Kiểm tra bài cũ
1. Thế nào là
câu đặc biệt?
Lấy một ví dụ
để minh hoạ?
- Câu đặc biệt là loại câu
không có cấu tạo theo mô
hình chủ ngữ - vị ngữ.
Ví dụ:
- Máu ! Lửa ! Chết chóc !
Những cảnh tàn khốc đó chỉ
có trong chiến tranh.
Kiểm tra bài cũ
2. Trong hai câu in đậm ở hai ví dụ dưới đây,
câu nào là câu đặc biệt?
a, Một đêm mùa xuân. Trên dòng sông êm
ả, chiếc đò cũ lặng lẽ, từ từ trôi.
b, - Anh đã gặp cậu ấy vào khi nào ?
- Một đêm mùa xuân.
Câu đặc biệt
Câu rút gọn
3. Câu in đậm trong ví dụ b đã bị lược bỏ đi
những thành phần nào? Em hãy khôi phục lại
những thành phần đã bị lược bỏ nêu trên?
- Lược bỏ cả chủ ngữ và vị ngữ.
Một đêm mùa xuân, tôi đã gặp cậu ấy.
4. Phần còn lại, không bị lược bỏ trong ví dụ b là
thành phần nào của câu ?
- Thành phần trạng ngữ của câu.
Bài 21 Tiết 86
Thêm Trạng Ngữ Cho Câu
I. Đặc điểm của trạng ngữ:
? Thế nào là Trạng ngữ?
- Trạng ngữ là thành phần phụ của câu, chuyên bổ
sung các thông tin về nơi chốn, thời gian, nguyên
nhân, mục đích, phương tiện, cách thức, điều kiện,...
cho sự việc được nói đến trong câu.
- Một câu có thể có nhiều trạng ngữ, chúng có thể
đứng ở các vị trí khác nhau trong câu.
I. đặc điểm của trạng ngữ:
1. Ví dụ: Đọc đoạn trích sau và trả lời các câu hỏi.
a) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam
dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời
đời, kiếp kiếp []
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ văn
minh, khai hoá của thực dân cũng không làm ra được một tấc
sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề
quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc. (Thép Mới)
b) Vì mải chơi, nó quên cả làm bài tập .
c) Để xứng đáng là cháu ngoan bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn
luyện thật tốt.
d) Bằng giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.
e) Vừa đi vừa nhảy chân sáo, Tý tung tăng tới trường.
Bài 21 Tiết 86
Thêm Trạng Ngữ Cho Câu
I. đặc điểm của trạng ngữ:
1. Ví dụ.
2. Nhận xét. Trạng ngữ trong các câu là:
a) Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng
nhà, dựng cửa, vỡ ruộng khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời,
kiếp kiếp [...] Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế
kỉ văn minh, khai hoá của thực dân cũng không làm ra được
một tấc sắt. Tre vẫn còn phải vất vả mãi với người. Cối xay tre
nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
b) Vì mải chơi, nó quên cả làm bài tập.
c) Để xứng đáng là cháu ngoan Bác Hồ, chúng ta phải học tập và rèn
luyện thật tốt.
d) Bằng giọng nói dịu dàng, chị ấy mời chúng tôi vào nhà.
e) Vừa đi vừa nhảy chân sáo, Tý tung tăng đến trường.
Bài 21 Tiết 86
Thêm Trạng Ngữ Cho Câu