Tải bản đầy đủ (.docx) (9 trang)

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG CƯỜNG TÍNH HẤP DẪN CỦA MÔI TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (127.02 KB, 9 trang )

MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM TĂNG
CƯỜNG TÍNH HẤP DẪN CỦA MÔI
TRƯỜNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI TẠI VIỆT NAM
3.1. Định hướng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước
ngoài và cải thiện môi trường đầu tư
3.1.1. Dự báo về tình hình FDI tại Việt Nam 2 năm 2009-2010.
3.1.1.1. Đánh giá khả năng thực hiện mục tiêu 2006-2010:
Mặc dù được đánh giá rất cao về tiềm năng thu hút FDI, Việt Nam vẫn còn nhiều
việc phải làm để tiếp tục duy trì tính hấp dẫn đối với nhà đầu tư nước ngoài, đồng
thời thúc đẩy giải ngân các dự án đã được cấp Giấy chứng nhận đầu tư. Trong bối
cảnh đặc biệt hiện nay, giải ngân vốn FDI là quan trọng hàng đầu và là công việc
khó khăn trong giai đoạn còn lại của kế hoạch 5 năm 2006-2010. Tuy nhiên, theo
như kết quả thu hút và giải ngân nguồn vốn FDI đã đạt được, khả năng hoàn thành
mục tiêu đề ra cho kế hoạch 5 năm2006-2010 là chắc chắn đạt được.
3.1.1.2. Một số thách thức đạt ra đối với FDI tại Việt Nam từ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu:
Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN ngày càng khẳng định vai trò của mình trong nền
kinh tế Việt Nam như đã nêu, tuy nhiên trong bối cảnh tình hình diễn biến phức tạp
ở trong nước và cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, khu vực FDI cũng đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức như sau:
- Cuộc khủng hoảng tài chính thế giới sẽ làm cho nguồn vốn FDI toàn cầu sẽ bị thu
hẹp lại và sẽ trực tiếp ảnh hưởng đến Việt Nam trong thời gian tới. Các tập đoàn
kinh tế toàn cầu (TNCs) đã và đang điều chỉnh chiến lược kinh doanh để đối phó
với cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu. Sự điều chỉnh chiến lược của các TNCs
tác động đến cả những dự án đã đựơc cấp phép và các dự án tiềm năng. Chắc chắn
nhiều TNCs phải tạm thời phải thu hẹp phạm vi và đình hoãn một số dự án đầu tư
không có khả năng thu xếp các khoản tín dụng. Do vậy, nhiều dự án FDI đã được
cấp phép có khả năng dãn tiến độ, thu hẹp qui mô hoặc không thực hiện, làm cho tỷ
lệ vốn FDI thực hiện so với vốn FDI đăng ký giảm so với những năm trước.
Đối với những nhà đầu tư tiềm năng, Việt Nam vẫn là thị trường hấp dẫn đối với họ


nhìn tầm chung hạn và dài hạn. Họ sẽ đến nước ta tìm hiểu thị trường và cơ hội
nhưng sẽ phải cân nhắc kĩ hơn, mất nhiều thời gian hơn để quyết định tiến hành dự
án đầu tư, các ngân hàng cũng không dễ đưa ra quyết định cho vay các dự án lớn
trong điều điện khủng hoảng tài chính toàn cầu.
- Thu nhập thực tế của khá đông dân cư bị sụt giảm do ảnh hưởng lạm phát cao
trong những tháng đầu năm 2008, hiện lại đang có nguy cơ một bộ phận lao động
mất việc làm bởi một số doanh nghiệp sản xuất thu hẹp qui mô sản xuất do gặp phải
khó khăn về đầu ra của sản phẩm. Điều này sẽ gây khó khăn cho việc giải quyết vấn
đề lao động, việc làm trong thời gian tới.
3.1.1.3. Dự báo FDI 2 năm 2009-2010
* Vốn giải ngân.
Với qui mô vốn đăng ký rất lớn trong nửa đầu kỳ kế hoạch, trong bối cảnh thuận
lợi, vốn giải ngân trong 2 năm tới của kỳ kế hoạch có thể đạt 13-14 tỷ USD/năm.
Với tổng số vốn đã giải ngân từ năm 2006 đến hết năm 2008 là 23,6 tỷ USD, đạt
94,4% mục tiêu đặt ra cho cả kỳ kế hoạch 5 năm 2006-2010. Việc thực hiện vượt
mức mục tiêu ban đầu đặt ra là hoàn toàn khả thi.
* Về vốn đăng ký trong 2 năm 2009-2010:
Trong bối cảnh nền kinh tế thế giới cũng như bối cảnh kinh tế vĩ mô trong nước
đang có những biến động khó dự báo, dòng vốn FDI đăng ký cũng trở nên rất khó
dự báo. Tuy nhiên, theo đánh giá từ phía các nhà tài trợ, chính sách thắt chặt tiền tệ,
chính sách tỷ giá đã bước đầu phát huy tác dụng, giải pháp thắt chặt tài khoá nếu
thực hiện kiên quyết sẽ phát huy tác dụng chậm hơn, vào các tháng cuối năm nay.
Triển vọng đầu tư trung và dài hạn của Việt Nam hiện vẫn được coi là tốt, ước tính
dòng vốn đăng ký trong 2 năm tới sẽ giảm đáng kể so với năm 2008 nhưng vẫn ở
mức cao, khoảng trên 20 tỷ USD/năm, đưa tổng vốn đăng ký của 5 năm 2006-2010
có thể lên tới mức 135 tỷ USD, vượt 2,4 lần kế hoạch đề ra cho cả giai đoạn này.
Việc những năm tiếp theo khó có thể duy trì thu hút được tốc độ thu hút FDI cao
như năm 2007 và năm 2008 không có nghĩa là môi trường đầu tư, kinh doanh của
Việt Nam kém hơn các năm trước. Trong giai đoạn tới cần tập trung thu hút đầu tư
vào các lĩnh vực quan trọng là công nghệ cao, phát triển cơ sở hạ tầng và phát triển

