Tải bản đầy đủ (.pdf) (204 trang)

Xây dựng đời sống văn hóa ở xã trường yên, huyện hoa lư, tỉnh ninh bình

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (6.5 MB, 204 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN THỊ YẾN

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ
TRƯỜNG YÊN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ VĂN HÓA
Khóa 5 (2016 - 2018)

Hà Nội, 2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM NGHỆ THUẬT TRUNG ƯƠNG

NGUYỄN THỊ YẾN

XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ
TRƯỜNG YÊN, HUYỆN HOA LƯ, TỈNH NINH BÌNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
Chuyên ngành: Quản lý văn hóa
Mã số: 8319042

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo

Hà Nội, 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi, dưới sự hướng
dẫn khoa học của PGS.TS. Nguyễn Thị Phương Thảo. Các số liệu, kết quả
nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bất cứ
công trình nào khác. Những chỗ sử dụng kết quả nghiên cứu của người
khác, tôi đều trích dẫn rõ ràng. Tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn với
nghiên cứu của mình
Hà Nội, ngày 16 tháng 6 năm 2018
Tác giả

Nguyễn Thị Yến


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BVHTT

: Bộ Văn hóa Thông tin

BVHTTDL

: Bộ Văn hóa thể thao và Du lịch

CCB

: Cựu chiến binh

CLB

: Câu lạc bộ


ĐSVH

: Đời sống văn hóa

HĐND

: Hội đồng nhân dân

Nxb

: Nhà xuất bản

TDTT

: Thể dục thể thao

TDĐKXDĐSVH : Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa
tr.

: trang

UBMTTQ

: Ủy ban mặt trận tổ quốc

UBND

: Ủy ban nhân dân



MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
Chương 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG VỀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA VÀ XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ TRƯỜNG
YÊN ............................................................................................................. 10
1.1. Những khái niệm cơ bản ...................................................................... 10
1.1.1. Đời sống văn hóa .............................................................................. 10
1.1.2. Xây dựng đời sống văn hóa.............................................................. 12
1.1.3. Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở .................................................... 14
1.2. Nội dung cơ bản của công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ........ 16
1.3. Văn bản pháp lý về xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ....................... 19
1.3.1. Văn bản của Trung ương .................................................................. 19
1.3.2. Văn bản của địa phương.................................................................... 21
1.4. Khái quát về xây dựng đời sống văn hóa ở xã Trường Yên .............. 24
1.4.1. Đặc điểm chung ................................................................................ 24
1.4.2. Tiến trình xây dựng đời sống văn hóa ở xã .................................. 28
1.5. Vai trò của xây dựng đời sống văn hóa ở xã Trường Yên đối với cư
dân địa phương. .......................................................................................... 31
1.5.1. Ổn định chính trị - xã hội ................................................................. 31
1.5.2. Thúc đẩy sự tăng trưởng kinh tế ...................................................... 32
1.5.3. Xây dựng con người và môi trường văn hóa ................................... 33
Tiểu kết ....................................................................................................... 35
Chương 2: THỰC TRẠNG XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ
TRƯỜNG YÊN .......................................................................................... 37
2.1. Chủ thể quản lý .................................................................................... 37
2.1.1. Phòng Văn hóa và Thông tin............................................................. 37
2.1.2. Ban chỉ đạo toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa và các
lực lượng tham gia ...................................................................................... 38
2.1.3. Sự phối hợp của cộng đồng dân cư ................................................... 42

