Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

Tuyên ngôn độc lập phần1

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (94.69 KB, 3 trang )

Tuyên ngôn độc lập (Phần một: Tác giả)
Người đăng: Bảo Chi - Ngày: 29/05/2017

Soạn văn 12 tập 1, soạn bài Tuyên ngôn đọc lập (Phần một: Tác giả) sgk ngữ văn 12 tập 1 , để
học tốt văn 12. Bài soạn này sẽ giúp các em nắm được tổng quan bài. Những kiến thức trọng
tâm, những câu hỏi trong bài học sẽ được hướng dẫn trả lời, soạn bài đầy đủ, chi tiết

A. KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
I. Vài nét về tiểu sử
- Ngày sinh: 19/5/1890
- Quê quán: làng Kim Liên (làng Sen), xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An
- Xuất thân: gia đình nhà nho yêu nước.
- Học vấn: thủa bé học chữ Hán sau đó học chữ quốc ngữ và tiếng Pháp nên am hiểu văn
hóa, văn học phương Đông (Trung Quốc) và văn hóa, văn học phương Tây (Pháp) ==> hai
dòng phương Đông và Phương Tây quyện chảy trong huyết mạch văn chương.
- Quá trình hoạt động cách mạng:


1911: ra đi tìm đường cứu nước.



1918 – 1922: hoạt động Cách mạng trên đất Pháp, tích cực viết báo, viết sách tuyên
truyền chống chủ nghĩa thực dân và đoàn kết các dân tộc thuộc địa.




1923 – 1941: chủ yếu hoạt động ở Liên Xô, Trung Quốc, Thái Lan.




1942-1943: bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt và giam giữ ở các nhà ngục
Quảng Tây, Trung Quốc.



2/9/1945: đọc bản Tuyên ngôn độc lập…

- Vị lãnh tụ vĩ đại đồng thời là nhà văn, nhà thơ lớn với di sản văn học quí giá.
II. Sự nghiệp văn học
1. Quan điểm sáng tác
a. Hồ Chí Minh xem văn học là vũ khí chiến đấu phục vụ cho sự nghiệp CM. Nhà văn cũng
là người chiến sĩ trên mặt trận văn hóa tư tưởng.
b. Hồ Chí Minh luôn chú trọng tính chân thật và tính dân tộc trong văn học. Người căn dặn
nhà văn phải miêu tả cho hay, cho chân thật và cho hùng hồn hiện tượng phong phú của
đời sống và phải giữ cho tình cảm chân thật. Mặt khác, nên đề cao sự sáng tạo của người
nghệ sĩ, chú ý phát huy cốt cách dân tộc và có ý thức giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt.
c. Người luôn xác định mục đích, đối tượng tiếp nhận để quyết định nội dung và hình thức
tác phẩm (viết cho ai? viết làm gì? viết cái gì? viết như thế nào?).
2. Di sản văn học: Người để lại một di sản văn học lớn lao về tầm vóc tư tưởng, phong
phú về thể loại, đa dạng về phong cách.
a. Văn chính luận:
b. Truyện và kí
c. Thơ ca: Đây là lĩnh vực sáng tạo nổi bật nhất trong sự nghiệp văn chương của HCM.
3. Phong cách nghệ thuật
- Nét chung: Phong cách nghệ thuật của Bác rất độc đáo, đa dạng, hấp dẫn. Luôn hướng
tới cuộc sống, niềm vui, ánh sáng
- Mỗi thể loại mang phong cách nghệ thuật riêng

B. BÀI TẬP VÀ HƯỚNG DẪN GIẢI

Câu 1 (SGK - trang 29) Những nét chính về quan điểm sáng tác văn học nghệ thuật của
Chủ tịch Hồ Chí Minh. Quan điểm đó giúp anh/chị hiểu sâu sắc thêm văn thơ của Người
như thế nào?
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 2 ( SGK - trang 29) Hãy nêu những nét khái quát về di sản văn học của Hồ Chí Minh
=> Xem hướng dẫn giải
Câu 3 (SGK - trang 29) Những đặc điểm cơ bản của phong cách nghệ thuật Hồ Chí Minh


=> Xem hướng dẫn giải

Luyện tập
Bài tập 1: trang 29 sgk Ngữ văn 12 tập một
Phân tích bài thơ Chiều tối (Mộ) trong tập Nhật kí trong tù để làm rõ sự hòa hợp độc đáo
giữa bút pháp cổ điển và bút pháp hiện đại của thơ Hồ Chí Minh
=> Xem hướng dẫn giải
Bài tập 2: trang 29 sgk Ngữ Văn 12 tập một
Những bài học thấm thía và sâu sắc mà anh (chị) tiếp thu được khi học và đọc những bài
thơ trong tập Nhật kí trong tù của Hồ Chí Minh.
=> Xem hướng dẫn giải



×