Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Ôn tập lý thuyết Vật lý HKI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (182.66 KB, 7 trang )

ÔN TẬP THI HK1
I.

TÓM TẮT LÝ THUYẾT :
1 Nhận biết ánh sáng:
• Ta nhận biết được ánh sáng khi có ánh sáng truyền vào mắt ta
• Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó vào mắt ta.
2 Nguồn sáng và vật sáng:
• Nguồn sáng là những vật tự nó phát ra ánh sáng
• Vật sáng bao gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó
• VD:
Vật sáng gồm :
(1) Nguồn sáng : Mặt trời, bóng đèn dây tóc đang sáng, ngọn lửa, kim loại khi bị đun nóng chảy, dung nham
núi lửa đang phun, đom đóm.
(2) Vât hắt lại ánh sáng : Mặt trăng, quyển vở để dưới ánh đèn, cây bút đặt ngoài trời, cây nến, cái bóng đèn
dây tóc khi đèn chưa bật, v.v…
1 Định luật truyền thẳng ánh sáng :
Trong môi trường trong suốt và đồng tính, ánh sáng truyền đi theo đường thẳng.
2 Tia sáng và chùm sáng :
• Tia sáng :
Đuờng truyền của ánh sáng được biểu diễn bằng đường thẳng có mũi tên chỉ hướng gọi là tia sáng
• Chùm sáng :
(1) Trong thực tế ta chỉ nhìn thấy môt chùm sáng gồm rất nhiều tia sáng hợp thành.
(2) Có 3 loại chùm sáng :
(Khi biểu vẽ một chùm sáng, ta chỉ vẽ hai tia sáng ngoài cùng)
 Chùm sáng song song: gồm các tia sáng không giao nhau trên đường truyền của chúng
 Chùm sáng hội tụ gồm các tia sáng giao nhau trên đường truyền của chúng
 Chùm sáng phân kì gồm các tia sáng loe rộng ra trên đường truyền của chúng.
1 Bóng tối và bóng nửa tối:
• Bóng tối :
Trên màn chắn đặt phía sau vật cản có một vùng không nhận được ánh sáng


từ NGUỒN SÁNG truyền tới gọi là bóng tối.
• Bóng nửa tối :
Trên màn chắn đặt phía sau vât cản có vùng chỉ nhận được ánh sáng từ
MÔT PHẦN CỦA NGUỒN SÁNG tới gọi là bóng nửa tối.
2 Nhât thực, nguyệt thực :
• Nhât thực :
Khi Mặt Trăng nằm trong khoảng giữa Mặt Trời và Trái Đất thì trên Trái Đất xuất
hiện bóng tối và bóng nửa tối. Đứng ở chỗ bóng tối, không nhìn thấy Mặt Trời, ta nói là có nhật thực toàn
phần. Đứng ở chỗ bóng nửa tối, nhìn thấy một phần Mặt Trời, ta nói có nhật thực một phần.
• Nguyệt thực :
Khi Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất không được Mặt Trời chiếu sáng nữa, lúc đó không nhìn thấy Mặt
Trăng. Ta nói có Nguyệt thực.
1 Định luật phản xạ ánh sáng:
• Hình vẽ ĐLPX ánh sáng
(1) SI : Tia tới
(2) IR:tia phản xạ
(3) IN : Đừơng pháp tuyến (vuông góc với gương ở điểm tới)


(4) SIN = i : là góc tới


(5) NIR = i ' : là góc phản xạ.


Phát biểu Định luật phản xạ ánh sáng:
 Tia phản xạ nằm trong cùng mặt phẳng chứa tia tới và đường pháp tuyến của gương ở điểm tới.
 Góc phản xạ bằng góc tới.