2.1.4. Cơ chế phối hợp ................................................................................ 45


2.2. Những hoạt động quản lý xây dựng đời sống văn hóa ....................... 46
2.2.1. Ban hành và triển khai các văn bản quản lý .................................... 46
2.2.2. Xây dựng nếp sống văn hóa ............................................................. 49
2.2.3. Các phong trào văn hóa ..................................................................... 55
2.2.4. Xây dựng, nâng cao chất lượng các thiết chế văn hóa ................................. 66
2.2.5. Công tác bảo tồn và phát huy các giá trị di sản văn hóa ................. 76
2.2.6. Thanh tra, kiểm tra và thi đua khen thưởng ...................................... 80
2.3. Đánh giá chung .................................................................................... 84
2.3.1. Thành tựu .......................................................................................... 84
2.3.2. Hạn chế.............................................................................................. 85
2.3.3. Nguyên nhân ..................................................................................... 86
Tiểu kết ........................................................................................................ 88
Chương 3: GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ XÂY DỰNG ĐỜI
SỐNG VĂN HÓA Ở XÃ TRƯỜNG YÊN .................................................... 89
3.1. Những yếu tố tác động đến công tác xây dựng đời sống văn hóa ở
xã Trường Yên ............................................................................................ 89
3.1.1. Tích cực ............................................................................................. 89
3.1.2. Tiêu cực ............................................................................................. 92
3.2. Nhóm giải pháp nhằm nâng cao công tác quản lý xây dựng đời sống
văn hóa ở xã Trường Yên............................................................................ 93
3.2.1. Nhóm giải pháp đối với chủ thể quản lý ........................................... 94
3.2.2. Nhóm giải pháp về nội dung hoạt động quản lý xây dựng đời sống
văn hóa ........................................................................................................ 98
Tiểu kết ...................................................................................................... 111
KẾT LUẬN ............................................................................................... 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................... 116
PHỤ LỤC .................................................................................................. 121



1
MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Văn hóa do con người tạo ra, có vai trò vô cùng quan trọng đối với
sự phát kinh tế, chính trị đất nước, là môi trường đảm bảo đời sống vật
chất và tinh thần của con người được coi là động lực của sự tiến bộ xã hội.
Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII đã khẳng định “Văn hóa là nền
tảng tinh thần của xã hội, vừa là mục tiêu, vừa là động lực thúc đẩy sự
phát triển kinh tế - xã hội” [20, tr.55].
Văn hóa được coi là một nhân tố quan trọng quyết định tính bền
vững của quốc gia, dân tộc nhất là trong bối cảnh thời kỳ đổi mới toàn cầu
hóa và hội nhập công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Đảng ta đã
khẳng định nền văn hóa mà chúng ta xây dựng là nền văn hóa tiên tiến,
đậm đà bản sắc dân tộc. Văn kiện Đại hội X đã nhấn mạnh: “Tiếp tục phát
triển sâu rộng và nâng cao chất lượng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản
sắc dân tộc, gắn kết chặt chẽ và đồng bộ hơn với phát triển kinh tế - xã
hội, làm cho văn hóa thấm sâu vào mọi lĩnh vực của đời sống xã hội” [23,
tr.33]. Xây dựng đời sống văn hoá là một trong những nhiệm vụ trọng tâm
của ngành Văn hóa, Thể thao và Du lịch nhằm đáp ứng được nguyện vọng
của nhân dân, làm cho văn hóa thấm sâu vào mỗi gia đình, cộng đồng dân
cư, tạo nên sự chuyển biến sâu sắc và trở thành thước đo giá trị về chất
lượng cuộc sống, về sự phát triển nhân cách con người, về nét đẹp trong
mỗi gia đình, dòng họ và cộng đồng dân cư; góp phần xây dựng môi
trường văn hóa lành mạnh, ổn định, tạo đà cho sự gia tăng phát triển kinh
tế ở mỗi địa phương.
Xuất phát từ quan điểm đó trong những năm qua, đặc biệt là giai
đoạn 2011 - 2016 xã Trường Yên đăng ký phấn đấu về đích nông thôn
mới trong đó công tác xây dựng đời sống văn hoá được cấp uỷ Đảng,

