Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Phân tích tính hấp dẫn của thị trường MEXICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.21 MB, 42 trang )

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh
Khoa: Quản trị

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA
THỊ TRƯỜNG MEXICO
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Trâm Anh
(STT: 4)
2. Ngụy Gia Hân
(STT: 21)
3. Lý Thành Long
(STT: 47)
4. Lê Thị Thu Ngân
(STT: 56)
5. Trần Thị Thu Nhàn
(STT: 63)
6. Võ Văn Nhật
(STT: 65)
7. Nguyễn Quỳnh Phương (STT: 73)
8. Dương Tấn Thiện Phước(STT: 75)
9. Trần Công Quang
(STT: 78)
10. Dương Hữu Tính
(STT: 96)
Tháng 11/2018

Trường Đại học Kinh tế TP. Hồ Chí Minh


Khoa: Quản trị


Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Mexico Nhóm

ĐỀ TÀI:

ĐÁNH GIÁ SỨC HẤP DẪN CỦA
THỊ TRƯỜNG MEXICO
Môn: Quản trị kinh doanh quốc tế
GVHD: TS. Đinh Thị Thu Oanh
Nhóm trưởng: Ngụy Gia Hân
Thông tin liên lạc:
 Lớp: DH42AD002
 Số điện thoại: 0384269777
 Email:

Nhóm sinh viên thực hiện:
1. Phạm Thị Trâm Anh
(STT: 4)
2. Ngụy Gia Hân
(STT: 21)
3. Lý Thành Long
(STT: 47)
4. Lê Thị Thu Ngân
(STT: 56)
5. Trần Thị Thu Nhàn (STT: 63)
6. Võ Văn Nhật
(STT: 65)
7. Nguyễn Quỳnh Phương

(STT: 73)
8. Dương Tấn Thiện Phước
(STT: 75)
9. Trần Công Quang
(STT: 78)
10. Dương Hữu Tính
(STT: 96)
Tháng 11/2018

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................


Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Mexico Nhóm

..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................

..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................
..................................................................................................


Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Mexico Nhóm 12

MỤC LỤC
LỜI NÓI ĐẦU..................................................................................................................................................2
PHẦN 1: DẪN CHỨNG VỀ ĐỘ HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG MEXICO TRONG THỜI GIAN QUA
...........................................................................................................................................................................3
I.

Chỉ số đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Mexico:...............................3

II.

Các quốc gia đầu tư nhiều nhất:..................................................................................................5

III.


Các hình thức doanh nghiệp đầu tư vào Mexico:......................................................................6

PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG
MEXICO...........................................................................................................................................................7
I.

TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC MEXICO:................................................................................7
1.

Yếu tố địa lý:...................................................................................................................................7

2.

Yếu tố nhân khẩu:.........................................................................................................................8

3.

Cơ sở hạ tầng:..............................................................................................................................11

II.

YẾU TỐ VĂN HÓA:...................................................................................................................16
1.

Ngôn ngữ:......................................................................................................................................16

2.

Tôn giáo:........................................................................................................................................17


3.

Gía trị và thái độ:.........................................................................................................................18

4.

Văn hóa trong kinh doanh:.........................................................................................................19

III.

YẾU TỐ CHÍNH TRỊ:................................................................................................................23
1.

Thể chế chính trị:.........................................................................................................................23

2.

Tình hình chính trị:.....................................................................................................................24

IV.

V.

YẾU TỐ KINH TẾ:.....................................................................................................................26
1.

Đánh giá chung về nền kinh tế:..................................................................................................27

2.


Cơ cấu kinh tế:.............................................................................................................................29

3.

Lao động:.......................................................................................................................................30

4.

Thuế:..............................................................................................................................................31

5.

Sức mua của thị trường:..............................................................................................................32

6.

Liên kết thị trường khu vực và các hiệp định kinh tế:............................................................32
YẾU TỐ CÔNG NGHỆ:.............................................................................................................34

PHẦN 3: KẾT LUẬN....................................................................................................................................36
PHỤ LỤC.......................................................................................................................................................38

~1~


Đánh giá sức hấp dẫn của thị trường Mexico Nhóm 12

~2~



LỜI NÓI ĐẦU
Sự phát triển của cách mạng khoa học -công nghệ và việc dỡ bỏ các rào cản trong
những hoạt động thương mại, đầu tư, dịch vụ, công nghệ, sở hữu trí tuệ giữa các nước và
lãnh thổ trên phạm vi khu vực và toàn cầu cùng với sự hình thành và tăng cường các quy
định, nguyên tắc, luật lệ chung với cơ chế tổ chức để điều chỉnh và quản lý các hoạt
động, giao dịch kinh tế quốc tế theo hướng tự do hoá đã có những tác động mạnh mẽ đến
quá trình toàn cầu hóa .
Bên cạnh đó, các nhà kinh doanh và đầu tư, nhà sản xuất luôn muốn hướng công
ty của họ đến việc hội nhập vào quá trình này và không ngừng tiềm kiếm những thị
trường mang tính hấp dẫn không chỉ trong nước mà còn vươn xa hơn nữa là các thị
trường nước ngoài nơi có khả năng mang lại cho họ nguồn lợi nhuận lớn, nguồn nhân lực
đồi dào cũng như thiết bị công nghệ tiên tiến. Tuy nhiên khi việc chọn đầu tư khai thác
thị trường ở các quốc gia khác nhau đều sẽ gặp phải những khó khăn nhất định như: văn
hoá, chính trị, địa lý và kinh tế.. . Mỗi khía cạnh lại ảnh hưởng theo những cách khác
nhau đến hoạt động kinh doanh. Vậy để xem xét một thị trường có tính hấp dẫn như thế
nào và khả năng khai thác được nguồn lợi ra sao, chúng tôi sẽ lấy Mexico làm ví dụ điển
hình để phân tích trong đề tài của mình.