nguồn nhân lực ... sẽ tạo động lực và góp phần quan trọng cho tăng trưởng kinh tế -
xã hôi và thu hút mạnh FDI.
3.1.2. Định hướng cải thiện môi trường đầu tư.
Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, chất lượng, bền vững, nâng cao sức
cạnh tranh của nền kinh tế gắn với cải thiện đời sống của nhân dân; phấn đấu vượt
ngưỡng “nước đang phát triển có thu nhập thấp” trong năm 2008 là những mục tiêu
không dễ thực hiện.
Giải pháp được ưu tiên hàng đầu vẫn là tích cực cải thiện môi trường đầu tư, kinh
doanh, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng, nâng cao chất lượng, hiệu quả, sức cạnh tranh
và tính bền vững của nền kinh tế. Cụ thể, các ngành, các cấp, các địa phương cần
tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế thị trường, xây dựng các thể chế để
tạo lập đồng bộ và vận hành thông suốt các loại thị trường. Phải tiếp tục cải cách
mạnh các thủ tục hành chính tạo môi trường thuận lợi cho đầu tư và kinh doanh của
doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế. Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh đổi mới
doanh nghiệp nhà nước, mà trọng tâm là cổ phần hoá, nhất là các tập đoàn kinh tế,
các tổng công ty của Nhà nước. Tích cực vận động và tạo mọi thuận lợi để thu hút
mạnh đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhất là các dự án lớn, dự án đầu tư vào kết cấu hạ
tầng và các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ cao. Ngoài ra, phải tạo bước phát
triển vượt bậc của khu vực dịch vụ, bảo đảm tốc độ tăng trưởng dịch vụ cao hơn
mức tăng trưởng chung của nền kinh tế.
Để ổn định được kinh tế vĩ mô, trước hết cần phải hoàn thiện chính sách tài chính
và ngân sách nhà nước. Cụ thể, cần tiếp tục hoàn thiện hệ thống thuế theo hướng rà
soát các chính sách, quy định về thuế trên cơ sở các cam kết quốc tế đã ký kết. Cải
tiến hệ thống giảm thuế và hoàn thuế; tổ chức thực hiện tốt công tác quản lý thu
ngân sách nhà nước; tăng cường các biện pháp quản lý thu, chống thất thu, nợ đọng
thuế; chống gian lận thương mại, trốn thuế. Tiếp tục tăng cường phân cấp quản lý
ngân sách nhà nước cho địa phương theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước...
3.2. Những giải pháp cải thiện môi trường đầu tư trực
tiếp nước ngoài nhằm thu hút và nâng cao hiệu quả sử
dụng nguồn vốn FDI