8

Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương phẳng:
• Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng, không hứng được trên màn chắn và lớn
bằng vật.
• Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương phẳng bằng khoảng cách từ
ảnh của điểm đó đến gương.
9 Giải thích sự tạo ảnh bởi gương phẳng :
Các tia sáng từ điểm sáng S tới gương phẳng cho tia phản xạ có đường
kéo dài qua ảnh ảo S’ .
10 Tính chất ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi :
• Ảnh của vật tạo bởi lương cầu lồi là ảnh ảo không hứng được trên bàn
chắn
• Ảnh nhỏ hơn vật.
11 Vùng nhìn quan sát qua gương cầu lồi :
Vùng quan sát của gương cầu lồi rộng hơn vùng quan sát của gương phẳng có cùng kích thước.
1 Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lõm :
khi vật đặt gần sát gương cầu lõm thì qua gương ta có được ảnh ảo lớn hơn vật.
2 Sự phản xạ trên gương cầu lõm :
• Gương cầu lõm có tác dụng biến đổi chùm tia tới song song thành một chùm tia phản xạ hội tụ tại môt điểm
trước gương.
• Gương cầu lõm có tác dụng biết đổi chùm tia tới phân kì THÍCH HỢP thành chùm tia phản xạ song song.
3 Nguồn âm :
• Các vật phát ra âm gọi là nguồn âm. Khi phát ra âm, các vật đều dao động.
4 Độ cao của âm :
• Tần số là số dao động trong 1 giây.
kí hiệu : f
Đơn vị : Héc (HZ)
• Khi vật dao động càng nhanh thì tần số dao động càng lớn và âm phát ra càng cao (bổng)
• Khi vật dao động càng chậm thì tần số dao động càng nhỏ và âm phát ra càng thấp (trầm)

• Tai người nghe được âm có tần số từ 20 Hz đến 20000 Hz
• Những âm có tần số dưới 20Hz gọi là hạ âm
• Những âm có tần số trên 20000 Hz gọi là siêu âm.
5 Độ to của âm :
• Biên độ dao động là độ lệch lớn nhất của vật dao động so với vị trí cân bằng của nó
• Dao động càng mạnh, biên độ dao động càng lớn và âm phát ra càng to.
• Dao động càng yếu, biên độ dao động càng nhỏ và âm phát ra càng nhỏ
• Đô mạnh yếu của âm được đo bằng đơn vị Dexiben (dB) . Ngưỡng đau có thể làm điếc tai : từ 120dB đến
130dB.
6 Môi trường truyền âm :
• Âm có thể truyền trong môi trường rắn, lỏng, khí
• Âm không thể truyền trong chân không.
• Chất rắn truyền âm tốt hơn chất lỏng và chất lỏng truyền âm tốt hơn chất khí.
7 Sự phản xâ âm :
• Âm truyền từ nguồn âm đến tai gọi là âm trực tiếp (âm phát ra)
• Âm dội lại khi gặp một mặt chắn gọi là âm phản xạ


Âm phản xạ đến tai sau âm trực tiếp ít nhất 1/15 giây gọi là tiếng vang (thời gian t ≥




Vật phản xạ âm tốt là những vật cứng, có bề mặt nhẵn
Vật phản xạ âm kém là những vật mềm xốp, có bề mặt gồ ghề.

1
s )
15



ỦY BAN NHÂN DÂN QUẬN 3

KIỂM TRA HỌC KỲ I

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 2014 - 2015

--------------------------

MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7

ĐỀ CHÍNH THỨC

Thời gian làm bài : 45 phút

( Đề có 01 trang )

( không kể thời gian phát đề )

Câu 1: ( 2 điểm )
a. Thế nào là bóng tối, bóng nửa tối?
b. Thế nào là hiện tượng nguyệt thực? Hiện tượng này xảy ra khi Mặt trời, Mặt trăng và Trái đất ở những vị trí nào so

với nhau?
Khi có nguyệt thực xảy ra, những vị trí nào trên trái đất có thể quan sát được hiện tượng này.
Câu 2: ( 2 điểm )
a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b. Cho gương phẳng đặt thẳng đứng như hình vẽ. Hãy vẽ một tia sáng đến gương

góc tới bằng 300. Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ tia phản xạ tương ứng.
hình vào giấy làm bài)

phẳng
với
(học sinh vẽ

Câu 3: ( 2 điểm )
a. Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số?
b. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào?
c. Đàn Guitar có 6 dây đàn khác nhau. Khi gảy các dây đàn, tần số âm do mỗi dây đàn phát ra theo đơn vị Hz và thứ

tự dây từ dày đến mỏng như sau :
Dây 1 (dây trên cùng) : Tần số là 82,4 Hz
Dây 2
: Tần số là 110 Hz
Dây 3
: Tần số là 147 Hz
Dây 4
: Tần số là 196 Hz
Dây 5
: Tần số là 247 Hz
Dây 6 ( dây dưới cùng) : Tần số là 330 Hz
Theo em, khi gảy các dây đàn này thì dây nào phát ra
dây nào phát ra âm bổng nhất?