PHẦN 1: DẪN CHỨNG VỀ ĐỘ HẤP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG MEXICO TRONG
THỜI GIAN QUA
I. Chỉ số đầu tư của các doanh nghiệp nước ngoài vào thị trường Mexico:
Mexico là một trong những quốc gia mới nổi mở cửa nhiều nhất cho đầu tư trực
tiếp từ nước ngoài, quốc gia nhận FDI lớn thứ 15 trên thế giới. Dòng vốn FDI chảy vào
nước này dao động mạnh tùy thuộc vào sự xuất hiện của các nhóm quốc tế lớn. Trong
năm 2017, dòng vốn FDI vào Mexico vào khoảng 29,69 tỷ USD theo Báo cáo đầu tư thế
giới do UNCTAD công bố.

Đầu tư trực tiếp từ nước ngoài


2015

2016

2017

Dòng vốn FDI (triệu USD)

34.858

29.755

29.695

Vốn FDI (triệu USD)

501.999

473.512

489.130

Số lượng đầu tư Greenfield ***

424

482

562


12,8

11,1

N/A

44,2

45,3

N/A

Dòng vốn FDI vào (theo % GFCF
****)
Vốn FDI (theo % GDP)
Ghi chú:
-

Chỉ số hiệu suất FDI trong nước của UNCTAD dựa trên tỷ lệ phần trăm của FDI
trong các dòng vốn FDI toàn cầu và tỷ trọng của nó trong GDP toàn cầu.

-

Chỉ số tiềm năng FDI trong nước của UNCTAD dựa trên 12 biến kinh tế và kết
cấu như GDP, ngoại thương, FDI, cơ sở hạ tầng, sử dụng năng lượng, R & D, giáo
dục, rủi ro quốc gia.

-

*** Đầu tư lĩnh vực xanh là một hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài, nơi một

công ty mẹ bắt đầu một liên doanh mới ở nước ngoài bằng cách xây dựng các cơ
sở hoạt động mới từ mặt đất lên.


-

**** Tổng số vốn cố định hình thành (GFCF) đo lường giá trị bổ sung cho tài sản
cố định mua theo kinh doanh, chính phủ và hộ gia đình ít xử lý tài sản cố định bán
ra hoặc loại bỏ.

Theo báo cáo về thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) toàn cầu 2018 do Tập đoàn
tư vấn A.T Kearney của Mỹ tiến hành, Mexico tiếp tục duy trì ở vị trí thứ 15 về thu hút
FDI trên toàn cầu.
Báo cáo cho
thấy việc Mexico tiếp
tục duy trì vị trí trong
danh sách 20 nước
hấp dẫn các nhà đầu
tư nước ngoài nhất
trên hành tinh là nhờ
những nỗ lực vượt
qua những thời điểm
khó khăn trong việc
tái đàm phán Hiệp
định Thương mại tự
do Bắc Mỹ (NAFTA)
giữa nước này, Mỹ và
Canada, đẩy mạnh đa
dạng hóa thị trường, cũng như phê chuẩn Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên
Thái Bình Dương (CPTPP) và đang tiến tới hiện đại hóa Hiệp định thương mại tự do

(FTA) với Liên minh châu Âu.


II.

Các quốc gia đầu tư nhiều nhất:
Các nước đầu tư chính

2017 (%)

Hoa Kỳ

46,8

Canada

9,1

Tây Ban Nha

9,0

Germany

8,0

Nhật Bản

5,5


Các lĩnh vực đầu tư chính

2017 (%)

Ngành sản xuất

45,3

Vận chuyển và lưu trữ kho bãi

10,8

Xây dựng

10.3

Bán lẻ và bán buôn

9,2

Các dịch vụ tài chính

9,0

Nguồn của: Ministry of Economy (Spanish)
Trong năm 2017, Mexico đã thu hút 29,695 tỷ USD vốn FDI, tăng 11% so với
năm trước đó. Mỹ tiếp tục là nhà cung cấp vốn FDI số một của Mexico với 46,8%. Tiếp
theo là Canada (9,1%), Tây Ban Nha (9%), Đức (8%) và Nhật Bản (5,5%).
Mexico được trực tiếp đầu tư từ nước ngoài chủ yếu tập trung ở các thị trấn lân
cận biên giới Hoa Kỳ (nơi có nhiều nhà máy lắp ráp), cũng như ở thủ đô. Nhờ ngành du

lịch mạnh mẽ của nó, bán đảo Yucatan cũng nhận được đầu tư nước ngoài đáng kể. Đầu
tư chủ yếu đến từ Hoa Kỳ và Tây Ban Nha (đặc biệt là lĩnh vực ngân hàng). Các lĩnh vực
nhận đầu tư nước ngoài đáng kể là tài chính, công nghiệp ô tô và các ngành điện tử và


năng lượng. Trong tháng 1 năm 2018, Pemex (công ty xăng dầu nhà nước Mexico) đã đạt
được một thỏa thuận kỷ lục bằng cách đảm bảo một khoản đầu tư trị giá 93 tỷ USD cho
các hoạt động thăm dò từ các công ty khác nhau như Royal-Dutch Shell (Hà Lan) và
Qatar Petroleum (Qatar).
III.

