyến và các cộng sự vào năm 2014 cho
thấy tổng nồng độ các PAH trong mẫu bụi đƣờng phố tại Hà Nội đã tới mức 1.500
ng/g, gấp 3 lần ở khu vực nông thôn, nồng độ này thậm chí còn cao hơn thủ đô Bắc
Kinh của Trung Quốc (922 ng/g), Cairo (700ng/g), Teheran, Iran (325ng/g)[19].
Nhƣ vậy, nồng độ PAH trong bụi ở Hà Nội đang ở mức báo động và có xu hƣớng
tăng nhanh qua các năm.
1.6. Các phƣơng pháp định lƣợng PAHs
1.6.1. Phƣơng pháp xử lý mẫu
Về cơ bản, phân tích PAHs trong mẫu bụi gồm các giai đoạn chính gồm

tách chiết chất phân tích ra khỏi nền mẫu, làm sạch dịch chiết mẫu để loại bỏ tạp
chất và phân tích định lƣợng trên thiết bị thích hợp.
a) Các phƣơng pháp chiết tách mẫu
Chiết Soxhlet
Phƣơng pháp tiến hành với mẫu khô trên hệ chiết Soxhlet có thể tích
ốngchiết 150-250mL tùy vào khối lƣợng mẫu cân chiết. Hệ dung môi sử dụng để
chiết mẫu có thể là toluen/diclometan/hexan (1/1/1, v/v/v) hoặc diclometan/hexan
(1/1v/v). Sau khi chiết, dịch chiết mẫu đƣợc cho qua muối Na2SO4 để loại nƣớc và
đƣợc tiến hành cô đuổi dung môi trên thiết bị cô quay chân không.
Chiết lỏng rắn áp suất cao

14


Phƣơng pháp đƣợc tiến hành bằng cách cân một lƣợng mẫu khô hoặc mẫu
đƣợc trộn với lƣợng vật liệu nhồi phù hợp là vật liệu hấp thụ nƣớc, sau đó đƣa vào
cột chiết thể tích 50 hoặc 100 ml. Tiến hành chiết mẫu bằng hệ dung môi thích hợp
nhƣ diclometan/hexan (1/1, v/v…). Dịch chiết đƣợc làm bay hơi về thể tích thích
hợp và chuyển sang công đoạn làm sạch.
Chiết siêu âm
Phƣơng pháp chiết siêu âm là phƣơng pháp mới đƣợc sử dụng thay cho các
phƣơng pháp chiết truyền thống khác. Phƣơng pháp này đƣợc đánh giá là đơn giản,
dễ thực hiện và thời gian chiết ngắn. Nguyên tắc của phƣơng pháp là sử dụng sóng
siêu âm để tách chất phân tích trong nền mẫu bằng dung môi thích hợp. Mẫu khô
đƣợc cân vào một ống nghiệm ly tâm sau đó bổ xung dung môi chiết nhƣ H2SO4
0,1M/acetone… Dịch chiết acetone đƣợc chuyển sang pha hexan và đƣa sang công
đoạn làm sạch.
b) Các phƣơng pháp làm sạch mẫu
Quá trình làm sạch mẫu đƣợc thực hiện bằng cách sử dụng hệ cột nhồi vật
liệu hấp phụ multi-silica có tẩm hóa chất thích hợp, cột alumina và cột cacbon nhằm

loại bỏ các chất ảnh hƣởng, gây nhiễu cho quá trình phân tích định lƣợng PAH. Quá
trình này có thể đƣợc thực hiện bằng các hệ cột nhồi của hăng supelco, FMS hay hệ
cột của hãng Seeds Tec.
Làm s ch trên hệ c t Supelco: Dịch chiết mẫu đƣợc làm sạch trên hệ cột
nhồi gồm cột silica đa lớp (bao gồm AgNO3-silica, H2SO4-silica, KOH-silica và
silica trung tính) ghép nối cột than hoạt tính đã hoạt hóa bằng dung môi. Sau khi
tiến hành rửa cột với 100 mL Hexan và dung môi qua cột đƣợc hứng thải, cột silica
gel đƣợc tháo bỏ và tiến hành rửa cột cacbon đảo chiều với 100 mL toluen để thu
chất phân tích.
Làm s ch trên hệ làm s ch FMS: Dịch chiết đƣợc làm sạch áp dụng quy
trình làm sạch tự động trên thiết bị làm sạch do hãng FMS, Mỹ đƣa ra sử dụng hệ
cột làm sạch có sẵn gồm cột silica đa lớp to (28 g silica axit, 16 g silica bazo và 6 g