chính quyền, các đoàn thể và nhân dân trong xã đặc biệt quan tâm chú


2
trọng tạo nên sự chuyển biến trong ý thức, thu hút đông đảo các tầng lớp
nhân dân tham gia. Đời sống văn hoá ở xã được nâng lên tác động đến
nhiều mặt của đời sống xã hội: góp phần phát huy dân chủ ở cơ sở; an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững; tạo ra động lực thúc
đẩy kinh tế phát triển, góp phần xoá đói giảm nghèo; nâng cao đời sống
vật chất và tinh thần của nhân dân trong xã.
Bên cạnh những kết quả đạt được vẫn còn những khó khăn như tác
động của mặt trái nền kinh tế thị trường nhất là khi du lịch ở Trường Yên
rất phát triển đã trực tiếp ảnh hưởng đến đời sống của nhân dân, tiếp nhận
văn hóa đa chiều, các loại tệ nạn xã hội, sự biển đổi văn hóa gia đình, nếp
sống thay đổi, nhận thức của một số người dân nhất là lớp trẻ về xây dựng
đời sống văn hóa, bảo vệ giá trị nhân văn, thuần phong mỹ tục của địa
phương chưa cao, các quy định quản lý di sản được ban hành gần đây việc
thực thi ở xã còn gặp rất nhiều khó khăn đã tác động không nhỏ đến việc
thực hiện xây dựng đời sống văn hóa của xã trong tình hình hiện nay.
Nhận thức được tầm quan trọng, tính cấp thiết trên trong việc xây
dựng đời sống văn hóa hiện nay ở xã, trên cương vị công tác là phó chủ
tịch UBND xã phụ trách văn hóa xã hội tác giả chọn đề tài “Xây dựng đời
sống văn hóa ở xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình” làm đề
tài luận văn thạc sĩ chuyên ngành quản lý văn hóa.
2. Lịch sử nghiên cứu
Xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là một trong những chủ trương
lớn của Đảng và Nhà nước ta. Chủ trương này là một giải pháp nêu trong
Nghị quyết TW 5 (khóa VIII) đó là phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, nó tác động trực tiếp đến các tầng lớp nhân
dân, nhất là người dân lao động, mang lại cuộc sống ấm no hạnh phúc

gắn kết tạo nên khối đoàn kết toàn dân tộc xây dựng Nhà nước xã hội
chủ nghĩa giàu đẹp, văn minh.


3
2.1. Nhóm những công trình nghiên cứu lý luận chung về văn hóa và
xây dựng đời sống văn hóa
Vấn đề xây dựng đời sống văn hóa ở cơ sở đã được rất nhiều nhà
khoa học quan tâm, đi sâu khảo sát nghiên cứu như:
Nguyễn Chí Bền (2010), Văn hóa Việt Nam trong bối cảnh hội
nhập kinh tế quốc tế, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [4]. Cuốn sách đã
đề cập đến hiện trạng, những tác động của quá trình hội nhập kinh tế quốc
tế đối với các thành tố của nền văn hóa Việt Nam trong bối cảnh mới.
Trần Văn Bính (chủ biên) (2000), Lý luận và đường lối văn hóa văn
nghệ của Đảng, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội [5]. Cuốn sách khẳng định
văn hóa là lĩnh vực thuộc đời sống tinh thần của xã hội, với những quy định
chung và đều hướng tới những chuẩn mực cụ thể, đi sâu nghiên cứu đường
lối chính sách văn hóa của Đảng, Nhà nước và những biện pháp nhằm xây
dựng vá phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc.
Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Thành tựu xây dựng và phát
triển văn hóa Việt Nam 25 năm đổi mới (1986 - 2010), Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội [26]. Cuốn sách này là tập hợp bài viết của các chuyên
gia văn hóa đánh giá thực trạng văn hóa Việt Nam qua 25 năm đổi mới,
chỉ ra những kết quả đạt được, tồn tại, hạn chế, đề xuất các giải pháp cơ
bản để xây dựng, phát triển Văn hóa Việt Nam trong những năm tiếp theo.
Phạm Duy Đức (chủ biên) (2010), Phát triển văn hóa Việt Nam giai
đoạn 2011 - 2020 xu hướng và giải pháp, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội
[27]. Cuốn sách nêu lên những vấn đề về phương pháp luận nghiên cứu,
đánh giá khái quát những thành tựu nổi bật của văn hóa Việt Nam trong
25 năm đổi mới, dự báo các xu thế phát triển của nền văn hóa Việt Nam

giai đoạn 2011 - 2020, đề xuất các giải pháp xây dựng và phát triển nền
văn hóa Việt Nam trong thời kỳ CNH - HĐH và hội nhập Quốc tế.