Các hình thức doanh nghiệp đầu tư vào Mexico:
Hình thức công ty được nhà đầu tư nước ngoài ưa thích:
Các hình thức phổ biến nhất của việc tạo ra một công ty kinh doanh tại Mexico là

công ty Cổ phần trách nhiệm hữu hạn (Sociedad Anonima, SA) và công ty trách nhiệm
hữu hạn (Sociedad de Responsabilidad Limitada, SRL).
Hình thức thành lập ưu tiên của nhà đầu tư nước ngoài:
Các công ty con và nhà máy lắp ráp cho ngành công nghiệp 'maquiladora' (nhà
máy lắp ráp).
Các công ty nước ngoài đầu tư chính: IBM (International Business Machines – tập
đoàn công nghệ máy tính đa quốc gia), Coca-Cola, Motorola, Walmart, Inditex
Group, BBVA Bancomer , Santander Group, Procter & Gamble, L'Oreal,… Ngoài ra, 500
trong số các doanh nghiệp Mỹ Latinh lớn nhất cũng có mặt tại Mexico.
Nguồn thống kê : General Dỉrection of Foreign Investment


PHẦN 2: ĐÁNH GIÁ CÁC KHÍA CẠNH TÁC ĐỘNG ĐẾN SỰ HẤP DẪN CỦA
THỊ TRƯỜNG MEXICO
I. TỔNG QUAN VỀ ĐẤT NƯỚC MEXICO:

1. Yếu tố địa lý:
1.1. Vị trí địa lý:
Mexico, tên chính thức là Hợp chủng quốc Mexico, là một quốc gia thuộc khu vực
Bắc Mỹ với tổng diện tích của là 1.972.550 km 2 và dân số khoảng 123,5 triệu người.
Mexico giáp với Hoa Kỳ về phía bắc, giáp với Guatemala và Belize về phía đông nam,
giáp với Thái Bình Dương về phía tây và tây nam, giáp với vịnh Mexico về phía đông.


Hợp chúng quốc Mexico
là quốc gia theo thể chế cộng
hòa liên bang, có tổng cộng
31 bang và 1 quận thuộc liên
bang là thành phố Mexico,
cũng chính là thủ đô của đất
nước này, một trong những
khu đô thị đông dân cư nhất
trên thế giới.
1.2.

Địa hình:

Đất nước Mexico có địa hình chủ yếu là đồi núi. Nước này có 3 dãy núi chính và đều
nằm dọc theo đường bờ biển của Mexico. Nằm giữa những dãy núi này với đường bờ
biển là các đồng bằng nhỏ và hẹp. Cao nguyên Mexico chiếm một phần lớn diện tích
trung tâm đất nước Những thung lũng thuộc miền nam cao nguyên Mexico tập trung rất
nhiều thành phố lớn như thành phố Mexico hay Guadalajara.
1.3.

Khí hậu:


Đường chí tuyến Bắc đã phân chia lãnh thổ Mexico thành hai vùng khí hậu riêng
biệt: nửa phía bắc chí tuyến có khí hậu ôn hòa còn nửa phía nam chí tuyến thì khí hậu
phụ thuộc nhiều vào độ cao.
Mexico là một đất nước có nhiều núi non trùng điệp và điều này đã khiến cho
Mexico trở thành một trong những quốc gia có hệ thống khí hậu đa dạng nhất trên thế
giới.
2. Yếu tố nhân khẩu:
Theo ước tính vào năm 2017, dân số Mexico khoảng 123,5 triệu người và đây là
quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới. Mexico được coi
là một quốc gia với dân số trẻ, với khoảng 50% dân số có độ tuổi dưới 29.


2.1.

Nhập cư và di cư:

Dân châu Âu, chủ yếu là Tây Ban Nha đã nhập cư vào Mexico trong thời kỳ nước
này còn là một thuộc địa của Tây Ban Nha. Đến cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, một
dòng người nhập cư mới đến từ châu Âu cũng xuất hiện, chủ yếu do sự nghèo đói tại quê
hương.
Trong thập niên 1970 và 1980, Mexico đã mở cửa cho những người tị nạn chính trị
đến từ khắp các nước Mỹ Latinh như Argentina, Chile, Cuba, Peru, Brazil, Colombia và
các nước Trung Mỹ. Những cuộc khủng hoảng kinh tế sâu sắc tại các nước Mỹ Latinh
láng giềng cũng góp phần làm gia tăng cộng đồng của họ tại Mexico.
Mexico hiện nay là
nước có tỷ lệ di cư âm (di
cư nhiều hơn nhập cư), với
tỉ lệ là -4,32/1000 người.
Chủ


yếu

người

dân

Mexico di cư đến Hoa Kỳ
để tìm kiếm một cuộc sống
tốt đẹp hơn. Vào năm
2017, ước tính có khoảng
36 triệu người Mỹ tự nhận mình là người gốc Mexico. Giải thích cho việc mặc dù nền
kinh tế Mexico đã phát triển rõ rệt song tỉ lệ di cư vẫn cao, nhiều người cho rằng đó là do
sự bất bình đẳng về kinh tế trong nước, khoảng cách giàu nghèo gia tăng và một số người
Mexico sau khi định cư tại Mỹ đã quyết định đón gia đình của mình từ Mexico sang.
Tính đến năm 2017, ước tính có 12,9 triệu người Mexico sống ở nước ngoài, chủ yếu là ở
Hoa Kỳ, chiếm khoảng 98%. Đa số người Mexico tại Hoa Kỳ định cư ở các bang như
California, Texas và Illinois, đặc biệt là ở các khu vực đô thị của Los Angeles, Chicago,
Houston và Dallas-Forth Worth.


Tính đến năm 2017, ước tính có 1,2 triệu người nước ngoài đã định cư tại Mexico.
Đại đa số người nhập cư đến từ Hoa Kỳ (900.000 người), khiến Mexico trở thành điểm
đến hàng đầu cho công dân Hoa Kỳ ở nước ngoài. Nhóm lớn thứ hai đến từ nước láng
giềng Guatemala (54.500 người), còn lại chủ yếu đến từ khu vực Mỹ La-tinh.
2.2. Chủng tộc:
Mexico là một quốc gia có nhiều sắc tộc khác nhau và Hiến pháp nước này ghi rõ
Mexico là một quốc gia đa chủng tộc. Dân Mexico có thể chia làm các nhóm chính sau:


Người Mestizo (tức người lai giữa người da trắng và người da đỏ) là


nhóm sắc tộc chiếm tỉ lệ cao nhất tại Mexico, ước tính từ 60-75%.