âm trầm nhất và

Câu 4: ( 2 điểm )
Khi trời mưa có xảy ra hiện tượng sấm sét. Một người quan sát thấy một tia chớp rất sáng ở phía xa và khoảng 3

giây sau thì người ấy mới nghe được tiếng nổ.
a. Tại sao người ấy lại thấy tia chớp trước khi nghe được tiếng nổ?
b. Nơi xảy ra hiện trường sấm sét cách nơi người quan sát bao xa. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340
m/s.
Câu 5: ( 2 điểm )
a. Thế nào là tiếng vang?
b. Một người, đứng cách một bước tường khoảng 10 mét và la thật to. Theo em thì người đó có thể nghe được tiếng
vang không? Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
HẾT


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KỲ I

--------------------------

NĂM HỌC 2015 - 2016

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7

( Đề có 01 trang )

Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )

Câu 1: ( 2 điểm )
d. Tia sáng được biểu diễn như thế nào?

e. Thế nào là chùm sáng song song, hội tụ, phân kì. Vẽ hình minh họa cho từng loại chùm sáng.

Câu 2: ( 2 điểm )
a. Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
b. Vẽ hình minh họa và chú thích đầy đủ cho định luật phản xạ ánh sáng. Biết góc tới bằng 60 0.
Câu 3: ( 2 điểm )
f. Tần số dao động là gì? Đơn vị của tần số?
g. Độ cao của âm phụ thuộc vào tần số dao động như thế nào?
h. Đàn Guitar có 6 dây đàn khác nhau. Khi gảy các dây đàn, tần số âm do mỗi dây đàn phát ra là khác nhau. Hình

dưới mô tả dao động của dây số 6 trong 0,05 giây. Tính Tần số dao động của dây đàn số 6.

Câu 4: ( 2 điểm )
Trong một lần đứng xem bắn pháo hoa ở một nơi khá xa vị trí bắn. Một bạn học sinh nhận xét thấy: Sau khi nhìn thấy
pháo hoa nổ trên trời 4 giây thì nghe được tiếng nổ.
c. Tại sao người ấy lại thấy phóa hoa nổ trước khi nghe được tiếng nổ?
d. Nơi bắn pháo hoa cách nơi người quan sát bao xa. Biết vận tốc truyền âm trong không khí là 340 m/s.
Câu 5: ( 2 điểm )
Một vật sáng AB cao 1,5m dựng thẳng đứng trên mặt sàn nhà nằm ngang trước một gương phẳng song song với vật
sáng AB. Biết vật sáng AB cách gương 1m.


a. Dùng hình vẽ với tỉ lệ 1cm ứng với 0,5m. Hãy vẽ ảnh A’B’ của vật sáng AB.
b. Tính khoảng cách từ Ảnh A’B’ đến AB.

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

KIỂM TRA HỌC KỲ I

--------------------------


NĂM HỌC 2016 - 2017

ĐỀ CHÍNH THỨC

MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7

( Đề có 01 trang )

Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )

Câu 2
a.
b.
c.
Câu 3
a.
b.

Câu 4
a.
b.

: ( 2 điểm )
Bóng tối là gì? Bóng nửa tối là gì?
Hình bên là vị trí của một nguồn sáng nhỏ S, một miếng bìa AB và một tấm màn
Em hãy vẽ lại hình vào giấy làm bài và dùng hình vẽ để xác định vị trí bóng tối
tấm màn.
Di chuyển miếng bìa AB dọc theo SO và lại gần tấm màn hơn thì diện tích bóng

tăng hay giảm? Vẽ hình minh họa. (AB vẫn vuông góc SO)
: ( 3 điểm )
Phát biểu định luật phản xạ ánh sáng.
Cho gương phằng nằm ngang, mặt phản xạ hướng lên trên và một điểm sáng
Học sinh vẽ lại hình vào giấy làm bài và thực hiện các yêu cầu sau :
a) Từ S vẽ hai tia sáng SI, SK đến gương (I và K nằm trên mặt gương)
b) Dùng định luật phản xạ ánh sáng, vẽ hai tia phản xạ IR và KP tương ứng.
c) Từ hai tia phản xạ IR và KP. Em hãy xác định vị trí ảnh S’ của điểm sáng
: ( 2 điểm )
Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động của nguồn âm có liên hệ như thế
to của âm phát ra?
Hình dưới mô tả dao động của 2 nguồn âm trong thời gian là 0,05 giây.
 Vật nào phát ra âm cao hơn? Tại sao?
 Vật nào phát ra âm to hơn? Tại sao?