4
Quản lý văn hóa Việt Nam trong tiến trình đổi mới và hội nhập
Quốc tế, Phan Hồng Giang - Bùi Hoài Sơn (đồng chủ biên) (2014), Nxb
Chính trị Quốc gia Hà Nội [28]. Cuốn sách giới thiệu những quan điểm về
quản lý văn hóa trong bối cảnh đổi mới ở đất nước ta và hội nhập quốc tế,
những kinh nghiệm quản lý văn hóa của một số quốc gia trên thế giới,
đánh giá thực trạng quản lý văn hóa ở Việt Nam từ năm 1986.
Đinh Xuân Dũng (2015), Mấy vấn đề Việt Nam hiện nay - thực tiễn
và lý luận, Nxb Lao động, Hà Nội [19]. Sách tập hợp các tiểu luận, chuyên
đề, bài viết của tác giả được tuyển chọn từ năm 2012, đề cập những vấn đề
và một số nét về thực trạng và công tác nghiên cứu lý luận văn hóa Việt
Nam hiện nay, mối quan hệ giữ văn hóa và đời sống văn hóa tinh thần với
sự phát triển bền vững trong xã hội hiện đại; một số giải pháp trong công
tác vận động, thuyết phục của công tác tư tưởng với văn nghệ sĩ, tri thức;
giải đáp các khái niệm “Tự diễn biến”, “Tự chuyển hóa” về tư tưởng trong
đấu tranh tư tưởng; xác định các giá trị đặc trưng của con người Việt Nam
đương đại. Đồng thời, tác giả đã bước đ gia các hoạt động xây dựng đời
sống văn hóa ở khu dân cư;


182
c) Không vi phạm các quy định về thực hiện nếp sống văn minh
trong việc cưới, việc tang và lễ hội; không sử dụng và lưu hành văn hóa
phẩm độc hại; không mắc các tệ nạn xã hội; tham gia tích cực bài trừ tệ nạn
xã hội và phòng chống các loại tội phạm;
d) Tham gia thực hiện đầy đủ các phong trào thi đua; các sinh hoạt,

hội họp ở cộng đồng.
2. Gia đình hòa thuận, hạnh phúc, tiến bộ, tương trợ giúp đỡ mọi
người trong cộng đồng:
a) Vợ chồng bình đẳng, thương yêu giúp đỡ nhau tiến bộ. Không có
bạo lực gia đình dưới mọi hình thức; thực hiện bình đẳng giới; vợ chồng
thực hiện sinh con đúng quy định, cùng có trách nhiệm nuôi con khỏe, dạy
con ngoan;
b) Gia đình nề nếp; ông, bà, cha mẹ gương mẫu; con cháu thảo hiền;
giữ gìn các giá trị văn hóa gia đình truyền thống, tiếp thu có chọn lọc các
giá trị văn hóa mới về gia đình;
c) Giữ gìn vệ sinh phòng bệnh; nhà ở ngăn nắp; khuôn viên xanh sạch - đẹp; sử dụng nước sạch, nhà tắm và hố xí hợp vệ sinh; các thành
viên trong gia đình có nếp sống lành mạnh, thường xuyên luyện tập thể dục
thể thao;
d) Tích cực tham gia chương trình xóa đói giảm nghèo; đoàn kết
tương trợ xóm giềng, giúp đỡ đồng bào hoạn nạn; hưởng ứng phong trào
đền ơn đáp nghĩa, cuộc vận động “Ngày vì người nghèo” và các hoạt động
nhân đạo khác ở cộng đồng.
3. Tổ chức lao động, sản xuất, kinh doanh, công tác, học tập đạt
năng suất, chất lượng, hiệu quả:
a) Trẻ em trong độ tuổi đi học đều được đến trường, chăm ngoan,
hiếu học; người lớn trong độ tuổi lao động có việc làm thường xuyên, thu
nhập ổn định, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao;