Người da đỏ bản địa được ước tính chiếm khoảng từ 12 - 30% dân số.

Đây là những cư dân đầu tiên của Mexico.


Người da trắng chiếm khoảng 9 - 17% dân số là những người dân nhập

cư gốc châu Âu.


Người da đen chiếm một thiểu số không đáng kể tại Mexico, tập trung ở

vùng bờ biển Veracruz, Tabasco, Guerrero. Mexico cũng có một cộng đồng người
Á khá đông đảo đến từ Trung Quốc, Hàn Quốc, Philippines, Nhật Bản, Liban, Thổ
Nhĩ Kỳ...
Nhận xét: Chính sự di cư và nhập cư phổ biến ở Mexico cũng như sự đa chủng
tộc ở quốc gia đã tạo nên một lực lượng lao động hùng hậu với chất lượng cao nhưng chi
phí lại thấp. Điều này đã hấp dẫn được sự đầu tư của các công ty đa quốc gia, đặc biệt là
các công ty ở các nước phát triển muốn tìm nguồn nhân công rẻ. Đồng thời do đặc điểm
nhân khẩu đa dạng của quốc gia này đã tạo nên sự đa dạng cho thị trường, đa dạng ở nhu
cầu. Từ đó, các công ty đa quốc gia lại có nhiều cơ hội để thực hiện đầu tư, đáp ứng nhu
cầu đa dạng tại quốc gia này.


Tuy nhiên, đặc điểm dân cư ở quốc gia này cũng tạo ra một bất lợi cho các công ty đa
quốc gia là sự bất ổn định về nhân công. Các công ty khó có thể kiểm soát được nguồn

nhân công trước tình trạng mất cân bằng giữa nhập cư và di cư như trên.
3. Cơ sở hạ tầng:
Một trong những yếu tố tạo nên sự hấp dẫn của Mexico chính là hệ thống cơ sở hạ
tầng được đầu tư, nâng cấp, tu bổ và thường xuyên chỉnh trang bởi chính phủ nơi đây.
Nhắc tới cơ sở hạ tầng ta không thể không nhắc tới hệ thống giao thông đa dạng với hệ
thống tàu điện ngầm, mạng lưới xe
buýt rộng lớn, các trục đường chính
cùng với sân bay quốc tế hiện đại,
tiên tiến. Mexico có một hệ thống tàu
điện ngầm lớn nhất khu vực Mỹ
Latinh với chiều dài 207 km giúp kết
nối giao thông giữa trung tâm thành phố và các vùng ngoại ô lân cận. Hệ thống này
không những hỗ trợ người dân đi lại dễ dàng hơn, nhanh chóng hơn mà còn tiết kiệm
được chi phí đi lại với giá vé rất thấp nhờ có trợ cấp của chính phủ. Cùng với sự phát
triển của hệ thống tàu điện, mạng lưới xe buýt ở đất nước này được coi là một tổ hợp
chuyên chở lớn nhất thế giới kết nối người dân giữa các thành phố và thậm chí là kết nối
quốc tế. Nơi đây còn có một trục đường bộ một chiều xuyên dài qua thành phố được gọi
là "ejes viales". Đường sắt ở đất nước này chủ yếu được dùng cho hoạt động thương mại
và công nghiệp chứ không dùng để chuyên chở hành khách, chính vì thế mà nó chỉ kết
nối giữa các khu công nghiệp với các cảng biển và vùng biên giới ở phía ở phía Bắc.
Hoạt động ở các sân bay ở Mexico cũng rất nhộn nhịp, điển hình là sân bay quốc tế thành
phố Mexico. Sân bay này được coi là sân bay rộng lớn và bận rộn, tấp nập nhất Mỹ
Latinh phục vụ nhu cầu của trên 26 triệu hành khách mỗi năm. Hệ thống giao thông ở đây
không chỉ giúp cho ích cho việc đi làm được dễ dàng mà còn đẩy nhanh tốc độ lưu thông
cho các trung tâm công nghiệp. Chính vì vậy, các nhà đầu tư sẽ không cần phải băn
khoăn về vận chuyển hàng hóa cũng như di chuyển hằng ngày ở quốc gia này.


Mexico cũng là đất nước có quá trình đô thị hóa mạnh mẽ, đặc biệt là ở thành phố
Mexico - một trong những đô thị có mật độ dân cư đông đúc. Mật độ người dân đổ về các