Để tiếp tục thu hút, thúc đẩy giải ngân và nâng cao hiệu quả sử dụng nguồn vốn FDI
năm 2009 và 2010, Bộ kế hoạch và đầu tư trình Chính phủ và thủ tướng chính phủ 8
nhóm giải pháp cần ưu tiên triển khai như sau:
3.2.1. Nhóm giải pháp về luật pháp, chính sách.
- Tiếp tục rà soát pháp luật, chính sách về đầu tư, kinh doanh để sửa đổi các nội
dung không đồng bộ, thiếu nhất quán và loại bỏ các ưu đãi về đầu tư không phù hợp
với cam kết của Việt Nam với WTO.
- Sửa đổi các qui định không rõ ràng còn bất cập liên quan đến thủ tục đầu tư và
kinh doanh.
- Theo dõi, giám sát việc thực thi pháp luật về đầu tư và doanh nghiệp để kịp thời
phát hiện và xử lý các vướng mắc phát sinh. Nhanh chóng ban hàng các văn bản
hướng dẫn các luật mới, nhất là các luật mới được Quốc hội thông qua trong năm
2006 có liên quan tới đầu tư, kinh doanh.
- Ban hành các ưu đãi khuyến khích đầu tư đối với các dự án xây dựng các công
trình phúc lợi (nhà ở, bệnh viện, trường học, văn hoá, thể thao) cho người lao động
làm việc trong khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao, khu kinh tế.
- Thực hiện các biện pháp thúc đẩy giải ngân, không cấp phép cho các dự án công
nghệ lạc hậu, dự án tác động xấu đến môi trường...
3.2.2. Nhóm giải pháp về qui hoạch
- Cần đẩy nhanh tiến độ xây dựng và phê duyệt các quy hoạch còn thiếu, rà soát để
định kỳ bổ sung, điều chỉnh qui hoạch đã lạc hậu nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho
nhà đầu tư trong việc xác định và xây dựng dự án.
- Quán triệt và thực hiện thống nhất các qui định mới của Luật đầu tư trong công tác
qui hoạch, đảm bảo việc xây dựng qui hoạch ngành, lĩnh vực, sản phẩm phù hợp với
cam kết quốc tế.
- Hoàn chỉnh qui hoạch sử dụng đất, công bố rộng rãi qui hoạch, tạo điều kiện để
đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng cho các dự án đâu tư...
3.2.3. Nhóm giải pháp về cải thiện cơ sở hạ tầng
- Tiến hành tổng rà soát, điểu chỉnh, phê duyệt và công bố các quy hoạch về kết cấu
hạ tầng đến năm 2020 làm cơ sở thu hút đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng. Tăng

cường công tác quy hoạch, thực thi các quy hoạch cũng như thu hút đầu tư vào các
công trình giao thông, năng lượng.
- Tranh thủ tối đa các nguồn lực để đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng, đặc biệt là
nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước; ưu tiên các lĩnh vực cấp, thoát nước, vệ sinh
môi trường (xử lý chất thải rắn, nước thải.v.v.), hệ thống đường bộ cao tốc, trước
hết là tuyến Bắc-Nam, hai hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, nâng cao chất
lượng dịch vụ đường sắt, trước hết là đường sắt cao tốc Bắc-Nam, đường sắt hai
hành lang kinh tế Việt Nam-Trung Quốc, đường sắt nối các cụm cảng biển lớn, các
mỏ khoáng sản lớn với hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt nội đô thành phố Hà
Nội, thành phố Hồ Chí Minh.v.v.
- Trước mắt tập trung chỉ đạo, giải quyết tốt việc cung cấp điện, trong mọi trường
hợp không để xảy ra tình trạng thiếu điện đối với các cơ sở sản xuất. Tăng cường
nghiên cứu xây dựng chính sách và giải pháp khuyến khích sản xuất và sử dụng
điện từ và các loại năng lượng mới như sức gió, thủy triều, nhiệt năng từ mặt trời.
- Khẩn trương xây dựng và ban hành cơ chế khuyến khích các thành phần kinh tế
ngoài nhà nước tham gia phát triển các công trình kết cấu hạ tầng trong đó có các
công trình giao thông, cảng biển, các nhà máy điện độc lập.
- Mở rộng hình thức cho thuê cảng biển, mở rộng đối tượng cho phép đầu tư dịch
vụ cảng biển, đặc biệt dịch vụ hậu cần (logistic) để tăng cường năng lực cạnh tranh
của hệ thống cảng biển Việt Nam; kêu gọi vốn đầu tư các cảng lớn của các khu vực
kinh tế như hệ thống cảng Hiệp Phước-Thị Vải, Lạch Huyện.v.v.
- Tập trung thu hút vốn đầu tư vào một số dự án thuộc lĩnh vực bưu chính-viễn
thông và công nghệ thông tin để phát triển các dịch vụ mới và phát triển hạ tầng
mạng.
- Đẩy mạnh đầu tư vào các lĩnh vực (văn hóa-y tế-giáo dục, bưu chính-viễn thông,
hàng hải, hàng không) đã cam kết khi gia nhập WTO. Xem xét việc ban hành một
số giải pháp mở cửa sớm hơn mức độ cam kết đối với một số lĩnh vực dịch vụ mà
nước ta có nhu cầu.
3.2.4. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
- Đẩy nhanh việc triển khai kế hoạch tổng thể về đào tạo nhằm nâng tỷ lệ lao động