183
b) Có kế hoạch phát triển kinh tế gia đình, chủ động “Xóa đói giảm
nghèo”, năng động làm giầu chính đáng;
c) Kinh tế gia đình ổn định, thực hành tiết kiệm; đời sống vật chất,
văn hóa tinh thần của các thành viên trong gia đình ngày càng nâng cao.
* Phát huy vai trò của Ban công tác Mặt trận ở các thôn (xóm) trong

việc tuyên truyền, vận động, bình xét, lập danh sách các hộ gia đình đủ tiêu
chuẩn đề nghị Chủ tịch UBND xã công nhận danh hiệu “Gia đình văn hóa”.
2.4. Xây dựng cơ quan đạt chuẩn văn hóa do Chủ tịch Liên đoàn
lao động tỉnh công nhận theo các tiêu chuẩn cơ bản sau:
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ;
- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa công sở;
- Gương mẫu chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách,
pháp luật của Nhà nước.
2.5. Xây dựng xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới, do Chủ tịch
UBND huyện công nhận đạt các tiêu chuẩn sau:
- Giúp nhau phát triển kinh tế;
- Nâng cao chất lượng gia đình văn hóa; thôn, làng văn hóa;
- Xây dựng thiết chế và phong trào văn hóa, thể thao;
- Xây dựng nếp sống văn minh, môi trường văn hóa nông thôn;
- Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, đường lối của Đảng, chính
sách pháp luật của Nhà nước và các quy định của địa phương.
2.6. Thực hiện cuộc vận động, phong trào và nội dung văn hóa
gắn với thực hiện các nhiệm vụ kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp
vụ:
- Lồng ghép thực hiện các cuộc vận động, phong trào hiện có; bổ
sung các nội dung văn hóa phù hợp với thực tiễn; gắn kết chặt chẽ văn hóa
với các lĩnh vực của đời sống xã hội, phát huy vai trò của các yếu tố văn
hóa và nhân tố con người trở thành nội sinh quan trọng của sự phát triển
kinh tế, xã hội và chuyên môn nghiệp vụ.


184
- Gắn với các cuộc vận động xã hội rộng lớn: “Ngày vì người
nghèo”; xây dựng nông thôn mới; thực hiện nếp sống văn minh trong việc
cưới, việc tang và lễ hội; phòng chống tệ nạn xã hội; xây dựng văn hóa giao

thông.
- Gắn thực hiện các nhiệm vụ của các ban ngành, đoàn thể với các
phong trào: “Học tập, lao động, sáng tạo trong cán bộ, công chức”; “Toàn
dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Nông dân sản xuất,
kinh doanh giỏi”; “Phụ nữ tích cực học tập, lao động, sáng tạo xây dựng gia
đình 5 không, 3 sạch”; “Cựu chiến binh gương mẫu”; “Tuổi trẻ Việt Nam
sống, chiến đấu, lao động và học tập theo gương Bác Hồ vĩ đại”; “Chăm
sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân”…
III. MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo; hiệu quả hoạt
động của Ban chỉ đạo
- Đưa mục tiêu thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng
đời sống văn hóa” vào nghị quyết của cấp ủy Đảng, kế hoạch của cấp chính
quyền để tập trung lãnh đạo, chỉ đạo;
- Kiện toàn về tổ chức, hoạt động và bảo đảm điều kiện cho Ban chỉ
đạo xã và Ban vận động ở khu dân cư hoạt động thường xuyên, hiệu quả;
chú trọng công tác giáo dục, quản lý cán bộ, công chức gương mẫu thực
hiện phong trào;
- Đổi mới nội dung, phương thức hoạt động của Ban chỉ đạo theo
hướng: Thiết thực, hiệu quả, sâu sát thực tiễn, có trọng tâm, trọng điểm;
giải quyết những khó khăn vướng mắc, bất cập đặt ra trong quá trình triển
khai phong trào;
- Phối hợp chặt chẽ giữa các thành viên Ban chỉ đạo; giữa Ban vận
động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư” với
Ban chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”
xã nhằm đảm bảo sự chỉ đạo tập trung, thống nhất của Ban chỉ đạo, gắn với
việc phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các thành viên Ban chỉ đạo.