khu vực đang đô thị hóa tăng lên đáng kể, các khu dân cư, khu đô thị mọc lên ngày càng
nhiều. Kéo theo đó là các trung tâm mua sắm và các tòa nhà cao tầng, văn phòng, các nhà
máy xí nghệp.... mọc lên. Chính vì vậy mà hoạt động kinh doanh buôn bán ở những khu
vực này cũng diễn ra rất mạnh mẽ và mọi người có nhiều cơ hội để phát triển làm giàu
một cách nhanh chóng hơn. Thật vậy, thu nhập bình quân đầu người ở đây tăng 5% trong
năm 2017 và nằm trong top 10 nước có nền kinh tế phát triển nhất trên thế giới. Tỷ trọng
GDP thu từ dịch vụ chiếm tỷ lệ hơn cả là 66%. Ngay tại thành phố Mexico có rất nhiều
những công trình kiến trúc mang dấu ấn đậm nét của châu Âu, những ngôi nhà thờ với
kiến trúc độc đáo, cổ kính và tinh xảo như nhà thờ Metropolitan hay nhà thờ El Senor de
la Misericordia. Cơ sở hạ tầng ngày càng được chính phủ chú tâm tu sửa, bảo trì, nâng
cấp và đầu tư mới. Điều này thu hút nhiều nhà đầu tư đến với Mexico bởi sự phát triển
không ngừng của quá trình đô thị hóa và sự thịnh vượng của quốc gia được thể hiện qua
hệ thống siêu thị, các tòa cao ốc, trụ sở khang trang.
Nhận xét: Một trong những yếu tố quan trọng thu hút dòng vốn
FDI chính là yếu tố về cơ sở hạ tầng. Lĩnh vực kết cấu hạ tầng có sức
hút khá lớn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Việc không ngừng thực
hiện những hoạt động nâng cao cơ sở hạ tầng của Mexico giúp cho đất
nước này tạo ra những thay đổi lớn trong sự phát triển kinh tế - xã hội
của vùng, tạo thế mở cửa nền kinh tế, góp phần làm thay đổi sự phân
công lao động theo lãnh thổ và theo ngành, từ đó tạo bước ngoặc quan
trọng trong hình thành cơ cấu kinh tế. Chính vì vậy mà việc xây dựng
nên một môi trường đầu tư có hiệu quả nhờ vào cơ sở hạ tầng được coi
là yếu tố thu hút các nhà đầu tư nước ngoài nhất. Họ cực kỳ quan tâm
đến vấn đề cơ sở hạ tầng của quốc gia mà họ quyết định đổ tiền vào
đầu tư. Việc đầu tư nhiều vào cơ sở hạ tầng cũng sẽ tác động rất nhiều
tới việc phát triển của khoa học công nghệ. Các nhà đầu tư sẽ mang


đến cho Mexico những một nguồn tiền lớn mà còn là các công nghệ
tiên tiến trên thế giới. Từ đó càng giúp cho nền kinh tế Mexico ngày

càng phát triển. Và Mexico dễ dàng trở thành thị trường hấp dẫn đối với
những doanh nghiệp đang muốn đầu tư ở đây, không chỉ bởi cơ sở hạ
tầng quá tốt mà còn ở việc Mexico đã tạo ra được một môi trường kinh
doanh tuyệt vời cùng với một nền kinh tế với nhiều tiến bộ trong khoa
học công nghệ. Những nhà đầu tư vào thị trường này sẽ không phải tốn
quá nhiều thời gian suy nghĩ xem liệu việc đặt nhà máy, xí nghiệp ở
đâu sẽ thuận tiện để phân phối hàng đến nơi tiêu thụ tiện lợi, nhanh và
an toàn nhất. Bởi lẽ các khu công nghiệp ở đây đều có những tuyến
đường kết nối với trung tâm thành phố và cả các vùng khác trong cả
nước. Các khu công nghiệp cũng thường xuyên được chỉnh trang, tu
sửa, làm mới. Các nhà đầu tư sẽ có lợi ích rất nhiều vì sẽ không tốn
nhiều tiền và thời gian để đầu tư xây mới lại các cơ sở này. Thay vào đó
họ chỉ cần sắp xếp và lắp đặt trang thiết bị và chuẩn bị nguyên liệu để
vận hành. Như vậy, quá trình đầu tư sinh lợi sẽ được diễn ra nhanh
hơn, thuận lợi hơn. Thời gian thu hoàn vốn của nhà đầu tư sẽ được rút
ngắn lại. Và lợi nhuận cũng cao hơn do tiết kiệm được chi phí trong xây
dựng mới cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc sản xuất và sự thuận tiện của
giao thông phần nào giúp các nhà đầu tư giải quyết những khó khăn
trong khâu phân phối sản phẩm tới khách hàng của mình.
4. Các nguồn tài nguyên:
Thiên nhiên ở Mexico khá dạng, chính vì thế mà ở đây có khá nhiều những loại tài
nguyên khoáng sản như dầu, bạc, đồng, vàng, kẽm, chì, khí tự nhiên, gỗ xẻ… Tuy nhiên
dầu mỏ được coi là một thế mạnh của Mexico. Với con số 3,7 triệu thùng dầu được sản
xuất mỗi ngày đã đưa Mexico trở thành nước xuất khẩu dầu mỏ lớn thứ 6 trên thế giới.
Doanh thu mà tài nguyên này mang lại là một con số khổng lồ, chỉ tính riêng mỗi năm
công ty Pemex đã thu được 86 tỷ USD, đóng góp rất nhiều cho GDP của quốc gia này.


Năm ngoái, tổng thống Mexico_Mexico Enrique Peña Nieto đã thông báo tìm được một
mỏ dầu và khí lớn ở phía nam nước này tại bang Veracruz. Đây là một phát hiện quan