15


silica trung tính) và nhỏ (4g silica axit, 2 g silica bazo và 1g silica trung tính), cột
nhôm bazo (8 g) và cột Cacbon (2 g). Chất phân tích đƣợc rửa giải bằng dung môi
toluen.
Làm s ch trên hệ làm s ch bán t

ng SZ-DXN-PT050 Trong quá trình này,

các cột sắc ký đa lớp chứa vật liệu hập phụ silica gel bao gồm H2SO4-silica,
AgNO3-silica và cột alumina đƣợc sử dụng để loại bỏ các chất gây ảnh hƣởng tới
việc định lƣợng của chất phân tích trong mẫu. Quá trình làm sạch đƣợc thực hiện
bằng hệ làm sạch bán tự động SZ-DXNPT050 của hãng Seeds Tec.
1.6.2. Các phƣơng pháp phân tích công cụ
Nhóm các phƣơng pháp phân tích công cụ có thể đáp ứng các yêu cầu trên là
nhóm thiết bị phân tích sắc ký khí ghép nối khổi phổ bao gồm: thiết bị sắc ký khí

khối phổ phân giải cao (HRGC-HRMS), sắc ký khí ghép nối khối phổ ba lần tứ cực
(GC-Triple Quadrupole MS), Sắc ký khí ghép nối khối phổ bẫy ion (GC- Ion trap
MS)…Ƣu điểm của thiết bị sắc ký khí ghép nối khối phổ là sự kết hợp hoàn hảo của
sắc ký khí cho phép xác định chất phân tích trong mẫu với độ phân giải cao dựa vào
cơ chế làm giàu mẫu cùng chiều cao của pic sinh ra và khối phổ cho phép xác định
chính xác từng thành phần chất phân tích có trong mẫu dựa vào tỉ số giữa khối
lƣợng và điện tích (m/z) để xác định khối lƣợng ion phân mảnh của chất phân tích.
Sự kết hợp này cho phép thiết bị có khả năng phân tích chính xác và riêng rẽ chất
phân tích với hàm lƣợng siêu vết. Tuy nhiên phƣơng pháp này đòi hỏi phòng thí
nghiệm phải đầu tƣ một nguồn vốn lớn cho thiết bị sắc ký khí khối phổ và duy trì
hoạt động của thiết bị này. Mặt khác phƣơng pháp này cần thời gian phân tích lâu
hơn, chi phí cho xử lý mẫu và giá thành phân tích mẫu đắt hơn nhiều so với các
phƣơng pháp khác. Phƣơng pháp này chủ yếu phục vụ cho các phân tích đòi hỏi độ
chính xác cao và xác định riêng rẽ hàm lƣợng của từng thành phần trong mẫu.

16


1.7. Các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học nhằm đánh giá độc tính
1.7.1. Tổng quan về các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học
Ngày nay, việc xác định và đánh giá độc tính của các hợp chất PAH trong
mẫu còn đƣợc thực hiện bằng các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học. Phân tích
bằng công nghệ sinh học cho phép xác định nhanh các chất PAH trong mẫu, giảm
thiểu chi phí phân tích, rút ngắn thời gian phân tích, đem lại những lợi ích về mặt
kinh tế. Nhóm các phƣơng pháp phân tích bằng công nghệ sinh học đƣợc tóm tắt
trong Bảng 1.6.
Bảng 1.4. Các phƣơng pháp thử nghiệm sinh học
Phƣơng pháp

Nguyên tắc


Dựa trên tín hiệu của thụ thể Khi dòng tế bào bị phơi nhiễm với các hợp chất
AhR

hữu cơ thơm đa vòng thuộc nhóm PAHs, thụ thể
AhR đƣợc hoạt hóa đi vào trong nhân và tạo
phức với ARNT (aryl hydroarbon receptor
nuclear translocator). Phức chất liên kết với gen
DRE bao gồm sự thể hiện phiên mã của gen
CYP1A1, đƣợc phân tích bởi một trong các
phân tích bên dƣới.

(a) Q-PCR

Phát hiện đƣợc sự gia tăng gen mRNA
CYP1A1. Từ đó tính đƣợc giá trị BEQ của
PAHs

(b) CALUX

Dòng tế bào tái tổ hợp đƣợc chuyển gen chỉ thị
luciferase của đom đóm, sau đó đƣợc tƣơng tác
với mẫu chứa PAHs. Khi PAHs hoạt hóa AhR
thì sẽ tạo thành phức chất AhR-ARNT, phức
này kết hợp với DREs và gây ra sự biểu hiện
gen chỉ thị luciferase. Luciferase sẽ dễ dàng

17



×