qua đào tạo lên 40% vào năm 2010. Theo đó, ngoài việc nâng cấp đầu tư hệ thống
các trường đào tạo nghề hiện có lên ngang tần khu vực và thế giới, sẽ phát triển
thêm các trường đào tạo nghề và trung tâm đào tạo từ các nguồn vốn khác nhau.
- Nghiên cứu điều chỉnh chuyển dịch cơ cấu lao động theo tốc độ chuyển dịch cơ
cấu kinh tế.
- Thực hiện các giải pháp nhằm đưa Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật
lao động vào thực tế cuộc sống để ngăn ngừa tình trạng đình công bất hợp pháp,
lành mạnh hoá quan hệ lao động theo tinh thần của Bộ lao động, bao gồm:
+ Tiếp tục hoàn thiện pháp luật, chính sách vè lao động, tiền lương phù hợp trong
tình hình mới, tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc chấp hành pháp luật về
lao động đối với người sử dụng lao đông nhằm đảm bảo điều kiện làm việc và đời
sống cho người lao động.
+ Nâng cao hiểu biết pháp luật về lao động thông qua phổ biến, tuyên truyền giáo
dục cho người lao động, người sử dụng lao động trong các doanh nghiệp có vốn đầu
tư nước ngoài để đảm bảo chính sách, pháp luật về lao động và tiền lương được
thực hiện đầy đủ nghiêm túc.
3.2.5. Nhóm giải pháp về giải phóng mặt bằng.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương cần chỉ đạo các cơ quan
chức năng tiến hành ngay các thủ tục thu hồi đất và thu hồi giấy chứng nhận đầu tư
đối với các dự án FDI không có khả năng triển khai hoặc chưa có kế hoạch sử dụng
hết diện tích đất đã được giao để chuyển cho các dự án đầu tư mới có hiệu quả hơn.
Đồng thời trong phạm vi thẩm quyền của mình, chủ động tổ chức việc đền bù giải
toả và giao đất cho chủ đầu tư theo đúng cam kết, đặc biệt là các dự án qui mô lớn
mà chủ đầu tư sẵn sàng giải ngân thực hiện dự án. Nghiên cứu đề xuất với Bộ KH
và ĐT phương an xử lý những vấn đề phát sinh trong quá trình triển khai dự án,
vượt quá thẩm quyền của mình, để tổng hợp báo cáo Thủ tướng Chính phủ.
3.2.6. Nhóm giải pháp về phân cấp, cải cách hành chính.
Qua thực tế thực hiện việc phân cấp trong hơn 2 năm qua đã bộc lộ một số vấn đề
bất cập, không phù hợp, ảnh hưởng đến quy hoạch phát triển kinh tế xã hội chung.
Cần nghiên cứu để xem xét lại chủ trương phân cấp toàn diện như qui định hiện

nay, có các biện pháp để tăng cường sự phối hợp giữa Trung ương và địa phương
trong việc cấp phép và quản lý các dự án đầu tư nước ngoài.
- Thực hiện tốt việc phân cấp quản lý nhà nước đối với ĐTNN, đặc biệt trong việc
phê duyệt, cấp Giấy chứng nhận đầu tư, quản lý tốt các dự án ĐTNN, gắn với việc
tăng cường hợp tác, hỗ trợ, phối hợp hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát việc thi
hành pháp luật về đầu tư.
- Nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đảm bảo thực hiện nhiệm
vụ theo quy định tại Luật Đầu tư và quy định mới về phân cấp quản lý đầu tư nước
ngoài.
- Đơn giản hóa và công khai quy trình, thủ tục hành chính đối với đầu tư nước
ngoài, thực hiện cơ chế "một cửa" trong việc giải quyết thủ tục đầu tư. Đảm bảo sự
thống nhất, các quy trình, thủ tục tại các địa phương, đồng thời, phù hợp với điều
kiện cụ thể.
- Xử lý dứt điểm, kịp thời các vấn đề vướng mắc trong quá trình cấp phép, điều
chỉnh Giấy chứng nhận đầu tư .
- Tăng cường cơ chế phối hợp quản lý đầu tư nước ngoài giữa Trung ương và địa
phương và giữa các Bộ, ngành liên quan.
3.2.7. Nhóm giải pháp về xúc tiến đầu tư
- Nghiên cứu đề xuất chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa
quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng
điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản...

×