trọng và nâng cao tiềm năng dầu mỏ ở quốc gia này. Ước tính khoảng 1,5 tỷ thùng dầu
thô sẽ được khai thác. Và lợi nhuận mà nó mang lại còn nhiều hơn như thế. Ngoài dầu
mỏ, năng lượng mặt trời cũng là một tiềm năng vô cùng lớn. Mexico có 70% lãnh thổ có
4,5 kWh/m²/ngày chiếu xạ, đặc biệt là ở sa mạc Sonoran và bang Chihuahua (hai nơi có
lượng ánh nắng mặt trời nhiều nhất). Với vị trí địa lý nằm ở độ cao hơn 2.000m so với
mực nước biển, Mexico có tiềm năng lớn về điện mặt trời và điện gió. Nhận ra được sự
giàu có về nguồn năng lượng này, Mexico đã tiến hành xây dựng nhiều nhà máy điện mặt
trời và hiện tại đã lắp đặt hơn 200 MW. Trên 85% lãnh thổ Mexico đều lý tưởng để xây
dựng các nhà máy điện mặt trời. Đặc biệt có thể nói đến một công trình nổi bật đó là công
viên điện mặt trời Villanueva, lớn nhất châu Mỹ Latinh và lớn thứ 2 trên thế giới tại khu
vực Viesca, bang Coahuila ở phía Bắc Mexico. Công viên này trải dài 3000 ha với công
suất thiết kế đạt 1.700 GWh đủ để cung cấp điện cho 1,3 triệu hộ gia đình và xuất hiện
như một cánh đồng xanh lung linh ở giữa sa mạc Mexico. Bên cạnh năng lượng mặt trời
thì năng lượng gió cũng được đánh giá đầy khả quan ở quốc gia này. Các dự án về điện
gió và điện năng lượng mặt trời sẽ được đầu tư nhiều ở Mexico để thực hiện mục tiêu sử
dụng điện năng sạch. Việc này mở ra nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp tư nhân đầu tư
vào việc phát triển cũng như xây dựng các dự án điện sạch thông qua những chính sách
hỗ trợ, khuyến khích của chính phủ.
Mexico nằm trong top 10
quốc gia có diện tích rừng lớn nhất
thế giới. Chính vì vậy mà nơi đây có
một hệ sinh thái đa dạng đứng thứ 4
trên toàn thế giới, với khoảng
26.000 loài thực vật, 282 loài động
vật lưỡng cư, 707 loài bò sát và 439
loài động vật có vú. Kinh tế rừng
cũng đóng góp quan trọng cho nền


kinh tế Mexico. Theo thống kê, tại châu Mỹ, Mexico là nhà sản xuất gỗ tròn lớn thứ năm,

nước này xếp thứ ba về gỗ củi, thứ sáu về gỗ xẻ và gỗ dán, và thứ 10 về bột giấy. Trong
năm 2015, sản lượng gỗ của Mexico đạt
998.436 m3 gỗ tròn, trong đó gỗ thông
chiếm tới 75% và gỗ sồi là 10%.
Bên cạnh tài nguyên rừng thì biển
cũng đóng góp một phần quan trọng vào
kinh tế của đất nước này. Du lịch biển ở đây
được xem là ngành công nghiệp không khói
của Mexico với con số đóng góp khoảng 20 tỷ USD/năm. Theo Bộ Du lịch Mexico
(Sectur), trong mùa du lịch 2017-2018, có 35 bãi biển và hai bến tàu của Mexico đạt giải
thưởng quốc tế “Blue Flag” (Lá cờ Xanh) do Tổ chức Giáo dục Môi trường châu Âu
(FEE, có trụ sở ở Đan Mạch) hàng năm trao tặng cho các bãi biển trên thế giới đạt các
tiêu chuẩn về sạch đẹp, an toàn, dịch vụ, giáo dục và thông tin về môi trường. Chính vì
vậy mà những bãi biển ở đây hàng năm thu hút 30 triệu khách du lịch đổ bộ về và nằm
trong top 8 những nước thu hút khách du lịch nhất Mỹ Latinh cũng như trên toàn thế giới.
Có thể nói với những nguồn tài nguyên đa dạng trên, Mexico là một trong những ứng cử
viên sáng giá để đầu tư trên thế giới và là một thị trường vô cùng hấp dẫn, có thể đầu tư
nhiều ngành trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Những số liệu cụ trên đã chứng minh được
sức hấp dẫn của Mexico nhờ việc phát triển các thế mạnh mà thiên nhiên đã ban tặng cho
quốc gia này.
II.

YẾU TỐ VĂN HÓA:
1. Ngôn ngữ:
Mexico là quốc gia có số lượng người nói tiếng Tây Ban Nha nhiều nhất thế giới,

hơn gấp đôi Tây Ban Nha. Do vậy, Mexico có vai trò quan trọng trong việc truyền bá ảnh
hưởng của tiếng Tây Ban Nha ra thế giới, đặc biệt là vào Mỹ. Khoảng 1/3 số người nói
tiếng Tây Ban Nha trên thế giới sống tại Mexico. Bên cạnh đó, tiếng Nahuatl là thứ tiếng



được sử dụng phổ biến thứ nhì tại đất nước này với khoảng 1,7 triệu người sử dụng, sau
đó là tiếng Maya Yucatec với 800.000 người. Một số ngôn ngữ thiểu số của Mexico đang
có nguy cơ biến mất, ví dụ như tiếng Lacandon được sử dụng bởi không quá 100 người.
Mặc dù tiếng Tây Ban Nha được 97%
dân số Mexico sử dụng song nó không
được công nhận là ngôn ngữ chính thức
duy nhất của quốc gia. Theo Hiến pháp
của Mexico, tất cả các ngôn ngữ bản địa
đều được quyền bình đẳng ngang với
tiếng Tây Ban Nha, bất kể số người nói
nhiều hay ít. Người dân hoàn toàn có quyền được yêu cầu cung cấp các dịch vụ công
cộng và các tài liệu bằng ngôn ngữ bản địa của mình. Thậm chí chính phủ Mexico còn
công nhận cả những ngôn ngữ bản địa của người da đỏ không có nguồn gốc từ Mexico
như tiếng của người Kickapoo (nhập cư từ Hoa Kỳ) và ngôn ngữ của những người da đỏ
tị nạn Guatemala. Mexico cũng đã thành lập các trường học song ngữ ở cấp tiểu học và
trung học cho các học sinh nói ngôn ngữ bản địa.
Tiếng Anh được sử dụng rộng rãi trong cộng đồng người Mỹ tại Mexico, những
thành phố giáp biên giới phía bắc và các trung tâm kinh tế, tài chính lớn. Một số ngôn
ngữ gốc Âu khác cũng được sử dụng nhiều là tiếng Venezia (bắt nguồn từ Ý), tiếng
Plautdietsch (miền nam Đức), tiếng Đức, tiếng Pháp và tiếng Digan.
Nhận xét: Tiếng Tây Ban Nha và tiếng Anh là hai ngôn ngữ được sử dụng phổ biến
nhất ở quốc gia này. Đồng thời đây cũng là hai ngôn ngữ phổ biến trên thế giới. Do đó
việc các công ty đa quốc gia thực hiện đầu tư vào Mexico cũng sẽ trở nên dễ dàng, thuận
lợi hơn, hiệu quả cao hơn là đầu tư vào các quốc gia có ngôn ngữ ít phổ biến. Điểm này
cũng là một sự thu hút của quốc gia Mỹ Latin này.