185
2. Tăng mức hỗ trợ về ngân sách nhà nước
- Bảo đảm kinh phí hoạt động thường xuyên của Ban chỉ đạo phong
trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”; kinh phí khen
thưởng cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc thực hiện phong trào
theo quy định hiện hành;
- Ngân sách nhà nước xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao xã; hỗ trợ
một phần xây dựng nhà văn hóa, sân thể thao thôn theo Quyết định số
800/QĐ-TTg ngày 04 tháng 6 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ phê
duyệt chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn
2010- 2020.
3. Đẩy mạnh thực hiện xã hội hóa văn hóa
- Khuyến khích, tạo điều kiện cho các cá nhân, tổ chức, doanh
nghiệp đầu tư xây dựng các cơ sở xã hội hóa về lĩnh vực văn hóa, thể thao
và vui chơi giải trí ở địa phương theo quy định của pháp luật;
- Phát động rộng rãi các mô hình tổ chức, các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục thể thao phù hợp với điều kiện sinh hoạt và nhu cầu của
người dân ở khu dân cư;
- Vận động nhân dân tự nguyện đóng góp kinh phí để xây dựng các
thiết chế văn hóa thôn.
4. Đẩy mạnh công tác thi đua, khen thưởng
- Tổ chức tốt các hoạt động tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận
thức của người dân, cơ quan đơn vị về vai trò của văn hóa, trách nhiệm
thực hiện nhiệm vụ phát triển văn hóa gắn với phát động và tổ chức tốt
phong trào thi đua, tạo động lực thúc đẩy thực hiện phong trào “Toàn dân
đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ”; lôi cuốn, khuyến khích mọi cá nhân,
gia đình, cộng đồng, tập thể thực hiện phong trào;
- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng các điển hình tiên
tiến trên phương tiện thông tin đại chúng. Tổ chức tốt ngày hội đại đoàn kết



186
toàn dân tộc; kịp thời tuyên dương, khen thưởng các cá nhân, tập thể xuất
sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ” để
khích lệ phong trào ngày càng phát triển mạnh trong cộng đồng dân cư.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Ban chỉ đạo xã
Bộ phận thường trực giúp cho Ban chỉ đạo triển khai kế hoạch, biện
pháp và chương trình công tác cụ thể cho từng địa bàn dân cư. Tổng hợp
nắm bắt tình hình, tổ chức kiểm tra khảo sát, tổng kết, đề nghị cấp trên
khen thưởng đối với những tập thể, cá nhân có thành tích cao trong phong
trào. Chỉ đạo, hướng dẫn các thôn bình xét, đề nghị công nhận danh hiệu
gia đình văn hóa, thôn văn hóa.
2. Ban vận động thôn
Củng cố nâng cao hiệu quả hoạt động của Ban vận động hiện có;
Trưởng Ban công tác Mặt trận thôn làm trưởng Ban vận động, trực tiếp chủ
trì tổ chức triển khai; tuyên truyền, vận động nhân dân thực hiện cuộc vận
động;
Trưởng ban công tác Mặt trận chủ trì phối hợp với Trưởng thôn họp
khu dân cư, bình bầu gia đình văn hóa đề nghị Chủ tịch UBND xã công
nhận vào tháng 10 hàng năm;
3. Ủy ban Mặt trận tổ quốc xã
Làm tốt vai trò thường trực, chủ trì thực hiện cuộc vận động “Toàn
dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”; “Ngày vì người
nghèo” và các phong trào “Xóa đói giảm nghèo”; “Xây dựng quỹ vì người
nghèo”; “Quỹ đền ơn đáp nghĩa”; tham mưu giúp Ban chỉ đạo hướng dẫn
và đúc rút kinh nghiệm thực tiễn, trực tiếp theo dõi phong trào và chỉ đạo
phong trào;
Phối hợp với các tổ chức thành viên đẩy mạnh tuyên truyền vận động

đến từng người dân, hộ gia đình, khu dân cư và toàn xã hội về mục đích, ý
nghĩa, nội dung của cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư”; phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn


187
hóa ”; xây dựng nông thôn mới; khơi dậy tiềm năng, phát huy các nguồn lực
và vận động toàn dân tích cực tham gia thực hiện.
4. Cán bộ văn hóa thông tin xã.
Phối hợp với UB MTTQ xã tham mưu giúp Ban chỉ đạo tổ chức,
triển khai thực hiện cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống
văn hóa ở khu dân cư” trong giai đoạn mới;
Đẩy mạnh phong trào toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác
Hồ vĩ đại, đẩy mạnh cuộc vận động nâng cao chất lượng phong trào xây
dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, xây dựng nếp sống văn minh, môi
trường văn hóa và xây dựng hệ thống thiết chế văn hóa;
Thường xuyên phối hợp với các ban ngành đoàn thể tổ chức các hoạt
động tuyên truyền văn hóa, thể dục, thể thao vào các ngày lễ lớn vào các
dịp nghỉ hè để đảm bảo cho nhân dân và các em thiếu niên, nhi đồng được
vui chơi lành mạnh.
5. Ban chấp hành đoàn xã
Chịu trách nhiệm chỉ đạo, tổ chức phong trào xây dựng đời sống văn
hóa trong lực lượng thanh niên, nhất là trong việc cưới và các hoạt động
văn nghệ, thể thao, xây dựng các mô hình kinh tế, giúp nhau làm ăn vươn
lên trong cuộc sống.
6. Hội liên hiệp phụ nữ xã:
Chịu trách nhiệm tổ chức vận động chị em tham gia phong trào; trao
đổi kinh nghiệm tạo điều kiện cho chị em vay vốn cùng nhau làm ăn, phát
triển kinh tế và vận động các cặp vợ chồng trẻ không sinh con thứ 3, thực hiện
tốt công - dung - ngôn - hạnh.

7. Công an xã
Phối hợp chặt chẽ với các ban ngành đoàn thể, đẩy lùi các tệ nạn xã hội,
nạn trộm cắp, cờ bạc gây mất trật tự an ninh thôn, tạo nên môi trường văn hóa
lành mạnh.
8. Hội nông dân


188


189
PHỤ LỤC 7
MỘT SỐ HÌNH ẢNH PHẢN ÁNH XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG
VĂN HÓA Ở XÃ TRƯỜNG YÊN

Ảnh 7.1: Đồng chí Đinh Văn Điến - Chủ tịch ủy ban nhân dân tỉnh
Ninh Bình trao bằng công nhân xã đạt chuẩn nông thôn mới
(Nguồn: Tác giả chụp tháng 10 năm 2015)

Ảnh 7.2: Tặng bằng khen cho tập thể có thành tích trong phong trào
chung tay xây dựng xã đạt chuẩn nông thôn mới
(Nguồn: Tác giả chụp tháng 10 năm 2015)


190

Ảnh 7.3: Chương trình văn nghệ trào mừng xã đạt chuẩn nông thôn mới
(Nguồn: Tác giả chụp tháng 10 năm 2015)

Ảnh 7.4: Giao lưu văn nghệ chào mừng thành công đại hội Đảng bộ xã

lần thứ XXVII nhiệm kỳ 2015 - 2020, và kỷ niệm ngày thành lập đoàn
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2015)


191

Ảnh 7.5: Lễ rước nước Lễ hội Hoa Lư
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)

Ảnh 7.6: Lễ rước Kiệu lễ hội truyền thống đền Vực Vông
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)


192

Ảnh 7.7: Khánh thành nhà văn hóa thôn Chi Phong, xã Trường Yên
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)

Ảnh 7.8: Văn nghệ quần chúng mừng Đảng, mừng xuân
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)


193

Ảnh 7.9: Lễ ra mắt câu lạc bộ phụ nữ với dưỡng sinh
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)

Ảnh 7.10: Thi đấu bóng truyền
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)



194

Ảnh 7.11: Bế giảng lớp học nghề hướng dẫn du lịch
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)

Ảnh 7.12: Diễn đàn tự hào tôi là phụ nữ Việt Nam
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)


195

Ảnh 7.13: Buổi sinh hoạt câu lạc bộ Phụ nữ với văn hóa du lịch
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2016)

Ảnh 7.14: Lễ ra quân tổng dọn vệ sinh môi trường
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2017)


196

Ảnh 7.15: Đại hội thể dục thể thao xã Trường Yên lần thứ 5
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2017)

Ảnh 7.16: Câu lạc bộ dưỡng sinh thôn Đông Thành biểu diễn tại Đại hội
thể dục thể thao xã Trường Yên lần thứ 5
(Nguồn: Tác giả chụp năm 2017)



×