MN.
trên
tối

S.

S.
nào với độ


Câu 5

a.
b.

c.
Câu 6
a.
b.

: ( 2 điểm )
Những môi trường nào có thể truyền được âm? Ở đâu thì âm không thể truyền đi được?
Một người gõ mạnh đầu búa xuống một đường ray xe lửa tại điểm A và làm cho âm truyền đến điểm B cách đó 1,2km. Tính
thời gian truyền âm từ A đến B trong hai trường hợp :
a) Âm truyền trong đường ray. Vận tốc truyền âm trong đường ray vào khoảng 6000m/s
b) Âm truyền trong không khí. Vận tốc truyền âm trong không khí vào khoảng 340m/s
Người ở B áp tai xuống ray thì nghe hai lần âm này cách nhau bao nhiêu lâu?
: (1 điểm)
Một người đứng trong một căn phòng và cách các bức tường khoảng 17m. Nếu người này la to trong phòng thì người ấy có
nghe được tiếng vang không? Tại sao?
Thực tế căn phòng mà người ấy đang đứng là phòng hòa nhạc và người ấy không nghe được tiếng vang khi la to. Em hãy
giải thích tại sao?


KIỂM TRA HỌC KỲ I
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NĂM HỌC 20… - 20…

--------------------------

MÔN: VẬT LÝ – KHỐI 7


ĐỀ THAM KHẢO 1

Thời gian làm bài : 45 phút
( không kể thời gian phát đề )

Câu 7 : ( 2 điểm )
a. Vật sáng có mấy loại? Cho ví dụ.
b. Bóng tối là gì? Bóng nữa tối là gì? Để tạo được bóng nửa tối trên màn
thì
cần phải có điều kiện gì với nguồn sáng?
c. Cho nguồn sáng nhỏ S là một bóng đèn được gắn trên một cột đèn. Một
người đang đứng trên sân cách cột đèn như hình vẽ. Em hãy vẽ lại hình
vào
giấy làm bài và xác định bóng tối của người được tạo ra trên mặt sân.
Câu 8 : ( 3 điểm )
a. So sánh ảnh của vật tạo bởi gương phẳng và gương cầu lồi.
b. Cho gương phằng nằm ngang, mặt phản xạ hướng lên trên và một điểm sáng
S.
Em hãy vẽ lại hình vào giấy làm bài và vẽ ảnh S’ của S bằng hai cách :
a) Dùng định luật phản xạ ánh sáng.
b) Dùng tính chất ảnh.
c. Ảnh được vẽ bởi hai cách trên có trùng nhau không?
Câu 9 : ( 2 điểm )
a. Tần số dao động là gì? Tần số dao động có liên hệ như thế nào với độ cao của âm phát ra?
b. Biên độ dao động là gì? Biên độ dao động có liên hệ gì với độ to của âm?
c. Vật A thực hiện 500 dao động trong 10 giây, biên độ dao dao động của vật A là 0,5cm. Vật B thực hiện số dao
động gấp đôi vật A và cũng trong 10 giây, biên độ dao động của vật B là 0,3cm.
a) Theo em, vật nào phát ra âm trầm hơn?
b) Theo em, vật nào phát ra âm to hơn?

c) Tai người nghe được âm nào trong hai âm trên?
Câu 10 : ( 2 điểm )
a. Thế nào là vật phản xạ âm tốt, phản xạ âm kém? Cho ví dụ.
b. Tại sao trong một phòng hội trường khá rộng nhưng nếu có rất nhiều học sinh trong phòng thì hầu như không có
tiếng vang khi ai đó trong phòng la to.
c. Một người đậu xe máy ở trước nhà hát thành phố và bóp còi thì người ây nhận thấy rằng mình nghe được 3 tiếng
còi. Em hãy giải thích tại sao? Tính khoảng cách từ vị trí người đến các vật chắn đã phản xạ lại tiếng còi xe của
người ấy. Biết rằng mỗi âm nghe cách nhau 0,5 giây.
Câu 11 : (1 điểm)
a. Cho ví dụ sự truyền âm trong các môi trường.
b. Một người đứng xem bắn pháo hoa thì thấy rằng. Kể từ khi thấy 1 đợt pháo phát sáng trên không thì sau 3 giấy
mới nghe được tiếng nổ. Chỗ người ấy đứng xem pháo hoa cách nơi bắng phao hoa bao xa?



×