2. Tôn giáo:


Tôn giáo
7.10% 4.70%
5.20%

Công giáo Rôma
Tin Lành
Tôn giáo khác
Vô thần

83.00%

Theo điều tra nhân khẩu năm 2010, đại đa
số người dân Mexico theo Công giáo Rôma (83%), mặc dù số lượng người đi lễ nhà
thờ hàng tuần nhỏ hơn rất nhiều, chỉ khoảng 47%. Khoảng 5,2% dân số Mexico theo
đạo Tin lành, số còn lại theo một số tôn giáo khác và 4,7% là vô thần. Mexico cũng là
quốc gia có đa số dân theo đạo Công giáo lớn thứ hai thế giới sau Brazil.

Nhận xét: Tôn giáo phổ biến ở Mexico là Công giáo Rôma, tức là Thiên Chúa
giáo, đây là một tôn giáo rất phổ biến trên thế giới. Nó phù hợp với đại đa số các quốc gia
ở Châu Mỹ, Châu Âu,… nên sẽ không gây ra quá nhiều khó khăn cho các công ty đa
quốc gia đang có ý định đầu tư tại Mexico nhưng lại đang lo ngại về vấn đề tôn giáo sẽ
ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của họ tại nước sở tại. Việc có tôn giáo tương đồng
cũng tạo nên sự nắm bắt tâm lý của người dân Mexico một cách dễ dàng hơn từ đó các


công ty đa quốc gia cũng có thể tạo ra các thị trường rộng lớn một cách thuận tiện hơn,
càng dễ dàng phát sinh sự đầu tư nhiều hơn.
3. Gía trị và thái độ:
Giờ làm việc kinh doanh và giờ làm việc của cá nhân khác nhau, từ 9h sang đến
khoảng 6-7h chiều. Hầu hết các nhân viên cấp cao đều ăn trưa trong khoảng từ 2-4h

chiều.
Ngân hàng thường mở cửa từ thứ hai đến thứ sáu, từ 9h sang đến 5h30 chiều,
nhiều ngân hàng lớn mở các chi nhánh để làm dịch vụ giới hạn từ 9h sang đến 2h30 chiều
vào ngày thứ bảy. Các cơ quan chính quyền thường làm việc từ 8h sáng đến 6h chiều.
Các cửa hàng bán lẻ thường mở cửa từ 11h trưa đến 7h tối còn các siêu thị trung
tâm mua sắm lớn mở cửa đến 9h tối. Nhà hát, hầu hết các khu vực khảo cổ và bảo tàng
thường dóng cửa vào thứ hai.
Người dân Mexico rất sôi nổi, nhiệt tình, tuy nhiên giờ giấc không thật chính xác.
Họ dễ bị tác động bởi tình cảm và quan hệ thân hữu, gây dựng được mối quan hệ cá nhân
thân tình hoặc vận dụng linh hoạt văn hóa lobby (mời chơi, thể thao, tặng quà,…) thì sẽ
thuận lợi cho các quan hệ khác và khả năng đạt được mục tiêu cao hơn.
Gia đình là giá trị cơ bản của Mexico. Như một nền văn hóa tập thể, các đơn vị gia
đình là một nhân tố chủ yếu của cuộc sống hàng ngày và các mối quan hệ chặt chẽ giữa
gia đình và cộng đồng có thể ảnh hưởng lớn đến hành vi cá nhân.
Những người có trình độ học vấn cao như bác sĩ, kĩ sư có địa vị cao hơn trong xã
hội. Thể hiện sự tôn trọng đối với người cao nhiên và thừa nhận tình trạng bất bình đẳng.
4. Văn hóa trong kinh doanh:
4.1. Quan hệ và giao tiếp:
 Những mối quan hệ đúng thúc đẩy thành công trong kinh doanh. Ấn tượng ban
đầu sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đối với người Mexico.


 Trong việc xây dựng các mối quan hệ, việc thể hiện sự tin tưởng, trung thực và
liêm chính rất quan trọng. Đối tác mong chờ nghe trả lời những câu hỏi về tiểu sử
bản thân, gia đình và những mối quan tâm trong cuộc sống.
4.2. Nghi thức tại buổi gặp kinh doanh:
 Những cuộc hẹn kinh doanh nên và phải được yêu cầu thực hiện ít nhất từ 2 tuần
trước. Tái xác nhận cuộc hẹn 1 tuần trước cuộc gặp. Tái xác nhận buổi gặp mặt
một lần nữa trước khi đến. Các buổi gặp có thể bị hủy mà chỉ được thông báo
trước đó không lâu.

 Các tài liệu có thể sử dụng tiếng Anh hoặc tiếng Tây Ban Nha.
 Chương trình làm việc thường không có trước, nếu có thì ít khi được tuân theo.
4.3. Đàm phán kinh doanh:
 Người Mexico rất coi trọng địa vị.
 Nên thuê một phiên dịch viên nếu không thể nói được tiếng Tây Ban Nha.
 Các cuộc gặp trực tiếp được đánh giá cao hơn là qua điện thoại, thư hoặc email.
 Ăn trưa kinh doanh là một phương pháp thuận lợi của hoạt động kinh doanh ở
Mexico, nhấn mạnh khía cạnh xã hội nhiều hơn văn hóa kinh doanh của Mexico,
và thường diễn ra trong nhiều giờ. Các cuộc họp ăn sáng cũng rất phổ biến để
nhận biết đối tác kinh doanh của công ty, và để thiết lập một mối quan hệ cá nhân
hơn.
 Quyết định cuối cùng thường được thực hiện bởi một số cơ quan trung ương. Tuy
nhiên, trong văn hóa kinh doanh của Mexico, sự đồng thuận chung được đưa vào
và cấp dưới được khuyến khích công khai bày tỏ quan điểm của họ.
 Mexico có xu hướng không nhìn thẳng vào mắt trực tiếp như một dấu hiệu của sự
tôn trọng.
 Không được quá tích cực trong khi đàm phán kinh doanh, vì nó được coi là thô lỗ.
 Truyền thông gián tiếp được thể hiện rộng rãi. Không bao giờ hoặc rất ít khi nói
“không”.
4.4. Thời gian và lịch trình:
 Hãy chắc chắn rằng bạn đúng giờ đối với bất kỳ cuộc họp nào, nhưng đừng ngạc
nhiên nếu đối tác Mexico của bạn trễ 30 phút. Nó phổ biến ở rất nhiều nền văn
hóa Latinh, vì vậy hãy kiên nhẫn!


 Người Mexico thường nói “mañana” (ngày mai), khi tham khảo “vài ngày tới”
hoặc “đôi khi trong tương lai gần”. Nếu nghi ngờ, hãy chắc chắn làm rõ khi nói về
lịch trình hoặc thời gian giao hàng.
 Ở Mexico, số đầu tiên trong một ngày là chỉ ngày. Ví dụ, 3/5/17 (ngày 5 tháng 3
năm 2017, ở Hoa Kỳ) có nghĩa là ngày 3 tháng 5 năm 2017, tại Mexico.

 Người Mexico quan sát các kỳ nghỉ dài trong Lễ Phục sinh và Giáng sinh, bắt đầu
từ Ngày Đức Mẹ Guadalupe vào ngày 12 tháng 12 đến ngày Three Kings 6 tháng
1. Hầu hết chính quyền (liên bang, tiểu bang và địa phương) đóng cửa trong giai
đoạn này, thường được gọi là "Guadalupe Reyes ”.
4.5.

Ngôn ngữ và giao tiếp:

 Cách cư xử và lịch sự tốt sẽ đi một chặng đường dài ở Mexico.
 Mặc dù hầu hết người kinh doanh ở Mexico dùng tiếng Anh, nhưng bạn nên học
các cụm từ cơ bản bằng tiếng Tây Ban Nha như “por favor” (xin vui lòng),
“gracias” (cảm ơn), "adios" (tạm biệt) và "disculpe" (xin lỗi).
 Tránh sử dụng tên (first name) trừ khi được mời làm như vậy. Hãy sử dụng
“Señor” (Mr.), “Señora” (Mrs.) hoặc “Señorita” (Miss) cùng với họ của họ để
xưng hô.
 Khi họ để lại thư thoại, hãy nhớ rằng hầu hết mọi người Mexico sẽ mong bạn gọi
lại và do đó bạn không thể không gọi lại.
4.6.

Ngôn ngữ cơ thể:

 Người lạ bắt tay khi gặp gỡ và rời khỏi nhau. Người Mexico thường giữ cử chỉ đó
lâu hơn bình thường.
 Bạn bè có thể ôm hoặc hôn nhau trên má. Đàn ông thường chạm vai hoặc vỗ nhẹ
vào nhau.


 Đứng với tư thế tay để trên hông có thể được coi là hung hăng.
4.7.


Quan hệ kinh doanh:

 Để phát triển mối quan hệ, hãy ấm áp và thân thiện. Hỏi người đồng cấp Mexico
của bạn về gia đình, bạn bè, phong tục, sở thích của họ, v.v.
 Sử dụng trung gian khi cần thiết để việc kết nối hai bên được tốt hơn.
4.8.

Văn hóa tổ chức:

 Kinh doanh ở Mexico được thực hiện trực tiếp, không qua điện thoại hoặc email.
 Những cuộc hẹn kinh doanh nên và phải được yêu cầu thực hiện ít nhất từ 2 tuần
trước đó.
 Tái xác nhận cuộc hẹn 1 tuần trước cuộc gặp
 Tái xác nhận buổi gặp mặt một lần nữa khi bạn đến Mexico và chắc chắn rằng thư
ký của nhân vật bạn hẹn biết cách liên lạc với bạn.
 Trao đổi danh thiếp ngay khi mọi người giới thiệu với nhau tại buổi gặp.
 Danh thiếp của bạn nên có một mặt ghi bằng tiếng Tây Ban Nha.
 Danh thiếp nên ghi rõ các bằng cấp đào tạo và chứng nhận nghề nghiệp của bạn.
 Đưa mặt danh thiếp có tiếng Tây Ban Nha cho người nhận.
 Các cuộc họp thường bắt đầu với cuộc trò chuyện nhỏ về gia đình, thời tiết, v.v.
 Đừng từ chối đồ uống (thường là cà phê) được cung cấp cho bạn trong cuộc họp.
 Đi thẳng trực tiếp vào vấn đề đucợ xem là thô lỗ hoặc hung hãn. Hãy lịch sự và
tinh tế.
 Bởi vì phải xây dựng các mối quan hệ trước, nên các cuộc đàm phán có xu hướng
tiến triển chậm.


×